Nghiên cứu chọn tạo giống cà phê chè chất lượng cao cho các vùng trồng chính

Tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống cà phê chè chất lượng cao cho các vùng trồng chính: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 658 NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÀ PHÊ CHÈ CHẤT LƯỢNG CAO CHO CÁC VÙNG TRỒNG CHÍNH Đinh Thị Tiếu Oanh, Trần Anh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Mai, Lại Thị Phúc, Nguyễn Đình Thoảng, Nông Khánh Nương, Vũ Thị Danh, Lê Văn Bốn, Lê Văn Phi Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên TÓM TẮT Kết quả khảo nghiệm 10 con lai F1 cà phê chè (gồm TN1, TN2, TN3, TN4, TN5, TN6, TN7, TN8, TN9, TN10) tại Đắk Lắk, Kon Tum và Lâm Đồng năm 2007 đã chọn được 03 con lai nổi trội là TN6, TN7 và TN9. Các con lai được chọn sinh trưởng tốt, cho năng suất trung bình qua 4 năm thu hoạch tại các vùng trồng đạt khá cao tương ứng là 2,76; 2,94 và 2,95 tấn nhân/ha, khối lượng 100 nhân đạt tương ứng là 16,1, 16,4 và 16,8 g, đặc biệt là kích cỡ hạt, chất lượng nước uống được cải thiện hơn so với giống Catimor và các con lai TN còn lại. Kết quả khảo nghiệm 04 dòng tự thụ F5 (gồm THA1, THA2, THA3 VÀ THA4) tại Đắk Lắk và Lâm Đồng cho thấy: Các dòng tự thụ F5 có năng suất ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống cà phê chè chất lượng cao cho các vùng trồng chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 658 NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÀ PHÊ CHÈ CHẤT LƯỢNG CAO CHO CÁC VÙNG TRỒNG CHÍNH Đinh Thị Tiếu Oanh, Trần Anh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Mai, Lại Thị Phúc, Nguyễn Đình Thoảng, Nông Khánh Nương, Vũ Thị Danh, Lê Văn Bốn, Lê Văn Phi Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên TÓM TẮT Kết quả khảo nghiệm 10 con lai F1 cà phê chè (gồm TN1, TN2, TN3, TN4, TN5, TN6, TN7, TN8, TN9, TN10) tại Đắk Lắk, Kon Tum và Lâm Đồng năm 2007 đã chọn được 03 con lai nổi trội là TN6, TN7 và TN9. Các con lai được chọn sinh trưởng tốt, cho năng suất trung bình qua 4 năm thu hoạch tại các vùng trồng đạt khá cao tương ứng là 2,76; 2,94 và 2,95 tấn nhân/ha, khối lượng 100 nhân đạt tương ứng là 16,1, 16,4 và 16,8 g, đặc biệt là kích cỡ hạt, chất lượng nước uống được cải thiện hơn so với giống Catimor và các con lai TN còn lại. Kết quả khảo nghiệm 04 dòng tự thụ F5 (gồm THA1, THA2, THA3 VÀ THA4) tại Đắk Lắk và Lâm Đồng cho thấy: Các dòng tự thụ F5 có năng suất trung bình từ 2,15 - 2,45 tấn nhân/ha, cao hơn so với giống đối chứng Catimor (1,67 tấn nhân/ha). Trong đó dòng tự thụ THA1 có nhiều đặc điểm nổi trội so với các dòng còn lại. Dòng THA1 sinh trưởng khỏe, có dạng cây thấp, tán chặt thích hợp trồng với mật độ dày. Năng suất trung bình dòng THA1 cao nhất và đạt 2,45 tấn nhân/ha, tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt trung bình 84,8%, khối lượng 100 nhân trung bình đạt 17,3 g và kháng rất cao với bệnh gỉ sắt (với chỉ số bệnh là 0,5%). Từ khóa: cà phê chè, con lai, dòng tự thụ, năng suất, chất lượng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, giống cà phê chè chủ lực tại Việt Nam là giống Catimor, tuy nhiên sau thời gian được canh tác và trồng trọt giống Catimor đã thể hiện một số hạn chế nhất định. Bệnh gỉ sắt tấn công, hiện tượng năng suất cách năm do dịch bệnh đã làm năng suất cà phê chè giảm sút đáng kể. Mặt khác, chất lượng giống Catimor không ngang bằng các giống cà phê chè truyền thống nên khó đáp ứng yêu cầu sản xuất cà phê chè chất lượng cao. Từ thực tế đó, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên trong những năm qua đã tiến hành lai tạo giữa các vật liệu cà phê chè có nguồn gốc từ Ethiopia với một số giống cà phê chè thương phẩm cho thấy các đời con lai F1 có ưu thế lai cao về năng suất cũng như khả năng kháng bệnh gỉ sắt. Kết quả đã lai tạo và chọn được 10 con lai F1 (TN) có dạng hình tương tự như giống Catimor nhưng tán cây rộng hơn (Hoàng Thanh Tiệm và ctv, 2006). Để đưa các giống mới vào sản xuất, việc khảo nghiệm và đánh giá giống tại các vùng sinh thái là cần thiết. Ngoài ra, bên cạnh sử dụng trực tiếp ưu thế lai F1, việc tiếp tục tạo dòng thuần theo hướng chọn lọc phả hệ (F2 F5, F6) để cố định các tính trạng tốt trong mỗi dòng tự thụ là phương pháp cổ điển nhưng mang lại hiệu quả cao, có thể cung cấp hạt giống thuần số lượng lớn cho sản xuất, đáp ứng yêu cầu sản xuất cà phê chè tại các vùng sinh thái đặc thù, nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu ngành cà phê Việt Nam. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu và nội dung nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu: Khảo nghiệm các giống lai F1: Gồm 10 con lai F1 cà phê chè được lai tạo giữa giống Catimor với các vật liệu từ Ethiopia (KH3-1, KH3-2, KH3-3, KH13-1, KHΦ) từ năm 1991 - 1995, được đánh giá, chọn lọc và đặt tên: TN1, TN2, TN3, TN4, TN5, TN6, TN7, TN8, TN9, TN10, giống đối chứng là Catimor. Chọn lọc phả hệ con lai TN1: Gồm 04 dòng tự thụ ở thế hệ F5 của con lai TN1 có tên THA1, THA2, THA3 và THA4, giống đối chứng là Catimor. Nội dung nghiên cứu: Đánh giá tính thích ứng của 10 con lai F1, và khảo nghiệm 04 dòng tự thụ F5 của con lai TN1 cà phê chè có triển vọng tại các tỉnh vùng Tây Nguyên. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 659 2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm, khảo nghiệm Khảo nghiệm 10 con lai F1: Được trồng năm 2007 tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk, huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum và huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng, diện tích mỗi điểm 0,5 ha. Thí nghiệm đánh giá thế hệ F5 con lai TN1: Được thực hiện từ năm 2008, gồm 3 thí nghiệm bố trí tại 3 địa điểm: huyện Krông Năng, thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk và huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng, diện tích mỗi điểm 0,5 ha. Các thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại. Mỗi ô cơ sở có 40 cây, mỗi hố trồng một cây và được hãm ngọn ở độ cao 1,6 m với mật độ 4.902 cây/ha (1,2 x 1,7 m), giống Catimor làm đối chứng. Cây che bóng là cây keo dậu (Leucaena leucocephala) được trồng với khoảng cách 8 x 12 m (120 cây/ha). 2.3. Các chỉ tiêu theo dõi - Các chỉ tiêu sinh trưởng, các chỉ tiêu năng suất: năng suất nhân (tấn nhân/ha). - Các chỉ tiêu chất lượng: Chất lượng cà phê nhân sống; chất lượng nước uống, hàm lượng caffeine và acid chlorogenic (theo Ted R. Lingle, 2003; Wintgens, J. N., 2004b). - Khả năng kháng bệnh gỉ sắt trên đồng ruộng. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả khảo nghiệm 10 con lai F1 cà phê chè Bảng 1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của 10 con lai F1 (sau 30 tháng trồng) Tên giống Số cặp cành cấp 1 (cặp cành) Chiều dài cành cấp 1 (cm) BMT Kon Tum Lâm Hà BMT Kon Tum Lâm Hà TN1 17,0 20,4 dc 17,5 e 53,2 63,6 c 65,5 g TN2 18,7 21,4 bcd 23,0 b 54,8 64,7 bc 68,9 g TN3 17,6 22,6 abc 23,5 b 53,0 70,6 abc 86,9 cb TN4 18,2 23,3 ab 22,0 bc 61,9 72,1 abc 76,2 ef TN5 16,0 24,7 a 26,0 a 45,1 64,1 c 71,1 ef TN6 15,4 22,5 abc 20,5 cd 55,5 70,4 abc 88,5 b TN7 15,5 22,6 abc 20,5 cd 53,9 74,0 abc 82,7 cd TN8 15,2 23,8 a 22,0 bc 51,6 73,1 abc 101,8 a TN9 16,3 20,6 dc 22,0 bc 57,7 78,2 a 83,1 cbd TN10 15,8 21,1 bcd 23,5 b 55,1 75,7 ab 102,1 a Catimor 17,4 19,8 d 20,0 d 50,2 47,3 d 79,1 de CV (%) 7,8 4,8 2,2 9,0 5,3 3,2 P > 0,05 ≤ 0,05 ≤ 0,01 > 0,05 ≤ 0,01 ≤ 0,05 Ghi chú:Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo Dulcan; Sinh trưởng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự thích ứng của giống với vùng trồng, tại Buôn Ma Thuột số lượng cành cấp 1 và chiều dài cành của các con lai TN không khác biệt so với giống Catimor. Tuy nhiên, Số lượng cành cấp 1 và chiều dài cành của các con lai TN được trồng tại Gia Nghĩa và Lâm Hà cao hơn so với vùng Buôn Ma Thuột và cao hơn giống Catimor. Các con lai trồng tại Kon Tum có năng suất trung bình qua 4 vụ thu hoạch đạt khá cao từ 2,45 - 3,35 tấn nhân/ha. Tương tự, năng suất của 10 con lai tại Lâm Hà cao hơn đáng kể so với giống Catimor, đạt từ 2,55 - 3,90 tấn nhân/ha, trong khi đó giống Catimor có năng suất trung bình qua 4 vụ chỉ đạt 1,95 tấn nhân/ha. Vùng Buôn Ma Thuột các con lai TN1, TN2, TN6, TN7, TN9 và TN10 đều cho năng suất cao hơn hẳn giống Catimor. Như vậy, hầu hết các con lai đều có tiềm năng cho năng suất cao hơn giống Catimor. Từ các kết quả đánh giá, so sánh cho thấy khả năng cho năng suất của các giống TN6, TN7 và TN9 là cao nhất ở các vùng khảo nghiệm, đặc biệt với vùng có độ cao trên 800m thích ứng tốt hơn cho các con lai về sinh trưởng cũng như tiềm năng cho năng suất. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 660 Bảng 2. Năng suất của 10 con lai F1 và Catimor trồng tại các vùng khảo nghiệm Tên giống Năng suất trung bình 4 vụ (tấn nhân/ha) BMT Kon Tum Lâm Hà Trung bình TN1 2,27 3,35 3,30 2,97 TN2 2,09 3,05 3,05 2,73 TN3 1,52 2,90 3,40 2,61 TN4 1,69 3,15 2,80 2,55 TN5 1,43 2,50 2,80 2,24 TN6 2,33 2,50 3,45 2,76 TN7 2,32 2,80 3,70 2,94 TN8 1,91 2,45 2,55 2,30 TN9 2,31 2,60 3,90 2,95 TN10 2,35 2,75 2,95 2,68 Catimor 1,51 1,95 1,95 1,80 Bảng 3. Một số đặc điểm về hạt của 10 con lai F1 và Catimor Tên giống Khối lượng 100 nhân (g/100 nhân) Tỷ lệ hạt trên sàng 16 (%) BMT Kon Tum Lâm Hà BMT Kon Tum Lâm Hà TN1 14,2 a 16,9 bcde 16,9 abc 64,1 82,9 80,6 ab TN2 13,1 b 16,7 de 15,8 de 63,5 84,1 72,9 cd TN3 14,2 a 17,3 bcd 15,6 de 62,8 88,4 83,1 a TN4 12,9 b 16,8 de 15,4 ef 60,9 83,7 68,6 d TN5 14,3 a 16,6 e 16,4 cd 69,6 86,7 81,8 ab TN6 14,9 a 16,8 cde 16,5 bcd 71,9 88,3 82,7 ab TN7 14,5 a 17,6 ab 17,3 abc 66,0 85,5 81,9 ab TN8 14,2 a 17,5 bc 16,4 cd 73,7 85,4 82,3 ab TN9 14,8 a 18,2 a 17,4 ab 78,0 89,3 83,2 a TN10 15,1 a 17,5 bc 17,7 a 73,4 86,3 79,5 abc Catimor 13,0 b 17,0 bcde 14,6 f 74,1 79,2 76,3 bc CV (%) 3,43 1,75 2,47 8,7 3,7 3,8 P ≤ 0,01 ≤ 0,01 ≤ 0,01 > 0,05 > 0,05 ≤ 0,01 Ghi chú:Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo Dulcan; Kết quả cho thấy tất cả các con lai TN tại các điểm trồng khác nhau đều có khối lượng 100 nhân tương đương hoặc cao hơn giống Catimor. Khối lượng 100 nhân của các con lai TN trồng tại Buôn Ma Thuột biến động từ 12,9 - 15,1 g. Tại Kon Tum và Lâm Hà hầu hết các con lai đều có khối lượng 100 hạt cao hơn 16 g. Nhìn chung, các giống được trồng tại Kom Tum và Lâm Hà có điều kiện khí hậu tốt hơn nên cho khối lượng hạt cà phê nặng hơn so với được trồng tại Buôn Ma Thuột. Tương tự, tỷ lệ hạt trên sàng 16 của các con lai tại Kon Tum và Lâm Hà cũng khá cao, hầu hết đạt trên 80%, trong khi giống Catimor đạt thấp hơn (trung bình 75%). Điều này cho thấy các con lai TN sinh trưởng và thích ứng tốt tại vùng có độ cao >600m. Kết quả đánh giá năng suất và chất lượng hạt của các con lai TN cho thấy: có 3 con lai TN6, TN7 và TN9 đạt năng suất cao hơn các con lai khác, kích thước và khối lượng hạt đạt khá cao tại vùng Kon Tum và Lâm Hà. Các con lai TN được trồng tại Lâm Hà có điều kiện khí hậu phù hợp hơn nên cho chất lượng nước uống cao hơn so với được trồng tại Buôn Ma Thuột. Trong đó con lai TN1, TN6 và TN7 có các chỉ tiêu cảm quan tốt hơn các con lai khác và tốt hơn giống Catimor trong điều kiện tại Lâm Hà. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 661 Bảng 4. Chất lượng nước uống của 10 con lai F1 và Catimor Tên giống Độ chua Thể chất Hương vị BMT KT LHA BMT KT LHA BMT KT LHA TN1 4,0 3,5 3,0 4,0 3,5 3,0 4,0 3,5 3,0 TN2 4,0 4,0 3,5 3,5 3,5 3,0 4,0 3,5 3,5 TN3 3,0 3,5 3,5 3,0 3,5 3,0 3,5 3,0 3,5 TN4 3,0 4,0 3,0 3,0 3,5 3,0 3,5 3,5 3,0 TN5 4,0 3,5 3,0 4,0 3,0 3,5 4,0 4,0 3,5 TN6 3,5 3,5 3,0 3,5 3,5 2,5 3,5 3,0 3,0 TN7 3,0 3,0 3,0 3,5 3,0 5,0 3,0 2,5 3,0 TN8 3,5 3,5 4,0 3,0 3,5 3,5 3,5 3,5 4,0 TN9 4,0 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 4,5 3,5 3,5 TN10 3,5 3,5 3,5 4,0 3,5 3,5 4,0 3,5 4,0 Catimor 4,5 3,5 3,5 4,0 3,5 3,5 5,0 3,5 3,5 TB 3,6 3,5 3,4 3,5 3,4 3,4 3,9 3,4 3,4 Ghi chú: Mức đánh giá cảm quan 1 - 5: 1 = rất tốt; 5 = rất kém. BMT: Buôn Ma Thuột; KT: Kon Tum; LHA: Lâm Hà; TB: Trung bình Bảng 5. Khả năng kháng bệnh của 10 con lai F1 trên đồng ruộng Ký hiệu giống Chỉ số bệnh (%) Tỷ lệ lá bị bệnh (%) Tỷ lệ cây bệnh (%) TN1 0 0 0 TN2 0 0 0 TN3 0 0 0 TN4 0 0 0 TN5 0 0 0 TN6 0 0 0 TN7 0 0 0 TN8 0 0 0 TN9 0 0 0 TN10 0 0 0 Catimor 2,9 29,4 65,5 Kết quả đánh giá khả năng kháng bệnh gỉ sắt trên đồng ruộng của các con lai TN ở tất cả các điểm thí nghiệm cho thấy: chưa có giống TN nào bị nhiễm bệnh gỉ sắt. Khả năng kháng bệnh gỉ sắt trên đồng ruộng rất cao của các con lai TN vẫn được duy trì, đây là một trong những ưu điểm nổi bật của giống. Do các giống TN là những con lai F1 được chọn lọc không những về sinh trưởng, năng suất mà khả năng kháng bệnh gỉ sắt được chú trọng hàng đầu. 3.2. Kết quả chọn lọc 04 dòng tự thụ thế hệ F5 của con lai TN1 Đánh giá sinh trưởng của các dòng tự thụ cho thấy: Chỉ tiêu chiều dài cành của các dòng trồng tại Buôn Ma Thuột cao hơn tại Krông Năng và Lâm Hà, dao động từ 60,4 - 62,9 cm. Tuy nhiên, số cặp cành cấp 1 tại Lâm Hà đạt cao nhất so với 2 vùng còn lại và dao động từ 18,0 - 20,2 cặp, trong khi tại Buôn Ma Thuột đạt từ 16,4 - 18,9 cặp và tại Krông Năng đạt từ 14,7 - 16,7 cặp. Số đốt trên cành không khác biệt đáng kể giữa các dòng và Catimor. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 662 Bảng 6. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và cấu thành năng suất của các dòng tự thụ Ký hiệu giống Chiều dài cành cấp 1 (cm) Số cặp cành cấp 1 (cặp cành) Số đốt trên cành (đốt) BMT KRN Lâm Hà BMT KRN Lâm Hà BMT KRN Lâm Hà THA1 62,9 47,6 57,7 bc 18,9 a 16,3 a 18,9 16,6 ab 15,9 17,6 THA2 62,8 45,9 50,1 c 17,6ab 16,1 ab 18,0 17,3 a 16,2 17,9 THA3 61,8 42,8 55,1 bc 18,9 a 16,7 a 20,2 17,1 a 14,9 18,0 THA4 62,6 49,0 66,3 a 16,4 b 14,7 b 19,9 15,0 b 15,3 18,3 Catimor 60,4 46,6 59,3 ab 16,7 b 15,4 ab 18,8 15,0 b 15,6 16,7 CV (%) 4,2 8,6 9,0 5,6 4,4 5,2 4,9 8,0 7,5 LSD.05 Ns ns 8,0 1,5 1,1 ns 1,2 Ns Ns Ghi chú: BMT - Buôn Ma Thuột; KRN - Krông Năng Ghi chú:Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo Dulcan; Bảng 7. Năng suất của các dòng tự thụ tại các vùng khảo nghiệm Ký hiệu giống Năng suất trung bình 4 vụ (tấn nhân/ha) BMT KRN Lâm Hà Trung bình THA1 2,50 a 2,70 a 2,15 2,45 a THA2 2,05 ab 2,60 a 1,95 2,20 a THA3 2,15 ab 2,45 a 2,05 2,22 a THA4 2,00 ab 2,60 a 1,85 2,15 a Catimor 1,73 b 1,63 b 1,65 1,67 b CV (%) 12,3 5,3 19,0 9,8 LSD.05 0,57 0,42 Ns 0,45 Ghi chú:Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo Dulcan; Kết quả thu năng suất qua 4 vụ đầu cho thấy: các dòng tự thụ đều có năng suất trung bình 4 vụ cao hơn có ý nghĩa so với giống Catimor tại các vùng khảo nghiệm, trung bình đạt từ 2,15 - 2,45 tấn nhân/ha, trong đó dòng THA1 có năng suất cao nhất đạt 2,45 tấn nhân/ha, giống đối chứng Catimor chỉ đạt 1,67 tấn nhân/ha. Kết quả đánh giá chất lượng hạt cho thấy các dòng tự thụ đều có khối lượng 100 nhân lớn hơn giống Catimor, biến thiên từ 16,1 - 20,1 g trong khi đó Catimor chỉ từ 13,8 - 16,0 g. Điều này chứng tỏ các dòng tự thụ có chất lượng cà phê nhân hay kích cỡ hạt được cải thiện nhiều so với giống Catimor. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để cải thiện giống cà phê chè có chất lượng cao. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 663 Bảng 8. Một số đặc điển hạt của các dòng tự thụ tại các vùng khảo nghiệm Ký hiệu giống Khối lượng 100 nhân (g) Tỷ lệ tươi nhân Tỷ lệ hạt trên sàng 16 (%) BMT KRN Lâm Hà BMT KRN Lâm Hà BMT KRN Lâm Hà THA1 16,4ab 17,4b 18,2 b 55,9 c 5,7 b 5,3 c 83,1 b 91,7 a 79,5 THA2 16,1 b 17,3b 17,7 b 55,4 d 5,2 b 5,3 c 85,4 a 91,2 a 78,9 THA3 16,4ab 17,2b 17,6 b 66,1 b 5,7 b 5,4 bc 85,7 a 91,3 a 78,1 THA4 16,9 a 18,9 a 20,1 a 66,5 a 5,7 b 5,8 ab 86,7 a 93,3 a 78,6 Catimor 13,8 c 14,4 c 16,0 c 66,5 a 6,3 a 5,9 a 72,3 c 83,3 b 73,9 CV (%) 2,07 2,8 4,4 1,8 5,9 4,9 3,5 2,4 5,3 LSD.05 0,5 1,1 1,7 00,2 0,5 0,4 4,3 4,7 ns Ghi chú:Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo Dulcan; BMT - Buôn Ma Thuột; KRN - Krông Năng Tỷ lệ hạt trên sàng 16 của các dòng tự thụ khá cao, cao nhất tại Krông Năng với tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt trên 90%, các điểm còn lại có tỷ lệ thấp hơn đạt từ 76,7 - 85,7%, giống Catimor có kích thước hạt nhỏ hơn các dòng tự thụ với tỷ lệ hạt trên sàng 16 tại các điểm trồng đạt từ 72,3 - 83,3%. Chất lượng nước uống của các dòng tự thụ tương đương với giống Catimor tại các điểm trồng, tuy nhiên có một số đặc điểm được cải thiện hơn. Các dòng tại Krông Năng và Lâm Hà đều có chất nước uống được cải thiện hơn giống Catimor. Bảng 9. Chất lượng nước uống của các dòng tự thụ tại các vùng khảo nghiệm Ký hiệu giống Độ chua Thể chất Hương vị BMT KRN LHA BMT KRN LHA BMT KRN LHA THA1 4,0 3,0 4,0 4,0 3,0 3,5 4,0 3,5 4,0 THA2 3,5 3,0 3,5 3,5 3,0 4,0 4,0 3,5 3,0 THA3 5,0 3,0 5,0 5,0 3,0 5,0 5,0 3,5 5,0 THA4 4,0 2,5 3,5 4,0 3,0 3,0 4,0 2,5 4,0 Catimor 4,5 3,5 5,0 4,0 3,5 4,0 5,0 4,0 5,0 TB 4,4 3,0 4,2 4,1 3,1 3,9 4,6 3,4 4,0 Ghi chú: Mức đánh giá cảm quan 1 - 5: 1 = rất tốt; 5 = rất kém. BMT: Buôn Ma Thuột KRN: Krông Năng LHA: Lâm Hà Bảng 10. Khả năng kháng bệnh gỉ sắt của dòng tự thụ trung bình tại các vùng trồng Ký hiệu giống Chỉ số bệnh (%) Tỷ lệ lá bị bệnh (%) Tỷ lệ cây bệnh (%) THA1 0,5 c 6,7 c 37,3 b THA2 2,3 ab 23,3 ab 96,1 a THA3 0,9 bc 12,1 bc 82,2 ab THA4 0,8 c 10,1 bc 70,2 ab Catimor 2,9 a 29,4 a 95,5 a CV (%) 21,2 20,4 10,6 LSD.05 < 0,05 < 0,01 < 0,05 Ghi chú:Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo Dulcan; 663 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 664 Kết quả cho thấy tất cả các dòng tự thụ có khả năng kháng bệnh gỉ sắt từ cao đến rất cao. Dòng tự thụ THA1 có khả năng kháng cao nhất với chỉ số bệnh là 0,5%. Kế đến là dòng tự thụ THA4 cũng có khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao hơn giống Catimor, các dòng còn lại tương đương với giống Catimor. 3.4. Hiệu quả kinh tế của các giống cà phê chè mới Các giống cà phê chè mới được lai tạo và chọn lọc đã thể hiện khả năng thích nghi tốt, sinh trưởng khỏe, kháng bệnh gỉ sắt cao, chất lượng hạt được cải thiện đáng kể khi được trồng ở vùng có độ cao >600 m. Các giống mới có chất lượng hạt và chất lượng nước uống tốt hơn giống Catimor. Đây là nguồn giống khá triển vọng để thay thế giống Catimor và phát triển cà phê chè chất lượng cao tại các vùng sinh thái đặc thù, tiến tới xây dựng thương hiệu cà phê chè đặc sản tại các vùng trọng điểm như Lâm Đồng và các tỉnh vùng Tây Bắc, từ đó nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê chè Việt Nam. Mặt khác, giúp ổn định kinh tế cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tăng thu nhập cho người nông dân tại chỗ, ổn định an ninh trật tự, góp phần xóa đói giảm nghèo. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Kết quả khảo nghiệm đã chọn được 03 giống lai nổi trội là TN6, TN7, TN9 và dòng tự thụ THA1. Các giống này sinh trưởng khỏe, cho năng suất trung bình tại các vùng trồng đạt khá cao tương ứng là 2,76; 2,94, 2,95 và 2,45 tấn nhân/ha, chất lượng cà phê nhân sống đặc biệt là kích cỡ hạt, chất lượng nước uống được cải thiện hơn so với giống Catimor và các con lai TN còn lại, có khả năng kháng rất cao với bệnh gỉ sắt. Riêng dòng THA1 là dòng thuần có dạng cây thấp, tán chặt thích hợp trồng với mật độ dày, nhân giống bằng hạt. Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng nước uống cũng cao hơn so với giống Catimor trong cùng điều kiện trồng trọt. 4.2. Đề nghị Sử dụng những giống mới chọn lọc TN6, TN7, TN9 và THA1 để trồng lại những diện tích cà phê chè già cỗi, năng suất thấp kém hiệu quả kinh tế và làm tăng đa dạng giống cà phê chè trong sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Thanh Tiệm, Trần Anh Hùng, Đinh Thị Nhã Trúc, Đinh Thị Tiếu Oanh, Nguyễn Thị Thanh Mai, Vương Phấn, Nguyễn Thị Mai và Đậu Xuân Hưng, 2006. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống và công nghệ nhân giống cà phê chè. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Đăk Lăk. 3. Ted R. Lingle, 2003. The Basics of Cupping Coffee, Speciality Coffee Association of America. 4. Wintgens, J. N., 2004b. Factors influencing the Quality of Green Coffee. In "Coffee: Growing, Processing, Sustainable Production" (Jean Nicolas Wintgenz, ed.), pp. 789-809. WILEY-VCH. ABSTRACT A study on selection of high quality arabica coffee varieties for main growing areas in Viet Nam From a trial testing study on 10 F1 Arabica coffee hybrids coded TN1, TN2, TN3, TN4, TN5, TN6, TN7, TN8, TN9, TN10 implemented in Dak Lak, Kon Tum and Lam Dong provinces in 2007, 3 hybrid individuals TN6, TN7 and TN9 were screened as the promising ones presented by vigorous growth, high yield (kernel yields of 2.76; 2.94 and 2.95 tons/ha obtained from TN6, TN7 and TN9 at 4 years after planting respectively), high kernel weight (16.1, 16.4 and 16.8 for 100 kernels of TN6, TN7 and TN9 respectively), improved quality of coffee drinks compared to the rest and Catimor cultivar also. Results conducted from the valuation of four self-pollination clones of the F5 generation named THA1, THA2, THA3 and THA4 with Catimor cultivar considered as the control one in Dak Lak and Lam Dong showed that all self-pollination clones of the F5 generation had quite high kernel yields, ranged from 2.15 to 2.45 tons in average, much higher than Catimor cultivar (1.67 tons/ha). Of 4 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 665 clones evaluated, THA1 was considered the best in terms of healthy growth, high yield (2.45 tons of kernel/ha), low and tight canopy shape easily cultivated with high density, high percentage of big size kernels (84.8% kernels of 16mm up in diameter and 100 kernel weight of 17.3g in average) and good resistant to rust disease). Keywords: Arabica, hybrid, self-pollination clones, yield, quality. Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Toàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_218_8233_2130536.pdf
Tài liệu liên quan