Tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai QPM năng suất cao, chống chịu tốt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2012 - 2016: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
367
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ LAI QPM NĂNG SUẤT CAO,
CHỐNG CHỊU TỐT PHỤC VỤ CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
GIAI ĐOẠN 2012 - 2016
Châu Ngọc Lý, Lê Quý Kha và cs.
Viện Nghiên cứu Ngô
SUMMARY
Studying to Develop High Quality Maize Hybrids with High Grain Yield and
Tolerant to Biotic Stresses for Animal Feeds, Period 2012 - 2016
With a view to releasing 3-5 new quality protein maize (QPM) inbred lines with high combining
ability, yield of 20 - 30 quintals per hectare; 1-2 QPM hybrids for provisional release and 2-3 QPM
hybrids for national testing network with yield of 100 -120 quintals per hectare, tolerant to stem borer,
stalk and ear rot and wide adaptation to main maize growing regions (North West, North East, Red River
Delta, Central Highland, Southern East) and suitable cultural techniques to be accepted for new QPM
hybrids, a ministerial project on “Studying to develop high quality maize hybrids with ...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai QPM năng suất cao, chống chịu tốt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2012 - 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
367
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ LAI QPM NĂNG SUẤT CAO,
CHỐNG CHỊU TỐT PHỤC VỤ CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
GIAI ĐOẠN 2012 - 2016
Châu Ngọc Lý, Lê Quý Kha và cs.
Viện Nghiên cứu Ngô
SUMMARY
Studying to Develop High Quality Maize Hybrids with High Grain Yield and
Tolerant to Biotic Stresses for Animal Feeds, Period 2012 - 2016
With a view to releasing 3-5 new quality protein maize (QPM) inbred lines with high combining
ability, yield of 20 - 30 quintals per hectare; 1-2 QPM hybrids for provisional release and 2-3 QPM
hybrids for national testing network with yield of 100 -120 quintals per hectare, tolerant to stem borer,
stalk and ear rot and wide adaptation to main maize growing regions (North West, North East, Red River
Delta, Central Highland, Southern East) and suitable cultural techniques to be accepted for new QPM
hybrids, a ministerial project on “Studying to develop high quality maize hybrids with high grain yield,
tolerant to biotic stresses for animal feeds, period 2012 - 2016, funded by Ministry of Agriculture and
Rural Development. Duration of the project is 54 months, starting from July, 2012. Through 2 crop
seasons (Autumn winter 2012 and spring 2013), on-going activities are: 1) Enriching germplasm,
development of new source populations and evaluation of available materials including: a) Importation of
QPM materials; b) Development of new QPM populations; c) Development of conventional QPM inbred
lines; d). Development of new QPM DH lines by anther culture; e) Field evaluation of QPM nurseries; 2)
Development of new QPM hybrids including a) maintenance and crossing among inbred lines in the
nurseries; b) Testing crosses of QPM for evaluation of combining ability through topcrosses and diallel
crosses. Results on activities are: 1) 40 imported QPM materials, including 15 inbred lines from CIMMYT,
7 lines from India, 4 lines from Maize Research Institute, 13 QPM synthetics from CIMMYT and 1 hybrid
from China; 2) Six new backcross QPM populations with 102 selected families; 3) By selfing in spring
2013, 320 S2 families, from 124 S1 families in autumn winter 2012, with many good agronomical traits,
meeting requirements for QPM breeding, were advanced; 4) By anther culture to develop DH lines, in
spring 2013, 1-2 new QPM lines developed; 5) Through field evaluation in autumn winter 2012 and
spring 2013, 10 QPM inbred lines and 2 synthetics, with many good agronomical traits, high yield of over
30 quintals per hectare, were selected; 6). 35 QPM inbred lines have been maintained, 550 cross
combinations were made. 12 promising QPM hybrids in autumn winter 2012 and 9 ones in spring 2013
were chosen, in which 5 repeated chosen hybrids are QPM242 (125.54 quintals per hectare), QPM42
(95.08 quintals per hectare), QPM290 (100.44 quintals per hectare), QPM184 (116.71 quintals per
hectare) và QPM226 (103.84 quintals per hectare).
Keywords: Maize, hybrid, high yield, animal feed.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Với mục tiêu chọn tạo giống ngô lai QPM
thế hệ mới, thời gian sinh trưởng trung ngày, có
năng suất cao (10 - 12 tấn/ha), chất lượng tốt, đáp
ứng yêu cầu chế biến thức ăn chăn nuôi, thích
hợp cho một số vùng trồng ngô trọng điểm, nhóm
tác giả Viện Nghiên cứu Ngô đã thực hiện đề tài
nghiên cứu nêu trên.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung
2.1.1. Thu thập, tạo mới và đánh giá vật liệu
1).Thu thập thông qua nhập nội vật liệu;
2). Tạo hỗn hợp QPM mới; 3). Tạo dòng truyền
Người phản biện: TS. Lương Văn Vàng.
thống; 4). Tạo dòng bằng nuôi cấy bao phấn;
5). Đánh giá tập đoàn dòng QPM ngoài đồng
ruộng.
2.1.2. Chọn tạo giống mới
1). Duy trì và lai thử; 2) Khảo sát tổ hợp lai
(THL).
2.2. Vật liệu
2.2.1. Thu thập, tạo mới và đánh giá vật liệu
* Thu thập: Vật liệu mới thu thập từ
CIMMYT, Trung Quốc, Ấn Độ.
* Tạo mới: Gồm 6 vật liệu nhận - Receiptor
(bảng 1) và 8 vật liệu cho - Donor (bảng 2).
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
368
Bảng 1. Danh sách vật liệu nhận tham gia tạo vật liệu mới trong vụ Thu Đông 2012
TT Tên vật liệu nhận Nguồn gốc Xuất xứ
1 (24F ♂14) Ngô tẻ thường Viện Nghiên cứu Ngô
2 (24F/♂14)/V152) 2/3 ngô tẻ thường +1/3 ngô QPM Viện Nghiên cứu Ngô
3 (CDVA119/Q59) 1/2 ngô tẻ thường + 1/2 ngô QPM CIMMYT Mexico
4 (KQ4/Q59) 1/2 ngô tẻ thường + 1/2 ngô QPM Viện Nghiên cứu Ngô + CIMMYT Mexico
5 (YunruiTM) Giống lai QPM Vân Nam, Quảng Tây, Trung Quốc
6 (Q10/Q18)/V152) Ngô QPM Viện Nghiên cứu Ngô
Bảng 2. Danh sách vật liệu cho tham gia tạo vật liệu mới trong vụ Thu Đông 2012
TT Tên vật liệu cho Nguồn gốc Xuất xứ
1 HPQ1 - DAO12 - 6 Giống ngô QPM Ấn Độ
2 (V64/V66)/V64 BC2 Dòng QPM Viện Nghiên cứu Ngô
3 (V64/V66)/HL1 BC2 Dòng QPM
4 Entry 1 (S99TLYQ HG AB) Synthetics CIMMYT - Mexico
5 Entry 5 (S03TLYQ AB - 01) Synthetics CIMMYT - Mexico
6 Entry 9 (S03TLYQ AB - 05) Synthetics CIMMYT - Mexico
7 Entry 13 (S05TLYQ HG AB - 02) Synthetics CIMMYT - Mexico
8 Entry 19 (S05TLYQHPROA HG AB - 02) Synthetics CIMMYT - Mexico
* Tạo dòng truyền thống: Gồm 7 giống tổng hợp và 1 giống QPM lai thu thập từ Vân Nam, Trung
Quốc (bảng 3).
Bảng 3. Danh sách vật liệu giống tổng hợp QPM mới thu thập, để đánh giá và tạo dòng theo phương
pháp truyền thống tại Đan Phượng - Hà Nội, vụ Thu Đông 2012
TT Ký hiệu Nguồn gốc Xuất xứ
1 QTH16 S99TLYQ HG AB CIMMYT (Maiz - Tropicos Bajos)
2 QTH17 S03TLYQ AB - 01 CIMMYT (Maiz - Tropicos Bajos)
3 QTH18 S03TLYQ A B - 03 CIMMYT (Maiz - Tropicos Bajos)
4 QTH19 S03TLYQ A B - 05 CIMMYT (Maiz - Tropicos Bajos)
7 QTH20 S05TLYQHPROA HG A B 02 CIMMYT (Maiz - Tropicos Bajos)
5 QTH21 S03TLYQ A 01 CIMMYT (Maiz - Tropicos Bajos)
6 QTH22 S05TLYQ HG A B 02 CIMMYT (Maiz - Tropicos Bajos)
8 QH28 QPM lai từ Vân Nam Trung Quốc, Xuân 2012
* Tạo dòng bằng nuôi cấy bao phấn
Gồm 20 nguồn vật liệu tổng hợp, giống lai
mới nhập nội.
* Đánh giá tập đoàn dòng QPM ngoài đồng
ruộng: 30 vật liệu dòng, giống tổng hợp và giống
lai; đối chứng là HL1, HL5 (Bố mẹ của
HQ2000).
2.2.2. Chọn tạo giống mới
* Duy trì: 50 nguồn vật liệu QPM, trong đó,
Vụ Thu Đông 2012: Duy trì và lai thử 25 nguồn;
Vụ xuân 2013: 50 nguồn. Các vật liệu duy trì có
nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu Ngô - Việt Nam,
CIMMYT Mexico và Ấn Độ.
* Khảo sát THL đánh giá khả năng kết hợp
của các dòng bằng lai đỉnh và diallel: Qua 2 vụ đã
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
369
lai tạo được 250 tổ hợp lai (THL) (vụ Thu Đông
2012), 300 THL (vụ Xuân 2013) và giống đối
chứng (Đ/C) là NK67 - Đ/C 1, DK9955 - Đ/C 2.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thu thập, tạo mới và đánh giá vật liệu
2.3.1.1. Thu thập
Tiếp cận thông qua hợp tác quốc tế với
CIMMYT, Trung Quốc, Ấn Độ.
2.3.1.2 Tạo hỗn hợp QPM mới
Dựa trên các dòng cùng nhóm cách biệt di
truyền và cùng dạng hạt đá, hay răng ngựa (theo
Ngô Hữu Tình, 2009). Mỗi hỗn hợp gieo ít nhất
100 hàng/nguồn, nhiều nhất 300 hàng. Các vật
liệu nhận (Receiptor) được lai với các Donor
(vụ Thu Đông 2012) và được Backcross ở vụ
Xuân 2013.
2.3.1.3. Tạo dòng truyền thống:
Áp dụng phương pháp Backross và chọn lọc
gia hệ có cải tiến theo Ngô Hữu Tình (2009). Thí
nghiệm được bố trí tuần tự, hàng dài 4,5m, khoảng
cách hàng 0,65m, khoảng cách cây 0,25m. Phương
pháp bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu theo
CIMMYT và Viện Nghiên cứu Ngô.
2.3.1.4. Tạo dòng bằng nuôi cấy bao phấn:
Áp dụng phương pháp tạo dòng đơn bội kép
bằng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn của Bùi Mạnh
Cường (2007).
2.3.1.5. Đánh giá tập đoàn dòng QPM ngoài
đồng ruộng
Theo Quy chuẩn khảo nghiệm giống mới
QCVN 01 - 56: 2011/BNNPTNT. Số công thức 20
- 30, bố trí theo khối không hoàn thiện Alpha
Lattice, 3 lần nhắc lại; Số liệu thu thập theo
CIMMYT. xử lý kết quả theo chương trình
IRRISTAT. Số liệu đo đếm các dòng ưu tú được xử
lý độ lệch chuẩn (SD) và hệ số biến động (CV (%)).
2.3.2. Chọn tạo giống mới
2.3.2.1. Duy trì và lai thử
Duy trì bằng phương pháp tự phối, xen
kẽ sib, bố trí theo phương pháp tuần tự, số
hàng mỗi nguồn tùy theo mức độ sử dụng, từ
5 - 30 hàng/nguồn dòng 20 - 30 nguồn mỗi
vụ, mỗi vật liệu duy trì 25 - 30 bắp, số bắp
còn lại để lai thử. Lai thử bằng phương pháp
lai đỉnh và lai luân phiên để có 300 - 350 tổ
hợp. hàng dài 4,5m.
2.3.2.2. Khảo sát tổ hợp lai đánh giá KNKH
của các dòng bằng lai đỉnh và diallel
Khảo sát 300 - 350 tổ hợp lai, đánh giá theo
phương pháp khảo nghiệm cơ bản (QCVN 01 -
56: 2011/BNNPTNT), mỗi ô 2 - 4 hàng, hàng dài
4 - 5m, 3 - 4 lần nhắc.
2.3. Chỉ tiêu theo dõi và xử lý số liệu
Thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình thái
cây, tình hình sâu bệnh hại chính và đổ gãy, các
yếu tố cấu thành năng suất (CTNS) và năng suất,
tỷ lệ nhiễm thối thân, trạng thái cây, trạng thái
bắp, tỷ lệ thối bắp, tỷ lệ đổ, gãy thân, tỷ lệ
hạt/bắp; Phương pháp thu thập số liệu theo
CIMMYT và Viện Nghiên cứu Ngô. Xử lý số
liệu bằng phần mềm IRRISTAT 5.0.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả thu thập, tạo mới và đánh giá vật liệu
3.1.1. Kết quả thu thập vật liệu
Vụ Thu Đông 2012 và Xuân 2013 thu thập
được 40 nguồn, trong đó 15 dòng thuần nhập nội
từ CIMMYT, 7 dòng nhập từ Ấn Độ, 4 dòng của
Viện Nghiên cứu Ngô, 13 giống tổng hợp nhập từ
CIMMYT, 1 giống lai đơn.
3.1.2. Kết quả tạo vật liệu mới trong vụ Thu
Đông năm 2012, xuân 2013 tại Đan Phượng -
Hà Nội
Vụ Thu Đông 2012 đã thu được 6 hỗn hợp
mới. Mỗi hỗn hợp thu được từ 4 - 10 gia đình khác
nhau. Tổng vụ Thu Đông 2012 đã thu được 39 gia
đình. Từ 39 gia đình ưu tú đời F1, tiếp tục đánh
giá và backcross ở vụ Xuân 2013, kết quả thu
được 102 gia đình đời F2. Các gia đình này có các
đặc điểm sinh trưởng phát triển tốt, nhiễm nhẹ
bệnh khô vằn, sâu đục thân, đặc biệt ít bị thối thân,
thối bắp. Các yếu tố cấu thành năng suất chấp
nhận được, trung bình chiều dài bắp dao động từ
14 - 16cm (vụ Thu Đông 2012), 15 - 16,5cm (vụ
Xuân 2013), đường kính bắp từ 3,4 - 4,3cm (vụ
Thu Đông 2012), 3,5 - 4,7cm (vụ Xuân 2013), số
hàng hạt ở vụ Thu Đông 2012 dao động từ 11,8 -
13,6 hàng hạt và vụ Xuân 2013 từ 11,8 - 13,7 hàng
và số hạt từ 22,7 - 31,8 hạt (vụ Thu Đông 2012),
từ 23,1 - 32,5 hạt (vụ Xuân 2013).
3.1.3. Kết quả tạo dòng thuần bằng phương
pháp truyền thống trong vụ Thu Đông 2012 và
vụ Xuân 2013 tại Đan Phượng - Hà Nội
Vật liệu mới thu thập về, đánh giá, giữ
nguồn: Vụ Thu Đông 2012 đã thu được 124 gia
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
370
đình S1, các vật liệu này có màu sắc hạt đẹp,
đa dạng về dạng hạt, nội nhũ hạt cứng, ít nhiễm
sâu bệnh, có 35 gia đình nhiễm bệnh thối bắp,
thối thân cao, chống đổ yếu, nên 35 gia đình
này đã được loại bỏ ngay khi thu hoạch. Số gia
đình còn lại bằng phương pháp tự phối cưỡng
bức ở vụ Xuân 2013, qua theo dõi, đánh giá
sinh trưởng phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh
hại, tỷ lệ thối bắp, thối thân, khả năng kết hạt
của từng vật liệu đã thu được 320 gia đình ở
đời tự phối S2 đáp ứng được yêu cầu của công
tác tạo giống.
3.1.4. Kết quả tạo dòng bằng phương pháp nuôi
cấy bao phấn
Đến nay tổng số cây được cấy chuyển vào
môi trường ra rễ là 136 cây, trong đó đã ra ngôi
được 90 cây, trồng ra đất được 15 cây. Dự kiến
kết quả thu được 1 - 2 dòng.
3.1.5. Kết quả đánh giá dòng, giống QPM mới
trong vụ Thu Đông năm 2012, Xuân 2013 tại
Đan Phượng - Hà Nội
Trong khuôn khổ của báo cáo, xin phép chỉ
trình bày kết quả chống chịu, năng suất của các
vật liệu và THL tốt được lựa chọn.
3.1.5.1. Kết quả đánh giá khả năng chống
chịu với sâu, bệnh hại chính của các vật liệu
trong vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013 tại
Đan Phượng - Hà Nội
Từ 42 vật liệu là dòng, giống ngô QPM mới
đánh giá về mức độ chống chịu với một số loại
sâu bệnh hại chính ở 2 vụ Thu Đông 2012 và
xuân 2013, đã thu được 10 dòng thuần, 2 giống
tổng hợp có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt
hơn và tương đương so với 2 dòng đối chứng
CML161 và CML165, tuy nhiên có 7 dòng và 2
giống tổng hợp có tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt cao
hơn đối chứng (bảng 4).
Bảng 4. Tình hình sâu bệnh của một số vật liệu trong vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013
tại Đan Phượng - Hà Nội
Sâu đục thân
(%)
Sâu đục bắp
(%)
Bệnh khô vằn
(%) Bệnh thối thân (%) Thối bắp (%) Đổ, gãy (%)
TT Tên vật liệu T Đ.
2012
Xuân
2013
T Đ.
2012
Xuân
2013
T Đ.
2012
Xuân
2013
T Đ.
2012
Xuân
2013
T Đ.
2012
Xuân
2013
T Đ.
2012
Xuân
2013
1 QC14 8,4 6,8 4,9 5,5 11,4 12,5 0,0 0,0 6,6 5,5 0,0 0,0
2 QC3 14,2 7,5 3,7 4,8 21,5 19,3 0,0 0,0 9,1 6,5 0,0 0,0
3 QC5 13,3 12,5 6,9 3,9 17,8 15,7 0,0 0,0 9,2 10,2 0,0 0,0
4 QC6 13,1 9,7 3,8 2,5 13,1 15,1 0,0 0,0 9,6 7,5 0,0 0,0
5 QC11 13,7 7,6 3,8 3,0 14,3 12,5 0,0 0,0 9,6 9,0 0,0 0,0
6 QC7 9,7 5,2 4,2 5,5 27,5 25,9 0,0 0,0 9,7 7,8 0,0 0,0
7 QC12 14,6 15,2 4,2 3,0 12,9 10,7 0,0 0,0 10,5 8,5 0,0 0,0
8 QC13 14,5 10,5 3,7 5,2 27,8 25,7 0,0 0,0 13,1 9,2 0,0 0,0
9 QC8 11,4 7,8 7,8 7,0 18,3 15,7 0,0 0,0 17,2 11,5 2,3 0,0
10 QC15 8,7 5,5 5,1 6,4 25,7 26,8 0,0 0,0 9,2 5,3 2,4 0,0
11 QTH20 9,7 10,8 4,5 3,5 11,5 12,0 0,0 0,0 10,5 7,5 8,8 0,0
12 QTH17 6,5 4,5 5,0 5,5 25,4 20,2 0,0 0,0 8,4 4,5 9,4 0,0
13 Đ/C 1 14,6 13,5 5,9 6,8 26,8 27,9 0,0 0,0 14,3 12,5 0,0 0,0
14 Đ/C 2 17,0 18,6 8,8 10,2 32,9 33,5 0,0 0,0 17,4 20,5 0,0 0,0
Ghi chú: QC- Dòng thuần; QTH- Giống tổng hợp; TĐ.2012- Thu Đông 2012.
3.1.5.2. Kết quả đánh giá các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất vụ Thu Đông 2012
và vụ Xuân 2013 tại Đan Phượng Hà Nội
* Chiều dài bắp: Các vật liệu thu được có
chiều dài bắp dao động từ 11,6 - 17,2cm (vụ Thu
Đông 2012) và từ 12,9 - 17,5cm (vụ Xuân). Ở vụ
Thu Đông có 5 dòng dài hơn 13,5cm và số lượng
vật liệu có chiều dài bắp hơn 13,5cm được tăng
lên ở vụ Xuân 2013 là 7 dòng, số các dòng còn
lại tương đương với Đ/C 2 (bảng 5).
* Đường kính bắp: Đa số các vật liệu chọn
được có đường kính bắp lớn hơn 3,8cm ở cả 2
vụ, tương đương với Đ/C 1, chỉ có 2 dòng QC7,
QC12 có đường kính bắp tương đương với Đ/C 2
(3,5cm) (bảng 5).
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
371
Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các vật liệu trong vụ Thu Đông 2012, Xuân 2013
tại Đan Phượng - Hà Nội
Chiều dài bắp Đường kính bắp Số hàng hạt/bắp
T Đ.2012 Xuân 2013 T Đ.2012 Xuân 2013 T Đ.2012 Xuân 2013 TT Tên vật liệu
cm CV (%) cm CV (%) cm CV (%) cm CV (%) Hàng CV (%) Hàng CV (%)
1 QC3 13,2 7,0 13,8 5,2 3,9 6,0 4,1 5,2 11,5 7,5 11,6 7,8
2 QC5 12,7 6,1 13,2 4,5 3,8 4,8 3,8 5,5 14,0 0,0 14,0 0,0
3 QC6 13,8 8,1 14,5 7,2 3,8 6,1 4,0 6,5 12,9 7,8 13,0 6,8
4 QC7 16,0 7,1 16,8 5,5 3,5 6,9 3,8 5,8 11,4 8,2 11,5 7,5
5 QC8 11,6 5,9 13,5 5,0 3,9 4,1 4,2 4,0 13,5 6,7 13,5 5,7
6 QC11 13,6 6,1 14,6 5,4 3,8 5,7 4,1 5,8 12,7 7,7 12,8 7,2
7 QC12 13,4 5,3 14,5 6,1 3,5 4,7 3,6 4,5 11,0 9,2 11,2 7,5
8 QC13 11,8 4,2 12,9 3,8 3,9 3,3 4,2 2,5 13,7 5,0 13,9 4,5
9 QC14 14,5 5,9 15,6 5,2 4,2 3,5 4,5 4,5 13,2 7,5 13,5 7,2
10 QC15 17,2 5,8 17,5 6,1 4,0 2,5 4,5 3,2 13,4 7,0 13,5 6,4
11 QTH17 15,7 13,0 15,9 12,8 4,1 7,8 4,4 8,5 13,0 13,2 13,6 13,5
12 QTH20 16,1 14,1 16,4 13,5 4,0 7,9 4,3 8,7 14,7 14,0 14,2 14,2
13 Đ/C 1 12,7 5,3 13,5 4,5 4,3 2,1 4,5 2,5 14,5 6,2 14,5 5,5
14 Đ/C 2 11,9 5,7 12,4 5,1 3,5 3,6 3,7 4,0 13,2 7,5 13,2 8,0
* Số hàng hạt: Trong số 12 vật liệu chọn
được ở 2 vụ, chỉ có 7 dòng, giống có số hàng hạt
(13,0 - 14,7 hàng) tương đương với 2 Đ/C (13,2 -
14,5cm) (bảng 5).
* Số hạt/hàng: Số liệu ở bảng 6 cho thấy,
qua 2 vụ chọn được 5 vật liệu có số hạt/bắp nhiều
hơn 2 Đ/C từ 1,5 - 4,4 hạt, các vật liệu còn lại
tương đương với 2 Đ/C, nhiều nhất ở cả 2 vụ là
giống tổng hợp QTH17 (27,5 hạt - Thu Đông
2012 và 28,4 hạt - xuân 2013), ít nhất ở vụ Thu
Đông là QC3 (21,6 hạt) và ở vụ Xuân 2013 là
dòng QC11 (23,2 hạt) (bảng 6).
* Khối lượng 1000 hạt (g) (P.1000 hạt): Qua
đánh giá ở 2 vụ Thu Đông 2012 và xuân 2013
cho thấy, các vật liệu thu được có P.1000 hạt khá
lớn, dao động từ 232,4 - 332,6g (Thu Đông 2012)
và từ 245 - 350g (xuân 2013). Ở vụ Xuân 2013,
P.1000 hạt có xu hướng tăng hơn ở vụ Thu Đông
2012 (bảng 6).
* Tỷ lệ hạt/bắp (%): Số liệu thu được ở bảng
2 cho thấy, các vật liệu QPM mới thu thập được
có tỷ lệ hạt/bắp khá cao, dao động từ 67,3 -
82,2% (vụ Thu Đông 2012) và 68,0 - 83,0 (vụ
Xuân 2013), đặc biệt đạt tỷ lệ hạt/bắp lớn hơn
78% là 3 vật liệu QC3, QC7, QC12 (bảng 6).
* Số bắp/cây: Tất cả các vật liệu chọn được
qua đánh giá ở 2 vụ cho thấy, không có vật liệu
nào đạt được 1 bắp/cây, kể cả 2 Đ/C (bảng 6).
Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất của các vật liệu trong vụ Thu Đông 2012
và vụ Xuân 2013 tại Đan Phượng - Hà Nội (tiếp)
Số hạt/hàng
TĐ 2012 Xuân 2012 P.1000 hạt (g)
Tỷ lệ hạt/bắp
(%) Số bắp/cây NSTT (tạ/ha)
TT Tên vật liệu
Hạt CV (%) Hạt CV (%)
TĐ
2012
Xuân
2013
TĐ
2012
Xuân
2013
TĐ
2012
Xuân
2013
TĐ
2012
Xuân
2013
1 QC5 24,1 6,3 25,4 5,2 280,9 295,5 67,9 68,5 0,97 0,98 36,0 38,5
2 QC3 21,6 7,0 23,6 6,5 302,6 310,3 82,2 83,0 0,91 0,92 35,0 36,0
3 QC15 24,2 6,2 25,2 5,5 270,7 285,0 70,5 72,1 0,85 0,85 34,0 35,5
4 QC11 22,3 7,8 23,2 7,5 313,3 320,1 74,5 76,2 0,94 0,95 32,0 32,5
5 QC12 22,1 6,7 23,5 6,0 319,6 325,0 79,4 81,0 0,86 0,86 31,0 32,5
6 QC6 23,1 8,7 24,8 7,5 249,9 256,5 67,4 68,0 0,95 0,95 31,0 31,5
7 QC14 22,3 8,9 23,5 8,5 299,7 305,8 73,2 74,5 0,92 0,93 30,0 30,5
8 QC7 23,0 8,0 24,1 6,8 285,3 300,5 78,6 79,0 0,92 0,92 30,0 31,0
9 QC8 26,6 9,1 27,8 8,5 255,5 265,4 72,8 74,2 0,9 0,92 30,0 31,5
10 QC13 22,7 8,7 24,7 8,6 234,2 245,0 67,3 68,5 0,92 0,93 30,0 32,0
11 QTH17 27,5 10,5 28,4 11,2 337,5 350,0 71,2 73,5 0,95 0,95 32,0 33,5
12 QTH20 26,4 11,3 27,5 12,1 328,4 342,0 69,7 71,4 0,95 0,96 31,0 31,5
13 Đ/C 1 22,5 5,4 23,5 5,0 332,6 340,0 69,5 70,2 0,94 0,95 31,1 33,0
14 Đ/C 2 21,4 6,1 22,7 5,8 229,1 245,2 71,7 72,1 0,92 0,92 29,5 30,5
LSD.05 12,0 12,3
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
372
* Năng suất thực thu (NSTT) (tạ/ha): NSTT
của các vật liệu khá cao, đạt từ 30,0 - 36,0 tạ/ha
(vụ Thu Đông 2012) và 30,5 - 38,5 tạ/ha (vụ
Xuân 2013). Ở cả 2 vụ có 5 dòng (QC6, QC11,
QC15, QC3 và QC5) đạt năng suất vượt Đ/C 2
(29,5 - 30,5 tạ/ha) có ý nghĩa ở mức LSD.05. Ba
dòng (QC15, QC3 và QC5) đạt năng suất vượt
Đ/C 1 (31,1 - 33,0 tấn/ha) có ý nghĩa ở mức
LSD.05 (bảng 6).
Tóm lại: Qua 2 vụ thí nghiệm đánh giá dòng
đã lựa chọn được 12 dòng, giống tổng hợp có khả
năng chống chịu khá tốt với một số sâu bệnh hại
chính và có năng suất khá cao. Đặc biệt đã lựa
chọn được 3 dòng có năng suất vượt đối chứng
cao nhất (Đ/C 1) có ý nghĩa ở mức LSD.05 là các
dòng QC15, QC3 và QC5.
3.2. Kết quả chọn tạo giống mới
3.2.1. Kết quả duy trì các dòng hiện có
Qua 2 vụ đánh giá các vật liệu cần duy trì,
bằng phương pháp sib, tự phối, thanh lọc vật liệu
chúng tôi đã thu được 35 nguồn vật liệu có khả
năng sinh trưởng phát triển tốt, bị thối bắp nhẹ,
không bị thối thân, nhiễm nhẹ bệnh khô vằn và
sâu đục thân. Trạng thái cây, trạng thái bắp đẹp,
màu và dạng hạt, các yếu tố cấu thành năng suất,
năng suất (dự kiến) đáp ứng được yêu cầu của
công tác tạo giống QPM.
3.2.2. Kết quả đánh giá các tổ hợp lai ở vụ Thu
Đông 2012
Từ 250 tổ hợp lai (THL) được khảo sát
chúng tôi đã lựa chọn được 12THL có khả năng
chống chịu và năng suất tương đương và cao hơn
so với 2 giống đối chứng.
3.2.2.1. Kết quả đánh giá tình hình chống
chịu với một số sâu bệnh hại chính của các tổ
hợp lai trong vụ Thu Đông 2012 tại Đan Phượng
- Hà Nội
Số liệu ở bảng 7 cho thấy, các THL được lựa
chọn có khả năng chống chịu tương đương so với
các đối chứng.
Bảng 7. Tình hình sâu bệnh của một số THL trong vụ Thu Đông 2012
tại Đồng Tháp - Đan Phượng - Hà Nội
Bệnh hại chính
TT Tên tổ hợp lai Khô vằn
(1 - 5)
Đốm lá
(%)
Gỉ sắt
(%)
Thối bắp
(%)
Sâu đục
thân (%)
Đổ gãy
(%)
Rạc lá
(1 - 5)
1 QPM1 2,0 0,0 0,0 10,0 13,3 0,0 2,0
2 QPM2 2,0 6,7 0,0 6,5 33,3 0,0 2,0
3 QPM 2,0 13,3 0,0 0,0 13,3 0,0 2,0
4 QPM4 2,5 33,3 0,0 6,5 33,3 0,0 2,0
5 QPM5 2,5 0,0 0,0 0,0 6,7 0,0 2,0
6 QPM6 3,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,0
7 QPM7 3,0 0,0 0,0 6,5 13,3 0,0 3,0
8 QPM8 2,0 0,0 0,0 0,0 33,3 0,0 2,0
9 QPM9 2,0 20,0 0,0 0,0 13,3 0,0 2,5
10 QPM10 2,5 26,7 0,0 8,0 26,7 10,0 2,0
11 QPM11 2,5 20,0 0,0 3,0 6,7 10,0 2,5
12 QPM12 2,0 33,3 0,0 5,0 13,3 10,0 2,5
13 Đ/C 1 2,0 20,0 0,0 5,0 33,3 10,0 2,0
14 Đ/C 2 2,0 33,3 0,0 5,5 33,3 30,0 2,0
3.2.2.2. Kết quả đánh giá các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất vụ Thu Đông 2012
* Chiều dài bắp (cm): Các THL có chiều dài
bắp dao động từ 17,4 - 19,4cm và đều dài hơn 2
Đ/C (Đ/C 1 = 16,1cm; Đ/C 2 = 16,3cm), dài nhất
là QPM1 (19,4cm) và ngắn nhất là QPM12
(17,4cm) (bảng 8).
* Đường kính bắp (cm): 6/12 THL có đường
kính bắp từ 4,7 - 4,9cm, lớn hơn Đ/C 1 từ 3 -
5cm (Đ/C 1 = 4,4cm) và Đ/C 2 từ 1 - 3cm (Đ/C 2
= 4,6cm), các THL còn lại tương đương với 2
Đ/C. Lớn nhất là QPM5 (4,9cm), nhỏ nhất là
QPM11 (4,4cm) (bảng 8).
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
373
* Số hàng hạt/bắp (hàng): Trung bình số
hàng hạt của các THL dao động từ 12,0 - 14,8
hàng, nhiều nhất là QPM3 (14,8 hàng), ít nhất là
QPM10 (12 hàng). Bốn THL QPM3, QPM8,
QPM11, QPM12 có số hàng hạt đạt từ 14,2 - 14,8
hàng) nhiều hơn cả 2 giống Đ/C (Đ/C 1 = 13,2,
Đ/C 2 = 14,0 hàng) (bảng 8).
* Số hạt/bắp (Hạt): Trung bình số hạt trên
hàng của các THL dao động từ 31,1 - 37,7
hạt/hàng. So với 2 giống đối chứng, chỉ có 3THL
QPM1, QPM2, QPM5 có số hạt/hàng (37,1 - 37,7
hạt) lớn hơn Đ/C 1 (36,3 hạt) và Đ/C 2 (35,6 hạt)
(bảng 8).
* Số bắp/cây (bắp): Số bắp/cây của các THL
trung bình đạt 1,0 bắp/cây, tương đương với Đ/C
1 (1,0 bắp/cây) và thấp hơn so với Đ/C 2 (1,1
bắp/cây) (bảng 8).
* Tỷ lệ hạt/bắp (%): Các THL có tỷ lệ
hạt/bắp đạt khá cao, dao động từ (74,8 - 83%),
trong đó có 4 THL có tỷ lệ hạt/bắp >80% là
QPM1, QPM2, QPM7, QPM3 và cao hơn cả 2
Đ/C (Đ/C 1 = 76,1%, Đ/C 2 = 79,6) (bảng 8).
Bảng 8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL trong vụ Thu Đông 2012
tại Đồng Tháp - Đan Phượng - Hà Nội
TT Tên tổ hợp lai Dài bắp (cm)
Đường kính
bắp (cm)
Số HH
(hàng)
Số
hạt/hàng
Số
bắp/cây
Tỷ lệ
hạt/bắp
(%)
P.1000
hat (g)
NSTT
(tạ/ha)
1 QPM1 19,4 4,7 13,0 37,7 1,0 83,0 323,7 115,6
2 QPM2 19,0 4,6 13,0 37,4 1,0 81,6 291,3 110,9
3 QPM3 18,8 4,8 14,8 36,0 1,1 81,2 408,1 105,9
4 QPM4 18,6 4,7 13,6 32,5 1,0 74,8 326,0 102,5
5 QPM5 18,5 4,9 13,8 37,1 1,0 78,5 365,8 101,6
6 QPM6 18,2 4,6 13,6 34,4 1,0 79,2 352,5 98,8
7 QPM7 17,9 4,4 13,4 33,3 1,0 82,5 336,0 97,4
8 QPM8 17,9 4,7 14,0 33,9 1,0 75,3 275,4 93,2
9 QPM9 17,8 4,6 13,2 35,0 1,0 76,1 310,2 91,9
10 QPM10 17,7 4,5 12,0 31,1 1,0 78,0 318,1 91,5
11 QPM11 17,5 4,4 14,4 33,1 1,0 77,1 327,7 88,8
12 QPM12 17,4 4,8 14,2 34,3 1,0 77,9 329,8 86,9
13 Đ/C 1 16,1 4,4 13,2 36,3 1,0 76,1 303,1 79,6
14 Đ/C 2 16,3 4,6 14,0 35,6 1,1 79,6 296,0 91,5
LSD.05 20.7
* Khối lượng 1000 hạt (g) (P1000 hạt):
P1000 hạt của các THL đạt khá lớn, dao động từ
275,4 - 408,1g, có 8 THL đạt P.1000 hạt từ 323,7
- 408,1g, cao hơn có ý nghĩa so với cả 2 Đ/C
(Đ/C 1 = 303,1g; Đ/C 2 = 296g), trong đó THL
QPM3 có P.1000 hạt lớn nhất (408,1g) và nhỏ nhất
là THL QPM8 (275,4) (bảng 8).
* Năng suất thực thu (tạ/ha): Các THL được
chọn có năng suất khá cao, biến động từ 86,9 -
115,6 tạ/ha. Cao nhất là THL QPM1 (115,6
tạ/ha), cao hơn và vượt 2 Đ/C (Đ/C 1 - 79,6 tạ/ha;
Đ/C 2 - 91,5 tạ/ha) ở mức có ý nghĩa LSD.05 =
20,7 tạ/ha. Ngoài ra, có 4 THL cho năng suất
vượt Đ/C 1 (79,6 tạ/ha) ở mức độ tin cậy LSD.05
= 20,7 tạ/ha là QPM2 (110,9 tạ/ha), QPM3
(105,9 tạ/ha), QPM4 (102,5 tạ/ha) và QPM5
(101,6 tạ/ha), 4 THL này cũng cao hơn Đ/C 1
nhưng ở mức không chắc chắn LSD.05. Như vậy,
5 THL có các yếu tố cấu thành năng suất (CTNS)
khá tốt và cho năng suất cao là: QPM1: (115,6
tạ/ha, dài bắp 18,6cm và đường kính bắp 4,7cm);
QPM2: (110,9 tạ/ha, dài bắp 18,2cm và đường
kính bắp 4,6cm); QPM3: (105,9 tạ/ha, dài bắp
19,4cm và đường kính bắp 4,7cm); QPM4:
(102,5 tạ/ha, dài bắp 17,1cm và đường kính bắp
4,9cm); QPM5: (101,6 tạ/ha, dài bắp 18,5cm và
đường kính bắp 4,9cm) (bảng 8).
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
374
3.2.3. Kết quả đánh giá các tổ hợp lai ở vụ
Xuân 2013
Vụ Xuân 2013, chúng tôi đánh giá 350 THL
với 2 giống đối chứng là NK67 - Đ/C 1, DK9955
- Đ/C 2, kết quả đã thu được 21 THL có khả năng
chống chịu sâu bệnh và các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất cao hơn và tương đương
với 2 Đ/C.
3.2.3.1. Kết quả đánh giá hình thái cây và
tình hình chống chịu với một số sâu bệnh hại
chính của các tổ hợp lai trong vụ Xuân 2013 tại
Đan Phượng - Hà Nội
* Mức độ đổ gãy (%): Số liệu ở bảng 9 cho
thấy, trong số 19 THL thu được chỉ có 3 THL bị
đổ nhưng ở mức độ rất nhẹ (2,2 - 5,0%) (bảng 9).
Bảng 9. Đặc điểm hình thái cây và tình hình sâu bệnh của các THL
trong vụ Xuân 2013 tại Đan Phượng - Hà Nội
TT Tên nguồn Cao cây (Cm)
Cao Bắp
(Cm)
Đổ, gãy
(%)
Gỉ sắt
(%)
Đốm lá
(%)
Khô vằn
(%)
Sâu đục
thân (%)
Thối bắp
(%)
Tốc độ
rạc lá
(1 - 5)
1 QPM35 185,8 101,8 0,0 0,0 0,0 11,1 5,6 0,0 2,5
2 QPM42 197,6 101,0 0,0 0,0 0,0 5,9 0,0 11,1 2,0
3 QPM147 182,0 104,4 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,0
4 QPM155 216,0 119,0 0,0 0,0 0,0 11,4 0,0 8,6 2,0
5 QPM171 212,5 115,3 0,0 0,0 0,0 10,8 0,0 0,0 2,5
6 QPM176 230,4 121,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,0
7 QPM184 224,0 131,4 2,2 0,0 0,0 11,1 0,0 0,0 2,5
8 QPM196 196,0 110,6 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,0
9 QPM199 231,4 128,4 0,0 0,0 0,0 16,7 0,0 0,0 2,0
10 QPM217 205,0 118,6 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,0
11 QPM226 207,2 112,3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 5,0 2,0
12 QPM242 220,0 125,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,0
13 QPM265 195,8 106,7 0,0 0,0 0,0 8,5 0,0 0,0 2,5
14 QPM278 215,0 120,5 0,0 0,0 0,0 11,2 0,0 0,0 2,0
15 QPM286 198,0 105,5 5,0 0,0 0,0 10,0 0,0 5,0 2,0
16 QPM287 211,0 109,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,5
17 QPM290 233,4 129,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,5
18 QPM313 228,4 137,4 2,6 0,0 0,0 2,6 0,0 7,9 2,0
19 QPM341 217,4 136,2 0,0 0,0 0,0 5,3 0,0 5,3 2,0
20 NK67 (Đ/C 1) 223,4 131,8 0,0 0,0 0,0 16,7 5,6 11,1 2,5
21 DK9955 (Đ/C 2) 201,0 106,6 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,0
* Bệnh gỉ sắt và bệnh đốm lá (%): Các THL
chọn được và 2 giống Đ/C không bị nhiễm bệnh
gỉ sắt và đốm lá (bảng 9).
* Bệnh khô vằn (%): Số liệu ở bảng 9 cho
thấy có 7/19 THL chọn được và Đ/C 2 không
nhiễm bệnh khô vằn. Số các THL còn lại và Đ/C
1 nhiễm bệnh khô vằn ở mức độ nhẹ (2,6 -
16,7%) (bảng 9).
* Sâu đục thân (%): Trong tổng số 19 THL
chỉ có THL QPM35 là bị nhiễm sâu đục thân,
nhưng ở mức độ rất nhẹ (5,6%), tương đương với
Đ/C 1 (5,56%). Các THL còn lại và giống Đ/C 2
không bị nhiễm sâu đục thân (bảng 9).
* Bệnh thối bắp (%): Trong công tác chọn
tạo giống ngô lai nói chung và giống ngô có hàm
lượng, chất lượng protein nói riêng, các nhà chọn
tạo giống đặc biệt quan tâm tới tỷ lệ thối bắp, bởi
thối bắp làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất
và chất lượng của hạt. Số liệu ở bảng 9 cho thấy,
có 5/19 THL chọn được bị nhiễm bệnh thối bắp,
tuy nhiên ở mức độ rất nhẹ (5,0 - 8,6%), duy nhất
THL QPM42 bị nhiễm bệnh thối bắp tương
đương với giống Đ/C 1 (11,1%).
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
375
* Tốc độ rạc lá (1 - 5): Nhìn chung, các THL
được chọn cũng như 2 giống đối chứng có bộ lá
tương đối bền, thể hiện ở thang điểm từ 2,0 - 2,5
điểm.
3.2.3.2. Kết quả đánh giá các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai
trong vụ Xuân 2013 tại Đan Phượng - Hà Nội
* Chiều dài bắp (cm): Chiều dài bắp của các
THL dao động khá lớn từ 14,8 - 19,3cm. 6/19
THL thu được có chiều dài bắp đạt lớn hơn
17cm, dài hơn so với 2 giống Đ/C (Đ/C 1 =
15,9cm, Đ/C 2 = 16,4cm) và 8/19 THL chiều dài
bắp ngắn hơn 2 Đ/C, số các THL còn lại dài
tương đương với 2 Đ/C (bảng 10).
Bảng 10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các THL
trong vụ Xuân 2013 tại Đan Phượng - Hà Nội
TT Tên THL Dài bắp (cm)
ĐK bắp
(cm)
Số h/h
(hàng)
Số h/h
(hạt)
Tỷ lệ hạt/bắp
(%)
NSTT
(tạ/ha)
1 QPM35 16,0 4,4 13,6 33,2 77,1 94,13
2 QPM42 15,5 4,6 13,2 35,8 77,4 95,08
3 QPM147 17,3 4,5 13,2 32,2 77,2 89,19
4 QPM155 16,4 4,4 15,0 37,1 80,8 107,75
5 QPM171 15,2 4,5 14,2 28,9 80,9 98,08
6 QPM176 15,7 4,5 13,6 36,8 77,9 113,06
7 QPM184 16,4 4,6 13,6 37,6 80,9 116,71
8 QPM196 15,8 4,4 14,4 33,3 79,6 111,00
9 QPM199 19,3 4,6 13,4 38,2 77,6 94,05
10 QPM217 15,8 4,6 14,0 34,7 79,8 110,22
11 QPM226 15,8 4,6 13,0 32,5 80,9 103,84
12 QPM242 17,1 4,7 13,6 37,1 78,3 125,54
13 QPM265 16,2 4,6 14,6 33,3 80,0 96,97
14 QPM278 17,2 4,5 12,2 35,5 80,0 113,23
15 QPM286 14,8 4,6 13,0 33,5 81,6 111,66
16 QPM287 17,7 4,5 14,4 34,2 78,4 95,22
17 QPM290 18,1 4,5 13,8 37,4 79,8 100,44
18 QPM313 14,8 4,4 13,2 32,6 77,7 96,79
19 QPM341 16,7 4,4 14,4 32,5 70,9 90,98
20 Đ/C 1 15,9 4,5 12,8 37,6 77,8 85,60
21 Đ/C 2 16,4 4,5 14,0 36,6 81,6 104,78
LSD.05 28,7
* Đường kính bắp (cm): Đường kính bắp của
các THL thu được dao động từ 4,4 - 4,7cm,
tương đương với 2 giống Đ/C (4,5cm), có 6 THL
đường kính bắp đạt từ 4,6 - 4,7cm, lớn hơn 2 Đ/C
từ 0,1 - 0,2cm (bảng 10).
* Số hàng hạt (hàng): Đa số các THL thu
được có số hàng hạt/bắp (>13 hàng) nhiều hơn
Đ/C 1 (12,8 hàng) và tương đương với Đ/C 2
(14,0 hàng). Duy nhất THL QPM 287 có 12,2
hàng hạt, ít nhất và ít hơn cả 2 Đ/C (bảng 10).
* Số hạt/bắp (hạt): Số liệu ở bảng 10 cho
thấy, chỉ có 6/19 THL có số hạt trên hàng đạt từ
36,8 - 38,2 hạt và tương đương với 2 Đ/C (Đ/C 1
= 37,6 hạt, Đ/C 2 = 36,6 hạt). Các THL còn lại
đều có số hạt/hàng ít hơn so với 2 giống Đ/C
(bảng 10).
* Tỷ lệ hạt/bắp (%): Các THL thu được có tỷ
lệ hạt/bắp khá cao, đạt từ 70,9 - 81,6%, nhưng chỉ
có 1 THL QPM286 có tỷ lệ hạt/bắp (81,6%)
tương đương với Đ/C 2 (81,6%), có 9/19 THL
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
376
đạt tỷ lệ hạt > 78% cao hơn so với Đ/C 1 (77,8%)
(bảng 10).
* Năng suất thực thu (NSTT) (tạ/ha): So với
Đ/C 2 có tới 8/19 THL đạt năng suất cao hơn từ
2,97 - 20,76 tạ/ha, nhưng không có ý nghĩa chắc
chắn ở mức LSD.05 = 28,7 tạ/ha. Nhưng so với
Đ/C 1 (85,6 tạ/ha) có 2 THL là QPM242 (125,54
tạ/ha) và QPM184 (116,71 tạ/ha) đạt năng suất
cao hơn một cách chắn ở mức LSD.05 = 28,7
tạ/ha, các THL còn lại đạt năng suất cao hơn Đ/C
1 nhưng không chắc chắn ở mức LSD.05 = 28,7
tạ/ha (bảng 10).
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
- Đã thu thập được 40 nguồn vật liệu, trong
đó 15 dòng thuần nhập nội từ CIMMYT Mexico,
7 dòng nhập từ Ấn Độ, 4 dòng của Viện Nghiên
cứu Ngô, 13 giống tổng hợp nhập từ CIMMYT, 1
giống lai đơn từ Trung Quốc.
- Từ 6 hỗn hợp mới đời F1 bằng phương
pháp Backcross đã thu được 102 gia đình đời F2.
- Từ 124 gia đình S1 thu được ở vụ Thu
Đông 2012, bằng phương pháp tự phối cưỡng
bức ở vụ Xuân 2013 đã thu được 320 gia đình
ở đời tự phối S2 có nhiều đặc tính nông học
tốt, chống chịu với một số sâu bệnh hại chính
khá tốt, đáp ứng được yêu cầu cho công tác
chọn tạo giống.
- Bằng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn ở vụ
Xuân 2013, dự kiến sẽ thu được từ 1 - 2 dòng
QPM mới
- Thông qua đánh giá vật liệu ở 2 vụ Thu
Đông 2012, xuân 2013 đã chọn được 10 dòng và
2 giống tổng hợp có nhiều đặc tính nông học tốt,
chống chịu khá và năng suất đạt >30 tạ/ha.
- Duy trì được 35 nguồn vật liệu và lai tạo
được 550 THL mới được đánh giá ở 2 vụ Thu
Đông 2012 và xuân 2013, kết quả vụ Thu Đông
2012 đã chọn được 12 THL tốt và vụ Xuân 2013
chọn được 19 THL tốt, trong số 19 THL chọn
được ở vụ Xuân 2013 có 5 THL đã được chọn
lặp lại là QPM242 (125,54 tạ/ha), QPM42 (95,08
tạ/ha), QPM290 (100,44 tạ/ha), QPM184 (116,71
tạ/ha) và QPM226 (103,84 tạ/ha).
4.2. Đề nghị
- Các dòng chọn được thông qua thí nghiệm
đánh giá dòng, tiếp tục đưa vào lai thử để xác
định giá trị sử dụng của chúng.
- Tiếp tục đánh giá 5 THL mới chọn được
qua 2 vụ thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2013.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Mạnh Cường (2007). “Công nghệ Sinh học
trong chọn tạo giống ngô.” Nhà xuất bản Nông
nghiệp:p 103 - 141.
2. Nguyễn Đình Hiền (1996). “Phần mềm di truyền số
lượng “.
3. Ngô Hữu Tình (2009). “Chọn lọc và lai tạo giống
ngô.” Nhà xuất bản Nông nghiệp: p. 371.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_208_7918_2130526.pdf