Tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống lúa giàu vi chất dinh dưỡng có năng suất, chất lượng cao: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
204
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA GIÀU VI CHẤT DINH DƯỠNG CÓ
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO
PGS.TS. Trần Thị Cúc Hòa, Phạm Trung Nghĩa,
Huỳnh Thị Phương Loan, Phạm Thị Hường,
Hồ Thị Huỳnh Như, Đồng Thanh Liêm,
Lê Thị Yến Hương, Nguyễn Trần Hải Bằng và Hà Minh Luân
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long
SUMMARY
Studies on developing high micro-nutrient rice varieties possessing high yield
and good grain quality
The malnutrition situation in human due to deficiency of iron, an essential micro-nutrient is still
common in the world as well as in Vietnam. The increase of iron content in rice grains will contribute to the
improvement of nutrition status because rice is the major food source in Vietnam. The study was
undertaken to breed high iron rice varieties possessing high yield and good grain quality. The development
of four new rice varieties namely OM6976, OM5451, OM5472 and OM3995, which were officially released to
production a...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống lúa giàu vi chất dinh dưỡng có năng suất, chất lượng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
204
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA GIÀU VI CHẤT DINH DƯỠNG CÓ
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO
PGS.TS. Trần Thị Cúc Hòa, Phạm Trung Nghĩa,
Huỳnh Thị Phương Loan, Phạm Thị Hường,
Hồ Thị Huỳnh Như, Đồng Thanh Liêm,
Lê Thị Yến Hương, Nguyễn Trần Hải Bằng và Hà Minh Luân
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long
SUMMARY
Studies on developing high micro-nutrient rice varieties possessing high yield
and good grain quality
The malnutrition situation in human due to deficiency of iron, an essential micro-nutrient is still
common in the world as well as in Vietnam. The increase of iron content in rice grains will contribute to the
improvement of nutrition status because rice is the major food source in Vietnam. The study was
undertaken to breed high iron rice varieties possessing high yield and good grain quality. The development
of four new rice varieties namely OM6976, OM5451, OM5472 and OM3995, which were officially released to
production and four other varieties which are under application for release, were the results of the subject.
These varieties had iron content more than 6 mg/kg in white rice as similarly as the iron level of the
international high iron variety IR68144. Besides, the traits of high iron content possessed shorth growth
duration, high yield, good grain quality and resistance to major insect pests and diseases. Among these
varieties, OM6976 and OM5451 have become the major rice varieties for export at present.
Keywords: High iron rice variety, malnutrition, micro-nutrient, rice export.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong thời gian qua nhiều giống lúa mới
đã được chọn tạo phục vụ sản xuất ở đồng bằng
sông Cửu Long theo hướng phẩm chất cao để
phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên ít có
nghiên cứu tạo giống lúa theo hướng cải thiện
phẩm chất dinh dưỡng của hạt gạo khi gạo là
thực phẩm chính cho hàng triệu người. Gạo là
thức ăn giàu năng lượng nhưng nghèo các vi
chất dinh dưỡng thiết yếu. Theo nhận định của
Ngân hàng châu Á, các giống giống lúa giàu
sắt là giải pháp sinh học góp phần giải quyết
tình trạng thiếu sắt ở người còn phổ biến ở
nhiều nước đang phát triển (ADB, 2008).
Nghiên cứu ở Philippines cho thấy, nhóm
người ăn giống lúa sàu sắt IR68144 tăng 20%
lượng hấp thụ sắt trong bữa ăn so với nhóm đối
chứng (Haas, 2011).Tuy nhiên, để nông dân
chấp nhận giống lúa giàu sắt phải đạt năng suất
Người phản biện: GS.TS. Nguyễn Thị Lang.
cao, phẩm chất gạo tốt và kháng các sâu bệnh
hại chính.
Đáp ứng yêu cầu trên, Viện Lúa đồng bằng
sông Cửu Long đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu
chọn tạo giống lúa giàu vi chất dinh dưỡng có
năng suất, chất lượng cao” với mục tiêu tạo ra
các giống lúa mới có hàm lượng sắt trong hạt gạo
cao hơn các giống hiện nay đồng thời có năng
suất và chất lượng cao để phục vụ sản xuất lúa
nói chung, trong đó góp phần cải thiện dinh
dưỡng, đặc biệt cho nhóm người nghèo dùng gạo
là nguồn thực phẩm chính.
Giai đoạn 2008 - 2010 là đề tài cấp cơ sở à
được tiếp tục thực hiện giai đoạn 2011 - 2014 là
đề tài cấp Bộ.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Sử dụng giống lúa IR68144 là giống lúa giàu
sắt Quốc tế do Chương trình tạo chọn giống lúa
giàu sắt châu Á cung cấp và các giống lúa giàu
sắt được xác định qua nghiên cứu của Trần Thị
Cúc Hòa và Bùi Bá Bổng (2005) để làm vật liệu,
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
205
lai với các giống năng suất cao, phẩm chất tốt,
kháng sâu bệnh.
2.2. Phương pháp
Phương pháp lai tạo truyền thống: Thực hiện
lai hữu tính và chọn theo phương pháp phả hệ.
Tính kháng rầy nâu và bệnh đạo ôn, được
thực hiện theo phương pháp lây nhiễm nhân tạo
trong nhà lưới, đánh giá theo thang điểm của
IRRI (SES, 1996), bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá
quan sát ngoài đồng.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đến tháng 6/2013 đề tài đã nghiên cứu
chọn tạo 3 giống lúa được công nhận chính
thức (giống Quốc gia), 1 giống được công nhận
sản xuất thử và một số giống đã qua khảo
nghiệm Quốc gia, đang được đăng ký đề nghị
công nhận giống.
3.1. Giống lúa quốc gia
3.1.1. Giống lúa OM6976
3.1.1.1. Nguồn gốc và quá trình tạo chọn
Giống lúa OM6976 được tạo chọn từ tổ hợp
lai IR68144/OM997//OM2718///OM2868.
IR68144 là giống lúa giàu sắt Quốc tế,
OM2718, OM997 và OM2868 là các giống lúa
năng suất cao, thích nghi với điều kiện canh tác
vùng ĐBSCL. Giống lúa OM6976 được đưa vào
khảo nghiệm từ năm 2008 và công nhận là giống
lúa mới (giống Quốc gia) theo Quyết định số
711/QĐ/TT/CLT ngày 07/12/2011 của Cục
Trồng trọt. Giống lúa OM6976 được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cấp bằng bảo hộ
giống cây trồng năm 2011.
3.1.1.2. Đặc tính giống
Đặc tính cơ bản của giống lúa OM6976 được
tóm tắt ở bảng 1.
Bảng 1. Đặc tính cơ bản của giống lúa OM6976
TT Đặc tính TT Đặc tính
1 Thời gian sinh trưởng (ngày) 95-103 12 Tỷ lệ gạo nguyên (%) 50-55
2 Chiều cao cây (cm) 100-110 13 Độ bạc bụng (cấp 1-9) 3
3 Độ cứng cây Rất cứng cây 14 Chiều dài hạt gạo (mm) 7,05-7,10
4 Khả năng đẻ nhánh Khỏe 15 Độ bền thể gel (mm) 55
5 Số bông/m2 (bông) 360-390 16 Hàm lượng amylose (%) 24-25
6 Chiều dài bông (cm) 25-28; bông to, chùm 17 Rầy nâu (cấp) 3-5
7 Số hạt chắc/bông 150-200; đóng hạt dày 18 Đạo ôn (cấp) 3-5
8 Trọng lượng 1000 hạt (g) 25-26 19 Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (LXL) Chống chịu khá
9 Tỷ lệ lép (%) 8-12; ít lép nếu bón nuôi hạt 20 Khả năng chịu mặn 6-8 dSm-1
10 Tỷ lệ gạo lức (%) 80-85; tỷ lệ xay chà cao, vỏ trấu mỏng 21 Khả năng chịu phèn Khá
11 Tỷ lệ gạo trắng (%) 70-75 22 Năng suất (tấn/ha) 6-9
Nguồn: Kết quả nghiên cứu năm 2008 của Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Lúa ĐBSCL và Nguyễn Quốc Lý
và ctv., 2009
Qua phân tích hàm lượng sắt trong hạt gạo
các giống lúa qua 2 năm 2008 và 2009 (bảng 2)
cho thấy, giống lúa OM6976 có hàm lượng sắt
trong hạt gạo trắng 6,99 - 7,01 mg/kg, trong gạo
lức 15,55 - 15,60 mg/kg. Như vậy, hàm lượng
sắt của OM6976 tương đương như giống lúa
giàu sắt Quốc tế IR68144. )Thông thường phần
lớn các giống lúa có hàm lượng sắt trong hạt
gạo trắng khoảng 4-5 mg/kg và trong gạo lức
khoảng 10-12 mg/kg).
Bảng 2. Hàm lượng sắt (mg/kg) trong hạt gạo của giống lúa OM6976
Năm 2008 Năm 2009
TT Tên giống
Gạo trắng Gạo lức Gạo trắng Gạo lức
1 OM6976 7,01 15,60 6,99 15,55
2 IR68144 6,75 16,00 6,75 15,97
Nguồn: Phạm Thị Thắm và Phạm Trung Nghĩa, 2008, 2009.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
206
3.1.1.3. Phát triển trong sản xuất
Giống lúa OM6976 được ưa chuộng vì cho
năng suất rất cao, có tính thích nghi rộng và chịu
mặn nên đã trở thành giống lúa chủ lực của
ĐBSCL và đang được phát triển ở duyên hải
miền Trung. Năm 2011, giống lúa OM6976 được
Viện Lúa ĐBSCL chuyển nhượng bản quyền cho
Công ty Giống cây trồng Trung ương. Giống lúa
OM6976 là sản phẩm được trao tặng Giải thưởng
Bông lúa vàng lần thứ I của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn vào tháng 11/2012.
Diện tích giống lúa OM6976 trong sản xuất
như sau: vụ Hè Thu 2010: 30.000ha, vụ Đông
Xuân 2010 - 2011: 120.000ha, vụ Hè Thu 2011:
200.000ha, vụ Đông Xuân 2011 - 2012:
200.000ha, vụ Hè Thu 2012: 200.000ha. So với
giống phổ biến đối chứng, trong sản xuất đại trà,
giống lúa OM6976 cho năng suất tăng thêm bình
quân 900 kg/ha. Với diện tích tổng cộng từ năm
2010 đến 2012 là 750.000ha, nếu tính giá lúa
bình quân 5.000 đồng/kg, giống lúa OM6976 đã
làm lợi 3.575 tỷ đồng.
3.1.2. Giống lúa OM5451
3.1.2.1. Nguồn gốc và quá trình tạo chọn
Giống lúa OM5451 được tạo chọn từ tổ hợp
lai Jasmine 85/OM2490 thực hiện tại Viện Lúa
ĐBSCL. Jasmine 85 là giống lúa thơm, đặc sản
phổ biến ở ĐBSCL, OM2490 là giống lúa giàu
sắt. Giống lúa OM5451 được đưa vào khảo
nghiệm từ năm 2007 và công nhận là giống lúa
mới theo Quyết định số 711/QĐ/TT/CLT ngày
07/12/2011 của Cục Trồng trọt.
3.1.2.2. Đặc tính giống
Đặc tính cơ bản của giống lúa OM5451 được
tóm tắt ở bảng 3.
Bảng 3. Đặc tính cơ bản của giống lúa OM5451
TT Đặc tính TT Đặc tính
1 Thời gian sinh trưởng (ngày) 93 - 102 12 Tỷ lệ gạo nguyên (%) 46 - 50
2 Chiều cao cây (cm) 100 - 110 13 Độ bạc bụng (cấp 1 - 9) 1
3 Độ cứng cây Cứng cây 14 Chiều dài hạt gạo (mm) 7,0 - 7,1
4 Khả năng đẻ nhánh Khỏe 15 Độ bền thể gel (mm) 100
5 Số bông/m2 (bông) 320 - 350 16 Hàm lượng amylose (%) 18
6 Chiều dài bông (cm) 23 - 25 17 Rầy nâu (cấp) 5
7 Số hạt chắc/bông 70 - 80 18 Đạo ôn (cấp) 7
8 Trọng lượng 1000 hạt (g) 25,0 - 26,0 19 Bệnh vàng lùn, LXL Chống chịu khá
9 Tỷ lệ lép (%) 8 - 12 20 Khả năng chịu mặn 6 - 8 dSm - 1
10 Tỷ lệ gạo lức (%) 78 - 80 21 Năng suất (tấn/ha) 6 - 8
11 Tỷ lệ gạo trắng (%) 68 - 70
Nguồn: Kết quả nghiên cứu năm 2008 của Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Lúa ĐBSCL và Nguyễn Quốc Lý
và ctv., 2009.
Kết quả phân tích hàm lượng sắt các giống
lúa (bảng 4) qua các năm 2008, 2009, 2010 ghi
nhận OM5451 có hàm lượng sắt trong gạo trắng
đạt 6,16- 6,64 mg/kg và trong gạo lức đạt 15,20 -
15,23 mg/kg. So với giống giàu sắt Quốc tế
IR68144, OM5451 có hàm lượng sắt trong gạo
trắng tương đương.
Bảng 4. Hàm lượng sắt trong hạt gạo (mg/kg) của giống lúa OM5451
2008 2009 2010
TT Tên giống
Gạo trắng Gạo lức Gạo trắng Gạo lức Gạo trắng Gạo lức
1 OM5451 6,64 15,20 6,16 15,22 6,62 15,23
2 IR68144 (Đ/C) 6,75 16,00 6,75 15,97 6,76 15,89
Nguồn: Phạm Thị Thắm và Phạm Trung Nghĩa, 2008; Nghị Khắc Nhu và Phạm Trung Nghĩa, 2009; Hồ Thị
Huỳnh Như, 2010.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
207
3.1.2.3. Phát triển trong sản xuất
Giống lúa OM5451 có tính thích nghi rộng,
chịu mặn trung bình, là giống rất được ưa chuộng
cho xuất khẩu. Giống lúa OM5451 được Bộ
Nông nghiệp và PTNT cấp bằng bảo hộ giống
cây trồng năm 2001 và năm 2011 Viện Lúa
ĐBSCL chuyển nhượng bản quyền cho Công ty
cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang.
Diện tích OM5451 trong sản xuất như sau:
vụ Hè Thu 2010: 18.000ha, vụ Đông Xuân
2010 - 2011: 90.000ha, vụ Hè Thu 2011:
110.00ha, vụ Đông Xuân 2011 - 2012:
200.000ha, vụ Hè Thu 2012: 200.000ha. So với
giống phổ biến đối chứng, trong sản xuất đại
trà, giống lúa OM5451 cho năng suất tăng thêm
bình quân 400 kg/ha. Với diện tích tổng cộng
từ năm 2010 đến 2012 là 618.000ha, nếu tính
giá lúa bình quân 5.200 đồng/kg, giống lúa
OM5451 đã làm lợi 1.285 tỷ đồng.
3.1.3. Giống lúa OM5472
3.1.3.1. Nguồn gốc và quá trình tạo chọn
Giống lúa OM5472 được tạo chọn từ tổ hợp
lai OM2718/Jasmine 85 thực hiện tại Viện Lúa
ĐBSCL. Jasmine 85 là giống lúa thơm, phẩm chất
gạo tốt và OM2718 là giống lúa cao sản, giàu sắt.
Giống lúa OM5472 được khảo nghiệm từ năm
2008 và công nhận là giống lúa mới (giống Quốc
gia) theo Quyết định số 457/QĐ/TT/CLT ngày
05/11/2010 của Cục Trồng trọt.
3.1.3.2. Đặc tính giống
Đặc tính cơ bản của giống lúa OM5472 được
tóm tắt ở bảng 5.
Bảng 5. Đặc tính cơ bản của giống lúa OM5472
TT Đặc tính TT Đặc tính
1 Thời gian sinh trưởng (ngày, sạ) 90 - 100 11 Tỷ lệ dài hạt/rộng hạt 3,25
2 Chiều cao cây (cm) 95 - 105 12 Tỷ lệ bạc bụng (%) 3,2
3 Dạng hình (A, B, C, D) A 13 Độ trở hồ (cấp) 6
4 Thân rạ Cứng cây 14 Độ bền thể gel (mm) 45
5 Khả năng đẻ nhánh Khá 15 Hàm lượng amylose (%) 24,8
6 Số bông/m2 310 - 360 16 Đạo ôn (cấp) 3 - 5
7 Chiều dài bông (cm) 24 - 25 17 Rầy nâu (cấp) 3 - 4
8 Số hạt chắc/bông 100 - 110 18 Bệnh vàng lùn, LXL Chống chịu khá
9 Trọng lượng 1000 hạt (g) 26 - 27 19 Năng suất (tấn/ha) 6 - 8
10 Chiều dài hạt gạo (mm) 7,14
Nguồn: Kết quả nghiên cứu năm 2008 của Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Lúa ĐBSCL và Nguyễn Quốc Lý
và ctv., 2009.
Qua phân tích hàm lượng sắt trong hạt gạo
của giống lúa OM5472 qua 2 năm 2009 và 2010
(bảng 6) ghi nhận OM5472 có hàm lượng sắt
trong hạt gạo trắng là 6,20 - 6,23 mg/kg và trong
hạt gạo lức 14,55 - 14,60 mg/kg, đạt tiêu chuẩn
giống lúa giàu sắt.
Bảng 6. Hàm lượng sắt (mg/kg) trong hạt gạo của giống lúa OM5472
2009 2010
TT Giống
Gạo trắng Gạo lức Gạo trắng Gạo lức
1 OM5472 6,20 14,55 6,23 14,60
2 IR68144 (Đ/C) 6,75 15,97 6,76 15,89
Nguồn: Nghị Khắc Nhu và Phạm Trung Nghĩa, 2009; Hồ Thị Huỳnh Như, 2010.
3.1.3.3. Phát triển trong sản xuất
Giống lúa OM5472 đã được phát triển ở
ĐBSCL, tổng diện diện tích khoảng 200.000ha
từ 2008 - 2012. OM5472 làm tăng năng suất
khoảng 400 kg/ha, nếu tính giá lúa bình quân
5.000 đồng/kg, giống lúa OM5451 đã làm lợi
400 tỷ đồng.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
208
3.2. Giống lúa sản xuất thử
* Giống lúa OM3995
Nguồn gốc và quá trình tạo chọn
Giống lúa OM3995 được tạo chọn từ tổ hợp
lai IR841/DS2001. IR841 và DS2001 là giống
lúa thơm. OM3935 được khảo nghiệm từ năm
2008 và công nhận là giống lúa sản xuất thử theo
Quyết định số 386/QĐ-TT-CLT ngày 17/08/2012
của Cục Trồng trọt.
Đặc tính giống
Đặc tính cơ bản của giống lúa OM3935 được
tóm tắt ở bảng 7.
Bảng 7. Đặc tính cơ bản của giống lúa OM3935
TT Đặc tính TT Đặc tính
1 Thời gian sinh trưởng (ngày) 95 - 110 10 Tỷ lệ dài/rộng 3,48
2 Chiều cao cây (cm) 100 - 110 11 Độ bạc bụng (%) 4,5
3 Thân rạ Cứng cây (cấp 1) 12 Độ trở hồ (cấp) 6
4 Khả năng đẻ nhánh Khá 13 Độ bền thể gel (mm) 34,5
5 Số bông/m2 290 - 330 14 Hàm lượng amylose (%) 25 - 26
6 Chiều dài bông (cm) 24,4 15 Đạo ôn (cấp) 5
7 Số hạt chắc/bông 70 - 80 16 Rầy nâu (cấp) 4
8 Trọng lượng 1000 hạt (g) 25 - 26 17 Bệnh vàng lùn, LXL Chống chịu khá
9 Chiều dài hạt gạo (mm) 7,14 18 Năng suất (tấn/ha) 6 - 8
Nguồn: Số liệu năm 20101 từ Bộ môn Công nghệ sinh học. Viện Lúa ĐBSCL và Nguyễn Quốc Lý và ctv., 2011.
Giống lúa OM3995 có hàm lượng sắt trong
gạo trắng là 6,15 mg/kg và gạo lức là 14,54 mg/kg,
so với giống lúa giàu sắt Quốc tế IR68144 có hàm
lượng sắt trong hạt gạo lức hơi thấp nhưng hàm
lượng sắt trong gạo trắng đạt yêu cầu (> 6 mg/kg)
(bảng 8).
Bảng 8. Hàm lượng sắt (mg/kg) trong hạt gạo của giống lúa OM3995
Hàm lượng sắt trong gạo (%)
TT Tên giống
Gạo trắng Gạo lức
1 OM3995 6,15 14,54
2 IR68144 6,66 15,70
Nguồn: Hồ Thị Huỳnh Như, 2011.
Phát triển trong sản xuất
Giống lúa OM3995 đã được phát triển trong sản
xuất khoảng 3.000ha ở ĐBSCL trong năm 2012 và
diện tích đang được mở rộng trong năm 2013.
3.3. Giống lúa đang đăng ký công nhận
Bốn giống lúa xin công nhận sản xuất thử
gồm OM6932, OM6904, OM6916 và OM6983
đã được Hội đồng xét công nhận giống của Cục
Trồng trọt thông qua tại phiên họp ngày 16
tháng 7 năm 2013 tổ chức tại thành phố Hồ Chí
Minh với số phiếu đồng ý là 100%. Tác giả đã
hoàn tất báo cáo và gửi Cục Trồng trọt ngày 26
tháng 7 năm 2013.
3.3.1. Giống lúa OM6932
3.3.1.1. Nguồn gốc và quá trình tạo chọn
Giống lúa OM6932 được chọn tạo từ tổ hợp
lai OM4088/OM5472. OM4088 là giống kháng
sâu bệnh, OM5472 là giống có hàm lượng sắt cao
trong hạt gạo. Giống lúa OM6932 được khảo
nghiệm từ năm 2010, khảo nghiệm Quốc gia vụ
Hè Thu 2011 và Đông Xuân 2011 - 2012.
3.3.1.2. Đặc tính giống
Đặc tính cơ bản của giống lúa OM6932 được
tóm tắt ở bảng 9.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
209
Bảng 9. Đặc tính cơ bản của giống lúa OM6932
TT Đặc tính TT Đặc tính
1 Thời gian sinh trưởng (ngày) 90 - 100 12 Tỷ lệ gạo nguyên (%) 38,3
2 Chiều cao cây (cm) 90 - 95 13 Độ bạc bụng (cấp 1-9) 5
3 Thân rạ Cứng cây trung bình 14 Chiều dài hạt gạo (mm) 7,07
4 Khả năng đẻ nhánh Khỏe 15 Độ bền thể gel (mm) 72 - 75
5 Số bông/m2 (bông) 390 - 420 16 Hàm lượng amylose (%) 24 - 25
6 Chiều dài bông (cm) 21,2 bông to 17 Hàm lượng sắt trong gạo trắng 6,2 - 6,5 mg/kg
7 Số hạt chắc/bông 70 - 80, đóng hạt dày 18 Rầy nâu (cấp) 5
8 Trọng lượng 1000 hạt (g) 26 - 27 19 Đạo ôn (cấp) 7
9 Tỷ lệ lép (%) 18,2 20 Bệnh vàng lùn, LXL Chống chịu khá
10 Tỷ lệ gạo lứt (%) 79,1 21 Khả năng chịu phèn Khá
11 Tỷ lệ gạo trắng (%) 64,5 22 Năng suất (tấn/ha) 6 - 9
Nguồn: Báo cáo của Bộ môn CNSH, Viện Lúa ĐBSCL, năm 2010 và Nguyễn Quốc Lý và ctv., 2011.
Kết quả phân tích hàm lượng sắt của giống
OM6932 trong vụ Hè Thu 2010 ghi nhận, hàm
lượng sắt trong gạo lức đạt 16,53 mg/kg, trong vụ
Hè Thu 2011 OM6932 có hàm lượng sắt trong
gạo lức 16,04 mg/kg và gạo trắng 6,22 mg/kg.
3.3.1.3. Phát triển trong sản xuất
Giống lúa OM6932 phù hợp bổ sung vào cơ
cấu giống lúa cực sớm ở ĐBSCL. Trong năm
2012, giống lúa OM6932 đã được trồng ở nhiều
địa phương như Bến Tre, Kiên Giang, Long An,
Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh,
Cần Thơ..., diện tích trên 15.000ha và sẽ tiếp tục
gia tăng năm 2013.
3.3.2. Giống lúa OM6904
3.3.2.1. Nguồn gốc và quá trình tạo chọn
Giống OM6904 được chọn tạo từ tổ hợp lai
OM5464/OM5472. Giống lúa OM5464 có tính
thích nghi rộng, chống chịu được phèn, mặn và
đặc biệt chịu được hạn. OM5472 có hàm lượng
sắt trong hạt gạo cao. OM6904 được khảo
nghiệm từ năm 2010, khảo nghiệm Quốc gia vụ
Đông Xuân 2010 - 2011 và Hè Thu 2011.
3.3.2.2. Đặc tính giống
Đặc tính cơ bản của giống lúa OM6904 được
tóm tắt ở bảng 10.
Bảng 10. Đặc tính cơ bản của giống lúa OM6904
TT Đặc tính TT Đặc tính
1 Thời gian sinh trưởng (ngày) (sạ) 90 - 95 10 Tỷ lệ gạo nguyên (%) 43,7
2 Chiều cao cây (cm) 90 - 95 11 Độ bạc bụng (cấp 1 - 9) 1
3 Độ cứng cây (cấp) 1 12 Chiều dài hạt gạo (mm) 7,0 - 7,1
4 Khả năng đẻ nhánh Trung bình 13 Độ bền thể gel (mm) 73,5
5 Số bông/m2 (bông) 370 - 400 14 Hàm lượng amylose (%) 25 - 26
6 Số hạt chắc/bông 70 - 80 15 Hàm lượng sắt trong gạo trắng (mg/kg) 6,31
7 Trọng lượng 1000 hạt (g) 26 - 27 16 Rầy nâu (cấp) 5
8 Tỷ lệ gạo lứt (%) 78,4 17 Đạo ôn (cấp) 5 - 7
9 Tỷ lệ gạo trắng (%) 63,5 18 Năng suất trung bình (tấn/ha) 6 - 8
Nguồn: Báo cáo kết quả thí nghiệm của Bộ môn CNSH, Viện Lúa ĐBSCL năm 2010 và Nguyễn Quốc Lý và ctv., 2011.
Kết quả phân tích hàm lượng sắt trong vụ Hè
Thu 2010 ghi nhận giống OM6904 có hàm lượng
sắt trong hạt gạo lức đạt 15,93 mg/kg, vụ Hè Thu
2011, OM6904 có hàm lượng sắt trong gạo lức
16,08 mg/kg và gạo trắng 6,31 mg/kg.
Phát triển trong sản xuất
Giống lúa OM6904 phù hợp đưa vào cơ
cấu giống lúa cực sớm, thích nghi rộng từ
vùng phù sa ngọt đến vùng nhiễm phèn, mặn.
Trong năm 2012, giống lúa OM6904 đã được
nhiều địa phương như Bến Tre, Kiên Giang,
Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Cần Thơ trồng thử nghiệm trên diện
tích 2.000ha. Diện tích sẽ được mở rộng trong
năm 2013.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
210
3.3.3. Giống lúa OM6916
3.3.3.1. Nguồn gốc và quá trình tạo chọn
Giống lúa OM6916 được chọn tạo từ tổ hợp
lai OM4900/OM5472. Giống lúa OM4900 là
giống lúa phẩm chất tốt, năng suất cao, OM5472
là giống lúa có hàm lượng sắt cao trong hạt gạo.
Giống OM6916 được khảo nghiệm từ năm 2010,
khảo nghiệm Quốc gia vụ Đông Xuân 2010 -
2011 và vụ Hè Thu 2011.
3.3.3.2. Đặc tính giống
Đặc tính cơ bản của giống lúa OM6916 được
tóm tắt ở bảng 11.
Bảng 11. Đặc tính cơ bản của giống lúa OM6916
TT Đặc tính TT Đặc tính
1 Thời gian sinh trưởng (ngày) 95 - 100 10 Tỷ lệ gạo nguyên (%) 37,7
2 Chiều cao cây (cm) 90 - 95 11 Độ bạc bụng (cấp 1-9) 1,2
3 Độ cứng cây (cấp) 3 12 Chiều dài hạt gạo (mm) 7,25
4 Khả năng đẻ nhánh Đẻ nhánh khỏe 13 Độ bền thể gel (mm) 85
5 Số bông/m2 (bông) 340 - 380 14 Hàm lượng amylose (%) 20 - 22
6 Số hạt chắc/bông 80 - 90 15 Hàm lượng sắt trong gạo trắng (mg/kg) 6,20 - 6,30
7 Trọng lượng 1000 hạt (g) 26 - 27 16 Rầy nâu (cấp) 5
8 Tỷ lệ gạo lứt (%) 78,2 17 Đạo ôn (cấp) 6
9 Tỷ lệ gạo trắng (%) 66,2 18 Năng suất (tấn/ha) 6 - 8
(Nguồn: Số liệu từ Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Lúa ĐBSCL2010 và Nguyễn Quốc Lý và ctv., 2011)
Kết quả phân tích hàm lượng sắt của các
giống lúa trong vụ Hè Thu 2010 ghi nhận giống
OM6916 có hàm lượng sắt trong gạo lức cao
(16,20 mg/kg) tương đương với giống đối chứng
IR68144 (16,60 mg/kg).
3.3.3.3. Phát triển trong sản xuất
Giống lúa OM6916 có các đặc điểm được ưa
chuộng như thời gian sinh trưởng ngắn, hàm
lượng amylose trung bình (20 - 22%), thơm nhẹ,
chịu được đất mặn, phèn. Trong năm 2012 nhiều
địa phương ở ĐBSCL đã sản xuất thử giống
OM6916 trên 3.000ha và sẽ tiếp tục mở rộng
diện tích trong năm 2013.
3.3.4. Giống lúa OM6893
3.3.4.1. Nguồn gốc và quá trình tạo chọn
Giống lúa OM6893 được chọn lọc theo
phương pháp phả hệ từ tổ hợp lai
OM4498/OM5472. Giống lúa OM4498 và
OM5472 là giống lúa cao sản, ngắn ngày, kháng
rầy nâu và bệnh đạo ôn. Giống lúa OM6893 được
khảo nghiệm từ năm 2010, khảo nghiệm Quốc
gia vụ Hè Thu 2011 và Đông Xuân 2011 - 2012.
3.3.4.2. Đặc tính giống
Đặc tính cơ bản của giống lúa OM6893 được
tóm tắt ở bảng 12.
Bảng 12. Đặc tính cơ bản của giống lúa OM6893
TT Đặc tính TT Đặc tính
1 TGST đối với lúa cấy (ngày) 95-98 11 Độ bạc bụng (cấp 1-9) 1
2 Chiều cao cây (cm) 95-105 12 Chiều dài hạt gạo (mm) 7,01-7,04
3 Cứng cây cấp 1 13 Tỷ lệ D/R 3,22
4 Khả năng đẻ nhánh Khá 14 Hàm lượng amylose (%) 24,37
5 Số bông/m2 330-400 15 Hàm lượng sắt trong gạo trắng (mg/kg) 6,19
6 Chiều dài bông (cm) 24,4 16 Đạo ôn (cấp) 2-5
7 Số hạt chắc/bông 80-90 17 Rầy nâu (cấp) 5
8 Trọng lượng 1000 hạt (g) 27-28 18 Bệnh vàng lùn, LXL Chống chịu khá
9 Tỷ lệ gạo lứt (%) 79-80 19 Năng suất (tấn/ha) 6-8
10 Tỷ lệ gạo trắng (%) 69
Nguồn: Số liệu từ Bộ môn Công nghệ sinh học,2010. Viện Lúa ĐBSCL năm 2010 và Nguyễn Quốc Lý và ctv., 2011.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
211
Kết quả phân tích hàm lượng sắt của các
giống lúa cho thấy trong vụ Hè Thu 2010, giống
OM6893 có hàm lượng sắt trong gạo lức rất cao,
đạt 17,53 mg/kg; trong vụ Hè Thu 2011,
OM6893 có hàm lượng sắt là 15,62 mg/kg ở gạo
lức và 6,19 mg/kg ở gạo trắng.
3.3.4.3. Phát triển trong sản xuất
Trong năm 2012, giống lúa OM6893 đã
được trồng và phát triển tại các địa phương như
Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên
Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long... với
diện tích trên 2.000ha, dự kiến năm 2013 diện
tích sẽ tiếp tục gia tăng.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa giàu
vi chất dinh dưỡng có năng suất, chất lượng cao”
đã đạt mục tiêu tạo ra các giống lúa giàu sắt và có
năng suất, chất lượng cao, bao gồm:
- Ba giống lúa được công nhận chính thức và
phát triển trong sản xuất trên hàng vạn hecta mỗi
vụ và trở thành giống lúa xuất khẩu chủ lực hiện
nay: OM6976, OM5451, OM5472.
- Một giống được công nhận sản xuất thử:
OM3995.
- Bốn giống lúa triển vọng đã qua thông Hội
đồng xét công nhận giống của Cục Trồng trọt:
OM6932, OM6904, OM6916 và OM6983.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CROPSTAT 7.2 Software (2008). International Rice
Research Institute, Philippines.
2. Eberhart S.A and Russel W.A (1966). Stability
parameters for comparing varieties. Crop Sci. 6:
36-40.
3. Hass, Jere D (2011). Biofortificacion de alimentos
(arroz y frijol), una nueva estrategia para reducir la
anemia. Instituto Nacional de Salud Publica
Cuernavaca, Morelos, Mexico, March 1, 2011.
4. Hồ Thị Huỳnh Như (2010). Báo cáo kết quả thí
nghiệm phân tích hàm lượng sắt các dòng lúa triển
vọng năm 2010.
5. Hồ Thị Huỳnh Như (2011). Báo cáo kết quả thí
nghiệm phân tích hàm lượng sắt các dòng triển vọng
vụ Đông Xuân 2010 - 2011.
6. Hossain A and Virk P. (2005). Rice grain iron
estimation, a simple method by. HarvestPlus rice
crop meeting, November 24 - 25, 2005. IRRI, Los
Banos, Phillippines.
7. IRRI (1996). Standard Evaluation System for Rice.
International Rice Research Institute, Philipines.
8. Nghị Khắc Nhu, Phạm Trung Nghĩa (2009). Báo cáo
kết quả thí nghiệm phân tích hàm lượng sắt các dòng
lúa triển vọng 2009.
9. Nguyễn Quốc Lý, Bùi Ngọc Tuyển và ctv., (2009).
Báo cáo kết quả khảo nghiệm giống lúa mới ngắn
ngày tại các tỉnh Nam Bộ vụ Hè Thu 2009.
10. Nguyễn quốc Lý, Bùi Ngọc Tuyển và ctv., (2011).
Báo cáo kết quả khảo nghiệm giống lúa mới ngắn
ngày tại các tỉnh nam bộ vụ Đông Xuân 2010 -
2011.
11. Phạm Thị Thắm, Phạm Trung Nghĩa (2008) Báo cáo
kết quả thí nghiệm phân tích hàm lượng sắt các dòng
lúa triển vọng 2008.
12. Phạm Thị Thắm, Phạm Trung Nghĩa (2009). Báo
cáo kết quả thí nghiệm phân tích hàm lượng sắt các
dòng lúa triển vọng trong vụ Đông Xuân 2008-2009.
13. Trần Thị Cúc Hòa, Bùi Bá Bổng (2005). Đánh giá
hàm lượng các chất dinh dưỡng vi lựơng và đa
lượng trong hạt gạo của một số giống lúa Việt Nam.
Tạp chí Khoa học Công nghệ của Bộ Nông nghiệp
và PTNT.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_48_5257_2130135.pdf