Nghiên cứu chức năng của câu hỏi dùng “Trợ từ nghi vấn” trong tiếng Hán hiện đại - Phùng Thị Tuyết

Tài liệu Nghiên cứu chức năng của câu hỏi dùng “Trợ từ nghi vấn” trong tiếng Hán hiện đại - Phùng Thị Tuyết: Phùng Thị Tuyết Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 141 - 146 141 NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG CỦA CÂU HỎI DÙNG “TRỢ TỪ NGHI VẤN” TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI Phùng Thị Tuyết* Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Câu hỏi dùng “trợ từ nghi vấn” trong tiếng Hán được sử dụng với tần suất khá lớn. Trong giao tiếp, ngoài chức năng thu thập thông tin về vấn đề người nói chưa biết hoặc chưa rõ, câu hỏi dùng “trợ từ nghi vấn” còn được dùng để biểu đạt các chức năng khác và mang lại hiệu quả giao tiếp nhất định. Căn cứ vào đích ở lời, có thể chia câu hỏi dùng trợ từ nghi vấn thành 2 loại, câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp. Bài viết vận dụng lý thuyết “hành vi ngôn ngữ”, “nguyên tắc cộng tác hội thoại” và “điều kiện để thực hiện giao tiếp thành công” để tiến hành phân loại và nhận diện câu hỏi trực tiếp, câu hỏi gián tiếp; đồng thời chỉ ra một số chức năng cơ bản mà chúng đảm nhận trong thực tế giao tiếp. Từ khóa: Câu hỏi, trợ từ nghi vấn, chức năng, trực tiếp, gián...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chức năng của câu hỏi dùng “Trợ từ nghi vấn” trong tiếng Hán hiện đại - Phùng Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phùng Thị Tuyết Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 141 - 146 141 NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG CỦA CÂU HỎI DÙNG “TRỢ TỪ NGHI VẤN” TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI Phùng Thị Tuyết* Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Câu hỏi dùng “trợ từ nghi vấn” trong tiếng Hán được sử dụng với tần suất khá lớn. Trong giao tiếp, ngoài chức năng thu thập thông tin về vấn đề người nói chưa biết hoặc chưa rõ, câu hỏi dùng “trợ từ nghi vấn” còn được dùng để biểu đạt các chức năng khác và mang lại hiệu quả giao tiếp nhất định. Căn cứ vào đích ở lời, có thể chia câu hỏi dùng trợ từ nghi vấn thành 2 loại, câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp. Bài viết vận dụng lý thuyết “hành vi ngôn ngữ”, “nguyên tắc cộng tác hội thoại” và “điều kiện để thực hiện giao tiếp thành công” để tiến hành phân loại và nhận diện câu hỏi trực tiếp, câu hỏi gián tiếp; đồng thời chỉ ra một số chức năng cơ bản mà chúng đảm nhận trong thực tế giao tiếp. Từ khóa: Câu hỏi, trợ từ nghi vấn, chức năng, trực tiếp, gián tiếp ĐẶT VẤN ĐỀ * Căn cứ theo mục đích nói, có thể chia câu thành 4 loại: Câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến và câu cảm thán. Trong đó, câu hỏi là loại câu có chức năng chính là dùng để thu thập thông tin mà người nói chưa biết hoặc chưa chắc chắn về người hoặc sự vật nào đó. Tuy nhiên thực tế giao tiếp cho thấy, ngoài chức năng thu thập thông tin ra thì câu hỏi còn có các chức năng khác như cầu khiến, chấn vấn, khẳng định, phủ định, bộc lộ tình cảm hoặc hàn huyên. Câu hỏi dùng “trợ từ nghi vấn” trong tiếng Hán cũng có các chức năng nêu trên. TỔNG QUAN VỀ CÂU HỎI TRONG TIẾNG HÁN Theo học giả Hoàng Bác Vinh(黄伯荣), câu hỏi là loại câu đưa ra nội dung mà người nói chưa biết hoặc chưa rõ để người nghe trả lời [1]. Trong tiếng Hán có nhiều cách phân loại câu nghi vấn. Học giả Lê Cẩm Hy(黎锦熙)chia câu hỏi ra làm 3 loại: ① Câu hỏi nhằm thu thập thông tin khẳng định, phủ định về một vấn đề nào đó (表然否的疑问); ② câu hỏi lựa chọn hoặc câu hỏi thu thập thông tin cụ thể về một người, sự vật nào đó(助抉择或寻求的 疑问); ③ câu hỏi phản vấn (无疑而反 诘语气) [2]; học giả Thiệu Kính Mẫn (邵敬敏)chia câu hỏi thành hai loại: ① * Tel: 0977040310; Email: phungtuyet.sfl@tnu.edu.vn Câu hỏi lựa chọn dùng các trợ từ nghi vấn (是非选择)và câu hỏi lựa chọn sử dụng liên từ, ② câu hỏi dùng đại từ nghi vấn(特指选择)[3]; Ngoài ra, có học giả căn cứ theo mức độ nắm bắt thông tin của người nói với vấn đề họ cần hỏi, chia câu hỏi thành 3 loại: ① Câu hỏi thu thập thông tin về vấn đề bản thân hoàn toàn chưa biết; ②câu hỏi thu thập thông tin về một điều bản thân người hỏi ít nhiều đã có thông tin, dự đoán; ③câu hỏi không phải để thu thập thông tin mà là để biểu thị những mục đích giao tiếp khác. Theo Hoàng Bác Vinh (黄伯荣), câu hỏi trong tiếng Hán chia câu hỏi thành 4 loại:Câu hỏi dùng các “trợ từ nghi vấn” như “吗”、“吧” và sử dụng ngữ điệu nghi vấn(是非问句). Câu hỏi “chính phản”(正反问句). Câu câu hỏi lựa chọn(选择问句). Câu hỏi dùng đại từ nghi vấn(特指问句). Như vậy, câu hỏi dùng “trợ từ nghi vấn” là câu hỏi có sử dụng các trợ từ để hỏi “吗”、“吧”. Căn cứ theo đích ở lời có thể chia câu hỏi thành 2 loại câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp, trong đó câu hỏi trực tiếp là câu hỏi có chức năng thu thập thông tin, vì vậy câu hỏi này người nói mong muốn nhận được câu trả lời từ người nghe; câu hỏi gián tiếp là câu hỏi không phải với mục đích thu thập thông tin mà có chức năng biểu thị sự khẳng định, phủ định, cảm thán, cầu khiến, lo lắng, đe dọa Phùng Thị Tuyết Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 141 - 146 142 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGÔN NGỮ(言语行为) Cha đẻ của Lý thuyết hành vi ngôn ngữ là J.L. Austin, tuy nhiên người có công lớn trong việc phát triển lý thuyết này phải kể đến John Searle. Theo Searle, nói tức là đưa ra một hành động mà phương tiện là ngôn ngữ (以言行事), ông tập chung nghiên cứu “hành vi ngôn ngữ mượn lời” (施事行为). “Hành vi ngôn ngữ mượn lời” mượn các phát ngôn để tạo hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe hoặc ở chính bản thân người nói [4]. Trong quá trình phân tích và nghiên cứu ý nghĩa của lời nói, Searle còn phân biệt ý nghĩa của lời nói được thể hiện về mặt cú pháp và hàm ý thực tế mà lời nói thể hiện. Từ đó ông đưa ra khái niệm hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Việc chia lời nói ra thành hai loại như trên xuất phát từ quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa cú pháp và chức năng không phải luôn là tương đương. Theo Searle, hành vi ngôn ngữ trực tiếp (直接言语行为)thì ý nghĩa về mặt câu chữ và hàm ý người nói là một; hành vi ngôn ngữ gián tiếp (间接言语行为)hình thành khi mà có sự không đồng nhất giữa cú pháp và chức năng, hành vi ngôn ngữ gián tiếp thực tế là “mượn một hành vi ngôn ngữ A để thể hiện dụng ý B”. Như vậy, khi người nói đặt câu hỏi với mục đích thu thập thông tin chưa biết hoặc chưa chắc chắn thì khi đó người nói đã sử dụng câu hỏi trực tiếp; ngược lại khi người nói mượn đặt câu hỏi không phải với mục đích thu thập thông tin mà để thể hiện hàm ý khác thì khi đó ta có câu hỏi gián tiếp. CHỨC NĂNG CỦA CÂU HỎI TRỰC TIẾP DÙNG TRỢ TỪ NGHI VẤN(直接是非问句) Chức năng chính của câu hỏi là thu thập thông tin về điều người nói chưa biết hoặc chưa chắc chắn. Khi câu hỏi thực hiện chức năng này thì khi đó ta có câu hỏi trực tiếp. Câu hỏi trực tiếp dùng trợ từ nghi vấn là câu hỏi dùng để hỏi thông tin (信息探询). Trong tiếng Hán câu hỏi trực tiếp dùng “trợ từ nghi vấn” có 3 chức năng sau: Câu hỏi trực tiếp dùng “trợ từ nghi vấn”có chức năng dùng để hỏi về thông tin mà bản thân người nói chưa biết (纯疑问是非问句). Câu hỏi trực tiếp dùng “trợ từ nghi vấn”có chức năng dùng để hỏi về điều mà người nói đã có ít nhiều thông tin về điều mình định hỏi(测度是非问句). Câu hỏi trực tiếp dùng “trợ từ nghi vấn” có chức năng trưng cầu ý kiến của người nghe nhằm xác định thông tin mà người hỏi chưa thật sự chắc chắn(确认是非问句). Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp dùng trợ từ nghi vấn Theo Searle, tất cả các hoạt động giao tiếp ngôn ngữ đều có liên quan đến “hành vi ngôn ngữ”, người nói khi nói ra một câu nói có nghĩa đã thực thi một “hành động”. Người nói đặt ra câu hỏi cũng có thể coi là đã mượn hình thức câu hỏi để tiến hành một “hành động”. Trong giao tiếp để có thể tiến hành thành công cần 4 điều kiện sau: Thứ nhất: Điều kiện nội dung mệnh đề(命题内容条件). Thứ hai: Điều kiện chuẩn bị(预备条件) Thứ ba: Điều kiện chân thành(真诚条件) Thứ tư: Điều kiện căn bản(本质条件) Sự khác biệt của những điều kiện này là căn cứ giúp ta nhận diện hành vi ngôn ngữ trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên兰巧玲 đã điều chỉnh lại thành 3 điều kiện [5] . Thứ nhất: Điều kiện chuẩn bị (预备条件): Người hỏi không biết thông tin, người hỏi cho rằng người nghe biết đáp án. Thứ hai: Điều kiện chân thành(真诚条件): Người hỏi biết mong muốn nhận được thông tin về điều mình hỏi. Thứ 3: Điều kiện căn bản(本质条件): Người nói hy vọng người nghe trả lời. Áp dụng vào nhận diện câu hỏi trực tiếp dùng trợ từ nghi vấn trong tiếng Hán, khi câu hỏi đặt ra đáp ứng đủ 3 điều kiện trên thì khi đó ta có câu hỏi trực tiếp. Tuy nhiên câu hỏi trực tiếp “dùng trợ từ nghi vấn”trong tiếng Hán có 3 chức năng. Nên đối với mỗi loại chức năng sẽ có sự khác biệt nhất định về một điều kiện nào đó. Trong trường hợp câu hỏi biểu thị ý người hỏi hoàn toàn không có thông tin về điều mình định hỏi (纯疑问是非问句) thì cần đáp ứng các điều kiện sau: Phùng Thị Tuyết Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 141 - 146 143 Thứ nhất: Điều kiện chuẩn bị (预备条件): Người hỏi không biết câu trả lời, người hỏi cho rằng người nghe biết câu trả lời. Thứ hai: Điều kiện chân thành(真诚条件): Người hỏi muốn người nghe cung cấp thông tin cho mình. Thứ 3: Điều kiện căn bản(本质条件): Người nói hy vọng người nghe sẽ trả lời vào đúng vào trọng tâm câu hỏi. Ví dụ: (1) 甲:“今天上午你的朋友小王去 图书馆吗?” (Dịch nghĩa: Sáng nay Tiểu Vương bạn cậu có đến thư viện không?) 乙:“去。” (Dịch nghĩa: Có.) Trong trường hợp sử dụng câu hỏi khi người nói đã có ít nhiều thông tin về điều mình định hỏi(测度是非问句)thì cần đáp ứng các điều kiện sau: Thứ nhất: Điều kiện chuẩn bị (预备条件): Người hỏi ít nhiều có thông tin về điều mình cần hỏi. Thứ hai: Điều kiện chân thành(真诚条件): Người hỏi muốn nhận được thông tin từ người nghe Thứ 3: Điều kiện căn bản(本质条件): Người nói hy vọng người nghe sẽ trả lời câu hỏi của mình. Ví dụ: (2) 母亲:“你爸上班去了吧?” (Dịch nghĩa: Bố con chắc đi làm rồi à?) 儿子:“是。” (Dịch nghĩa: Vâng.) Trong trường hợp câu hỏi trực tiếp được đặt ra khi người hỏi muốn người nghe giúp xác định thông tin(确认是非问句)cần đáp ứng các điều kiện sau: Thứ nhất: Điều kiện chuẩn bị (预备条件): Người hỏi cho rằng họ đã có nắm được thông tin tương đối nhiều về điều mình hỏi, người hỏi cho rằng người nghe có câu trả lời. Thứ hai: Điều kiện chân thành(真诚条件): Người hỏi muốn nhận được sự khẳng định của người nghe về thông tin có trong câu hỏi. Thứ 3: Điều kiện căn bản(本质条件): Người nói hy vọng người nghe sẽ trả lời câu hỏi của mình. Ví dụ: (3) “她是一个福星。你们现在信 了吧?”(《社会与法》) (Dịch nghĩa: Nó là sao may mắn cho nhà chúng ta, bây giờ chắc mọi người tin rồi chứ ?) CHỨC NĂNG CỦA CÂU HỎI GIÁN TIẾP DÙNG TRỢ TỪ NGHI VẤN (间接是非问句) Theo Searle (1997) “hành vi ngôn ngữ gián tiếp là thông qua phương thức hành vi ngôn ngữ này gián tiếp biểu đạt một hành vi ngôn ngữ khác”. Câu hỏi gián tiếp dùng “trợ từ nghi vấn”thông qua tiến hành hành vi “hỏi” để gián tiếp biểu thị một hành vi khác. Vận dụng quan điểm câu gián tiếp của Searle, chúng tôi cho rằng có thể chia câu hỏi gián tiếp “dùng trợ từ nghi vấn” làm hai loại sau: Loại thứ nhất: Câu hỏi gián tiếp có thể nhận diện được từ bình diện cú pháp: Ở loại câu này người nghe có thể căn cứ theo đặc điểm cú pháp, ý nghĩa hiển ngôn của từ ngữ trong câu để suy luận ra được ý nghĩa lời nói. Đặc trưng quan trọng của loại câu này ý nghĩa ở một mức độ nào đó đã cố định theo cấu trúc cú pháp và được người nghe dễ dàng nhận diện được. Loại thứ hai: Câu hỏi không thể nhận diện được khi căn cứ đặc điểm cú pháp mà phải căn cứ ngữ cảnh và thông tin chung của người nghe và người nói đã có để nhận diện để suy luận ra hàm ý lời nói. Cơ sở nhận diện câu hỏi gián tiếp dùng trợ từ nghi vấn Theo chúng tôi, để nhận diện câu hỏi gián tiếp có thể căn cứ vào đặc điểm cú pháp, ngữ cảnh, nguyên tắc cộng tác hội thoại, điều kiện thành công trong giao tiếp. Căn cứ đặc điểm cú pháp: Khi câu hỏi có xuất hiện các từ ngữ như “不是吗?”、“难道就”、“岂,岂 不”、“不就吗”...., thì khi đó ta có câu hỏi gián tiếp. Ví dụ: (4) 真伤心啊!在家的时候不是经常给 Phùng Thị Tuyết Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 141 - 146 144 你按摩吗?《家》 (Dịch nghĩa: Thật đau lòng quá, khi còn ở nhà chẳng phải em vẫn thường xoa bóp cho chị đấy sao?) (5) 都生男孩,不生女孩,这世界不 是完蛋了吗? (Dịch nghĩa: Nếu như đều chỉ sinh con trai thì thế giới này liệu có tồn tại, phát triển được nữa không?) (6) 奶奶不以为然,说:“有什么不一 样?难道你还能生出一个麒麟?”《蛙》 (Dịch nghĩa: Bà nội phản bác lại nói: Có gì mà khác? Chả lẽ cô có thể sinh ra được kỳ lân?) (7) “,让他去购买看不见、摸不着 、未来才可能消费的保险,岂不是点灯— —白费蜡?”《人在险途》(Dịch nghĩa: “Bảo nó mua bảo hiểm mà thực tế chả có gì là cụ thể, không nhìn thấy, không sờ thấy được mà chỉ có sau này mới dùng đến thì khác nào làm một việc lãng phí.) Căn cứ ngữ cảnh: Ngoài việc dùng lí luận về nguyên tắc hợp tác trong giao tiếp thì ngữ cảnh giao tiếp là một công cụ vô cùng quan trọng để nhận diện. Vì vậy phân tích ngữ cảnh có giá trị quan trọng trong việc hiểu hàm ý của câu hỏi gián tiếp. [6]. Căn cứ “Nguyên tắc cộng tác hội thoại”(合作原则). Theo Grice “nguyên tắc cộng tác hội thoại” gồm 4 phương châm: - Phương châm về lượng(量的准则): Thông tin bao hàm của lời nói đúng là thông tin các đối tượng tham gia giao tiếp cần, không thừa cũng không thiếu. - Phương châm về chất(质的准则): Nội dung lời nói phải đúng. - Phương châm quan hệ(关系准则): Nội dung của lời nói phải có mối liên quan đến nội dung cuộc hội thoại. - Phương châm cách thức(方式准则): Nội dung của lời nói cần phải rõ ràng, tránh lối nói mập mờ. Trong giao tiếp chỉ cần câu hỏi đưa ra có vi phạm một trong các phương châm của “Nguyên tắc cộng tác hội thoại” thì chúng ta có thể nhận định đó là câu hỏi gián tiếp. Ví dụ: (8) 情景:当天,龙小羽的前女友祝四 萍把电话打到保春公司董事长的办公室来 ,龙小羽接电话后觉得很奇怪,不知她从 哪里弄到了这个电话号码,因此问了四萍 ,四萍笑着跟他说,你管得着吗?龙小羽 就住了口,一言不发地等着四萍说话。四 萍说]:“你哑巴啦?”(《拿》)(Dịch nghĩa: Hôm đó bạn gái cũ của Long Tiểu Vũ gọi điện đến văn phòng của Tổng giám đốc công ty Bảo Xuân nơi Long Tiểu Vũ làm việc, Long Tiểu Vũ nhận điện thoại và rất ngạc nhiên không biết vì sao mà cô ấy lại biết số điện thoại này, vì hỏi bạn gái cũ (tên Tứ Bình) , Tứ Bình cười và nói với Vũ “Việc này anh tôi không có trách nhiệm cho anh biết.”, nghe vậy Vũ im tịt, không nói câu nào và đợi Tứ Bình nói tiếp. Tứ Bình trong điện thoại không thấy Vũ nói gì liền nói: “Anh bị câm rồi à?”) Trong ví dụ trên,nhân vật Tứ Bình đặt câu hỏi “Anh bị câm rồi à?”đã vi phạm phương châm về chất, có nghĩa là câu hỏi có nội dung không đúng với thực tế. Vì vậy có thể suy luận ra đây là câu hỏi gián tiếp biểu thị hàm ý chọc tức đối phương. Căn cứ theo việc có đáp ứng đúng điều kiện về thành công trong giao tiếp Chức năng chính của câu hỏi là dùng để “thu thập thông tin”, có nghĩa là câu hỏi phải chứa đựng thông tin cần hỏi, người hỏi mong muốn nhận được câu trả lời từ người nghe, khi câu hỏi không đáp ứng điều kiện như vậy thì nó không có chức năng thu thập thông tin nữa và khi đó ta có câu hỏi gián tiếp. Ví dụ: (9) 年轻人将筏子从河边码头撑出时, 那几个蹲在岸边的筏工喊叫着:“扁头,祝 你好运,掉到河里淹死!”年轻人麻利地撑 着篙,说]:“那是不行的,我淹死了,你 妹妹岂不是要守寡?”。(《蛙》) (Dịch nghĩa: Khi chàng trai lái đò rời bến thì mấy người lái đò ngồi trên bờ chêu trọc nói: “Này đồ đầu bẹp, chúc may mắn nhé, mong mày sẽ bị rơi xuống nước chết đuối”. Chàng trai trẻ cũng không phải tay vừa liền đáp lại: “Không được, nếu tao chết thì em gái chúng mày thành góa phụ hết à?”) Trong câu hỏi trên người hỏi không phải Phùng Thị Tuyết Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 141 - 146 145 muốn dùng câu hỏi để thu thập thông tin mình chưa biết từ phía người nghe vì vậy có thể hiểu câu hỏi này được sử dụng với hàm ý khác mà ở cụ thể là thể hiện sự phản bác. Chức năng của câu hỏi gián tiếp dùng trợ từ nghi vấn Câu hỏi gián tiếp biểu thị “hành vi” cầu khiến(祈使功能型是非问句) Trong câu chia theo mục đích nói thì câu cầu khiến là câu dùng để yêu cầu người nghe thực hiện yêu cầu được nêu trong câu. Câu hỏi gián tiếp dùng trợ từ nghi vấn trong tiếng Hán biểu thị các “hành vi cầu khiến” cơ bản sau: Nhắc nhở, ví dụ: (10) 你今天不是要还书吗? (Dịch nghĩa: Chả phải hôm nay đến hạn bạn phải trả sách sao?) Đề nghị, ví dụ: (11) 时间不早了,我们回去吧?(Dịch nghĩa: Muộn rồi, chúng ta về nhé ?) Thỉnh cầu, ví dụ: (12) 我可以采访你的夫人吗?《蛙》 (Dịch nghĩa: Tôi có thể phỏng vấn phu nhân của ngài không ?) Mệnh lệnh, ví dụ: (13) 还不走? (Dịch nghĩa: Còn không đi sao?) Đe dọa, ví dụ: (14) 还顶嘴? (Dịch nghĩa: Còn cãi à?) Câu hỏi gián tiếp biểu thị quan điểm (观点表达功能型是非问句》) Câu hỏi có hình thức khẳng định biểu thị quan điểm phủ định của người nói và ngược lại. Ví dụ: (15) 姑姑:“万氏门中添贵子,我能不 来吗?”(《蛙》 (Dịch nghĩa: Họ Vạn sinh quý tử, thử hỏi tôi có thể không đến không?) (16) “我敢胡说吗?”(《大宅门》) (Dịch nghĩa: Tôi mà dám nói lung tung à?) Câu hỏi gián tiếp biểu thị tình cảm(情感表达功能型是非问句) Câu hỏi dùng trợ từ nghi vấn còn biểu thị sự không hài lòng, tức giận, mỉa mai, trách móc chủ yếu đối với người nghe. Thường thì trong hội thoại còn có thể nhận diện chức năng này qua âm sắc giọng nói. (17) “哭什么?你爹死了?” (Dịch nghĩa: Khóc gì mà khóc, làm như bố mày chết ý.) (18) “你想当娘了?跟沙月亮疯够了?” (《丰》) (Dịch nghĩa: Cô bây giờ lại muốn có con à, theo Sa Nguyệt Lượng chơi bời chán rồi sao ?) (19) “陈鼻:外孙做满月,不请外公喝 酒,这有点儿不像话了吧?”(《蛙》) (Dịch nghĩa: Đầy tháng cháu ngoại mà không mời ông ngoại nó, như vậy thật chẳng ra gì.) Câu hỏi gián tiếp biểu thị hỏi thăm, chào hỏi xã giao (寒暄功能型是非问句) Chức năng này thể hiện nội hàm văn hóa và bản sắc dân tộc riêng. Loại câu hỏi này nội dung mệnh đề không quan trọng mà chỉ là cách mà người nói chào hỏi xã giao với đối tượng người nghe là người mình quen biết. Ví dụ: (20) “上课吗?” (Dịch nghĩa: Đi học à?) (21) “上街去吗?” (Dịch nghĩa: Đi làm à?) (22) “回来啦?” (Dịch nghĩa: Về rồi đấy à?) (23) “醒了?”(《甜蜜蜜》) (Dịch nghĩa: Tỉnh rồi à?) Giá trị của việc sử dụng câu hỏi gián tiếp trong giao tiếp Trong giao tiếp, việc người nói sử dụng hình thức câu hỏi gián tiếp “dùng trợ từ nghi vấn” để diễn đạt hành vi cầu khiến trong trường hợp người nói có vị thế thấp hơn người nghe, người nói muốn đề cao thể diện của người nghe, việc sử dung hình thức câu hỏi sẽ bớt gây áp lực tâm lý như khi sử dụng câu cầu khiến. Lời cầu khiến gián tiếp dựa trên sự tình nguyện của đối tượng tiếp nhận thông tin nên có tính lịch sự cao. Đối với loại câu hỏi gián tiếp dùng trợ từ nghi vấn để diễn đạt quan điểm người nói mượn hình thức câu hỏi để bày tỏ với người nghe Phùng Thị Tuyết Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 141 - 146 146 quan điểm của bản thân về một vấn đề nào đó (khằng định hoặc phủ định), loại câu hỏi này không cần người nghe trả lời. Ngoài ra, cùng với việc nhấn mạnh sự khẳng định hoặc phủ định về nội dung mệnh đề trong câu thì ít nhiều thể hiện sự không hài lòng của người nói từ đó khiến người nghe điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Việc dùng hình thức câu hỏi để gián tiếp biểu thị sự hỏi thăm, chào hỏi xã giao thường sử dụng thể hiện sự thân mật giữa hai đối tượng giao tiếp là những người quen biết. Vì vậy không sử dụng câu hỏi gián tiếp với chức năng này đối với người mà mình không quen biết. KẾT LUẬN Câu hỏi dùng trợ từ nghi vấn trong tiếng Hán bên cạnh chức năng dùng để thu thập thông tin từ người nghe về điều mình chưa biết hoặc chưa chắc chắn, thì câu hỏi dùng trợ từ nghi vấn trong tiếng Hán còn được sử dụng để thể hiện quan điểm, thái độ, tình cảm...của người nói. Vì vậy, căn cứ theo đích ở lời, ta có thể chia câu hỏi dùng trợ từ nghi vấn trong tiếng Hán thành câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp. Câu hỏi trực tiếp người nói cần người nghe cung cấp thông tin, còn câu hỏi gián tiếp thì không cần người nghe trả lời. Câu hỏi trực tiếp dùng trợ từ nghi vấn trong tiếng Hán có chức năng dùng để hỏi về điều mà người nói hoàn toàn chưa biết hoặc chưa chắc chắn; câu hỏi gián tiếp không có chức năng để hỏi về thông tin mà được sử dụng với chức năng thể hiện quan điểm, thái độ, tình cảm của người nói nhằm tác động đến người nghe để từ đó người nghe có sự điều chỉnh hành vi thái độ cho phù hợp với mong muốn của người nói. Việc sử dụng câu hỏi gián tiếp hợp lý, phù hợp đối tượng, ngữ cảnh sẽ mang lại hiệu quả giao tiếp và dễ đạt được mục đích giao tiếp hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1].黄伯荣.陈述句·疑问句·祈使句·感叹句[M].新知识 出版社.1957. [2].黎锦熙.新著国语文法[M].北京:商务印书馆.1998. [3].邵敬敏.现代汉语疑问句研究[M].华东师范大学出 版社.1996. [4].赵亮.塞尔言语行为理论探].黑龙江大学硕士学位 论文.1996. [5].兰巧玲.俄汉语是非问句对比研究.2007. 黑龙江大学博士学位论文. [6].索振羽.语用学教程[M].北京:北京大学出版社.2000. SUMMARY AN INVESTIGATION INTO THE FUNCTION OF QUESTIONS USING INTERROGATIVE ADVERBS IN THE MODERN CHINESE Phung Thi Tuyet* School of Foreign Languages - TNU The question using interrogative adverbs is one of the five types of question in Chinese. It is comparatively frequently used in communication. In addition to the function of collecting information that the speaker is not sure or doesn’t know, this kind of question can be used to express many other functions and bring about certain efficiency in communication. In terms of functions, this type of question can be divided into two small sorts as direct and indirect questions. The article applies the theory of "language behavior," "dialogue co-operation principles," and "conditions for successful communication" to conduct the classification and identification of direct questions, indirect questions. At the same time, the article points out some of the basic functions that indirect questions assume in actual communication. Key words: Question, interrogative adverbs, function, direct, indirect Ngày nhận bài: 23/8/2018; Ngày phản biện: 09/9/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018 * Tel: 0977040310; Email: phungtuyet.sfl@tnu.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf213_216_1_pb_5901_2127068.pdf
Tài liệu liên quan