Tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua lai (f1) chống chịu bệnh sương mai (phytophthora infestans de bari) và bệnh xoăn vàng lá (tylcv) bằng chỉ thị phân tử: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA LAI (F1)
CHỐNG CHỊU BỆNH SƯƠNG MAI (Phytophthora infestans de Bari)
VÀ BỆNH XOĂN VÀNG LÁ (TYLCV) BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ
Trần Ngọc Hùng
Viện Nghiên cứu Rau Quả
SUMMARY
Breeding tomato hybrids resistant to late blight (Phytophthora infestans de Bari)
and tomato yellow leaf curlf virus (TYLCV) by using molecular markers
Late blight and tomato yellow leaf curl virus (TYLCV) are diseases devastating severely tomato
grown in Vietnam. Through marker assistant selections, two groups of tomato breeding lines have been
bred. The first group contained lines carrying homozygous Ph3 allele. And, the other one consisted of
lines with both homozygous Ty1 and Ty3 alleles or only Ty3 allele. Hybrids by crossing Ph3 gene lines
with Ty gene(s) lines showed high resistance to both diseases of late blight and TYLCV. They also
produced promising yield and good horticultural characteristics.
Key...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua lai (f1) chống chịu bệnh sương mai (phytophthora infestans de bari) và bệnh xoăn vàng lá (tylcv) bằng chỉ thị phân tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA LAI (F1)
CHỐNG CHỊU BỆNH SƯƠNG MAI (Phytophthora infestans de Bari)
VÀ BỆNH XOĂN VÀNG LÁ (TYLCV) BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ
Trần Ngọc Hùng
Viện Nghiên cứu Rau Quả
SUMMARY
Breeding tomato hybrids resistant to late blight (Phytophthora infestans de Bari)
and tomato yellow leaf curlf virus (TYLCV) by using molecular markers
Late blight and tomato yellow leaf curl virus (TYLCV) are diseases devastating severely tomato
grown in Vietnam. Through marker assistant selections, two groups of tomato breeding lines have been
bred. The first group contained lines carrying homozygous Ph3 allele. And, the other one consisted of
lines with both homozygous Ty1 and Ty3 alleles or only Ty3 allele. Hybrids by crossing Ph3 gene lines
with Ty gene(s) lines showed high resistance to both diseases of late blight and TYLCV. They also
produced promising yield and good horticultural characteristics.
Keywords: Tomato, hybrids, late blight, TYLCV, breeding, molecular marker.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Cà chua là một trong những cây trồng đầu
tiên được ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn
giống (Rick và Fobes, 1974; Tanksley và Rick,
1980). Từ những năm 1980, chỉ thị phân tử đã
được sử dụng như công cụ cơ bản trong chọn tạo
giống cà chua. Đến nay khoảng 40 gen liên quan
đến tính kháng bệnh chính đã được lập trên bản
đồ phân tử của cà chua (Grube và cs., 2000;
Chunwongse và cs., 2002; Bai và cs., 2003).
Công nghệ chỉ thị phân tử DNA đã được sử dụng
trong các chương trình tạo giống cà chua thương
mại từ những năm 90 (Tanksley và cs., 1989).
Bệnh sương mai (late blight) gây hại bởi
nấm Phytophthora infestans là một trong những
bệnh gây hại hủy diệt ở hầu hết các vùng cà chua
và khoai tây trên toàn thế giới. Ở nước ta, vụ
Đông Xuân là thời kỳ hội tụ nhiều yếu tố môi
trường (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng...) rất thuận lợi
cho bệnh sương mai phát triển. Bệnh gây hại
nghiêm trọng và có ảnh hưởng lớn tới năng suất
(giảm 60 - 70%) và phẩm chất trên cà chua, khoai
tây ở một số vùng Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai,
Đà Lạt (Nguyễn Văn Viên, 1998). Bệnh nặng
trong mùa mưa ở các vùng cao có khí hậu ôn
hòa: Mộc Châu - Sơn La, Sapa - Lào Cai, Đà Lạt
- Lâm Đồng... Để hạn chế bệnh, kỹ thuật phổ
biến nhất đang được nông dân áp dụng là phun
Người phản biện: TS. Trịnh Khắc Quang.
thuốc trừ bệnh với 13 - 15 lần phun/vụ cà chua.
Tuy nhiên, hiệu quả phun thuốc hóa học rất hạn
chế do nhiều mẫu nấm sương mai có khả năng
kháng metalaxyl, hoạt chất chính trong các thuốc
trị bệnh sương mai. Với đặc thù này sản xuất cà
chua luôn tiềm ẩn tính thiếu ổn định và nguy cơ
không an toàn vệ sinh thực phẩm cao.
Virus gây bệnh xoăn lá ở cà chua (Tomato
Yellow Leaf Curl Virus - TYLCV) thuộc chi
Begomovirus họ Geminiviridae, lan truyền nhờ
bọ phấn (Bamisia tabaci) được phát hiện lần đầu
tiên ở Israel vào năm 1939 (Pisco et al., 1996).
Bệnh gây hại hủy diệt rất nhiều giống cà chua
(Cohen và Antignus, 1994). Thiệt hại rất lớn
trong sản xuất cà chua do TYLCV được ghi nhận
ở các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, thậm chí kể cả
châu Âu và nửa tây bán cầu (Pico et al., 1996).
Năng suất thiệt hại trung bình từ 55 - 90% thậm
chí là 100% khi cây bị nhiễm bệnh này (Reynaud
et al., 2003). Một trong những biện pháp hiệu
quả để phòng trừ hữu hiệu dịch hại này là dùng
giống kháng bệnh, do đó hàng thập kỷ qua công
tác tạo giống theo hướng này vẫn liên tục thực
hiện. Tuy nhiên hiện nay số dòng, giống cà chua
kháng tốt bệnh này vẫn rất hạn chế (Ji et al.,
2007).
Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ về thiệt hại
do TYLCV gây ra ở Việt Nam, nhưng hiện nay
bệnh đang tàn phá nhiều ruộng cà chua, đặc biệt
trong vụ sớm. Để hạn chế bệnh phần lớn nông
481
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
dân trông cậy vào thuốc hóa học để diệt môi giới
truyền bệnh và luân canh cây trồng. Savior có thể
coi là giống cà chua lai đầu tiên được Syngenta
giới thiệu vào Việt Nam có khả năng chống chịu
với bệnh xoăn vàng lá. Trong vụ sớm, đây là
giống chủ lực ở nhiều vùng cà chua phía Bắc.
Kết quả đề tài “Chọn tạo giống cà chua
chống chịu bệnh sương mai (Phytophthora
infestans) bằng chỉ thị phân tử”, đã xác định được
chỉ thị phân tử và tạo được một số dòng cà chua
kháng cao với bệnh sương mai. Bên cạnh đó, các
dòng cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá cũng
được chọn tạo. Để khai thác ưu thế lai phục vụ
sản xuất, kết quả bước đầu nghiên cứu chọn tạo
giống cà chua ưu thế lai (F1) chống chịu bệnh
sương mai (Phytophthora infestans) và bệnh
xoăn vàng lá (TYLCV) bằng chỉ thị phân tử được
thực hiện và trình bày trong bài này.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Dòng cà chua kháng bệnh
Dòng cà chua kháng bệnh sương mai PR85 -
2 - 3, PR85 - 65, PR78 - 66 là thế hệ F5 được
chọn bằng chỉ thị phân tử LB3 từ quần thể phân
ly của nguồn gen kháng bệnh sương mai L3708
(mang gen Ph3) lai với các dòng ưu tú về năng
suất và chất lượng.
Sử dụng mẫu giống Gc171 và Gc173 mang
gen kháng bệnh xoăn vàng lá (TYLCV) lai với
các mẫu giống có đặc điểm nông sinh học tốt
(năng suất, chất lượng quả, dạng quả...). Chỉ thị
phân tử Ty - seminis để xác định gen Ty1 và chỉ
thị FLUM25 để xác định gen Ty3 được dùng để
chọn lọc các cá thể mang gen kháng bệnh đồng
hợp tử ở giai đoạn vườn ươm trong từng quần thể
F2. Các cá thể được chọn lọc tạo thành dòng ở F3
và tiếp tục chọn lọc phả hệ (Pedigree) về các đặc
điểm nông sinh học ở các thế hệ tiếp theo. Ở thế
hệ F5, F6 đã chọn được các dòng ưu tú AV3,
AV8 và E1.
Nhằm phối hợp các gen kháng bệnh và hiệu
quả của ưu thế lai, các dòng ưu tú tạo được thông
qua chọn lọc bằng chỉ thị phân tử lai với nhau để
tạo ra các tổ hợp lai F1.
2.2. Chỉ thị phân tử
DNA của nguồn mẫu giống nghiên cứu được
ly trích từ lá non (cây 3 - 4 lá thật) sử dụng
phương pháp của Dorokhov và Klocke (1998) có
điều chỉnh hoặc sử dụng Dneasy Plant kit của
Quiagen. Chất lượng DNA được kiểm tra bằng
kỹ thuật điện di trên gel agarose và mật độ quang
(OD, A260/A280).
Chọn lọc cá thể mang gen Ph3 bằng chỉ thị
LB3 với enzym cắt hạn chế MvaI, gen Ty1 bằng
chỉ thị Ty - seminis với enzym cắt hạn chế TaqI
và gen Ty3 bằng chỉ thị FLUM25. Sản phẩm của
PCR và cắt hạn chế được điện di trên agarose gel
1,5%.
2.3. Nấm bệnh sương mai và đánh giá tính
kháng bệnh
Mẫu lá cà chua bị bệnh sương mai điển hình
được thu thập tại Hà Nội và phân lập trên môi
trường Pea agar, V8 agar và PDA để dùng làm
nguồn lây bệnh nhân tạo. Tính kháng bệnh sương
mai được đánh giá thông qua 2 phương pháp là
lây nhiễm nhân tạo trên lá tách rời và lây nhiễm
nhân tạo trên toàn cây:
+ Phương pháp lá tách rời: Đặt úp lá cà chua
lên môi trường thạch nước (Water agar: 18g agar
+ 1000ml H2O, Autoclaved 121oC, 17 min.)
trong đĩa petri sau đó dùng Micropipet nhỏ vào
giữa mỗi lá chét 30µl dung dịch bào tử (5000
sporangia/ml) nấm sương mai.Với mỗi mẫu
giống lây bệnh được lại lại 3 lần. Sau khi lây
nhiễm, hộp petri được đậy kín lại, giữ trong tủ
định ôn 17oC. Đánh giá bệnh được thực hiện sau
7 ngày với 2 phương pháp: xác định số bào tử
hình thành và chỉ số bệnh theo thang đánh giá
như sau:
Điểm 1: Lá không xuất hiện vết bệnh;
Điểm 2: Xuất hiện các chấm nhỏ trên lá
(~1mm);
Điểm 3: Khoảng 25% diện tích lá bị bệnh;
Điểm 4:26 ~ 50% diện tích lá bệnh;
Điểm 5:51 ~ 75% diện tích lá bệnh;
Điểm 6: >75% diện tích lá bị bệnh.
Các lá lây nhiễm sau khi đọc chỉ số bệnh sẽ
được xác định số bào tử hình thành bằng kỹ thuật
đếm bào tử dưới kính hiển vi.
+ Phương pháp lây bệnh nhân tạo trên cây
con: Phun đẫm dung dịch bào tử (104
sporangia/ml) lên cây cà chua 4 tuần tuổi sau đó
dùng nylon trắng bọc kín cả khay cây giống để
tạo ẩm độ bão hòa (100%). Cây lây bệnh được
đặt trong buồng sinh trưởng (17 - 18oC) trong 48
h, rồi chuyển ra ngoài với nhiệt độ 22 - 25oC, ẩm
độ 80% - 90%. Đánh giá tính kháng của các mẫu
giống được thực hiện sau khi lây 7 ngày bằng
482
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
483
cách cho điểm từng cây rồi tính giá trị trung bình
theo thang dưới đây:
Điểm 0: ~ Không vết bệnh;
Điểm 1: ~1 - 10% diện tích lá bị bệnh;
Điểm 2: ~11 - 20% diện tích lá bị bệnh;
Điểm 3: ~ 21 - 40% diện tích lá bị bệnh (và 1
- 10% vùng thân bị bệnh);
Điểm 4:~ 41 - 70% diện tích lá bị bệnh (và
11 - 50% vùng thân bị bệnh);
Điểm 5: ~71 - 90% diện tích lá bị bệnh (và
51 - 100% vùng thân bị bệnh);
Điểm 6: ~ 91 - 100% diện tích lá bị bệnh,
cây chết.
2.3. Virus xoăn vàng lá và đánh giá tính
kháng bệnh
Sử dụng cấu trúc xâm nhiễm ToLCHnV (mã
GenBank HQ162269) gây bệnh xoăn vàng lá trên
cà chua tại Việt Nam (Hà Viết Cường et al.,
2011) để lây nhiễm nhân tạo bằng vi khuẩn
Agrobacterum tumerfaciens. Vi khuẩn chứa cấu
trúc xâm nhiễm với nồng độ 109 CFU/ml được
tiêm với lượng 10 µl vào nách lá cây 5 - 6 lá thật.
Tính kháng bệnh được đánh giá sau lây nhiễm 30
ngày theo thang điểm: 0 - không xuất hiện bệnh,
1 - vàng nhẹ ở mép lá, 2 - vàng và quăn nhẹ ở
cuối lá chét, 3 - vàng, quăn thể hiện rõ, lá co lại
nhưng cây vẫn sinh trưởng, 4 - cây vàng, xoăn,
ngừng sinh trưởng.
2.4. Đánh giá đặc điểm nông sinh học
Đánh giá đặc điểm nông sinh học (năng suất,
dạng quả, chất lượng quả, dạng hình sinh
trưởng...) của các dòng từ F2 đến F4 được bố trí
theo phương pháp tuần tự, không lặp lại. Mỗi
mẫu dòng, giống trồng 12 cây. Các thế hệ sau F5
và các tổ hợp lai được bố trí thí nghiệm ở các
vùng Hà Nội theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn
(RCBD), 3 lần lặp lại. Khoảng cách trồng: Cây
hàng = 40cm 70cm, phân bón (ha) N:
P2O5:K2O = 200:150:200 và 25 tấn phân chuồng.
Số liệu thu thập được sử lý thống kê theo chương
trình SAS.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Chọn tạo dòng mang gen Ph3 kháng bệnh
sương mai
Tính kháng bệnh sương mai ở cà chua do
một số gen quy định. Tuy nhiên các nghiên cứu
trước đã xác định gen Ph3 nằm trên nhiễm sắc
thể số 9 kháng với nhiều mẫu nấm sương mai
phân lập tại Việt Nam. Trong khi đó gen Ph1,
Ph2 không thể hiện tính kháng với nấm bệnh
này (Trịnh Khắc Quang, Trần Ngọc Hùng,
2012). Bằng chỉ thị phân tử đã chọn được các cá
thể đồng hợp tử gen Ph3 trong quần thể phân ly
(F2, BCnF2) của các tổ hợp lai giữa các mẫu
giống ưu tú về năng suất nhưng nhiễm bệnh
sương mai với mẫu giống mang gen Ph3 kháng
bệnh sương mai. Các cá thể này tạo thành dòng
và tiếp tục chọn lọc phả hệ (Pedigree) theo các
tính trạng nông học khác. Đến thế hệ F5 các cá
thể trong từng dòng khá đồng nhất. Qua khảo sát
trên 100 dòng đã chọn được 3 dòng ưu tú PR85
- 2 - 3, PR78 - 66, PR85 - 65. Với chỉ thị phân
tử LB3, các dòng này đều xuất hiện 1 band
249bp điều đó chứng tỏ chúng đã được cố định
gen Ph3 (h1). Biểu hiện tính kháng của gen này
trong các dòng mới chọn tạo tương đương mẫu
giống gốc L3708. Số bào tử tạo ra và chỉ số
bệnh của các dòng PR thấp hơn rõ rệt so với
giống Savior (không mang gen kháng) và không
sai khác với L3708 (bảng 1). Sau lây bệnh nhân
tạo 7 ngày, nấm sương mai phủ hầu hết lá giống
Savior, trái lại nấm bệnh không thể phát triển
trên lá của các dòng kháng (hình 2).
Bảng 1. Tính kháng bệnh sương mai của các dòng cà chua PR
Dòng Phả hệ/ nguồn gốc LB3 (bp) Số bào tử (104) Chỉ số bệnh
PR85 - 2 - 3 08TP85 - 2 - 3 - 5 - 1 - 1 249 0,67b 1,33b
PR85 - 65 (08TP85 08TP65)2 - 1 - 9 - 1 - 2 249 1,17b 1,33b
PR78 - 66 (08TP78 X 08TP66)2 - 5 - 3 - 3 - 1 249 0,83b 1,67b
L3708 AVRDC(Solanum pimpinellifolium) 249 0,50b 1,33b
Savior Hybrid F1(Syngenta) 482 21,67a 4,67a
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hình 1. Ảnh điện di xác định gen Ph3 bằng chỉ thị phân tử LB3
(1 - thang chuẩn 100bp, 2 - PR85 - 2 - 3, 3 - PR85 - 65, 4 - PR78 - 66, 5 - L3708, 6 - Savior)
Hình 2. Ảnh đánh giá tính kháng
bệnh sương mai
(theo chiều từ trái qua phải,
từ trên xuống dưới:
PR85 - 2 - 3, PR85 - 65, PR78 -
66, L3708, Savior)
Mẫu giống L3708 là dạng cà chua dại được
dùng làm nguồn cho gen kháng bệnh sương mai.
Nhưng qua lai và chọn lọc đã tạo được các dòng
cà chua kháng bệnh có đặc điểm nông sinh học
của dạng cà chua trồng trọt. Các dòng PR đều có
quả kích thước trung bình, đỏ, oval, thịt quả dày
nên quả cứng, chịu vận chuyển. Riêng dòng
PR78 - 66 ra hoa rất sớm, các chùm hoa ra liên
tiếp, thân chính sớm kết thúc bằng chùm hoa nên
thuộc nhóm sinh trưởng hữu hạn. Dòng này đậu
quả rất cao nhưng bộ thân lá kém phát triển, quả
nhỏ nên năng suất thấp. Các dòng khác ra hoa
muộn, thân lá phát triển mạnh, thuộc nhóm sinh
trưởng vô hạn.
Bảng 2. Đặc điểm quả của các dòng cà chua ưu tú
kháng bệnh sương mai
Dòng Cao quả (cm) (H)
Đường kính
quả (cm) (D)
Chỉ số hình
dạng quả
(I=H/D)
Dạng quả Độ dầy thịt quả (cm) Brix
(%) Màu quả
PR85 - 2 - 3 6,30 5,33 1,18 oval 0,70 5,00 Đỏ
PR85 - 65 5,93 5,63 1,05 oval 0,67 4,33 Đỏ
PR78 - 66 6,03 4,20 1,44 oval 0,63 5,00 Đỏ
L3708 1,73 1,77 0,98 tròn 0,17 3,17 Đỏ
500bp
1 2 3 4 5 6
484
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
Bảng 3. Đặc điểm hình thái cây của các dòng cà chua ưu tú
kháng bệnh sương mai
Dòng
Số lá đến
chùm hoa
đầu
Số lá giữa
chùm hoa 2 -
3
Số lá đến
chùm hoa 4
Chiều cao cây
đến chùm hoa
4 (cm)
Dài lá (cm)
Rộng lá
(cm)
Dạng hình
sinh trưởng
PR85 - 2 - 3 6,67 3,33 16,33 111,00 37,00 24,67 Vô hạn
PR85 - 65 9,33 3,33 18,00 111,33 38,67 28,00 Vô hạn
PR78 - 66 4,33 1,67 10,00 47,33 31,00 24,00 Hữu hạn
Bảng 4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng cà chua ưu tú
kháng bệnh sương mai trong vụ Đông Xuân
Dòng Số quả/cây Khối lượng quả (g) Năng suất (tấn/ha)
PR85 - 2 - 3 13,7 113,33 54,21
PR85 - 65 14,3 122,33 61,37
PR78 - 66 15,7 65,67 36,00
3.2. Chọn tạo dòng kháng bệnh xoăn vàng lá
(TYLCV)
Mẫu giống Gc171 và Gc173 tạo ra từ chương
trình giống phối hợp giữa đại học Wisconsin, Đại
học Florida (USA) và đại học San Carlos
(Guatemala) được dùng để tạo ra các dòng kháng
cao với bệnh xoăn vàng lá. Chỉ thị Ty - seminis và
FLUM25 cho thấy dòng AV3 đồng hợp tử cả 2 gen
Ty1 và Ty3, các dòng khác chỉ đồng hợp tử gen Ty3
(bảng 5, hình 3, hình 4). Không biểu hiện bất kỳ
dấu hiệu bệnh trên các cá thể của dòng đồng thời
mang 2 gen kháng. Một số cá thể của dòng mang 1
gen Ty3 đồng hợp tử xuất hiện vết vàng nhẹ ở mép
lá non, cây vẫn sinh trưởng bình thường. Giống
Anna không mang gen kháng, toàn bộ cây không
sinh trưởng, lá xoăn vàng, biến dạng.
Bảng 5. Tính kháng bệnh xoăn vàng lá của các dòng cà chua mới chọn tạo
Ty - seminis (Ty1)
Dòng
(bp)
FLUM25 (Ty3)
(bp)
Chỉ số bệnh Đánh giá tính kháng
AV3 303 641 0,0 Kháng
AV8 398 641 0,2 Chống chịu
E1 398 641 0,3 Chống chịu
Gc171 398 641 0,2 Chống chịu
Gc173 303 641 0,0 Kháng
ANNA 398 475 3,5 Nhiễm
Hình 3. Ảnh điện di xác định gen Ty1 bằng chỉ thị phân tử Ty - seminis
(M - 100 bp ladder marker, 1 - AV3, 2 - AV8, 3 - E1, 4 - Gc171, 5 - Gc173, 6 - Anna)
500bp
M 1 2 3 4 5 6
485
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hình 4. Ảnh điện di xác định gen Ty3 bằng chỉ thị phân tử FLUM25
(M - 100 bp ladder marker, 1 - AV3, 2 - AV8, 3 - E1, 4 - Gc171, 5 - Gc173, 6 - Anna)
Các dòng kháng bệnh xoăn vàng lá mới
chọn tạo đều thuộc nhóm sinh trưởng hữu
hạn, khối lượng quả trung bình. Dòng AV3
và AV8 dạng quả tròn, dòng E1 dạng quả
oval. Mặc dù các dòng đã được cải tiến về
năng suất so với giống gốc nhưng chỉ đạt
dưới 35 tấn/ha.
Bảng 6. Đặc điểm nông sinh học của các dòng cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá
Dòng Dạng sinh trưởng Khối lượng quả Dạng quả Brix (%) Năng suất (tấn/ha)
AV3 Hữu hạn 85,7 Tròn 4,53 24,21
AV8 Hữu hạn 92,67 Tròn 4,67 21,70
E1 Hữu hạn 63,67 Oval 5,00 35,42
Gc171 Hữu hạn 19,00 Oval 5,00 7,74
Gc173 Hữu hạn 105,00 Oval 4,67 11,05
3.3. Tạo tổ hợp lai kháng bệnh sương mai và
bệnh xoăn vàng lá
Với mục tiêu tạo các tổ hợp lai F1 nhằm
phối hợp các gen kháng bệnh từ các dòng bố
mẹ vào giống lai và khai thác hiệu quả của
ưu thế lai, dòng kháng bệnh sương mai được
lai với dòng kháng bệnh xoăn vàng lá. Gene
Ty1 ở dạng dị hợp tử chỉ xuất hiện ở 2 tổ hợp
lai dùng dòng AV3, tương tự kiểu gen của
Savior (bảng 7, hình 5). Với đặc điểm mang
gen Ty1 nên giống Savior thể hiện tính kháng
bệnh xoăn vàng lá, đó là cơ sở để giống này
được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc
trong nhiều năm qua. Các tổ hợp lai khác chỉ
mang gen Ty3 dị hợp tử (hình 6) nhưng tính
kháng bệnh xoăn vàng lá không sai khác rõ
rệt với tổ hợp mang cả 2 gen Ty1 và Ty3. Các
tổ hợp lai thể hiện tính kháng bệnh TYLCV
khác biệt so với giống không mang gen
kháng (hình 7).
Tất cả các tổ hợp lai đều mang gen Ph3
dị hợp tử và thể hiện tính kháng bệnh sương
mai cao. Sau khi lây bệnh nhân tạo trên toàn
cây, thân lá của giống Savior và Anna bị hại
toàn bộ. Trái lại, chấm nhỏ vết bệnh được cô
lập trên lá của các tổ hợp lai.
Bảng 7. Tính kháng bệnh sương mai và bệnh xoăn vàng lá của các tổ hợp lai
Bệnh xoăn vàng lá Bệnh sương mai
Tổ hợp lai
Ty1(bp) Ty3(bp) Chỉ số bệnh Ph3(bp) Chỉ số bệnh
PR85 - 2 - 3 AV8 398 475/641 0,67b 249/482 1,30b
PR85 - 2 - 3 AV3 303/398 475/641 0,33b 249/482 1,40b
AV3 PR85 - 65 303/398 475/641 0,00b 249/482 1,40b
PR78 - 66 E1 398 475/641 0,33b 249/482 1,67b
Savior (F1 Syngenta) 303/398 641 0,67b 482 5,33a
Anna (F1 Seminis) 398 641 3,33a 482 5,00a
500bp
M 1 2 3 4 5 6
486
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
500bp
M 1 2 3 4 5 6
Hình 5. Ảnh điện di xác định gen Ty1 bằng chỉ thị phân tử Ty - seminis của các tổ hợp lai
(M - 100 bp ladder marker, 1 - PR85 - 2 - 3 AV8, 2 - PR85 - 2 - 3 AV3, 3 - AV3 PR85 - 65,
4 - PR78 - 66 E1, 5 - Savior, 6 - Anna)
500bp
M 1 2 3 4 5 6
Hình 6. Ảnh điện di xác định gen Ty3 bằng chỉ thị phân tử FLUM25 của các tổ hợp lai
(M - 100 bp ladder marker, 1 - PR85 - 2 - 3 AV8, 2 - PR85 - 2 - 3 AV3, 3 - AV3 PR85 - 65,
4 - PR78 - 66 E1, 5 - Savior, 6 - Anna)
1
2
3
4
Hình 7. Biểu hiện tính kháng bệnh xoăn vàng lá (TYLCV) của các tổ hợp lai
(1 - Anna, 2 - PR85 - 2 - 3 AV8, 3 - AV3 PR85 - 65, 4 - PR78 - 66 E1)
487
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
500bp
M 1 2 3 4 5 6
Hình 8. Ảnh điện di xác định gen Ph3 bằng chỉ thị phân tử LB3 của các tổ hợp lai
(M - 100 bp ladder marker, 1 - PR85 - 2 - 3 AV8, 2 - PR85 - 2 - 3 AV3, 3 - AV3 PR85 - 65,
4 - PR78 - 66 E1, 5 - Savior, 6 - Anna)
2 1
Hình 9. Biểu hiện tính kháng bệnh sương mai
của các tổ hợp lai
1 - Anna
2 - PR85 - 2 - 3 AV8
3 - AV3 PR85 - 65)
3
Xét tổng thể, ưu thế lai về năng suất, khối
lượng quả thể hiện rõ nhất ở tổ hợp lai PR78 -
66 E1, trong tổ hợp này không những phối
hợp được cả 2 gen kháng bệnh mà còn tăng
được khối lượng quả và năng suất so với cả 2
dòng bố mẹ. Tuy nhiên, do sinh trưởng hữu
hạn nên tổ hợp năng suất của tổ hợp này thấp
hơn các tổ hợp khác. Các dòng PR85 - 2 - 3,
PR85 - 65 sinh trưởng vô hạn nên tổ hợp lai
tương ứng của chúng cũng có dạng hình sinh
trưởng này. Năng suất của các tổ hợp lai với
dòng PR85 - 2 - 3, PR85 - 65 không thể hiện
ưu thế lai rõ, nhưng các tổ hợp này đã phối hợp
được các nguồn gen kháng bệnh chính. Một số
tổ hợp có năng suất tương đương giống đối
chứng (Savior).
488
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
Bảng 8. Đặc điểm quả và năng suất các tổ hợp lai kháng bệnh xoăn vàng lá và sương mai
(vụ Đông Xuân)
Tổ hợp lai Khối lượng quả (g) Brix (%) Dạng quả Năng suất (tấn/ha)
PR85 - 2 - 3 AV8 100,3 5,3 oval 53,83c
PR85 - 2 - 3 AV3 110,3 5,3 oval 62,73a
AV3 PR85 - 65 125,0 5,0 oval 58,40b
PR78 - 66 E1 80,7 4,7 oval 53,53c
Savior (F1 Syngenta) 92,7 4,3 oval 57,80b
IV. KẾT LUẬN
Bằng chỉ thị phân tử đã chọn tạo được 4
tổ hợp lai F1 cà chua mang đồng thời cả gen
kháng bệnh sương mai và bệnh xoăn vàng lá.
Thông qua lây bệnh nhân tạo, các tổ hợp lai
đều thể hiện tính kháng bệnh cao với 2 bệnh
sương mai và xoăn vàng lá.
Các tổ hợp lai đều có chất lượng quả tốt
(màu đỏ, khối lượng trung bình, dạng oval,
Brix ~5%), năng suất trên 50 tấn/ha. Chúng
cần được tiếp tục khảo nghiệm để giới thiệu
cho sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bai Y., C - C. Huang, R. Van der Hulst, F. Meijer -
Dekens, G. Bonnena, P. Lindhout (2003). QTLs for
tomato powdery mildew resistance (Oidium
lycopersici) in Lycopersicon parviflorum G1.1601
colocalize with two qualitative powdery mildew
resistance genes. Mol Plant Microbe interact 16:169
- 176.
2. Chunwongse, J., Chunwongse, C., Black, L. L., and
Hanson, P. (2002). Molecular mapping of the Ph - 3
gene for late blight resistance in tomato. J. Hortic.
Sci. Biotechnol. 77:281 - 286.
3. Fry, W.E., S.B Goodwin, J.M. Matuazak, L.J.
Spielman, and M.G. Milgroom (1992). Population
genetic and international migrations of Phytophthora
infestans. Ann. Rev. Phytopathol. 30, 107 - 129
4. Goodwin, S.B., J.L. Spielman, J.M. Matuszak, S.N.
Bergeron, and W.E. Fry (1992). Clonal diversity and
genetic differentiation of Phytophthora infestans
population in Northern and Central Mexico.
Phytopathol. 82, 955 - 961.
5. Grube, R.C., E.R. Radwanski, M. Jahn (2000).
Comparative genetics of disease resistance within
the solanaceae genetics 155:873 - 887.
6. Ha Viet Cuong, Le Van Hai, Tran Ngoc Tiep and
Ngo Bich Hao (2011). Molecular characterization of
Tomato leaf curl Hainan virus and Tomato leaf curl
Hanoi virus in Vietnam. J. ISSAAS. Vol. 17, No.
2:70 - 82.
7. Ji, Y., D.J. Schuster, and J.W. Scott (2007). Ty - 3, a
begomovirus resistance locus near the Tomato
yellow leaf curl virus resistance locus Ty - 1 on
chromosome 6 of tomato. Mol. Breed. 20:271 - 284.
8. Nguyễn Văn Viên (1998). Bệnh mốc sương cà chua
ở vùng Hà Nội và hiệu lực phòng chống của một số
thuốc trừ bệnh.Tạp chí BVTV, số 160, trang 11 - 14.
9. Pico, B., M.J. Diez, and F. Nuez (1996). Viral
diseases causing the greatest economic losses to the
tomato crop. II. The tomato yellow leaf curl virus: A
review. Sci. Hortic. 67:151 - 196.
10. Rick, C.M., J.F. Fobes (1974). Association of an
allozyme with nematode resistance. Tomato Genet
Coop Rep 24:25.
11. Rubin, E., A. Baider & Y. Cohen (2001). Phytophthora
infestans produces oospores in fruits and seeds of
tomato. Phytopathology 91:1074 - 1080.
12. Stevens M. A. and C. M. Rick (1986). “Genetics and
breeding,” in The Tomato Crop: A Scientific Basis for
Improvement, J. G. Atherton and J. Rudich, Eds., pp.
35 - 109, Chapman and Hall, New York, NY, USA.
13. Tanksley, S.D., C.M. Rick (1980). Isozymic gene
linkage map of the tomato: applications in genetics
and breeding. Theor Appl Genet 57:161 - 170.
14. Tanksley, S.D., N.D. Young, A.H. Paterson,
M.W.Bonierbale (1989). RFLP mapping in plant
breeding: New tools for an oldscience.
Biotechnology 7: 257 - 264.
15. Tigchelaar E. C. (1986). “Tomato breeding,” in
Breeding for Vegetable Crops, M. J. Bassett, Ed.,
pp. 135 - 171, AVI, Westport, Conn, USA.
16. Trịnh Khắc Quang, Trần Ngọc Hùng (2012). Xác định
nguồn gen thích hợp phục vụ tạo giống cà chua chống
chịu bệnh sương mai (Phytophthora infestans) tại Việt
Nam.Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
ISSN 1859 - 4581. 16/2012. 59 - 65.
489
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_65_5641_2130152.pdf