Tài liệu Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống ngô đường lai: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
377
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG NGÔ ĐƯỜNG LAI
TS. Nguyễn Văn Thu
Viện Nghiên cứu Ngô
SUMMARY
Research on breeding and development of sweet corn hybrid
Breeding for sweet corn in Vietnam recently is important. In the period 2011-2013, with 53 inbred
lines of sweet corn there evaluated in the field with agronomical straits and eating quality traits such as
sugary content (%Brix), or thinneer pericarp thickness. Using 27 SSR markers genetic diversity and
selection index (SI), 8 lines namly: TD191, TD5, HD4, TD79, TD185, TD1, TD38, TD194 were selected
value from 11.7 - 14.3. Seventeen lines have been testing for fresh cob yield and general combining
ability (GCA). Six lines having high general combining ability are T1, T12, T31, T47, T53 and T94
(25.686, 14.661, 10.385, 16.796, 18.080, and -32.347, respectively). The results of corresponding
hybrid testing show that: SW194 HD4, SW260 HD4, SW338...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống ngô đường lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
377
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG NGÔ ĐƯỜNG LAI
TS. Nguyễn Văn Thu
Viện Nghiên cứu Ngô
SUMMARY
Research on breeding and development of sweet corn hybrid
Breeding for sweet corn in Vietnam recently is important. In the period 2011-2013, with 53 inbred
lines of sweet corn there evaluated in the field with agronomical straits and eating quality traits such as
sugary content (%Brix), or thinneer pericarp thickness. Using 27 SSR markers genetic diversity and
selection index (SI), 8 lines namly: TD191, TD5, HD4, TD79, TD185, TD1, TD38, TD194 were selected
value from 11.7 - 14.3. Seventeen lines have been testing for fresh cob yield and general combining
ability (GCA). Six lines having high general combining ability are T1, T12, T31, T47, T53 and T94
(25.686, 14.661, 10.385, 16.796, 18.080, and -32.347, respectively). The results of corresponding
hybrid testing show that: SW194 HD4, SW260 HD4, SW338 TD188, SW184 X TD188 have high
fresh yields (18.02 - 19.71 tones ha-1 ).
“Duong lai 10” is a single cross and released for trial production by Ministry of Agriculture and
Rural Development in Oct, 2010. Production area was over 620 ha in the north of Viet Nam with high
fresh yield of 16 to 20 tones ha-1 . Percentages of economical effeciency is 239% and 216% higher than
that of LVN4 varities and Soybean, respectively but only 64,3% comparing to tomato. However, land
use efficiency increases 2.5 times as compared to tomato crop.
Keywords: Sweet corn, inbred lines, sugary content, combining ability
I. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Ngô (Zea mays L.), subsp saccharata Sturt,
thể đột biến cặp gen lặn susu - biến đổi gen tinh
bột thành đường, nên được gọi chung là ngô
đường (Sweet corn). Thành phần dinh dưỡng của
ngô đường rất phong phú, gồm 23 axit amin, các
khoáng chất và hàm lượng đường từ 14 - 45%
Brix [1]. Vì vậy vai trò chính của ngô đường
được sử dụng làm thực phẩm. Ngoài ăn tươi như
luộc, nướng, chế biến đông lạnh, kẹo ngô..., hiện
nay còn làm sữa ngô. Theo công bố của FAO,
các nước có nền công nghiệp tiên tiến như Mỹ,
Ustraylia lượng ngô đường tiêu thụ bình quân
đạt: 12 - 14kg/người/năm. Vì vậy, nhu cầu ngô
đường trên thế giới khá ổn định, xung quanh 1
triệu ha, sản lượng 9,4 triệu tấn/năm (FAOSTAT,
5/10) [2].
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu chọn tạo giống
ngô đường trong nhiều năm qua chưa được đầu
tư đúng mức so với yêu cầu. Việc đầu tư cho
chọn tạo giống ngô đường gần như chưa được
quan tâm. Nên hàng năm nước ta nhập nội
khoảng 30 - 40 tấn hạt giống, tương đương 4000
- 5000ha (Nguyễn Văn Thu, 2009)[3]. Thực tiễn
cho thấy thu nhập sản xuất ngô đường biến động
Người phản biện: TS. Mai Xuân Triệu.
từ 69,2 - 110,8 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn nhiều
so với ngô tẻ hoặc lúa, trong khi thời gian sinh
trưởng chỉ 68 - 70 ngày/vụ (Nguyễn Văn Thu,
2012)[4]. Vì vậy, có thể luân canh cây trồng, tăng
vụ và tăng thu nhập cho nông dân. Chưa kể, phục
vụ tiêu dùng trong nước, thành tích xuất khẩu
ngô đường đông lạnh thu về hàng triệu USD/năm
(năm 2005 đạt 1.083,93 nghìn USD -
FAOSTAT)[2].
Hạt giống ngô đường là loại khá đặc biệt,
chủ yếu là vỏ, phôi và đường tinh chất, nếu bảo
quản ở điều kiện thông thường sau 2 - 3 tháng
thường không nảy mầm 100%. Việc nhập khẩu
hạt giống vừa bị động lại dễ suy giảm sức nảy
mầm, trong khi giá bán hạt giống ngoại rất cao:
650.000 đ/kg. Để nhanh chóng có được giống
ngô đường lai trong nước, khắc phục khó khăn
do nhập nội và giảm giá thành hạt giống, đề tài
“Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống ngô
đường “ giai đoạn 2010 - 2102 được tiến hành
với mục tiêu:
- Tạo vật liệu khởi đầu cho cây ngô đường ở
Việt Nam, duy trì, tạo mới tập đoàn dòng. Tăng
cường vật liệu dòng thuần, phục vụ cho công tác
tạo giống lai.
- Chọn tạo và phát triển 1 - 2 giống ngô
đường lai có năng suất (NS) 15 - 16 tấn bắp
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
378
tươi/ha, chất lượng tốt, giá thành hạt giống bằng
60 - 70% nhập ngoại.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Vật liệu chọn tạo được thu thập hàng năm
đa dạng với hơn 40 nguồn từ 8 tổ hợp lai
(THL) của Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài
loan; Thái Lan; Công ty Syngenta; các giống
nhập nội như: Golden 93, Win 99; các nguồn tự
tạo trong nước: TSB3, BC5, BC22, BC 21...;
Các THL được tạo ra từ các dòng lai diallel và
lai ngẫu nhiên. Mỗi vụ khảo sát từ 200 - 300 tổ
hợp, đối chứng là những giống nhập ngoại tốt
nhất tại Việt Nam như Sugar 75.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Duy trì tập đoàn dòng công tác theo phương
pháp truyền thống: Tự thụ hoặc sib. Truyền gen
từ poll hẹp hoặc Backcross để chọn tạo các dòng
mới. Mỗi hàng dòng duy trì: 5 - 6 bắp là vật liệu
cho các chu kỳ chọn lọc tiếp theo; thí nghiệm
khảo sát THL theo phương pháp khối ngẫu nhiên
hoàn thiện, hàng dài 4,5m với 3 - 4 lần nhắc lại,
khoảng cách 65 30cm/1cây/hốc. Quy trình canh
tác theo Quy chuẩn QCVN 01 -
56/2011/BNNPTNT. Số liệu thí nghiệm phân
tích phương sai và chỉ số chọn lọc theo phầm
mềm Alpha (CIMMYT, 2005), chương trình
DTSL của Viện Nghiên cứu Ngô (1996), phần
mềm NTSYS của Rohfl, F. (2000). Đo hàm
lượng đường (% Brix) bằng máy Plalette -
Digital Refractometer. Atago, 2002.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả đánh giá và chọn lọc dòng
3.1.1. Kết quả phân nhóm đa dạng di truyền của các dòng ngô đường
Hình 1. Sơ đồ phả hệ của 25 dòng ngô đường phân nhóm dựa trên 27 SSR markers
Sử dụng phần mền NTSYS phân tích đa
dạng di truyền 25 dòng ngô đường của Viện
Nghiên cứu Ngô, dựa trên 27 mồi cho thấy: Các
dòng ngô đường cách biệt nhau tới 75% (hình 1),
qua đó có thể định hướng cho việc chọn lọc kiểu
hình trên đồng ruộng.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
379
3.1.2. Đánh giá một số đặc điểm nông học các
dòng ngô đường tại Đan Phượng - Hà Nội
Thời gian từ gieo đến tung phấn tuỳ thuộc
vào mùa vụ: Ở vụ Xuân từ gieo trồng đến tung
phấn từ 62 - 69 ngày, vụ Thu 44 - 46 ngày.Thời
gian từ tung phấn đến phun râu các dòng khá
trùng khớp (từ 0 đến 2 ngày), trừ TD38, BC1
phun râu trước tung phấn 1 ngày (bảng 1). Hình
thái và màu sắc bông cờ tập đoàn dòng ngô
đường có bao phấn vàng đến vàng nhạt.
Bảng 1. Đặc điểm hình thái của một số dòng ngô đường,
tại Đan Phượng - Hà Nội
TT
dòng Tên dòng
G - TP, PR
(ngày)
TP - PR
(ngày) Số nhánh cờ Đặc điểm cờ
Màu sắc bông cờ
(theo màu bao phấn)
1 TD1 46 - 65 0 8,7 Cờ xoè Vàng
3 TD194 44 - 62 1 7,3 Cờ xoè Vàng nhạt
4 TD185 46 - 67 2 9,7 Cờ xoè Vàng rất nhạt
6 HD4 46 - 67 1 12,9 Cờ xoè Vàng nhạt
9 TD38 44 - 62 - 1 17,8 Cờ chụm Vàng nhạt
15 TD6 44 - 65 2 13,8 Cờ xoè Vàng nhạt
16 TD20 45 - 65 1 15,2 Cờ chụm Vàng nhạt
20 TD104 46 - 65 2 17,8 Cờ xoè Vàng nhạt, chấm hồng
30 TD203/102 46 - 65 1 10,3 Cờ xoè Vàng rất nhạt
33 TQN13 44 - 62 1 18,4 Cờ xoè Vàng đậm, 2 màu
36 TQN68 44 - 62 0 11,3 Cờ xoè Vàng rất nhạt
41 TD116 46 - 65 2 15,4 Cờ xoè Vàng nhạt
43 NM818 44 - 62 1 12,8 Cờ xoè Vàng rất nhạt
45 THU D1 46 - 66 1 10,6 Cờ chụm Vàng đậm
47 BC1 46 - 67 - 1 14,3 Cờ xoè Vàng nhạt
51 BC5 46 - 67 0 13,7 Cờ xoè Vàng nhạt
Trung bình 78,8 13,7 - -
Ghi chú: G - TP, PR- Từ gieo đến tung phấn, phun râu; TP - PR- Tung phấn - phun râu.
Chỉ tiêu dài bắp (bảng 2) giữa các dòng có sự
dao động khá lớn. Bắp ngắn nhất là DM (10,2cm),
dài nhât là TQN68 (16,4cm), trung bình các dòng
có chiều dài 13,1cm. Đường kính bắp dòng TD20,
TD69 bé nhất (3,0cm), lớn nhất TD191, TD71 - 3
là 4,4cm, trung bình các dòng TD97, TD4, TD5,
TD6, TD167, TD185, HD4 (3,5cm). Số hàng
hạt/bắp biến động từ 9,2 hàng (TD104) đến 14,3
hàng (TD203/102). Hai dòng có đường kính bắp
lớn là TD191, TD71 - 3 cũng có số hạt/hàng cao
nhất (trên 28 hạt/hàng) (bảng 2).
Hàm lượng đường và gen opaque trong hạt
cao đã làm cho ngô đường có dạng nhăn nheo
khi chín sinh lý. Mặc dù các yếu tố cấu thành
năng suất khá cao, nhưng do khối lượng 1000
hạt nhỏ, làm cho năng suất của dòng thấp (bảng
2) và thấp nhất là dòng TQN13 (0,79 tấn/ha).
Các dòng có năng suất cao như TD1 (1,94
tấn/ha), TD191 (1,90 tấn/ha), TD194 (1,86
tấn/ha), TD185 (1,82 tấn/ha), trung bình NS
các dòng là 1,4 tấn/ha.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
380
Bảng 2. Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng của các dòng ngô đường
tại Đan Phượng - Hà Nội
TT
dòng Tên dòng
Dài bắp
(cm)
Đường kính bắp
(cm)
Số hàng
hạt/bắp
Số hạt
/hàng
% Brix
NSTT
(tấn/ha)
1 TD1 14,4 3,8 12,0 27,3 16,2 1,94
2 TD191 15,9 4,4 14,0 28,3 14,9 1,90
3 TD194 13,8 4,0 13,0 22,4 14,5 1,86
4 TD185 14,3 3,5 12,6 23,0 16,1 1,82
5 TD79 12,7 3,8 12,8 24,6 16,1 1,73
6 HD4 13,0 3,7 12,4 21,0 15,9 1,73
8 TD167 11,9 3,7 12,6 20,0 17,8 1,61
9 TD38 13,2 3,9 12,0 25,0 15,2 1,46
12 TD178 16,1 3,4 13,0 20,3 14,9 1,42
13 TD5 12,8 3,6 12,0 22,7 14,7 1,38
14 TD69 15,1 3,0 10,8 22,0 14,5 1,18
15 TD6 11,0 3,4 9,8 19,7 14,3 1,05
16 TD20 14,5 3,0 11,2 18,6 14,2 1,02
17 TD45 - 30 10,5 3,4 9,6 15,8 15,0 0,97
20 TD104 12,1 3,3 9,2 15,6 15,2 0,88
23 TD71 - 3 14,7 4,4 14,1 28,5 16,0 1,82
30 TD203/102 16,3 4,1 14,3 30,4 17,0 1,12
32 TQN10 13,7 3,2 12,6 22,8 15,3 0,85
33 TQN13 14,4 3,4 11,5 22,7 15,0 0,79
34 TQN16 12,2 3,3 11,8 23,0 16,4 1,12
36 TQN68 16,4 4,1 13,1 31,5 16,7 1,85
37 TQN100 13,7 3,5 12,5 29,8 15,3 1,21
40 TD115 12,8 3,3 12,4 22,4 17,1 1,65
44 ĐM 10,2 3,0 9,8 27,4 17,8 0,83
45 THU D1 15,2 3,7 12,2 30,2 16,2 1,66
48 BC2 16,3 3,6 12,4 28,5 16,2 1,43
CV (%) 6,3 5,4 3,2 7,9 3,5 6,5
LSD.05 1,84 0,36 1,28 3,68 1,35 0,21
Ghi chú: DB- Dài bắp; ĐKB- Đường kính bắp; NSTT- Năng suất hạt khô.
Gọi là ngô đường vì có hàm lượng đường
trong ngô đường cao, thời gian suy giảm hàm
lượng đường sau thu hoạch chậm. Dòng có
% Brix thấp nhất (bảng 2) là TD20 và TD6 (14,2
- 14,3%), cao nhất TD167 và DM (17,8%). Nhiều
dòng có % Brix cao là TD1, TD185, TD97,
TD203/102, TQN68, TD115, THU D1 (từ 16,2 -
17,7%). So với nhiều tài liệu công bố ở Thái Lan
và Trung Quốc, hầu hết các dòng trên đây có %
Brix ở mức tương đương (bảng 2).
3.1.3. Kết quả ứng dụng chỉ số chọn lọc cho
chọn dòng ngô đường
Sử dụng chỉ số chọn lọc trong đánh giá dòng
giúp cho nhà tạo giống định hướng sản phẩm, kết
quả trình bày ở bảng 3.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
381
Bảng 3. Kết quả chọn dòng ngô đường bằng chỉ số chọn lọc
tại Đan Phượng - Hà Nội
Tên dòng CSCL TGST CC CB ĐT ĐL ĐR ĐB % Brix DB ĐKB NSLT NS TT
TD191 11,7 112 122,9 35,2 0,0 2,7 0,0 2,75 14,9 15,9 4,4 3,50 1,95
TD5 12,3 114 131,5 46,9 21,1 2,7 0,0 3,00 16,4 12,8 3,6 2,85 1,38
HD4 12,4 115 137,0 40,4 10,3 3,0 1,7 3,75 16,1 13,0 3,7 2,82 1,73
TD79 12,5 113 136,7 61,8 35,0 3,0 1,7 2,50 15,8 12,7 3,8 3,13 1,73
TD185 12,6 118 155,5 46,4 0,0 2,7 4,8 3,50 14,3 14,3 3,5 3,49 1,82
TD1 13,3 115 128,4 42,2 16,5 3,7 0,0 2,75 15,6 14,4 3,8 3,16 1,94
TD38 13,5 114 137,3 55,8 28,7 3,2 8,3 3,00 15,2 13,2 3,9 2,80 1,46
TD194 14,3 112 117,2 32,8 21,0 2,7 0,0 3,00 14,5 13,8 4,0 3,04 1,86
Ghi chú: CSCL- Chỉ số chọn lọc; TGST- Thời gian sinh trưởng (ngày); CC- Cao cây (cm); CB- Cao bắp (cm);
ĐT- Sâu đục thân (%); ĐL- đốm lá (điểm 1 đến 5); ĐR- đổ rễ (%); ĐB- điểm bắp (điểm 1 đến 5); DB; Dài bắp (cm);
ĐKB- đường kính bắp (cm); NSLT- Năng suất lý thuyết (tấn/ha); NSTT- Năng suất hạt khô thực thu (tấn/ha).
Các dòng được chọn gồm: TD191, TD5,
HD4, TD79, TD185, TD1, TD38 và TD194, có
giá trị chỉ số chọn lọc từ 11,7 - 14,3, với năng
suất thực thu hạt khô: 1,38 - 1,95 tấn/ha, hàm
lượng đường: 14,3 - 16,4%, chống đổ: 0 - 8,3%,
đốm lá: 2,7 - 3,7 điểm.
3.1.4. Kết quả đánh giá khả năng kết hợp các dòng ngô đường
Hình 2. Năng suất các THL đỉnh ngô đường, vụ Xuân 2011 tại Đan Phượng - Hà Nội
Năng suất bắp tươi (tạ/ha)
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
382
Hình 3. Giá trị KNKH của 17 dòng ngô đường, vụ Xuân 2011
tại Đan Phượng - Hà Nội
Kết quả đánh giá khả năng kết hợp của 17
dòng ngô đường đã xác định các dòng T1, T12,
T31, T47, T53 và T94 có khả năng kết hợp
chung cao.
Việc tạo dòng bắt đầu từ năm 2007, quá
trình thu thập vật liệu từ Thái Lan, Trung Quốc,
Mỹ... và các công ty đa quốc gia, đã tạo ra hơn
60 nguồn dòng thế hệ S4 - S10. Kết quả chọn
tạo và duy trì tập đoàn dòng công tác từ năm
2011 - 2013 như sau:
Bảng 4. Kết quả chọn tạo duy trì tập đoàn dòng ngô đường công tác
tại Viện Nghiên cứu Ngô từ 2011 - 2013
Thời vụ Số lượng nguồn dòng Số bắp dòng duy trì
Xuân 2011 65 2500
Thu 2011 65 1950
Xuân 2011 68 2350
Thu 2011 68 2900
Xuân 2013 68 3100
Tổng số 68 12 800
3.2. Kết quả khảo sát các tổ hợp lai (THL)
Từ năm 2011 - 2013 đã tiến hành nhiều thí
nghiệm so sánh các THL.
Kết quả đánh giá năng suất bắp tươi các tổ hợp
đường lai vụ Xuân 2011 cho thấy: So với đối chứng
Sugar 75 (14,86 tấn/ha) có 4 THL năng suất cao ở
mức chắc chắn LSD.05: SW181 HD4, SW142
TD188, SW124 SW198, SW350 TD188 (từ
18,02 - 19,71 tấn bắp tươi/ha). Tổ hợp lai số 5
(SW181 HD4) đạt năng suất cao nhất 19,71
tấn/ha. Hầu hết các THL triển vọng đều có đường
kính bắp to, chiều dài bắp: 20,4 - 17,2cm và dài hơn
đối chứng Sugar 75 (16,8cm).
Sd1 = 3.313
Sd2= 4.685
LSD.05 GCA dòng = 6.56 tạ/ha
LSD.05 SCA cây thử =2.25 tạ/ha
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
383
Bảng 5. Năng suất bắp tươi và các yếu tố cấu thành năng suất của một số THL vụ Xuân năm 2011
tại Đan Phượng - Hà Nội
TT Tổ hợp lai Đường kính bắp (cm)
Chiều dài bắp
(cm)
Điểm bắp
(1 - 5)
Năng suất
(tấn/ha)
1 SW1 HD4 4, 3 17, 5 2, 5 15, 53
2 SW22 TD188 4, 6 16, 7 2, 0 17, 24
3 SW25 SW222 4, 7 16, 5 2, 0 17, 15
4 SW58 TD188 4, 5 16, 3 2, 5 14, 26
5 SW181 HD4 4, 8 20, 4 2, 0 19, 71*
6 SW59 SW198 4, 8 15, 9 3, 0 15, 45
7 SW63 SW222 5, 0 16, 8 2, 0 16, 72
8 SW67 SW219 4, 6 15, 9 3, 0 14, 08
9 SW77 TD188 4, 9 16, 8 1, 5 16, 16
10 SW80 TD188 4, 8 16, 4 1, 5 15, 81
11 SW124 SW198 5, 1 19, 3 2, 0 18, 05*
12 SW127 SW222 4, 8 15, 8 3, 0 16, 15
13 SW138 SW222 5, 0 18, 6 1, 5 17, 68
14 SW141 HD4 4, 7 15, 5 3, 0 15, 45
15 SW142 TD188 4, 9 17, 8 1, 0 18, 02*
16 SW156 SW222 4, 7 17, 1 2, 0 16, 75
17 SW177 SW89 - 98 4, 3 16, 8 3, 0 16, 83
18 SW182 TD188 4, 3 16, 9 3, 0 15, 86
19 SW350 TD188 4, 6 17, 2 1, 0 18, 06*
20 SW350 SW218 4, 8 17, 4 2, 0 17, 67
21 Sugar 75 (Đ/C) 4, 7 16, 8 2, 5 14, 86
CV (%) 9,36
LSD.05 3,12
Bảng 6. NS bắp tươi và chất lượng của một số THL vụ Xuân 2012 tại Đan Phượng - Hà Nội
Đánh giá cảm quan
(điểm 1 - 5) Số TT Tổ hợp lai Trạng thái bắp (điểm 1 - 5)
Độ ngọt Hương thơm
Năng suất bắp tươi
(tấn/ha)
1 SW5 TD188 2,0 3,0 3,0 17,59
2 SW12 SW246 3,0 3,0 2,5 15,74
3 SW79 SW290 4,5 3,0 3,5 13,45
4 SW103 HD4 3,5 3,5 2,5 13,89
5 SW120 TD188 3,0 3,0 3,5 14,36
6 SW162 SW246 4,5 3,0 3,0 17,59
7 SW194 HD4 2,0 3,0 3,0 18,52*
8 SW203 xTD41 3,0 3,0 3,5 17,10
9 SW208 TD188 5,0 3,5 4,0 16,67
10 SW220x SW380 3,5 4,0 3,5 15,74
11 SW260 HD4 2,5 4,0 3,5 18,98*
12 SW278 HD4 1,5 3,0 3,0 13,89
13 SW305 HD4 3,5 3,5 3,5 17,60
14 SW338 TD188 2,0 3,0 3,0 18,53*
15 SW357 SW190 2,5 2,0 2,5 15,73
16 SW383 TD188 2,5 3,0 3,0 17,13
17 SW184 X TD188 2,0 3,0 3,0 18,90*
18 SW184 X TD41 2,5 3,5 3,5 18,50*
19 Đ/C Sugar 75 2,0 3,0 3,0 17,27
CV (%) 10,24
LSD.05 1,18
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
384
Các THL số 7, 11, 14, 17 và 18 (SW194
HD4, SW260 HD4, SW338 TD188, SW184
TD188 và SW184 TD41) có năng suất từ
18,52 - 18,98 tấn bắp tươi/ha, cao hơn ở mức
chắc chắn LSD.05 so với đối chứng Sugar 75
(17,27 tấn/ha). Trong đó THL số 11 (SW260
HD4) độ ngọt và hương thơm điểm cao hơn đối
chứng Sugar 75, đã loại bỏ trong số các THL
triển vọng. Như vậy: Kết quả đánh giá năng suất
của các THL ngô đường vụ Xuân 2012, đã chọn
lọc được 4 THL triển vọng số 7, 14, 17 và 18 có
năng suất và chất lượng cao.
Bảng 7. Năng suất bắp tươi và chất lượng của một số THL ngô đường, vụ Xuân 2013
tại Đan Phượng - Hà Nội
Đánh giá cảm quan
(điểm 1 - 5) Số TT Tổ hợp lai Trạng thái bắp (điểm 1 - 5)
Độ ngọt Hương thơm
Năng suất bắp
tươi
(tấn/ha)
1 SW275 TQ 68 3,0 3,5 4,0 9,12
2 SW358 SW381 2,5 3,0 3,0 7,89
3 SW409 TQ 68 3,0 3,0 3,0 8,70
4 SW419 TD188 3,0 3,0 3,0 11,05
5 SW421 X HD4 3,5 2,0 2,5 8,95
6 SW467 SW381 3,0 3,0 3,0 8,77
7 SW518 HD4 2,5 3,5 3,5 10,00
8 SW528 SW464 2,0 2,0 2,5 12,28
9 SW547 TQ 68 2,5 3,0 3,0 9,21
10 SW561 TD188 3,5 4,0 3,5 8,56
11 SW630 TD188 2,5 3,5 3,5 10,97
12 SW678 TD188 2,5 2,0 2,5 10,26
13 Sugar75 (Đ/C) 4,0 3,5 3,5 8,42
CV (%) 8,46
LSD.05 4,16
Vụ xuân 2013 thí nghiệm khảo sát các THL
ngô đường bị mưa úng và gãy đổ nghiêm trọng
trong đợt giông lốc ngày 30/4/2013, vì vậy kết
quả thí nghiệm năng suất thấp hơn rất nhiều so
với các thời vụ khác.
Kết quả khảo sát các THL từ 2011 - 2013 đã
xác định được 4 THL ưu tú ổn định qua nhiều vụ
có thể tham gia khảo nghiệm: SW194 HD4,
SW260 HD4, SW338 TD188, SW184
TD188 (18,02 - 19,71 tấn bắp tươi/ha).
3.3. Kết quả sản xuất ngô Đường lai 10 (ĐL10)
thương phẩm, năm 2011 - 2013
ĐL10 là giống lai đơn được tạo từ dòng TD1
có nguồn gốc Thái lan được cải tạo với nguồn bi
- color và HD4 tạo ra từ nguồn nhập nội. Giống
được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận sản
xuất thử theo Quyết định số 416/QĐ-TT-CLT
ngày 13/10/2010. Từ năm 2011 - 2013 đã gieo
trồng 625ha tại các tỉnh Thanh Hoá (200ha), Bắc
Giang (140ha), Thái Bình (70ha), Phú Thọ
(40ha), Hà Nội (50ha), Bắc Ninh (10ha), Vĩnh
Phúc (5ha), Ninh Bình (35ha), Hải Dương (40ha)
và các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Huế, Trà vinh
v.v đạt 16 - 20 tấn bắp tươi/ha.
3.4. Hiệu quả sản xuất ngô ĐL10 (kết quả
nghiên cứu đề tài phối hợp với Sở Khoa học và
Công nghệ Hà Nội 2011)
Hiệu quả kinh tế kỹ thuật của sản xuất ngô
Đường lai (ĐL10) được thể hiện trong các bảng
8, 9 và 10.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
385
Bảng 8. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất ngô ĐL10 thương phẩm
và sản xuất ngô tẻ LVN4
TT Nội dung Đơn vị ĐL10 Ngô LVN4
1 Năng suất Kg/ha 18.000 7.000
2 Đơn giá Đồng/kg 3.500 5.200
3 Tổng thu nhập Đồng 63.000.000 36.400.000
4 Chi phí vật tư Đồng 19.220.000 10.580.000
5 Chi phí công lao động Đồng 12.900.000 12.900.000
6 Tổng chi phí Đồng 32.120.000 23.480.000
7 Giá trị gia tăng Đồng 43.780.000 25.820.000
8 Lãi thuần Đồng 30.880.000 12.920.000
9 Chênh lệch lãi thuần Đồng 17.960.000
10 So với ngô tẻ (LVN4) % 239,0 100
Bảng 9. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất ĐL10 thương phẩm và cây đậu tương
TT Nội dung Đơn vị ĐL10 Cây đậu tương
1 Năng suất Kg/ha 18.000 2.300
2 Đơn giá Đồng/kg 3.500 12.000
3 Tổng thu nhập Đồng 63.000.000 27.600.000
4 Chi phí vật tư Đồng 19.220.000 5.608.000
5 Chi phí công lao động Đồng 12.900.000 7.740.000
6 Tổng chi phí Đồng 32.120.000 13.348.000
7 Giá trị gia tăng Đồng 43.780.000 21.992.000
8 Lãi thuần Đồng 30.880.000 14.252.000
9 Chênh lệch lãi thuần Đồng 16.628.000
10 So với đậu tương % 216,7 100
Ghi chú: Giá bán ngô ĐL10 là 3.500 đ/kg cho nhà máy chế biến nông sản.
Bảng 10. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất ĐL10 thương phẩm và cây cà chua
TT Nội dung Đơn vị ĐL10 (70 ngày) Cây cà chua (180 ngày)
1 Năng suất Kg/ha 18.000 49.860
2 Đơn giá Đồng/kg 3.500 2.500
3 Tổng thu nhập Đồng 63.000.000 124.650.000
4 Chi phí vật tư Đồng 19.220.000 21.190.500
5 Chi phí công lao động Đồng 12.900.000 55.400.000
6 Tổng chi phí Đồng 32.120.000 76.590.500
7 Giá trị gia tăng Đồng 43.780.000 103.459.500
8 Lãi thuần Đồng 30.880.000 48.059.500
9 Chênh lệch lãi thuần Đồng - 17.179.500
10 So với cà chua % 64,3 100
Ghi chú: Hệ số sử dụng đất của ngô ĐL10 = 180/70 (ngày) = 2,5.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
386
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ngô
ĐL10 thương phẩm qua số liệu ở bảng 8, 9 và 10
nhận thấy: So với ngô tẻ LVN4, sản xuất ĐL10
thương phẩm đạt hiệu quả 239% và bằng 216,7%
so với cây đậu tương. So với cây cà chua (180
ngày), hiệu quả kinh tế ĐL10 chỉ bằng 64,3%,
nhưng lợi thế của sản xuất ĐL10 là hệ số sử dụng
đất là 2,5 lần so với cà chua.
IV. KẾT LUẬN
4.1. Kết luận
(1) Kết quả nghiên cứu, chọn tạo, duy trì các
dòng ngô đường trong giai đoạn 2011 - 2013, đã
đánh giá khả năng sử dụng của tập đoàn dòng,
tạo mới, duy trì đủ số lượng và chất lượng các
dòng cho vụ tiếp theo. Xác định được 6 dòng T1,
T12, T31, T47, T53 và T94 có khả năng kết hợp
chung cao làm cơ sở cho chọn tạo giống lai.
(2) Kết quả khảo sát các tổ hợp lai đã xác
định được 4 THL ưu tú: SW194 HD4, SW260
HD4, SW338 TD188, SW184 TD188
(năng suất đạt 18,02 - 19,71 tấn bắp tươi/ha), chất
lượng tương đương các giống nhập ngoại.
(3) Diện tích sản xuất giống ngô Đường lai
10 đã đạt 625ha ở nhiều địa phương trong và
ngoài nước. Hiệu quả kinh tế của sản xuất ngô
Đường lai 10 so với ngô tẻ LVN4 tỷ lệ lãi thuần
vượt 239% và so với đậu tương vượt 216,7%. So
với cây cà chua (180 ngày) hiệu quả kinh tế chỉ
bằng 63,4% nhưng hệ số sử dụng đất cao gấp 2,5
lần (Đường lai 10 chỉ 70 ngày/vụ).
4.2. Đề nghị
Tiếp tục cấp kinh phí cho nội dung duy trì
các dòng ngô đường trong giai đoạn tới như đề
tài thường xuyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Clarrie Beckingham (2007). Commodity Growing
Guides - Sweet corn, http:\\ Sweet corn
NSWDepartment of Primary Industries Australia.
2. FAOSTAT/FAO Statistics Division 2010.
3. Nguyễn Văn Thu et al. “Initial Results of Sweet
Corn Breeding in North Vietnam During 2005 -
2008”. The 2nd International Conference on Science
and Technology for Sustainable Development of the
Greater Mekong Sub - region”, 2 - 3 October 2008,
Hanoi, Vietnam.
4. Nguyễn Văn Thu (2012). “ Đánh giá hiệu quả kinh
tế mô hình sản xuất giống ngô Đường lai 10 trên 3
chân đất khác nhau (bạc màu, gò đồi và phù sa cổ)
của Hà Nội”. Tạp chí Thăng Long Khoa học và
Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, số 3
(tháng 5/2012).
Một số hình ảnh về giống ngô đường lai 10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_215_9064_2130533.pdf