Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố liên quan tử vong ở bệnh nhân hạ natri máu tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Chợ Rẫy

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố liên quan tử vong ở bệnh nhân hạ natri máu tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Chợ Rẫy: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 79 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN HẠ NATRI MÁU TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Phan Thanh Toàn*, Trương Ngọc Hải** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hạ natri máu rất hay gặp trong thực hành lâm sàng, nhất là ở nhóm bệnh nhân (BỆNH NHÂN) hồi sức. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về tỉ lệ tử vong, các yếu tố liên quan tử vong của hạ natri máu trên nhóm BỆNH NHÂN hồi sức Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mắc, thời gian nằm hồi sức, thời gian thở máy và mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của BỆNH NHÂN hạ natri máu tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC). Xác định tỉ lệ tử vong và các yếu tố liên quan tử vong ở BỆNH NHÂN hạ natri máu tại khoa HSTC. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang ở các BỆNH NHÂN có natri máu < 130 mmol/L được theo dõi, điều trị tại khoa HSTC-Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố liên quan tử vong ở bệnh nhân hạ natri máu tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 79 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN HẠ NATRI MÁU TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Phan Thanh Toàn*, Trương Ngọc Hải** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hạ natri máu rất hay gặp trong thực hành lâm sàng, nhất là ở nhóm bệnh nhân (BỆNH NHÂN) hồi sức. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về tỉ lệ tử vong, các yếu tố liên quan tử vong của hạ natri máu trên nhóm BỆNH NHÂN hồi sức Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mắc, thời gian nằm hồi sức, thời gian thở máy và mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của BỆNH NHÂN hạ natri máu tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC). Xác định tỉ lệ tử vong và các yếu tố liên quan tử vong ở BỆNH NHÂN hạ natri máu tại khoa HSTC. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang ở các BỆNH NHÂN có natri máu < 130 mmol/L được theo dõi, điều trị tại khoa HSTC-Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 1/9/2016 đến ngày 31/1/2017. Kết quả và kết luận: Có 151 bệnh nhân với tuổi trung bình 59.6 ± 19.9, tỉ lệ nam/nữ 1,12/1, điểm GCS 10.2 ± 2.40, điểm APACHE II 23.25 ± 6.60, điểm SOFA 9.32 ± 3.94, tỉ lệ hạ natri máu chung là 24,04% (hạ natri máu lúc nhập hồi sức 9,39%), thời gian nằm hồi sức trung vị là 14 ngày, thời gian nằm hồi sức của hai nhóm hạ natri máu sau nhập hồi sức và tại thời điểm nhập hồi sức khác biệt có ý nghĩa thống kê (18 vs 6; p < 0,0001), thời gian thở máy trung vị là 8 ngày, thời gian thở máy của hai nhóm hạ natri máu sau nhập hồi sức và tại thời điểm nhập hồi sức khác biệt có ý nghĩa thống kê (13 vs 4; p < 0,0001). Tỉ lệ tử vong là 42,4%, tỉ lệ tử vong ở 2 nhóm hạ natri máu lúc nhập và sau nhập hôi sức không khác biệt (42,4% vs 42,4%; p = 0,998). Điểm APACHE II, điểm SOFA, nồng urea máu, nồng độ creatinine máu, nồng độ kali máu có liên quan đến tử vong. Từ khóa: Hạ natri máu, hạ natri máu lúc nhập hồi sức, hạ natri máu sau nhập hồi sức, thời gian nằm hồi sức, thời gian thở máy, yếu tố liên quan tử vong. ABSTRACT STUDY OF CLINICAL AND NONCLINICAL CHARACTERISTICS AND MORTALITY- ASSOCIATED FACTORS OF HYPONATREMIC PATIENTS IN THE INTENSIVE CARE UNIT OF CHO RAY HOSPITAL Phan Thanh Toan, Truong Ngoc Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 75 - 81 Background: Hyponatremia is very commonly found in clinical practice, especially in ICU patients. However, there are few hyponatremia studies of mortality rate or mortality-associated factors in ICU patients in Viet Nam. Objectives: To determine the frequency, length of ICU stage, length of mechanical ventilation, mortality rate, and mortality-associated factors and describe some clinical and nonclinical characters in ICU patients. * Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn ** Bộ môn Hồi Sức – Cấp cứu – Chống độc, Đại học Y Dược TP. HCM - BV Đa Khoa Quốc Tế Vinmec Central Park Tác giả liên lạc: BS.CKII. Phan Thanh Toàn ĐT: 0983310745 Email: thanhtoanhm@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 80 Methods and participants: Observational prospective study in patients with serum sodium concentration lower than 130 mmol/L treated in the ICU of Cho Ray hospital from Sep. 1, 2016 to Jan. 31, 2017. Results and conclusions: 151 hyponatremic patients enrolled. The mean age was 59.6 ± 19.9; male to female was 1.12/1, mean GCS 10.2 ± 2.40, mean APACHE II score 23.25 ± 6.60, mean SOFA score 9.32 ± 3.94. The frequency of hyponatremia on ICU patients was 24.04% (ICU admission hyponatremia 9.39% and ICU acquired hyponatremia 14.65%). The median length of ICU stage was 14 days (the median length of ICU stage of ICU acquired hyponatremia group was significantly longer than that of ICU admission hyponatremia group with p value < 0.0001). The median length of mechanical ventilation was 8 days (the median length of mechanical ventilation of ICU acquired hyponatremia group was significantly longer than that of ICU admission hyponatremia group with p value < 0.0001). The mortality was 42.4%, the mortality in both groups was not significantly different (42.4% vs 42.4%; p = 0.998). APACHE II score, SOFA score, serum urea and creatinine concentration, serum potassium concentration is associated to mortality. Keywords: Hyponatremia, ICU admission hyponatremia, ICU acquired hyponatremia, length of ICU stage, length of mechanical ventilation, mortality-associated factor. ĐẶT VẤN ĐỀ Hạ natri máu rất hay gặp trong thực hành lâm sàng hàng ngày nhất là ở nhóm BN hồi sức(10,12). Triệu chứng của hạ natri máu rất thay đổi, có thể từ buồn nôn, mệt mỏi nếu là hạ natri máu nhẹ cho đến lừ đừ, đau đầu, thay đổi tri giác, co giật hay hôn mê nếu hạ natri máu nặng. Hạ natri máu nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn tới phù não, hôn mê hoặc tử vong và làm tăng thêm chi phí điều trị. Tần suất hạ natri máu của BN nội trú cũng thay đổi theo thời gian nằm viện và đối tượng BN được khảo sát theo một số nghiên cứu. Tần suất hạ natri máu của BN hồi sức có thể lên đến 30-40%(12). Tỉ lệ mắc hạ natri máu lúc nhập viện là 13,4% và hạ natri máu trong lúc nằm viện là 12,6%(4). Một số nghiên cứu trước đây cho thấy hạ natri máu làm tăng số ngày nằm hồi sức, kéo dài thời gian thở máy trong hồi sức và tăng tỉ lệ tử vong(12,20). Do đó, việc phát hiện và điều trị đúng mức đối với hạ natri máu có thể giúp giảm tỉ lệ tử vong của BN, giảm số ngày nằm viện, và giảm chi phí điều trị. Thực tế trên lâm sàng vấn đề hạ natri máu không phải lúc nào cũng được đánh giá và quan tâm đúng mức, ngay cả tại Hoa Kỳ vẫn có những trường hơp hạ natri máu nặng bị bỏ qua(9). Tại Việt Nam, vấn đề hạ natri máu ở BN nội trú cũng được một số tác giả quan tâm(5,15). Trên đối tượng là BN hồi sức nội-ngoại khoa, các nghiên cứu khảo sát về hạ natri máu chưa nhiều, đặc biệt chưa có báo cáo xác định rõ mối tương quan giữa hạ natri máu và tử vong. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về hạ natri máu trên nhóm BN hồi sức, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố liên quan tử vong ở bệnh nhân hạ natri máu tại khoa Hồi sức tích cực-Bệnh viện Chợ Rẫy”. Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định tỉ lệ mắc, thời gian nằm hồi sức, thời gian thở máy và mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của BN hạ natri máu tại khoa HSTC. 2. Xác định tỉ lệ tử vong và các yếu tố liên quan tử vong ở BN hạ natri máu tại khoa HSTC. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các BN được theo dõi và điều trị tại khoa HSTC-Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 9/2016 đến tháng 1/2017. Tiêu chuẩn chọn bệnh BN ≥ 16 tuổi, nhập khoa HSTC lần đầu có Na+ máu < 130 mmol/L ở bất kỳ thời điểm nào trong thời gian điều trị tại khoa HSTC. Tiêu chuẩn loại trừ BN được chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo hay thẩm phân Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 81 phúc mạc định kỳ, BN có thai, BN ung thư giai đoạn cuối. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang với phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu tối thiểu là 87 BN. Phân tích số liệu: số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, thống kê mô tả và phân tích, giá trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. KẾT QUẢ Từ tháng 9/2016 đến tháng 1/2017, tại khoa HSTC-Bệnh viện Chợ Rẫy có 628 BN nhập vào, chúng tôi ghi nhận có 151 BN có nồng độ natri máu < 130 mmol/L thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ với 71/151 BN nữ (47%). - Nhóm > 64 tuổi chiếm ưu thế (46,4%) - Có 114/151 BN nhập vào là do tuyến trước chuyển, chiếm tỉ lệ ưu thế (75,5%), tỉ lệ tử vong khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phương thức nhập viện (P = 0,204, phép kiểm Chi bình phương). Bảng 1. Tuổi trung bình Giới tính Số ca Tuổi Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Nam 80 17 92 60.91 18.10 Nữ 71 16 91 58.17 21.91 Chung 151 16 92 59.62 19.96 - Đau bụng, khó thở, sốt là các lý do nhập viện chiếm phần lớn trong nhóm BN nghiên cứu với tỉ lệ lần lượt là 32,5%, 27,8%, 13,9%. BN nghiên cứu có thể tích dịch ngoại bào bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất với 55% và thể tích dịch ngoại bào tăng chiếm tỉ lệ 40,4%. Bảng 2. Các điểm trung bình SOFA, APACHE II, GCS Thang Số ca Điểm thấp nhất Điểm cao nhất Điểm trung bình Độ lệch chuẩn SOFA 151 1 19 9,32 3,942 APACHE II 151 5 38 23,25 6,606 GCS 151 4 15 10,20 2,408 Hầu hết (96,1%) BN nghiên cứu đều phải thở máy và thở máy trong 24 giờ đầu chiếm tỉ lệ lớn (57%), BN được dùng vận mạch cũng chiếm tỉ lệ cao (69,1%) và dùng vận mạch trong 24 giờ đầu chiếm 35,1%. Tỉ lệ hạ natri máu chung được ghi nhận là 24,04%. Bảng 3. Tần số và tỉ lệ hạ natri máu tại các thời điểm nghiên cứu Thời điểm Mức hạ natri máu < 130 mmol/L < 126 mmol/L Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Lúc nhập hồi sức 59 9,39% 24 3,82% Sau nhập hồi sức 92 14,65% 15 2,39% Giá trị hạ natri máu tại thời điểm đầu tiên phát hiện hạ của mẫu chung là 128 (125-129) mmol/L, giá trị hạ natri máu lúc nhập khoa HSTC là 127 (124-128) mmol/L, giá trị hạ natri máu sau nhập khoa HSTC: 128 (127-129) mmol/L. Kiểm định qua phép kiểm Mann-Whitney U, cho thấy giá trị trung vị thời gian nằm hồi sức giữa nhóm hạ natri máu tại thời điểm nhập và sau nhập khoa HSTC khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Thời gian thở máy của 2 nhóm hạ natri máu lúc nhập và sau nhập khoa HSTC khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001, phép kiểm Mann- Whitney U). Tỉ lệ tử vong là 42,4% Cách thức ra khỏi khoa HSTC không có mối liên quan với mức hạ natri máu (p = 0,326, phép kiểm Chi bình phương). Tỉ lệ tử vong ở hai nhóm hạ natri máu lúc nhập và sau nhập khoa HSTC không khác biệt (42,4% so với 42,4%, p = 0,998, phép kiểm Chi bình phương) Tỉ lệ tử vong không khác biệt giữa nhóm ≥ 65 tuổi và nhóm < 65 tuổi (47,1% so với 38,3%, p = 0,271, phép kiểm Chi bình phương). Tỉ lệ tử vong của nam và nữ không khác biệt ở nhóm BN ≥ 65 tuổi (56,8% so với 36,4%, p = 0,088, phép kiểm Chi bình phương). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 82 11.2% 23.2% 7.3% 51% 4.7% 2.6% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% ≤ 120 121-125 126-129 Mức hạ natri máu (mmol/L) T ỉ lệ ( % ) sau nhập hồi sức lúc nhập hồi sức Biểu đồ 1. Phân bố mức hạ natri máu chung trong nghiên cứu (ba mức: ≤ 120 mmol/L, 121-125 mmol/L, 126- 129 mmol/L) Bảng 4. Thời gian nằm hồi sức Nhóm Số ca Thời gian nằm hồi sức (ngày) Giá trị p (phép kiểm Mann-Whitney U) Trung vị Tứ phân vị Ngắn nhất – dài nhất Chung 151 14 6-28 2-101 Hạ natri máu lúc nhập khoa HSTC 59 6 4-17 2-101 <0,0001 Hạ natri máu sau nhập khoa HSTC 92 18 9,25-32 4-78 Bảng 5. Thời gian thở máy và thời điểm hạ natri máu Nhóm mẫu Số ca Thời gian thở máy (ngày) Giá trị p (Phép kiểm Man-Whitney U) Trung vị Tứ phân vị Ngắn nhất – dài nhất Mẫu nghiên cứu 151 8,0 3-19 0-73 Nhóm hạ natri máu lúc nhập khoa HSTC 59 4,0 2-8 0-37 <0.0001 Nhóm hạ natri máu sau nhập khoa HSTC 92 13,0 6-24 0-73 Bảng 6. Các yếu tố có liên quan đến tử vong Yếu tố OR 95% CI Giá trị P Giá trị cut-off; AUC Điểm APACHE II & tử vong 0,842 0,787 - 0,901 < 0,0001 24,5; 0,770 Điểm SOFA & tử vong 0,803 0,727 - 0,888 < 0,0001 8,5; 0,722 Nồng độ urea máu & tử vong 0,989 0,982 - 0,995 0,001 63; 0,666 Nồng độ creatinine máu & tử vong 0,710 0,540 - 0,933 0,014 1,83; 0,614 Nồng độ K + máu & tử vong 0,680 0,476 - 0,973 0,035 4,55; 0,595 BÀN LUẬN Tuổi trung bình của BN trong nghiên cứu chúng tôi là 59,6 (± 19,96). Các nghiên cứu khác trên BỆNH NHÂN hồi sức hoặc BN nội trú như của tác giả Rajesh Padhi(12), Shivaji Patil(14) Đặng Học Lâm(5) đều cho thấy tuổi trung bình của BN trên 58 tuổi. Trong 151 BN trong nghiên cứu của chúng tôi có 71 BN nữ (chiếm tỉ lệ 47%) và 80 BN nam (chiếm tỉ lệ 53%). Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ cũng gặp trong nhiều nghiên cứu khác(13). Điểm GCS trung bình của BN trong nghiên cứu là 10,2, giữa nhóm BN tử vong và nhóm sống sót có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với GCS trung bình của nhóm tử vong là 9,3 và nhóm sống sót là 10,9 (p < 0,0001), tuy nhiên chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa điểm GCS và mức độ hạ natri máu (p = 0,228). Nghiên cứu của Stelfox và cộng sự năm 2008 ghi nhận GCS trung bình của các nhóm BN hạ natri máu, tăng natri máu và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 83 natri máu bình thường lần lượt là 9,2; 8,1 và 9,6 và giữa điểm GCS trung bình thấp nhất của nhóm BN hạ natri máu và mức độ hạ natri máu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 (OR =1,06; 95% CI là 1,03 đến 1,08)(17). Điểm SOFA trung bình của BN trong nghiên cứu là 9,32, điểm SOFA trung bình của nhóm BN sống sót là 8,07 và của nhóm BN tử vong là 11,03 và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001. Nghiên cứu của Edson A. Nicolini và Cs trên nhóm BN ngoại khoa nhập hồi sức ghi nhận điểm SOFA trung bình của các nhóm BN như sau: nhóm mẫu chung 4,8±2,5, nhóm BN hạ natri máu 5,09±2,67, nhóm natri máu bình thường 4,63±2,4, nhóm tăng natri máu 7±3,5(11). Điểm APACHE II trung bình của BN trong nghiên cứu của chúng tôi là 23,25, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa điểm APACHE II trung bình của nhóm BN tử vong và nhóm sống sót với điểm trung bình lần lượt của nhóm BN sống sót và tử vong là 20,71 và 26,69 (p < 0,0001). Theo nghiên cứu của tác giả Stelfox và cộng sự, điểm APACHE II trung bình của BN hạ natri máu, BN natri máu bình thường và BN tăng natri máu lần lượt là 19,8 (7,9), 16,9 (7,5) và 21,8 (7,7)(17). Tỉ lệ hạ natri máu chung tại hồi sức: 24,04%. Tỉ lệ hạ natri máu chung trên nhóm BN nội trú cũng như trên BN hồi sức thay đổi theo các tác giả với các mức điểm cắt hạ natri máu khác nhau. Tỉ lệ này theo Rajesh Padhi là 34,3%(12), theo Bennani và Cs là 13,7%(1). Tỉ lệ hạ natri máu lúc nhập khoa HSTC: 9,4%. Tỉ lệ hạ natri máu lúc nhập khoa HSTC tương đối cao qua các nghiên cứu nước ngoài trên nhóm BN hồi sức với các điểm cắt hạ natri máu khác nhau. Theo Bennani tỉ lệ này là 13,7%(1), 17,7% theo Georg-Christian Funk và Cs(6), Kirsten Cumming và Cs ghi nhận tỉ lệ 13,4%(4). Như vậy tỉ lệ hạ natri máu lúc nhập khoa HSTC trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối thấp so với các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, nhưng do hầu hết các tác giả đều chọn điểm cắt natri máu < 135 hoặc <136 mmol/L, chỉ riêng nghiên cứu của tác giả Bennani và Cs là có điểm cắt natri máu ≤ 130 mmol/L và đương nhiên khi chọn điểm cắt lớn hơn thì tỉ lệ sẽ cao hơn nếu cùng đặc điểm dân số chọn mẫu, trong nước có nghiên cứu của tác giả Trần Công Tính(19) với dân số nghiên cứu là BN nội trú tổng quát và tỉ lệ hạ natri máu lúc nhập viện là 2,8%. Do vậy, chúng tôi nghĩ tỉ lệ hạ natri máu tại thời điểm nhập viện hay nhập hồi sức sẽ thay đổi tùy theo nghiên cứu chọn điểm cắt mức hạ natri máu nào và thể loại dân số nghiên cứu. Tỉ lệ hạ natri máu sau nhập khoa HSTC: 14,6%. Chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào tương đồng để đối chiếu về tỉ lệ hạ natri máu sau thời điểm nhập viện/hồi sức. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nêu ra tỉ lệ hạ natri máu sau thời điểm nhập viện/hồi sức của một số nghiên cứu nhằm so sánh một cách tương đối, giá trị này dao động trong khoảng từ 0,17%(3) đến 14,4%(7) với các mức cắt hạ natri máu khác nhau. Thời gian nằm hồi sức trung vị là 14 (6 – 28) ngày, thời gian nằm hồi sức ngắn nhất là 2 ngày và dài nhất là 101 ngày. Thời gian nằm viện cũng như thời gian nằm hồi sức của BN hạ natri máu đã được ghi nhận qua nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới với kết quả là thời gian nằm viện hay nằm hồi sức luôn dài hơn có ý nghĩa thống kê so với BN không có hạ natri máu như nghiên cứu của Mark A. Callahan và Cs (thời gian nằm viện trung vị: hạ natri máu trung bình đến nặng là 8 ngày, hạ natri máu nhẹ đến trung bình là 8 ngày, natri máu bình thường là 6 ngày ; p < 0,001)(2). Khi xem xét thời gian nằm hồi sức trung bình của BN hạ natri máu tại thời điểm nhập và sau nhập khoa HSTC, chúng tôi ghi nhận thời gian nằm hồi sức trung bình của nhóm BN hạ natri máu sau nhập khoa HSTC là 23,24 ngày dài hơn so với 12,37 ngày của nhóm BN hạ natri máu lúc nhập khoa HSTC, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Trước đây, trong nghiên cứu của Ewout và Cs, tác giả cũng ghi nhận kết quả tương tự (30,7 ngày so với 18,2 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 84 ngày, p = 0,01)(8) và Trần Công Tính cũng ghi nhận kết quả không khác (20 ngày so với 12,25 ngày, p < 0,0001)(19). Thời gian thở máy trung vị của nhóm BN hạ natri máu lúc nhập khoa HSTC là 4 (2 – 8) ngày và của nhóm hạ natri máu sau nhập khoa HSTC là 13 (6 – 24) ngày và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p < 0,0001). Chúng tôi không tìm được nghiên cứu nào tương đồng để so sánh, nhưng theo nhận định của chúng tôi thì kết quả này là phù hợp vì thời gian nằm hồi sức của BN hạ natri máu sau nhập khoa HSTC dài hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm BN hạ natri máu lúc nhập khoa HSTC và một trong những lý do chính của BN phải lưu lại hồi sức là vì BN còn phụ thuộc máy thở. Tác giả Rajesh Padhi ghi nhận thời gian thở máy trung bình của BN hạ natri máu dài hơn so với của BN có natri máu bình thường(12), Jayadave Shakher và cộng sự cũng ghi nhận hạ natri máu làm tăng số ngày thở máy(16). BN thuộc nhóm tử vong có 64/151 ca, chiếm tỉ lệ 42,4%. Tỉ lệ này nằm trong khoảng tỉ lệ tử vong của các nghiên cứu về tỉ lệ tử vong của BN hạ natri máu lớn tuổi trong quá khứ là 33% đến 86%(18). Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cho thấy dù natri máu chỉ hạ ở mức độ nhẹ thì vẫn làm tăng nguy cơ tử vong của BN. Nghiên cứu của Sushrut và Cs ghi nhận ở mức natri máu 130-134 mmol/L thì tỉ lệ tử vong là 4,8% so với 2,4% của nhóm BN natri máu bình thường (135-144 mmol/L; OR = 1,87)(20), Mark A. Callahan và Cs ghi nhận tỉ lệ tử vong của nhóm hạ natri máu trong khoảng 130-134 mmol/L là 10% so với 4% của nhóm natri máu bình thường(2), hay tác giả Whelan B. và Cs ghi nhận tỉ lệ tử vong ở nhóm hạ natri máu nhẹ từ 130-135 mmol/L là 15,14% so với 7,94% của nhóm natri máu bình thường(21). KẾT LUẬN Qua tiến hành nghiên cứu 151 BN hạ natri máu < 130 mmol/L trong tổng số 628 BN nhập khoa HSTC-Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi có những kết luận như sau: BN nghiên cứu có tuổi trung bình cao, nhóm tuổi > 64 tuổi chiếm ưu thế, nam nhiều hơn nữ. Mức độ bệnh nặng thể hiện qua điểm APACHE II trung bình và điểm SOFA trung bình cao. Tỉ lệ thở máy và dùng vận mạch cao. Phần lớn BN có mức độ hạ natri máu trung bình. Tỉ lệ hạ natri máu chung tại khoa HSTC là 24,04% (lúc nhập hồi sức ít hơn sau nhập hồi sức). Thời gian nằm hồi sức trung bình của mẫu chung là 20 ± 16,9 ngày (nhóm hạ natri máu sau nhập khoa HSTC dài hơn so với nhóm hạ natri máu tại thời điểm nhập khoa HSTC). Thời gian thở máy trung vị của nhóm mẫu chung là 8 (3 – 19) ngày (nhóm hạ natri máu sau nhập khoa HSTC dài hơn so với nhóm hạ natri máu tại thời điểm nhập khoa HSTC). Tỉ lệ tử vong tương đối cao (42,4%). Một số yếu tố liên quan tử vong được ghi nhận: điểm APACHE II, điểm SOFA, nồng độ urea máu, nồng độ creatinine máu, nồng độ kali máu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bennani SL, Abouqal R, Zeggwagh AA, Madani N, Abidi K, Zekraoui A, et al. (2003), "Incidence, causes and prognostic factors of hyponatremia in intensive care", Rev Med Interne, 24(4), 224-229. 2. Callahan MA, Do HT, Caplan DW, Yoon-Flannery K (2009), "Economic impact of hyponatremia in hospitalized patients: a retrospective cohort study", Postgraduate Medicine, 121(2), 186- 191. 3. Clayton JA, Le Jeune IR, Hall IP (2006), "Severe hyponatraemia in medical in-patients: aetiology, assessment and outcome", QJM, 99(8), 505-511. 4. Cumming K, Hoyle GE, Hutchison JD, Soiza RL (2014), "Prevalence, Incidence and Etiology of Hyponatremia in Elderly Patients with Fragility Fractures", PLoS ONE, 9(2), e88272. 5. Đặng Học Lâm, (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hạ natri máu ở bệnh nhân TBMN cấp điều trị tại bv Bạch Mai khoa Cấp cứu-Hồi sức từ 2005-2009, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 6. Funk GC, Lindner G, Druml W, Metnitz B, Schwarz C, Bauer P, et al (2010), "Incidence and prognosis of dysnatremias Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 85 present on ICU admission", Intensive Care Medicine, 36(2), 304- 311. 7. Hawkins RC (2003), "Age and gender as risk factors for hyponatremia and hypernatremia", Clinica Chimica Acta, 337(1-2), 169-172. 8. Hoorn EJ, Lindemans J, Zietse R (2005), "Development of severe hyponatraemia in hospitalized patients: treatment- related risk factors and inadequate management", Nephrol Dial Transplant, 21(1), 70-76. 9. Huda MSB, Boyd A, Skagen K, Wile D, van Heyningen C, Watson ID, et al. ( 2006), "Investigation and management of severe hyponatraemia in a hospital setting", Postgrad Med J, 82(965), 216–219. 10. Lê Hữu Thiện Biên (2013), Hạ Natri máu, trong: Phạm Thị Ngọc Thảo. Hồi sức cấp cứu chống độc, Nhà xuất bản Y học, TP Hồ Chí Minh, tr.154-164. 11. Nicolini EA, Nunes RS, Santos GV, da Silva SL, Carreira MM, Pellison FG, et al. (2017), "Could dysnatremias play a role as independent factors to predict mortality in surgical critically ill patients?", Medicine (Baltimore), 96(9), e6182. 12. Padhi R, Panda BỆNH NHÂN, Jagati S, Patra SC (2014), "Hyponatremia in critically ill patients", Indian Journal of Critical Care Medicine, 18(2), 83-87. 13. Panicker GI, Joseph S. (2014), "A prospective study on clinical profile of hyponatremia in ICU hospitalized patients ", International Journal of Biomedical And Advance Research, 5(6), 297-303. 14. Patil S, Mukherji A, Shetty A (2016), "Incidence of Hyponatremia in Critically Ill Patients in Intensive Care Unit: Observational Study", International Journal of Dental and Medical Specialty, 3(1), 12-15. 15. Phạm Duệ (2011), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng hạ natri máu ở bệnh nhân bị rắn hổ cắn", Tạp chí Y học thực hành, 6(768), 134-137. 16. Shakher J, Gandhi N, Raghuraman G (2013), "Impact of hyponatraemia in critically ill patients", Endocrine Abstracts, 31, 55. 17. Stelfox HT, et al (2008), "The epidemiology of intensive care unit-acquired hyponatremia and hypernatremia in medical- surgical intensive care units", Critical Care, 12(6), R162. 18. Sterns RH (1987), "Severe symptomatic hyponatremia: treatment and outcome. A study of 64 cases", Ann Intern Med, 107(5), 656-664. 19. Trần Công Tính, (2011), Khảo sát tình trạng hạ natri máu ở bệnh nhân nhập viện Nhân Dân 115 từ ngày 01/01/2010 đến ngày 15/4/2010, Luận án tốt nghiệp CK II, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 20. Waikar SS, Mount DB, Curhan GC (2009), "Mortality after Hospitalization with Mild, Moderate, and Severe Hyponatremia", Am J Med, 122(9), 857–865. 21. Whelan B, Bennett K, O'Riordan D, Silke B (2009), "Serum sodium as a risk factor for in-hospital mortality in acute unselected general medical patients", QJM, 102(3), 175-182. Ngày nhận bài báo: 16/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_yeu_to_lien_qua.pdf
Tài liệu liên quan