Nghiên cứu chuyển ngữ thang đo NIPS sang tiếng việt trong đánh giá đau ở trẻ sơ sinh

Tài liệu Nghiên cứu chuyển ngữ thang đo NIPS sang tiếng việt trong đánh giá đau ở trẻ sơ sinh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 153 NGHIÊN CỨU CHUYỂN NGỮ THANG ĐO NIPS SANG TIẾNG VIỆT TRONG ĐÁNH GIÁ ĐAU Ở TRẺ SƠ SINH Ngô Thanh Hải*, Tô Gia Kiên**, Kathleen Fitzsimmons*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thang đo NIPS được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới để đánh giá đau ở trẻ sơ sinh nhưng chưa được đánh giá tính giá trị nội dung khi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Mục tiêu: Đánh giá tính giá trị nội dung thang đo NIPS phiên bản Tiếng Việt và mức độ áp dụng thang đo NIPS trong đánh giá đau cho trẻ sơ sinh. Phương pháp: Thang đo được phiên dịch sang tiếng Việt, sau đó được dịch ngược sang tiếng Anh. Phiên bản tiếng Việt, phiên bản dịch ngược được chuyên gia đánh giá tính giá trị nội dung so với phiên bản gốc và hình thành thang đo tiếng Việt hoàn chỉnh. Kết quả: Thang đo NIPS tiếng Việt và thang đo dịch ngược được chuyên gia đánh giá có nội dung tương đồng so với phiên bản gốc. Thời gian trung bình điều dưỡng vi...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chuyển ngữ thang đo NIPS sang tiếng việt trong đánh giá đau ở trẻ sơ sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 153 NGHIÊN CỨU CHUYỂN NGỮ THANG ĐO NIPS SANG TIẾNG VIỆT TRONG ĐÁNH GIÁ ĐAU Ở TRẺ SƠ SINH Ngô Thanh Hải*, Tô Gia Kiên**, Kathleen Fitzsimmons*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thang đo NIPS được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới để đánh giá đau ở trẻ sơ sinh nhưng chưa được đánh giá tính giá trị nội dung khi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Mục tiêu: Đánh giá tính giá trị nội dung thang đo NIPS phiên bản Tiếng Việt và mức độ áp dụng thang đo NIPS trong đánh giá đau cho trẻ sơ sinh. Phương pháp: Thang đo được phiên dịch sang tiếng Việt, sau đó được dịch ngược sang tiếng Anh. Phiên bản tiếng Việt, phiên bản dịch ngược được chuyên gia đánh giá tính giá trị nội dung so với phiên bản gốc và hình thành thang đo tiếng Việt hoàn chỉnh. Kết quả: Thang đo NIPS tiếng Việt và thang đo dịch ngược được chuyên gia đánh giá có nội dung tương đồng so với phiên bản gốc. Thời gian trung bình điều dưỡng viên sử dụng thang đo NIPS để đánh giá đau cho trẻ sơ sinh là 1,6 phút. Kết luận: Thang đo NIPS tiếng Việt có tính giá trị nội dung tương đồng so với phiên bản gốc, thang đo thuận tiện dễ dàng để điều dưỡng sử dụng trong đánh giá đau cho trẻ sơ sinh. Từ khóa: đau, đánh giá đau trẻ sơ sinh, thang đo NIPS. ABSTRACT CONTENT VALIDITY OF NIPS IN NEONATAL PAIN ASSESSMENT Ngo Thanh Hai, To Gia Kien, Kathleen Fitzsimmons * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 153 – 158 Background: The NIPS is used routinely at many NICU unit to assess pain level in neonates but this scale has not been evaluated the validity and practical level in Vietnamese version. Objectives: To evaluate the content validity and practical level of NIPS when translating to Vietnamese version at NICU, Tien Giang General Hospital, Vietnam. Methods: The NIPS was translated to Vietnamese version, these Vietnamese NIPS version was summarized to 1 completing Vietnamese version and be back-translated to English NIPS version. The completing Vietnamese version and the English back-translation version were evaluated the content validity and the practical level by the specialist Committee to compare the agreement of this back-translation version with the original version. Finally, the completion Vietnamese NIPS version was evaluated the practical level by 16 Nurses at NICU, Tien Giang General Hospital, Vietnam. Results: The Vietnamese NIPS version and the back-translation version have content validity when comparing with the original NIPS version. The mean time in which nurses spent on using NIPS to evaluate pain level in neonates was 1.6 minutes. Conclusion: This research results demonstrated that Vietnamese NIPS version has content validity *Bệnh viện Vinmec Central Park, Thành phố Hồ Chí Minh, **Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, ***TrườngGreenville County, Greenville, Nam Carolina, Mỹ Tác giả liên lạc: ThS Ngô Thanh Hải, ĐT: 01688 641 646, Email: ngothanhhai1989@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 154 compared with the original NIPS version. At the same time, the practical level of Vietnamese NIPS version has feasibility in applying on neonatal pain assessment at NICUs. Keywords: Pain, neonatal pain assessment, Neonatal Infant Pain Scale. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (IASP) “Đau là một trải nghiệm khó chịu về cảm giác và cảm xúc đi kèm với tổn thương mô thực sự hoặc tiềm tàng, hoặc được mô tả trong thuật ngữ của những tổn thương đó”(5). Nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy đau được xem như dấu hiệu sinh tồn thứ 5 và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần theo dõi và quản lý đau khi chăm sóc cho người bệnh(4). Trẻ sơ sinh nhạy cảm với đau nhiều hơn so với trẻ lớn và người lớn, nhạy cảm về đau rõ rệt và trầm trọng hơn ở trẻ sinh non tháng(5). Việc trải qua những đau đớn kéo dài và lặp lại liên quan tới sự phát triển không bình thường hay chậm phát triển của trẻ, tác động đến hệ thần kinh, hành vi, nhận thức, tình cảm và cảm xúc của trẻ khi trẻ lớn lên. Đặc biệt đối với trẻ sinh non, chức năng não bộ chưa phát triển hoàn chỉnh nên ngưỡng chịu đau của trẻ thấp hơn so với trẻ lớn và mức độ nhạy cảm với đau của trẻ sinh non sẽ cao hơn. Tuy nhiên hiện nay, việc thực hành đánh giá và điều trị, chăm sóc giảm đau cho trẻ sơ sinh tại các đơn vị sơ sinh/hồi sức sơ sinh (NICU) vẫn còn chưa được chú trọng. Nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy một trong những nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thang đo đánh giá chính xác được mức độ đau của trẻ(1). Tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về thực hành chăm sóc, điều trị giảm đau cho trẻ sơ sinh, cũng như chưa có nghiên cứu nào đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của các thang đo đánh giá đau cho trẻ sơ sinh. Trên thế giới hiện nay có nhiều thang đo đánh giá tình trạng đau của trẻ tại các đơn vị sơ sinh/NICU, trong đó có thang đo NIPS (Neonatal Infant Pain Scale) được thiết kế dễ dàng và thuận tiện cho người điều dưỡng sử dụng, có thể dùng để đánh giá tình trạng đau cấp tính hay đánh giá đau trước, sau phẫu thuật ở cả trẻ sơ sinh, sơ sinh non tháng và được đánh giá tính giá trị và độ tin cậy tại nhiều nước trên thế giới(6). Do đó nghiên cứu này được tiến hành để nghiên cứu tính giá trị nội dung của thang đo NIPS phiên bản tiếng Việt và mức độ áp dụng của thang đo tại khoa NICU, bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Thang đo NIPS đánh giá đau ở trẻ sơ sinh. Thang đo được thiết kế và giữ bản quyền sao chép bởi bệnh viện Children Hospital Eastern Ontario, Ottawa, Canada với ngôn ngữ Tiếng Anh. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá tính giá trị nội dung của thang đo khi được chuyển ngữ sang Tiếng Việt. Phương pháp nghiên cứu Đánh giá được tính giá trị nội dung và mức độ áp dụng của thang đo NIPS. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành nghiên cứu qua 2 giai đoạn: giai đoạn chuyển ngữ để đánh giá tính giá trị nội dung của thang đo NIPS phiên bản tiếng Việt, giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm thang đo NIPS để đánh giá mức độ áp dụng của thang đo tại khoa hồi sức tích cực chống độc Nhi, bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang. Giai đoạn chuyển ngữ, một nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện. Sau khi được sự cho phép sử dụng của bệnh viện Children Hospital Eastern Ontario, Ottawa, Canada nơi giữ bản quyền sử dụng thang đo NIPS, thang đo được dịch sang tiếng Việt. Phiên bản gốc tiếng Anh sẽ được phiên dịch sang 2 phiên bản tiếng Việt T1 và T2 bởi 2 người phiên dịch độc lập chưa từng tiếp cận qua thang đo NIPS (1 thạc sĩ điều dưỡng và 1 giáo viên tiếng Anh). Phiên bản tiếng Anh T1 và T2 được tổng hợp lại bởi nghiên cứu viên thành phiên bản tiếng Việt T12. Phiên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 155 bản tiếng Việt T12 sau đó được dịch ngược sang tiếng Anh B1 và B2 bởi 2 người phiên dịch độc lập chưa từng biết qua thang đo NIPS (1 thạc sĩ điều dưỡng và 1 giáo viên tiếng Anh, 2 người phiên dịch này độc lập với 2 người phiên dịch đã phiên dịch thang đo NIPS sang tiếng Việt). Phiên bản tiếng Anh B1 và B2 được tổng hợp bởi nghiên cứu viên thành phiên bản B12. Phiên bản B12 sau đó được đối chiếu và đánh giá với phiên bản gốc tiếng Anh bởi 2 tiến sĩ điều dưỡng người đánh giá mức độ tương đồng đối với phiên bản gốc. Phiên bản tiếng Việt T12, phiên bản tiếng Anh B12 sau đó được đánh giá tính giá trị nội dung sau khi phiên dịch bởi hội đồng bác sĩ và điều dưỡng khoa NICU bệnh viện Đa khoa Trung Tâm Tiền Giang. Nội dung đánh giá thang đo NIPS hội đồng chuyên gia được ghi âm lại và giải băng bởi nghiên cứu viên và sau đó hình thành phiên bản tiếng Việt cuối cùng của thang đo NIPS. Giai đoạn nghiên cứu đánh giá mức độ áp dụng của thang đo, một nghiên cứu cắt ngang mô tả được sử dụng. Toàn bộ 16 điều dưỡng viên của khoa NICU, bệnh viện Đa khoa Tiền Giang được xem thang đo NIPS phiên bản tiếng Việt, sau đó 16 điều dưỡng viên sử dụng thang đo NIPS để đánh giá mức độ đau cho trẻ sơ sinh khi trẻ có chỉ định thủ thuật lấy máu. Thời gian trung bình điều dưỡng viên sử dụng thang đo để hoàn thành việc đánh giá đau cho trẻ được ghi nhận bởi nghiên cứu viên. Sau đó, 16 điều dưỡng viên được phỏng vấn một bảng câu hỏi gồm 7 câu hỏi được thiết kế theo thang điểm Likert gồm 5 mức độ từ 1 đến 5 đánh giá mức độ áp dụng của thang đo NIPS, mỗi mức độ được chấm 1 điểm. Bảng câu hỏi đánh giá mức độ áp dụng thực hành của thang đo NIPS dựa trên bộ câu hỏi của S. Suraseranivongse và cộng sự trong nghiên cứu được thực hiện năm 2006(7). Xử lý - phân tích số liệu Dữ liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS version 20. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả giai đoạn chuyển ngữ thang đo NIPS Thang đo sau khi được phiên dịch và tổng hợp thành phiên bản tiếng Việt hoàn chỉnh được các bác sĩ và điều dưỡng chuyên khoa sơ sinh bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang đánh giá nội dung phù hợp so với phiên bản gốc. Thang đo phiên bản tiếng Việt hoàn chỉnh được dịch ngược lại sang tiếng Anh, thang đo tiếng Anh dịch ngược được 02 tiến sĩ điều dưỡng người Mỹ đánh giá là có nội dung tương đồng với phiên bản NIPS gốc. Bảng 1: Phiên bản gốc của thang đo NIPS Facial Expression 0 – Relaxed Muscles Restful face, neutral expression 1 – Grimace Tight facial muscles, furrowedbrow, chin, jaw Cry 0 – No cry Quiet, not crying 1 – Whimper Mild moaning, intermittent 2 – Vigorous cry Loud scream, shrill, continuous (Note: Silent cry may be scoredif baby is intubated, as evidenced by obvious mouth, facial movement) Breathing Patterns 0 – Relaxed Usual breathing pattern for thisbaby 1 – Change in breathing Indrawing, irregular, faster thanusual, gagging, breath holding Arms 0 – Relaxed/Restrained No muscular rigidity, occasionalrandom movements of arms 1 – Flexed/extended Tense, straight arms, rigid and/orrapid extension/flexion Legs 0 – Relaxed/restrained No muscular rigidity, occasionalrandom leg movement 1 – Flexed/extended Tense, straight legs, rigid and/orrapid extension/flexion State of Arousal 0 – Sleeping/awake Quiet, peaceful, sleeping or alertand settled 1 – Fussy Alert, restless, and thrashing Assessment - Pain score 0 – 2: No Pain or Mild Pain - Pain score3: Moderate Pain - Pain score ≥ 4: Severe Pain Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 156 Bảng 2: Phiên bản tiếng Việt hoàn chỉnh của thang đo NIPS Thang điểm NIPS Vẻ mặt 0 – Cơ mặt thư giãn Vẻ mặt yên bình, biểu hiện trung tính 1 – Nhăn mặt Cơ mặt căng chặt; mặt nhăn ở trán, cằm và hàm Khóc 0 – Không khóc Yên lặng, không khóc 1 – Rên rỉ Rên nhẹ, ngắt quãng 2 – Khóc dữ dội Thét lớn, chói tai, liên tục (ghi chú: khóc không thành tiếng có thể được cho điểm nếu trẻ được đặt nội khí quản, khi có bằng chứng qua quan sát miệng và cử động mặt) Kiểu thở 0 – Thoải mái Kiểu thở bình thường 1 – Thay đổi kiểu thở Rút lõm, không đều, nhanh hơn bình thường, nôn khan, có cơn ngưng thở Cử động tay 0 – Thoải mái/tự chủ Không co cứng cơ, có những cử động ngẫu nhiên của cánh tay 1 – Co/duỗi Cánh tay thẳng, căng cứng, co/duỗi nhanh Cử động chân 0 – Thoải mái/tự chủ Không co cứng cơ, chân có những cử động ngẫu nhiên 1 – Co/duỗi Chân thẳng, căng cứng, co/duỗi nhanh Trạng thái thức tỉnh 0 – Đang ngủ/thức Yên lặng, yên bình, đang ngủ hoặc thức nhưng ổn định 1 – Kích thích Tỉnh táo, không ngừng cựa quậy và quẫy đập Đánh giá: Điểm đau 0 – 2: Không đau Điểm đau 3 – 4: Đau nhẹ đến đau vừa Điểm đau > 4: Đau nghiêm trọng Bảng 3: Phiên bản tiếng Anh dịch ngược của thang đo NIPS Facial Expression 0 – Relaxed Muscles Restful face, neutral expression 1 – Grimace Tight facial muscles, furrowedbrow, chin, jaw Cry 0 – Not crying Quiet, not crying 1 – Whimper Mild moaning, intermittent 2 – Vigorous cry Loud scream, shrill, continuous (Note: Silent cry may be scoredif the infant is intubated, when there is evidences by obvious mouth, facial movements) Breathing Patterns 0 – Relaxed Usual breathing pattern 1 – Change in breathing Indrawing, irregular, faster thanusual, gagging, breath holding Arms 0 – Relaxed/Restrained No muscular rigidity, occasionalrandom movements of arms 1 – Flexed/extended Tense, straight arms, rigid and/orrapid extension/flexion Legs 0 – Relaxed/Restrained No muscular rigidity, occasionalrandom leg movement 1 – Flexed/extended Tense, straight legs, rigid and/orrapid extension/flexion State of Arousal 0 – Sleeping/awake Quiet, peaceful, sleeping or alertand stabilized 1 – Fussy Alert, restless, and thrashing Assessment - Pain score 0 – 2: No Pain or Mild Pain - Pain score 3: Moderate Pain - Pain score ≥ 4: Severe Pain Kết quả giai đoạn nghiên cứu đánh giá mức độ áp dụng của thang đo NIPS Bảng 4: Mức độ áp dụng của thang đo NIPS Trung bình Độ lệch chuẩn Thang đo NIPS rõ ràng và dễ hiểu 4,4 0,6 Thang đo NIPS dễ sử dụng 4,1 0,6 Thang đo NIPS thuận tiện cho người điều dưỡng đánh giá đau 4,0 0,4 Thang đo NIPS chỉ cần thời gian ngắn để hoàn thành đánh giá 3,9 0,5 Thang đo NIPS có thể giúp người điều dưỡng ra quyết định chăm sóc giảm đau 3,4 0,5 Thang đo NIPS khả thi khi áp dụng vào thực hành lâm sàng 3,6 0,5 Thang đo NIPS có khả năng phân loại được mức độ đau cho trẻ 3,5 0,5 Thời gian trung bình điều dưỡng sử dụng thang đo NIPS đánh giá đau cho trẻ (phút) 1,6 0.5 Điểm trung bình được đánh giá theo thang điểm Likert scale 5 mức độ: 1 (rất không đồng ý), 2 (không đồng ý), 3 (không ý kiến), 4 (đồng ý), 5 (rất đồng ý). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 157 Qua kết quả khảo sát cho thấy, thời gian trung bình điều dưỡng viên sử dụng thang đo NIPS để đánh giá đau cho 1 trẻ sơ sinh là 1,6 phút (độ lệch chuẩn ± 0,5). Điểm trung bình của mức độ rõ ràng và dễ hiểu của thang đo NIPS là 4,4 (± 0,6), thang đo dễ sử dụng là 4,1 (± 0,6), thang đo thuận tiện cho người điều dưỡng đánh giá đau là 4,0 (± 0,4), thang đo chỉ cần thời gian ngắn để hoàn thành đánh giá là 3,9 (± 0,5), thang đo có thể giúp người điều dưỡng ra quyết định chăm sóc giảm đau là 3,4 (± 0,5), thang đo khả thi khi áp dụng vào thực hành lâm sàng là 3,6 (± 0,5), thang đo có khả năng phân loại được mức độ đau cho trẻ là 3,5 (± 0,5). BÀN LUẬN Đây là nghiên cứu dẫn đường cho việc lựa chọn 1 thang đo phù hợp để đánh giá mức độ đau cho trẻ sơ sinh tại các đơn vị NICU, do đó nghiên cứu chỉ tiến hành đánh giá tính giá trị nội dung cũng như mức độ áp dụng của thang đo. Đối với trẻ sơ sinh, tác động của đau đối với trẻ được đã được chứng minh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh không thể dùng lời nói để diễn đạt mức độ đau cho trẻ, do đó việc chọn lựa 1 thang đo với các chỉ số đáp ứng hành vi là cần thiết trong việc đánh giá chính xác mức độ đau của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc lựa chọn thang đo có nội dung đơn giản, thuận tiện cho người điều dưỡng sử dụng để đánh giá chính xác mức độ đau ở trẻ sơ sinh là cần thiết. Hơn nữa, việc sử dụng thang đo không làm mất nhiều thời gian của người điều dưỡng cũng rất cần thiết. So với các thang đo đánh giá đau cho trẻ sơ sinh khác như thang đo FLACC (Face Legs Activity Cry Consolability), thang đo CRIES, thang đo DAN (Douleur Aigue du Nouveau-ne, thang đo NFCS (Neonatal Facial Coding System), thang đo NIPS được nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả trong việc đánh giá đau cho trẻ sơ sinh cũng như mức độ áp dụng trong thực hành đánh giá đau cao hơn so với những thang đo khác(2,7,8). Giai đoạn nghiên cứu để phiên dịch thang đo NIPS sang tiếng Việt đảm bảo ý nghĩa nội dung của thang đo. Nội dung thang đo bằng tiếng Việt dễ hiểu, được đánh giá qua thực hành điều dưỡng. Mặc dù có sự khác biệt ngôn ngữ và văn hóa, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thang đo NIPS phiên bản tiếng Việt và phiên bản NIPS dịch ngược sang tiếng Anh có nội dung tương đồng so với phiên bản gốc qua thảo luận của các hội đồng chuyên môn và chuyên gia điều dưỡng. Nội dung của thang đo phiên bản tiếng Việt được các bác sĩ và điều dưỡng khoa NICU bệnh viện Đa khoa Tiền Giang đánh giá là rõ ràng, dễ hiểu, có nội dung tương đồng so với phiên bản gốc. Nội dung phiên bản dịch ngược của thang đo NIPS được 2 tiến sĩ điều dưỡng người Mỹ nhận xét là nội dung tương đồng so với phiên bản gốc. Như vậy, bước đầu tiên trong nghiên cứu là chuyển ngữ thang đo NIPS sang tiếng Việt và đánh giá tính giá trị nội dung khi chuyển ngữ sang tiếng Việt đã được thực hiện. Trong giai đoạn nghiên cứu mức độ áp dụng của thang đo, kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian trung bình điều dưỡng sử dụng thang đo để đánh giá đau cho trẻ là 1,6 phút. Như vậy, việc sử dụng thang đo NIPS không chiếm nhiều thời gian chăm sóc của điều dưỡng. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận, điểm trung bình của điều dưỡng đánh giá về mức độ áp dụng của thang đo NIPS là cao, trong đó điểm trung bình về mức độ rõ ràng và dễ hiểu của thang đo là 4,1 ± 0,6; thang đo dễ sử dụng là 4,0 ± 0,6, thang đo thuận tiện cho người sử dụng là 4,0 ± 0,4, thang đo chỉ cần thời gian ngắn để hoàn thành đánh giá là 3,9 ± 0,5, thang đo có thể giúp người điều dưỡng ra quyết định chăm sóc giảm đau là 3,4 (± 0,5), thang đo khả thi khi áp dụng vào thực hành lâm sàng là 3,6 (± 0,5), thang đo có khả năng phân loại được mức độ đau cho trẻ là 3,5 (± 0,5). Như vậy trong nghiên cứu này, thang đo NIPS phiên bản tiếng Việt có mức độ áp dụng vào trong thực tế việc đánh giá đau cho trẻ tại khoa NICU. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 158 KẾT LUẬN Thang đo NIPS khi chuyển ngữ sang tiếng Việt có nội dung sát với phiên bản gốc và có thể áp dụng. Trong những nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi đề nghị cần có thêm những nghiên cứu để đánh giá độ tin cậy và tính giá trị của thang đo NIPS, để chứng minh thang đo NIPS có hiệu quả trong việc đánh giá và quản lý đau cho trẻ sơ sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anand KJ (2007) "Pain assessment in preterm neonates". Pediatrics, 119 (3), 605-607. 2. Anna T, Mary-Ellen H, Paul M, Angela G, Sandra G, Linda W, Moshe I (2011) "Evaluation of the reliability, validity and practicality of 3 measures of acute pain in infants undergoing immunization injections". Vaccine, 29, 1390-1394. 3. Anne K (2013) "Neonates do not feel pain? A critical review of the evidence". Oxford Journal, 7, 1-9. 4. Cambell JN (2016) "Pain, the fifth vital sign revisited". Pain, 157 (1), 3-4. 5. International Association for the Study of Pain (IASP) (2016) Pain Terms, accessed at 6. Maria G (2003) "The Fifth Vital Sign: Implementation of the Neonatal Infant Pain Scale". JOGNN, 32, 199–206. 7. Suraseranivongse S, Kaosaard R, Intakong P, Pornsiriprasert S, Karnchana Y, Kaopinpruck J, Sangjeen K (2006) "A comparison of postoperative pain scales in neonates". British Journal of Anaesthesia, 97 (4), 540-544. 8. Zeynep SU, Hu LB, Ahmet T, Ipek A, Eren O (2008) "Comparison of three neonatal pain scales during minor painful procedures". The Journal of Maternal-Fetal and Neonatal Medicine, 21-5. Ngày nhận bài báo: 14/06/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/07/2018 Ngày bài báo được đăng: 30/08/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_chuyen_ngu_thang_do_nips_sang_tieng_viet_trong_da.pdf
Tài liệu liên quan