Nghiên cứu chuyển gen gmdreb2 vào giống đậu tương đt12

Tài liệu Nghiên cứu chuyển gen gmdreb2 vào giống đậu tương đt12: Phạm Thị Thanh Nhàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 180(04): 81 - 86 81 NGHIÊN CỨU CHUYỂN GEN GmDREB2 VÀO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT12 Phạm Thị Thanh Nhàn*, Phạm Minh Hảo, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Chu Hoàng Mậu Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, đây là cây mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh và chịu hạn kém. Đặc tính chịu hạn ở cây đậu tương là tính trạng đa gen, sản phẩm của các gen này liên quan trực tiếp đến sự biểu hiện của đặc tính chịu hạn hoặc có chức năng điều hòa nhóm gen chịu hạn. Gen mã hóa nhân tố phiên mã DREB ở cây đậu tương có chức năng kích hoạt sự phiên mã của nhóm gen chịu hạn, lạnh và mặn. Bài báo này trình bày kết quả chuyển cấu trúc mang gen GmDREB2 vào giống đậu tương ĐT12 phục vụ tạo dòng cây đậu tương chuyển gen chịu hạn. Cấu trúc pBI121-GmDREB2 đã được biến nạp thành công vào giống đậu tương ĐT12 qua mô nách lá mầm thông qua chủng A. tumefaciens....

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chuyển gen gmdreb2 vào giống đậu tương đt12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Thị Thanh Nhàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 180(04): 81 - 86 81 NGHIÊN CỨU CHUYỂN GEN GmDREB2 VÀO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT12 Phạm Thị Thanh Nhàn*, Phạm Minh Hảo, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Chu Hoàng Mậu Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, đây là cây mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh và chịu hạn kém. Đặc tính chịu hạn ở cây đậu tương là tính trạng đa gen, sản phẩm của các gen này liên quan trực tiếp đến sự biểu hiện của đặc tính chịu hạn hoặc có chức năng điều hòa nhóm gen chịu hạn. Gen mã hóa nhân tố phiên mã DREB ở cây đậu tương có chức năng kích hoạt sự phiên mã của nhóm gen chịu hạn, lạnh và mặn. Bài báo này trình bày kết quả chuyển cấu trúc mang gen GmDREB2 vào giống đậu tương ĐT12 phục vụ tạo dòng cây đậu tương chuyển gen chịu hạn. Cấu trúc pBI121-GmDREB2 đã được biến nạp thành công vào giống đậu tương ĐT12 qua mô nách lá mầm thông qua chủng A. tumefaciens. Các mẫu biến nạp được tái sinh in vitro, chọn lọc bằng kháng sinh và tạo cây đậu tương chuyển gen. Kết quả có 203/300 mẫu biến nạp tạo đa chồi, 197 chồi chọn lọc trong môi trường kéo dài chồi và số chồi được cho ra rễ là 60. Số cây chuyển gen trồng trên giá thể là 20 cây và có 5 cây sống sót ở điều kiện nhà lưới, hiệu suất chuyển gen ở giai đoạn này là 1,67% (5/300). Trong số 5 dòng cây chuyển gen ở thế hệ T0, 4 cây chuyển gen dương tính với PCR, hiệu suất chuyển gen đạt 1,33% (4/300). Keywords: Hạn, Glycine max (L.) Merrill, GmDREB2, A. tumefaciens, hiệu suất chuyển gen ĐẶT VẤN ĐỀ* Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là một cây trồng cạn ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam, việc trồng đậu tương có ba mục đích là giải quyết vấn đề thiếu protein cho con người và gia súc, xuất khẩu và cải tạo đất. Tuy nhiên, đây là cây mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh và chịu hạn kém nên sản lượng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Đặc tính chịu hạn ở cây đậu tương là tính trạng đa gen, sản phẩm của các gen này liên quan trực tiếp đến sự biểu hiện của đặc tính chịu hạn hoặc có chức năng điều hòa nhóm gen chịu hạn. Để chống lại điều kiện bất lợi của ngoại cảnh, đặc biệt là hạn hán, cơ thể thực vật đã sản xuất ra nhiều loại protein, trong đó có DREB (Dehydration- Responsive Element Binding). DREB có vai trò kích hoạt nhóm gen chịu hạn phiên mã. Họ protein này có chứa vùng bảo thủ duy nhất để gắn với trình tự DNA đặc hiệu là APETALA2/Ethylene Responsive Factor (AP2/ERF), cho phép chúng tương tác với một loạt các gen phía sau theo hình thức không phụ thuộc axit abscisic. Các miền AP2/ERF có khoảng 60 amino acid [50], [6], * Tel: 0989 516346; Email: ptnhansptn@gmail.com [7]. Phân họ gen DREB có 10 thành viên được xác định trong hệ gen cây đậu tương (GmDREBa, GmDREBb, GmDREBc, GmDREB1, GmDREB2, GmDREB3, GmDREB5, GmDREB6, GmDREB7) [10]. Mỗi gen trong họ DREB có trình tự, độ dài khác nhau nhưng đều được biểu hiện nhiều khi cây gặp hạn. Nhóm DREB1 điều khiển tính chịu hạn, mặn và lạnh, trong khi nhóm DREB2 điều khiển tính chịu hạn. Phân nhóm DREB2 gồm 8 thành viên trong cây Arabidopsis [11] và 5 thành viên trong lúa gạo [8]. Chen và cộng sự (2007) [6] đã phân lập gen GmDREB2 từ đậu tương và dựa trên sự giống nhau về miền AP2, gen GmDREB2 xếp vào phân họ A-5 trong phân họ DREB. Sự biểu hiện của GmDREB2 ở cây thuốc lá chuyển gen thể hiện ở sự tích lũy hàm lượng proline cao. Sản phẩm biểu hiện của gen GmDREB2 được tìm thấy khi cây đậu tương gặp hạn, lạnh và mặn [6], [8]. Bài báo này trình bày kết quả chuyển cấu trúc mang gen GmDREB2 vào giống đậu tương ĐT12 phục vụ tạo dòng cây đậu tương chuyển gen chịu hạn. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu và hóa chất Hạt giống đậu tương ĐT12 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ cung cấp. Phạm Thị Thanh Nhàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 180(04): 81 - 86 82 Chủng A. tumefaciens chứa cấu trúc pBI121-GmDREB2 do Bộ môn Sinh học hiện đại & Giáo dục sinh học, Khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên cung cấp. Cấu trúc vector chuyển gen được trình bày ở hình 1. Hình 1. Sơ đồ cấu trúc vector chuyển gen pBI121 mang gen GmDREB2 (pBI121-GmDREB2). (LB: Bờ trái của T-DNA; RB: Bờ phải của T-DNA; KanR: trình tự kháng kanamycin; 35S: Promoter 35S; GmDREB2: Trình tự gen GmDREB2; Cmyc: Trình tự nucleotide mã hóa kháng nguyên Cmyc; NOS (Nos ter): Nopaline synthase terminator (đoạn kết thúc) Các hóa chất được sản xuất bởi các hãng Fermentas, Invitrogen, Merck, Sigma, Amersham Pharmacia Biotech, như: Yeast extract, trypton, tris HCl, EDTA, glycerol, kanamycin, rifamicine, cefotaxime... Các thiết bị chính dùng trong nghiên cứu gồm có: Máy PCR System 9700 (Appied Biosystem, Mỹ), máy điện di Powerpac300 (Bio-Rad, Mỹ), máy xung điện Gen Plulser... Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chuyển gen thông qua nách lá mầm nhờ A.tumefaciens được tiến hành dựa trên nghiên cứu của Olhoft và cộng sự (2006) [9] và Nguyễn Thị Thúy Hường (2011) [2]. Các thí nghiệm được thực hiện trong phòng nuôi cấy với điều kiện chiếu sáng theo quang chu kì 16 giờ sáng và 8 giờ tối, nhiệt độ phòng 25 oC ± 2, cường độ chiếu sáng 2000 lux. Phương pháp tách chiết DNA tổng số từ các mẫu lá non được thực hiện theo phương pháp của Saghai Maroof và cộng sự (1984) [12]. Phương pháp PCR xác định sự có mặt của gen chuyển GmDREB2 bằng cặp mồi GmDREB2-BamHI/Cmyc-SacI (sản phẩm dự kiến có kích thước 543 bp), và vector pBI121- GmDREB2 bằng cặp mồi 35S-F/35S-R (sản phẩm dự kiến có kích thước 314 bp) trong cây đậu tương chuyển gen ở thế hệ T0. Trình tự nucleotide của cặp mồi GmDREB2- BamHI/Cmyc-SacI và 35S-F/35S-R như sau: GmDREB2-BamHI: 5’ – CGGATCCGATGGAAGAAGCGGGTTTA GG – 3’ GmDREB2-Cmyc-SacI: 5’ – CGAGCTCGTCAATTCAGATCCTCTTCTG – 3’ 35S-F: 5’ – CACGACACACTTGTCTAC – 3’ 35S-R: 5’ – TCACATCAATCCACTTGCT – 3’ Phản ứng PCR được thực hiện theo chu trình nhiệt: 94oC trong 3 phút; (94oC trong 1 phút; 56 o C trong 1 phút; 72 o C trong 1 phút) lặp lại 30 chu kỳ; 72oC trong 10 phút; bảo quản ở 4oC. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Lây nhiễm và tái sinh cây đậu tương chuyển gen Hạt đậu tương nảy mầm trên môi trường GM, sau khoảng 5 ngày, kích thước mầm đạt khoảng 5 cm và lá mầm xanh (Hình 2A). Các mảnh lá mầm được thu, gây tổn thương ở nách lá mầm để sử dụng làm mẫu biến nạp (Hình 2B). Lá mầm đã gây tổn thương được ngâm trong dịch huyền phù chứa A.tumefaciens mang cấu trúc chứa gen GmDREB2 có OD600 đạt 0,8 trong thời gian 30 phút (Hình 2C). Sau thời gian nhiễm khuẩn, mẫu được chuyển sang môi trường đồng nuôi cấy CCM ở 25oC trong tối 5 ngày (Hình 2D). Sau thời gian đồng nuôi cấy, mẫu biến nạp được rửa khuẩn ngoại vi bằng cefotaxim 500 mg/l, sau đó thấm khô bằng giấy thấm khử trùng. Cắt lấy các mảnh lá mầm và cấy mẫu lên môi trường tạo cụm chồi có bổ sung cefotaxim 500 mg/l. Sau 2 tuần, mẫu được chuyển sang môi trường SIM có bổ sung cefotaxim 500 mg/l và kháng sinh thích hợp. Hình 3 trình bày kết quả cảm ứng tạo đa chồi trên môi trường SIM bổ sung BAP 2 mg/l và kanamycine (Hình 3A và 3B), sau đó chuyển sang môi trường kéo dài chồi SEM (Hình 3C và 3D). Phạm Thị Thanh Nhàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 180(04): 81 - 86 83 A B C D Nách lá mầm Hình 2. Hình ảnh gây tổn thương nách lá mầm và biến nạp. A: Hạt đậu tương ĐT12 nảy mầm trên môi trường GM; B: Gây tổn thương nách lá mầm; C: Mảnh lá mầm được nhiễm khuẩn; D: Mẫu biến nạp chuyển sang môi trường đồng nuôi cấy CCM A B C D Hình 3. Hình ảnh đa chồi và kéo dài chồi. A: Cảm ứng tạo đa chồi trên SIM bổ sung BAP 2 mg/l và kanamycine trong 1 tuần; B: Cảm ứng tạo đa chồi trên SIM bổ sung BAP 2 mg/l và kanamycine trong 2 tuần; C: Kéo dài chồi SEM (bổ sung GA3 0,5 mg/l + IAA 0,1 mg/l + kanamycine 50 mg/l) trong 1 tuần; D: Kéo dài chồi SEM (bổ sung GA3 0,5 mg/l + IAA 0,1 mg/l + kanamycine 50 mg/l) trong 2 tuần Hình 4. Giai đoạn ra rễ và trồng cây đậu tương chuyển gen ĐT12 trên giá thể Khi các chồi phát triển đạt kích thước từ 3 - 5 cm sẽ được chuyển sang môi trường ra rễ (RM) có bổ sung cefotaxim 250 mg/l để tạo cây hoàn chỉnh (Hình 4). Thí nghiệm biến nạp cấu trúc chứa gen GmDREB2 qua nách lá mầm nhờ A.tumefaciens được thực hiện lặp lại 3 lần. Kết quả thí nghiệm chuyển gen và đối chứng được trình bày ở bảng 1. Trong 300 mẫu được biến nạp cấu trúc chứa gen GmDREB2, 203 mẫu tạo được đa chồi, trong đó có 393 chồi sống sót, 197 chồi được kéo dài. Số chồi ra rễ là 60, số cây được trồng trên giá thể là 20 cây và có 5 cây sống sót. Đối với lô đối chứng ĐC0, với 30 mẫu biến nạp và kết quả không có chồi nào được tạo thành, vì thế cũng không có chồi được kéo dài, ra rễ và ra giá thể. Đối với lô đối chứng ĐC1, 20 mẫu được tạo đa chồi, 35 chồi sống sót, 20 chồi được kéo dài và 15 chồi được chuyển vào môi trường ra rễ. Số cây được đưa ra giá thể là 15 cây, trong đó có 10 cây sống sót. Như vậy ở giai đoạn tái sinh và chọn lọc in vitro, chúng tôi thu được 5 cây đậu tương được chuyển gen ở thế hệ T0 (ký hiệu là ĐT12-01, ĐT12-02, ĐT12-03, ĐT12- 04, ĐT12-05). Hiệu suất chuyển gen ở giai đoạn chọn lọc bằng kháng sinh là 1,67% (5/300). Cũng theo phương pháp chuyển gen này, Lò Thị Mai Thu (2014) [4] chuyển cấu trúc CPi (SMV- BYMV) vào hai giống đậu tương ĐT12 và DT2008 có hiệu suất lần lượt là 4,32% và 3,76%; Lò Thanh Sơn (2015) [3] chuyển cấu trúc mang gen GmEXP1 vào giống đậu tương DT84 với hiệu suất 2,37%; Nguyễn Thu Hiền (2011) [1] chuyển gen HA1 vào giống đậu tương ĐT12 với hiệu suất 2,37%; Nguyễn Thúy Hường (2011) [2] chuyển gen vào giống đậu tương DT84 với hiệu suất là 2,22%. Như vậy, hiệu suất chuyển gen ở giai đoạn này của chúng tôi thấp hơn hiệu suất chuyển gen của các tác giả trước. Lá non của cây đậu tương không chuyển gen và 5 cây đậu tương chuyển gen sống sót trên giá thể ở thế hệ T0 được thu nhận để tách chiết DNA tổng số, kiểm tra sự có mặt của cấu trúc mang gen chuyển pBI121- GmDREB2. Phạm Thị Thanh Nhàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 180(04): 81 - 86 84 Bảng 1. Kết quả biến nạp gen GmDREB2 vào giống đậu tương ĐT12 Lô đối chứng và thí nghiệm Số mẫu biến nạp Số mẫu tạo đa chồi Số chồi sống sót Số chồi kéo dài Số chồi ra rễ Số cây trồng trên giá thể Số cây sống sót ĐC0 30 0 0 0 0 0 0 ĐC1 30 20 35 20 15 15 10 1 100 68 136 67 20 7 1 2 100 55 109 45 15 5 2 3 100 80 148 85 25 8 2 Tổng số (1+2+3) 300 203 393 197 60 20 5 Ghi chú: ĐC0*: Lá mầm đậu tương không chuyển gen được cấy trên môi trường tái sinh có bổ sung kháng sinh; ĐC1*: Lá mầm đậu tương không chuyển gen được cấy trên môi trường tái sinh không bổ sung kháng sinh. Phân tích sự có mặt của gen chuyển GmDREB2 trong cây đậu tương chuyển gen thế hệ T0 PCR là phương pháp nhanh, chính xác để đánh giá cây chuyển gen. Do vậy, chúng tôi tiến hành phản ứng PCR với cặp mồi 35S-F/35S-R để kiểm tra sự có mặt của promoter 35S trong cấu trúc vector pBI121- GmDREB2 ở cây đậu tương chuyển gen. Sản phẩm của phản ứng có kích thước theo dự tính 314 bp (Hình 5A). (A) (B) Hình 5. Kết quả điện di sản phẩm PCR xác định sự có mặt của đoạn promoter 35S (A) và gen chuyển GmDREB2 (B) trong các cây đậu tương chuyển gen ở thế hệ T0. M: Thang DNA 1kb; 1, 2, 3, 4, 5: Sản phẩm PCR các cây chuyển gen ĐT12-01, ĐT12-02, ĐT12-03, ĐT12-04, ĐT12-05; (+): Sản phẩm PCR từ vector pBI121-GmDREB2; (-): Sản phẩm PCR của cây không chuyển gen. Hình 5A cho thấy, băng DNA có kích thước khoảng 0,3 kb xuất hiện ở đối chứng dương (+) và bốn cây chuyển gen, trong khi đối chứng âm (-) không có. Như vậy, cấu trúc pBI121-GmDREB2 đã có mặt ở 4 cây chuyển gen ĐT12-01, ĐT12-03, ĐT12-04, ĐT12-05 ở thế hệ T0. Kết quả kiểm tra sản phẩm của phản ứng PCR nhân gen GmDREB2 ở hình 5B cho thấy đối chứng dương và các cây chuyển gen ĐT12- 01, ĐT12-03, ĐT12-04, ĐT12-05 tồn tại băng DNA có kích thước khoảng 0,55 kb. Theo tính toán lý thuyết, đoạn gen GmDREB2 được nhân bản dài 498 bp, đoạn Cmyc và KDEL dài 45 bp và dự tính sản phẩm của PCR với cặp mồi GmDREB2-BamHI/GmDREB2- Cmyc-SacI sẽ nhân bản được đoạn DNA có kích thước là 543 bp. Như vậy, kết quả PCR thu được đoạn DNA có kích thước phù hợp với tính toán lý thuyết, là cơ sở để nhận xét rằng gen chuyển GmDREB2 đã được chuyển thành công vào giống đậu tương ĐT12. Cả hai thí nghiệm sử dụng kỹ thuật PCR nhân bản đoạn promoter 35S và gen GmDREB2 đều cho kết quả dương tính ở 4 cây đậu tương chuyển gen ĐT12-01, ĐT12-03, ĐT12-04, ĐT12-05 ở thế hệ T0. Như vậy, hiệu suất chuyển gen ở giai đoạn kiểm tra gen chuyển bằng PCR là 4/300 (hay 1,33%). Trong kết quả nghiên cứu của Lò Thị Mai Thu (2014) [4], hiệu suất chuyển gen đạt 1,35% (với giống ĐT12), 2,24% (với giống DT2008); của Lò Thanh Sơn (2015) [3], hiệu suất chuyển gen đạt 0,27%; của Nguyễn Thu Hiền (2011) [1], hiệu suất là 1,23%; của Nguyễn Thị Thúy Hường (2011) [2], hiệu suất chuyển gen đạt 0,23%. Như vậy, hiệu suất chuyển gen ở đậu tương thấp, cần tìm kiếm các biện pháp tăng cường hiệu quả chuyển gen ở đối tượng này. Nguyên nhân có thể do hóa chất, thời vụ, kĩ thuật thao tác Đối với cây đậu tương, thời điểm ra cây ngoài nhà lưới tốt nhất là vụ xuân hè. Phạm Thị Thanh Nhàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 180(04): 81 - 86 85 KẾT LUẬN Cấu trúc pBI121-GmDREB2 đã được biến nạp thành công vào giống đậu tương ĐT12 qua nách lá mầm thông qua chủng A. tumefaciens. Các mẫu biến nạp được tái sinh in vitro, chọn lọc bằng kháng sinh và tạo cây đậu tương chuyển gen. Kết quả có 203/300 mẫu biến nạp tạo đa chồi, 393 chồi sống sót, có 197 chồi chọn lọc trong môi trường kéo dài chồi và số chồi được cho ra rễ là 60. Số cây chuyển gen trồng trên giá thể là 20 cây và có 5 cây sống sót ở điều kiện nhà lưới, hiệu suất chuyển gen ở giai đoạn này là 1,67% (5/300). Phân tích sự có mặt của gen chuyển GmDREB2 trong 5 dòng cây ở thế hệ T0 thu được 4 cây chuyển gen dương tính với PCR, hiệu suất chuyển gen đạt 1,33% (4/300). LỜI CẢM ƠN: Nghiên cứu này được hỗ trợ và trong khuôn khổ của Đề tài cấp Bộ Giáo dục & Đào tạo, mã số B2017-TNA-38 do GS.TS Chu Hoàng Mậu làm chủ nhiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thu Hiền (2011), Nghiên cứu chuyển gen mã hóa protein bề mặt của virus H5N1 vào cây đậu tương phục vụ sản xuất vaccine thực vật, Luận án tiến sĩ Sinh học, Đại học Thái Nguyên. 2. Nguyễn Thị Thuý Hường (2011), Phân lập, tạo đột biến điểm ở gen P5CS liên quan đến tính chịu hạn và thử nghiệm chuyển vào cây đậu tương Việt Nam, Luận án tiến sĩ Sinh học, Đại học Thái Nguyên. 3. Lò Thanh Sơn (2015), Nghiên cứu đặc điểm và chuyển gen GmEXP1 liên quan đến sự phát triển bộ rễ của cây đậu tương, Luận án tiến sĩ Sinh học, Đại học Thái Nguyên. 4. Lò Thị Mai Thu (2014), Phân lập đoạn gen CP từ Soybean mosaic virus và phát triển vector chuyển gen mang cấu trúc RNAi phục vụ tạo cây đậu tương chuyển gen kháng bệnh, Luận án tiến sĩ Sinh học, Đại học Thái Nguyên. 5. Chen F., Chen S. Y. and Liu Q. (2002), “Isolation of a rice cDNA encoding a DREB-like protein induced by stresses”, GenBank, Accession AY064403. 6. Chen M., Wang Q. Y., Xu Z. S., Li L. C., Ye X. G., Xia L. Q., Ma Y. Z. (2007), “GmDREB2, a soybean DRE – binding transcription factor, conferred droungt anh high – salt tolerance in transgenic plants”, Biochem. Biophys. Res. Commun., 353(2), pp. 299 – 305. 7. Huang B., Jin L. and Liu J. (2007), “Molecular cloning and functional characterization of a DREB1/CBF-like gene (GhDREB1L) from cotton”, Sci. China Life Sci., 50 (1), pp. 7-14. 8. Matsukura S., Mizoi J., Yoshida T., Todaka D., Ito Y., Maruyama K., Shinozaki K., Yamaguchi- Shinozaki K. (2010), “Comprehensive analysis of rice DREB2-type genes that encode transcription factors involved in the expression of abiotic stress- responsive genes”, Mol. Genet. Genomics, 283, pp. 185–196. 9. Olhoft P. M., Somers D. A. (2001), “L-Cysteine increases Agrobacteriummediated T-DNA delivery into soybean cotyledonarynode cells”, Plant Cell Rep., 20, pp. 706-711. 10. Ratcliffe O. J., Riechmann J. L. (2002), “Arabidopsis transcription factors and the regulation of flowering time: a genomic perspective”, Curr. Issues Mol. Biol., 4, pp. 77–91. 11. Riechmann J. L., Heard J., Martin G., Reuber L., Jiang C. Z., Keddie J., Adam L., Pineda O., Ratcliffe O. J., Samaha R. R., Crelman R., Pilgrim M., Broun P., Zhang J. Z., Ghandehari D., Sherman B. K., Yu G. L. (2000), “Arabidopsis transcription factors: Genome-wide comparative analysis among eukaryotes”, Science, 290, pp. 2105–2110. 12. Saghai M. M. A., Soliman K. M., Jorgensen R. A., Allard R. W. (1984), “Ribosomal DNA spacer - length polymorphisms in barley: Mendelian inheritance, chromosomal location and population dymnamics”, Proc. Natl. Acad. Sci. USA, 81, pp. 8014-8018. Phạm Thị Thanh Nhàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 180(04): 81 - 86 86 SUMMARY STUDYING ON TRANSFERRING A CONSTRUCTION CONTAINING GmDREB2 GENE INTO ĐT12 SOYBEAN CULTIVAR Pham Thi Thanh Nhan * , Pham Minh Hao, Nguyen Thi Ngoc Lan, Chu Hoang Mau TNU - University of Education Soybean (Glycine max (L.) Merrill) is one of the most important crop plants with a high economic value. However, this is also the plant sensitive to different stresses in the environment and has the low drought ability. Their property is a multigene trait whose products directly involve in the drought tolerance or regulate the expression of resistant genes. The GmDREB2 gene in soybean plant is considered as a necessary factor to activate the transcription of resistant genes in drought, cold and salt conditions. This paper presents the results of studying on transformation a construction containing GmDREB2 gene into ĐT12 soybean cultivar in order to produce transgenic soybean plants with high drought resistant ability. The structure pBI121-GmDREB2 was successfully transferred into ĐT12 soybean cultivar by Agrobacterium tumefaciens-mediated transformation via cotyledonary axillary nodes. All infected samples were regenerated in vitro and selected by antibiotic to creat the transgenic soybean plants. Consequently, from 300 samples, 203 shoots were induced on shoot elongation medium supplemented with kanamycin, in which 197 shoots were prolonged and 60 elongated shoots were rooted. All 20 rooted plantlets were planted on the pots, among which 5 plantlets survived in the greenhouse condition at the T0 generation, thus, the transgenic efficiency at this stage was 1.67% (5/300). From them, there were four transgenic soybean plantlets with the possitive PCR results, the transgenic efficiency at this stage was 1.33% (4/300). Keywords: Drought, Glycine max (L.) Merrill, GmDREB2, A. tumefaciens, transgenic efficiency Ngày nhận bài: 28/02/2018; Ngày phản biện: 18/3/2018; Ngày duyệt đăng: 27/4/2018 * Tel: 0989 516346; Email: ptnhansptn@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf562_654_1_pb_9649_2128371.pdf
Tài liệu liên quan