Tài liệu Nghiên cứu chế tạo Oligochitosan bằng phương pháp chiếu xạ Gamma Co-60 dung dịch Chitosan/H2O2 và khảo sát hiệu ứng gia tăng số lượng hoa trên cây dâu tây (Fragaria Vesca L.): TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017
49
Nghiên cứu chế tạo Oligochitosan bằng phương pháp
chiếu xạ Gamma Co-60 dung dịch Chitosan/H2O2 và
khảo sát hiệu ứng gia tăng số lượng hoa trên cây dâu tây
(Fragaria Vesca L.)
A study on preparation of Oligochitosan by Gamma irradiation onto Chitosan/H2O2
solution and examining effects of increase in the number of flowers on strawberry
(Fragaria Vesca L.)
TS. Đặng Xuân Dự,
Trường Đại học Sài Gòn
Dang Xuan Du, Ph.D.,
Saigon University
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, chitosan đã được cắt mạch trong dung dịch chitosan/H2O2 bằng phương pháp
chiếu xạ gamma Co-60. Khối lượng phân tử (Mw) và độ đề axetyl (ĐĐA) của chitosan lần lượt được
xác định bằng phương pháp sắc ký gel thấm qua (GPC) và phương pháp phổ hồng ngoại (IR). Kết quả
cho thấy oligochitosan khối lượng phân tử Mw < 10 kDa đã được chế tạo một cách hiệu quả bằng
phương pháp chiếu xạ gamma Co-60 dung dịch chitosan/H2O2 ở liều xạ ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chế tạo Oligochitosan bằng phương pháp chiếu xạ Gamma Co-60 dung dịch Chitosan/H2O2 và khảo sát hiệu ứng gia tăng số lượng hoa trên cây dâu tây (Fragaria Vesca L.), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017
49
Nghiên cứu chế tạo Oligochitosan bằng phương pháp
chiếu xạ Gamma Co-60 dung dịch Chitosan/H2O2 và
khảo sát hiệu ứng gia tăng số lượng hoa trên cây dâu tây
(Fragaria Vesca L.)
A study on preparation of Oligochitosan by Gamma irradiation onto Chitosan/H2O2
solution and examining effects of increase in the number of flowers on strawberry
(Fragaria Vesca L.)
TS. Đặng Xuân Dự,
Trường Đại học Sài Gòn
Dang Xuan Du, Ph.D.,
Saigon University
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, chitosan đã được cắt mạch trong dung dịch chitosan/H2O2 bằng phương pháp
chiếu xạ gamma Co-60. Khối lượng phân tử (Mw) và độ đề axetyl (ĐĐA) của chitosan lần lượt được
xác định bằng phương pháp sắc ký gel thấm qua (GPC) và phương pháp phổ hồng ngoại (IR). Kết quả
cho thấy oligochitosan khối lượng phân tử Mw < 10 kDa đã được chế tạo một cách hiệu quả bằng
phương pháp chiếu xạ gamma Co-60 dung dịch chitosan/H2O2 ở liều xạ thấp, khoảng 8 kGy.
Oligochitosan chế tạo được có hiệu ứng gia tăng số lượng hoa của cây dâu tây. Nồng độ phù hợp của
oligochitosan để phun lên cây dâu tây là khoảng 50 ppm.
Từ khóa: Oligochitosan, bức xạ Gamma, dâu tây.
Abstract
In this study, the degradation of chitosan in the presence of H2O2 solution by gamma irradiation was
investigated. The molecular weight and the degree of deacetylation of chitosan were determined by gel
permeation chromatography (GPC) and infrared spectra (IR), respectively. Results showed that
oligochitosan with molecular weight Mw < 10 kDa were preparared efficiently by gamma irradiation in
small doses, ~8 kGy. The obtained oligochitosan imposes effects of increase in the size of leaves of
fracaria vesca L. The appropriate concentration of oligochitosan used to spray onto fracaria vesca L.
trees was 50 ppm.
Keywords: Oligochitosan, Gamma irradiation, fracaria vesca L.
1. Mở đầu
Chitosan là polyme có nguốn gốc tự
nhiên, là sản phẩm biến tính từ chitin bằng
cách loại các nhóm axetyl. Oligochitosan là
dẫn xuất của chitosan được chế tạo bằng
phản ứng cắt mạch. Oligochitosan tự phân
hủy sinh học, là prebiotic có độc tính thấp,
có khả năng kháng khuẩn [8], [7] và kháng
nấm [6]. Ngoài ra, oligochitosan còn làm
tăng sinh tế bào, tăng cường miễn dịch của
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO OLIGOCHITOSAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU XẠ GAMMA CO-60
50
cơ thể động vật bằng cách kích thích sản
sinh bạch cầu, giảm cholesterol trong máu
và có tác dụng làm lành các vết thương, vết
bỏng [11]. Hoạt tính của oligochitosan
thường được quyết định bởi khối lượng
phân tử (KLPT, Mw) và độ đề axetyl
(ĐĐA). Do có nhiều hoạt tính sinh học độc
đáo, oligochitosan được ứng dụng khá đa
dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như
làm chất điều hòa sinh trưởng, phòng trị
nấm bệnh thực vật và gia tăng khả năng
miễn dịch trên động vật...
Các phương pháp cắt mạch chitosan để
chế tạo oligochitosan đã được phổ biến bao
gồm: phương pháp hóa học, phương pháp
enzym và phương pháp chiếu xạ. Ưu điểm
của phương pháp hóa học là dễ dàng tiến
hành với quy mô lớn do điều kiện phản
ứng đơn giản. Tuy nhiên, hạn chế của
phương pháp này là cho hiệu suất thấp và
có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Phương pháp enzym cho hiệu suất cao
nhưng chi phí đắt. Trong khi đó, phương
pháp chiếu xạ có lợi thế là có thể tiến hành
dễ dàng với quy mô lớn nhưng để chế tạo
được oligochitosan đòi hỏi phải sử dụng
liều xạ cao [2]. Điều này dẫn đến khả năng
sản phẩm tạo thành dễ bị cắt mạch nhóm
amin và phá vỡ vòng glucopyranose [5],
làm giảm hoạt tính của oligochitosan.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình
bày kết quả chế tạo oligochitosan dựa trên
sự kết hợp đồng thời giữa bức xạ gamma
Co-60 và H2O2. Ưu điểm của phương pháp
là có thể tiến hành ở nhiệt độ phòng, giảm
thời gian và liều xạ, có thể chế tạo được
sản phẩm với quy mô lớn ở dạng lỏng hay
dạng rắn đáp ứng yêu cầu sử dụng. Ngoài
ra, tác nhân cắt mạch là H2O2 và bức xạ
gamma Co-60 là những tác nhân được cho
là khá thân thiện với môi trường. Sản phẩm
cắt mạch được nghiên cứu ứng dụng làm
chất gia tăng số lượng hoa của cây dâu tây
(Fragaria vesca L), loại cây cho hiệu quả
kinh tế cao, được trồng phổ biến ở cao
nguyên Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu
hướng đến cung cấp các chất kích thích
tăng trưởng trong nông nghiệp có nguồn
gốc tự nhiên góp phần phát triển nền nông
nghiệp sinh thái bền vững.
2. Thực nghiệm
2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất
α - chitosan được chế tạo từ vỏ tôm có
ĐĐA khoảng 90%, Mw khoảng 50 kDa.
Dâu tây Labiang (Fragaria vesca L.) được
mua ở tại vườn giống Dâu tây xã An Phú,
thành phố Pleiku, Gia Lai. Hydro peroxit
(H2O2) là sản phẩm tinh khiết của Merck,
Đức. Các hóa chất axit lactic, etanol,
amoniac được dùng ở dạng tinh khiết
phân tích. Nước cất một lần được sử dụng
cho toàn bộ thí nghiệm.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chế tạo oligochitosan
Trong nghiên cứu này, oligochitosan
được chế tạo bằng cách hòa tan 5 g
chitosan trong dung dịch axit lactic 3%,
thêm một lượng H2O2 30% và định mức
đến 100 mL để thu được dung dịch chiếu
xạ chứa 5% chitosan và 1% H2O2. Tiến
hành chiếu xạ trên nguồn SVST Co-60/B
tại trung tâm Nghiên cứu và Triển khai
Công nghệ Bức xạ VINAGAMMA, Viện
Năng lượng Nguyên tử Việt Nam với suất
liều 1,33 kGy/h, khoảng liều đến 15 kGy
[5]. Dung dịch sau khi chiếu xạ được trung
hòa bằng NH4OH 5%, thêm một lượng cồn
bằng 6 lần thể tích dung dịch mẫu, khuấy
đều, sau đó lọc kết tủa và rửa sạch bằng
cồn [1]. Mẫu sau khi rửa sạch, để khô tự
nhiên rồi sấy ở nhiệt độ 60°C trong 2 giờ.
2.2.2. Xác định khối lượng phân tử và
độ đề axetyl của chitosan
Khối lượng phân tử của các mẫu
chitosan được xác định bằng phương pháp
sắc kí gel (GPC), trên máy LC-20AB
ĐẶNG XUÂN DỰ
51
Shimadzu, Nhật, sử dụng detector RID -
10A và cột Ultrahydrogel 250 của hãng
Water, Mỹ, nhiệt độ vận hành cột là 40°C,
pha động là đệm axetat CH3COOH
0,25M/CH3COONa 0,25M, tốc độ dòng là
1mL/phút. Chất chuẩn được sử dụng là
polysacarit Pullulan có khối lượng phân tử
khác nhau từ 738 đến 380 000 Da [1]. Mẫu
chitosan được chuẩn bị bằng cách hòa tan
trong axit axetic 0,25M với nồng độ 0,3%
đến khi tan hoàn toàn, thêm muối
CH3COONa 0,25M sau đó lọc dung dịch
qua màng 0,45μm (Millipore filters). Mẫu
chitosan được tiêm vào cột sắc kí với thể
tích khoảng 50 μl. Dựa vào thời gian lưu và
so sánh với đường chuẩn xác định được
KLPT chitosan.
Độ đề axetyl của chitosan được xác
định bằng phương pháp hồng ngoại trên
máy FT – IR 8400S, Shimadzu, Nhật.
ĐĐA được tính dựa theo phương trình [3]:
ĐĐA,% = 100 – ([31,92 ×
(A1320/A1420)] -12,00). Trong đó, A1320 và
A1420 lần lượt là mật độ quang tương ứng
tại các đỉnh 1320 và 1420 cm-1.
2.2.3. Khảo sát hiệu ứng gia tăng số
lượng hoa của oligochitosan đối với dâu tây
Chuẩn bị 4 lô thí nghiệm được đánh số
từ 1 đến 4 mỗi lô gồm có 40 cây. Tiến hành
phun oligochitosan có KLPT khoảng 7,5
kDa với các nồng độ 50 ppm, 100 ppm, 150
ppm từ lô 2 đến lô 4. Lô 1 không phun
oligochitosan để làm đối chứng. Thời điểm
bắt đầu phun oligochitosan là sau khi cây
giống được trồng khoảng 1 tuần. Sau đó,
oligochitosan được phun bổ sung vào ngày
thứ 30 và 60 kể từ lần phun đầu tiên. Cây
được chăm sóc theo quy trình thông thường
được canh tác tại địa phương, xã An Phú,
thành phố Pleiku, Gia Lai. Số hoa dâu tây
được đếm vào các ngày thứ 120, 130 và
140 kể từ khi trồng. Kết quả được tính
trung bình cho một cây trên mỗi lô. Sau
140 ngày tuổi, mỗi lô thí nghiệm được chia
làm 5 nhóm, mỗi nhóm 8 cây được đếm số
hoa lặp lại để phân tích thống kê, đánh giá
sự khác biệt giữa các lô nghiên cứu.
3. Kết quả và thảo luận
Sự thay đổi KLPT của chitosan theo
liều xạ được thể hiện trên hình 1. Kết quả
cho thấy KLPT giảm nhanh trong khoảng
thời gian đầu chiếu xạ, khoảng liều từ 0
đến 5 kGy. Sau khoảng liều trên, KLPT
của chitosan suy giảm khá chậm theo liều
xạ. Điều này là do nồng độ H2O2 trong
khoảng thời gian đầu chiếu xạ còn ở mức
cao. Ngoài ra, quá trình chiếu xạ hình
thành nên gốc tự do hydroxyl đã làm phân
hủy nhanh H2O2 [4]. Do đó, gần như quá
trình cắt mạch chủ yếu xảy ra ở giai đoạn
đầu của quá trình chiếu xạ. Khi liều xạ lớn
hơn 5 kGy, phần lớn H2O2 đã bị phân hủy,
nồng độ giảm mạnh nên hiệu quả cắt mạch
cũng giảm theo.
Hình 1. Sự thay đổi KLPT của chitosan theo liều xạ
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO OLIGOCHITOSAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU XẠ GAMMA CO-60
52
Cơ chế cắt mạch khi có mặt đồng thời
H2O2 và tia γ đã được Ulanski và các cộng
sự đề nghị [12]. Theo đó, gốc tự do
hydroxyl (
•OH) được hình thành nhờ quá
trình phân ly bức xạ nước và H2O2 đã đóng
vai trò như là tác nhân oxy hóa mạnh cắt
mạch chitosan:
γ ray - • • +
2 aq 2 2 2 3
γ ray •
2 2
H O e , H , OH, H O , H , H O (1)
H O 2 OH (2)
Hơn nữa, sản phẩm của quá trình phân ly
bức xạ là e-aq và H
•
có thể phản ứng với
H2O2 để gia tăng gốc hydroxyl
•
OH [9]:
- • -
aq 2 2
• •
2 2 2
e + H O OH + OH
H + H O OH + H O
Theo Ulanski và cộng sự [12], gốc
•
OH bắt hydro, làm đứt liên kết C – H hình
thành gốc cacbohydrat R•, dẫn đến quá
trình chuyển vị và cuối cùng liên kết
glycoside bị cắt, tạo thành phân tử CTS có
KLPT thấp hơn. Hằng số tốc độ của phản
ứng (3) và (4) lần lượt là k3 = 1,1×1010
l.mol
-1
.s
-1
và k4 = 9×107 l.mol
-1
.s
-1
[4].
Điều này giải thích tại sao nồng độ H2O2
giảm nhanh và quá trình cắt mạch chitosan
xảy ra có hiệu quả trong khoảng thời gian
đầu chiếu xạ. Hình 1 cũng cho thấy
oligochitosan, KLPT < 10 kDa, có thể chế
tạo được ở liều xạ khá thấp, khoảng 8
kGy, tương ứng với độ suy giảm KLPT
khoảng 80%. Giá trị này được nội suy từ
bảng 1. Nguyễn Quốc Hiến và cộng sự đã
chế tạo oligochitosan bằng kỹ thuật chiếu
xạ. Kết quả cho thấy để chế tạo được
oligochitosan có KLPT < 10 kDa phải sử
dụng liều xạ cao hơn 100 kGy [2]. Điều
này cho thấy sự có mặt H2O2 chỉ ở nồng
độ thấp khoảng 1% trong nghiên cứu của
chúng tôi cũng làm giảm đáng kể liều xạ
cần thiết để chế tạo oligochitosan. Nguyên
nhân của hiện tượng này được giải thích
bằng hiệu ứng đồng vận (synergistic
effect) của các tác nhân cắt mạch. Hiệu
ứng đồng vận được định nghĩa là sự tương
tác đồng thời của hai tác nhân phản ứng
lớn hơn tổng tương tác của các thành phần
riêng lẻ [5]. Duy và cộng sự đã nghiên
cứu hiệu ứng đồng vận của tia γ và H2O2
để chế tạo oligochitsan trong dung dịch.
Kết quả cho thấy để chế tạo oligochitosan
có KLPT < 10 kDa thì liều xạ cần thiết
cũng chỉ khoảng 10 kGy [5]. Tuy nhiên,
nghiên cứu của Duy và cộng sự được thực
hiện trên β – chitosan, loại chitosan dễ cắt
mạch hơn α – chitosan, nồng độ áp dụng
là 3%, thấp hơn so với nghiên cứu của
chúng tôi. Như vậy, việc áp dụng hiệu ứng
đồng vận của bức xạ γ và H2O2 cho phép
giảm đáng kể năng lượng chiếu xạ, tăng
hiệu quả chế tạo oligochitosan.
Bảng 1: Sự thay đổi KLPT và ĐĐA của chitosan theo liều xạ
Liều xạ(*), kGy 0 2,7 6,7 11,0 15
Thời gian, giờ 0 2 5 8 11
KLPT, kDa 50 20,5 12,5 7,5 5,5
Độ giảm KLPT, % 0 59 75 85 89
ĐĐA, % 90 87 87 86 83
(*)
Suất liều 1,33 kGy/h
(3)
(4)
ĐẶNG XUÂN DỰ
53
Hình 2. Phổ FT - IR của chitosan ban đầu (a) và chitosan được chiếu xạ ở liều 6,7
kGy (b); 11 kGy (c); 15 kGy (d)
Phổ FT- IR của mẫu chitosan ban đầu
và các mẫu chitosan sau khi chiếu xạ ở các
liều khác nhau được thể hiện trên hình 2.
Kết quả cho thấy cấu trúc chính của
oligochitosan thu được (hình 2b, c, d) hầu
như không thay đổi so với chitosan ban đầu
(hình 2a). Các đỉnh đặc trưng tiêu biểu cho
các nhóm liên kết trong chitosan đều xuất
hiện trong các mẫu oligochitosan. Đỉnh
phổ nằm trong vùng 3200 – 3500 cm-1 đặc
trưng cho dao động kéo giãn của liên kết
N–H trong nhóm amine và liên kết O–H.
Đỉnh ở 1655 và 1595 cm-1 đặc trưng cho
dao động kéo giãn của liên kết C=O trong
nhóm –CONH– (amide I) và dao động uốn
của –NH trong nhóm –CONH– (amide II).
Các đỉnh ở 1072, 1028, 1153 và 893 cm-1
lần lượt đặc trưng cho dao động kéo giãn
của liên kết C–O, dao động kéo giãn của
C–O–C trong vòng glucopyranose và các
dao động của liên kết β – 1,4 glycoside
[10]. Các đỉnh ở 1320 và 1420 cm-1 tương
ứng đặc trưng cho dao động kéo giãn của
liên kết C–N trong nhóm CH3CONH–
(amide III) và dao động biến dạng của liên
kết C–H, đây là hai đỉnh đặc trưng được sử
dụng để tính toán sự thay đổi ĐĐA của
chitosan [3]. Kết quả xác định cho thấy
oligochitosan KLPT khoảng 5,5 kDa, thu
được tại liều xạ 15 kGy, có ĐĐA giảm
khoảng 8% so với chitosan ban đầu (bảng
1). Kết quả này khá phù hợp với nghiên
cứu của Duy và cộng sự khi cắt mạch
chitosan trong dung dịch chứa 3% chitosan
bằng tia γ và H2O2 với độ giảm ĐĐA
khoảng 10% [5]. Như vậy, sử dụng H2O2 ở
nồng độ thấp khoảng 1% kết hợp đồng thời
với tia γ cho phép chế tạo hiệu quả
oligochitosan ở liều xạ khá thấp khoảng 8
kGy. Oligochitosan thu được có cấu trúc
hầu như không thay đổi so với chitosan
ban đầu.
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO OLIGOCHITOSAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU XẠ GAMMA CO-60
54
Hình 3. Cây dâu tây 140 ngày tuổi ở lô đối chứng 1 (a) và lô 2, được phun
oligochitosan nồng độ 50 ppm (b)
Hình 3 cho thấy sự khác nhau về số
lượng cuống hoa và quả của dâu tây sau
140 ngày tuổi. Ở lô đối chứng (hình 3a) số
lượng cuống hoa thu được tương đối ít hơn
so với lô có phun oligochitosan ở nồng độ
50 ppm (hình 3b). Trong quá trình theo
dõi, chúng tôi nhận thấy dâu tây bắt đầu ra
hoa ở 120 ngày tuổi trên các lô 1, 2, 3,
riêng lô 4 thì vẫn chưa quan sát thấy hoa
sau thời gian trên. Nguyên nhân của vấn đề
này vẫn chưa rõ cần được nghiên cứu
thêm. Tuy nhiên, theo nhận định của chúng
tôi có thể do oligochitosan là kháng sinh
thực vật [9] khi được sử dụng ở liều cao
(150 ppm) có thể gây ngộ độc cho cây dẫn
đến ức chế khả năng ra hoa. Ảnh hưởng
của oligochitosan đến khả năng cho hoa
của cây dâu tây theo ngày tuổi được thể
hiện trên hình 4. Kết quả cho thấy số lượng
hoa thu được sau 120, 130 và 140 ngày
trên các lô 2 và 3 có phun oligochitosan
tương đối lớn hơn so với lô đối chứng 1.
Hình 4. Ảnh hưởng của oligochitosan đến khả năng cho hoa của dâu tây
ĐẶNG XUÂN DỰ
55
Bảng 2. Số lượng hoa trung bình của cây dâu tây sau 140 ngày tuổi ở các lô khác nhau
Nhóm
(8
cây/nhóm)
Lô đối
chứng 1
(0 ppm)
Lô 2
(50
ppm)
Lô 3
(100
ppm)
1 42,8 43,8 43,7
2 42,7 43,5 43,6
3 42,7 43,7 43,7
4 42,9 43,9 43,5
5 42,7 43,6 43,5
Trung
bình
42,8 ± 0,1 43,7
± 0,2
43,6
± 0,1
Kết quả phân tích ANOVA một chiều
và kiểm định LSD bằng chương trình SPSS
16.0 đối với 5 nhóm lặp lại trên các lô thí
nghiệm ở 140 ngày tuổi (Bảng 2) cho thấy
nồng độ 50 và 100 ppm của oligochitosan
phun lên dâu tây đều cho hiệu quả gia tăng
số lượng hoa cao hơn so với lô đối chứng
(p = 0,00). Ngoài ra, số lượng hoa trên các lô
2 và 3 tương ứng với nồng độ của
oligochitosan được phun là 50 và 100 ppm
cũng khác nhau có ý nghĩa thống kê
(p = 0,002). Điều này chứng tỏ oligochitosan
ở nồng độ thấp khoảng 50 ppm có khả năng
kích thích gia tăng số lượng hoa tốt hơn so
với ở nồng độ 100 ppm. Đối với lô 4, nồng
độ oligochitosan 150 ppm, cây chỉ cho hoa
sau 133 ngày tuổi, những quan sát ban đầu
cho thấy số lượng hoa ít hơn và không đồng
đều so với các lô 1, 2 và 3. Cơ chế kích thích
và ức chế khả năng cho hoa của
oligochitosan lên dâu tây vẫn cần được
nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, việc sử dụng
oligochitosan phun cho dâu tây theo chúng
tôi nên tiến hành ở liều thấp, với nồng độ
nhỏ hơn 100 ppm.
4. Kết luận
Oligochitosan có KLPT < 10 kDa đã
được chế tạo hiệu quả bằng phương pháp
chiếu xạ dung dịch chitosan 5%, H2O2 1%
ở liều xạ khá thấp, khoảng 8 kGy. Cấu trúc
chính của oligochitosan thu được hầu như
không khác biệt so với chitosan ban đầu.
ĐĐA của oligochitosan KLPT 5,5 kDa
giảm khoảng 8%. Oligochitosan KLPT
khoảng 7,5 kDa có hiệu ứng gia tăng số
lượng hoa đối với dâu tây. Nồng độ phù
hợp của oligochitosan để phun lên cây dâu
tây là khoảng 50 ppm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Xuân Dự, Đinh Quang Khiếu, Diệp
Khanh, Nguyễn Quốc Hiến. “Nghiên cứu hiệu
ứng đồng vận dung Co – 60 và H2O2 cắt mạch
chitosan chế tạo oligochitosan”, Tạp chí Hóa
Học, 51(2C), 627-631 (2003).
2. Nguyễn Quốc Hiến, Lê Hải, Lê Quang Luân,
Trương Thị Hạnh, Phạm Thị Lệ Hà. “Nghiên
cứu chế tạo oligochitosan bằng kỹ thuật bức
xạ”, Tạp chí Hóa học, 38(2), 22-44 (2000).
3. J. Brugnerotto, J. Lizardi, F. M. Goycoolea,
W. Arguelles – Monal, J. Desbrieres, M.
Rinaudo. “An infrared investigation in
relation with chitin and chitosan
characterization”, Polymer, 42, 3569-3580
(2001).
4. G. V. Buxton, C. L. Greenstock, W. P.
Helman, A. B. Ross. “Critical review of rate
constants for hydrated electron, hydrogen
atoms and hydroxyl radical (OH/O-) in
aqueous”, Journal of Physical and Chemical
Reference Data, 17(2), 513-886 (1988).
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO OLIGOCHITOSAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU XẠ GAMMA CO-60
56
5. N. N. Duy, D. V. Phu, N. T. Anh, N. Q. Hien.
“Synergistic degradation to prepare
oligochitosan by - irradiation of chitosan
solution in the presence of hydrogen
peroxide”, Radiation Physical Chemistry, 80,
848-853 (2011).
6. S. Hirano, N. Nagao. “Effects of chitosan,
pectic acid, lysozyme and chitinase on the
growth of several phytopathogens”.
Agricultural and Biological Chemistry, 53,
3065-3066 (1989).
7. Y. J Jeon, S. K. Kim. “Effect of antimicrobial
activity by chitosan oligosaccharides N-
conjugated with asparagines”, Journal of
Microbiology and Biotechnology, 11, 281-286
(2001).
8. Y. J. Jeon, P. J. Park, S. K. Kim.
“Antimicrobial effect of chitooligosaccharides
produced by bioreactor”, Carbohydrate
Polymers, 44, 71-76 (2001).
9. S. K. Kim, N. Rajapakse. “Enzymatic
production and biological activities of
chitosan oligosaccharides (COS): A review”,
Carbohydrate Polymers, 62, 357-368 (2005).
10. 10.J. Kumirstra, M. Czerwicka, Z.
Kaczynski, A. Bychowska, K. Brozowski, J.
Thoming, P. Stepnowski. “Application of
spectroscopic methods for structural
analysis of chitin and chitosan”, Marine
Drugs, 8, 1567-1636 (2010).
11. J. Shao, Y. Yang, Q. Zhong. “Study on
preparation of oligoglucosamine by
oxidative degradation under microwave”,
Polymer Degradation and Stability, 82, 395-
398 (2003).
12. P. Ulanski, C. von Sontag. “OH – radical
induced chain scission of chitosan in the
absence and present of dioxygen”, Journal
of the Chemical Society, Perkin Transactions,
2, 2022-2028 (2000).
Ngày nhận bài: 28/7/2017 Biên tập xong: 15/9/2017 Duyệt đăng: 20/9/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26_3248_2215078.pdf