Nghiên cứu chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông

Tài liệu Nghiên cứu chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0043 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 11-18 This paper is available online at NGHIÊN CỨU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG Nguyễn Danh Điệp Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Xây dựng chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông là một trong những nhiệm vụ cần thiết và quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn tới. Việc xây dựng chuẩn đánh giá năng lực học sinh phổ thông đã và đang được Bộ GD&ĐT, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học quan tâm và tìm kiếm giải pháp, xây dựng phương án, cách làm triển khai cho phù hợp với các nền giáo dục phát triển trên thế giới và điều kiện thực tế của Việt Nam. Bài báo xin được đề cập đến việc xây dựng các tiêu chí, chỉ báo của chuẩn đánh giá năng lực học sinh dựa trên quy trình đánh giá bốn bước: mục đích sử dụng dữ liệu, thu thập dữ liệu, phương pháp thu thập dữ liệu và người sử dụng dữ liệu. Từ đó đưa ra một số vận dụ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0043 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 11-18 This paper is available online at NGHIÊN CỨU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG Nguyễn Danh Điệp Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Xây dựng chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông là một trong những nhiệm vụ cần thiết và quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn tới. Việc xây dựng chuẩn đánh giá năng lực học sinh phổ thông đã và đang được Bộ GD&ĐT, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học quan tâm và tìm kiếm giải pháp, xây dựng phương án, cách làm triển khai cho phù hợp với các nền giáo dục phát triển trên thế giới và điều kiện thực tế của Việt Nam. Bài báo xin được đề cập đến việc xây dựng các tiêu chí, chỉ báo của chuẩn đánh giá năng lực học sinh dựa trên quy trình đánh giá bốn bước: mục đích sử dụng dữ liệu, thu thập dữ liệu, phương pháp thu thập dữ liệu và người sử dụng dữ liệu. Từ đó đưa ra một số vận dụng chuẩn đánh giá năng lực học sinh trong việc tổ chức dạy học của giáo viên phổ thông. Từ khóa: Năng lực, chuẩn đánh giá năng lực, học sinh, đánh giá, quy trình đánh giá. 1. Mở đầu Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [2] đã được chuẩn bị và triển khai từ rất sớm, ngay sau Đại hội Đảng lần thứ 11(năm 2011), và nhất là từ khi có Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [1]. Một trong những quan điểm được nhấn mạnh trong chương trình là xây dựng yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung của học sinh phổ thông. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm thế nào để đánh giá được sự hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực chung đó? Trong thực tế chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 được đề xuất xây dựng dựa trên những kinh nghiệm phát triển chương trình của các nước có nền giáo dục phát triển [8,9] như: Singapore, Hàn Quốc, Hoa Kì, Úc,. . . nhất là ở Hoa Kì việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng dựa trên các chuẩn quốc gia như: chuẩn về giảng dạy khoa học, chuẩn về phát triển chuyên môn cho giáo viên giảng dạy khoa học, chuẩn về đánh giá giáo dục khoa học, chuẩn về nội dung khoa học, chuẩn về chương trình giáo dục khoa học, chuẩn về hệ thống giáo dục khoa học. Vậy chúng ta cần học hỏi những gì trong việc xây dựng các chuẩn trong đó có chuẩn đánh giá năng lực học sinh để theo kịp với các nước có nền giáo dục phát triển nhưng lại phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Bài báo xin được đề cập đến cơ sở của việc đề xuất chuẩn đánh giá năng lực, từ đó xây dựng chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông và vận dụng chuân này vào việc tổ chức dạy học cho giáo viên. Ngày nhận bài: 15/3/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2016. Liên hệ:Nguyễn Danh Điệp, e-mail: diepnd@hnue.edu.vn 11 Nguyễn Danh Điệp 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Chuẩn đánh giá năng lực học sinh Năng lực là sự tích hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm cá nhân cho phép thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân. Năng lực cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết vấn đề của cuộc sống [6,7]. Chuẩn đánh giá năng lực đưa ra tiêu chí để đánh giá sự tiến bộ trong quá trình tiếp thu các kiến thức khoa học. Các chuẩn mô tả chất lượng của các phương pháp đánh giá được các giáo viên và nhà trường, cũng như các cơ quan quản lí sử dụng để đo lường thành tích và cơ hội học tập của học sinh trong các bộ môn khoa học. Bằng cách xác định những đặc điểm cơ bản của các phương pháp đánh giá chuẩn mực, các chuẩn này hướng dẫn cách thức xây dựng các nhiệm vụ, phương pháp và chính sách đánh giá. Các chuẩn có thể được áp dụng để đánh giá học sinh, giáo viên hoặc chương trình giảng dạy; áp dụng cho các phương pháp đánh giá tổng thể hoặc từng phần và cho hoạt động đánh giá lớp học cũng như hoạt động đánh giá bên ngoài và quy mô lớn [3,4,5]. Chuẩn đánh giá năng lực học sinh phổ thông ít chú trọng tới: đánh giá những gì dễ đo lường cao nhất, đánh giá kiến thức rời rạc, đánh giá kiến thức khoa học, đánh giá để biết những gì học sinh không biết, chỉ đánh giá kết quả học tập, đánh giá cuối kì của giáo viên, chỉ có chuyên gia đo lường xây dựng đánh giá độc lập. Chuẩn đánh giá năng lực học sinh phổ thông chú trọng tới: đánh giá những gì được đánh giá, đánh giá kiến thức rộng và có cấu trúc tốt, đánh giá hiểu biết về lập luận khoa học, đánh giá để biết học sinh hiểu được gì, đánh giá kết quả học tập và cơ hội học tập, học sinh tham gia vào đánh giá thường xuyên công việc của mình và của học sinh khác, giáo viên tham gia vào việc xây dựng đánh giá độc lập. 2.2. Cơ sở của việc đề xuất chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông Hoạt động đánh giá là cơ chế phản hồi quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục khoa học. Ví dụ, các dữ liệu đánh giá cung cấp cho học sinh thông tin phản hồi về mức độ đáp ứng của họ đối với kì vọng của giáo viên và cha mẹ; cung cấp cho giáo viên thông tin phản hồi về học lực của các em học sinh; cung cấp cho cơ quan quản lí cấp Sở, Phòng thông tin phản hồi về hiệu quả hoạt động của các giáo viên và chương trình giảng dạy; và cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách thông tin phản hồi về hiệu quả của các chính sách. Thông tin phản hồi sẽ dẫn đến những thay đổi trong hệ thống giáo dục bằng cách kích thích các thay đổi về chính sách, hướng dẫn giáo viên phát triển chuyên môn và khuyến khích học sinh nâng cao kiến thức về khoa học. Việc đề xuất chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông dựa vào quy trình đánh giá. Đánh giá là một quá trình gồm nhiều bước và có hệ thống liên quan đến việc thu thập và xử lí số liệu giáo dục. Có thể dựa vào bốn thành phần của quá trình đánh giá được nêu trong Hình 1 để xây dựng chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông. Bốn thành phần có thể được kết hợp theo nhiều cách. Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng dữ liệu thành tích học tập của học sinh để soạn giáo án và điều chỉnh phương pháp giảng dạy; lãnh đạo doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu về chi tiêu bình quân đầu người cho giáo dục để xác định các mục tiêu của doanh nghiệp. Sự đa dạng của các mục đích sử dụng, người sử dụng, phương pháp đánh giá và dữ liệu góp phần làm tăng mức độ phức tạp và tầm quan trọng của quy trình đánh giá. 12 Nghiên cứu chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông Hình 1. Các thành phần của quy trình đánh giá Trong khi các nhà giáo dục khoa học đang thay đổi cách nhìn nhận thế nào là giáo dục khoa học có chất lượng, các chuyên gia về đo lường trong giáo dục cũng nhận thức được những thay đổi này. Việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác đánh giá đối với cải cách giáo dục hiện nay đã thúc đẩy việc nghiên cứu, phát triển và triển khai các phương pháp mới về thu thập dữ liệu và đánh giá chất lượng dữ liệu. Những thay đổi về lí thuyết và thực hành trong đo lường đều được phản ánh trong các chuẩn đánh giá. Theo quan điểm mới này, việc đánh giá và việc học tập là hai mặt của một đồng xu. Các phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu giáo dục giúp xác định những gì giáo viên nên giảng dạy và những gì học sinh nên học. Và khi học sinh tham gia vào một bài tập đánh giá, học sinh sẽ nhận thức được điều này. Quan điểm đánh giá này chú trọng nhiều hơn vào các kết quả của quy trình đánh giá trong đó sử dụng nhiều phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau để lấy mẫu của một tập hợp các biến, 13 Nguyễn Danh Điệp chứ không phải sử dụng một phương pháp thu thập dữ liệu duy nhất để lấy mẫu của một biến theo cách truyền thống. Do đó, tất cả các khía cạnh về thành tích học tập trong bộ môn khoa học – khả năng tìm tòi học hỏi, kiến thức khoa học, sự hiểu biết về bản chất và ứng dụng của khoa học – được đo lường bằng nhiều phương pháp như kết quả học tập và hồ sơ năng lực, cũng như các bài trắc nghiệm sử dụng giấy bút thông thường. Các chuẩn đánh giá cũng tập trung vào việc đo lường các cơ hội học tập. Thành tích học tập của học sinh chỉ có thể được diễn giải trong bối cảnh của chất lượng chương trình mà học sinh đã được học. Chuẩn đánh giá cũng hướng tới cách “đánh giá xác thực” đó là yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức và lập luận khoa học vào các tình huống tương tự ngoài đời thực, cũng như những tình huống mô phỏng cách làm việc của các nhà khoa học; và chuẩn đánh giá cũng mang tính phù hợp – tính phù hợp cần được quan tâm không chỉ ở khía cạnh chất lượng kĩ thuật của dữ liệu giáo dục mà còn liên quan tới các hệ quả về mặt xã hội và giáo dục của việc diễn giải dữ liệu. 2.3. Xây dựng chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông Căn cứ vào các thành phần của quy trình đánh giá có thể xây dựng chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông bao gồm các tiêu chí và các chỉ báo sau đây: 2.3.1. Việc đánh giá phải nhất quán với mục đích cung cấp thông tin - Công tác đánh giá được thiết kế một cách thận trọng. - Việc đánh giá phải có mục đích rõ ràng. - Mối quan hệ giữa các quyết định và dữ liệu là rõ ràng. - Các thủ tục đánh giá nhất quán với nhau. 2.3.2. Thành tích và cơ hội học tập khoa học cần phải được đánh giá - Dữ liệu về thành tích tập trung vào các nội dung khoa học quan trọng nhất mà học sinh cần được học. - Dữ liệu về cơ hội học tập tập trung vào các chỉ số quan trọng nhất. - Đánh giá cơ hội học tập và đánh giá thành tích học tập của học sinh cần nhận được mức độ quan tâm tương đương. 2.3.3. Chất lượng kĩ thuật của dữ liệu thu thập được phải phù hợp với các quyết định và hành động được đưa ra dựa trên diễn giải của các dữ liệu - Những yếu tố chủ chốt cần được đo lường đã thực sự được đo lường. - Các bài đánh giá là xác thực. - Kết quả học tập của một cá nhân trên hai hoặc nhiều hơn hai bài đánh giá là tương tự như nhau nêu các bài đánh giá này đo lường cùng một khía cạnh thành tích học tập của học sinh. - Học sinh có đầy đủ cơ hội để chứng minh thành tích học tập của mình. - Các bài đánh giá và các phương pháp trình bày đánh giá cung cấp các dữ liệu ổn định để có thể sử dụng đưa ra quyết định giống nhau ở những thời điểm khác nhau. 2.3.4. Các phương pháp đánh giá phải công bằng - Các bài đánh giá phải được xem xét về việc sử dụng khuôn mẫu, về các giả thiết phản ánh quan điểm hoặc kinh nghiệm của một nhóm cụ thể, về ngôn ngữ mà có thể không phù hợp với nhóm cụ thể, và về các đặc điểm khác có thể làm học sinh xao nhãng khỏi nhiệm vụ được dự định 14 Nghiên cứu chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông thực hiện. - Đánh giá trên diện rộng phải sử dụng kĩ thuật thống kê để xác định sai lệch tiềm ẩn trong các nhóm nhỏ. - Các bài đánh giá phải được cải biến phù hợp để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh có khuyết tật về thể chất, gặp trở ngại trong học tập, hoặc có trình độ tiếng Anh hạn chế. - Các bài đánh giá phải được đặt trong một loạt ngữ cảnh phù hợp với sở thích và kinh nghiệm khác nhau của học sinh, và không được đưa ra giả định về quan điểm hoặc kinh nghiệm của một nhóm giới tính, chủng tộc hoặc dân tộc cụ thể. 2.3.5. Các kết luận được đưa ra từ đánh giá về thành tích và cơ hội học tập của học sinh phải phù hợp Khi đưa ra kết luận từ dữ liệu đánh giá về thành tích và cơ hội học tập của học sinh đối với các bộ môn khoa học, cần phải có tài liệu tham khảo rõ ràng đối với các giả định là cơ sở cho các kết luận. 2.4. Vận dụng chuẩn đánh giá trong tổ chức dạy học cho giáo viên phổ thông Giáo viên ở vị trí phù hợp nhất để sử dụng một cách hợp lí các dữ liệu đánh giá. Giáo viên có thể sử dụng dữ liệu đánh giá theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây có thể mô tả một số vận dụng khi sử dụng chuẩn đánh giá trong dạy học của giáo viên phổ thông. Nâng cao thực hành trong lớp học Giáo viên thu thập thông tin về hiểu biết của học sinh gần như liên tục và đưa ra các điều chỉnh về phương pháp dạy học trên cơ sở diễn giải của họ về thông tin. Họ quan sát các sự kiện quan trọng trong lớp học, hình thành các giả thiết về nguyên nhân của các sự kiện này, đưa ra câu hỏi cho học sinh để kiểm tra giả thiết, diễn giải phản ứng của học sinh, điều chỉnh lế hoạch dạy học. Lập kế hoạch dạy học cho phù hợp và đạt hiệu quả cao Giáo viên sử dụng dữ liệu đánh giá để lập kế hoạch dạy học. Một vài dữ liệu được giáo viên tự thu thập; một vài dữ liệu khác được thu thập từ các nguồn bên ngoài. Dữ liệu được sử dụng để lựa chọn nội dung, hoạt động, và các ví dụ sẽ được kết hợp vào khóa học, mô-đun, chủ đề, bài học. Giáo viên sẽ sử dụng các dữ liệu đánh giá để đưa ra nhận xét về: - Tính phù hợp với tiến trình phát triển của nội dung khoa học. - Sự quan tâm của học sinh đối với nội dung học tập. - Hiệu quả của các hoạt động trong việc tạo ra kết quả học tập mong muốn. - Hiệu quả của các ví dụ được lựa chọn. - Sự hiểu biết và năng lực mà học sinh phải nhận được từ các hoạt động và các ví dụ được lựa chọn. Việc lập kế hoạch cho đánh giá là thành phần không thể thiếu của việc hướng dẫn. Đánh giá được lồng ghép trong chương trình giảng dạy phục vụ ít nhất ba mục đích: xác định hiểu biết và năng lực ban đầu của học sinh, theo dõi sự tiến độ của học sinh, và thu thập thông tin để xếp loại thành tích học tập. Bài đánh giá sử dụng cho những mục đích này phản ánh những gì học sinh phải học; gợi ra được toàn bộ phạm vi hiểu biết của học sinh; được đặt trong một loạt các ngữ cảnh; có giá trị về mặt thực tế, thẩm mĩ, và kinh nghiệm; và có ý nghĩa bên ngoài lớp học. Bài đánh giá cũng cung cấp đầu mối quan trọng cho học sinh về những vấn đề quan trọng mà họ cần tìm hiểu. 15 Nguyễn Danh Điệp Phát triển và nâng cao năng lực tự học cho học sinh Học sinh cần được tạo cơ hội để đánh giá và tự nhìn nhận hiểu biết và năng lực của mình. Trước khi học sinh có thể làm được điều này, họ cần hiểu về các mục tiêu của việc học tập các bộ môn khoa học. Khả năng tự đánh giá hiểu biết của chính mình là một công cụ thiết yếu để người học có thể tự học. Thông qua việc tự nhìn nhận hiểu biết và năng lực bản thân, học sinh có thể làm rõ được các ý tưởng về việc họ cần học cái gì. Họ bắt đầu tiếp thu kì vọng rằng họ có thể học các bộ môn khoa học. Xây dựng kĩ năng tự đánh giá là một quá trình liên tục thông qua việc học tập tại trường, ngày càng trở nên phức tạp và mang tính tự hoạch định khi học sinh trở nên tiến bộ.Chỉ khi giáo viên đối xử với học sinh như những người học nghiêm túc và đóng vai trò huấn luyện viên chứ không phải là người đánh giá, học sinh sẽ hiểu biết và áp dụng các chuẩn thực hành tốt về khoa học. Các cuộc đối thoại chuyện trò giữa giáo viên và học sinh về các bài đánh giá và sự đánh giá của giáo viên về kết quả học tập của học sinh sẽ cung cấp cho họ các thông tin cần thiết để đánh giá công việc của chính họ. Phối hợp với các cơ hội sử dụng vào công việc cá nhân và công việc của bạn học, thông tin này đóng góp vào sự phát triển khả năng tự đánh giá của học sinh. Bằng việc phát triển các kĩ năng này, học sinh có thể chịu trách nhiệm với công việc học tập của chính họ. Giáo viên có thể thông tin về các phương pháp đánh giá, các chuẩn về năng lực, và các tiêu chí đánh giá cho học sinh khi học sinh đã có khả năng. Báo cáo sự tiến bộ của học sinh Một nhiệm vụ thiết yếu của giáo viên là báo cáo về sự tiến bộ và thành tích học tập của học sinh cho chính học sinh, bạn cùng lớp, cho cha mẹ học sinh và cả những người hoạch định chính sách. Báo cáo sự tiến bộ đưa ra các thông tin về: - Chuẩn và tiêu chí đánh giá của giáo viên về năng lực học tập. - Sự tiến bộ của học sinh từ thời điểm xếp loại này đến thời điểm xếp loại khác và từ năm này sang năm khác. - Sự tiến bộ của học sinh trong việc nắm vững các chương trình học tập về khoa học. - Thành tích học tập của học sinh được đo lường theo các tiêu chí dựa trên chuẩn. Mỗi vấn đề trong số các vấn đề này cần đến loại thông tin khác nhau và phương thức đánh giá khác nhau. Một thách thức đặc biệt mà giáo viên phải đối mặt chính là việc giao tiếp với cha mẹ và các nhà hoạch định chính sách về các phương pháp mới để thu thập thông tin được chấp nhận trong các trường học. Cha mẹ và các nhà hoạch định chính sách cần phải được bảo đảm rằng các phương pháp mới không chỉ tốt, mà còn tốt hơn, so với các phương pháp đã được sử dụng khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, khi xây dựng kế hoạch cho các chiến lược đánh giá để xây dựng nên bằng chứng về thành tích học tập của học sinh, giáo viên chứng minh rằng các hình thức thu thập thông tin khác nhau và các phương pháp diễn giải chúng cũng hợp lệ và đáng tin cậy như các bài kiểm tra trả lời ngắn quen thuộc. Tính khách quan có mục đích của các bài kiểm tra trả lời ngắn được đánh giá cao đến mức phương thức đánh giá mới hơn như hồ sơ học tập, năng lực học tập, và tiểu luận dựa trên phương pháp chấm điểm rõ ràng là chủ quan trở nên ít được tin tưởng hơn bởi những người không phải là nhà giáo dục chuyên nghiệp. Để khắc phục sự thiếu tin tưởng này đòi hỏi giáo viên phải sử dụng các kế hoạch đánh giá để theo dõi sự tiến bộ của học sinh và xếp loại. Liên kết một cách rõ ràng các bài đánh giá và các sản phẩm học tập của học sinh với các mục tiêu quan trọng trong giáo dục khoa học là phần không thể thiếu đối với kế hoạch đánh giá. Quan trọng không kém là các kế 16 Nghiên cứu chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông hoạch có tiêu chí rõ ràng để đánh giá chất lượng công việc của học sinh mà các nhà hoạch định chính sách và các bậc cha mẹ có thể hiểu được. Điều chỉnh phương pháp dạy học của giáo viên Giáo viên tham gia vào cuộc điều tra thực tế về phương pháp giảng dạy của mình để xác định điều kiện thúc đẩy học sinh học tập và tìm hiểu tại sao một số phương pháp nhất định lại có hiệu quả. Giáo viên như một nhà nghiên cứu tham gia vào hoạt động đánh giá tương tự như các khảo sát về khoa học khi thu thập dữ liệu để trả lời các câu hỏi về phương pháp giảng dạy hiệu quả. Tham gia vào điều tra lớp học có nghĩa là giáo viên xây dựng kế hoạch đánh giá có liên quan đến việc thu thập dữ liệu về các cơ hội học tập của học sinh cũng như thành tích học tập của họ. Kinh nghiệm của giáo viên với học sinh làm cho họ trở thành thành phần không thể thiếu trong quá trình thiết kế, xây dựng, và diễn giải các đánh giá được chuẩn bị bên ngoài lớp học. Sự tham gia của họ giúp đảm bảo tính thống nhất của phương pháp dạy học của giáo dục về khoa học và thực tiễn đánh giá bên ngoài. 3. Kết luận Chuẩn đánh giá năng lực của học sinh là một trong số các bộ chuẩn trong hành trình cải cách giáo dục của các nước có nền giáo dục phát triển và cải cách giáo dục Việt Nam giai đoạn sau năm 2015 đã và đang được Bộ GD&ĐT và các cơ quan nghiên cứu triển khai thực hiện Hành trình cải cách giáo dục của Việt Nam có thành công và đạt được và những thành tựu phải được bắt đầu bằng việc triển khai xây dựng những bộ chuẩn trong đó có chuẩn đánh giá năng lực học sinh. Trong đó vai trò xây dựng bộ chuẩn này phải dựa vào các nhà khoa học, các nhà giảng viên sư phạm khoa học, các bộ ngành giáo dục, các cán bộ quản lí cấp Sở - phòng – trường, các cơ quan chính phủ và phi chính phủ, công nghiệp và kinh doanh, các nhà quản trị trường học, giáo viên, cha mẹ học sinh và người học. Hơn ai hết giáo viên phải có vai trò trung tâm trong việc xây dựng và triển khai các chuẩn này làm cơ sở cải tiến nội dung, công tác dạy học và đánh giá học sinh. Và chính các cơ sở đào tạo giáo viên phải là nơi đào tạo sinh viên và bồi dưỡng giáo viên phổ thông phát triển năng lực xây dựng và sử dụng bộ chuẩn trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Dự thảo của Bộ Giáo dục & Đào tạo. [3] Nguyễn Thị Kim Dung, 2012. Tiêu chí đánh giá giờ dạy từ góc nhìn về vai trò, chức năng của người GV trong nhà trường hiện đại. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 21 (81), tr.16-18. [4] Lê Mỹ Dung, 2015. Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên sư phạm theo định hướng phát triển năng lực nghề. Kỉ yếu hội thảo: Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học. Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. Nxb Đại học Sư phạm. [5] Lê Mỹ Dung, 2014. Kiểm tra đánh giá trong giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm. [6] Nguyễn Công Khanh, 2012. Năng lực và đánh giá kết quả giáo dục theo năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông sau 2015. Kỉ yếu hội thảo Bộ Giáo dục & Đào tạo, 7/2012. 17 Nguyễn Danh Điệp [7] Nguyễn Công Khanh, 2013. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực. Kỉ yếu hội thảo: Hướng tới một xã hội học tập VVOB, tháng 8/2013. [8] ACARA, 2012. The Australian Curriculum, tr. 233-310. [9] Singapore Ministry of Education, 2014. Singapore Science Syllabus for Secondary. Curriculum Planning & Development Division. ABSTRACT Developing competency assessment standards for students Competency assessment standards for students, a necessary and important objective of general education innovation, are being implementing by MOET, research institutions and researchers to find ways to adapt international education development to Vietnamese social conditions. The paper focuses on designing criterion for competency assessment standards for students basing on the objectives of data use, data collection, data collection methods and subjects of data. We also propose the application of competency assessment standards for students when teaching future teachers. Keywords: Competence, competency assessment standards, student, assessment, assessment process. 18

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4271_nddiep_7067_2132369.pdf
Tài liệu liên quan