Tài liệu Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống ngô lai chống đổ, chịu hạn nhằm tăng năng suất, sản lượng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
396
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG NGÔ LAI CHỐNG ĐỔ,
CHỊU HẠN NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG, GÓP PHẦN
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO BÀ CON NÔNG DÂN
Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA
TS. Bùi Mạnh Cường
Viện Nghiên cứu Ngô
SUMMARY
Research on selection and development of drought tolerant and lodging
resistance maize hybrid aim to increase productivity, output,
contribute to eradicate poverty and poor reduction for farmers
in mountainous districts of Thanh Hoa province
In Vietnam, Thanh Hoa is one of the largest - maize growing provinces with an annual acreage of
about 52,000 - 58,000 hectares, in which spring maize, mainly in mountainous districts, accounted for
about 25,000 hectares. One of the most challenges of this area is often facing with drought, resulting in
heavy grain yield reduction. With the purpose to contribute to stable maize grain yield of the region, by
selecting and then applying drought tolerant ...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống ngô lai chống đổ, chịu hạn nhằm tăng năng suất, sản lượng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
396
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG NGÔ LAI CHỐNG ĐỔ,
CHỊU HẠN NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG, GÓP PHẦN
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO BÀ CON NÔNG DÂN
Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA
TS. Bùi Mạnh Cường
Viện Nghiên cứu Ngô
SUMMARY
Research on selection and development of drought tolerant and lodging
resistance maize hybrid aim to increase productivity, output,
contribute to eradicate poverty and poor reduction for farmers
in mountainous districts of Thanh Hoa province
In Vietnam, Thanh Hoa is one of the largest - maize growing provinces with an annual acreage of
about 52,000 - 58,000 hectares, in which spring maize, mainly in mountainous districts, accounted for
about 25,000 hectares. One of the most challenges of this area is often facing with drought, resulting in
heavy grain yield reduction. With the purpose to contribute to stable maize grain yield of the region, by
selecting and then applying drought tolerant maize hybrids, an ADB funded project was carried out for a
period of three years (2009-2011) for evaluation, selection and confirmation of drought tolerant maize
hybrids. Results of the project concluded two hybrids (CN08-1 and CN09-3) having higher yield than
check hybrids (C919, CP999) from 7 - 21%, with an advanced cultural package of density of 65
thousands plants per ha and 150 kg N -120 kg P2O5 -120 kg K2O per ha. CN08-1, namely as LVN146, has
been released as official cultivar to production and CN09-3 has been under national testing network. The
two hybrids have been under large - scale demonstrations and evaluation of drought tolerance in
mountainous districts of Thanh Hoa province.
Keywords: Project agricultural science and technology, drought tolerant maize hybrid, mountainous
districts of Thanh Hoa province
I. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trên thế giới, ngô là cây lương thực đứng thứ
3 sau lúa mì và lúa nước. Nhu cầu về ngô được dự
báo đến năm 2020 sẽ tăng 50% trên toàn cầu so
với năm 1995 [3]. Đối với sản xuất ngô ở nước ta
trong năm 2009 diện tích trồng ngô đạt 1,09 triệu
ha, năng suất trung bình 40,3 tạ/ha, sản lượng đạt
4,4 triệu tấn. Chiến lược phát triển nông nghiệp và
PTNT giai đoạn 2011 - 2020 cho ngành trồng trọt
đối với cây ngô là duy trì sản lượng tối đa hơn 6,5
triệu tấn ngô hạt năm 2015 và 7,2 triệu tấn năm
2020 [2]. Để đáp ứng nhu cầu ngô ngày càng tăng
trong những năm tới trong khi diện tích trồng ngô
chỉ tăng tối đa lên 1,2 triệuha thì chúng ta phải
vượt qua nhiều khó khăn trong đó hạn hán là một
trong những yếu tố hạn chế hàng đầu cho phát
triển sản xuất ngô [1], [4].
Thanh Hoá là một tỉnh có diện tích trồng ngô
lớn, đứng thứ 3 toàn quốc với diện tích trồng ngô
Người phản biện: TS. Mai Xuân Triệu.
hàng năm là 52 - 58 nghìnha. Trong đó, diện tích
trồng ngô vụ 1 chiếm khoảng 25 nghìn ha, chủ
yếu tập trung trên vùng đất khô hạn ở 11 huyện
miền núi. Để khai thác, sử dụng hợp lý diện tích
đất khô hạn ở tỉnh Thanh Hóa thì việc phát triển
giống ngô laichống đổ, chịu hạn là rất cần thiết
nhằm đáp ứng yêu cầu xoá đói giảm nghèo cho
bà con nông dân.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
- 06 tổ hợp lai triển vọng: CN08-1, CN08-2,
CN08-3, CN09-1, CN09-2, CN09-3 do Viện
Nghiên cứu Ngô lai tạo; 02 giống đối chứng:
C919 và CP999.
- Các nền phân bón và mật độ: P1 (120N:
90P2O5:90K2O), P2 (150N:120P2O5:120K2O), P3
(180N:120P2O5:120K2O); M1-5,5 vạn cây/ha
(70 26cm), M2-6,5 vạn cây/ha (70 22cm), M3-
7,5 vạn cây/ha (70 19cm).
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
397
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Địa điểm thí nghiệm: Các huyện Cẩm
Thuỷ, Ngọc Lặc và Lang Chánh - Thanh Hoá.
- Đất thí nghiệm: Đất hạn ven sông Mã (xã
Cẩm Ngọc - Cẩm Thuỷ); đất dốc 150 (xã Thuý
Sơn - Ngọc Lặc); đất bỏ hoá vụ Xuân (xã Tân
Phúc, Đồng Lương - Lang Chánh).
- Bố trí thí nghiệm và các chỉ tiêu theo: Theo
hướng dẫn của Viện Nghiên cứu Ngô
+ Tuyển chọn giống ngô lai chống đổ, chịu
hạn: Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn
thiện, 3 lần nhắc lại, 4 hàng/ô, hàng dài 5m,
khoảng cách cây 25cm.
+ Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác về
mật độ, phân bón: Bố trí thí nghiệm theo kiểu ô
lớn - ô nhỏ (Split - plot) trong đó ô lớn là nên
phân bón và ô nhỏ là các mật độ.
- Xử lý số liệu bằng các chương trình Excel,
MSTATC và IRRISTAT.
- Thời gian thực hiện: Năm 2009 - 2011.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đề tài được thực hiện với 03 nội dung: 1)
Tuyển chọn giống ngô lai chống đổ, chịu hạn; 2)
Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cho giống
ngô mới; 3) Xây dựng mô hình thử nghiệm
giống mới.
3.1. Kết quả tuyển chọn giống ngô lai chống
đổ, chịu han
3.1.1. Tình hình sinh trưởng phát triển, đặc
điểm hình thái và khả năng chống chịu của các
tổ hợp lai
Qua 2 vụ thí nghiệm năm 2009 đã thu được
kết quả trình bày trong bảng 1, 2, 3, 4.
Bảng 1. Thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình thái và khả năng chống chịu*
TGST (ngày) Chiều cao (cm) Chống chịu (điểm 1 - 5)
TT Giống
Vụ Xuân Vụ Thu Cây Đóng bắp Hạn Đổ Khô vằn
1 CN08-1 101 98 258,2 113,5 1,5 2,5 2,0
2 CN08 - 2 108 103 274,0 118,2 2,0 2,5 2,0
3 CN08 - 3 108 103 217,2 92,9 1,5 1,0 1,5
4 CN09 - 1 109 106 220,3 97,9 2,5 2,0 2,0
5 CN09 - 2 105 102 232,3 96,4 1,5 2,0 1,5
6 CN09-3 107 105 220,0 86,4 1,5 1,5 1,5
7 C919 (Đ/C 1) 110 105 212,3 86,2 1,5 2,0 2,5
8 CP999 (Đ/C 2) 108 103 227,4 91,0 2,0 2,0 2,0
Ghi chú: (*): Số liệu trung bình tại 3 điểm thí nghiệm; TGST- Thời gian sinh trưởng
Điểm 1- Chống chịu tốt; điểm 5- Chống chịu kém
Kết quả cho thấy:
- Thời gian sinh trưởng của các giống ngô
tương đương với 2 đối chứng (vụ Xuân từ 101 -
109 ngày, vụ Thu 98 - 106 ngày), giống CN08-
1 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất, ngắn hơn
đối chứng từ 5 - 7 ngày. Các giống ngô có dạng
cây cao, CN08-2 có chiều cao cây cao nhất
(274,0cm).
- Về khả năng chống chịu: CN08 - 3 có khả
năng chống đổ khá nhất, các giống khác đều có
khả năng chống đổ tương đương với 2 giống đối
chứng. CN09-3 chống đổ, chịu hạn và bệnh khá
hơn 2 đối chứng.
3.1.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
3.1.2.1. Các yếu tố cấu thành năng suất
Bảng 2. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống thí nghiệm *
TT Giống Dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Số hàng hạt Số hạt/hàng P1000 hạt (g)
1 CN08-1 17,5 4,6 14 - 16 36,5 304,4
2 CN08 - 2 17,3 4,5 12 - 14 36,0 321,4
3 CN08 - 3 17,3 4,6 14 - 16 35,5 340,3
4 CN09 - 1 17,3 4,6 14 - 16 37,5 301,8
5 CN09 - 2 18,8 4,7 12 - 14 38,0 341,0
6 CN09-3 17,8 4,7 12 - 14 36,5 347,0
7 C919 (Đ/C 1) 16,8 4,5 12 - 14 37,0 309,7
Ghi chú: (*) Số liệu trung bình của 3 điểm thí nghiệm.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
398
Kết quả trình bày ở bảng 2 cho thấy: Các
giống ngô có dạng bắp dài (17,3 - 18,8cm) tương
đương với đối chứng 2 (CP999), CN09 - 2 có
chiều dài bắp dài nhất đạt 18,8cm. Đường kính
bắp của các giống ngô biến động từ 4,5 - 4,7cm
tương đương với cả 2 giống đối chứng, CN09 - 2
và CN09-3 có đường kính bắp lớn hơn 2 đối
chứng. Về số hàng hạt: Các giống CN08-1, CN08
- 3, CN09 - 1 có nhiều số hàng hạt hơn đối
chứng, các giống còn lại có số hàng hạt tương
đương với giống đối chứng. Về số hạt/hàng: Chỉ
có giống CN09 - 2 đạt 38 hạt/hàng tương đương
với số hạt/hàng của đối chứng 2. Các giống còn
lại có số hạt/hàng tương đương với đối chứng 1.
Về khối lượng 1000 hạt: CN08 - 3; CN09 - 2;
CN09-3 có khối lượng 1000 hạt lớn hơn cả hai
đối chứng, các giống còn lại tương đương với
giống đối chứng.
3.1.2.2. Năng suất:
Kết quả về năng suất được trình bày ở bảng 3a và 3b.
Bảng 3a. Năng suất các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2009 (tạ/ha)
Năng suất tại các địa điểm (tạ/ha) % so với Đ/C
TT Giống
Cẩm Thuỷ Ngọc Lặc Lang Chánh TB Đ/C 1 Đ/C 2
1 CN08-1 78,4 91,6 87,3 85,8 117,5 116,4
2 CN08 - 2 65,2 75,0 84,7 75,0 102,7 101,7
3 CN08 - 3 62,6 82,6 78,8 74,7 102,3 101,3
4 CN09 - 1 57,1 73,1 58,0 62,7 86,0 85,1
5 CN09 - 2 73,4 81,7 69,2 74,8 102,5 101,4
6 CN09-3 78,3 91,2 80,7 83,4 114,3 113,1
7 C919 (Đ/C 1) 68,9 78,9 71,1 73,0 - -
8 CP999 (Đ/C 2) 67,4 76,0 77,7 73,7 - -
CV (%) 4,68 3,44 4,39
LSD.05 4,746 3,113 4,903
Trong vụ Xuân, các giống ngô thí nghiệm ở
Ngọc Lặc và Lang Chánh có năng suất cao hơn ở
Cẩm Thuỷ, các giống có năng suất tương đối ổn
định tại 3 địa điểm.
Ở Cẩm Thuỷ và Ngọc Lặc, 2 giống CN08-1
và CN09-3 có năng suất cao hơn cả 2 đối chứng
chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Ở Lang Chánh:
Các giống CN08-1, CN08-2 có năng suất vượt 2
đối chứng chắc chắn, giống CN09-3 vượt đối
chứng 1 chắc chắn và tương đương với đối
chứng 2.
Xét năng suất trung bình trong vụ Xuân của 3
điểm thí nghiệm cho thấy: Các giống thí nghiệm có
năng suất trung bình đạt từ 62,7 - 85,8 tạ/ha. Có 5/6
giống thí nghiệm có năng suất vượt đối chứng 1 từ
2,3 - 17,4% và vượt đối chứng 2 từ 1,4 - 16,4%. 2
giống CN08-1 và CN09-3 có năng suất vượt đối
chứng 1 lần lượt là 17,4% và 14,3%, vượt đối
chứng 2 lần lượt là 16,4% và 13,1%. Hai giống này
có năng suất ổn định ở cả 3 điểm thí nghiệm.
Trong vụ Thu, năng suất của các giống ngô
thấp hơn trong vụ Xuân (bảng 3b).
Bảng 3b. Năng suất các giống ngô thí nghiệm vụ Thu 2009 (tạ/ha)
Năng suất tại các địa điểm (tạ/ha) % so với Đ/C
TT Giống
Cẩm Thuỷ Ngọc Lặc Lang Chánh TB Đ/C 1 Đ/C 2
1 CN08-1 74,0 85,4 83,7 81,0 113,6 126,5
2 CN08 - 2 84,4 77,1 80,1 80,6 112,9 125,8
3 CN08 - 3 68,3 62,4 60,6 63,8 89,4 99,6
4 CN09 - 1 72,1 61,1 69,3 67,5 94,6 105,4
5 CN09 - 2 69,4 75,6 78,5 74,5 104,4 116,4
6 CN09-3 76,7 75,1 65,8 72,5 101,6 113,3
7 C919 (Đ/C 1) 67,1 77,5 69,5 71,4 - -
8 CP999 (Đ/C 2) 59,9 71,2 61,0 64,0 - -
CV (%) 10,11 8,54 9,00
LSD.05 10,682 8,924 9,685
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
399
- Tại Cẩm Thuỷ: CN08 - 2 có năng suất
vượt cả 2 đối chứng ở mức tin cậy 95%, các
giống CN08-1, CN09 - 1 và CN09-3 vượt đối
chứng 1 ở mức tin cậy 95%.
- Tại Ngọc Lặc: CN08-1 có năng suất vượt
đối chứng 2 chắc chắn và tương đương với đối
chứng 1; CN08 - 3 và CN09 - 1 có năng suất thấp
hơn 2 đối chứng, các giống còn lại có năng suất
tương đương với cả 2 đối chứng.
- Tại Lang Chánh: CN08-1 và CN08 - 2 có
năng suất vượt 2 đối chứng chắc chắn, các giống
còn lại năng suất tương đương với đối chứng.
Trong vụ Thu năng suất trung bình của các
giống đạt 63,8 - 81,0 tạ/ha; 4/6 giống có năng
suất vượt đối chứng 1 từ 1,6 - 13,6%. 5/6 giống
vượt đối chứng 2 từ 5,4 - 26,5%. Năng suất của
CN08-1 và CN08 - 2 vượt đối chứng 1 và 2 là
13,6%; 12,9% và 26,5%; 25,8%; CN09 - 2 và
CN09-3 vượt đối chứng 2 là 16,4% và 13,3%.
Qua 2 vụ thí nghiệm tại 3 địa điểm tuyển
chọn được 3 giống: CN08-1, CN08 - 2 và CN09-
3 có năng suất cao, khả năng chống chịu khá.
Đặc biệt CN08-1 vượt cả 2 đối chứng từ 13,6 -
26,5%.
3.2. Kết quả xây dựng quy trình kỹ thuật
canh tác
Trong 3 giống tuyển chọn trong năm 2009,
chúng tôi chọn 2 giống CN08-1 và CN09-3 đưa
vào thí nghiệm xây dựng quy trình kỹ thuật trong
2 vụ năm 2010. Kết quả trình bày trong các bảng
4, 5.
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến
tình hình sinh trưởng và khả năng chống chịu
của các giống ngô lai triển vọng
- Giống CN08-1 ở công thức M1 với các
nền phân bón khác nhau không thấy có sự khác
biệt về chiều cao cây và đóng bắp, tuy nhiên ở
công thức M2, M3 thấy rõ sự khác biệt về 2 chỉ
tiêu trên ở 3 nền phân bón, chiều cao cây có xu
hướng tăng từ P1 đến P3. Sự khác biệt rõ rệt
nhất được phản ánh ở công thức M3: M3P1 <
M3P2 < M3P3.
- Giống CN09-3: Ở công thức M2 không có
sự khác biệt, 2 công thức M1 và M3 có sự khác
biệt trên 3 nền phân bón, chiều cao cây cao nhất
ở công thức M3P3.
Kết quả thí nghiệm phản ánh quy luật chung
là ở công thức M1 (5,5 cây/m2) sự biến động
chiều cao cây ở các nền phân bón phụ thuộc vào
giống, ở công thức M2 chiều cao cây của cả 2
giống khá ổn định ở cả 3 nền phân bón, sự khác
biệt thể hiện rõ nhất ở công thức M3 (7,5
cây/m2), chiều cao cây có xu hướng tăng từ
M3P1 M3P3.
Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến tình hình sinh trưởng
TGST (ngày) Cao cây (cm) Cao đóng bắp (cm)
TT Giống Công thức
Vụ Xuân Vụ Thu Vụ Xuân Vụ Thu Vụ Xuân Vụ Thu
1 M1P1 110,8 106,5 195,0 170,0 107,7 79,8
2 M1P2 110,3 106,5 197,6 174,0 116,7 78,4
3 M1P3 111,2 107,0 197,8 192,6 111,9 91,4
4 M2P1 111,3 104,5 204,6 186,2 115,5 84,6
5 M2P2 111,5 105,5 205,0 181,6 117,5 84,4
6 M2P3 111,8 106,3 203,2 192,4 117,7 95,4
7 M3P1 112,3 105,4 199,0 183,2 117,5 83,4
8 M3P2 112,3 106,0 203,6 185,8 117,5 85,0
9
CN08-1
M3P3 112,3 106,5 212,2 191,2 121,9 86,4
10 M1P1 117,0 113,5 186,4 164,0 111,9 83,0
11 M1P2 118,0 113,0 200,6 164,2 118,1 78,4
12 M1P3 118,5 115,5 197,0 176,4 114,3 92,6
13 M2P1 117,5 112,0 198,8 176,8 114,5 86,4
14 M2P2 117,5 113,0 207,6 180,3 116,7 86,2
15 M2P3 118,0 114,5 199,6 187,2 119,9 88,8
16 M3P1 117,0 113,5 196,4 175,0 112,9 81,0
17 M3P2 118,5 113,5 202,4 189,6 119,3 86,6
18
CN09-3
M3P3 118,0 114,0 208,4 191,6 120,9 94,6
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
400
Bảng 5. Ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến khả năng chống chịu
Khả năng chống chịu (điểm 1 - 5)
TT Giống Công thức
Khô vằn (%) Đốm lá Gỉ sắt Đổ Hạn
1 M1P1 6,7 2,0 2,0 2,0 2,0
2 M1P2 6,0 2,0 2,0 2,5 2,0
3 M1P3 7,1 2,0 2,0 2,5 2,0
4 M2P1 7,3 2,0 2,0 3,0 2,0
5 M2P2 7,6 3,0 2,0 3,0 3,0
6 M2P3 7,6 3,0 2,0 3,0 3,0
7 M3P1 9,6 3,0 3,0 3,0 3,0
8 M3P2 10,0 3,0 3,0 3,5 3,0
9
CN08-1
M3P3 13,4 3,0 3,0 3,5 3,0
10 M1P1 4,0 1,0 1,0 2,0 2,0
11 M1P2 5,3 1,0 1,0 2,0 2,0
12 M1P3 5,0 1,0 1,0 2,0 2,0
13 M2P1 5,0 1,0 1,0 2,0 2,0
14 M2P2 5,0 1,0 1,0 2,0 2,0
15 M2P3 5,0 1,0 1,0 3,0 2,0
16 M3P1 5,0 1,0 1,0 2,0 2,0
17 M3P2 5,5 1,0 1,0 3,0 2,0
18
CN09-3
M3P3 5,5 1,0 1,0 3,0 2,0
Ghi chú: Điểm 1 - Chống chịu tốt; điểm 5 - Chống chịu kém.
Kết quả bảng 5 cho thấy: Khả năng chống
chịu của CN09-3 khá hơn CN08-1. CN09-3
không bị nhiễm đốm lá và gỉ sắt. Tỷ lệ nhiễm
bệnh tăng khi mật độ tăng đối với giống CN08-1.
Ở công thức M1 và M2, tỷ lệ nhiễm bệnh giữa
các nền phân bón không có sự khác biệt, nhưng ở
M3 tỷ lệ nhiễm bệnh tăng khi nền đạm tăng lên.
Khả năng chống đổ, chịu hạn giảm khi tăng mật
độ và phân bón đối với cả 2 giống.
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ, phân bón tới yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất
Kết quả trung bình 2 vụ, 3 điểm thí nghiệm
trình bày ở bảng 6a, 6b
Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số
hàng hạt ổn định nhất, không có sự khác biệt ở
các công thức thí nghiệm. Các chỉ tiêu còn lại có
sự khác nhau giữa các công thức. Chiều dài bắp
và đường kính bắp lớn nhất ở công thức M1.
Nhìn chung với công thức phân bón P2 hầu như
các chỉ tiêu đều cao hơn các mức P1 và P3. Tuy
nhiên các chỉ tiêu này giảm dần từ M1M3.
Như vậy, khi tăng mật độ và tăng lượng phân
bón các yếu tố cấu thành năng suất có sự biến
động, mức độ biến động phụ thuộc vào giống,
mật độ và phân bón. Công thức M2P2 cho giá
trị cao nhất ở hầu hết các chỉ tiêu cấu thành
năng suất.
- Xác định mật độ thích hợp: Sau 2 vụ thí
nghiệm tại 3 điểm cho thấy cả 2 giống đều đạt
năng suất cao nhất ở mật độ M2 (CN08-1 đạt
83,01 tạ/ha, CN09-3 80,9 tạ/ha), tương ứng với tỷ
lệ tăng năng suất so với M1 và M3 lần lượt là
8,99%; 4,70% (CN08-1) và 8,84%; 1,11%
(CN09-3). Như vậy với mật độ 6,5 vạn cây/ha
thích hợp cho cả 2 giống, đối với CN09-3 có thể
tham khảo thêm mật độ M3 (bảng 6b).
- Xác định nền phân bón cho năng suất cao
Ảnh hưởng của các mức phân bón tới năng
suất của 2 giống thí nghiệm tương đối rõ rệt,
năng suất tăng theo mức phân bón ở cả 2 vụ, nền
P1 có năng suất thấp nhất, nền P2 và P3 năng
suất tương đương trong vụ Xuân, mức P3 cho
năng suất cao hơn mức P1 và P2 đáng kể trong
vụ Thu. So với 2 công thức P1 và P2 thì giống
CN08-1 tăng 18,4% và 5,4%, giống CN09-3 tăng
8,0% và 2,0%. Kết quả cho thấy: Năng suất cao
đạt được ở mức phân bón P2 và P3, tuy nhiên
mức bón cho hiệu quả kinh tế nên bón ở mức P2
do ở P3 năng suất tăng không đáng kể so với P2.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
401
Bảng 6a. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức thí nghiệm
Yếu tố cấu thành năng suất Năng suất (tạ/ha)
TT Giống Công thức
Dài bắp (cm) ĐK bắp (cm) Số hàng hạt Số hạt/hàng Vụ Xuân Vụ Thu
1 M1P1 17,19 4,60 12,27 34,00 78,70 66,10
2 M1P2 16,93 4,68 12,53 35,07 86,90 58,60
3 M1P3 16,00 4,63 13,60 32,67 86,60 80,10
4 M2P1 16,09 4,51 12,80 33,33 77,80 71,10
5 M2P2 16,27 4,59 13,07 32,53 92,70 83,70
6 M2P3 16,71 4,57 12,67 34,27 88,80 84,00
7 M3P1 15,53 4,43 12,10 31,53 75,70 66,10
8 M3P2 16,27 4,31 13,30 33,27 86,90 71,10
9
CN08-1
M3P3 15,25 4,46 12,40 31,33 91,90 84,40
10 M1P1 16,23 4,59 13,07 33,47 74,70 65,00
11 M1P2 16,23 4,69 13,07 32,67 79,40 66,90
12 M1P3 16,01 4,51 12,80 32,33 81,90 78,30
13 M2P1 14,65 4,39 13,60 29,40 70,90 77,50
14 M2P2 16,09 4,71 13,30 34,00 82,70 71,10
15 M2P3 14,88 4,40 12,67 29,40 81,50 78,80
16 M3P1 14,81 4,43 13,20 30,60 72,20 81,90
17 M3P2 15,33 4,55 12,80 31,27 74,00 86,30
18
CN09-3
M3P3 15,35 4,39 12,53 31,27 83,30 83,90
Bảng 6b. Tỷ lệ tăng giảm năng suất ở các công thức mật độ và phân bón khác nhau
Năng suất (tạ/ha)
TT Giống Công thức
Vụ Xuân Vụ Thu Trung bình % tăng giảm
1 M1 84,06 68,26 76,16 + 8,99
2 M2 86,43 79,60 83,01 -
3
CN08-1
M3 84,80 73,76 79,28 + 4,70
4 M1 78,66 70,06 74,33 + 8,84
5 M2 78,36 75,13 80,90 -
6
CN09-3
M3 76,50 84,03 80,01 + 1,11
7 P1 77,40 67,70 72,50 + 18,4
8 P2 88,70 74,40 81,50 + 5,40
9
CN08-1
P3 89,10 82,70 85,90 -
10 P1 72,60 74,80 73,70 + 8,00
11 P2 78,70 77,40 78,00 + 2,10
12
CN09-3
P3 78,90 80,30 79,60 -
Kết hợp kết quả nghiên cứu tác động của mật
độ, phân bón đến năng suất và khả năng chống
chịu có thể áp dụng công thức M2P2 cho cả 2
giống tại 3 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa.
Cụ thể mật độ gieo trồng 6,5 vạn cây/ha với
khoảng cách 70 22cm, phân bón 150 N + 120
P2O5 + 120 K2O.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
402
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ và mức phân bón
đến sinh trưởng, phát triển, chống chịu của 2
giống CN08-1, CN09-3 trong điều kiện canh tác
địa phương
So sánh với giống đối chứng ở công thức
mật độ 6,5 vạn cây/ha, nền phân bón 150 N +
120 K2O + 120 P2O5, kết quả cho thấy: Thời gian
sinh trưởng của 2 giống tương đương C919 và
dài hơn CP999. CN09-3 có khả năng chống chịu
tốt hơn đặc biệt là khả năng chịu hạn, chống đổ,
bệnh gỉ sắt và khô vằn; CN08-1 có khả năng
chống chịu tương đương với giống đối chứng.
Năng suất của CN08-1 và CN09-3 cao hơn 2
giống đối chứng C919 và CP999 lần lượt là
16,1%; 28,1% và 6,8%; 17,9% (bảng 7).
Bảng 7. Đặc điểm nông sinh học và năng suất của 2 giống triển vọng
vụ Thu 2010
Khả năng chống chịu (điểm) Năng suất (tạ/ha)
% tăng so với Đ/C TT Giống TGST
(ngày) Hạn Đổ Khô vằn (%) Gỉ sắt TB
C919 CP999
1 CN08-1 108 2 2 8,8 3 67,8 16,1 28,1
2 CN09-3 112 1 1 5,0 1 62,4 6,8 17,9
3 C919 112 2 2 8,0 3 58,4
4 CP999 98 3 2 12,1 3 52,9
Như vậy, ở nền phân bón 150N +120K2O +
120P2O5 với mật độ 6,5 vạn cây/ha, năng suất của
hai giống thí nghiệm đạt 62,4 - 67,8 tạ/ha vượt 2
giống đối chứng từ 6,8 - 28,1%; khả năng chống
chịu của CN08-1 tương đương với 2 giống đối
chứng, giống CN09-3 chống chịu khá hơn. Cả 2
giống thí nghiệm đáp ứng được mục tiêu của đề
tài. Từ kết quả nghiên cứu trên, xây dựng quy
trình kỹ thuật canh tác cho 2 giống CN08-1,
CN09-3 như sau:
- Thời vụ: Vụ Xuân (Xuân Hè) gieo 15/3 -
30/3; vụ Thu (Thu Đông) gieo 15/8 - 5/9.
- Mật độ và khoảng cách: 6,5 vạn cây/ha,
khoảng cách 70 22cm.
- Phân bón: Liều lượng cho 1 ha: 2500kg
phân vi sinh, 150 N + 120 K2O + 120 P2O5 tương
ứng: 320 - 350kg đạm urê + 700 - 750kg lân supe
+ 200 - 220kg kali clorua.
- Cách bón: Bón lót: Toàn bộ phân vi sinh và
phân lân. Bón thúc: Chia làm 2 lần.
+ Lần 1: Khi ngô 3 - 4 lá bón 1/2 lượng đạm
urê + 1/2 lượng Kali.
+ Lần 2: Khi ngô 9 - 10 lá bón 1/2 lượng urê
+ 1/2 lượng kali, vun cao.
Chú ý: Lấp kín phân sau khi bón.
- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Tập trung
chăm sóc tốt vào giai đoạn cây con; Tỉa định cây
đảm bảo mật độ, 1 cây/hốc; Trừ sâu xám dùng
Vibasu10H hay Vibam 10H hoặc Diazan rắc vào
rạch trước khi gieo hạt với lượng 30kg/ha; Trừ
sâu ăn lá dùng Drago 585EC với lượng 1 - 1,3
lít/ha pha thành 800 lít dung dịch mỗi lần phun;
Phòng trừ sâu đục thân bằng basudin 10H rắc vào
nõn 4 - 5 hạt.
- Thu hoạch: Thu hoạch đúng độ chín khi lá
bi vàng và chân hạt xuất hiện điểm đen. Bảo quản
bắp trong thời gian ngắn: Treo lên giàn có mái
che. Bảo quản hạt: Tách hạt và sấy (phơi) khô,
ẩm độ hạt bảo quản 14%.
3.3. Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm
giống mới
Dựa trên kết quả nghiên cứu năm 2009,
2010, vụ Xuân năm 2011 xây dựng 3 mô hình
trình diễn giống CN08-1 (tên thương mại là
LVN146) với quy mô 5 ha/mô hình tại các xã
Cẩm Ngọc - Cẩm Thủy, Thúy Sơn - Ngọc Lặc,
Đồng Lương - Lang Chánh - Thanh Hóa. Kết quả
cho thấy: Vụ Xuân 2011 mặc dù bị hạn đầu vụ,
các mô hình trình diễn giống ngô LVN146 đạt
kết quả khả quan nhờ tính chịu hạn của giống
(bảng 8).
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
403
Bảng 8. Đặc điểm nông sinh học, năng suất LVN146 tại các mô hình trình diễn
Khả năng chống chịu (điểm) Năng suất
% vượt đối chứng TT Địa điểm TGST (ngày) Đổ Hạn Gỉ sắt tạ/ha
C919 NK4300
1 Xã Cẩm Ngọc
LVN146 110 - 115 2 1 2 73,0 9,0 4,3
C919 112 - 117 2 2 3 67,0
NK4300 113 - 117 2 2 2 70,0
2 Xã Thúy Sơn
LVN146 114 - 116 2 1 2 78,0 11,4 5,4
C919 114 - 119 2 1 2 70,0
NK4300 118 - 120 2 2 2 74,0
3 Xã Đồng Lương
LVN146 114 - 116 2 1 2 77,0 11,9 6,9
C919 115 - 120 1 2 1 67,0
NK4300 116 - 120 2 2 2 72,0
Trung bình (LVN146) - - - 76,0 10,8 5,5
LVN146 có thời gian sinh trưởng tương
đương hoặc ngắn hơn đối chứng C919 từ 1 - 7
ngày và ngắn hơn NK4300 là 4 - 7 ngày. Cây
sinh trưởng phát triển khỏe, bộ lá xanh bền, bắp
dài to, có 14 - 16 hàng hạt, năng suất trung bình
đạt 76 tạ/ha, cao hơn so với C919 từ 9,0 - 11,9%
và NK4300 là 4,3 - 6,9%. Qua hội nghị đầu bờ
giống ngô LVN146 được Sở Nông nghiệp và
PTNT cũng như bà con nông dân tỉnh Thanh Hóa
đánh giá rất cao, đề nghị được mở rộng ra sản
xuất trong những năm tới.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình cho
thấy (bảng 9, 10): Cùng mức đầu tư về phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật và công lao động cho sản
xuất 1ha giống ngô LVN146 và 2 giống đối
chứng C919 và NK4300 thì mức đầu tư cho
giống LVN146 thấp hơn do có giá thành/1kg hạt
giống thấp hơn 2 giống đối chứng.
Bảng 9. Đầu tư cho 1ha thử nghiệm giống mới LVN146
Yêu cầu của 1 ha
TT Nội dung ĐVT
Số lượng Đơn giá Thành tiền (đ)
Tổng chi (đ)
=1+2+3+4
1 Giống
LVN146 Kg 20 45.000 900.000 21.420.000
C919 (Đ/C) Kg 20 78.000 1.560.000 22.080.000
NK4300 (Đ/C) Kg 20 90.000 1.800.000 22.320.000
2 Phân bón 11.420.000
Vi sinh Kg 2.500 1.400 3.500.000
đạm urê Kg 360 9.500 3.420.000
Lân Super Kg 700 3.000 2.100.000
Kaliclorua Kg 200 12.000 2.400.000
3 Thuốc BVTV 2.100.000
Vibam 10H Kg 30 25.000 750.000
Polytryl Lít 3 450.000 1.350.000
4 Công lao động Công 100 70.000 7.000.000
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
404
Tại thời điểm thu hoạch mô hình giá thành
1kg ngô thương phẩm là 6.200 đ, trên cơ sở đó sơ
bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình. Kết
quả trình bày trong bảng 10.
Bảng 10. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng giống LVN146 so với đối chứng
Chênh lệch: Thu - Chi
% vượt đối chứng TT Địa điểm Tổng thu (đ) Tổng chi (đ) Đồng/ha
C919 NK4300
1 Tại Thúy Sơn
LVN146 48.360.000 21.420.000 26.940.000 26,4 14,3
C919 (Đ/C) 43.400.000 22.080.000 21.320.000
NK4300 (Đ/C) 45.880.000 22.320.000 23.560.000
2 Tại Cẩm Ngọc
LVN146 45.260.000 21.420.000 23.840.000 22,5 13,1
C919 (Đ/C) 41.540.000 22.080.000 19.460.000
NK4300 (Đ/C) 43.400.000 22.320.000 21.080.000
3 Tại Đồng Lương
LVN146 47.740.000 21.420.000 26.320.000 35,3 17,9
C919 (Đ/C) 41.540.000 22.080.000 19.460.000
NK4300 (Đ/C) 44.640.000 22.320.000 22.320.000
Trung bình 28,03 15,12
Kết quả bảng 10 cho thấy, tại 3 mô hình thử
nghiệm giống mới LVN146 ở các xã Thúy Sơn -
Ngọc Lặc, Cẩm Ngọc - Cẩm Thủy, Đồng Lương
- Lang Chánh đều thu được số tiền lãi cao hơn so
với sử dụng giống đối chứng. Cụ thể mô hình
trồng LVN146 thu được số tiền lãi từ 23,84 -
26,94 triệu đồng/ha cao hơn giống đối chứng
C919 từ 22,5 - 35,3%, tương tự đối với đối chứng
NK4300 là từ 13,1 - 17,9%.
Giống LVN146 được đưa vào mạng lưới
khảo nghiệm Quốc gia, kết quả khảo nghiệm cho
thấy: LVN146 là giống ngô có năng suất cao, ổn
định, khả năng thích ứng rộng, chống đổ, chịu
hạn khá, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Giống LVN146 được công nhận là giống cây
trồng mới năm 2011 theo Quyết định số 661/QĐ
- TT - CLT ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Qua 2 năm thí nghiệm, từ 6 giống ngô thí
nghiệm đã tuyển chọn được 2 giống là CN08-1 và
CN09-3 có năng suất cao và khả năng chống chịu
hạn khá, phù hợp với điều kiện sinh thái và canh
tác ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá. Năng
suất của 2 giống vượt đối chứng CP999 và C919
từ 7,8 - 21,4%. Xây dựng được quy trình kỹ thuật
canh tác cho 2 giống ngô và xác định được ở công
thức M2P2 (6,5 vạn cây/ha với mức phân bón 150
N - 120 P2O5 - 120 K2O) cả 2 giống đều cho năng
suất cao nhất. Xây dựng 3 mô thử nghiệm giống
mới CN08-1 (LVN146) với quy mô 5 ha/mô hình.
Năng suất của LVN146 đạt trung bình 76 tạ/ha
vượt đối chứng C919 9,0 - 11,9% và NK4300 4,3
- 6,9%, khả năng chịu hạn tốt hơn 2 giống đối
chứng. Mô hình thử nghiệm đáp ứng được yêu cầu
của đề tài, bước đầu phát huy hiệu quả trong việc
nhân rộng mô hình ra sản xuất.
4.2. Đề nghị
Tiếp tục triển khai phát triển 2 giống ngô lai
CN08-1 và CN09-3 tại các huyện miền núi tỉnh
Thanh Hoá, đặc biệt CN08-1 (tên thương mại là
LVN146) là giống đã được Bộ Nông nghiệp và
PTNT công nhận là giống cây trồng mới năm
2011.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Banziger, M., Edmeades, G, O., Laffitte, H.R.
(1999). “Selection for drought tolerate increases
maize yield over a range of N level 1.” Crop
science. 39: 1035 - 1040.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009).
Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai
đoạn 2011 - 2020.
3. Lamkey K. R. and Lee M. (2006). Plant breeding:
The Arnel R. Halleuer International Symposium, p
239, 379 p.
4. Lê Quý Kha (2005). “Nghiên cứu khả năng chịu hạn và
một số biện pháp kỹ thuật phát triển giống ngô lai cho
vùng nhờ nước trời”. Luận án Tiến sĩ nông nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_226_5959_2130544.pdf