Nghiên cứu chọn tạo giống cây có củ (khoai tây, khoai lang, sắn) cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Trung du, miền núi phía Bắc giai đoạn 2011-2015

Tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống cây có củ (khoai tây, khoai lang, sắn) cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Trung du, miền núi phía Bắc giai đoạn 2011-2015: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 432 NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÂY CÓ CỦ (KHOAI TÂY, KHOAI LANG, SẮN) CHO CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2011-2015 Ngô Doãn Đảm, Trịnh Văn Mỵ, Trương Công Tuyện, Đỗ Thị Bích Nga, Nguyễn Đạt Thoại, Trần Đức Hoàng, Nguyễn Thị Thúy Hoài, Nguyễn Trọng Hiển, Niê Xuân Hồng và ctv. Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm SUMMARY Breeding new potato, sweet potato and cassava varieties for the Red River Delta- and the Northern Mountainous- growing regions of Vietnam The ministry-level research prioject “Breeding new potato, sweet potato and cassava varieties for the Red River Delta- and the northern mountainous- growing regions of Vietnam” has been implementaed by the Field Crops Research Insitutte during 2011-2015. This report highlights the major results of the first half term (2011-2013) of project implementation. The project employed comvetional methods in breeding new potato, sweet pot...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống cây có củ (khoai tây, khoai lang, sắn) cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Trung du, miền núi phía Bắc giai đoạn 2011-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 432 NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÂY CÓ CỦ (KHOAI TÂY, KHOAI LANG, SẮN) CHO CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2011-2015 Ngô Doãn Đảm, Trịnh Văn Mỵ, Trương Công Tuyện, Đỗ Thị Bích Nga, Nguyễn Đạt Thoại, Trần Đức Hoàng, Nguyễn Thị Thúy Hoài, Nguyễn Trọng Hiển, Niê Xuân Hồng và ctv. Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm SUMMARY Breeding new potato, sweet potato and cassava varieties for the Red River Delta- and the Northern Mountainous- growing regions of Vietnam The ministry-level research prioject “Breeding new potato, sweet potato and cassava varieties for the Red River Delta- and the northern mountainous- growing regions of Vietnam” has been implementaed by the Field Crops Research Insitutte during 2011-2015. This report highlights the major results of the first half term (2011-2013) of project implementation. The project employed comvetional methods in breeding new potato, sweet potato, and cassave varieties, including the evaluation of breeding material, crossing, screening promissing clones, advanced yield trials and regional yield trials. As of the early 2013, one cassave variety Sa21-12 which was recognized as a national variety has been developed by the Project. Sa-21-12 gives high fresh root yield (30-35 tons/ha), high starch content (28%), high dry matter content (39%), low cyanogenic content, good plant type... Sa21-12 is higly adapted to different growing conditions in the North of Vietnam; and is suitable for both industrial processing and fresh using purpose. The project also bred one potato and one sweet potato variety which are now in the reginal testing stage. The potato variety KT4 has good plant vigor and high resistance to virus and late blight; gives a yield of 16,7 ton/ha; tubers have yellow skin and flesh, dry mater content of 20.3%. The variety is highly preferred by famers for fresh consumption production purpose. The variety KLC3 could give storage yield of 20.6 to 20.73 t/ha in the winter crop and 22.1 t/ha in the spring crop; its root dry matter contents reached 29.0 to 30.2% in the winter and 31.4% in the spring-growing condition; root starch contents of 20.4 to 21.3%; root dry matter yields of 5.93 - 6.93 t/ha, root starch yields of 4.3 to 4.7 t/ha. KLC3 has attractive slight pink root skin color and bright dark yellow root flesh color; good eating quality. This variety is very suitable for the sweet potato production for fresh consumption purpose. Keywords: Breeding, potato, sweet potato, cassava. I. ĐẶT VẤN ĐỀ* Khoai tây, khoai lang và sắn là ba cây chủ lực trong nhóm các cây có củ ở nước ta, có vai trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho người và thúc đẩy phát triển chăn nuôi, công nghiệp chế biến. Trong những năm gần đây, diện tích khoai tây ở nước ta ổn định trong khoảng 25.000- 30.000 ha với năng suất trung bình đạt 13 tấn/ha. Như vậy, năng suất khoai tây ở Việt Nam còn rất thấp. Sản lượng khoai lang cả nước năm 2011 đạt 1.391.000 tấn từ tổng diện tích 148.500 ha, giảm Người phản biện: TS. Đào Huy Chiên. liên tục từ 304.000 ha năm 1995 đến 205.000 ha năm 2000 và 150.800 ha năm 2010. Năng suất bình quân năm 2011 chỉ đạt 9,4 tấn; thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn thế giới 13.10 tấn/ha. Ba vùng sinh thái nông nghiệp phía Bắc chiếm tới 78.9% diện tích khoai lang cả nước (Bắc Trung Bộ 31.1%; vùng Đông Bắc 23.4%; ĐBSH 18.6% và vùng Tây Bắc 5.7%). Năm 2008, cả nước trồng 557.700 ha sắn, năng suất trung bình đạt 16.9 tấn/ha và tổng sản lượng đạt 9.39 triệu tấn củ tươi. Có tới 78% diện tích và sản lượng sắn cả nước tập trung ở 4 vùng sản xuất chính: Duyên hải Trung bộ (168.800 ha), Tây Nguyên (150.100 ha), Đông Nam Bộ (113.500 ha) và miền núi phía Bắc (110.000 ha). Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 433 Cây sắn hiện đã trở thành cây công nghiệp thay vì là cây lương thực cứu đói như trong quá khứ. Sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do dễ trồng, không kén đất, đầu tư ít vốn, phù hợp điều kiện kinh tế nông hộ. Trong giai đoạn 2011 - 2015, Viện CLT- CTP được Bộ NN-PTNT giao chủ trì đề tài trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu chọn tạo giống cây có củ (khoai tây, khoai lang, sắn) cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du, miền núi phía Bắc”. Theo qui định quản lý của Bộ NN-PTNT và của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (Viện KHNN VN), báo cáo giữa kỳ này trình bày kết quả thực hiện đề tài từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2013. Với mục tiêu là chọn tạo và phát triển được các giống khoai tây, khoai lang và sắn, năng suất cao chất lượng tốt phù hợp cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và trung du miền núi (TD-MN) phía Bắc, cụ thể như sau: - Chọn tạo được một số giống khoai tây, khoai lang và sắn, năng suất (NS) tăng 10-15% so với giống đang trồng; trong đó: - Chọn tạo được giống khoai tây để ăn tươi NS 22-25 tấn/ha, tỷ lệ chất khô (TLCK) 17-20%; giống cho chế biến chips, NS 20-22 tấn/ha, TLCK 20-22%. Các giống mới phù hợp điều kiện vụ đông ở ĐBSH. - Chọn tạo được giống khoai lang mới cho năng suất cao (25-30 tấn/ha, TLCK 20-25%) và giống chất lượng cao (NS 20-25 tấn/ha, TLCK 25- 30%). Các giống mới chủ yếu phục vụ sản xuất vụ đông ở ĐBSH và vùng trung du phía Bắc. - Chọn tạo được giống sắn mới để ăn tươi (NS 25-30 tấn/ha, tỷ lệ tinh bột 28-30%, hàm lượng HCN thấp), thích hợp với vùng trồng sắn ở TD-MN phía Bắc. - Xây dựng được qui trình kỹ thuật canh tác cho các giống mới. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Đối với cả 3 cây khoai tây, khoai lang và sắn, đề tài sử dụng các nguồn vật liệu sau đây: - Các dòng giống đã có kế thừa từ giai đoạn 2006-2010. - Vật liệu tạo mới và nhập nội bổ sung trong năm 2011 và 2012. - Các giống đối chứng: là các giống đã được công nhận và các giống truyền thống được trồng phổ biến. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp chọn tạo giống khoai tây - Khảo sát, đánh giá lại nguồn vật liệu hiện có về tiềm năng năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh, ghẻ củ; hàm lượng tinh bột, chất khô và các chỉ tiêu chất lượng có liên quan khác; khả năng ra hoa đậu quả để tạo tổ hợp lai mới. - Lai hữu tính và chọn lọc theo các tính trạng mục tiêu về nông sinh học, năng suất và chất lượng củ, khả năng chống chịu sâu bệnh hại... - Các bước so sánh sơ bộ, so sánh chính qui, khảo nghiệm sinh thái, khảo nghiệm sản xuất và sản xuất thử được tiến hành theo theo phương pháp của Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP); Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai tây QCVN:2011/BNNPTNT và các qui định của Viện CLT-CTP. 2.2.2. Phương pháp chọn tạo giống khoai lang - Duy trì tập đoàn giống khoai lang: Trồng trong vại và ngoài đồng ruộng. - Đánh giá khả năng ra hoa, kết quả của tập đoàn khoai lang trong điều kiện tự nhiên vùng ĐBSH (ĐBSH). - Lai tạo các tổ hợp lai mới theo phương pháp lai đa giao và lai xác định. - Chọn lọc dòng: Áp dụng phương pháp của CIP và một số quy định của TT NC&PT CCC. - Các khâu so sánh các dòng khoai lang triển vọng; nghiên cứu biện pháp kỹ thuật (mật độ, phân bón..) và khảo nghiệm giống khoai lang triển vọng theo Quy phạm khảo nghiêm giống khoai lang của Bộ NN & PTNT (10TCN223-95), phương pháp của CIP và một số quy định của TT NC&PT CCC. - Xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất khoai lang bằng giống mới bằng các ô thửa lớn, VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 434 có sự tham gia của nông dân đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình. 2.2.3. Phương pháp chọn tạo giống sắn Trình tự các bước tiến hành chọn lọc, đánh giá giống, các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu của CIAT và Chương trình sắn Việt Nam; Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc gia (Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng Quốc gia), các qui định của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Cây có củ. - Các bước đăng ký khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm giống chính qui, khảo nghiệm sản xuất, sản xuất thử và công nhận giống cho sản xuất thử và công nhận chính thức giống cây trồng mới theo qui định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả chọn tạo giống khoai tây 3.1.1. Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu Trong 2 năm 2011-2012, Đề tài đã lai tạo được tổng số 30 tổ hợp lai mới trong điều kiện vụ hè thu tại Sapa Lào Cai, đã thu được 37.700 hạt lai để gieo trồng, đánh giá và chọn tạo giống khoai tây mới theo mục tiêu. 3.1.2. Nghiên cứu chọn lọc các dòng, giống khoai tây mới 3.1.2.1. Kết quả chọn dòng trong nhà lưới với các tổ hợp lai thu năm 2011 Đã tiến hành gieo trồng 14 tổ hợp hạt lai thu được từ năm 2011, trồng 2800 cây thực sinh trong nhà lưới trong vụ xuân hè năm 2012 tại Sapa, chọn được 696 dòng; qua bảo quản còn lại 458 dòng được đánh giá tại Thanh Trì trong vụ đông 2012 và đã chọn được chọn được 15 dòng tiêu biểu. Các dòng được chọn có khả năng sinh trưởng, phát triển khá và tốt; năng suất củ khá cao (giao động từ 300 - 700 g/khóm). Về đặc điểm củ, đa số các dòng được chọn có dạng củ hình oval, vỏ củ màu vàng, mắt củ nông và ruột củ màu vàng như giống đối chứng Solara. 3.1.2.2. Kết quả chọn dòng năm 2 từ các tổ hợp hạt lai nhập nội từ CIP năm 2010 Từ 22 tổ hợp với 92 dòng được đánh giá, đã chọn được 17 dòng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh, không bị sâu hại, một số dòng có khả năng ra hoa. 3.1.2.3. Kết quả chọn dòng năm 4 từ các tổ hợp khoai tây hạt lai tại Sapa Thí nghiệm chọn dòng năm thứ 4 với 5 dòng (VR-3.4, VR-1.1, VR-24.5, VR-8.6, MS-33.1) so với 2 giống đối chứng KT3 và Solara. Qua đánh giá đã chọn được 4 dòng có số củ/khóm cao, tỷ lệ củ có đường kính từ 3 - 5cm cao; dạng hình oval, mắt củ nông (điểm 3), ruột củ màu vàng; năng suất đạt 252 - 300 g củ/khóm; sinh trưởng, phát triển và chống chịu sâu bệnh khá hơn giống đối chứng Solara. 3.1.2.4. Kết quả đánh giá các dòng, giống khoai tây nhập nội từ CIP năm 2010 Các dòng, giống đánh giá có khả năng sinh trưởng, phát triển ở mức khá, có mức độ nhiễm sâu bệnh ở mức thấp, tương đương giống đối chứng Solara. Nhìn chung các dòng đánh giá cho năng suất cao, chỉ hai dòng cho năng suất thấp là: dòng 73 và 87 đạt 8,87 và 8,11 tấn/ha, 3 dòng: 61, 71 và 75a cho năng suất đạt 10 -11 tấn/ha, một số dòng cho năng suất đạt từ 11 - 14 tấn/ha, sáu dòng (61, 63, 66, 70, 83 và 86) đạt năng suất >15 tấn/ha. Trong đó các dòng: 61, 75, 83 và 86 cho năng suất tương đương giống đối chứng Solara. 3.1.3. Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác và nhân giống sơ bộ cho các giống khoai tây mới 3.1.3.1. Kết quả nghiên cứu mật độ và mức phân bón thích hợp cho 2 giống khoai tây triển vọng 105 và 905 Kết quả nghiên cứu mật độ trồng thích hợp cho giống khoai tây triển vọng số 105 và 905 cho thấy: Mật độ 4 khóm/m2cho năng suất thấp nhất (giống 105 đạt 15,06 tấn/ha và giống 905 đạt 14,22 tấn/ha). Năng suất củ ở 2 công thức mật độ cao hơn (5 và 6 khóm/m2) tương đương nhau; nhưng tỷ lệ số củ có đường kính trung bình (3 - 5cm) cao hơn và tỷ lệ củ lớn (> 5cm) thấp hơn. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 435 Bảng 1. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của hai giống khoai tây triển vọng 105 và 905 khi chịu tác động của các mật độ trồng khác nhau. Tỉ lệ cỡ củ (%) Giống Mật độ (khóm/m2) Số củ/khóm (#) NS (tấn/ha) Củ loại (%) >5cm 3-5cm <3cm 4 5,6 15,06 2,9 55,2 38,1 3,8 105 5 5,1 16,31 3,2 48,3 46,2 2,3 6 5,0 17,52 0,7 38,6 58,3 2,4 4 5,3 14,22 2,1 35,6 60,9 1,4 905 5 5,2 16,52 2,1 31,3 65,0 1,6 6 5,3 17,32 0,8 26,7 70,3 2,2 CV (%) 17,5 14,9 LSD.05 1,7 1,5 Bảng 2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của của hai giống khoai tây triển vọng 105 và 905 khi chịu tác động của mức phân bón khác nhau. Tỉ lệ cỡ củ (%) Giống Mức phân bón* Số củ/khóm (#) NS (tấn/ha) Củ loại (%) >5cm 3-5cm <3cm 105 MP1 4,9 15,78 2,1 49,1 45,8 3,0 MP2 4,1 14,09 3,3 53,1 39,2 4,4 MP3 4,6 16,52 6,6 54,4 35,9 3,1 MP4 4,2 13,37 6,0 41,4 49,3 3,3 905 MP1 4,6 15,69 2,6 24,5 71,7 1,2 MP2 4,9 15,52 2,4 21,5 74,5 1,6 MP3 4,8 15,47 2,1 19,3 76,6 2,0 MP4 5,0 15,95 4,3 23,1 70,8 1,8 CV (%) 5,5 LSD.05 1,48 Ghi chú: MP1, MP2, MP3 dùng phân đơn N + P2O5 + K2O (kg/ha): MP1 = 120:120:120, MP2 = 150:150:150, MP3 = 180:180:180; MP4 dùng NPK tổng hợp tương đương mức 150:150:150. Số liệu trình bày tại Bảng 2 cho thấy với giống 105, năng suất củ cao nhất (16,52 tấn/ha) đạt được ở mức phân MP3 (180 N + 180 P2O5 + 180 K2O, kg/ha); trong khi đó công thức bón NPK tổng hợp (MP4) cho năng suất thấp nhất (13,37 tấn/ha) và tỷ lệ cỡ củ to (> 5cm) thấp nhất. Với giống 905, năng suất củ của cả 4 mức phân giao động từ 15,47 đến 15,95 tấn/ha và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các công thức. 3.1.3.2. Nhân giống sơ bộ Trong vụ đông năm 2012 tại vùng núi Sapa, Đề tài đã nhân được 52.658 củ giống mini (cấp giống SNC) đối với giống khoai tây triển vọng 105, để tiếp tục nhân giống tại đồng bằng sông Hống trong năm 2013, phục vụ khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất giống này trong thời gian tới. 3.1.4. Khảo nghiệm và xây dựng mô hình thử nghiệm giống mới Bảng 3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 3 giống khoai tây 105, 505 và 905 trồng thử nghiệm tại Vũ Thư Thái Bình vụ đông 2012. Tỉ lệ cỡ củ (%) TP Giống Số củ/ khóm (#) NSTT (tấn/ha) NSTP (tấn/ha) >5cm 3-5cm <3cm TLCK củ (%) 105 4,9 16,7 16,5 62,8 32,4 3,6 20,3 505 5,9 23,6 23,5 67,2 25,5 2,3 19,3 905 6,4 21,4 13,1 38,9 18,3 4,0 18,5 Solara (Đ/C) 4,7 12,9 56,3 38,8 2,1 - CV (%) 17,9 14,0 LSD.05 1,9 5,01 Ghi chú: NSTT = năng suất thực thu, NSTP = NS thương phẩm, TLCK = tỷ lệ chất khô. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 436 Ba giống khảo nghiệm tại Thái Bình (bảng 3) đều sinh trưởng, phát triển tốt, mức độ nhiễm sâu bệnh hại thấp; trong đó giống số 105 sinh trưởng, phát triển tốt nhất và cao hơn cả giống đối chứng Solara. Cả 3 giống giống khảo nghiệm đều cho năng suất cao hơn giống đối chứng Solara (12,9 tấn/ha). Giống 505 đạt năng suất thực thu (23,6 tấn/ha) và năng suất củ thương phẩm (23,5 tấn/ha) cao nhất. Giống 905 tuy cho năng suất thực thu cao (21,4 tấn/ha), nhưng do tỷ lệ củ bị nhiễm bệnh ghẻ củ cao nên năng suất củ thương phẩm chỉ đạt 13,1 tấn/ha. Tuy giống 105 chỉ đạt năng suất củ thực thu 16,7 tấn/ha, nhưng năng suất củ thương phẩm vẫn đạt 16,5 tấn/ha và cao hơn hẳn giống 905. Về tỷ lệ chất khô củ, giống 105 nổi trội hơn cả với tỷ lệ chất khô củ đạt tới 20,3%, cao hơn hẳn so với 2 giống 505 và 905. Bảng 4. Kết quả khảo nghiệm sản xuất các giống khoai tây triển vọng tại Vũ Thư - Thái Bình vụ đông 2012 Giống Hộ sản xuất Năng suất (tấn/ha) TGST (ngày) Mốc sương (1-9) Virus (%) Héo xanh (%) Mức độ chấp nhận của nông dân Hộ 1 15,92 3 2,4 0,4 105 Hộ 2 15,00 3 1,4 0,6 Cao Hộ 3 19,25 90 3 4,1 0,8 Hộ 1 26,42 3 0 0,3 505 Hộ 2 24,75 3 0,6 4,4 Rất thấp Hộ 3 19,50 90 3 0,6 0,6 Hộ 1 21,42 3 0 0,4 905 Hộ 2 21,33 3 0 0,6 Thấp Hộ 3 21,42 82 3 0 0,3 Solara (Đ/C) 12,93 85 5 0,1 5,9 Trong số 3 giống được khảo nghiệm sản xuất (bảng 4), thì giống 105 được nông dân chấp nhận cao do sinh trưởng khỏe và chông chịu tốt với sâu bệnh; cho năng suất củ khá cao; vỏ củ màu vàng sáng, thịt củ màu vàng đậm, củ có dạng hình oval hấp dẫn giống như củ của giống Solara; củ thương phẩm dễ tiêu thụ. Nông dân mong muốn giống này được phát triển rộng ra sản xuất trong thời gian tới. Giống 905 được nông dân tại Thái Bình chấp nhận thấp, mặc dù giống này có ưu điểm là cây khoẻ, thân mập, phủ luống nhanh, chống chịu sâu bệnh tốt, TGST ngắn (chỉ khoảng 82 ngày), năng suất củ cao (21,4 tấn/ha), thịt của màu vàng đậm; nhưng có nhược điểm là vỏ củ màu đỏ nhạt, dạng củ oval dẹt, khó tiêu thụ. Giống 505 bị nông dân đánh giá là rất khó chấp nhận, do vỏ củ màu trắng, thị củ màu trắng kem, giá bán thấp; mặc dù giống này đạt năng suất củ khá cao (23,6 tấn/ha). Vì vậy định hướng khai thác thời gian tới đối với giống này có thể là để phục vụ chế biến chips, vì giống đạt tỷ lệ chất khô củ khá cao (19,3%). 3.2. Kết quả chọn tạo giống khoai lang 3.2.1. Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu Lai đa giao (thụ phấn tự do): Trong năm 2012, Đề tài đã xây dựng vườn lai đa giao khoai lang gồm 40 giống bố mẹ. Kết quả đánh giá cho thấy có 38/40 dòng, giống được sử dụng làm mẹ ra hoa kết hạt (trừ giống Hoàng Long và dòng D10.5 không ra hoa kết quả). Đã thu được 8007 hạt lai đa giao để đánh giá tiếp trong năm 2013. Lai có kiểm soát bố, mẹ (lai xác định tổ hợp): Đã tiến hành 36 cặp lai có kiểm soát và đã thu được tổng số 529 hạt lai để đánh giá trong năm 2013. 3.2.2. Chọn lọc dòng giống mới Bảng 5. Kết quả chọn dòng khoai lang năm 2012 TT Thế hệ Số lượng tổ hợp Số dòng trồng Số dòng được chọn Ghi chú 1 F1Co 18 1476 580 Trồng từ cây thực sinh 2 F1C1 26 1363 86 Chọn lọc 2 vụ/năm 3 F1C2 23 60 23 Chọn lọc 2 vụ/năm 4 F1C3 10 18 9 Chọn 1vụ/năm Cộng 77 2917 698 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 437 Năm 2012 đề tài đã đánh giá 2917 lượt dòng ở các thế hệ khác nhau thuộc 77 tổ hợp hạt lai (bảng 5). Đã chọn lọc được 698 dòng ưu tú, trong đó có 6 dòng rất có triển vọng ở thế hệ thế hệ F1C2 (bảng 6). Bảng 6. Năng suất, một số yếu tố cấu thành năng suất củ và chất lượng củ của 6 dòng được chọn ở thế hệ F1C2. TT Dòng/giống Số củ/khóm (củ) P củ/khóm (g) Tỷ lệ củ TP (%P) NS củ (tấn/ha) Điểm ăn nếm (1-5)* Tỷ lệ CK (%) 1 Lim OP 4,1 325 72,6 13,5 4 28,8 2 KL15Đ OP 3,6 385 84,4 16,0 4 26,7 3 KB1 OP-1 3,2 405 82,7 16,8 3 24,2 4 KB1 OP-2 3,8 418 86,2 17,4 3 26,2 5 D19-1 OP 3,2 390 84,6 16,2 3 24,9 6 Hoàng Long 3,8 315 76,3 13,1 4 25,3 Trung bình 3,6 372 81,0 15,5 Ghi chú: TP = thương phẩm, CK = chất khô (1-5)*: Thang điểm 1 = rất kém, 2 = kém, 3 = chấp nhận, 4 = ngon, 5 = rất ngon. Kết quả chọn dòng khoai lang vụ thứ 4 (F1C3): Từ 18 dòng thuộc 10 tổ hợp sau khi được chọn lọc vụ Xuân Hè 2012 đã được trồng, đánh giá ở vụ Đông 2012-2013 và chọn được 9 dòng ưu tú (bảng 7). Bảng 7. Năng suất, một số yếu tố cấu thành năng suất củ và chất lượng củ của 9 dòng triển vọng ở thế hệ F1C3 TT Dòng/giống Số củ/khóm (củ) P củ/khóm (g) Tỷ lệ củ TP (%P) NS củ (tấn/ha) Điểm ăn nếm (1-5)* Tỷ lệ CK (%) 1 HQ4 OP 4,2 450 86,6 18,7 3 28,7 2 D20-29.OP 4,4 405 77,4 16,8 3 26,2 3 D16 3,4 284 72,9 11,8 3 28,3 4 D15-1 3,8 281 78,6 11,7 4 30,3 5 D15-9 3,5 325 74,1 13,5 3 30,7 6 D7-1 3,2 276 81,7 11,5 4 28,5 7 D13-2 3,6 380 87,3 15,8 3 26,3 8 D6-5 3,6 368 81,5 15,3 3 25,7 9 D3-6 3,6 337 80,7 14,4 4 30,8 Hoàng long 3,4 288 78,3 12,0 4 25,8 Ghi chú: TP = thương phẩm, CK = chất khô (1-5)*: Thang điểm 1 = rất kém, 2 = kém, 3 = chấp nhận, 4 = ngon, 5 = rất ngon. 3.2.3. So sánh một số dòng khoai lang triển vọng Trong vụ đông 2012, Đề tài đã so sánh 8 dòng khoai lang triển vọng triển vọng: HQ11, HQ7, D10.5, D3.4, D3.12, KLbh, KL15Đ, KL15T với giống đối chứng Hoàng Long (bảng 8). Đã xác định được 6 dòng (HQ11, HQ7, D3.4, D3.12, KL15T và KL15Đ) cho năng suất củ tương đương và cao hơn giống đối chứng; trong đó dòng HQ11 cho năng suất củ cao nhất (17,1 tấn/ha) và cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng Hoàng Long. Bảng 8. Năng suất, một số yếu tố cấu thành năng suất củ và chất lượng củ của 8 dòng khoai lang triển vọng được so sánh trong vụ đông 2012. Chất lượng củ luộc (1-5)* TT Dòng Số củ/khóm P củ/ khóm NSTL (tấn/ha) NS củ (tấn/ha) NSTP (t/ha) TLCK (%) Xơ Bở Ngọt 1 HQ11 4,5 411 15,1 17,1 14,7 24,5 1 2 3 2 HQ7 4,3 344 13,2 14,3 11,9 26,9 1 2 3 3 D3.4 3,8 370 13,6 15,4 12,0 29,1 2 3 4 4 D3.12 4,0 322 11,8 13,4 9,7 29,6 2 3 4 5 KL15Đ 3,8 317 11,7 13,2 9,4 31,2 2 3 4 6 KL15T 4,1 344 13,2 14,3 11,3 30,1 2 3 4 7 KLbh 4,0 274 12,6 11,4 7,3 27,8 2 3 4 8 D10.5 4,3 257 8,8 10,7 6,7 30,3 3 4 4 9 HL (Đ/C) 4,0 322 12,5 13,4 9,5 25,8 2 3 4 CV (%) 11,8 8,6 11,2 LSD.05 2,55 2,03 1,99 Ghi chú: NSTL = năng suất thân lá, NSTP = năng suất thương phẩm; TLCK = tỷ lệ chất khô củ (1-5)*: Điểm 1= Không bở/ngọt/xơ; Điểm 3 = Bở, ngọt trung bình; Điểm 5 = Rất bở, rất ngọt, nhiều xơ. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 438 Các dòng HQ11, dòng D3.4 và dòng HQ7 cho năng suất củ thương phẩm cao (đạt 14,7; 12,0 và 11,9 tấn/ha, tương ứng) và cao hơn giống đối chứng; dòng có năng suất củ thương phẩm thấp hơn đối chứng là D10.5 và KLbh, các dòng còn lại tương đương với giống đối chứng. Về chất lượng củ: Hầu hết các dòng khoai lang có hàm lượng chất khô củ cao hơn giống đối chứng Hoàng Long, riêng dòng HQ11 có hàm lượng chất khô củ thấp nhất và thấp hơn giống Hoàng Long (đạt 24,5%). Dòng khoai lang KL15Đ có hàm lượng chất khô củ cao nhất đạt 31,2%. Về chỉ tiêu chất lượng củ luộc, hầu hết các dòng được đánh giá có độ xơ rất ít đến ít; dòng D10.5 nhiều xơ nhất (điểm 3). Về độ ngọt và độ bở có dòng HQ11 và HQ7 có độ bở hơi kém (điểm 2) và độ ngọt trung bình, riêng dòng D10.5 có chất lượng củ bở, các dòng còn lại có độ bở và độ ngọt tương đương giống Hoàng Long. 3.2.4. Kết quả khảo nghiệm các giống khoai lang triển vọng Trong vụ đông 2012, 5 giống khoai lang triển vọng HQ11, KL15Đ, KL15T, D3.4, D10.5 và giống đối chứng Hoàng Long đã được khảo nghiệm tại HTX Mộc Bắc, Yên Hoà, Duy Tiên, Hà Nam. Kết quả khảo nghiệm (bảng 9) cho thấy dòng HQ11 cho năng suất củ (22,5 tấn/ha) và năng suất thân lá (17,1 tấn/ha) rất cao. Dòng D10.5 cho năng suất củ (10,1 tấn/ha) và năng suất thân lá (9,4 tấnha) thấp nhất. Các dòng khác đạt năng suất củ và năng suất thân lá tương đương với giống đối chứng Hoàng Long. Bảng 9. Năng suất, một số yếu tố cấu thành năng suất củ và chất lượng củ của 6 dòng khoai lang triển vọng được khảo nghiệm tại Duy Tiên, Hà Nam trong vụ đông 2012 Chất lượng củ luộc (1-5)* TT Dòng Số củ/khóm P củ/ khóm NSTL (tấn/ha) NS củ (tấn/ha) TLTP (%) TLCK (%) Xơ Bở Ngọt 1 D10.5 4,1 243 9,4 10,1 58,4 30,2 3 4 4 2 HQ11 4,3 541 17,1 22,5 89,8 26,1 1 2 2 3 KL15Đ 3,6 334 13,5 13,9 80,6 29,7 2 3 3 4 KL15T 3,9 363 14,3 15,1 79,5 29,4 2 3 3 5 D3.4 4,3 375 14,6 15,6 80,8 27,8 2 3 3 6 HL (Đ/C) 4,0 337 13,7 14,0 79,3 27,2 2 3 3 CV (%) 8,5 7,7 LSD.05 2,1 2,1 Ghi chú: NSTL = năng suất thân lá, TLTP = tỷ lệ củ thương phẩm; TLCK = tỷ lệ chất khô củ (1-5)*: Điểm 1= Không bở/ngọt/xơ; Điểm 3 = Bở, ngọt trung bình; Điểm 5 = Rất bở, rất ngọt, nhiều xơ Các dòng D10.5; KL15Đ; KL15T có hàm lượng chất khô cao hơn giống đối chứng và đạt từ 29,4-30,2%, ăn bở và ngon; Hàm lượng chất khô cao nhất (30,2%), ăn ngon, ngọt nhất là dòng D10.5 nhưng hơi nhiều xơ. Dòng có hàm lượng chất khô thấp nhất, thấp hơn giống đối chứng là HQ11 đạt 26,1%, ăn hơi nhão hơi nhạt; dòng D3.4 có hàm lượng chất khô 27,8% tương đương với giống đối chứng Hoàng Long (27,2%). Tổng hợp kết quả nghiên cứu, so sánh, khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất, Đề tài đã chọn được giống khoai lang chất lượng cao có triển vọng nhất là giống KL15T: sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện vụ đông ở ĐBSH; số củ vừa phải (khoảng 4 củ/khóm); năng suất củ đạt 15,1 tấn/ha; vỏ củ màu hồng đậm, thịt củ màu vàng cam; hàm lượng chất khô cao (29,4%); chất lượng ăn nếm ngon, được nông dân chấp nhận cao. Đề tài đã có kế hoạch khảo nghiệm rộng để tiến tới đề nghị công nhận sản xuất thử giống này trong thời gian tới. 3.3. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống sắn 3.3.1. Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu Nhằm tìm hiểu khả năng ra hoa đậu quả và lai tạo tổ hợp sắn lai mới trong điều kiện phía Bắc, năm 2012 Viện CLT-CTP đã thiết kế thí nghiệm vườn lai giống sắn tại xã Kim Lư, huyện Na Rì, Bắc Cạn. Mục đích của thí nghiệm này nhằm nghiên cứu khả năng ra hoa, kết hạt của các giống sắn trong điều kiện trồng tự nhiên để thu các tổ hợp lai đao giao, tiến tới lai tạo các tổ hợp lai có kiểm soát với các cặp bố mẹ được xác định rõ ràng trong năm 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 91 dòng giống sắn được đánh giá, có 37/91 = 40,65% giống không ra hoa; 03/91= 3,29% giống ra hoa nhưng không đậu quả (là các giống Sắn trắng, Sắn đỏ và Sắn miền nam); và 56/91 = 61.53% giống ra hoa và đậu quả. Đã thu được 1.653 hạt op từ 535 quả; nguồn hạt này sẽ được gieo trồng và đánh giá trong năm 2013. Các dòng giống điển hình ra hoa và thu được nhiều hạt là: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 439 SM1868-1 (180 hạt); HM911 (156 hạt), Sắn Nếp (150 hạt)... Kết quả này khắng định trong điều kiện vụ đông ở phía Bắc, sắn hoàn toàn có thể ra hoa và kết hạt, đồng thời có thể tạo được các tổ hợp lai xác định. 3.3.2. Kết quả chọn tạo dòng giống sắn mới - Chọn dòng triển vọng từ các tổ hợp hạt sắn lai (F1C0): Trong năm 2012, Đề tài đã gieo trồng và đánh giá 400 cây thực sinh F1Co của 18 tổ hợp lai. Qua đánh giá, đã chọn được 33 dòng (1 - 4 dòng/tổ hợp) để tiếp tục đánh giá đơn luống trong năm 2013. - Chọn lọc dòng triển vọng F1C1: Trong năm 2012, đã đánh giá 03 dòng F1C1 được chọn từ nguồn hạt lai nhận năm 2010 từ Trung tâm thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc. Kết quả cho thấy cả 03 dòng đều có dạng hình, năng suất củ tươi cũng như tỷ lệ tinh bột và tỷ lệ chất khô cao hơn đối chứng KM94. Bảng 10. Kết quả theo dõi so sánh sơ bộ các dòng đột biến. TT Tên dòng/giống Số củ/cây Năngsuất (tấn/ha) P củ/cây Tỷ lệ (%) chất khô Tỷ lệ (%) tinh bột 1 ĐB KM297 9.6 21.6 2.16 37.3 28.0 2 ĐB KM227 10.1 20.0 2.04 36.3 27.8 3 ĐB HB60 9.6 23.6 2.36 36.3 28.6 4 ĐB SC205 10.2 27.6 2.76 36.2 27.0 5 ĐB HB80 15.2 34.4 3.4 38.8 27.3 6 ĐB KM228 10.5 26.1 2.6 36.0 27.0 7 KM94 8,0 16,3 1,63 38.3 29.0 CV (%) 13.7 LSD.05 4.2 Thí nghiệm so sánh sơ bộ các dòng đột biến (bảng 10) gồm 6 dòng (ĐB KM297, ĐB KM227, ĐB HB60, ĐB SC205, ĐB HB80, ĐB KM228) được so sánh với giống đối chứng KM94. Kết quả so sánh đã chọn được 03 dòng (ĐBHB60, ĐBSC205 và ĐBHB80) có nhiều ưu điểm về năng suất củ, tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột củ và một số đặc tính nông sinh học ưu việt khác, để bố trí so sánh lớn vào năm 2013. 3.3.3. Khảo nghiệm vùng sinh thái các dòng, giống triển vọng và công nhận giống sắn mới Sa21-12 3.3.3.1. Khảo nghiệm các dòng giống triển vọng Thí nghiệm được bố trí tại xã Mậu Đông, Văn Yên, Yên Bái; trồng ngày 03/4/2012; thu hoạch 07/01/2013. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên; nhắc lại 3 lần, diện tích ô 50 m2, mật độ 10.000 cây/ha. Bảng 11. Kết quả khảo nghiệm sinh thái các dòng/giống sắn triển vọng. TT Dòng/giống Số củ/cây Năngsuất (tấn/ha) Trọng lượng củ/cây Tỷ lệ tinh bột (%) 1 KM94 8.9 17.25 1.72 28.9 2 CS205 12.1 36.25 3.62 26 3 BKA900 13.3 52.0 5.20 27.8 4 KM9947 11.4 38.5 3.85 26.1 5 HL2004-32 11.3 27.5 2.75 22.7 6 HG2 9.4 19.0 1.90 25.8 7 HL2004-28 11.7 27.0 2.70 31.2 8 SM3056 10.3 33.5 3.35 34.5 9 HG1 8.5 19.5 1.95 27.9 CV (%) 10.6 LSD.05 4.7 Kết quả khảo nghiệm vùng sinh thái các giống sắn mới, đã chọn được: - Một (01) dòng vừa cho chế biến vừa cho ăn tươi là BKA900: năng suất 52,0 tấn/ha; tỉ lệ tinh bột 27,8%; tỉ lệ chất khô 39,5% - Hai dòng phù hợp cho ăn tươi; trong đó dòng HG1 cho năng suất 19,5 tấn/ha; tỉ lệ tinh bột 27,9% ; tỉ lệ chất khô 39,1%; dòng HG2 năng suất 19,0 tấn/ha; tỉ lệ tinh bột 25,8% ; tỉ lệ chất khô 37,1%. 3.2.3.2. Công nhận đặc cách giống sắn mới Sa21-12 Trong năm 2012, Đề tài đã tổng kết các kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống sắn mới cho VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 440 các tỉnh phía Bắc từ năm 1996 đến nay để đề nghị Bộ Nông nghiệp - PTNT công nhận giống sắn Sa21-12 phục sản xuất. Giống sắn Sa21-12 (trước đây được đặt tên là giống sắn KM21-12) là con lai chọn lọc của tổ hợp lai SM2354, dòng SM2354-4 có mẹ là CM805-15, (polycross) có nguồn gốc từ CIAT/Colombia (GY94.35 Z01); được nhập nội bằng hạt lai vào Việt Nam từ năm 1996. Giống sắn Sa21-12 có thời gian chín 10,5 tháng, thuộc nhóm chín trung bình, ít phân cành, thân màu xanh, ngọn màu tím nhạt, cuốn lá màu hồng nhạt, màu củ vỏ ngoài nâu nhạt, vỏ củ trong màu trắng, thịt củ màu trăng. Nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu, bệnh khảm lá và hơi nhiễm bệnh thối củ, chống đổ khá và chịu hạn tốt; Giống sắn Sa21-12 có tỷ lệ tinh bột 28,0% và tỷ lệ chất khô 39,0% tương đương với KM94, năng suất củ tươi của Sa21-12 cao hơn KM94 từ 10-15% ở hầu hết các điểm nghiên cứu; trên đất nghèo dinh dưỡng tại Văn Yên, Yên Bái, năng suất củ tươi đạt 36,6 tấn/ha; tại Na Rì, Bắc Kạn, năng suất củ tươi đạt 30,8 tấn/ha. Giống sắn Sa21-12 thích hợp trên đất kém màu mỡ vẫn cho năng suất khá, hướng sử dụng cho chế biến tinh bột và thái lát phơi khô để làm nguyên liệu cho sản xuất cồn sinh học và thức ăn chăn nuôi. Giống sắn Sa21-12 đã được Bộ NN và PTNT đặc cách công nhận giống cây trồng mới theo Quyết định 168/QĐ-TT-CLT, ngày 14 tháng 5 năm 2012. Hiện giống sắn này đã được phát triển với qui mô 506 ha tại các địa phương ở Yên Bái và Bắc Cạn. Kết quả sản xuất thử giống sắn Sa21-12 được trình bày tại Bảng 12. Bảng 12. Năng suất củ tươi và tỷ lệ tinh bột của giống sắn Sa21-12 so với KM94. NS củ tươi (tấn/ha) Tỷ lệ tinh bột (%) TT Địa điểm (xã, tỉnh) Sa21-12 KM94 (Đ/C) Sa21-12 KM94 (Đ/C) 1 Mậu Đông, Yên Bái 36,7 31,2 26,5 26,8 2 Quang Minh, Yên Bái 38,8 35,9 28,7 28,2 3 An Bình, Yên Bái 37,7 35,2 27,6 27,7 4 Yên Thái, Yên Bái 38,1 34,5 28 28,1 5 Châu Quế Hạ, Yên Bái 37,7 35,3 26,4 26,1 6 Kim Lư, Bắc Cạn 27,5 23,5 27,7 27,3 7 Văn Học, Bắc Cạn 29,6 24,3 26,8 27,5 Trung bình 35,2 31,4 31,4 27,4 Ghi chú: Tỷ lệ tinh bột được xác đinh bằng phương pháp tỷ trọng tại nhà máy sắn Văn Yên, Yên Bái và xưởng chế biến tinh bột sắn của HTX Đồng Tâm, Na Rì, Bắc Kạn. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Các nội dung của đề tài đối với cả 3 cây khoai tây, khoai lang và sắn đã được thực hiện đầy đủ nội dung, đúng khối lượng và tiến độ theo kế hoạch. Về nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu - Đã nghiên cứu đánh giá tập đoàn công tác với 45 dòng giống khoai tây; 180 mẫu giống khoai lang và 91 mẫu giống sắn. - Đã lai tạo được 30 tổ hợp khoai tây thu 37.000 hạt lai; 38 tổ hợp lai đa giao khoai lang thu 8000 hạt và 36 tổ hợp lai xác định thu 5293 hạt lai; thu được khoảng 1653 hạt lai đa giao của 56 tổ hợp sắn. Các vật liệu này sẽ được tiếp tục đánh giá trong năm 2013. Về chọn tạo dòng giống mới - Với cây khoai tây: Đã gieo trồng 14 tổ hợp hạt lai thu được từ năm 2011, tiếp tục đánh giá trong năm 2012 và chọn được 15 dòng triển vọng. Đã gieo trồng và đánh giá, chọn lọc ở các thế hệ F1C1, F1C2 và F1C3 của 73 tổ hợp lai khoai tây nhập từ CIP. - Về cây khoai lang: Đã đánh giá chọn lọc 2917 lượt dòng giống thuộc 77 tổ hợp hạt lai ở các thế hệ khác nhau; chọn được 698 dòng ưu tú, trong đó có 9 dòng rất có triển vọng được chọn ở thế hệ F1C4. - Về cây sắn: Đã trồng 400 cây thực sinh F1C0 của 18 tổ hợp lai. Qua đánh giá, thu được 33 dòng để tiếp tục đánh giá đơn luống trong năm 2013. Chọn lọc đánh giá 3 dòng từ nguồn hạt lai đa giao KM140, SM 937 và KM94 thu hoạch năm 2011. Đã so sánh 6 dòng đột biến (ĐB KM297, ĐB KM227, ĐB HB60, ĐB SC205, ĐB HB80, ĐB KM228) với giống đối chứng KM94. Về nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác - Cây khoai tây: Đã tiến hành thí nghiệm sơ bộ nghiên cứu mật độ cho 2 giống triển vọng 105 và 905; phân bón cho 3 giống triển vọng 101, 105 và 109. - Về cây khoai lang: Đang tiến hành thí nghiệm nghiên cứu mật độ trồng và mức phân bón thích cho sản xuất khoai lang vùng ĐBSH đối với giống khoai lang triển vọng KL15T Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 441 - Về cây sắn: Đã tiến hành các thí nghiệm xây dựng qui trình kỹ thuật canh tác cho giống sắn Sa21-12. Các kết quả nổi bật trong 2 năm 2011 và 2012i Đề tài đã được công nhận đặc cách 1 giống sắn Sa21-12; chọn được giống khoai tây chất lượng cao 105 và 2 giống khoai lang chất lượng cao KLC3 và KL15T. Các giống khoai tây và khoai lang mới sẽ được tiếp tục thử nghiệm trong năm 2013 và đề nghị công nhận sản xuất thử trong thời gian tới. Giống sắn Sa21-12 là con lai chọn lọc của tổ hợp lai SM2354. Giống sắn Sa21-12 có thời gian chín 10,5 tháng, thuộc nhóm chín trung bình, ít phân cành, vỏ củ trong màu trắng, thịt củ màu trắng. Nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu, bệnh khảm lá và hơi nhiễm bệnh thối củ, chống đổ khá và chịu hạn tốt; tỷ lệ tinh bột củ 28,0% và tỷ lệ chất khô 39,0% tương đương với KM94, năng suất củ tươi của Sa21-12 đạt 36,6 tấn/ha và cao hơn KM94 từ 10- 15%.; trên đất kém màu mỡ vẫn cho năng suất khá, hướng sử dụng cho chế biến tinh bột và thái lát phơi khô để làm nguyên liệu cho sản xuất cồn sinh học và thức ăn chăn nuôi. Giống sắn Sa21-12 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT đặc cách công nhận năm 2012. Hiện giống sắn này đã được phát triển với qui mô 506 ha tại các tỉnh phía Bắc. Giống khoai tây KT4 (tên cũ là giống 105) sinh trưởng khỏe và chống chịu tốt với sâu bệnh; cho năng suất củ khá cao (16,7 tấn/ha); vỏ củ màu vàng sáng, thịt củ màu vàng đậm, củ có dạng hình oval hấp dẫn; tỷ lệ chất khô 20,3%; củ thương phẩm dễ tiêu thụ. Nông dân chấp nhận cao và mong muốn giống này sớm được phát triển rộng ra sản xuất trong thời gian tới. Giống khoai lang KLC3 đạt năng suất củ tươi 20,6 - 20,73 tấn/ha trong vụ đông và 22,1 tấn/ha trong vụ xuân; tỷ lệ chất khô củ vụ đông đạt 29,0 - 30,2% và vụ xuân đạt 31,4%; tỷ lệ tinh bột củ đạt 20,4 - 21,3%; năng suất chất khô củ đạt 5,93 đến 6,93 tấn/ha, năng suất tinh bột củ đạt 4,3 đến 4,7 tấn/ha. KLC3 có vỏ củ màu hồng nhạt, thịt củ màu vàng tươi, độ bở và độ ngọt cao, thích hợp cho sản xuất khoai lang hàng hoá để ăn tươi. Giống khoai lang KL15T: Sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện vụ đông ở ĐBSH; số củ vừa phải (khoảng 4 củ/khóm); năng suất củ đạt 15,1 tấn/ha; vỏ củ màu hồng đậm, thịt củ màu vàng cam; hàm lượng chất khô cao (29,4%); chất lượng ăn nếm ngon, được nông dân chấp nhận cao. 4.2. Đề nghị Tiếp tục các nội dung của đề tài đến hết năm 2015. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Thạch Hoàng (2011). “Chọn giống khoai lang K51/KB1 năng suất cao, chất lượng khá”, Tạp chí KH&CN NN Việt Nam, số 2 (23). tr.127-132. 2. Mai Thạch Hoàng (2011). “Kết quả chọn tạo giống khoai lang KL20-209 cho vùng miền trung Việt Nam”, Tạp chí KH&CN NN Việt Nam, (23)2, tr.122 - 126. 3. Mai Thạch Hoàng (2011). “Nghiên cứu tài năng năng suất và chất lượng củ của các giống khoai lang nhập nội”, Tạp chí KH&CN NN Việt Nam, số 2 (23). tr.116 - 121. 4. Nguyễn Thế Yên, Mai Thạch Hoành và cs. (2007). “Kết quả chọc tạo giống và phát triển khoai lang đa dụng cho vùng Bắc Trung bộ và Miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2000-2005”, Kết quả nghiên cứu Cây lương thực và Cây thực phẩm 2001-2005, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội. 5. Nguyễn Thế Yên (2010). “Kết quả chọn lọc và phát triển giống khoai lang ruột vàng chất lượng cao KLC266”, Tạp chí KH&CN NN số 3 (16). tr.79-95. 6. Nguyễn Văn Hồng (2012). Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây chế biến chip tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội-2012. 7. Trương Văn Hộ (2010). Cây Khoai tây ở Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu Cây có củ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Nhà Xuất bản nông nghiệp Hà Nội-2010. 8. Nguyễn Thị Phương Thảo (2011). Đánh giá các đặc tính nông sinh học và khả năng kháng vi rut PVY của các con lai soma khoai tây. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kỳ 2, tháng 11/2011. Tr. 11-16. 9. Canhui Li, Jun Wang, Dao Huy Chien, Enrique Chujoy, Bofu Song, Peter Vander Zaag (2010). Cooperation-88, A High Yielding, Multi-Purpose, Late Blight Resistance Cultuivar Growing in Southwest China. Am. J. Pot Res. DOI 10.1007/s12230-010- 9174-z. Published online: 03 November 2010. Potato Association of America 2010. 10. Carroll, C.P. and De Maine, M.J. (1989). The agronomic value of tetraploids F1 hybrids between potatoes group Tuberosum and group Phureja/Stenotonum. Potato Research 32, 447-456. 11. Chien Dao Huy, Truong Van Ho, Pham Xuan Tung, Trinh Van My, Ngo Doan Dam and collaborators (2001). Results of the Research and Development of Potato Production from Hybrid True Potato Seed in Vietnam. Performance and Prospects of Hybrid True Potato Seed in South and Southeast Aisa. Edited by Keith O. Fuglie. Proceedings of the CIP-ADB Symposium on “Field Testing Hybrid TPS in the Lowland Tropics of Asia” 12. Reinhardl Howeler, April (2004). End-of-project report - Second phase of the Nippon Foundation cassava project in Asia 1999-2003. 13. Nguyễn Viết Hưng (2006). Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu , đất đai và biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu đến năng suất, chất lượng của một số dòng giống sắn- luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_242_3895_2130560.pdf
Tài liệu liên quan