Tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống ngô cho vùng khó khăn: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
348
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ CHO VÙNG KHÓ KHĂN
TS. Lương Văn Vàng
Viện Nghiên cứu Ngô
SUMMARY
Research on maize breeding for abiotic stress region
The title “Research on maize breeding for abiotic stress region” was carried out by Maize Research
Institute for the period 2011 - 2015. After more than two years of implementation based on the
traditional method of breeding combining with marker assisted selection, the results was achieved in
accordance with the objectives as: 1) a single drought tolerant hybrid VS36 was temporarily released to
production by Ministry of Agriculture and Rural Development; 2) some potential inbred lines such as
103/, LS6/Msto, LS5/NK43, VHK4, VHA5, VHA1, G5011, VHB3, VHB6 were developed 3) Some promising
crosses of CN 11-2, VS 71, H11-9, VS101, VS104, VS106, H08-7, VS90, VS686, VS89, VS90, VS8N,
VS80 were also developed and; 4) 5 national papers/reports were published on Vietnam Agricultural ...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống ngô cho vùng khó khăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
348
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ CHO VÙNG KHÓ KHĂN
TS. Lương Văn Vàng
Viện Nghiên cứu Ngô
SUMMARY
Research on maize breeding for abiotic stress region
The title “Research on maize breeding for abiotic stress region” was carried out by Maize Research
Institute for the period 2011 - 2015. After more than two years of implementation based on the
traditional method of breeding combining with marker assisted selection, the results was achieved in
accordance with the objectives as: 1) a single drought tolerant hybrid VS36 was temporarily released to
production by Ministry of Agriculture and Rural Development; 2) some potential inbred lines such as
103/, LS6/Msto, LS5/NK43, VHK4, VHA5, VHA1, G5011, VHB3, VHB6 were developed 3) Some promising
crosses of CN 11-2, VS 71, H11-9, VS101, VS104, VS106, H08-7, VS90, VS686, VS89, VS90, VS8N,
VS80 were also developed and; 4) 5 national papers/reports were published on Vietnam Agricultural
Science and Technology magazine
Keywords: Drought tolerance, abiotic stress.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Ngô, lúa mỳ, lúa nước là ba cây lương thực
hàng đầu trên thế giới và là cây thức ăn chăn nuôi
quan trọng nhất hiện nay. Ngành sản xuất ngô thế
giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất
là trong gần 50 năm qua, ngô là cây trồng có tốc
độ tăng trưởng cao nhất trong các cây lương thực
chủ yếu về cả ba chỉ tiêu chính là năng suất, diện
tích và sản lượng.
Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển ngô trên
thế giới đang gặp phải khó khăn do sự biển đổi khí
hậu, trái đất nóng lên làm thay đổi các vùng đất
trồng trọt. Đất đai bị hạn hán, nhiễm chua phèn,
nhiễm mặn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất
nông nghiệp nói chung và sản xuất ngô nói riêng.
Do vậy, các nhà khoa học trên thế giới đã tập
trung nghiên cứu chọn tạo các giống mới và các
biện pháp kỹ thuật nhằm tăng cường hiệu quả của
sản xuất ngô trên các vùng đất khó khăn.
Ở Việt Nam, việc chọn tạo các giống ngô
cho vùng khó khăn (hạn, nhiễm phèn, mặn)
chưa được đầu tư nghiên cứu và các sản phẩm
chưa phong phú để người sản xuất có thể lựa
chọn áp dụng. Để đảm bảo lương thực cho nhu
cầu con người thì việc khai thác các vùng đất có
điều kiện canh tác khó khăn là rất cần thiết. Đối
với ngành sản xuất ngô thì mục tiêu nghiên cứu
chọn tạo các giống có khả năng chống chịu với
điều kiện bất thuận được các chương trình chọn
giống quan tâm.
Với mục tiêu: Sử dụng phương pháp tiên tiến
kết hợp với truyền thống để chọn tạo và phát
Người phản biện: TS. Mai Xuân Triệu.
triển được bộ giống ngô lai chịu hạn, chua phèn
cho năng suất cao (7 - 8 tấn/ha), thích hợp cho
các vùng khó khăn, cụ thể:
- Chọn lọc được 3 - 5 dòng thuần có đặc
điểm nông sinh học tốt, chịu hạn, chịu chua phèn,
có khả năng kết hợp cao phục vụ lai tạo giống
ngô cho vùng khó khăn
- Tạo được 2 giống ngô chịu hạn cho vùng
miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, 1 giống ngô
chịu phèn cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ và
đồng bằng sông Cửu Long, năng suất đạt 7 - 8
tấn/ha.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
- Tập đoàn dòng thuần có đời tự phối từ S2
đến S10 của Viện Nghiên cứu Ngô.
- Các tổ hợp lai (THL) từ kết quả lai thử
các dòng triển vọng.
- Các THL triển vọng được xác định qua
thử nghiệm.
- Các giống triển vọng trong so sánh và
khảo nghiệm.
- Hệ thống dung dịch dưỡng (thí nghiệm
chịu phèn mặn): Yoshida (IRRI, 1997).
- Các hóa chất và vật tư cần thiết cho thí
nghiệm Marker phân tử.
2.2. Phương pháp
2.2.1. Thu thập vật liệu, chọn tạo và duy trì các
dòng bằng phương pháp tự phối, sib.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
349
2.2.2. Đánh giá khả năng chịu hạn và phèn - mặn
của các dòng trong nhà lưới, ngoài đồng ruộng
thông qua một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá.
* Đánh giá khả năng chịu hạn của các dòng
ở giai đoạn cây con: Theo dõi mức độ héo của
cây sau 1 3, 5 7 ngày gây hạn; theo dõi mức độ
phục hồi của cây sau 1, 3, 5, 7 ngày tưới đủ ẩm
trở lại (Thang điểm của CIMMYT).
* Đánh giá khả năng chịu phèn, mặn của các
dòng trong chậu và nhà lưới: Ngô được gieo nẩy
mầm trong khay, 5 ngày sau mọc bổ sung 50mM
NaCl, 2 ngày tiếp theo bổ sung đủ lượng muối
cho từng công thức; dung dịch dưỡng được thay
4 ngày/lần; Đo đếm chiều dài thân lá/rễ ở 17
ngày sau cấy và khối lượng khô thân lá/rễ khi sấy
khô tuyệt đối (Sấy khô tuyệt đối ở nhiệt độ 75oC
cho đến khi trọng lượng không thay đổi,)
Cấp Triệu chứng Đánh giá
1 Cây phát triển bình thường Chống chịu tốt
3 Chóp lá hoặc phân nửa của lá có
vết trắng, lá cuốn lại
Chống chịu
5 Phát triển chậm lại, hầu hết lá
bị cuốn
Chống chịu
trung bình
9 Ngừng phát triển, hầu hết lá bị khô,
nõn bị chết
Chống chịu
kém
10 100% cây chết hoặc khô Chống chịu
rất kém
2.2.3. Đánh giá khả năng chịu hạn của các vật
liệu qua thí nghiệm đồng ruộng, điều khiển tưới ở
giai đoạn 7 - 9 lá - chín sữa; theo dõi hình thái
cây, mức độ héo của lá, chênh lệch tung phấn -
phun râu, khả năng chống chịu sâu bệnh chính,
tổng số lá xanh còn lại, tỷ lệ bắp trên cây, chiều
dài bắp hữu hiệu, tỷ lệ đuôi chuột, năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất.
2.2.4. Ứng dụng chỉ thị phân tử (MAS) trong
chọn tạo dòng chịu hạn, phèn - mặn
- Tách chiết ADN theo phương pháp của
Saghai - Maroof (1984).
- Xác định đoạn gen mang gen chịu hạn,
phèn - mặn bằng trình tự các mồi theo phương
pháp PCR của Matsuoka và cộng sự (2000).
2.2.5. Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng
bằng phương pháp lai đỉnh (Top Cross) và lai
luân phiên (Diallen Cross).
2.2.6. Thí nghiệm khảo sát và so sánh các THL
bố trí theo sơ đồ Alpha lattice và RCBD; theo dõi
theo hướng dẫn của CIMMYT và Viện Nghiên
cứu Ngô.
2.2.7. Khảo nghiệm giống mới: Theo tiêu chuẩn
ngành 10 TCN 314 - 2006.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thu thập vật liệu, thanh lọc, tạo mới và
duy trì các dòng
Năm 2011, gieo 250 nguồn vật liệu, xác định
được các dòng 103/, LS6/Msto, LS5/NK43,
AT4.2, AT5 - 2, 30Y87 - 1, NOV517, AT4.3, L
Đ 22, SR1, SR2, V67.4, VHK4, VHA5, Thịnh
ngô số 8, VHA1, G5011, VHB3, VHB6 chịu hạn
tốt, chống đổ khá. Năm 2012, qua đánh giá các
dòng lựa chọn trong năm 2011 đã khẳng định lại
được các dòng 103/, LS6/Msto, LS5/NK43,
VHA5, VHB3, G5011 có nhiều đặc điểm quí,
phù hợp với mục tiêu của đề tài.
Bảng 1. Đặc điểm nông sinh học chính của các dòng triển vọng nhất
Chiều cao (cm)
TT Dòng
Cây Bắp
Chiều dài
cờ (cm)
Số
nhánh
cờ
Dài bắp
(cm)
ĐK bắp
(cm)
Số hàng
hạt Số hạt
NSLT
(tạ/ha)
1 VHK4.4 156,0 76,0 33,0 12,0 12,3 4,0 13,6 13,9 36,6
2 SV3.1 202,2 116,0 25,0 16,0 14,5 4,1 13,7 16,8 34,5
3 SA501 141,0 63,0 26,0 8,0 12,8 3,8 11,8 18,0 36,3
4 NOVBO 142,0 66,0 33,0 9,4 9,5 3,9 12,1 16,4 30,5
5 VHB3 177,0 88,0 34,0 15,8 12,7 4,2 12,7 17,7 45,8
6 LS5/NK43 142,0 64,0 34,0 14,4 12,9 4,1 12,6 18,6 40,8
7 LS6/Msto 155,0 72,0 28,0 16,4 11,8 4,0 12,7 16,5 42,0
8 TL160.1 142,0 56,0 35,0 16,4 10,9 3,8 11,9 18,4 36,1
9 VHA5 142,0 84,0 31,0 15,8 9,8 3,7 11,7 17,0 44.6
10 TL160.2 169,0 78,0 32,0 19,4 9,7 4,1 12,2 16,5 32.3
11 VHA1 161,0 92,0 32,0 8,0 11,4 3,9 12,3 18,3 37,5
12 G5011 167,0 94,0 30,0 10,6 11,7 3,9 12,3 15,4 40.2
13 103/ 152,0 62,0 34,0 10,8 12,5 4,1 12,4 18,2 41,1
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
350
Dòng LS5/NK43 Dòng LS6/Msto
Dòng VHA5
Hình 1. Hình ảnh một số dòng triển vọng
Qua theo dõi, đánh giá và chọn lọc trên đồng
ruộng cho thấy, các dòng được đánh giá tốt trong
các vụ của năm 2011 và 2012 đều cho kết quả tốt
trong vụ Xuân 2013. Hầu hết các dòng này đều
biểu hiện chịu nắng nóng, ít đổ, gãy, ít nhiễm sâu
bệnh, kết hạt tốt, năng suất dòng khá.
3.2. Kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng chịu phèn mặn trong chậu và nhà lưới
3.2.1. Kết quả đánh giá khả năng chịu mặn
Năm 2011, đánh giá 32 tổ hợp lai và 48 dòng, kết quả trong bảng 2 và 3.
Bảng 2. Thống kê một số chỉ tiêu theo dõi của 32 tổ hợp lai
TT Chỉ tiêu Số THL Giá trị thấp nhất/cao nhất
1 Dài thân lá
< 30cm 4 STM12
30≤ (cm) < 40 25
40cm 3 STM28
2 Dài rễ
< 15cm 1 STM32
15≤ (cm) < 20 12
20cm 19 STM6
3 Khối lượng khô thân lá
< 0,3g 5 STM8
0,3 ≤ (g) < 0,4 13
0,4 ≤ (g) < 0,5 13
0,5 g 1 STM28
4 Khối lượng khô rễ
< 0,2g 3 STM4
0,2 ≤ (g) < 0,3 25
0,3 g 4 STM28
Kết quả bảng 2 cho thấy: Sau 17 ngày nuôi
cấy trong dung dịch dưỡng có bổ sung NaCl theo
các công thức thì giữa các giống khác nhau có sự
sai khác chắc chắn về 4 chỉ tiêu theo dõi. Đối với
các dòng nghiên cứu cũng có kết luận tương tự
(bảng 3).
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
351
Bảng 3. Thống kê một số chỉ tiêu theo dõi của 48 dòng
TT Chỉ tiêu Số dòng Giá trị thấp nhất/cao nhất
1 Dài thân lá
< 20cm 10 STM84
20≤ (cm) < 30 32
30cm 6 STM46
2 Dài rễ
< 10cm 11 STM59
10≤ (cm) < 15 31
15cm 6 STM46
3 Khối lượng khô thân lá
< 0,1g 9 STM84
0,1 ≤ (g) < 0,2 34
0,2 g 5 STM35, 38
4 Khối lượng khô rễ
< 0,1g 17 STM49, 70
0,1 ≤ (g) < 0,2 31
0,2 g 0
Xác định sơ bộ được các tổ hợp có khả năng
chống chịu mặn khá là STM14, STM15, STM25.
Kết hợp đánh giá cảm quan xác định được một số
dòng có lá còn xanh ở CT4 là STM38, 46, 52, 58,
60, 65, 66, 69, 71,77, 79.
Thí nghiệm đánh giá khả năng chịu phèn
mặn của một số THL trong năm 2012 với phương
pháp tương tự đã đưa ra một số nhận định sau:
- Nồng độ muối thấp ảnh hưởng không
nhiều, trong một số trường hợp còn kích thích
sinh trưởng thân lá và rễ của các tổ hợp lai. Tuy
nhiên, khi tăng độ mặn thì hầu hết các chỉ tiêu
sinh trưởng đều có hướng giảm.
- Xác định được một số THL chịu tốt trong
môi trường mặn ở giai đoạn cây con là CN12 - 2,
VS91, VS93, H12 - 2, H11 - 8 và SB12 - 24.
Hình 2. Thí nghiệm chịu phèn - mặn trong chậu và nhà lưới
3.2.2. Đánh giá khả năng chịu hạn trong dung
dịch polyetylen glycol 20%
Kết quả sau khi xử lý bằng dung dịch PEG
20% cho thấy:
- Các THL có khả năng chịu hạn là VS71,
KH11 - 1, CN11 - 2 và VS36.
- Các dòng mẹ CN11 - 3, TBD2, VHB6, mẹ
CN09 - 4, mẹ CN11 - 2 có khả năng chịu hạn tốt
nhất.
Năm 2012, thí nghiệm được thực hiện với 43
THL. Kết quả theo dõi cho thấy có 5 THL có khả
năng chịu hạn cao nhất là H11 - 8, VS2An, SB12
- 8,TB4,VS80 (đều có chiều dài rễ trên 4cm)
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
352
3.2.3. Đánh giá khả năng chịu hạn của một số
dòng và THL trong chậu
Đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây
con của một số tổ hợp lai và dòng trong năm 2011
cho thấy: Trong 26 tổ hợp lai, các THL VS36,
VS71, CN11 - 2 và H3 chịu hạn tương đương đối
chứng C919 và VN8960; trong 46 dòng sau khi gây
hạn và tưới lại 7 ngày, không có dòng nào phục hồi
100%, chỉ có 5/46 dòng có khả năng phục hồi
>75% là mẹ CN11 - 2 (82,1%), bố CN11 - 3
(81,3%), CN11 - 1 (81,1%), cặp bố, mẹ CN09 - 4
(78,2%; 79,2%) và dòng HD5.
Năm 2012, theo dõi, đánh giá 43 tổ hợp lai
cho thấy có 6 THL có khả năng chịu hạn cao, có
tỷ lệ phục hồi trên 70% là SB12 - 2, H11 - 8,
SB12 - 6, SB12 - 26,TB4,VS89.
Hình 3. Hình ảnh thí nghiệm đánh giá chịu hạn trong phòng
3.2.4. Kết quả đánh giá khả năng chịu hạn của
các THL ngoài đồng ruộng
Theo dõi mức độ héo lá của 18 dòng tham
gia các thí nghiệm ở giai đoạn trỗ cờ, tung phấn,
phun râu bộ lá lúc thu hoạch cho thấy, phản ứng
của các THL với điều kiện hạn hoàn toàn khác
biệt, các THL VS71, H11 - 7, VS91 và VS103
không bị héo ở giai đoạn tung phấn phun râu mà
còn giữ được bộ lá xanh bền khi thu hoạch.
Kết quả theo dõi năng suất cho thấy, các
THL ở thí nghiệm gây hạn đều thấp hơn so với
các thí nghiệm tưới đủ ẩm từ 0,47 đến 9.91 tạ/ha,
các THL có chênh lệch thấp là VS71, H11 - 7,
VS91 và VS103 dưới 2,0 tạ/ha.
3.3. Đánh giá khả năng chịu hạn, phèn - mặn
của một số dòng bằng marker phân tử:
Kết quả tách chiết và đánh giá nồng độ ADN
tổng số
Kết quả tách chiết ADN cho thấy, các mẫu
DNA có giá trị OD260/OD280 biến thiên từ 1.8 đến
2.0. Kiểm tra sản phẩm tách chiết ADN bằng
phương pháp điện di trên gel agarose 1% (hình 4)
cho thấy, các mẫu tách chiết được có nồng độ
DNA tổng số cao; băng điện di DNA gọn, sáng
nét thể hiện độ tinh sạch cao.
Hình 4. Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm ADN tổng số
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
353
Kết quả PCR xác định các dòng chịu hạn và
phèn - mặn sử dụng chỉ thị SSR.
Thí nghiệm PCR với 30 dòng, trong đó 14
dòng đánh giá chịu mặn và 16 dòng đánh giá chịu
hạn. Kết quả PCR được thể hiện qua các hình sau:
Hình 5. Sản phẩm PCR của 16 nguồn chịu hạn với marker UMC1042 trên gel agarose 2%.
Hình 6. Sản phẩm PCR của 16 nguồn chịu hạn với marker bnlg197 trên gel agarose 2%.
Hình 7. Sản phẩm PCR của 16 nguồn chịu hạn với marker UMC1432 trên gel agarose
Kết quả cho thấy, hầu hết các dòng đều
mang QTL chịu hạn. Kết quả điện di trên gel
agarose 2% cho thấy các band thể hiện rõ nét
và có kích thước tương đương với kích thước
mong muốn. Cụ thể khi sử dụng marker bnlg
197, dòng số 28 không biểu hiện band. Kết
quả PCR sử dụng marker 1432 trên các dòng
đều xuất hiện band rõ nét và có kích thước
đúng với kích thước mong đợi (120bp) trừ
dòng 19.
Hình 8. Sản phẩm PCR của 14 nguồn với marker UMC1066 trên gel agarose 2%
Hình 9. Sản phẩm PCR của 14 nguồn với marker UMC1719 trên gel agarose 2%.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
354
Kết quả PCR đánh giá tính chịu phèn - mặn
cho thấy các band đều thể hiện rõ và đúng kích
thước trên 14 dòng. Kết quả cho thấy dòng 1
không mang cả 2 QTL chiu mặn trên. Các kết
quả này trùng khớp với thí nghiệm nhân tạo.
Các thí nghiệm PCR vẫn đang được tiếp
tục tiến hành nhằm xác định những marker tối
ưu cho việc xác định các nguồn dòng chịu hạn
và mặn.
3.4. Kết quả lai thử và đánh giá khả năng kết
hợp của các dòng triển vọng
+ Thực hiện 3 thí nghiệm lai đỉnh với 3
nhóm dòng có TGST ngắn, trung bình và trung
bình muộn cho thấy: KNKH chung của các dòng
M4, L2, L5, K6 khá cao. KNKH riêng của các
dòng M6, L1, K2 với cây thử T1 và T2 là cao;
KNKH riêng với cây thử T1 và T3 với các dòng
M1, M3, L3, L5, K2; Với cây thử T2 và T3,
KNKH riêng của các dòng M2 và K5 là cao.
+ Đánh giá KNKH trên chỉ tiêu năng suất
bằng lai luân phiên một số dòng, kết quả cho thấy:
2 dòng C27 và M67 có KNKH chung cao nhất (gi
đạt 7,331 và 7,353), ngoài ra dòng C502N cũng có
KNKH chung cao; các tổ hợp C157 M67 và
M67 T518 có giá trị tổ hợp riêng cao nhất
(16,090 và 14,251). Về phương sai KNKH riêng,
kết quả cho thấy dòng M67 có giá trị cao nhất
(163,830), tiếp đến là các dòng C157 (111,741),
dòng T518 (83,294) và dòng C63 (82,959).
Xác định được dòng M67 vừa có KNKH
chung cao vừa có biến động KNKH riêng cao,
đây là 1 đặc tính quý của dòng, ngoài ra các dòng
C27 có KNKH chung cao, dòng C157, T518 và
C63 có phương sai KNKH riêng cao.
3.5. Kết quả thí nghiệm khảo sát, so sánh
các THL
3.5.1. Khảo sát tổ hợp lai
Trong năm 2011, khảo sát 2200 THL, xác
định được một số THL triển vọng là VS28,
VS140, VS428, VS530, F37, F58, F394, VS- 37,
VS- 106, VS- 221, VS- 241, F37, F - 42, F - 56.
Năm 2012, thí nghiệm khảo sát được thực
hiện với 2978 THL với các đối chứng NK67,
NK4300, C919 và LVN99. Xác định sơ bộ được
các THL triển vọng là VS24 (NS:120.5 tạ/ha),
VS93 (NS:109.7 tạ/ha), VS252 (NS:106.7 tạ/ha),
VS322 (NS: 136.6 tạ/ha), KK2 (NS: 107.6 tạ/ha);
VS11, VS14, VS329, DO 67.
Hình 10. Thí nghiệm KS THL và một số THL triển vọng
Năm 2013, hầu hết các THL đều bị đổ vào thời
điểm 13 - 15 lá, kết quả đánh giá năng suất cho
thấy, một số THL có năng suất vượt đối chứng 10%
- 16% là X5 (118,73 tạ/ha), X4 (117,22 tạ/ha), một
số THL có năng suất dao động từ 99 tạ/ha - 110
tạ/ha như: VS95, VS157, VS193, VS281, VS293,
VS476, VS487, VS493, VS501, VS539, VS711,
DO77... (đối chứng NK67 (102,25 tạ/ha), NK4300
(101,74 tạ/ha), VN8960 (91,18 tạ/ha)
3.5.2. Kết quả thí nghiệm so sánh
Vụ xuân 2011 đã xác định được một số
giống sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu
khá, năng suất cao là CT10-1 (102,21 tạ/ha),
VS36 (102,09 tạ/ha), KK10-2 (100,22 tạ/ha),
CN11-2 (104,49 tạ/ha), LS0997, CN11-3, KK09-
21, H 11-3, SB09-9, KK10-4, VS71 (120,55
tạ/ha), SB11-1 (102,71 tạ/ha), ĐP 11-1 (115,86
tạ/ha), KH10-1 (110,56 tạ/ha), KK11-1 (103,71
tạ/ha). Vụ thu các THL TB883, DP11-1, KK10-
2, CN11-2, DP11-2, H11-13, KH08-7, D08-5,
H11-9, KK11-3, KK11-12 và TB3 có năng suất
tương đương và cao hơn đối chứng.
Năm 2012, Thí nghiệm được thực hiện tại
Hòa Bình, Đắc Lắc và Long An
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
355
* Thí nghiệm tại Hòa Bình: Kết quả theo dõi,
đánh giá trong vụ Xuân cho thấy, một số giống có
một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển và chống
chịu tốt, màu và dạng hạt đẹp, năng suất cao hơn và
tương đương các đối chứng như H11-9, SB11-6,
CN12-3, SB12-1, LVN883, H11-8, VS90, DP114,
H11-11, VS93. Trong vụ Thu là các giống KK11-1
(61,09 tạ/ha); SB12-2 (60,99 tạ/ha); D 085 (50,25
tạ/ha), CN12-2 (62,43 tạ/ha); D 083 (60,08 tạ/ha);
H11-9 (52,29 tạ/ha), SB12-1 (62,98 tạ/ha); H12-7
(58,13 tạ/ha); VS104 (55,87 tạ/ha);
* Tại Tây Nguyên vụ 1/2012 đã xác định
được THL CN12-1, LVN81, LVN111 có nhiều
đặc điểm tốt, năng suất tương đương các đối
chứng NK66 và NK67; trong vụ 2 các giống
VS101, VS104, VS106, H119, LVN81, H08-7 có
khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất
tương đương và cao hơn đối chứng
Hình 11. Hình ảnh của thí nghiệm và một số giống triển vọng
Vụ xuân 2013, thí nghiệm tại Lạc Thủy -
Hòa Bình. Kết quả theo dõi, đánh giá cho thấy
một số giống triển vọng là H11 - 1, TB15,
VS686, VS89,VS90, VS8N, H08 - 7, VS80, H13
- 2, H282
3.6. Khảo nghiệm giống mới
Năm 2012, các giống VS71, CN11-2 và
H119 của đề tài tham gia khảo nghiệm VCU ở
Miền bắc trong vụ Xuân. Kết quả như sau:
Trong thí nghiệm 1, THL CN11-2 năng suất đạt
61,32 tạ/ha, tương đương và thấp hơn 2 đối chứng
NK4300 (62,25 tạ/ha) và DK9901 (63,69 tạ/ha).
Trong bộ thí nghiệm 2, các giống VS71 và
H119 đạt năng suất là 67,55 tạ/ha và 64,34
tạ/ha, tương đương với các đối chứng và hơn
các giống khác.
Vụ Thu Đông năm 2012 tại Miền Bắc cho
thấy, giống H119 có năng suất cao hơn các đối
chứng.
Kết quả khảo nghiệm ở Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên cho thấy VS71 là giống triển vọng, có năng
suất cao hơn các đối chứng CP888 và C919
Kết quả khảo nghiệm DUS cho thấy giống
ngô VS36 có tính khác biệt so với các giống
khác; giống có tính đồng nhất cao; biểu hiện ổn
định các tính trạng theo dõi trong các thời vụ.
Giống ngô lai VS36 Giống ngô VS71 (Ninh Thuận)
Kiểm tra, đánh giá đề tài tại Đắc Lắc
Hình 12. Hình ảnh một số giống ngô và hoạt động của đề tài
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
- Đã lựa chọn được một số dòng triển
vọng, chụi hạn và phèn-mặn khá như: 103/,
LS6/Msto, LS5/NK43, AT4.2, AT5-2, 30Y87-
1, NOV517, AT4.3, L Đ 22, SR1, SR2, V67.4,
VHK4, VHA5, Thịnh ngô số 8, VHA1, G5011,
VHB3, VHB6.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
356
- Xác định được một số THL triển vọng như
VS36, CN11-2, CN11-3, SB 09-9, VS71 (120,55
tạ/ha), D08-5, H11-9, CN12-1, VS101, VS104,
VS106, H119, H08-7, VS90, H11-1, VS686,
VS89,VS90, VS8N, VS80, H13-2, H282.
- Các giống tham gia khảo nghiệm VS36,
H119, VS71 và CN11-2 chịu hạn tốt, thích ứng
rộng, năng suất khá, ổn định.
- Giống ngô lai VS36 đã được công nhận cho
phép sản xuất thử trong năm 2012 và đã được
chuyển nhượng bản quyền sử dụng cho Công ty
cổ phần Giống cây trồng Thái Bình; giống ngô
H119 đã được chuyển quyền phân phối hạt giống
cho Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông
nghiệp Bắc Giang.
4.2. Đề nghị
- Tiếp tục tập trung thu thập vật liệu, kết hợp
các phương pháp để chọn tạo và đánh giá và lựa
chọn các dòng, các THL phù hợp với mục tiêu
của đề tài.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thực hiện
đề tài để tận dụng các vật liệu và đẩy nhanh các
kết quả nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Niên giám thống kê 2009
2. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2003). Cơ sở di
truyền tính chống chịu đối với thiệt hại do môi
trường của cây lúa.
3. Lê Quý Kha (2005). Nghiên cứu khả năng chịu hạn
và một số biện pháp kỹ thuật phát triển giống ngô
lai cho vùng nước trời. Luận án Tiến sỹ nông
nghiệp.
4. Bùi Mạnh Cường (2007). Ứng dụng công nghệ sinh
học trong chọn tạo giống ngô. Nhà xuất bản nông
nghiệp Hà Nội
5. Tuner, N.C. (1986). “Crop water deficits: a decate
of progress” Advances in agronomy,39,1 - 51
6. Blum, A. (1988). Plant breeding for stress
enviroment., CRC press, Boca Raton, Florida, 156.
7. Edmeades, 1997, Recurent selection under managed
drought stress improves grain yields in tropical
maize
8. Vasal, S.K., Choices among breeding procedures
and strategies for developing stress - tolerant maize
germplasm.
9. Tuberosa - R, Identification of QTLs for root
charracteristics in maize grown in hydroponics and
analysis of their overlap with QTLs for grain yield
in the field at two water regimes.
10. Rebaut, J.M. 1996, Mapping QTLs in breeding for
drought tolerance in maize
11. Agrama and Mousa, 1996, Mapping QTLs in
breeding for drought torelance in maize
12. Tuberosa, R. (1998). Mapping QTLs for ABA
concentrationin leaves of maize cross segregating
for anthesis date.
13. Gale M. (2002). Applications of molecular biology
and genomics to genetic enhancement of crop
tolerance to abiotic stress - a discussion document.
FAO - Consultative Group on International
Agricultural Research Interim Science Council.
Rome, Italy 26 - 30 August 2002. 26 p
14. Bruce, W.B., Edmeades, G.O., Barker, T.C. (2002).
“Molecular and physiological approaches to maize
improvement for drought tolerance.” J. Exp. Bot. 53
(366): 13 - 25.
15. Ribaut, J.M., Hoisington, D.A., Deutsch, J.A., Jiang,
C., Gonzales - de - Leon, D. (1997). “Identification
of quantitative trait loci under drought conditions in
tropical maize. 2. Yield components and marker -
asisted selection strategies.” Theor. Appl. Genet. 94:
887 - 896.
16. Sari - Gorla, M., Kraseuski, P.D., Frova, M.C.
(1999). “Genetic analysis of drought tolerance in
maize by molecular marker. II. Plant hight
flowering.” Theor. Appl. Genet. 99: 289 - 295.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_192_8815_2130510.pdf