Tài liệu Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống ngô nếp lai phục vụ sản xuất năm 2009 - 2011: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
387
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG NGÔ NẾP LAI
PHỤC VỤ SẢN XUẤT NĂM 2009 - 2011
TS. Nguyễn Thị Nhài
Viện Nghiên cứu Ngô
SUMMARY
Research on Breeding and development of Waxy corn Hybrid for production
For procedure requirements of waxy hybrid seed, the subject "Research on breeding and
deverlopment of waxy corn hybrid " was carried out by Maize Research Institute – Viet Nam Academy of
Agricultural Sciences - Ministry of Agriculture and Rural Development for the period 2009 - 2011. Within
three years, the subject has completed all signed contents with appropriated research methods and
achieved the results in accordance with the objectives: Creating 30 selfing-lines in S3-S4; 15 renewable
lines, maintaining 46 high selfing –lines, breeding 800 hybrid combinations; Analyzing genetic diversity
of 25 inbred lines by molecule indicators and 23 SSR primers showed that primers showed that they had
large ...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống ngô nếp lai phục vụ sản xuất năm 2009 - 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
387
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG NGÔ NẾP LAI
PHỤC VỤ SẢN XUẤT NĂM 2009 - 2011
TS. Nguyễn Thị Nhài
Viện Nghiên cứu Ngô
SUMMARY
Research on Breeding and development of Waxy corn Hybrid for production
For procedure requirements of waxy hybrid seed, the subject "Research on breeding and
deverlopment of waxy corn hybrid " was carried out by Maize Research Institute – Viet Nam Academy of
Agricultural Sciences - Ministry of Agriculture and Rural Development for the period 2009 - 2011. Within
three years, the subject has completed all signed contents with appropriated research methods and
achieved the results in accordance with the objectives: Creating 30 selfing-lines in S3-S4; 15 renewable
lines, maintaining 46 high selfing –lines, breeding 800 hybrid combinations; Analyzing genetic diversity
of 25 inbred lines by molecule indicators and 23 SSR primers showed that primers showed that they had
large genetic differences, which were classified into five main groups, of that, the first group included
HN6, HN35 in difference from other groups up to 72 %. Two single cross waxy corn hybrids as Waxy
corn number 5 and Waxy corn number 9 had been provisionally released to production by Ministry of
Agriculture and Rural Development in May 2012, and the license was transferred to domestic companies
in September 2012. Three scientific papers were published in a journal, 01 doctor and 01 engineer were
trained. Results of the research are highly appreciated with scientific and practical significance; the
products have been used effectively in research and production.
Keywords: Waxy corn hybrid, Waxy corn number 5, Waxy corn number 9, development.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đề tài cấp cơ sở - Thuộc Chương trình:
Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng nông, lâm
nghiệp và giống vật nuôi
Mục tiêu chung: Góp phần phát triển giống
ngô nếp lai ở Việt Nam, đặc biệt là những vùng
đồng bằng ven đô thị và các vùng đồng bằng Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ. Các giống ngô nếp lai có
năng suất cao, chất lượng ngon, chủ động được
sản xuất hạt giống sẽ thay thế dần các giống
TPTD và giống lai không quy ước có năng suất
thấp và cạnh tranh được với các giống lai đang
thương mại ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Chọn tạo được 5 - 10 dòng tự phối có đặc
điểm nông sinh học tốt, khả năng kết hợp cao.
- Chọn tạo và phát triển ra sản xuất 1 - 2
giống ngô nếp lai triển vọng, có năng suất cao 5 -
5,5 tấn/ha, chất lượng ngon, phục vụ nhu cầu
luân canh tăng vụ ở vùng đồng bằng và ven đô
thị, chủ động được sản xuất hạt giống và tăng thu
nhập cho người trồng ngô.
Người phản biện: TS. Mai Xuân Triệu.
Thực hiện từ tháng 1 năm 2009 đến hết
tháng 12 năm 2011, bao gồm:
- Thí nghiệm duy trì, tạo dòng mới, lai tạo và
khảo sát tổ hợp lai được tiến hành tại Viện
Nghiên cứu Ngô - Đan Phượng - Hà Nội.
- Khảo nghiệm VCU và DUS tại các điểm do
Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống và sản
phẩm cây trồng Quốc gia thực hiện.
- Sản xuất thử và trình diễn tại các điểm
thuộc Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Phúc...
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
* Vật liệu nghiên cứu chọn tạo giống ngô
nếp lai: Gồm các dòng được tạo ra từ 32 nguồn
nếp địa phương và 22 giống nếp nhập nội từ Thái
Lan, Trung Quốc, Lào... (bảng 1) (Kế thừa kết
quả chọn tạo dòng của các giai đoạn trước và
hàng năm có bổ sung nguồn vật liệu).
* Đối chứng: Các giống nếp đang phổ biến
ngoài sản xuất như: Wax44, MX10, VN2, VN6.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
388
Bảng 1. Tên các nguồn ngô nếp thu thập trong nước và nhập nội
Nguồn địa phương Nguồn nhập nội
1 Vàng trắng miền Bắc 17 Tân Lạc Hòa Bình 1 Waxy - 1 12 You - 1
2 Nếp trắng Plâycu 18 Nếp trắng Cao Bằng 6 2 Waxy - 2 13 You - 6
3 KRông Pách 19 X - 2 3 Waxy - 3 14 You - 2
4 MN32 20 R - 1 4 HN88 15 QN - 218
5 MN81 21 Nếp Nà Nỏ 5 Nếp Lào 16 QN - 219
6 MN23 22 Nếp Lang Trang 6 Nếp Lào 17 08N9
7 MN28 23 Nếp Nà Trang 7 King80 18 08N10
8 MN21 24 Nếp Đông Xuân 1 8 WAX - 44 19 11N03
9 MN100 25 Nếp Thái Sơn 9 WAX - 48 20 11N04
10 MN101 26 Nếp Mèo Vạc 10 WAX - 50 21 Wilky 36
11 ĐN104 27 Nếp Bắc Kạn 11 Nếp 852 22 Tím dẻo 926
12 MN106 28 Nếp Tây Bắc 1
13 MN107 29 Nếp Tím Nghĩa Bình
14 Nếp trắng Hòa Bình 30 KrôngPack
15 Q. Chiến Hòa Bình 31 Nếp Đắk Lắk
16 Lam Sơn Hòa Bình 32 Nếp tím AyunPa
2.2. Phương pháp
+ Duy trì dòng theo phương pháp truyền
thống: Tự thụ hoặc sib theo bắp trong hàng. Tạo
dòng theo phương pháp tự phối hoặc sib khi dòng
có biểu hiện suy giảm sức sống. Tái tạo dòng từ
các tổ hợp lai giữa các nguồn triển vọng.
+ Đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị
phân tử SSR:
* Phân nhóm cách biệt di truyền: Bằng
phương pháp cặp đôi UPGMA (Unweighted Pair
Group Method Using Arithmetical Average).
+ Thí nghiệm dòng hoặc khảo sát tổ hợp
lai, tùy thuộc số lượng nhiều hay ít bố trí theo
sơ đồ khối không hoàn chỉnh, hoặc theo khối
ngẫu nhiên hoàn thiện, khoảng cách với dòng
60 20cm, với tổ hợp lai 60 25cm, 3 lần
nhắc lại.
+ Đánh giá khả năng kết hợp bằng phương
pháp lai đỉnh và lai luân phiên.
+ Đánh giá chất lượng cảm quan bằng cách
luộc và nếm thử, cho điểm từ 1 - 5 (điểm 1 là tốt
nhất, điểm 5 là xấu nhất)
+ Quy trình canh tác cho thí nghiệm dòng và tổ
hợp lai theo quy trình Viện Nghiên cứu Ngô và quy
phạm Khảo nghiệm giống ngô 10TCN 341-2006.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả chọn tạo dòng và giống ngô nếp lai
3.1.1. Kết quả tạo dòng, duy trì và đánh giá dòng
Theo kế hoạch của đề tài đề ra, kết quả đề tài
nghiên cứu phải đạt là 5 dòng mới, 20 dòng duy
trì và lai tạo được 600 tổ hợp lai.
Kết quả đến vụ Thu năm 2011 hiện đang duy
trì gần 30 nguồn S3 - S4, 46 nguồn ≥ S6 và 15
nguồn tái tạo. Số tổ hợp lai đã lai tạo được trong
3 năm là 800 tổ hợp lai. Dưới đây là kết quả đánh
giá một số dòng ưu tú.
+ Đánh giá đặc điểm của các dòng ưu tú: 25
dòng ngô nếp được đánh giá đặc điểm nông sinh
học trong 2 vụ: Thu 2010 và Xuân 2011.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
389
Bảng 2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng nếp ưu tú
Chiều dài bắp
vụ Thu 2010
Đường kính
bắp vụ Thu
2010
Số hàng hạt vụ
Thu 2010
Số hạt/hàng vụ
Thu 2010
TT Tên dòng
TB
(cm)
CV
(%)
TB
(cm)
CV
(%)
TB
(hàng)
CV
(%)
TB
(hạt)
CV
(%)
P1000 vụ
Thu 2010
(g)
Năng
suất vụ
Thu 2010
(tạ/ha)
Năng
suất vụ
Xuân
2011
(tạ/ha)
1 HN1 10,5 6,3 3,2 3,5 12,4 3,8 22,8 7,1 172 16,90 16,75
2 HN5 7,5 7,6 3,5 4,5 11,4 5,4 19,8 7,3 199 16,00 16,10
3 HN6 11,9 6,4 3,5 3,8 12,6 4,2 24,5 6,5 188 17,50 17,35
4 HN8 7,7 7,8 3,4 4,5 11,5 4,6 21,8 7,5 170 15,55 15,76
5 HN11 11,8 6,7 3,4 4,2 12,6 4,3 22,5 8,6 168 17,20 17,50
6 HN15 9,5 7,5 3,5 4,1 11,6 4,5 21,5 7,2 169 16,80 16,95
7 HN16 11,2 8,3 3,4 3,8 12,2 3,9 22,7 8,0 174 16,70 17,10
8 HN17 10,5 9,6 3,2 8,8 12,4 8,5 22,8 9,0 165 14,70 14,50
9 HN30 10,3 9,8 3,2 9,3 12,0 8,8 23,5 8,9 171 14,10 14,35
10 HN31 9,7 8,4 3,2 4,5 11,4 4,3 22,0 9,1 177 14,50 16,25
11 HN32 11,1 9,5 3,4 9,0 12,2 7,2 23,7 8,5 175 16,70 16,50
12 HN33 11,5 9,8 3,5 9,3 12,6 8,2 23,5 8,5 189 17,40 17,75
13 HN34 11,6 9,6 3,5 9,5 12,6 8,3 23,7 8,7 190 17,65 17,82
14 HN35 13,2 9,5 3,3 9,6 12,8 8,9 24,5 8,5 190 18,30 18,93
15 HN36 11,5 11,2 3,2 11,5 12,6 10,2 23,8 10,5 170 18,45 17,65
16 HN37 10,5 10,9 3,1 10,8 12,2 9,7 23,4 9,8 162 15,20 14,85
17 HN38 11,3 11,8 3,4 11,4 12,6 10,0 24,5 10,4 169 18,14 17,94
18 HN39 10,8 11,3 3,3 11,0 12,4 9,9 24,8 9,8 164 15,40 14,86
19 HN40 12,0 11,5 3,6 11,3 12,4 9,5 24,6 9,7 177 17,87 17,92
20 HN41 11,5 10,2 3,0 10,5 12,4 9,2 21,7 9,5 169 16,60 16,05
21 HN42 11,8 10,5 3,2 10,7 12,4 9,7 22,8 10,0 167 16,20 16,30
22 HN43 13,8 12,5 3,7 11,7 13,2 9,5 25,7 9,3 205 23,90 23,76
23 HN44 13,5 13,1 3,7 12,2 13,4 9,6 25,2 9,9 205 23,50 23,68
24 HN45 10,5 9,1 3,2 9,7 12,4 8,0 23,3 8,3 182 16,85 16,85
25 HN46 10,7 9,8 3,2 9,5 12,0 9,1 22,0 8,8 178 14,80 14,55
Trung bình 11,0 9,5 3,3 8,3 12,4 7,5 23,2 8,8 179,0 17,07 17,12
Về thời gian sinh trưởng: Nhìn chung các
dòng có thời gian sinh trưởng trung bình sớm,
trong vụ Xuân trung bình của các dòng là 107
ngày, vụ Thu trung bình là 84 ngày.
Chiều cao cây và cao đóng bắp của các
dòng nhìn chung là thấp, với các số liệu tương
ứng trong 2 vụ Thu 2010 và Xuân 2011 trung
bình các dòng cao cây gần 130cm và cao đóng
bắp là 58cm. Ở các dòng có đời tự phối cao (S
>10) có độ đồng đều hơn về chiều cao cây và
cao đóng bắp thể hiện ở hệ số biến động thấp
(CV = 5,5% - 8,7%).
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
(bảng 2): Các dòng nếp ở vụ Thu có chiều dài bắp
trung bình là 11cm, dòng có bắp dài nhất là HN43
(13,8cm), các dòng HN5 và HN8 có chiều dài bắp
ngắn nhất (7,5 - 7,7cm); đường kính bắp trung bình
của các dòng là 3,3cm, số hàng hạt và số hạt trên
hàng ít, trung bình là 12,4 hàng và 23,2 hạt. Khối
lượng 1000 hạt thấp, trung bình là 179g. Năng suất
trung bình của các dòng là 17,07 tạ/ha. Ở vụ Xuân
2011, các chỉ tiêu trên chênh lệch không đáng kể so
với vụ Thu 2010, do vậy năng suất dòng ở 2 vụ hầu
như không có sự khác biệt nhiều.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
390
Về khả năng chống chịu: Đa số các dòng
nghiên cứu có khả năng chống chịu khá với các
sâu, bệnh hại chính. Với bệnh đốm lá, 4 dòng
HN17, HN30, HN39, HN46 nhiễm bệnh nặng
nhất (điểm 3), các dòng còn lại hầu như không bị
hoặc nhiễm nhẹ (điểm 1 - 2). Tỉ lệ nhiễm sâu đục
thân ở mức thấp, dòng bị hại cao nhất cũng chưa
tới 10% (HN11: 9,6%). Như vậy, tỷ lệ nhiễm sâu
bệnh của các dòng nhìn chung là thấp. Các dòng
ít đổ gãy, dòng HN30, HN39, HN46 yếu hơn cả
(tỷ lệ đổ gãy 6,5 - 8,1%).
Đánh giá chất lượng ăn tươi: Trong số 25
dòng, các dòng HN33, HN34, HN35, HN36 có
chất lượng ngon nhất (độ dẻo, hương thơm, vị
đậm điểm: 1,6 - 2,2), sau đó đến các dòng HN31,
HN8, HN32, HN40, HN1, HN6, HN5, số còn lại
có chất lượng kém hơn.
Qua đánh giá một số đặc điểm của 25 dòng
thuần ngô nếp cho thấy, các dòng ngô nếp có thời
gian sinh trưởng sớm: Trung bình trong vụ Xuân
là 107 ngày, vụ Thu là 84 ngày; đa số các dòng
có khả năng chống chịu sâu bệnh và đổ gãy khá,
năng suất khá (năng suất trung bình 17,07 tạ/ha),
thấp hơn so với dòng ngô tẻ. Điều này cũng phù
hợp với các nghiên cứu của các tác giả trước:
Năng suất của ngô nếp chỉ bằng 65 - 75% năng
suất của ngô tẻ thường. Những dòng có năng suất
cao, đặc điểm nông học tốt, khả năng chống chịu
khá: HN1, HN5, HN6, HN11, HN31, HN33,
HN34, HN35, HN36, HN38, HN40.
3.1.2. Kết quả đánh giá đa dạng di truyền của
những dòng ưu tú
Kết quả phân tích đa dạng di truyền của 25
dòng ngô nếp: HN1, HN5, HN6, HN8, HN11,
HN15, HN16, HN17, HN30, HN31, HN32,
HN33, HN34, HN35, HN36, HN37, HN38,
HN39, HN40, HN41, HN42, HN43, HN44,
HN45, HN46 bằng chỉ thị phân tử với 23 mồi
SSR được tiến hành ở vụ Xuân 2009. Kết quả
phân tích cho thấy hệ số tương đồng di truyền
giữa 25 dòng biến động trong khoảng từ 0,11 -
0,77 hay khoảng cách di truyền giữa các cặp
dòng biến đổi từ 0,23 - 0,89. Nhìn chung, khoảng
cách di truyền của các dòng tương đối lớn. Điều
đó chứng tỏ các dòng khác biệt nhiều về vật chất
di truyền. Đây là một trong những cơ sở để tạo
được những tổ hợp lai tốt.
Coefficient
0.28 0.40 0.53 0.65 0.77
HN16
HN5
HN33
HN1
HN16
HN11
HN36
HN15
HN46
HN31
HN45
HN17
HN38
HN30
HN8
HN42
HN37
HN34
HN39
HN40
HN41
HN43
HN44
HN32
HN6
HN35
Hình 1. Sơ đồ phả hệ của 25 dòng ngô tự phối dựa trên 23 mồi SSR
theo phương pháp phân nhóm UPGMA
Nhóm I
Nhóm V
Nhóm IV
Nhóm III
Nhóm II
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
391
Để nhận thấy rõ hơn mối quan hệ di truyền
giữa các dòng, từ kết quả về độ tương đồng di
truyền dựa trên cơ sở phân tích với 23 mồi SSR,
chương trình NTSYS được sử dụng để phân
nhóm theo UPGMA và minh hoạ bằng sơ đồ phả
hệ (hình 1). Kết quả cho thấy ở hệ số tương đồng
di truyền 0,35; các dòng ngô nếp chia làm 5
nhóm: Nhóm I gồm 2 dòng: HN6 và HN35;
Nhóm II gồm 3 dòng: HN43, HN44, HN32;
Nhóm III gồm 7 dòng: HN8, HN42, HN37,
HN34, HN39, HN40, HN41; Nhóm IV gồm 7
dòng: HN15, HN46, HN31, HN45, HN17, HN38,
HN30; Nhóm V gồm 6 dòng: HN5, HN33, HN1,
HN16, HN11, HN36. Trong đó các dòng thuộc
nhóm I (HN35 và HN6) có sự khác biệt về di
truyền với dòng thuộc các nhóm khác tới 72%.
Tóm lại, 25 dòng được phân tích đa dạng
di truyền ở vụ Xuân 2009 có hệ số tương đồng
di truyền là 0,23 - 0,77. Các dòng này được tạo
ra từ nhiều nguồn vật liệu khác nhau về nguồn
gốc địa lý và nguồn gốc di truyền (giống địa
phương, giống thụ phấn tự do cải tiến giống
lai) và phần lớn các dòng được tạo ra từ các
giống lai tốt. Qua đó cho thấy, từ nguồn vật
liệu phong phú và đa dạng tạo ra những dòng
có sự cách biệt di truyền lớn. Việc phân nhóm
các dòng thông qua khoảng cách di truyền
được xác định bằng chỉ thị phân tử sẽ là cơ sở
để định hướng trong vấn đề khai thác, sử dụng
dòng trong công tác lai tạo.
3.1.3. Khảo sát tổ hợp lai, đánh giá khả năng
kết hợp (KNKH)
Từ năm 2009 - 2011 đã khảo sát 968 tổ hợp
lai (THL) đỉnh và diallel, cụ thể: Năm 2009 khảo
sát 328 THL, năm 2010 là 290 THL, năm 2011 là
350 THL và đã chọn ra được một số các tổ hợp
lai triển vọng: HN35 HN8, HN35 HN11,
HN35.1 HN31, HN35.2 HN40, HN36
HN34, HN35.1 HN33, trong đó 2 tổ hợp lai
HN35 HN33 và HN36 HN34 đã được khảo
nghiệm cơ bản trong mạng lưới khảo nghiệm
Quốc gia ở các tỉnh phía Bắc. Tổ hợp HN36
HN34 được phát hiện ra từ năm 2008m, đây là
kết quả có tính kế thừa và giai đoạn 2009 - 2011
tiếp tục được khẳng định và phát triển.
THL HN35 HN33 đã được chọn để đưa vào
mạng lưới khảo nghiệm tác giả và khảo nghiệm
Quốc gia với các tên gọi là Nếp lai số 5 (NL5).
THL HN36 HN34 đã được chọn để đưa vào
mạng lưới khảo nghiệm tác giả và khảo nghiệm
Quốc gia các tên gọi là Nếp lai số 9 (NL9).
3.2. Khảo nghiệm giống
3.2.1. Khảo nghiệm VCU: Đã khảo nghiệm
VCU 2 giống Nếp lai số 5 và nếp lai số 9.
3.2.1.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống
ngô Nếp lai số 5
Nếp lai số 5 tham gia mạng lưới khảo
nghiệm cơ bản Quốc gia tại 5 điểm (Hà Nội, Hải
Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc) từ vụ
Xuân 2010 đến vụ Xuân 2011.
Bảng 3 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của
Nếp lai số 5 từ gieo đến thu hoạch băp tươi dài
hơn đối chứng Wax44 từ 3 - 6 ngày. Về chất
lượng cảm quan: Nếp lai số 5 có chất lượng ăn
tươi tương đương với đối chứng Wax44 về độ
dẻo, hương thơm và vị đậm (2,2 - 2,5 điểm).
Năng suất của giống Nếp lai số 5 (bảng 4):
Vụ Xuân 2010, năng suất của Nếp lai số 5 ở các
điểm (từ 91,59 - 138,00 tạ/ha) đều vượt xa 2 đối
chứng (20,1 - 25,4%) một cách chắc chắn ở mức
có ý nghĩa P ≥ 0,95. Nếp lai số 5 là 1 trong 3
giống có năng suất trung bình cao nhất trong 13
giống khảo nghiệm. Vụ Đông 2010, năng suất
Nếp lai số 5 trung bình các điểm là 105,20 tạ/ha,
cao nhất trong 13 giống khảo nghiệm, trong khi
Wax44 là 89,97 tạ/ha và MX10 là 98,40 tạ/ha,
vượt đối chứng Wax44 tại 5/5 điểm và vượt đối
chứng MX10 tại 3/5 điểm ở mức có ý nghĩa P ≥
0,95. Vụ xuân 2011, trung bình các điểm Nếp lai
số 5 cao hơn đối chứng 1 (Wax 44) là 9,6%; vượt
đối chứng 2 (MX10) là 13,3% và cao nhất trong
14 giống khảo nghiệm. Như vậy, năng suất bắp
tươi của giống Nếp lai số 5 cao, trung bình các
điểm trong 3 vụ đạt 105,20 đến 118,18 tạ/ha,
vượt đối chứng Wax44 và MX10 một cách chắc
chắn. Trung bình toàn bộ năng suất Nếp lai số 5
đạt 110,77 tạ/ha trong khi Wax44 đạt 94,54 tạ/ha
và MX 10 là 96,19 tạ/ha.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
392
Bảng 3. Thời gian sinh trưởng (TGST) và chất lượng ăn tươi của NL5
qua các vụ khảo nghiệm VCU
TGST
từ gieo đến:... (ngày)
Chất lượng ăn tươi: điểm: 1 - 5
(1ngon nhất; 5 kém nhất)
Vụ Giống
50% phun
râu
Thu hoạch bắp
tươi Độ dẻo Hương thơm Vị đậm
NL5 58 86 2,5 2,2 2,5
WAX 44 (Đ/C 1) 52 83 2,5 2,4 2,2 Xuân 2010
MX10 (Đ/C 2) 55 82 2,6 2,3 2,3
NL5 56 81 2,4 2,4 2,5
WAX 44 (Đ/C 1) 52 77 2,2 2,4 2,4 Đông 2010
MX10 (Đ/C 2) 53 76 2,4 2,3 2,6
NL5 63 85 2,4 2,5 2,4
WAX 44 (Đ/C 1) 58 81 2,3 2,4 2,2 Xuân 2011
MX10 (Đ/C 2) 58 80 2,5 2,3 2,5
Nguồn: Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng Quốc gia.
Bảng 4. Năng suất bắp tươi của Nếp lai số 5 qua các vụ khảo nghiệm VCU
Năng suất bắp tươi (tạ/ha)
Vụ Địa điểm
NL5
Đ/C 1
(Wax44)
Đ/C 2
(MX10)
LSD.05 Ghi chú
Hà Nội 106,87 56,33 80,77 6,86
Hải Dương 118,46 115,17 115,42 8,11
Thái Bình 138,00 118,57 104,87 8,25
Thanh Hóa 136,00 97,80 103,00 8,39
Phú Thọ 91,59 83,44 87,94 6,11
Xuân
2010
TB
so với Đ/C (%)
118,18
125,4
120,1
94,26
100
98,40
100
NL5 là 1 trong 3 giống
có năng suất bắp tươi
cao nhất trong 13 giống
khảo nghiệm
Hà Nội 92,38 85,71 88,57 6,64
Hải Dương 122,87 95,96 101,63 8,91
Thái Bình 114,05 101,19 102,24 7,49
Thanh Hóa 104,67 91,87 103,27 8,07
Phú Thọ 92,04 75,13 74,59 5,60
Đông
2010
TB
so với Đ/C (%)
105,20
116,9
111,8
89,97
100
94,06
100
Năng suất bắp tươi NL5
cao nhất trong 13 giống
khảo nghiệm
Hà Nội 88,67 95,54 87,54 6,27
Hải Dương 116,40 112,53 101,17 9,87
Thái Bình 119,07 109,57 110,97 7,57
Thanh Hóa 119,00 92,83 98,90 6,56
Phú Thọ 101,46 86,53 81,92 6,43
Xuân
2011
TB
so với Đ/C (%)
108,92
109,6
113,3
99,40
100
96,10
100
Năng suất bắp tươi NL5
cao nhất trong 14 giống
khảo nghiệm
TB toàn bộ
so với Đ/C (%)
110,77
117,1
115,1
94,54
100
96,19
100
Nguồn: Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng Quốc gia; Đ/C: Đối chứng.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
393
Kết quả qua 3 vụ khảo nghiệm cho thấy, Nếp
lai số 5 có nhiều ưu điểm nổi trội: Khả năng chịu
hạn, chịu rét tốt, năng suất cao nhất trong bộ
giống khảo nghiệm, vượt đối chứng có ý nghĩa ở
tất cả các điểm khảo nghiệm, trung bình 105,2
đến 118,2 tạ/ha, cao nhất đạt 138,0 tạ/ha, vượt
đối chứng Wax44 từ 9,6 đến 25,4% và MX10 từ
11,8 đến 20,1%; chất lượng ăn tươi ngon hơn đối
chứng Wax44. Nếp lai số 5 được đánh giá là
giống có triển vọng trong khảo nghiệm Quốc gia.
3.2.1.2. Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống
ngô Nếp lai số 9
Nếp lai số 9 được đưa đi khảo nghiệm cơ
bản trong 3 vụ tại các điểm trong mạng lưới khảo
nghiệm Quốc gia ở các tỉnh miền Bắc vụ Xuân +
Thu 2009 và Xuân 2010.
+ Đặc tính nông học và khả năng chống
chịu: Thời gian sinh trưởng của Nếp lai số 9
trong vụ Xuân 2009 và 2010 dài hơn các đối
chứng MX4 (5 ngày) và MX10 (3 ngày). Chiều
cao cây (204,1 - 218,3cm) và cao đóng bắp (72,2
- 90,0cm) cao hơn các đối chứng trong cả 3 vụ.
Nếp lai số 9 có độ đồng đều cao về cây và bắp
(điểm 1,0 - 1,8), đồng đều hơn các đối chứng. Độ
che phủ lá bi khá kín (2 - 2,3 điểm). Khả năng
chống chịu với một số loại sâu bệnh hại chính
như đục thân, đục bắp, khô vằn khả năng chịu
hạn chịu rét... của Nếp lai số 9 trong 3 vụ khảo
nghiệm là tốt hơn đối chứng, đặc biệt là khả năng
chịu rét (điểm 1 - 1,5).
+ Năng suất của giống Nếp lai số 9 (bảng 5):
Bảng 5. Năng suất bắp tươi của giống Nếp lai số 9
Năng suất bắp tươi (tạ/ha)
Vụ Địa điểm
NL9 Đ/C 1 (MX4)
Đ/C 2
(Wax44) LSD.05 Ghi chú
Hà Nội 104,6 82,0 - 7,8
Hải Dương 127,4 102,9 - 6,5
Vĩnh Phúc 116,2 80,6 - 8,5
Phú Thọ 116,7 75,0 - 9,4
Xuân 2009
TB
So với Đ/C (%)
116,20
136,54
85,10
100
Năng suất bắp tươi
NL9 đứng thứ 2 trong
7 giống khảo nghiệm.
Hà Nội 85,20 - 81,05 6,29
Hải Dương 99,52 - 92,85 7,16
Thanh Hóa 103,00 - 101,67 5,48
Phú Thọ 91,72 - 82,05 10,23
Đông 2009
TB
So với Đ/C (%)
94,87
106,10
89,41
100
Năng suất bắp tươi
NL9 đứng thứ 4 trong
10 giống khảo nghiệm
Hà Nội 90,67 56,33 80,77 6,86
Hải Dương 133,60 115,17 115,42 8,11
Thái Bình 138,70 118,57 104,87 8,25
Thanh Hóa 122,33 97,80 103,00 8,39 Xuân 2010
TB
So với Đ/C (%)
121,33
125,1
120,1
96,96
100
101,00
100
Năng suất bắp tươi
NL9 đứng thứ 2 trong
13 giống khảo
nghiệm.
TB Toàn bộ
So với Đ/C
(%)
110,80
121,6
116,4
91,08
100
95,21
100
Nguồn: Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng Quốc gia.
Vụ Xuân 2009 tại 4 điểm khảo nghiệm: Hà
Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, năng suất
bắp tươi của Nếp lai số 9 dao động từ 104 tạ/ha
(tại Hà Nội) đến 127,4 tạ/ha (tại Hải Dương),
vượt đối chứng MX4 tại 4/4 điểm khảo nghiệm ở
mức tin cậy 95%. Năng suất trung bình tại 4 điểm
đạt 116,20 tạ/ha, vượt xa đối chứng là 36,54% và
đứng vị trí thứ 2 trong tổng số 7 giống khảo
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
394
nghiệm. Vụ Đông 2009, cũng 4 điểm khảo
nghiệm như trên, năng suất bắp tươi trung bình
của Nếp lai số 9 đạt 94,87 tạ/ha, trong khi đối
chứng Wax 44 là 89,41 tạ/ha, vượt đối là 6,1% và
đứng thứ 4 trong tổng số 10 giống tham gia khảo
nghiệm. Vụ Xuân 2010, năng suất bắp tươi của
giống Nếp lai số 9 thể hiện khả năng vượt trội
hơn cả 2 đối chứng MX4 và Wax44 tại 4/4 điểm
khảo nghiệm (Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình,
Thanh Hóa) ở mức có ý nghĩa 95%. Năng suất
trung bình của Nếp lai số 9 trong vụ này đạt
121,33 tạ/ha, điểm cao nhất (Thái Bình) đạt
138,70 tạ/ha, vượt đối chứng MX4 là 25,1% và
Wax44 là 20,1%, đứng thứ 2 trong 13 giống tham
khảo nghiệm và trong 13 giống này có các giống
nổi tiếng của các Công ty như Monsanto, Pioneer.
Trung bình toàn bộ sau 3 vụ khảo nghiệm,
năng suất trung bình của Nếp lai số 5 vượt đối
chứng MX4 là 21,6% và Wax44 là 16,4%.
+ Đánh giá chất lượng cảm quan của giống
Nếp lai số 9
Qua kết quả đánh giá chất lượng ăn tươi
bằng cách luộc, nếm thử và cho điểm, Nếp lai số
9 có chất lượng ăn tươi ngon hơn các đối chứng
MX4, Wax44 và MX10 thể hiện ở các chỉ tiêu
đánh giá là độ dẻo, hương thơm và vị đậm đều
được đánh giá cao hơn, rõ nhất là hương thơm
trong vụ Xuân và Đông 2009 của Nếp lai số 9 là
2,3 điểm, 2 đối chứng MX4 và Wax44 là 2,6 -
2,8 điểm. Qua 3 vụ khảo nghiệm, giống ngô Nếp
lai số 9 có nhiều ưu điểm nổi trội; thời gian sinh
trưởng ngắn, độ đồng đều cao, cây sinh trưởng
phát triển khoẻ, năng suất cao (trung bình bắp
tươi trung bình đạt từ 94,87 - 121,33 tạ/ha,), vụ
Xuân 2010 vượt đối chứng Wax44 và MX 10 tại
4/4 điểm khảo nghiệm, có điểm đạt tới 138,7
tạ/ha, khả năng chống chịu khá với sâu bệnh và
đổ gãy, chất lượng ăn tươi ngon.
3.2.2. Kết quả khảo nghiệm DUS
Đã khảo nghiệm DUS giống ngô Nếp lai số
1. Qua 2 vụ khảo nghiệm (Xuân 2008 và Xuân
2009) đã kết luận giống ngô Nếp lai số 1 có tính
khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định.
3.3. Kết quả phân tích dòng và giống triển vọng
Đã phân tích hàm lượng tinh bột, amyloza,
amylopectin của 5 mẫu: Dòng bố, mẹ (của giống
nếp lai số 5); giống ngô Nếp lai số 5 và vài giống
đang phát triển rộng. Kết quả thể hiện ở bảng 6.
Dòng và giống ngô Nếp lai số 5 có hàm lượng
amy lopectin cao (95,70 - 98,50%), đạt tiêu
chuẩn theo kế hoạch đề ra (amy lopectin >95%).
Bảng 6. Hàm lượng (HL) amylopectin, protein của các mẫu phân tích
Số TT Ký hiệu mẫu HL amilopectin (%) HL protein (%) Độ ẩm (%) HL tinh bột (%)
1 HNO7B1 95,70 9,80 12,42 71,1
2 HNO7B2 98,50 10,04 11,80 66,6
3 Nếp lai số 5 96,48 10,17 11,99 70,2
4 Wax44 97,90 9,67 12,60 60,0
5 YOU-601 95,03 10,01 13,53 74,7
3.4. Kết quả sản xuất thử hạt lai F1
Vụ Xuân 2011 đã sản xuất thử 0,1ha hạt lai
F1 của giống ngô Nếp lai số 1 theo đúng dự toán
và kinh phí đã duyệt. Kết quả đã thu hoạch được
60kg hạt lai để triển khai các mô hình trong vụ
Đông 2011, vượt so với kế hoạch đề ra (kế hoạch
300 - 500kg/ha).
3.5. Xây dựng mô hình thâm canh và trình
diễn giống nếp lai mới
Đã triển khai 3 mô hình trình diễn giống Nếp
lai số 1, Nếp lai số 5, Nếp lai số 9 và đối chứng
Wax44 tại Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
+ Kết quả mô hình tại Thạch Thất - Hà Nội:
Theo báo cáo của HTX Đại Đồng, các giống ngô
Nếp lai số 1, Nếp lai số 5 và Nếp lai số 9 chống
chịu sâu bệnh tốt, trong suốt quá trình sinh
trưởng phát triển các giống ngô nếp lai mới ít
chịu ảnh hưởng của sâu bệnh phá hại. Đây là các
giống có bộ rễ khỏe, phát triển sớm, đặc biệt rễ
chân kiềng nên khả năng chống chịu với điều
kiện ngoại cảnh rất tốt, đặc biệt chịu hạn, chịu
úng và chịu rét. Bên cạnh đó giống Wax 44 khả
năng chịu rét, hạn kém hơn. Năng suất bắp tươi
cao nhất là Nếp lai số 9 (đạt 125,2 tạ/ha), sau đó
đến Nếp lai số 5 là 118,8 tạ/ha, Nếp lai số 1 là
113,7 tạ/ha. Năng suất bắp tươi cả 3 giống đều
cao hơn đối chứng Wax44, nhưng chất lượng ăn
tươi của giống Nếp lai số 5 và Nếp lai số 9 ngon
hơn cả (rất dẻo, thơm và có vị đậm).
+ Kết quả mô hình tại Thái Bình và Vĩnh
Phúc: Giống NL1 có vỏ lá bi dày, tỷ lệ bắp loại
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
395
1 đạt 80 - 85% nhưng chất lượng kém hơn hai
giống còn lại. Giống NL5, NL9 cây to khỏe,
cứng cây, bản lá dày, tỷ lệ cây hai bắp cao nhất
là giống NL9 tỷ lệ bắp loại 1 cao (>85%), vỏ hạt
mỏng chất lượng ăn tươi hơn hẳn giống đối
chứng Wax44. Khả năng chống chịu sâu bệnh
của 3 giống ngô trên đều khá, khả năng cho
phấn tốt, thời gian sinh trưởng dài hơn giống đối
chứng 3 - 5 ngày, năng suất bắp tươi Nếp lai số
1: 11,8 tạ/ha; Nếp lai sô 5: 130 tạ/ha; Nếp lai số
9 136,8 tạ/ha, vượt đối chứng Wax44 từ 11,3 -
29,3 tạ/ha.
Tổng hợp các mô hình trình diễn giống mới
đều đạt yêu cầu của đề tài và có kết quả tốt. Nếp
lai số 5 và Nếp lai số 9 sinh trưởng phát triển tốt,
khả năng chống chịu, năng suất và chất lượng hơn
hẳn đối chứng Wax44, hiệu quả kinh tế của giống
Nếp lai số 5 và số 9 cao hơn hẳn so với đối chứng.
Các địa phương đều đánh giá cao 2 giống này và
đề nghị được tiếp tục thử nghiệm và mở rộng.
Qua khảo nghiệm và trình diễn kết quả:
Giống ngô Nếp lai số 5 (NL5): Có thời gian
sinh trưởng ngắn, từ gieo đến chín 85 - 103 ngày,
thu bắp tươi 65 - 85 ngày tùy vụ, độ đồng đều cao
(điểm1 - 2), độ che kín bắp (điểm 2), nhiễm nhẹ
sâu bệnh (điểm 1 - 2), chịu rét tốt. Nếp lai số 5 có
năng suất bắp tươi cao, vượt đối chứng có ý nghĩa
ở tất cả các điểm khảo nghiệm, trung bình 105,2
đến 118,2 tạ/ha, cao nhất đạt 138,0 tạ/ha, vượt đối
chứng Wax44 từ 9,6 đến 25,4% và MX10 từ 11,8
đến 20,1%; chất lượng ăn tươi ngon. Giống đã
được Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và PTNT
công nhận sản xuất thử tháng 5 năm 2012. Tháng
11/2012, Nếp lai số 5 đã được chuyển nhượng bản
quyền cho Công ty giống Cây trồng TW sản xuất
và kinh doanh với tên mới là HN68.
Giống ngô Nếp lai số 9 (NL9): Sinh trưởng
khỏe, tỷ lệ 2 bắp/cây cao; Thời gian sinh trưởng từ
gieo đến thu bắp tươi: 68 - 85 ngày (tùy vụ); Tiềm
năng năng suất: Bắp tươi 135 - 150 tạ/ha; Hạt khô
55 - 65 tạ/ha; Chất lượng ăn tươi ngon: Hạt màu
trắng, dẻo, thơm, đậm. Nếp lai số 9 đã được Bộ
Nông nghiệp và PTNT công nhận cho sản xuất thử
T5/2012. Viện Nghiên cứu Ngô đã chuyển
nhượng bản quyền cho Công ty TNHH giống Cây
Trồng miền Trung sản xuất và kinh doanh tháng
11 năm 2012 với tên mới là Golden key 79.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
1. Đã tạo mới 30 nguồn dòng S3 - S4, 15
nguồn tái tạo, duy trì 46 nguồn dòng ≥ S6 và lai
tạo được 800 tổ hợp lai.
2. Phân tích đa dạng di truyền bằng chỉ thị
phân tử với 23 mồi SSR cho thấy 25 dòng thuần
được tạo ra từ các nguồn vật liệu khác nhau có sự
khác biệt di truyền khá lớn.
3. Kết quả đã khảo sát 968 tổ hợp lai, so với
kế hoạch đề ra 600 tổ hợp, vượt kế hoạch 160%,
đã chọn được các tổ hợp lai triển vọng là:
HN35.1 HN31, HN35.2 HN40, HN36
HN34, HN35.2 HN33...
4. Nếp lai số 1 được công nhận cho sản xuất
thử tháng 6 năm 2009 và đã khảo nghiệm DUS,
kết quả có tính khác biệt, tính đồng nhất và tính
ổn định cao.
5. Đã khảo nghiệm cơ bản qua 3 vụ giống
ngô Nếp lai số 5 và Nếp lai số 9 tại các tỉnh
phía Bắc. Kết quả qua 3 vụ khảo nghiệm Nếp
lai số 5 và Nếp lai số 9 có nhiều ưu điểm nổi
trội; thời gian sinh trưởng ngắn, độ đồng đều
cao, cây sinh trưởng phát triển khoẻ, năng suất
cao, chất lượng ăn tươi ngon và đã được công
nhận sản xuất thử tháng 5/2012 và được
chuyển nhượng bản quyền sản xuất và kinh
doanh tháng 11/2012.
6. Kết quả phân tích chất lượng: Dòng và
giống ngô Nếp lai số 5 có hàm lượng
amylopectin cao (95,70 - 98,50%), đạt tiêu chuẩn
theo kế hoạch đề ra (amylopectin > 95%).
7. Đã xây dựng 3 mô hình trình diễn các
giống Nếp lai số 1, Nếp lai số 5 và Nếp lai số 9.
Kết quả mô hình đạt chất lượng, Nếp lai số 5 và
Nếp lai số 9 tại các điểm được đánh giá cao và đề
nghị cho mở rộng diện tích.
8. Đã tạo được 2 giống ngô nếp lai triển
vọng (NL5 và NL9), 3 bài báo, tham gia đào tạo
1 tiến sĩ và 1 sinh viên thực tập tốt nghiệp.
Các phần nội dung của đề tài đã được thực
hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ, đúng tiến độ và
đã đạt được kết quả theo kế hoạch đề tài đặt ra.
4.2. Đề nghị
Tiếp tục cấp kinh phí để đề tài tiếp tục và
phát triển những kết quả đã đạt được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Nhài. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài
Nghiên cứu chọn tạo giống ngô Nếp lai phục vụ sản
xuất năm 2009, 2010, 2011.
2. Báo cáo khảo nghiệm các giống ngô nếp 2009,
2010, 2011 của Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm
giống sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_221_1236_2130539.pdf