Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 33
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TRUNG TÂM TIỀN GIANG
Lê Phúc Trường Thịnh*, Tạ Văn Trầm*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Viêm tụy cấp là một quá trình tổn thương cấp tính của tụy, bệnh thường xảy
ra đột ngột với những triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp. Ở Việt Nam, qua một số nghiên cứu và
thống kê cho thấy viêm tụy cấp ngày càng gia tăng. Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu cũng như phác đồ
điều trị viêm tụy cấp nhưng tỉ lệ biến chứng và tử vong do viêm tụy cấp nặng còn cao là từ 20 - 50%. Vì
thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá tình hình bệnh cũng như kết quả điều trị bệnh
tại đơn vị.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, chọn bệnh nhân viêm tụy cấp theo tiêu
chuẩn Atlanta 2007.
Kết quả: Có 97 trường hợp được chọn. Nam 77%, nữ 23%. Tuổi trung bình: ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 33
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TRUNG TÂM TIỀN GIANG
Lê Phúc Trường Thịnh*, Tạ Văn Trầm*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Viêm tụy cấp là một quá trình tổn thương cấp tính của tụy, bệnh thường xảy
ra đột ngột với những triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp. Ở Việt Nam, qua một số nghiên cứu và
thống kê cho thấy viêm tụy cấp ngày càng gia tăng. Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu cũng như phác đồ
điều trị viêm tụy cấp nhưng tỉ lệ biến chứng và tử vong do viêm tụy cấp nặng còn cao là từ 20 - 50%. Vì
thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá tình hình bệnh cũng như kết quả điều trị bệnh
tại đơn vị.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, chọn bệnh nhân viêm tụy cấp theo tiêu
chuẩn Atlanta 2007.
Kết quả: Có 97 trường hợp được chọn. Nam 77%, nữ 23%. Tuổi trung bình: 40 ± 9,89 tuổi, 31-50 tuổi
chiếm đa số (67%). Tiền sử liên quan đến rượu 77%, đái tháo đường 8%, rối loạn lipid 27%, viêm tụy cấp
6%. Triệu chứng cơ năng: đau bụng 100%, buồn nôn và nôn 31%, bí trung đại tiện 22%, tiêu lỏng 7%.
Triệu chứng thực thể: chướng bụng 41%, đau điểm sườn lưng 22%. Có 65/97 (67%) bệnh nhân được đo áp
lực ổ bụng, áp lực ổ bụng trung bình là 14,3 ± 4,6 cmH2O, có 19% trường hợp tăng áp lực ổ bụng, trong đó
17% độ I và 2% độ II, không có độ III, IV. Amylase máu trung bình là 530,4 ± 28,3 U/L. 42/97 (43%) bệnh
nhân được làm xét nghiệm lipid máu, trong đó 57% có rối loạn lipid máu và 14% có tăng triglycerid. 34%
trường hợp có hình ảnh viêm tụy cấp trên siêu âm. Tỉ lệ khỏi bệnh 94%, có 1 trường hợp viêm tụy cấp nặng,
biến chứng suy đa tạng và tử vong.
Kết luận: Viêm tụy cấp gặp chủ yếu ở nam giới (77%), lứa tuổi 31 - 50 (67%), có tiền sử liên quan đến
bia rượu (77%). Triêu chứng điển hình là đau bụng (100%), bụng chướng (41%). Bệnh nhân được do áp
lực ổ bụng chiếm 67%, áp lực ổ bụng tăng chiếm tỉ lệ 12% (11% độ I, 1% độ II). Bệnh nhân viêm tụy cấp
được xét nghiệm lipid máu chiếm 43%, trong đó rối loạn lipid và tăng triglicerid chiếm tỉ lệ cao (57% và
14%). Hình ảnh siêu âm có viêm tụy cấp chiếm tỉ lệ 34%. Tỉ lệ khỏi bệnh là 94%, tử vong 1%.
Từ khóa: Viêm tụy cấp, Atlanta 2007, áp lực ổ bụng.
ABSTRACT
SURVEY OF CLINICAL, PARACLINICAL FEATURES AND TREATMENT OF ACUTE
PANCREATITIS AT TIEN GIANG CENTRAL GENERAL HOSPITAL
Le Phuc Truong Thinh, Ta Van Tram
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 33 – 38
Background and Objectives: Acute pancreatitis is an acute damning process of pancreas, which
usually occurs suddenly with complex clinical features. In Vietnam, a number of studies and statistics show
that acute pancreatitis is increasing. Currently there are many studies and treatment regimens for acute
pancreatitis but the rate of complications and death from severe pancreatitis is still high is from 20 to 50%.
Therefore, we conduct research on this topic to assess the disease status as well as the outcome of treatment at
* Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang,
Tác giả liên lạc: BS Lê Phúc Trường Thịnh, ĐT: 01686267201, Email: lptthinhy35@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 34
the unit.
Methods: Across – sectional study. Collected samples were patients with acute pancreatitis according
to Atlanta 2007.
Results: 97 patients were selected. Male 77%, female 23%. Average age: 40 ± 9.89 years old, 67%
patient is between 31-50 years old. Amanesis: 77% drinking alcohol, 8% diabetes, 27% dyslipidemia, 6%
acute pancreatitis. Functional symptoms: 100% abdominal pain, 41% nausea and vomiting. Physical
symptoms: 41% abdominal distention. Average abdominal pressure: 14.3 ± 4.6 cmH2O. 19% patients have
abdominal pressure increasing (17% level I, 2% level II). Average blood amylase was 530.4 ± 28.3 U/L. 57%
patients have hyperlipidemia and 14% ones have hypertriglyceridemia. 34% patients have ultrasound
picture of acute pancreatitis. The rate of cure is 94% and mortality rate is 1%.
Conclusions: Acute pancreatitis is prevalent in men (77%), between 31 - 50 years old (67%), with
amanesis of drinking alcohol (77%). Typical symptoms include: abdominal pain (100%), abdominal
distension (41%), abdominal pressure increasing (19%). The rate of cure is 94% and mortality rate is 1%.
Key words: Acute pancreatitis, Atlanta 2007, intra abdominal pressure.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tụy cấp là một quá trình tổn thương
cấp tính của tụy, bệnh thường xảy ra đột ngột
với những triệu chứng lâm sàng đa dạng,
phức tạp. Ở Mỹ hàng năm có khoảng 250.000
trường hợp viêm tụy cấp. Ở Việt Nam, qua
một số thống kê cho thấy viêm tụy cấp ngày
càng gia tăng. Hiện nay đã có rất nhiều nghiên
cứu cũng như phác đồ điều trị viêm tụy cấp
nhưng tỉ lệ biến chứng và tử vong do viêm tụy
cấp nặng còn cao là từ 20 - 50%(5).
Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài này nhằm đánh giá tình hình bệnh cũng
như kết quả điều trị viêm tụy cấp tại đơn vị
với các mục tiêu sau:
Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
viêm tụy cấp.
Đánh giá kết quả điều trị viêm tụy cấp tại
khoa Hồi sức tích cực – chống độc, bệnh viện
Đa khoa Trung tâm Tiền Giang từ tháng
01/2017 đến tháng 09/2017.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện, thu thập số liệu từ
bệnh án và các xét nghiệm trong bệnh án theo
phiếu thu thập số liệu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả bệnh nhân viêm tụy cấp tại khoa
Hồi sức tích cực – chống độc, bệnh viện Đa
khoa Trung tâm Tiền Giang từ tháng 01 đến
tháng 09/2017.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm tụy cấp được:
tiêu chuẩn Atlanta 2007(1).
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân xin về.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu
Tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn và
không thuộc tiêu chuẩn loại trừ. Thực tế chọn
được 97 mẫu.
Nội dung nghiên cứu
Đặc điểm dân số, tỉ lệ sống, tỉ lệ tử vong,
triệu chứng lâm sàng, kết quả cận lâm sàng.
Xử lí và phân tích số liệu
Bằng phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
KẾT QUẢ
Từ tháng 01 đến tháng 09/2017, chúng tôi ghi
nhận được 97 trường hợp viêm tụy cấp phù hợp
tiêu chuẩn chọn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 35
Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Đặc điểm giới tính
Nam giới chiếm tỉ lệ 77%, cao hơn tỉ lệ nữ giới
(Biểu đồ 1).
Phân bố theo tuổi
Bệnh nhân viêm tụy cấp chủ yếu ở lứa tuổi
31 - 50 (67%). Tuổi trung bình là 40 ± 9,89 tuổi,
nhỏ nhất là 21 tuổi, lớn nhất là 62 tuổi (Biểu đồ 2).
Đặc điểm tiền sử
Đa số bệnh nhân viêm tụy cấp đều có tiền
sử uống nhiều rượu và có 27% bệnh nhân có
rối loạn lipid (Biểu đồ 3).
Biểu đồ 1: Đặc điểm giới tính
Biểu đồ 2: Phân bố theo tuổi Biểu đồ 3: Đặc điểm tiền sử
Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 1: Triệu chứng cơ năng
Các dấu hiệu n Tỷ lệ %
Đau bụng 97 100
Buồn nôn và nôn 31 32
Bí trung đại tiện 22 23
Tiêu lỏng 7 7
100% bệnh nhân nhập viện vì đau bụng.
Bảng 2:Triệu chứng thực thể
Các dấu hiệu n Tỷ lệ %
Bụng chướng 41 42
Đau điểm sườn lưng 22 23
Tràn dịch màng phổi 1 1
Triệu chứng chướng bụng chiếm tỉ lệ cao
nhất 42%.
Bảng 3: Áp lực ổ bụng
Áp lực ổ bụng n Tỷ lệ %
Không tăng (<16cmH2O) 53 81
Độ I (16-20cmH2O) 11 17
Độ II (21-27cmH2O) 1 2
Độ III (28-34cmH2O 0 0
Độ IV (>34cmH2O) 0 0
Tổng 65
Có 65 bệnh nhân được đo áp lực ổ bụng. Áp
lực ổ bụng trung bình: 14,3 ± 4,6 cmH2O. Bệnh
nhân không tăng áp lực ổ bụng chiếm tỉ lệ cao
nhất 81%. Có 19% trường hợp tăng áp lực ổ
bụng, trong đó 17% độ I và 2% độ II, không có
độ III, IV.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 36
Bảng 4: Triệu chứng toàn thân
Mạch (lần/phút)
>90 25%
Trung bình 97 ± 5,9
Nhiệt độ (
o
C)
>38 18%
Trung bình 37,8 ± 7,3
Huyết áp tâm thu
(mmHg)
<90 1%
Trung bình 114 ± 14,3
BMI (Kg/m
2
) Trung bình 21,1 ± 8,7
Bệnh nhân viêm tụy cấp chủ yếu có sinh
hiệu bình thường, mạch tăng nhẹ, không sốt
hoặc sốt nhẹ, không có tụt huyết áp, BMI trong
giới hạn bình thường.
Đặc điểm cận lâm sàng nhóm bệnh nhân
nghiên cứu
Bảng 5: Amylase máu
Đặc điểm Trung bình
Amylase máu (U/L) 530,4 ± 28,3
Amylase niệu (U/L) 3657,3 ± 146,7
Amylase máu trung bình tăng trên 6 lần mức
bình thường.
Bảng 6: Kết quả huyết học
Xét nghiệm Trung bình
Bạch cầu (10
3
/uL) 13,7 ± 2,6
Hct (%) 47,6 ± 5,2
Tiểu cầu (10
3
/uL) 186 ± 37
Kết quả huyết học trong giới hạn bình thường.
Bảng 7: Kết quả sinh hóa
Xét nghiệm Trung bình
Cholesterol toàn phần (mmol/L) 5,6 ± 3,4
HDL-C (mmol/L) 1,2 ± 0,6
LDL-C (mmol/L) 3,9 ± 6,9
Triglicerid (mmol/L) 5,3 ± 3,5
Glucose (mg%) 135,2 ± 16,6
Creatinin (umol/L) 103 ± 12,7
Natri (mmol/L) 138 ± 5,7
Kali (mmol/L) 3,4 ± 2,1
Canxi (mmol/L) 2,2 ± 0,3
CRP (mg/dL) 26,3 ± 8,9
Bệnh nhân có rối loạn lipid máu ở mức độ
tăng giới hạn.
Bảng 8: Rối loạn lipid máu
n Tỷ lệ %
Rối loạn lipid máu 24/42 57
Tăng triglyceid 6/42 14
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 42/97
bệnh nhân được làm xét nghiệm lipid máu,
trong đó 57% có rối loạn lipid máu và 14% có
tăng triglycerid.
Bảng 9: Kết quả chẩn đoán hình ảnh
Xét nghiệm n Tỷ lệ %
Siêu âm 34 35
CT scan 1 1
34% trường hợp có hình ảnh viêm tụy cấp
trên siêu âm, chỉ 1 trường hợp được chụp
CTscan và có hình ảnh tụy phù nề khu trú
không hoại tử.
Kết quả điều trị nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Tỷ lệ khỏi bệnh cao 94%, 5 trường hợp
chuyển viện theo yêu cầu gia đình. Có 1 trường
hợp viêm tụy cấp nặng, biến chứng suy đa tạng
và tử vong.
Bảng 10: Kết quả điều trị
Kết quả n Tỷ lệ %
Khỏi 91 94
Chuyển viện 5 5
Tử vong 1 1
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh
nhân viêm tụy cấp có đặc điểm sau
Đặc điểm chung
Giới tính
Bệnh viêm tụy cấp chủ yếu gặp ở nam giới,
chiếm 77%, cao hơn 3 lần tỉ lệ nữ giới. Kết quả
này tương tự nghiên cứu của Nguyễn Đắc Ca(3)
(nam 75%).
Tuổi
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 40
± 9,89 tuổi, điều này tương tự kết quả của
Hoàng Thị Huyền(2) (41,1 ± 12,5). Bệnh nhân
gặp chủ yếu trong lứa tuổi từ 31 - 50 tuổi, có
thể là do độ tuổi này là độ tuổi lao động, uống
nhiều bia rượu.
Tiền sử
Tiền sử liên quan đến rượu chiếm tỉ lệ cao
nhất (75%), cao hơn so với nghiên cứu của
Nguyễn Gia Bình(4) (65,3%), có thể là do sự khác
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 37
biệt vùng miền. Chúng tôi cũng ghi nhận có 27%
trường hợp có tiền sử rối loạn lipid, gần với kết
quả của Nguyễn Gia Bình(4) (25,3%) và 8% có tiền
sử đái tháo đường, thấp hơn kết quả Nguyễn
Gia Bình(4) (18,6%). Sự khác biệt có thể là do
Nguyễn Gia Bình nghiên cứu trên bệnh nhân
tăng triglycerid nên bệnh chuyển hóa cao hơn.
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng cơ năng
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% bệnh
nhân nhập viện vì đau bụng, tương tự kết quả
của Nguyễn Gia Bình(4) (98%). Nôn chiếm tỉ lệ
31%, bí trung đại tiện 22%, thấp hơn nghiên cứu
của Nguyễn Gia Bình(4) (92% và 86,7%).
Triệu chứng thực thể
Khám lâm sàng nhận thấy có 41% bệnh nhân
có chướng bụng, 12% có tăng áp lực ổ bụng.
Bụng chướng gây cho bệnh nhân cảm giác khó
chịu, khó thở và cùng với dấu hiệu bụng chướng
có thể xuất hiện dịch ổ bụng. Bụng chướng cùng
với dịch trong ổ bụng gây ra hội chứng tăng áp
lực ổ bụng, đây là hội chứng thường gặp trong
bệnh cảnh viêm tụy cấp. Tăng áp lực ổ bụng bắt
đầu xảy ra khi áp lực ổ bụng trên
16cmH2O(1)Trong nhóm nghiên cứu của chúng
tôi có 67% bệnh nhân được đo áp lực ổ bụng với
mức trung bình là: 14,3 ± 4,6 cmH2O, trong giới
hạn bình thường, nhưng có 19% trường hợp
bệnh nhân có áp lực ổ bụng tăng trên 16 và cao
nhất là 22 cmH2O. Áp lực ổ bụng tăng, tiên
lượng bệnh càng nặng(3).
Triệu chứng toàn thân
Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi không sốt hoặc sốt nhẹ, nhiệt độ trung
bình lúc nhập viện là 37,8 ± 7,3OC; 18% sốt trên
38oC. Có 25% bệnh nhân có mạch nhanh trên 90
lần/phút, chỉ có 1 trường hợp viêm tụy cấp nặng
có sốc với huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg.
Cận lâm sàng
Amylase máu
Nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu có kết
quả amylase máu tăng cao trên 6 lần mức bình
thường, trung bình: 530,4 ± 28,3 U/L.
Xét nghiệm huyết học
Bạch cầu tăng trên 16 x103/uL là yếu tố tiên
lượng nặng trong thang điểm Ranson. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, bạch cầu trung bình
là 13,7 ± 2,6 x 103/uL, trong đó có 12% tăng trên
16 x 103/uL, tương ứng với 18% bệnh nhân có sốt.
Xét nghiệm sinh hóa
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 42/97
bệnh nhân được làm xét nghiệm lipid máu,
trong đó 57% có rối loạn lipid máu và 14% có
tăng triglycerid. Viêm tụy cấp không do nguyên
nhân cơ học thì rượu và liên quan đến rượu là
nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất 75%. Tuy
nhiên, viêm tụy cấp do tăng triglycerid cũng là
vấn đề đáng quan tâm. Tuy nhiên, trong nhóm
bệnh nhân viêm tụy cấp, có tới hơn 50% bệnh
nhân chưa được xét nghiệm lipid máu.
Chẩn đoán hình ảnh
Theo Vũ Đức Định(6) trong 72 giờ đầu mức
độ hoại tử tụy không phản ánh mức độ nặng của
viêm tụy cấp. Theo kết quả cho thấy, có 35%
bệnh nhân có hình ảnh viêm tụy cấp trên siêu
âm. Chỉ 1 trường hợp bệnh nhân được chụp CT-
scan, do có thể triệu chứng lâm sàng bệnh nhân
đã rõ ràng, điều trị cải thiện nên bệnh nhân
không cần chụp CT-scan thường qui.
Kết quả điều trị
Tỉ lệ khỏi bệnh chiếm tỉ lệ rất cao 94%. Có 5
trường hợp chuyển tuyến trên tuy nhiên là do
yêu cầu của gia đình. Có 1 trường hợp viêm tụy
cấp nặng, biến chứng suy đa tạng, tràn dịch
màng phổi, sốc nhiễm trùng, áp lực ổ bụng 22
cmH2O, bệnh nhân được điều trị tích cực với lọc
máu liên tục, tuy nhiên bệnh nhân đã tử vong.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu nhận thấy: viêm tụy cấp gặp
chủ yếu ở nam giới (77%), lứa tuổi 31-50 (67%),
có tiền sử liên quan đến bia rượu (77%). Triệu
chứng điển hình là đau bụng (100%), bụng
chướng (41%). Có 67% bệnh nhân được đo áp
lực ổ bụng, áp lực ổ bụng tăng chiếm tỉ lệ 19%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 38
(17% độ I, 2% độ II). Có 43% bệnh nhân được xét
nghiệm lipid máu, trong đó rối loạn lipid và
tăng triglicerid chiếm tỉ lệ cao (57% và 14%).
Hình ảnh siêu âm có viêm tụy cấp chiếm tỉ lệ
34%. Tỉ lệ khỏi bệnh là 94%, tử vong 1%.
KIẾN NGHỊ
Bệnh nhân viêm tụy cấp nên được đo áp lực
ổ bụng thường qui để tiên lượng và theo dõi bệnh.
Bệnh nhân viêm tụy cấp nên được xét
nghiệm lipid máu thường qui để tầm soát yếu
tố nguy cơ, cũng như chẩn đoán nguyên nhân bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Haney JC, Pappas TN (2007), Necrotizing pancreatitis: diagnosis
and management, Surg Clin North Am, 87(6), 1431-1446.
2. Hoàng Thị Huyền (2004), Đối chiếu một số triệu chứng lâm
sàng trong viêm tụy cấp với phân độ nặng nhẹ của Imrie và
Balthazar, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ y khoa, Trường Đại học Y
Hà Nội.
3. Nguyễn Đắc Ca (2007), Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng
trong chẩn đoán độ nặng, diễn biến của Viêm tụy cấp tại khoa
điều trị tích cực, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ y khoa, Trường Đại
học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Gia Bình (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và điều trị viêm tụy cấp do tăng Triglyceride, Đề tài nghiên cứu
cấp cơ sở, Bệnh viện Bạch Mai.
5. Nguyễn Khánh Trạch (2004), “Viêm tụy cấp”, Bệnh học Nội
khoa – Dành cho đối tượng sau đại học tập 1, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội, 143-153.
6. Vũ Đức Định (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số chỉ
số cận lâm sàng và hiệu quả điều trị của liệu pháp lọc máu liên
tục ở bệnh nhân viêm tụy cấp nặng, Luận án Tiến sỹ y học, Học
viện Quân Y.
Ngày nhận bài báo: 31/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_dieu_tri_viem_t.pdf