Tài liệu Nghiên cứu đa dạng tài nguyên cây thuốc quý hiếm tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang: Đỗ Công Ba Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 55 - 61
55
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUÝ HIẾM TẠI XÃ
TÂN TRÀO, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
Đỗ Công Ba*
Trường Đại học Tân Trào, Tuyên Quang
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được có 9 loài (8,82%) cây thuốc quý hiếm cần được bảo tồn,
thuộc 8 chi (8,51%), được xếp trong 8 họ (14,81%), của 2 ngành: Ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong số 9 loài cây thuốc quý hiếm có 5 loài
ở mức “Nguy cấp”, 2 loài ở mức “Sẽ nguy cấp”, 1 loài “Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích
thương mại”, 1 loài chưa đánh giá. Qua điều tra chúng tôi cũng nhận thấy vì cái lợi trước mắt
người dân đã khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Trước thực trạng này cần nâng cao ý thức
của người dân trong việc bảo vệ cây thuốc, tuyên truyền để họ hiểu được tầm quan trọng của việc
bảo tồn bền vững nguồn dược liệu.
Từ khóa: Cây thuốc, đa dạng, huyện Sơn Dương, quý hiếm, xã Tân Trào.
ĐẶT V...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đa dạng tài nguyên cây thuốc quý hiếm tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Công Ba Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 55 - 61
55
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUÝ HIẾM TẠI XÃ
TÂN TRÀO, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
Đỗ Công Ba*
Trường Đại học Tân Trào, Tuyên Quang
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được có 9 loài (8,82%) cây thuốc quý hiếm cần được bảo tồn,
thuộc 8 chi (8,51%), được xếp trong 8 họ (14,81%), của 2 ngành: Ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong số 9 loài cây thuốc quý hiếm có 5 loài
ở mức “Nguy cấp”, 2 loài ở mức “Sẽ nguy cấp”, 1 loài “Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích
thương mại”, 1 loài chưa đánh giá. Qua điều tra chúng tôi cũng nhận thấy vì cái lợi trước mắt
người dân đã khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Trước thực trạng này cần nâng cao ý thức
của người dân trong việc bảo vệ cây thuốc, tuyên truyền để họ hiểu được tầm quan trọng của việc
bảo tồn bền vững nguồn dược liệu.
Từ khóa: Cây thuốc, đa dạng, huyện Sơn Dương, quý hiếm, xã Tân Trào.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Tân Trào là xã miền núi thuộc phía Đông Bắc
của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là
3.510,76 ha, trong đó: Đất nông lâm nghiệp
3.273,94 ha (93,3%), đất phi nông nghiệp
226,43 ha (6,4%), các loại đất khác chiếm
10,39 ha (0,3%). Xã có 08 thôn với 1.196 hộ,
4.783 khẩu, mật độ dân số là 136 người/km2.
Toàn xã có 06 dân tộc gồm: Tày, Nùng, Dao,
Kinh, Cao Lan, Mường cùng làm ăn sinh
sống. Nguồn tài nguyên thực vật tại xã Tân
Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang)
khá phong phú và đa dạng, trong đó nguồn tài
nguyên cây thuốc chiếm một số lượng không
nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng khai thác
và buôn bán tự phát tại địa phương đã làm suy
giảm nguồn tài nguyên này, đặc biệt là các
cây thuốc quý hiếm, dẫn tới suy giảm tính đa
dạng sinh học của các hệ sinh thái. Vì vậy
việc nghiên cứu cây thuốc quý sẽ tạo cơ sở
khoa học cho việc quản lý và bảo tồn nguồn
tài nguyên quý giá này.
ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các loài cây thuốc
quý hiếm tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang.
*
Tel: 0916 549990; Email: congbacdsp@gmail.com
Thời gian nghiên cứu
Thời gian thu mẫu: Đợt 1 từ ngày 7/12/2017
đến ngày 10/12/2017; đợt 2 từ ngày
10/3/2018 đến ngày 13/3/2018; đợt 3 từ ngày
12/6/2018 đến ngày 15/6/2018.
Nội dung nghiên cứu
Điều tra phát hiện các loài cây thuốc quý
hiếm trên địa bàn xã Tân Trào. Thu thập
thông tin về thực trạng các loài cây này, tình
hình khai thác và sử dụng.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật: Sử
dụng phương pháp của Hoàng Chung (2008)
[2] và Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [7] để điều
tra, thu thập, bảo quản mẫu thực vật.
Phương pháp phân tích và phân loại mẫu:
Phân loại mẫu dựa vào các tài liệu như Danh
lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005)
[9], Phạm Hoàng Hộ (2003) [4], Võ Văn Chi
(1996) [3], Đỗ Tất Lợi (2005) [6].
Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phỏng vấn
các ông lang, bà mế người dân tộc Dao, Tày,
Nùng, Mường, Cao Lanvà những người dân
có kinh nghiệm về sử dụng cây thuốc tại xã.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đa dạng thành phần loài và dạng sống của
các loài thực vật làm thuốc
Qua nghiên cứu thực địa, phân tích, giám
định tên loài dựa theo các tài liệu chúng tôi
Đỗ Công Ba Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 55 - 61
56
ghi nhận được tại xã Tân Trào có 102 loài
(70,3%) cây có giá trị làm thuốc, thuộc 94 chi
(71,21%), được xếp trong 54 họ (76,05%) của
4 ngành thực vật. Trong đó ngành Ngọc Lan
(Magnoliophyta) có số lượng nhiều nhất với
91 loài (89,22%), ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta) có 6 loài (5,88%), ngành
Thông đất (Lycopodiophyta) có 3 loài
(2,94%), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta)
có 2 loài (1,96%).
Bảng 1. Các loài cây thuốc tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Stt Tên khoa học Tên Việt Nam DS GTSD
I. Lycopodiophyta Ngành Thông đất
1. Lycopodiaceae Họ Thông đất
1 Lycopodium cernum (L.) Franco & Vasc. Thông đất t Ca, T
2. Selaginellaceae Họ Quyển bá
2 Selaginella involvens (Sw.) Spring. Quyển bá quấn t T
3 Selaginella moellendorfii Hiern. Quyển bá thân vàng t T, Ca
II. Equisetophyta Ngành Cỏ tháp bút
3. Equisetaceae Họ Mộc tặc
4 Equisetum diffusum D. Don. Mộc tặc t T
5 Equisetum rammossiimum ssp. debile (Roxb. ex Vauch.) Hauke. Cỏ tháp bút t T
III. Polypodiophyta Ngành Dương xỉ
4. Aspleniaceae Họ Tổ điểu
6 Dryopteris filix-mas (L.) Schott. Dương xỉ đực t T
5. Blechnaceae Họ Quyết lá dừa
7 Blechnum orientale L. Quyết lá dừa b Ca, T
6. Cyatheaceae Họ Dương xỉ mộc
8 Cyathea contaminans (Wall. ex Hook.) Copel. Dương xỉ gỗ g Ca, T
7. Marsiliaceae Họ Rau bợ
9 Marsilea quadrifolia L. Bợ nước l T, A
8. Polypodiaceae Họ Ráng đa túc
10 Drynaria fortunei (Kunztze) J. Smith. Cốt toái bổ t Ca, T
9. Schizeaceae Họ Bòng bong
11 Lygodium microphyllum (Cav.) R. Br. Bòng bong lá nhỏ l T
V. Magnoliophyta Ngành Ngọc lan
10. Acanthaceae Họ Ô rô
12 Acanthus ilicifolius L. Ô rô gai b T
11. Alangiaceae Họ Thôi ba
13 Alangium chinensis (Lour.) Rehd. Thôi ba g T, Soi
12. Amaranthaceae Họ Rau dền
14 Alternanthera sessilis (L.) A. DC. Rau dệu l A, T
15 Amaranthus spinosus L. Dền gai t A, T, Ags
13. Annonaceae Họ Na
16 Desmos cochinchinensis Lour. Hoa giẻ l T, Td
17 Xylopia vielana Pierre. Dền g G, T
14. Apiaceae Họ Hoa tán
18 Centella asiatica (L.) Urb. Rau má t A, T, Ags
15. Apocynaceae Họ Trúc đào
19 Wrightia laevis Hook. Thùng mực b T
16. Araliaceae Họ Ngũ gia bì
20 Acanthopanax gracilistylis W.W. Sm. Ngũ gia bì hương b T, A
21 Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss. Ngũ gia bì gai b T
17. Asclepiadaceae Họ Thiên lý
22 Streptocaulon griffithii Hook. f. Hà thủ ô l T
20. Asteraceae Họ Cúc
23 Ageratum conyzoides L. Cứt lợn t T
24 Artemisia vulgaris L. Ngải cứu t T, A
Đỗ Công Ba Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 55 - 61
57
25 Bidens pilosa L. Đơn buốt t T
26 Elipta alba (L.) Hassk. Nhọ nồi t T
27 Xanthium inaequilaterum DC. Ké đầu ngựa t T, Td
18. Bignoniaceae Họ Đinh
28 Markhamia stipulata (Wall.) Schum. Đinh g G, T
29 Oroxylon indicum (L.) Vent. Núc nác g T, A
19. Boraginaceae Họ Vòi voi
30 Heliotropum indicum L. Vòi voi t T
20. Buddleiaceae Họ Búp lệ
31 Buddleia asiatica Lour. Bọ chó b T
21. Combretaceae Họ Bàng
32 Terminaria myriocarpa Chò xanh g G, T
22. Euphorbiaceae Họ Thầu dầu
33 Breynia fruticosa (L.) Hook.f. Bồ cu vẽ b T
34 Croton tiglium L. Ba đậu g T
35 Endosperma chinense Benth. Vạng g G, T
36 Excoecaria cochinchinensis Lour. Đơn đỏ b T
37 Flueggea viosa (Rox.ex Wlld.) Voigt. Bỏng nổ b T
38 Macaranga denticulata (Blume.) Muell. Arg. Ba soi g G, T
39 Phyllanthus amarus Schum. Chó đẻ t T
40 Phyllanthus reticulatus Poir. Phèn đen b T
41 Phyllanthus urinaria L. Chó đẻ răng cưa t T
42 Ricinus communis L. Thầu dầu b T, Td
23. Fabaceae Họ Đậu
43 Dunbaria podocarpa Kutz. Đậu dại t T, Ags
44 Gleditsia australis Hemsl. Bồ kết g G, T
45 Milletia ichthyochthona Drak. Thàn mát g Dtc, T
46 Mimosa pudica L. Trinh nữ t T
24. Hypericaceae Họ Ban
47 Hypericum japonicum Thumb. Ban t T
25. Loranthaceae Họ Tầm gửi
48 Helixanthera parasitica Lour. Tầm gửi Ps T
26. Malvaceae Họ Bông
49 Malvastrum coromandelianum (L.) Gurcke. Ké b T
50 Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng b T, Ags
51 Urena lobata L. Ké hoa đào b T, Ags
27. Melastomataceae Họ Mua
52 Melastoma candidum D. Don. Mua b T
53 Melastoma sanguineum Sims. Mua bà b T
28. Meliaceae Họ Xoan
54 Cipadessa baccifera var. cinerascens (Roth.) Miq. Xoan bụi g T
55 Melia azedarach L. Xoan ta g G, T
29. Menispermaceae Họ Tiết dê
56 Cissampelos pareira L. Tiết dê t T, A
57 Stephania rotunda Lour. Củ bình vôi l T
58 Tinospora cordifolia (Willd.) Hook.f. & Th. Dây ký ninh l T
30. Moraceae Họ Dâu tằm
59 Antiaris toxicaria (Pers.) Lesch. Sui g G, T
60 Artocarpus tonkinensis A. Chev. Chay g G, T
61 Ficus auriculata Lour. Vả g A, T, Ags
62 Ficus hispida L. F. Ngái g T, A, Ags
63 Ficus racemosa L. var. miquelii Sung g T, A
31. Myristicaceae Họ Máu chó
64 Knema globularia (Lamk.) Warb. Máu chó lá nhỏ b T
32. Myrsinaceae Họ Đơn nem
Đỗ Công Ba Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 55 - 61
58
65 Ardisia silvestris Pitard. Lá khôi b T
66 Embelia laeta(L.) Merr. Chua ngút b T
33. Myrtaceae Họ Sim
67 Psydium guyava L. Ổi g T, A
68 Rhodomyrtus tomentosa (Air.) Hassk. Sim b T, A
34. Opiliaceae Họ Rau sắng
69 Meliantha suavis Pierre. Rau sắng g T, A
35. Oxalidaceae Họ Khế
70 Averrhoa carambola L. Khế g A, T
71 Biophytum petersianum Klotzsch. Chua me l T, A
36. Piperaceae Họ Hồ tiêu
72 Piper lolot L. Lá lốt t A, T
37. Plantaginaceae Họ Mã đề
73 Plantago major L. Mã đề t T
38. Rosaceae Họ Hoa hồng
74 Rubus alcaefollius Poiret. Mâm xôi l T, A
39. Rubiaceae Họ Cà phê
75 Adina cordifolia (Roxb.) Hook.f. ex Brandis. Gáo g G, T
76 Morinda officinalis How. Ba kích l T
40. Rutaceae Họ Cam
77 Euodia lepta (Spreng.) Merr. Ba chạc b T, Td
41. Sargentodoxaceae Họ Huyết đằng
78 Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. & Wilson. Huyết đằng l T
42. Scrophulariaceae Họ Hoa mõm chó
79 Scoparia dulcis L. Cam thảo nam t T
43. Solanaceae Họ Cà
80 Physalis angulata L. Tầm bóp cạnh t T
81 Physalis minima L. Tầm bóp nhỏ t T
44. Sterculariaceae Họ Trôm
82 Helicteres hirsuta Lour. Tổ kén lông b T
45. Styracaceae Họ Bồ đề
83 Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hardw. Bồ đề g G, T
46. Thymelaeaceae Họ Trầm hương
84 Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte. Trầm hương g G, T
47. Araceae Họ Ráy
85 Alocasia macrorrhiza (L. G. Don) Ar. Ráy t T
86 Pothos repens (Lour.) Druce. Ráy bò l Ags, T
48. Cyperaceae Họ Cói
87 Cyperus rotundus L. Củ gấu t T, Td
49. Dioscoreaceae Họ Củ nâu
88 Dioscorea alata L. Củ cọc rào t T, A
89 Dioscorea cirrhosa Prain. & Burk. Củ nâu t T
90 Dioscorea persimilis Prain. & Burk. Củ mài l T
50. Marantaceae Họ Lá dong
91 Phrynium placentarium (Lour.) Merr. Lá dong t T
51. Orchidaceae Họ Lan
92 Acampe rigida (Buch.- Ham.) Hunt. Lan núi đá t T, Ca
52. Poaceae Họ Hòa thảo
93 Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin. Cỏ may t T, Ags
94 Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu t T, Ags
95 Imperata cylindrica (L.) Beauv. Cỏ tranh t T, Xay, Ags
96 Thysanolaena maxima (Roxb.) O. Ktze. Chít t T, Dtc
53. Smilacaceae Họ Cậm cang
97 Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth) Maxim. Khúc khắc l T
98 Smilax ferox Wall. ex Kunth. Cậm cang gai l T, A
Đỗ Công Ba Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 55 - 61
59
54. Zingiberaceae Họ Gừng
99 Alpinia globosa (Lour.) Horan. Sẹ t T
100 Amomum longiligulare T. L. Wu. Sa nhân t T, Td
101 Cucuma aeruginosa Roxb. Nghệ t T
102 Zingiber officinale Rose. Gừng t T
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, thành phần dạng sống của các loài cây thuốc tại khu vực
nghiên cứu tập trung vào các dạng cây thân thảo 40 loài (39,22%), thân gỗ 24 loài (23,53%), thân
bụi 22 loài (21,57%), thân leo 15 loài (14,71%), phụ sinh 1 loài (0,98%).
Kết quả cũng ghi nhận tại khu vực nghiên cứu số cây thuốc quý hiếm là 9 loài (8,82%), thuộc 8
chi (8,51%), được xếp trong 8 họ (14,81%), của 2 ngành: Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta),
ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Dựa vào các tài liệu: “Sách Đỏ Việt Nam 2007, phần Thực
vật”, “Nghị Định 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ” và “Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam
trong Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam của Nguyễn Tập (2007)” trong số 9 loài cây
thuốc quý hiếm có 5 loài ở mức “Nguy cấp”, 2 loài ở mức “Sẽ nguy cấp”, 1 loài “Hạn chế khai
thác, sử dụng vì mục đích thương mại”, 1 loài chưa đánh giá. Điều này được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Loài cây thuốc quý hiếm tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
TT Tên khoa học Tên Việt Nam DS GTSD
Cấp quy định
SĐ
VN
NĐ
32
DLĐ
CT
I. Polypodiophyta Ngành Dương xỉ
1. Polypodiaceae Họ Ráng đa túc
1. Drynaria fortunei (Kunztze) J. Smith. Cốt toái bổ t Ca, T EN EN
II. Magnoliophyta Ngành Ngọc lan
2. Araliaceae Họ Ngũ gia bì
2. Acanthopanax gracilistylis W.W. Sm. Ngũ gia bì hương b T, A EN
3. Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss. Ngũ gia bì gai b T EN
3. Menispermaceae Họ Tiết dê
4. Stephania rotunda Lour. Củ bình vôi l T IIA
4. Myrsinaceae Họ Đơn nem
5. Ardisia silvestris Pitard. Lá khôi b T VU VU
5. Opiliaceae Họ Rau sắng
6. Meliantha suavis Pierre. Rau sắng g T, A VU
6. Rubiaceae Họ Cà phê
7. Morinda officinalis How. Ba kích l T EN
7. Thymelaeaceae Họ Trầm hương
8. Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte. Trầm hương g G, T EN
8. Zingiberaceae Họ Gừng
9. Amomum longiligulare T. L. Wu. Sa nhân t T, Td CĐG
Chú thích: DS: Dạng sống (g: Thân gỗ; b: Thân bụi; t: Thân thảo; l: Thân leo). GTSD: Giá trị sử dụng (G:
Lấy gỗ; T: Làm thuốc; A: Ăn được; Ca: Làm cảnh; Td: Tinh dầu); EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp; CĐG:
Chưa đánh giá; Nhóm IIA: Thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; SĐVN:
Sách đỏ Việt Nam; DLĐCT: Danh lục đỏ cây thuốc; NĐ32: Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Đặc điểm phân loại và kinh nghiệm sử
dụng các loài cây thuốc quý hiếm của đồng
bào các dân tộc
1. Cốt toái bổ
Tên khoa học: Drynaria fortunei (Kunztze) J.
Smith.
Thuộc họ: Họ Ráng đa túc (Polypodiaceae)
Tên gọi khác: Tổ diều, tắc kè đá
Công dụng: Đồng bào dân tộc Tày, Dao sử
dụng rễ, thân để chữ các bệnh về xương khớp,
ù tai, răng đau
2. Ngũ gia bì hương
Tên khoa học: Acanthopanax gracilistylis
W.W. Sm.
Đỗ Công Ba Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 55 - 61
60
Thuộc họ: Họ Ngũ gia bì (Araliaceae)
Tên gọi khác: Ngấy hương
Công dụng: Đồng bào dân tộc Tày, Nùng sử
dụng vỏ thân và vỏ rễ làm thuốc bổ, chống
đau nhức xương khớp, lá khô dùng dưới dạng
trà uống có tác dụng kích thích tiêu hoá, lá
tươi bó gẫy xương
3. Ngũ gia bì gai
Tên khoa học: Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss.
Thuộc họ: Họ Ngũ gia bì (Araliaceae)
Tên gọi khác: Tam gia bì, poóc sinh
Công dụng: Theo kinh nghiệm đồng bào dân
tộc Dao, Tày đây là một vị thuốc bổ, làm
mạnh gân xương, chữa thấp khớp, lưng gối
mỏi đau, trẻ con chậm biết đi, ngoài ra ngũ
gia bì gai còn được dùng chữa cảm mạo, sốt
cao, ho đờm có máu, sỏi đường tiết niệu, mụn
nhọt
4. Củ bình vôi
Tên khoa học: Stephania rotunda Lour.
Thuộc họ: Họ Tiết dê (Menispermaceae)
Tên gọi khác: Củ một, củ mối trôn
Công dụng: Đồng bào các dân tộc ở đây dùng
củ bình vôi phơi khô sắc nước uống để điều
trị mất ngủ
5. Lá khôi
Tên khoa học: Ardisia silvestris Pitard.
Thuộc họ: Họ Đơn nem (Myrsinaceae)
Tên gọi khác: Khôi tía, Đìa sàng phản
Công dụng: Đồng bào dân tộc Tày, Dao sử
dụng lá để chữa bệnh đau dạ dày, tắm đẻ,
chữa bệnh gan, thiếu máu...
6. Rau sắng
Tên khoa học: Meliantha suavis Pierre.
Thuộc họ: Họ Rau sắng (Opiliaceae)
Tên gọi khác: Ngót rừng
Công dụng: Rau sắng là dạng cây thân gỗ
được xếp loại “sẽ ngu cấp”, thường được
người dân tộc hái lá nấu canh ăn mát, giúp
giải nhiệt....
7. Ba kích
Tên khoa học: Morinda officinalis How.
Thuộc họ: Họ Cà phê (Rubiaceae)
Tên gọi khác: Ba kích dây, dây ruột già
Công dụng: Bà con dân tộc Dao, Tày, Nùng ở
đây thường đào về cắt bỏ rễ con, chỉ lấy phần củ
có kích thước lớn sử dụng để chữa bại liệt, đau
lưng, chân tê, chân yếu, mỏi ở người già...
8. Trầm hương
Tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre ex
Lecomte.
Thuộc họ: Họ Trầm hương (Thymelaeaceae)
Tên gọi khác: Gió bầu, trà hương
Công dụng: Trầm hương nấu nước xông hoặc
tắm chữa sài giật ở trẻ em, ngoài ra còn trị
đau bụng, đau dạ dày...
9. Sa nhân
Tên khoa học: Amomum longiligulare T. L. Wu.
Thuộc họ: Họ Gừng (Zingiberaceae)
Tên gọi khác: Co nénh, mác nẻng
Công dụng: Đồng bào dân tộc Tày, Cao Lan,
Nùng thu hái quả thường vào mùa hè, bóc vỏ
quả lấy hạt bên trong, phơi hay sấy khô, dùng
làm thuốc chữa ăn không tiêu, đau bụng, đầy
trướng, tiêu chảy, nôn mửa, an thai...
KẾT LUẬN
Về đa dạng thành phần loài và dạng sống của
các loài thực vật làm thuốc chúng tôi ghi nhận
được tại xã Tân Trào có 102 loài (70,3%) cây
có giá trị làm thuốc, thuộc 94 chi (71,21%),
được xếp trong 54 họ (76,05%) của 4 ngành
thực vật. Về thành phần dạng sống của các
loài cây thuốc tập trung vào các dạng cây thân
thảo 40 loài (39,22%), thân gỗ 24 loài
(23,53%), thân bụi 22 loài (21,57%), thân leo
15 loài (14,71%), phụ sinh 1 loài (0,98%).
Số cây thuốc quý hiếm ghi nhận được là 9
loài (8,82%), thuộc 8 chi (8,51%), được xếp
trong 8 họ (14,81%), của 2 ngành: Ngành
Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta). Trong số 9 loài cây thuốc
quý hiếm có 5 loài ở mức “Nguy cấp”, 2 loài
Đỗ Công Ba Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 55 - 61
61
ở mức “Sẽ nguy cấp”, 1 loài “Hạn chế khai
thác, sử dụng vì mục đích thương mại”, 1 loài
chưa đánh giá. Đã điều tra được đặc điểm
phân loại và kinh nghiệm sử dụng 9 loài cây
thuốc quý hiếm của đồng bào các dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
(2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội.
2. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên
cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục.
3. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Viẹt
Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
4. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, Nxb
Trẻ Tp. Hồ Chí Minh.
5. Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích ở
Việt Nam, Nxb Thế giới.
6. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam, in lần thứ 13, Nxb Y học, Hà Nội
7. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương
pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Tập (2007), Cẩm nang cây thuốc cần
bảo vệ ở Việt Nam, Nxb Mạng lưới lâm sản ngoài
gỗ Việt Nam, Hà Nội.
9. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Quốc gia (2003, 2005), Danh lục các loài thực vật
Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
SUMMARY
RESEARCH ON THE DIVERSITY OF RARE MEDICINAL PLANT
RESOURCES IN TAN TRAO COMMUNE, SON DUONG DISTRICT,
TUYEN QUANG PROVINCE
Đỗ Công Ba*
Trường Đại học Tân Trào, Tuyên Quang
The research results show that 9 species (8.82%) of rare medicinal plants need to be conserved,
belonging to 8 genera (8.51%), ranked in 8 families (14.81%), of 2 branches: Polypodiophyta,
Magnoliophyta. Of the 9 species of rare medicinal plants, 5 species are listed as "Critically
Endangered", 2 species are "Endangered", 1 species "Restricted exploitation and use for
commercial purposes", 1 species has not yet evaluated. Through investigation we also realize that
for the immediate benefit, people have exhausted exploitation of this resource. In this situation, it
is necessary to raise awareness of people in protecting medicinal plants so that they understand the
importance of sustainable preservation of medicinal resources.
Keywords: Medicinal plants, Diversity, Son Duong district, Rare, Tan Trao commune.
Ngày nhận bài: 14/8/2018; Ngày phản biện: 22/8/2018; Ngày duyệt đăng: 31/10/2018
*
Tel: 0916 549990; Email: congbacdsp@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 182_234_1_pb_7035_2127013.pdf