Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh học u nền sọ trước: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 34
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH HỌC U NỀN SỌ TRƯỚC
Ngô Văn Công*, Trần Minh Trường**, Nguyễn Hữu Dũng*, Hồ Khánh Thành*, Nguyễn Thị Phương*,
Trần Thị Lệ Hằng***, Huỳnh Thị Kim Hương***, Nguyễn Quốc Thắng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: U nền sọ trước thường hiện diện trong cấu trúc bên trong sâu. Vì vậy, việc khảo sát bằng hình
ảnh CT Scan/ MRI rất cần thiết. Khảo sát CT Scan/ MRI khối u nền sọ trước sẽ đưa ra đặc điểm hình ảnh của u
nền sọ trước trên CT Scan/ MRI.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca từ tháng 9/ 2009 đến tháng 6/ 2015 tại Khoa Tai
Mũi Họng – Bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Qua 45 trường hợp nghiên cứu chúng tôi ghi nhận, tổn thương chủ yếu là ở vùng sàng (xoang
sàng trước 80%, xoang sàng sau 88,9% và xoang bướm 82,2%) ở cả nhóm u lành tính vá u ác tính vùng nền sọ.
Trên CT-Scan cho thấy hình ảnh khuyết xương nền sọ do bào ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh học u nền sọ trước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 34
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH HỌC U NỀN SỌ TRƯỚC
Ngô Văn Công*, Trần Minh Trường**, Nguyễn Hữu Dũng*, Hồ Khánh Thành*, Nguyễn Thị Phương*,
Trần Thị Lệ Hằng***, Huỳnh Thị Kim Hương***, Nguyễn Quốc Thắng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: U nền sọ trước thường hiện diện trong cấu trúc bên trong sâu. Vì vậy, việc khảo sát bằng hình
ảnh CT Scan/ MRI rất cần thiết. Khảo sát CT Scan/ MRI khối u nền sọ trước sẽ đưa ra đặc điểm hình ảnh của u
nền sọ trước trên CT Scan/ MRI.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca từ tháng 9/ 2009 đến tháng 6/ 2015 tại Khoa Tai
Mũi Họng – Bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Qua 45 trường hợp nghiên cứu chúng tôi ghi nhận, tổn thương chủ yếu là ở vùng sàng (xoang
sàng trước 80%, xoang sàng sau 88,9% và xoang bướm 82,2%) ở cả nhóm u lành tính vá u ác tính vùng nền sọ.
Trên CT-Scan cho thấy hình ảnh khuyết xương nền sọ do bào mòn hay hủy xương chiếm 93,3% nhưng không
phân biệt được ranh giới giữa u và màng cứng/ não. Trên MRI phát hiện hình ảnh khối u xâm lấn vào màng
cứng 37,5% và hình ảnh xâm lấn vào não 37,5%. Kèm theo hình ảnh phù não xung quanh 11,1% (chủ yếu u ác
tính), và chèn vào cấu trúc thần kinh 46,7%, mạch máu 8,9%.
Kết luận: qua hình ảnh học chúng tôi ghi nhận hầu hết các khối u nền sọ trước đều có hiện diện ở mũi xoang
và ghi nhận tổn thương u tập trung chủ yếu vùng sàng.
Từ khóa: CT Scan/ MRI nền sọ, u nền sọ trước.
ABSTRACT
IMAGING FEATURES OF ANTERIOR SKULL BASE TUMOR
Ngo Van Cong, Tran Minh Truong, Nguyen Huu Dung, Ho Khanh Thanh, Nguyen Thi Phuong, Tran
Thi Le Hang, Huynh Thị Kim Huong, Nguyen Quoc Thang.
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 34 - 38
Objectives: Anterior skull base tumor usually lies deep in this complex region. So CT scan and MRI
findings are very important in outlining imaging features of anterior skull base tumor.
Methods: Cross sectional study from September 2009 to June 2015 at Otolaryngology Department – Cho
Ray Hospital.
Results: A total of 45 patients were assessed. Ethmoid region was the most affected region (anterior ethmoid
80%, posterior ethmoid 88.9%, and sphenoid 82.2%) in both malignant and benign tumors. CT scan revealed
bone defects because of bone erosion or bone destruction (93%) but unable to distinguish the tumor border from
meninges/dura. MRI reveals tumor invasions into surrounding dura (37.5%) and brain (37.5%), with brain
edema (11.1%, mostly malignant tumor) and push against nerve (46.7%) and vascular structures (8.9%).
Conclusions: In our imaging study, most anterior skull base tumor presents at rhino sinus region and the
most affected region is ethmoid.
* Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh Viện Chợ Rẫy. ** Bệnh Viện Chợ Rẫy.
*** Khoa Gây Mê Hồi sức - Bệnh Viện Chợ Rẫy.
Tác giả liên lạc: BS. Ngô Văn Công ĐT: 0918890806 Email: congtmh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 35
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý sàn sọ trước thường bắt nguồn từ
sàn sọ hoặc ở trong hốc mũi xấm lấn lên hoặc ở
trên màng não, não xâm lấn xuống. Như vậy,
việc đánh giá lâm sàng thường bị giới hạn,
không phản ánh đầy đủ một sang thương để
giúp cho việc điều trị. Do đó, để đánh giá một
cách tương đối đầy đủ về sang thương sàn sọ
trước cần phải có sự hỗ trợ của hình ảnh học đặc
biệt là CT Scan và MRI. Thông qua các dấu hiệu
trên hình ảnh chúng ta có thể xác định được vị
trí, nguồn gốc, giới hạn của sang thương, bên
cạnh đó, qua các dấu hiệu trên hình ảnh có thể
xác định sự liên quan giữa sang thương với các
cấu trúc mạch máu, thần kinh quan trọng lân
cận. Từ đó giúp cho chúng ta giới hạn lại chẩn
đoán và có kế hoạch điều trị thích hợp, và CT
Scan cùng MRI như một tấm bản đồ hướng dẫn
phẫu thuật viên trong quá trình phẫu thuật. Vì
thế hình ảnh học đặc biệt CT Scan và MRI có một
giá trị nhất định trong chẩn đoán và điều trị các
bệnh lý vùng sàn sọ trước. Do vậy, mà chúng tôi
tiến hành phân tích những giá trị của CT Scan và
MRI trong bệnh lý sàn sọ trước mà chúng tôi đã
gặp và theo dõi.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán u vùng sàn sọ
trước tại khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Chợ
Rẫy ừ tháng 9/ 2009 đến tháng 6/ 2015.
Được chụp CT-Scan và MRI có bơm thuốc
tương phản.
Phương tiện và dụng cụ nghiên cứu
Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang.
Tiến hành nghiên cứu
Thu thập số liệu.
Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có 45 bệnh nhân thỏa tiêu chí và được đưa
vào mẫu nghiên cứu.
Đặc điểm dịch tễ học của mẫu nghiên cứu
Giới tính
Bảng 1: Phân bố giới tính mẫu nghiên cứu
Giới Ác tính
(n=32)
Lành tính
(n=13)
Chung
(n=45) Giá trị p
Nam 13 (40,6%) 7 (53,9%) 20 (44,4%) χ2
Nữ 19 (59,4%) 6 (46,2%) 25 (55,6%) 0,419
Tuổi
Tuổi trung bình 45,4 ± 15,7 (nhỏ nhất 18 tuổi,
lớn nhất 76 tuổi). Tuy nhiên, độ tuổi thường gặp
nhiều nhất là 30 – 59 tuổi chiếm 64,2% (28/ 45
trường hợp). Ở nhóm ung thư thì có độ tuổi
trung bình 48,2 ± 15 (thường gặp ở độ tuổi 40 –
59 tuổi chiếm 46,9%) cao hơn nhóm u lành 38,5 ±
15,8 (thường gặp ở độ tuổi 30 – 39 tuổi chiếm
61,6%).
Triệu chứng trước mổ
Bảng 2: Triệu chứng cơ năng trước mổ của 2 nhóm u
lành tính và u ác tính
Triệu chứng
Trước phẫu thuật
U ác tính
(n=32)
U lành tính
(n=13) Giá trị p
Đau đầu 23 (71,9%) 12 (92,3%) 0,238
Nghẹt mũi 27 (84,4%) 6 (46,2%) 0,022
Giảm/ mất khứu 21 (65,6%) 7 (53,9%) 0,511
Giảm/mất thị lực 17 (53,1%) 4 (30,8%) 0,173
Chảy máu mũi 18 (56,3%) 2 (15,4%) 0,012
Chảy mũi 16 (50%) 3 (23,1%) 0,097
Lồi mắt 10 (31,3%) 5 (38,5%) 0,732
Song thị 0 (0%) 0 (0%) -
Bảng 3: Đặc điểm u nền sọ qua nội soi hốc mũi.
Khám u hốc mũi Ác tính (n=32) Lành tính (n=13) 2 nhóm (n=45)
Không thấy u trong hốc mũi 5 (15,6%) 3 (23,1%) 8 (17,8%)
U trong hốc mũi chưa vượt qua cuống giữa 11 (34,4%) 6 (46,2%) 17 (37,8%)
U trong hốc mũi chiếm toàn bộ hốc mũi 16 (50%) 4 (30,8%) 20 (44,4%)
Sẹo dính 5 (15,6%) 3 (23,1%) 8 (17,8%)
Polyp mũi 0 (0%) 1 (7,7%) 1 (2,2%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 36
Đặc điểm CT Scan/ MRI trước mổ
Bảng 4: Đặc điểm tổn thương các xoang trên CT- Scan trước phẫu thuật
Xoang tổn thương Ác tính (n=32) Lành tính (n = 13) Chung (n = 45) Giá trị p
Xoang trán 22 (68,8%) 7 (53,9%) 29 (64,4%) 0,494
Xoang hàm 23 (71,9%) 6 (46,2%) 29 (64,4%) 0,169
Xoang sàng trước 25 (78,1%) 11 (84,6%) 36 (80%) 1
Xoang sàng sau 29 (90,6%) 11 (84,6%) 40 (88,9%) 0,617
Xoang bướm 28 (87,5%) 9 (69,2%) 37 (82,2%) 0,202
Phức hợp LTMX 23 (71,9%) 6 (46,2%) 29 (64,4%) 0,169
Bảng 5: Phần u trong hốc mũi và xoang cạnh mũi qua phim CT-Scan
Vị trí Số lượng Tỷ lệ (%)
Hốc mũi + Xoang sàng 16 35,5
Xoang bướm 2 4,4
Sàng + trán + bướm 27 60
Bảng 6: Đặc điểm tổn thương nền sọ trên CT-scan trước phẫu thuật
Đặc điểm Ác tính (n=32) Lành tính (n=13) Chung (n=45) Giá trị p
Không tổn thương xương nền sọ 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
0,546 Bào mòn, hủy xương & chưa khuyết xương nền sọ 3 (9,4%) 0 (0%) 3 (6,7%)
Bào mòn, hủy xương gây khuyết xương nền sọ 29 (90,6%) 13 (100%) 42 (93,3%)
Dày, tăng sinh xương 6 (18,8%) 10 (76,9%) 16 (35,6%)
Bảng 7: Đặc điểm u trên MRI trước phẫu thuật
Đặc điểm Ác tính (n=32) Lành tính (n=13) Chung (n=45) Giá trị p
Chưa xâm lấn màng cứng 9 (28,1%) 2 (15,4%) 11 (24,4%)
0,647 Xâm lấn vào màng cứng 11 (34,4%) 6 (46,2%) 17 (37,8%)
Xâm lấn qua màng cứng 12 (37,5%) 5 (38,5%) 17 (37,8%)
Bảng 8: Hình ảnh phù não, chèn ép cấu trúc trên MRI
Đặc điểm Ác tính (n=32) Lành tính (n=13) Chung (n= 45)
Phù não quanh u 4 (12,5%) 1 (7,7%) 5 (11,1%)
Chèn ép thần kinh thị, giao thoa thị 17 (53,1%) 4 (30,8%) 21 (46,7%)
Chèn ép động mạch cảnh 3 (9,4%) 1 (7,7%) 4 (8,9%)
Bắt cản từ sau tiêm Gd 30 (93,7%) 2 (15,4%) 32 (71,1%)
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu
Giới tính
Trong 45 bệnh nhân của nhóm nghiên cứu,
giới tính phân bố giữa 2 nhóm nam và nữ với tỷ
lệ gần như bằng nhau (44,4% so với 55,6%) và
cũng tương tự giữa 2 nhóm u ác tính và lành tính
(bảng 3).
Về độ tuổi
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 45
tuổi, nhỏ tuổi nhất là 18 tuổi, lớn nhất là 76 tuổi.
Trong đó, nhóm u ác tính có độ tuổi trung bình
là 48 tuổi và độ tuổi thường gặp là 40 – 59 tuổi
chiếm 46,9% cao hơn độ tuổi trung bình của
nhóm u lành tính 38 tuổi (có độ tuổi thường gặp
là 30 – 49 chiếm 57,8%).
Đặc điểm lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính/
MRI của nhóm nghiên cứu trước phẫu
thuật
Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở cả u
lành và u ác tính của u vùng nền sọ trước, và có
tỷ lệ phần trăm hiện diện các triệu chứng khác
nhau tùy vào từng nghiên cứu trong đó triệu
chứng đau đầu, nghẹt mũi, giảm khứu là triệu
chứng thường gặp chiếm tỷ lệ cao(4). Như vậy,
triệu chứng thường gặp nhất trong nhóm u nền
sọ trước là nhóm triệu chứng mũi xoang, kế đến
là nhóm triệu chứng mắt.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 37
Theo bảng 2 thì ở nhóm u nền sọ ác tính triệu
chứng chảy máu mũi (56,3%) và nghẹt mũi
(84,4%) thường gặp nhiều hơn so với nhóm u
lành tính lần lượt là 15,4% và 46,2% và có ý nghĩa
về mặt thống kê (p < 0,05). Điều này cũng hợp lý,
vì khối u ác tính thường tăng sinh mạch máu bất
thường và thành mạch kém vững chắc khi khối
u phát triển nhanh, rất dễ gây ra triệu chứng
chảy máu mũi và gây triệu chứng nghẹt mũi do
tắc nghẽn.
Bảng 9: Triệu chứng lâm sàng thường gặp trong các nghiên cứu
Tác giả Năm Cỡ mẫu Nghẹt mũi Đau đầu/ nặng mặt Giảm/ mất khứu Chảy máu mũi
Batra
(2)
2005 25 68% 32% 16% 40%
Dave
(5)
2007 19 68% 53% - 42%
Abuzayed
(1)
2011 27 40,7% 14,8% 7,4% 11,1%
Chúng tôi 2016 45 73% 78% 62% 44%
Về nội soi
Theo bảng 3, qua nội soi hầu như khối u nền
sọ trước đều có hiện diện trong mũi đến 82,2%
phát hiện qua nội soi. Khối u chiếm một phần
hoặc toàn bộ hốc mũi, được bao bộc bởi cấu trúc
niêm mạc mũi hoặc sàng. Khối u trong hốc mũi
to nên thoát ra ngoài theo hướng cửa mũi trước
hoặc cửa mũi sau. Có khoảng 17,8% u chưa quan
sát qua nội soi do khối u còn nhỏ hoặc còn nằm
trong cấu trúc sàng – bướm.
Qua nội soi, 82,2% có thể tiếp cận trực tiếp
phần u trong hốc mũi giúp sinh thiết trước mổ
một cách dễ dàng cho kết quả bản chất khối u,
góp phần trong quá trình điều trị rất nhiều. Còn
13,4% phải sinh thiết trước mổ bằng mở một
phần sàng trước hoặc sàng sau và 4,4% được
chẩn đoán u xương qua hình ảnh CT Scan nên
không sinh thiết trước phẫu thuật.
Do đó, giá trị nội soi chẩn đoán trong bệnh lý u nền sọ
cũng góp một phần ý nghĩa nhất định trong việc giúp
sinh thiết trước mổ và xác định mức độ xâm lấn u
trong mũi.
Hình ảnh CT - Scan/ MRI
Bảng 4 biểu hiện các thương tổn tập trung ở
xoang sàng trước - sau và xoang bướm lần lượt
là 80%, 88,9% và 82,2%, cùng với mức độ mờ
toàn bộ hệ thống xoang một bên hoặc hai bên tập
trung vào xoang sàng trước – sau và xoang
bướm và cũng tương đồng ở cả nhóm u lành
tính và nhóm u ác tính.
Và qua hình ảnh CT- Scan còn có thể hỗ trợ
Bác Sĩ lâm sàng xác định phần tổn thương u xuất
hiện và lan rộng, như trong kết quả nghiên cứu
của chúng tôi khối u xuất phát, lan rộng trán –
sàng – bướm chiếm 60%, còn xuất phát sàng –
hốc mũi chiếm 35,5% và tương đồng với nghiên
cứu của tác giả Krause với mẫu nghiên cứu 22,
ghi nhận u lan rộng 54,5% trường hợp, 36,4% ở
hốc mũi và xoang sàng, các vị trí còn lại chiếm tỷ
lệ thấp.
Như vậy, khối u nền sọ trước thường bao
gồm tổn thương vùng xoang sàng, xoang bướm;
còn xoang trán và phức hợp lỗ thông mũi xoang
bị tổn thương do khối u phát triển to chèn ép vào
xoang bướm hoặc xoang trán do bít tắt hoặc bị
chèn ép lỗ thông tự nhiên gây ứ đọng dịch mủ
hoặc khối u chui vào lòng các xoang.
Bên cạnh đó, hình ảnh CT-Scan còn cho thấy
tổn thương bào mòn hay hủy xương nền sọ hoặc
xương lân cận nền sọ. Tất cả các trường hợp
nghiên cứu 100% đều có bào mòn hoặc hủy
xương nền sọ, trong đó khuyết xương chiếm
93,3% và hình ảnh khuyết xương cả 2 bên nền sọ
chiếm tỷ lệ cao 64,4%, tương tự với nghiên cứu
của tác giả Krause(6), điều này cho thấy khối u
nền sọ thường phát triển lớn và xâm lấn nhiều
cấu trúc phía trần nền sọ trước.
Và hình ảnh MRI trong kết quả nghiên cứu
chúng tôi, cho thấy có thể xác định khối u này
dính vào màng não 37,8% hoặc xâm lấn qua
màng não vào não 37,8%, có hình ảnh mô não
xung quanh bì phù 11,1%, chèn ép thần kinh thị
hoặc giao thoa thị 46,7% và sát động mạch cảnh
8,9%, ranh giới giữa khối u và các cấu trúc xung
quanh không rõ chiếm 56,6%. Hầu hết các
trường hợp này là u ác tính khi phẫu thuật có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 38
tình trạng xâm lấn màng não.
Hình ảnh CT-Scan cung cấp chi tiết về xương
hơn cả MRI trong việc xác định sử ăn mòn
xương của nền sọ trước và các cấu trúc nền sọ
lân cận. Nên CT-Scan với lát cắt mỏng 1 mm với
độ phân giải tối đa có bơm thuốc tương phản
còn cung cấp đánh giá toàn bộ tình trạng mạch
máu nuôi u và tình trạng khối u bắt thuốc tương
phản phản ảnh mật độ mạch máu trong u giúp
phẫu thuật viên tiên lượng u giàu mạch máu
hoăc ít mạch máu cung cấp.
MRI thì cung cấp chi tiết các cấu trúc mô
mềm hơn nhiều so với CT-Scan và hỗ trợ thêm
cho CT-Scan ở hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên,
MRI có giá trị trong việc xác định sự xâm lấn
màng não hay xâm lấn não và xác định sự xâm
lấn của các dây thần kinh mắt, giao thoa thị(4)
Song khi một xoang bị mờ, hình ảnh CT-Scan
có thể khó phân biệt khối u hay chất xuất tiết ứ
đọng. Trong trường hợp này, sử dụng hình ảnh
MRI với T1W và T2W thì có thể phân biệt được
khối u và chất xuất tiết. Tuy nhiên, khi xoang
chứa nấm, một khoảng trống tín hiệu khó có thể
phân biệt với không khí và tạo ra hình ảnh giả
tạo trên hình ảnh T2W như bình thường (3).
Qua hình ảnh CT-Scan và MRI xác định
được vị trí khuyết xương nền sọ hoặc vị trí
khuyết màng não, và vị trí khuyết xương nền sọ
trước thường gặp nhất là trần sàng trước và
mảnh ngang xương sàng chiếm 44,4%, kế đến là
khuyết xương mảnh ngang xương bướm 33,3%.
Cùng với hình ảnh dày, tăng sinh xương 35,6%
có cả ở nhóm u lành tính và ác tính trên hình ảnh
CT-Scan do tình trạng viêm kéo dài làm tái cấu
trúc (remodeling).
KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu:
nhóm u ác tính thường xuất hiện triệu chứng
chảy máu mũi và nghẹt mũi lần lượt 56,3% và
84,4%.
Đặc điểm CT- Scan/MRI: Tổn thương chủ
yếu là ở vùng sàng (xoang sàng trước 80%,
xoang sàng sau 88,9% và xoang bướm 82,2%) ở
cả nhóm u lành tính vá u ác tính vùng nền sọ.
Trên CT-Scan cho thấy hình ảnh khuyết
xương nền sọ do bào mòn hay hủy xương chiếm
93,3% nhưng không phân biệt được ranh giới
giữa u và màng cứng/ não.
Trên MRI phát hiện hình ảnh khối u xâm lấn
vào màng cứng 37,5% và hình ảnh xâm lấn vào
não 37,5%. Kèm theo hình ảnh phù não xung
quanh 11,1% (chủ yếu u ác tính), và chèn vào cấu
trúc thần kinh 46,7%, mạch máu 8,9%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abuzayed B, Canbaz B, Sanus GZ, Aydin S, Cansiz H (2011),
Combined craniofacial resection of anterior skull base tumors:
long-term results and experience of single institution.
Neurosurgical Review, 34 (1), 101-113.
2. Batra PS, Citardi MJ, Worley S, Lee J, Lanza DC (2005),
Resection of anterior skull base tumors: comparison of
combined traditional and endoscopic techniques. Am J Rhinol,
19 (5), 521-8.
3. Borges A (2008), Skull base tumours part I: imaging technique,
anatomy and anterior skull base tumours. Eur J Radiol, 66 (3),
338-47.
4. Cantu G, Solero CL, Mariani L, Salvatori P, Mattavelli F, Pizzi
N, Riggio E (1999), Anterior craniofacial resection for
malignant ethmoid tumors--a series of 91 patients. Head Neck,
21 (3), 185-91.
5. Dave SP, Bared A, Casiano RR (2007), Surgical outcomes and
safety of transnasal endoscopic resection for anterior skull
tumors. Otolaryngol Head Neck Surg, 136 (6), 920-7.
6. Kraus DH, Lanzieri CF, Wanamaker JR, Little JR, Lavertu P
(1992), Complementary use of computed tomography and
magnetic resonance imaging in assessing skull base lesions.
The Laryngoscope, 102 (6), 623-6291.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_hinh_anh_hoc_u_nen_so_truoc.pdf