Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và khảo sát nguyên nhân của các triệu chứngđường tiết niệu dưới: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 159
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KHẢO SÁT
NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU DƯỚI
Nguyễn Khoa Hùng*, Nguyễn Vĩnh Lạc*, Lê Đình Khánh*, Lê Đình Đạm*, Nguyễn Xuân Mỹ*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và khảo sát nguyên nhân của các triệu
chứng đường tiết niệu dưới.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng gồm 102 bệnh nhân có biểu hiện của LUTS (theo định
nghĩa ICS) đến khám tại phòng khám ngoại tiết niệu bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế từ 08/2017 đến
04/2018. Nghiên cứu cắt ngang mô tả không đối chứng.
Kết quả: Tuổi trung bình là 64,8 ± 16,6 (15-92). Nhóm tuổi từ 60 trở lên gặp nhiều nhất (76,5%). 72,5%
bệnh nhân có biểu hiện ở cả 3 nhóm triệu chứng chính. Các triệu chứng tỉ lệ cao: Cảm giác tiểu không hết
(82,4%), dòng tiểu yếu (79,4%), tiểu đêm (75,5%). 92,1% số bệnh nhân có IPSS mức độ vừa và...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và khảo sát nguyên nhân của các triệu chứngđường tiết niệu dưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 159
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KHẢO SÁT
NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU DƯỚI
Nguyễn Khoa Hùng*, Nguyễn Vĩnh Lạc*, Lê Đình Khánh*, Lê Đình Đạm*, Nguyễn Xuân Mỹ*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và khảo sát nguyên nhân của các triệu
chứng đường tiết niệu dưới.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng gồm 102 bệnh nhân có biểu hiện của LUTS (theo định
nghĩa ICS) đến khám tại phòng khám ngoại tiết niệu bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế từ 08/2017 đến
04/2018. Nghiên cứu cắt ngang mô tả không đối chứng.
Kết quả: Tuổi trung bình là 64,8 ± 16,6 (15-92). Nhóm tuổi từ 60 trở lên gặp nhiều nhất (76,5%). 72,5%
bệnh nhân có biểu hiện ở cả 3 nhóm triệu chứng chính. Các triệu chứng tỉ lệ cao: Cảm giác tiểu không hết
(82,4%), dòng tiểu yếu (79,4%), tiểu đêm (75,5%). 92,1% số bệnh nhân có IPSS mức độ vừa và nặng, 71,6%
đánh giá QoL từ 3-4. Nguyên nhân hàng đầu gây LUTS bao gồm tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến (79,4%) và
nhiễm khuẩn đường tiết niệu (7,8%).
Kết luận: LUTS hiện diện khá phổ biến trên bệnh nhân cao tuổi. Triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác tiểu
không hết (82,4%). Nguyên nhân gây LUTS thường gặp nhất là tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến (79,4%).
Bệnh nhân đến khám khi các triệu chứng của LUTS đã trở nên nặng nề và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống.
Từ khóa: triệu chứng đường tiết niệu dưới, LUTS.
ABSTRACT
CLINICAL, LABORATORY FEATURES AND CAUSES OF LOWER URINARY TRACT SYMPTOMS
Nguyen Khoa Hung, Nguyen Vinh Lac, Le Dinh Khanh, Le Dinh Dam, Nguyen Xuan My.
* Ho Chi Minh City Journal Of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 157 – 163.
Objectives: To study the clinical features and evaluate causes of lower urinary tract symptoms.
Materials and methods: This study included 102 patients of LUTS (ICS definition) attended the clinic of
Urology in Hue University Hospital from 08/2017 to 04/2017. Descriptive cross-sectional study.
Results: Average age was 64.8 ± 16.6 (15-92). The age group with most patients (76.5%) was from 60 years
and above. 72.5% of the patients had symptoms of 3 main groups at the same time. Most prevalent symptoms:
Incomplete emptying (82.4%), slow stream (79.4%) and nocturia (75.5%). 92.1% of the patients had moderate
and severe IPSS, 71.6% evaluated QoL from 3-4. Top causes of LUTS were Benign prostatic hyperplasia (79.4%)
and urinary tract infection (7.8%).
Conclusion: LUTS were frequent in aged people. The most prevelent symptoms was imcomplete emptying
(82.4%). Top cause of LUTS: Benign prostatic hyperplasia (79.4%). Patients attended the clinic when they had
had severe LUTS and that had been affecting their health negatively.
Keywords: lower urinary tract symptoms, LUTS.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuật ngữ các triệu chứng đường tiết niệu
dưới (Lower Urinary Tract Symptoms - LUTS)
được giới thiệu đầu tiên vào năm 1994(2), để phân
biệt các triệu chứng tiết niệu ở những bệnh nhân
* Trường Đại học Y Dược Huế
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Khoa Hùng, Điện thoại: 0914019218 Email: ngkhhung@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Thận – Niệu 160
nam với những bệnh cảnh cụ thể khác, như là
bệnh lý tiền liệt tuyến (Tăng sinh lành tính tiền
liệt tuyến là một trong những nguyên nhân hàng
đầu gây ra các triệu chứng đường tiểu dưới ở
nam giới. Nó phổ biến đến mức trước đây người
ta gọi LUTS bằng thuật ngữ “hội chứng tiền liệt
tuyến” (“prostatism”)(4,5). Sau đó thuật ngữ này
được mở rộng ra, không giới hạn về giới tính
hay cơ quan cụ thể, đôi khi liên quan đến tuổi và
có tính chất tiến triển(7).Năm 2002, Hiệp hội Tiểu
không tự chủ thế giới (International Continence
Society - ICS) cập nhật định nghĩa mới nhất về
LUTS(3), kể từ đó, nhiều nghiên cứu sử dụng các
định nghĩa này theo ICS như một chuẩn mực để
báo cáo trên toàn thế giới.
LUTS xuất hiện chung trên cả nam lẫn nữ,
đặc biệt ở người già. LUTS ảnh hưởng tiêu cực
đến chất lượng sức khỏe cuộc sống của bệnh
nhân và gây tốn kém trong điều trị(5). Dự đoán
đến năm 2018, sẽ có khoảng 2,3 tỉ người trên
thế giới mắc ít nhất 1 triệu chứng của LUTS.
Hiện nay, LUTS là một trong những lí do đến
khám phổ biến tại phòng khám ngoại tiết niệu
bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. Tuy
nhiên, tại đây chưa có nghiên cứu tổng thể về tỉ
lệ các nhóm triệu chứng và từ đó góp phần định
hướng chẩn đoán nguyên nhân của LUTS. Báo
cáo này đề cập khái quát đến tình trạng biểu
hiện LUTS trên lâm sàng và khảo sát nguyên
nhân gây LUTS trên những bệnh nhân đến
khám tại đây.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
102 bệnh nhân đến khám tại phòng khám
ngoại tiết niệu bệnh viện trường Đại học Y
Dược Huế từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 4
năm 2018. Bệnh nhân có ít nhất 1 biểu hiện của
LUTS phù hợp với định nghĩa của ICS năm
2002(3), các triệu chứng xuất hiện đầu tiên,
xuyên suốt ít nhất 1 tháng trước ngày khám.
Loại trừ bệnh nhân không có năng lực nhận
thức và hành vi.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả lâm sàng
không đối chứng.
Nội dung nghiên cứu
Đặc điểm chung của đối tượng
Bao gồm các đặc điểm về tuổi, giới.
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
Theo ICS, LUTS được chia thành 3 nhóm:
nhóm triệu chứng liên quan đến lưu trữ nước
tiểu (storage symptoms), nhóm triệu chứng tắc
nghẽn (voiding symptoms) và nhóm triệu chứng
sau đi tiểu (post-micturition symptoms)(3,5,15).
Trong nghiên cứu này chúng tôi kí hiệu các
nhóm như sau: Nhóm 1 (Nhóm triệu chứng liên
quan đến lưu trữ nước tiểu): Tiểu nhiều lần; tiểu
đêm; tiểu gấp; tiểu không tự chủ (bao gồm tiểu
không tự chủ do gắng sức, tiểu không tự chủ
kèm tiểu gấp, tiểu không tự chủ hỗn hợp, đái
dầm, tiểu không tự chủ liên tục và các loại tiểu
không tự chủ khác). Nhóm 2 (Nhóm triệu chứng
tắc nghẽn): Dòng tiểu yếu, dòng tiểu bị chia tách,
tiểu ngắt quãng, khó khi bắt đầu tiểu, phải rặn
khi đi tiểu, nước tiểu nhỏ giọt vào cuối pha đi
tiểu. Nhóm 3 (Nhóm triệu chứng sau đi tiểu):
Cảm giác tiểu không hết, són nước tiểu sau khi
vừa tiểu xong. Sử dụng thang điểm IPSS đánh
giá mức độ của triệu chứng đường tiểu dưới,
được công nhận và khuyến cáo cho các bệnh
nhân có biểu hiện LUTS, kể cả bệnh nhân là nữ
giới(5,14). Khám lâm sàng: Khám cầu bàng quang,
khám cơ quan sinh dục, khám trực tràng.
Chỉ định cận lâm sàng
Tùy theo tình trạng bệnh nhân và hướng
chẩn đoán của bác sĩ mà đưa ra những chỉ định
cận lâm sàng thích hợp, trong khuôn khổ nghiên
cứu này, chúng tôi đưa vào các kết quả cận lâm
sàng để báo cáo bao gồm xét nghiệm nước tiểu,
siêu âm bụng, niệu dòng đồ, thể tích nước tiểu
tồn dư sau tiểu. Đối với niệu dòng đồ, chúng tôi
khảo sát các thông số bao gồm tốc độ dòng chảy
tối đa (Qmax), tốc độ dòng chảy trung bình
(Qave) và các dạng niệu dòng đồ (có thể được
chia thành 5 dạng(8) là dạng 1: niệu dòng đồ bình
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 161
thường, có dạng hình chuông; dạng 2: niệu dòng
đồ tuyến tiền liệt, đồ thị biểu hiện một sự tắc
nghẽn kéo dài do tuyến tiền liệt với giảm Qmax,
giảm Qave; dạng 3: niệu dòng đồ biến động, đồ
thị biểu hiện sự tắc nghẽn nặng mà nguyên nhân
có thể là do sự lồi quá mức của thuỳ giữa tuyến
tiền liệt vào lòng bàng quang, hẹp niệu đạo hoặc
hẹp nặng miệng sáo; dạng 4: niệu dòng đồ gián
đoạn, đồ thị này điển hình ở người bị rối loạn cơ
vòng bàng quang do chấn thương tuỷ, sự lên
xuống của đồ thị cho thấy sự co hay giãn của cơ
thắt vân trên nền sự co cơ bàng quang; dạng 5:
niệu dòng đồ cao nguyên, đồ thị chỉ ra có 1 sự
tắc nghẽn liên tục, nó thể hiện tình trạng hẹp của
niệu đạo).
Khảo sát nguyên nhân gây LUTS.
Sau khi thu thập số liệu, các nội dung phân
tích của chúng tôi bao gồm: Đặc điểm chung của
đối tượng: Các tỉ lệ về tuổi, giới. Đặc điểm lâm
sàng: Tỉ lệ 3 nhóm triệu chứng chính, tỉ lệ các
triệu chứng riêng lẻ, tỉ lệ các mức độ IPSS, QoL
được đánh giá, các tỉ lệ bất thường trên thăm
khám lâm sàng. Đặc điểm cận lâm sàng: Các kết
quả bình thường, bất thường trên cận lâm sàng.
Khảo sát các nguyên nhân gây LUTS: Thống kê
các nguyên nhân gây LUTS trong nghiên cứu
này và tỉ lệ các nguyên nhân đó. So sánh số liệu
của nghiên cứu này với các nghiên cứu về LUTS
trước đó.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của đối tượng
102 bệnh nhân bao gồm 89 nam (87,3%) và 13
nữ (12,7%). Tuổi trung bình 64,8 ± 16,6. Bệnh
nhân tuổi cao nhất 92 tuổi, bệnh nhân thấp tuổi
nhất 15 tuổi. Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm
tỉ lệ xuất hiện triệu chứng cao nhất (76,5%). Tỉ lệ
xuất hiện LUTS ở thành phố là 37,3%, ngoại
thành là 62,7%.
Đặc điểm lâm sàng
Tổng quan 3 nhóm triệu chứng chính
Các nhóm triệu chứng chính ít xuất hiện đơn
độc mà xuất hiện phối hợp nhau, tỉ lệ lớn bệnh
nhân có LUTS ở cả 3 nhóm triệu chứng chính
(72,5%). Không có bệnh nhân nào có triệu chứng
thuộc nhóm triệu chứng sau tiểu biểu hiện đơn
độc (0%).
Bảng 1. Tỉ lệ phân bố trên các nhóm triệu chứng
chính
Triệu chứng xuất hiện ở Số bệnh nhân Tỉ lệ %
Chỉ N1 3 2,9
Chỉ N2 2 2
Chỉ N3 0 0
Chỉ N1 và N2 11 10,8
Chỉ N1 và N3 7 6,9
Chỉ N2 và N3 5 4,9
Cả N1, N2 và N3 74 72,5
Bất kì có N1 95 93,1
Bất kì có N2 92 90,2
Bất kì có N3 86 84,3
Trong nhóm các triệu chứng liên quan đến
quá trình tồn trữ nước tiểu: Tiểu đêm có tỉ lệ cao
nhất (75,5%), tiếp đến là tiểu nhiều lần (57,8%),
tiểu gấp (29,4%), thấp nhất là tiểu không tự chủ
(21,6%).
Bảng 2. Các triệu chứng liên quan tiểu không tự chủ
Triệu chứng Số bệnh nhân Tỉ lệ %
Tiểu không tự chủ gắng sức 18 17,6
Tiểu không tự chủ kèm tiểu gấp 8 7,8
Tiểu không tự chủ hỗn hợp 4 3,9
Đái dầm 2 2
Tiểu không tự chủ liên tục 5 4,9
Tỉ lệ tiểu không tự chủ gắng sức cao nhất
(17,6%), đái dầm có tỉ lệ thấp nhất (2%).
Trong nhóm các triệu chứng tắc nghẽn:
79,4% bệnh nhân có dòng tiểu yếu, chiếm tỉ lệ
cao nhất.t Nước tiểu nhỏ giọt vào cuối pha đi
tiểu thấp nhất, chiếm tỉ lệ 36,3%.
Trong nhóm các triệu chứng sau đi tiểu: Chủ
yếu bệnh nhân có cảm giác tiểu không hết chiếm
82,4%, chỉ có 22,5% bệnh nhân són nước tiểu
ngay sau đi tiểu.
Đánh giá mức độ nặng của triệu chứng bằng
thang điểm IPSS-QoL: Điểm IPSS tập trung chủ
yếu ở mức độ vừa (49%) và mức độ nặng
(43,1%). IPSS mức độ nhẹ chiếm 7,9%. IPSS trung
bình 18,1 ± 7,7, biên độ 3 - 34. Điểm QoL: Các tỉ lệ
cao nhất là khó khăn (4 điểm) 41,2%, tạm được (3
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Thận – Niệu 162
điểm) 30,4%. QoL trung bình 3,3 ± 1,0, biên độ 1 - 6.
Bảng 3. Tỉ lệ các triệu chứng tắc nghẽn
Triệu chứng Số bệnh nhân Tỉ lệ %
Dòng tiểu yếu 81 79,4
Dòng tiểu bị chia tách 43 42,2
Tiểu ngắt quãng 48 47,1
Khó khi bắt đầu tiểu 52 51
Phải rặn khi đi tiểu 70 68,6
Nước tiểu nhỏ giọt vào
cuối pha đi tiểu
37 36,3
Đặc điểm cận lâm sàng
Xét nghiệm nước tiểu
34 bệnh nhân, bình thường 23,5%, bất
thường liên quan đến sự thay đổi các chỉ số LEU
và/hoặc NIT 58,8%, bất thường không liên quan
đến LEU hay NIT 17,6%.
Siêu âm bụng
45 bệnh nhân, 100% nữ giới không phát hiện
bất thường. Ở nam giới: Thể tích tiền liệt tuyến
trung bình là 29,9 ± 10,8 ml (biên độ 15 - 58 ml).
Niệu dòng đồ
67 bệnh nhân, 65,7% có thể tích nước tiểu ≥
150 ml. Qmax = 17,7 ± 7,8 ml/s (5,7 - 48,4), Qave =
7,9 ± 3,2 ml/s (3,1 - 16,3), niệu dòng đồ chủ yếu ở
dạng 2 (40,9%) và dạng 4 (36,4%).
Thể tích nước tiểu tồn dư sau tiểu trung bình
là 88,8 ± 82,8 ml (biên độ 0 - 360 ml).
Khảo sát các nguyên nhân gây LUTS
Bảng 4. Tỉ lệ các nguyên nhân gây LUTS
Nguyên nhân Số bệnh nhân Tỉ lệ %
Tăng sinh lành tính tiền liệt
tuyến 81 79,4
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 8 7,8
Không rõ nguyên nhân 7 6,9
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
/ Hẹp niệu đạo 2 2
Ung thư tiền liệt tuyến 1 1
Viêm bàng quang 1 1
Tăng sinh lành tính tiền liệt
tuyến / Hẹp niệu đạo 1 1
Ung thư dương vật 1 1
Tổng 102 100
Nguyên nhân đơn độc phổ biến nhất là tăng
sinh lành tính tiền liệt tuyến (79,4%), thứ hai là
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (7,8%). Kết quả
còn ghi nhận thêm 3 trường hợp (2,9%) chẩn
đoán LUTS do nguyên nhân phối hợp.
BÀN LUẬN
Về đặc điểm chung của đối tượng
Nghiên cứu của chúng tôi có tuổi trung bình
là 64,8 ± 16,6 (15-92). Tỉ lệ xuất hiện triệu chứng
tăng dần theo nhóm tuổi, cao nhất ở nhóm tuổi
≥60 (76,5%). Theo Nguyễn Khoa Hùng(11), 72,79%
những bệnh nhân rối loạn tiểu tiện có độ tuổi từ
50 trở lên, tuổi trung bình là 59,18 ± 17,68 tuổi.
Theo Irwin(9), độ phổ biến của LUTS tăng đáng
kể theo độ tuổi, tỉ lệ LUTS cao đặc biệt ở độ tuổi
≥ 60. Chúng tôi thấy có sự tương đồng giữa các
nghiên cứu. Về giới tính, trong nghiên cứ của
chúng tôi tỉ lệ nam/nữ là 6,8/1. Theo Nguyễn
Khoa Hùng(11), tỉ lệ nam/nữ là 4.9/1. Chúng tôi
thấy điểm chung nam cao gấp nhiều lần nữ, có
thể do sự tương đồng khi chọn lấy mẫu ở phòng
khám ngoại tiết niệu.
Về đặc điểm lâm sang
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối với ba
nhóm triệu chứng chính, bệnh nhân không biểu
hiện LUTS đơn độc (tỉ lệ này chỉ có 4,9%) mà
phối hợp các nhóm với nhau, đáng chú ý một tỉ
lệ cao là 72,5% số bệnh nhân có biểu hiện LUTS ở
cả ba nhóm triệu chứng chính.
Các triệu chứng liên quan đến quá trình
lưu trữ nước tiểu: Nghiên cứu của chúng tôi
đưa ra kết quả: Tiểu đêm có tỉ lệ cao nhất
(75,5%), tiếp đến là tiểu nhiều lần (57,8%).
Theo Nguyễn Khoa Hùng(11), tỉ lệ tiểu đêm là
60,16%, tiểu nhiều lần 60,98%. Theo
Chapple(6): Tiểu đêm có tỉ lệ cao nhất 36%.
Tiểu nhiều lần 28%. Tiểu gấp 20%. Tiểu không
tự chủ 14%. Chúng tôi nhận thấy có sự tương
đương rằng trong nhóm các triệu chứng liên
quan đến lưu trữ nước tiểu thì tiểu đêm là một
triệu chứng phổ biến, có tỉ lệ cao. Xếp sau đó
là tiểu nhiều, tiểu gấp và tiểu không tự chủ có
tần suất xuất hiện giảm dần tương ứng.
Các triệu chứng tắc nghẽn: Trong nghiên
cứu của chúng tôi các triệu chứng tắc nghẽn xuất
hiện với tần suất giảm dần như sau: dòng tiểu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 163
yếu 79,4%, phải rặn khi tiểu 68,6%, khó khi bắt
đầu tiểu 51%, tiểu ngắt quãng 47,1% dòng tiểu bị
chia tách 42,2% và nước tiểu nhỏ giọt vào cuối
pha đi tiểu 36,3%. Theo Nguyễn Khoa Hùng(11), ở
bệnh nhân đến khám lần đầu, tiểu yếu có tỉ lệ
57,72%; ở bệnh nhân tái khám, tiểu yếu chiếm tỉ
lệ 58,33%. Theo Nguyễn Trường An(12), tiểu ngắt
quãng chiếm tỉ lệ 86,1%. Theo Chapple(6): Dòng
tiểu yếu chiếm tỉ lệ 22%, dòng tiểu bị chia tách
22%, tiểu ngắt quãng 21%, khó khi bắt đầu tiểu
18%, phải rặn khi tiểu 18% và nước tiểu nhỏ giọt
cuối pha chiếm 26%. Ở nhóm triệu chứng tắc
nghẽn này, ngoài một số triệu chứng có tỉ lệ
tương đương nhau, chúng tôi chưa nhận thấy
một sự tương đồng nào trong các nghiên cứu.
Các triệu chứng sau tiểu: Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi: Cảm giác tiểu không hết chiếm
82,4%, són nước tiểu sau đi tiểu chiếm tỉ lệ 22,5%.
Theo Nguyễn Trường An(12), cảm giác tiểu không
hết chiếm 88,9%. Theo Chapple(6), có 26% cảm
giác tiểu không hết và 7% són nước tiểu sau tiểu.
Chúng tôi nhận thấy rằng cảm giác tiểu không
hết là một triệu chứng có tỉ lệ cao, gấp nhiều lần
so với són nước tiểu sau tiểu. Đa số các nghiên
cứu trên cũng báo cáo kết quả phù hợp với kết
quả của chúng tôi.
Tổng kết ở cả ba nhóm triệu chứng chính,
chúng tôi đưa ra kết quả các triệu chứng có tỉ
lệ phổ biến nhất giảm dần như sau: Cảm giác
tiểu không hết (82,4%), dòng tiểu yếu (79,4%),
tiểu đêm (75,5%), phải rặn khi tiểu (68,6%) và
tiểu nhiều lần (57,8%). So sánh với nghiên cứu
của Irwin(9), tiểu đêm là triệu chứng phổ biến
nhất. Theo Chapple(6), các triệu chứng phổ
biến nhất bao gồm tiểu đêm, tiểu nhiều lần,
cảm giác tiểu không hết và nước tiểu nhỏ giọt cuối
pha. Chúng tôi thấy có những sự tương đồng.
Đánh giá mức độ nặng của triệu chứng bằng
thang điểm IPSS-QoL: Chúng tôi có nhận xét
rằng trong nghiên cứu của chúng tôi điểm IPSS
tập trung hầu như ở mức vừa và nặng, điểm
QoL tập trung chủ yếu ở điểm 4 và 3, điều này
có thể lí giải rằng bệnh nhân chịu đựng trong
một thời gian, chỉ chấp nhận đi khám lúc triệu
chứng đã tiến triển nặng nề. So sánh với nghiên
cứu của Rao(13), chúng tôi thấy được sự tương
đồng qua thang điểm IPSS với mức độ nhẹ
chiếm tỉ lệ thấp, dao dộng từ 5,1% - 14,2% ở các
nhóm tuổi, tỉ lệ này ở nghiên cứu của chúng tôi
là 7,9%.
Về đặc điểm cận lâm sàng
Xét nghiệm nước tiểu
Kết hợp với triệu chứng lâm sàng, các kết
quả xét nghiệm nước tiểu hỗ trợ cho chúng tôi
chẩn đoán nguyên nhân gây LUTS, chủ yếu là
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Chúng tôi khảo sát thể tích tiền liệt tuyến của
37 bệnh nhân nam thu được kết quả thể tích
bình thường (< 30 ml) chiếm 56,7%. Trên lâm
sàng những bệnh nhân này vẫn có biểu hiện của
LUTS, đây có thể là kết quả của tuyến tiền liệt
tăng sinh vào vùng trung tâm hoặc lấn vào vùng
quanh niệu đạo tuyến làm các triệu chứng xuất
hiện rõ và trầm trọng hơn. Kết quả của chúng
tôi: Thể tích tiền liệt tuyến trung bình là 29,9 ±
10,8 ml (15-58ml). So sánh với nghiên cứu của
Nguyễn Đặng Đình Thi(10), thể tích tiền liệt tuyến
trước mổ trung bình là 47,2 ± 18,1 ml (17 ml - 102
ml). Dễ nhận thấy kết quả của chúng tôi có giá trị
nhỏ hơn khá nhiều, chủ yếu là do đối tượng
trong nghiên cứu của Nguyễn Đặng Đình Thi là
những bệnh nhân được chỉ định mổ cắt tiền liệt
tuyến nội soi qua niệu đạo, Qmax < 12 ml/s, IPSS
> 12, QoL > 3; đó là những bệnh nhân có triệu
chứng nặng nề.
Niệu dòng đồ
44/67 bệnh nhân (65,7%) có thể tích nước
tiểu ≥ 150 ml và 23/67 (34,3%) có thể tích nước
tiểu < 150 ml. Theo Nguyễn Khoa Hùng(11), có
71,43% bệnh nhân được chỉ định đo niệu dòng
đồ có thể tích nước tiểu tiểu được khi đo ≥
150ml. Kết quả trên có thể là do nhiều bệnh
nhân không thể nhịn tiểu được hay bệnh nhân
có tắc nghẽn nặng với thể tích nước tiểu tồn
lưu cao. Ngoài ra việc không sử dụng thuốc an
thần, thuốc steroid ba ngày trước khi làm niệu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Thận – Niệu 164
dòng đồ vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Theo yêu cầu của phép đo niệu dòng đồ, thể
tích nước tiểu phải 150 ml thì phép đo mới có
giá trị. Do đó chúng tôi chỉ đánh giá những kết
quả có thể tích nước tiểu ≥ 150 ml. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, trung bình Qmax có
giá trị 17,7 ± 7,8 ml/s, đây là giá trị nằm giữa
được xem không có tắc nghẽn và nghi ngờ có
tắc nghẽn. Giá trị trung bình Qave bằng 7,9 ±
3,2 ml/s. Theo Nguyễn Trường An trung bình
Qave sau mổ là 9,42 ± 1,85 ml/s(12). Kết quả của
chúng tôi thấp hơn, có lẽ là do đối tượng
nghiên cứu của chúng tôi gồm những đối
tượng đến khám lần đầu và những đối tượng
đang điều trị nội khoa, trong khi đối tượng
nghiên cứu của Nguyễn Trường An đều là
những bệnh đã phẫu thuật.
Thể tích nước tiểu tồn dư sau tiểu
Ở nghiên cứu của chúng tôi, có 9/29 bệnh
nhân (31%) có lượng thể tích < 50 ml, 20/29 (69%)
có lượng thể tích ≥ 50 ml. Như vậy thấy được số
bệnh nhân nguy cơ cao triệu chứng tiến triển
xấu chiếm đa số, với tỉ lệ hơn 2/3. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi trung bình là 88,8 ± 82,8 (ml)
(0-360 ml). Theo Nguyễn Trường An(12), chỉ số
PVR của bệnh nhân trước mổ có giá trị trung
bình là 53,59 ± 38,56 (ml) (10 ml - 250 ml). Chúng
tôi nhận thấy có sự chênh lệch rất lớn. Để giải
thích cho điều này thứ nhất là sự khác nhau về
đối tượng nghiên cứu, các đối tượng nghiên cứu
của chúng tôi là các bệnh nhân thuộc hai giới có
LUTS đến khám, còn nghiên cứu của Nguyễn
Trường An có đối tượng là các bệnh nhân tăng
sinh lành tính tiền liệt tuyến có biến chứng. Thứ
hai là kỹ thuật đo, chỉ số PVR ở các bệnh nhân
trong nghiên cứu của chúng tôi được đo sau khi
bệnh nhân tiểu khi đo niệu dòng đồ, một số
bệnh nhân báo cáo rằng không thể tiểu hết vì
cảm thấy không thoải mái do có bác sĩ giám sát
lúc tiểu, dẫn đến lượng nước tiểu tồn dư nhiều.
Về các nguyên nhân gây LUTS
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, các
nguyên nhân được chẩn đoán với tỉ lệ cao nhất
là: Tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến (79,4%),
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (7,8%), nguyên
nhân không rõ (6,9%). Chúng tôi nhận thấy
trong 3 trường hợp chẩn đoán nguyên nhân phối
hợp thì cả 3 trường hợp đều có bệnh kèm là hẹp
niệu đạo (3,9%). Về nguyên nhân tăng sinh lành
tính tiền liệt tuyến, nếu tính thêm 1 trường hợp
phối hợp thì có tỉ lệ 80,4% trong tổng số 102 bệnh
nhân và chiếm đến 92,1% nếu tính riêng trên
tổng số 89 bệnh nhân nam. Theo Rao và cs.(13),
trong 1329 bệnh nhân nam đến phòng khám vì
LUTS, có 480 bệnh nhân (36%) được xác định
nguyên nhân cụ thể, trong đó bao gồm: hẹp niệu
đạo 43%, tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến 40%,
bệnh lí bàng quang thần kinh 8,8%, các bệnh lí
khác 8,2%. 849 bệnh nhân còn lại không tìm ra
nguyên nhân.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây nên LUTS
như bất thường về cấu trúc hay chức năng của
tiền liệt tuyến (nam giới), niệu đạo, bàng quang
hoặc cơ vòng. Ở nam giới, nguyên nhân phổ
biến nhất là tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến.
Các nguyên nhân khác có thể là bàng quang tăng
hoạt, Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tiền
liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến, u bàng quang,
các bệnh lí thần kinh, yếu cơ hoạt cơ tăng hoạt
động(8,1). Ở phụ nữ từ tuổi trung niên, nguyên
nhân gây LUTS còn có liên quan đến độ tuổi,
thai nghén, sinh nở, sa sinh dục, bệnh lý thần
kinh, và mãn kinh (sự suy giảm estrogen)(14). Có
thể chia các nguyên nhân gây LUTS thành hai
nhóm, nhóm nguyên nhân gây triệu chứng lưu
trữ (storage symptoms) và nhóm nguyên nhân
gây triệu chứng tắc nghẽn (voiding symptoms).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 102 bệnh nhân có các biểu
hiện của các triệu chứng đường tiết niệu dưới
phù hợp với định nghĩa của ICS 2002 đến khám
tại phòng khám ngoại tiết niệu bệnh viện trường
Đại học Y Dược Huế từ tháng 8/2017 đến tháng
4/2018, chúng tôi thấy rằng: Tỉ lệ xuất hiện triệu
chứng tăng dần theo nhóm tuổi, cao nhất ở
nhóm tuổi ≥ 60 (76,5%). Tỉ lệ nam cao gấp gần 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 165
lần nữ. Biểu hiện chủ yếu của LUTS là phối hợp
các nhóm với nhau, phổ biến nhất là ở cả ba
nhóm (72,5%). Triệu chứng có tỉ lệ phổ biến nhất
là cảm giác tiểu không hết (82,4%). Bệnh nhân
đến khám khi các triệu chứng của LUTS đã trở
nên nặng nề và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc
sống. Nguyên nhân hàng đầu của LUTS là tăng
sinh lành tính tiền liệt tuyến (79,4%). Có đến gần
7% không xác định được nguyên nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Lower urinary tract symptoms in men: management”, NICE
guideline. https://www.nice.org.uk/guidance.
2. Abrams P (1994), “New words for old: lower urinary tract
symptoms for “prostatism””, BMJ, vol. 308, 9 April 1994.
3. Abrams P et al. (2002), “The standardisation of terminology in
lower urinary tract function: Report from the standardisation
sub-committee of the International Continence Society”,
Neurourol.Urodyn, 21(2):167-178 (2002 Wiley) Urology, 61: 37-49,
(2003 Elsevier).
4. Berman David M, Rodriguez R, Veltri RW (2012),
“Development, Molecular Biology, and Physiology of the
Prostate”, Campbell Walsh urolog, pp. 2535-2568.
5. Chapple C and Abrams P (2012), “Male Lower Urinary Tract
Symptoms (LUTS)”, Société Internationale d’Urologie (SIU).
https://www.siu-urology.org/themes/web/assets/files/ICUD/pdf.
6. Chapple C et al. (2017), “Prevalence of Lower Urinary Tract
Symptoms in China, Taiwan, and South Korea: Results from a
Cross-Sectional, Population-Based Study”, Adv Ther, 34:1953-
1965.
7. Chapple CR, Wein AJ, Abrams P et al. (2008), “Lower Urinary
Tract Symptoms Revisited: A Broader Clinical Perspective”,
European Association of Urology, 54(3):563-9,
doi:10.1016/.eururo.2008.03.109.
8. Gravas S et al. (2014), “Guidelines on the Management of Non-
Neurogenic Male Lower Urinary Tract Symptoms (LUTS), incl.
Benign Prostatic Obstruction (BPO)”, European Association of
Urology,
https://pdfs.semanticscholar.org/3835/7a068f6994f622f88f411d99
8211b44c12ec.pdf
9. Irwin DE. et al. (2006), “Population-Based Survey of Urinary
Incontinence, Overactive Bladder, and Other Lower Urinary
Tract Symptoms in Five Countries: Results of the EPIC Study”,
European Association of Urology, 50(6):1306-14
10. Nguyễn Đặng Đình Thi, Nguyễn Trường An, Lê Đình Khánh,
Hoàng Văn Tùng và cs. (2011), "Khảo sát mối tương quan giữa
khối lượng mô tuyến cắt được và kết quả điều trị phì đại lành
tính tuyến tiền liệt bằng nội soi qua niệu đạo thông qua IPSS,
QoL, Uroflowmetry", Tạp chí Y học thực hành - Số 769+770, tr.
196-205.
11. Nguyễn Khoa Hùng, Lê Đình Khánh, Võ Minh Nhật (2015),
"Nghiên cứu chỉ định và kết quả đo niệu dòng đồ tại phòng
khám ngoại tiết niệu", Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 19, số 4,
tr. 302-308, 2015.
12. Nguyễn Trường An (2008), “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt u
lành tính tuyến tiền liệt bằng nội soi qua niệu đạo”, Y học TP. Hồ
Chí Minh, 12(4), tr.187-189.
13. Rao CN, Singh MK, Shekhar T, Venugopal K, Prasad MR,
Saleem KL, Satyanarayana U (2004), “Causes of lower urinary
tract symptoms (LUTS) in adult Indian males”, Indian J Urol,
20:95-100.
14. Takahashi S et al. (2016), “Clinical Guideline for Female Lower
Urinary Tract Symptoms”, LUTS, 8, 5-29.
15. Yamanishi T (2004), “Lower Urinary Tract Symptoms (LUTS) in
Middle-Aged and Elderly Men”, JMAJ, 47(12): 543–548.
Ngày nhận bài báo: 10/05/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/07/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_khao_sat_nguyen.pdf