Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm động mạch chủ bụng ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2: Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 47
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SIÊU ÂM ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Lê Som Lan*, Mai Công Sao** Huỳnh Kim Phượng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: tần suất mắc bệnh của tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ týp 2) ngày càng gia
tăng trong đó tổn thương mạch máu lớn là một trong những biến chứng cơ quan đích quan trọng, trong đó động
mạch chủ bụng (ĐMC bụng) là một trong những mạch máu lớn bị ảnh hưởng bởi THA và ĐTĐ. Vì vậy, việc
khảo sát đặc điểm hình thái và chức năng của ĐMC bụng trên bệnh nhân (BN) THA và ĐTĐ typ 2 là cần thiết.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, cắt ngang, mô tả.
Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 37 đối tượng THA và 37 đối tượng ĐTĐ týp 2 (nhóm bệnh), 35 đối
tượng bình thường (nhóm chứng). Ghi nhận không có sự khác biệt đáng kể về đường kính lòng mạch (IMT), các
chỉ số huyết động giữa hai nhóm, tuy nhiên IMT và tỷ lệ mảng xơ vữa (...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm động mạch chủ bụng ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 47
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SIÊU ÂM ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Lê Som Lan*, Mai Công Sao** Huỳnh Kim Phượng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: tần suất mắc bệnh của tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ týp 2) ngày càng gia
tăng trong đó tổn thương mạch máu lớn là một trong những biến chứng cơ quan đích quan trọng, trong đó động
mạch chủ bụng (ĐMC bụng) là một trong những mạch máu lớn bị ảnh hưởng bởi THA và ĐTĐ. Vì vậy, việc
khảo sát đặc điểm hình thái và chức năng của ĐMC bụng trên bệnh nhân (BN) THA và ĐTĐ typ 2 là cần thiết.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, cắt ngang, mô tả.
Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 37 đối tượng THA và 37 đối tượng ĐTĐ týp 2 (nhóm bệnh), 35 đối
tượng bình thường (nhóm chứng). Ghi nhận không có sự khác biệt đáng kể về đường kính lòng mạch (IMT), các
chỉ số huyết động giữa hai nhóm, tuy nhiên IMT và tỷ lệ mảng xơ vữa (MXV) nhóm THA và ĐTĐ typ 2 dày và
nhiều hơn nhóm chứng một cách có ý nghĩa thống kê, IMT đoạn ĐMC bụng 1 là 3,9 ± 1,1mm, 3,6 ± 0,9mm và
đoạn ĐMC bụng 2 là 3,4 ± 1,1mm, 3,2 ± 0,7mm so với nhóm chứng IMT đoạn ĐMC bụng 1 là 2,3 ± 0,4mm và
IMT đoạn ĐMC bụng 2 1,8 ± 0,3mm (p<0,004). Tỷ lệ mảng xơ vữa ở đối tượng THA chiếm 97,3%, ĐTĐ týp 2
chiếm 94,65%, so với 51,4% ở nhóm chứng (p<0,05). Có 1 trường hợp phình ĐMC bụng ở đối tượng THA
chiếm 2,9%.
Kết luận: Dày lớp nội trung mạc và xơ vữa ở ĐMC bụng trong bệnh THA và ĐTĐ týp 2 thường xuất hiện
sớm, có khả năng dự báo và là dấu hiệu để theo dõi tình trạng xơ vữa động mạch. Siêu âm ĐMC bụng còn giúp
phát hiện và theo dõi điều trị sớm phình ĐMC bụng.
Từ khóa: Tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2, động mạch chủ bụng, siêu âm
ABSTRACT
ULTRASONOGRAPHIC CHANGES OF ABDOMINAL AORTIC ARTERY IN HYPERTENSIVE AND
TYPE 2 DIABETES PATIENTS
Le Som Lan, Mai Công Sao, Huynh Kim Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 47- 52
Objective: To study morphological characteristics and functions of the abdominal aorta in patients with
hypertension and type 2 diabetes
Methods: Cross-sectional, descriptive study.
Results: The study is performed in 37 subjects with arterial hypertension and in 37 subjects with type 2
diabetes (study group), 35 healthy subjects (control group). The results do not show significant differences in
luminal diameters, hemodynamic indices in both groups. But IMT and the incidence of atherosclerotic plaques in
hypertensive and type 2 diabetes groups have meaningfully significant differences as compared to control group.
In hypertensive and type 2 diabetes group, the IMT in abdominal aorta 1 is 3.9 ± 1.1mm, 3.6 ± 0.9mm and in
abdominal aorta 2 is 3.4 ± 1.1mm, 3.2 ± 0.7mm as compared to control group 2.3 ± 0.4mm and 1.8 ± 0.3mm,
* Khoa Chăm sóc Sức khỏe theo yêu cầu-BV Chợ Rẫy
** Khoa Chẩn đoán hình ảnh-BV Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS CK II Lê Som Lan ĐT: 0985157988 Email: saolan1622008@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 48
respectively. The incidence of atherosclerotic plaques is found 97.3% in hypertensive, 94.65% in type 2 diabetes as
compared to 51.4% in control group. There is one case with aneurysm of abdominal aorta in arterial hypertension
group.
Conclusion: Intima-media thickening and atherosclerosis of abdominal aorta in patients with arterial
hypertension and type 2 diabetes usually appear early, that can be used as a prognosis predictor and documented
for follow-up of arterial atherosclerosis. Doppler ultrasonography also helps in early detecting, monitoring and
treating aneurysm of abdominal aorta.
Key words: hypertension, type 2 diabetes, abdominal aorta, ultrasonography.
ĐẶT VẤN ĐỀ
THA và ĐTĐ đã được biết đến như là bệnh
lý gây xơ vữa động mạch, xơ vữa động mạch là
quá trình bệnh lý phức tạp diễn ra ở lớp nội -
trung mạc của động mạch, từ đó gây ra các biến
chứng mạch máu lớn, mạch máu nhỏ, là nguyên
nhân quan trong gây nên biến chứng tim mạch
và tử vong ở bệnh THAvà đái tháo đường.
Để khảo sát hình thái và chức năng mạch
máu thì siêu âm mạch là phương pháp có nhiều
ưu thế như: tiện lợi, không xâm lấn, không gây
tai biến, giá hợp lý, giá trị chẩn đoán cao.
Nhằm phát hiện sớm những thay đổi về
hình thái và chức năng của mạch máu, giúp điều
trị phòng ngừa nhằm hạn chế sự tiến triển và
biến chứng của bệnh, chúng tôi tiến hành:
“Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm ĐMC
bụng ở BN THA và ĐTĐ týp 2” với mục tiêu
nghiên cứu như sau:
Khảo sát đặc điểm vận tốc dòng máu trong
ĐMC bụng trên nhóm BN THA, ĐTĐ có so sánh
với nhóm chứng.
Khảo sát đặc điểm hình thái ĐMC bụng trên
nhóm BN THA, ĐTĐ có so sánh với nhóm
chứng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nhóm bệnh: THA dựa theo tiêu chuẩn của
ESH/ESC 2013: THA khi có HA tâm thu ≥ 140
mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥90 mmHg,
hoặc BN đang điều trị bằng các thuốc hạ HA.
Chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn của ADA 2013
gồm: 1/Một mẫu đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dl
(11,1 mmol/L), kết hợp với các triệu chứng của
tăng đường huyết. 2/Đường huyết lúc đói ≥ 126
mg/dl (7,0 mmol/L) (sau 8 giờ nhịn ăn). 3/ Đường
huyết 2 giờ sau khi uống 75gram glucose ≥
200mg.
Nhóm chứng: gồm những người đã kiểm tra
sức khỏe tổng quát không ghi nhận tiền căn hoặc
đang mắc các bệnh như: tăng huyết áp, bệnh
động mạch vành, đột quỵ, đái tháo đường, bệnh
thận mạn, ung thư, hội chứng chuyển hóa
Các đối tượng lấy theo mẫu thuận tiện, đến
khám và điều trị ngoại trú tại khoa Chăm sóc
Sức khỏe theo yêu cầu và Khoa Nội tiết của Bệnh
viện Chợ Rẫy từ ngày 02/01/2014 đến ngày
07/12/2014.
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu mô tả cắt ngang có phân tích
Các biến số khảo sát
Siêu âm 2D, TM, Doppler xung màu khảo sát
tại 2 vị trí trên và dưới chỗ chia động mạch thận,
với các biến số:
Đường kính lòng động mạch cuối tâm
trương (Dd). Đường kính lòng động mạch cuối
tâm thu (Ds). Độ dày lớp nội trung mạc (IMT-
Intima-Media). Mảng xơ vữa: khi IMT > 2mm.
Vận tốc đỉnh tâm thu (Vs). Vận tốc cuối tâm
trương (Vd). Vận tốc trung bình (Vm). Thời gian
gia tốc (ACCT). Chỉ số trở kháng (RI). Chỉ số
mạch đập (PI). Tỷ số vận tốc đỉnh tâm thu và
cuối tâm trương (S/D).
Xử lý số liệu
Kết quả được mã hóa và xử lý bằng phần
mềm SPSS 18.0.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 49
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung
Giới
Nam: 20 (27,8%), Nữ: 52 (72,2%).
Tuổi
Nhỏ nhất: 25, lớn nhất: 79, trung bình là 53,63
± 11,32.
Đặc điểm vận tốc dòng máu trong ĐMC bụng của các nhóm
Bảng 1. So sánh vận tốc dòng máu trong ĐMC bụng giữa các nhóm
Nhóm
Nhóm chứng (1) (n=35)
SDX
NhómTHA (2) (n=37)
SDX
Nhóm ĐTĐ (3) (n=37)
SDX
P (1&2) P (1&3) P (2&3)
PSV (cm/s)
ĐMC1 118,4± 3,8 83,6 ± 46,4 92,4 ± 35,2 0,132 0,132 0,359
ĐMC2 137,4± 59,7 142,4 ± 65,1 128,7± 43,0 0,737 0,480 0,290
EDV (cm/s)
ĐMC1 17,5 ± 6,6 15,3 ± 9,4 17,6 ± 7,9 0,261 0,928 0,253
ĐMC2 27,7 ± 16,1 36,1 ± 28,4 27,0 ± 14,4 0,129 0,848 0,086
Vm (cm/s)
ĐMC1 44,5 ± 32,9 35,8 ± 21,9 37,5 ± 14,7 0,186 0,241 0,694
ĐMC2 33,2 ± 17,3 29,2 ± 24,3 28,4 ± 23,5 0,433 0,332 0,884
Phép kiểm t độc lập Các chỉ số vận tốc dòng máu trong ĐMV
bụng đoạn 1 và đoạn 2 giữa các nhóm bệnh và
nhóm bình thường khác biệt không có ý nghĩa.
Bảng 2. So sánh các chỉ số thời gian tăng tốc, tỉ lệ A/ B ratio, chỉ số mạch đập, chỉ số trở kháng
Chỉ số
Nhóm chứng (1) (n=35)
SDX
Nhóm THA (2) (n=37)
SDX
Nhóm ĐTĐ (3) (n=37)
SDX
P (1&2) P (1&3) P (2&3)
ACCT
(ms)
ĐMC 1 74,7 ± 20,7 98,6 ± 59,8 69,9 ± 18,7 0,028 0,299 0,007
ĐMC 2 76,5 ± 35,3 64,0 ± 29,0 64,9 ± 25,8 0,218 0,242 0,891
S/D
ĐMC 1 5,6 ± 1,0 5,7 ± 1,5 5,5 ± 1,3 0,791 0,785 0,633
ĐMC 2 7,4 ± 9,6 6,9 ± 9,2 5,6 ± 2,4 0,808 0,255 0,401
PI
ĐMC 1 2,0 ± 0,3 2,0 ± 0,5 2,0 ± 0,3 0,734 0,795 0,880
ĐMC 2 6,1 ± 4,4 11,7 ± 15,5 8,4 ± 8,2 0,047 0,148 0,267
RI
ĐMC 1 0,8 ± 0,0 1,0 ± 1,2 0,8 ± 0,1 0,693 0,803 0,846
ĐMC 2 1,1 ± 0,2 1,1 ± 0,2 1,1 ± 0,2 0,455 0,735 0,239
Phép kiểm t độc lập
Thời gian gia tốc ACCT tại ĐMC bụng đoạn
1 ở nhóm chứng và nhóm ĐTĐ thấp hơn so với
nhóm THA có ý nghĩa thống kê p<0,05, chỉ số
mạch đập PI của nhóm THA đoạn ĐMC 2 thấp
hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p =
0,047.
Đặc điểm hình thái ĐMC bụng của các nhóm
Bảng 3: So sánh đặc điểm hình thái ĐMC bụng giữa nhóm THA, ĐTĐ và nhóm chứng
Nhóm
Nhóm chứng (1) (n=35)
SDX
Nhóm THA (2) (n=37)
SDX
Nhóm ĐTĐ (3) (n=37)
SDX
P (1&2) P (1&3) P (2&3)
IMT
(mm)
ĐMC 1 2,3 ± 0,4 3,9 ± 1,1 2,3 ± 0,4 <0,001 <0,001 0,316
ĐMC 2 1,8 ± 0,3 3,4 ± 1,1 1,8 ± 0,3 <0,001 <0,001 0,389
Dd
(mm)
ĐMC 1 15,4 ± 2,1 19,1 ± 3,3 15,4 ± 2,1 <0,001 <0,001 0,153
ĐMC 2 10,8 ± 2,2 12,4 ± 2,4 10,8 ± 2,2 0,004 0,002 0,871
Ds
(mm)
ĐMC 1 17,5 ± 2,1 21,2 ± 3,5 17,5 ± 2,1 <0,001 <0,001 0,131
ĐMC 2 11,8 ± 2,1 13,9 ± 2,4 11,8 ± 2,1 <0,001 <0,001 0,873
Phép kiểm t độc lập
Các chỉ số IMT, Dd, Ds giữa nhóm THA,
ĐTĐ và nhóm chứng có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p≤0,004, giữa nhóm THA và nhóm
ĐTĐ sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 50
Bảng 4. Tỷ lệ MXV trên siêu âm ĐMCB giữa nhóm
THA, ĐTĐ và nhóm chứng
Mảng xơ
vữa
Nhóm THA
(n=37) (%)
Nhóm ĐTĐ
(n=37) (%)
Nhóm chứng
(n=35) (%)
Có 36 (97,3) 35 (94,6) 18(51,4)
Không 1 (2,7) 2 (5,4) 17 (48,6)
Không có sự khác biệt về tỷ lệ MXV giữa các
nhóm THA và ĐTĐ, có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về tỷ lệ MXV giữa các nhóm THA,
ĐTĐ so với nhóm chứng (p<0,05).
BÀN LUẬN
Đặc điểm vận tốc dòng chảy qua các đoạn
ĐMC bụng của nhóm THA, ĐTĐ và nhóm
chứng
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu được
kết quả trình bày trong các bảng 1, 2, 3. Phân tích
so sánh thống kê thấy chưa có khác biệt về các
chỉ số dòng chảy giữa các nhóm nghiên cứu với
p>0,05. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi kết quả đo
độ dày thành mạch, các mảng vữa xơ cho thấy
chúng chỉ dày 2-4mm, chưa gây hẹp lòng mạch
có ý nghĩa, do vậy chưa gây biến đổi vận tốc. Các
tài liệu kinh điển cho thấy khi lòng động mạch
ngoại vi hẹp trên 50% thì mới có sự thay đổi về
vận tốc dòng máu, khi đó vận tốc tối đa Vs của
ĐMC bụng tăng trên 120cm/s.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy vận
tốc tối đa ở các đoạn động mạch và ở các nhóm
có sự khác biệt và có độ phân tán (SD) khá lớn,
tuy nhiên khi so sánh theo chi bình phương thì
sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê.
Nhưng so sánh với nghiên cứu của Trần Công
Đoàn thì có một số trường hợp không khác biệt,
một số trường hợp sự khác biệt có ý nghĩa.
Trong thực hành, điều chỉnh góc giữa tia siêu
âm và hướng dòng máu rất quan trọng, nếu có
sai lệch 5-10 độ cũng có thể gây sai số vận tốc,
và đây có lẽ là một lý do. Ngoài ra, do việc chọn
nhóm đối tượng và phương tiện nghiên cứu có
khác nhau, cũng có thể ảnh hưởng đến các
thông số(10).
So sánh các chỉ số vận tốc tâm trương Vd
cũng có những sự giống và khác tương tự. Riêng
với vận tốc trung bình do máy tự động đo đạc
tính toán, chúng tôi nhận thấy hầu hết không có
sự khác biệt có ý nghĩa. Như vậy có lẽ những sai
số trong thao tác thủ công cũng vẫn là vấn đề
cần chú ý cho những người làm siêu âm thực
hành. Sự khác biệt ở nhiều thông số giữa các
nghiên cứu, giữa các nhóm cũng là lý do nhiều
khuyến cáo cho rằng, ngoài việc áp dụng các giá
trị tham số đối chiếu chung thì mỗi phòng khám
cũng nên có những nghiên cứu đưa ra thông số
tham chiếu cho cơ sở của mình.
Đặc điểm về hình thái siêu âm ĐMC bụng
Kích thước lòng ĐMC
Bảng 3, khi so sánh giữa các nhóm ghi nhận
đường kính lòng động mạch ở hai giai đoạn tâm
thu và tâm trương trên hai nhóm bệnh lý THA
và ĐTĐ đều có hiện tượng giãn ra hơn so với trị
số Ds và Dd bình thường. Tuy nhiên giữa hai
nhóm này lại không khác nhau, có thể đều do có
tác động của quá trình bệnh lý. THA làm áp lực
trong lòng động mạch tăng lên tất nhiên là yếu
tố gây giãn lòng động mạch. Kết quả ở nhóm
chứng, so với nhóm bệnh thì các chỉ số này thấp
hơn có ý nghĩa với p≤0,004. So với Trần Công
Đoàn(10) nghiên cứu trên siêu âm 145 người bình
thường có kết quả đường kính động mạch chủ
bụng đo trên siêu âm TM đoạn trên và dưới thận
lần lượt là 18,6 ± 2,2mm, 14,7 ± 2,0mm ở tâm thu
và 16,2 ± 2,2mm, 13,3 ± 2,4mm ở tâm trương, thì
con số của chúng tôi có nhỏ hơn, có lẽ do nhóm
chúng tôi nghiên cứu số lượng ít hơn, tuổi trung
bình thấp hơn.
Nhưng chỉ số trung bình của đường kính
lòng ĐMC bụng thì tâm thu của nhóm bệnh
THA và ĐTĐ cũng chỉ là 20,6 ± 3,2 (đoạn 1) và
13,9 ± 2,2 (đoạn 2), chưa vượt qua thông số của
Nguyễn Phước Bảo Quân ở người bình thường
là: ngang mức cơ hoành: 2-2,5cm, vị trí phân chia
động mạch chậu: 1.5-2cm(7).
Các chỉ số hình thái
IMT, đường kính lòng động mạch tâm thu,
tâm trương của nhóm THA và nhóm ĐTĐ đều
cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 51
(p<0,001), chứng tỏ trong bệnh THA và ĐTĐ có
sự dày lên của IMT tại ĐMC bụng khi so sánh
với người bình thường (bảng 3).
Nghiên cứu trên mổ tử thi trẻ em đã ghi
nhận các tổn thương xơ vữa động mạch bắt
đầu phát triển đầu tiên trong lớp áo trong của
ĐMC(4). Trong một nghiên cứu trên trẻ em của
Järvisalo và cs (2001), khi tiến hành khảo sát
đo đường kính lòng mạch IMT của ĐMC bụng
và ĐM cảnh cho 88 trẻ em tuổi trung bình là
11 ± 2, trong đó 16 trẻ bị tăng cholesterol, 44 đã
mắc bệnh ĐTĐ týp 1 và 28 trẻ khỏe mạnh. Kết
quả cả IMT của ĐMC và động mạch cảnh đều
tăng đáng kể trong nhóm rối loạn lipid máu
và ĐTD so với nhóm chứng trẻ khỏe mạnh,
nhưng sự khác biệt rõ rệt hơn đối với ĐMC.
Các tác giả rút ra kết luận trẻ em có tăng
cholesterol máu và ĐTĐ có tăng kích thước
IMT so với người khỏe mạnh, với mức tăng
tương đối lớn trong IMT của ĐMC hơn trong
IMT của động mạch cảnh. Điều này có thể
được giải thích xơ vữa động mạch khởi phát ở
lớp nội mạc của ĐMC, các dữ liệu cho thấy
IMT của ĐMC có thể là dấu chỉ điểm đánh giá
tiền lâm sàng bệnh xơ vữa động mạch(4).
Marcos và Cs nghiên cứu về độ dày lớp IMT
tại ĐM cảnh ở các BN ĐTĐ týp 2 và THA so với
người bình thường, thấy sự khác biệt IMT tính
theo tuổi giữa nhóm ĐTĐ và nhóm bình thường
là 0,040mm, giữa nhóm THA và nhóm bình
thường là 0,026 mm. Các tác giả này kết luận:
IMT dày nhất ở nhóm ĐTĐ, nhưng mức độ tăng
hàng năm của IMT thì lớn hơn ở nhóm BN THA.
So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả
này, kết quả tăng IMT của nhóm ĐTĐ và THA
của chúng tôi là tương đồng(6).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Thanh Liêm trên siêu âm động mạch cảnh ghi
nhận: IMT >0,7mm chiếm 77,17% trên BN
THA, IMT >0,7mm chiếm 95,96% trên BN
ĐTĐ, chỉ có 12,5% có IMT >0,7mm trên nhóm
không ĐTĐ và không THA(8).
Bùi Nguyên Kiểm và Cs ghi nhận rằng: độ
dày trung bình và tỷ lệ dày của lớp nội trung
mạc tại ĐM cảnh gốc ở người già có THA
và/hoặc ĐTĐ cao hơn một cách có ý nghĩa thống
kê so với nhóm người già không có yếu tố nguy
cơ này(2).
Nhìn chung các kết quả về thay đổi hình thái
của ĐMC bụng trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng phù hợp với các nghiên cứu khác trong và
ngoài nước.
Mặc dù sự thay đổi về hình thái của cả 2
nhóm này với nhóm chứng rất rõ rệt và có ý
nghĩa thống kê với p<0,05, các đặc điểm siêu
âm ĐMC bụng về hình thái giữa hai nhóm
THA và ĐTĐ không có sự khác biệt có ý
nghĩa, chứng tỏ sự biến đổi về hình thái ĐMC
bụng của hai nhóm bệnh lý này trong nghiên
cứu của chúng tôi diễn ra khá tương đồng. Cả
hai nhóm bệnh đều có sự dày lên của IMT,
giãn rộng đường kính ĐMC bụng, cả tâm thu
lẫn tâm trương. Mặc dù hai bệnh lý khác
nhau, nhưng cùng gây nên tổn thương chung
là biến đổi hình thái ĐMC bụng.
Xơ vữa ĐMC bụng
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận mảng
xơ vữa ĐMV bụng ở nhóm chứng trên 18/37
trường hợp chiếm tỷ lệ 51,4%, nhóm THA có
36/37 trường hợp chiếm tỷ lệ 97,3%, nhóm
ĐTĐ có 35/37 trường hợp có mảng xơ vữa
chiếm tỷ lệ 94,6%. Như vậy tỷ lệ mảng xơ vữa
ở các nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng nhiều
và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Theo
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm ghi nhận
mảng xơ vữa động mạch cảnh ở nhóm BN bị
THA 41,49%, nhóm không THA 5,26%, nhóm
ĐTĐ mảng xơ vữa chiếm 60,87% trường hợp,
nhóm không ĐTĐ chỉ gặp trong 24,77%
trường hợp; các sự khác biệt này đều có ý
nghĩa thống kê với p< 0,01(8). Khi so sánh với
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ mảng xơ vữa ở
ĐMC bụng của chúng tôi cao hơn tỷ lệ mảng
xơ vữa trên ĐM cảnh của Nguyễn Thanh
Liêm; theo một số nghiên cứu, điều này có thể
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 52
do tổn thương xơ vữa động mạch bắt đầu từ
lớp áo trong của ĐMC bụng trước.
Haygert và Cs thấy tỷ lệ xơ vữa của động
mạch cảnh trên BN THA cao hơn trên BN không
THA khoảng sáu lần (OR=5,653). Trong khi đó,
sự hiện diện đồng thời của xơ vữa ĐMC bụng
kết hợp với xơ vữa động mạch cảnh, nhiều khả
năng xảy ra gấp gần hai lần (OR: 10,752), so với
sự hiện diện của mảng xơ vữa chỉ ở động mạch
cảnh trên BN THA. Chứng tỏ tình trạng xơ vữa
ĐMC bụng ở BN THA là rất nổi bật(3).
Phình ĐMC bụng
Trong quá trình chọn lọc các đối tượng
nghiên cứu. Chúng tôi gặp 3 trường hợp phình
ĐMC bụng. Hai trường hợp nằm trong bệnh
cảnh vừa THA vừa ĐTĐ nên không thuộc đối
tượng nghiên cứu, trường hợp còn lại nằm trong
nhóm BN THA. BN bị THA đã 20 năm. Vị trí
phình dưới chỗ xuất phát của động mạch thận,
chiều dài đoạn phình 61mm, đường kính ngang
lớn nhất 31mm, cổ trước đoạn phình # 16mm, cổ
sau # 15mm, vậy tỷ lệ thấy phình ĐMC bụng của
chúng tôi gặp 2,9% nếu chỉ tính riêng trong
nhóm THA (1,4% nếu tính chung).
Blois (2012) gặp tỷ lệ phình ĐMC bụng từ 3
đến 4 cm đường kính là 4,4%, cao hơn của chúng
tôi, có lẽ do các đối tượng của Blois có tuổi trung
bình lớn hơn của chúng tôi(1).
Theo nghiên cứu của Pârv và Cs thì trong 62
phụ nữ ở tuổi mãn kinh có 2 người (3.2%) và ở
108 nam tuổi tương đương là 3 (2,8%) bị phình
ĐMC bụng(9), tỷ lệ này cũng cao hơn với phát
hiện của chúng tôi.
Siêu âm được cho là phương tiện tầm soát và
theo dõi rất tiện lợi. Theo một số tác giả siêu âm
có độ nhạy 94-100%, độ chuyên biệt 98-100%,
trong phát hiện phình ĐMC bụng(5,11).
KẾT LUẬN
Trong nhóm THAvà ĐTĐ týp 2 có sự dày lên
của lớp nội trung mạc và xơ vữa ở ĐMC bụng
nhiều hơn so với nhóm chứng một cách có ý
nghĩa. Không có sự khác biệt đáng kể về đường
kính lòng động mạch, các chỉ số chức năng huyết
động của ĐMC bụng, giữa nhóm BN bị THA và
bệnh ĐTĐ týp 2 so với nhóm chứng.
Tổn thương dày lớp nội trung mạc và mảng
xơ vữa ở ĐMC bụng trong nhóm THA và nhóm
ĐTĐ týp 2, có khả năng dự báo và dùng làm dữ
kiện để theo dõi bệnh xơ vữa động mạch. Siêu
âm ĐMC bụng là kỹ thuật đơn giản, dễ làm,
không xâm lấn, có thể thực hiện rộng rãi, giúp
tầm soát phát hiện điều trị sớm xơ vữa động
mạch, đặc biệt giúp phát hiện sớm túi phình để
có kế hoạch theo dõi và điều trị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Blois B., (2012) “Office-based ultrasound screening or
abdominal aortic aneurysm”. Can Fam Physician, 58, pp.172-
178.
2. Bùi Nguyên Kiểm, Phạm Thắng, Trần Đức Thọ (2004) “Đánh
giá bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh gốc ở người già
có THA và/hoặc đái tháo đường”. Y học thực hành số 8, tr: 49-
50.
3. Haygert CJP, Alves GRT, Suzigan BH, et al (2013) “Association
Between Abdominal Aortic Atherosclerosis and Carotid Artery
Atherosclerosis”. Eur J Gen Med., 10(4), pp. 226-231.
4. Järvisalo M.J., Jartti L., Salonen K.L., et al (2001) “Increased
Aortic Intima-Media Thickness A Marker of Preclinical
Atherosclerosis in High-Risk Children”. Circulation, 104, pp.
2943-2947.
5. LeFevre M.L., (2014) “Screening for Abdominal Aortic
Aneurysm: U.S. Preventive Services Task Force
Recommendation Statement”. Ann Intern Med., 161 (4), pp. 281-
290.
6. Marcos M.A.G., Rodriguez J.I.R., Sa´nchez E.R., et al (2011)
“Carotid Intima-Media Thickness in Diabetics and
Hypertensive Patients”. Rev Esp Cardiol.,64 (7), pp. 622–625.
7. Nguyễn Phước Bảo Quân (2013). "Siêu âm Doppler mạch máu ".
Tập 2, nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 639 - 659.
8. Nguyễn Thanh Liêm (2004), “Khảo sát xơ vữa ĐM cảnh ở BN tai
biến mạch não bằng siêu âm duplex”. Luận văn thạc sỹ Y Học. Đại
học Y Dược Tp Hồ Chí Minh.
9. Pârv F., Balint M., Avram I., et al (2012) “Study of aortic
atherosclerosis in women”. Journal of Experimental Medical &
Surgical Research Cercetãri Experimentale & Medico-Chirurgicale,
Year XIX (1-2), pp. 17–20.
10. Trần Công Đoàn (2004), “Nghiên cứu một số chỉ số hình thái-
chức năng của ĐMC bụng và động mạch chậu ngoài bằng
phương pháp siêu âm”. Luận án Tiến sĩ Y học. Học viện Quân y.
11. U.S. Preventive Services Task (2005) “Force Screening for
Abdominal Aortic Aneurysm: Recommendation Statement”.
Ann Intern Med., 142, pp. 198-202.
Ngày nhận bài báo: 27/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_hinh_anh_sieu_am_dong_mach_chu_bung_o_be.pdf