Tài liệu Nghiên cứu chế tạo carbon aerogel từ giấy phế thải ứng dụng hấp phụ một số kim loại nặng - Nguyễn Thị Trang: Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 229
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CARBON AEROGEL TỪ GIẤY PHẾ
THẢI ỨNG DỤNG HẤP PHỤ MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG
Nguyễn Thị Trang1, Nguyễn Mạnh Tường2, Nguyễn Trần Hùng2
Tóm tắt: Bài báo này nghiên cứu khả năng xử lý ion As(V), Pb(II), Mn(II) ô
nhiễm trong môi trường nước bằng vật liệu mới, sản xuất từ giấy phế thải. Carbon
aerogel được tổng hợp trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp sấy thăng hoavà
xử lý nhiệt trong môi trường khí trơ với sự kết hợp của các tác nhân NaOH và ure,
lần lượt chiếm 1.5% (KL) và 14.0% (KL) trong hỗn hợp phản ứng. Carbon aerogel
hình thành có cấu trúc xốp và tỉ trọng nhỏ. Cấu trúc của vật liệu được xác định
bằng các phương pháp hóa lý hiện đại như: SEM, EDX, IR. Khả năng hấp phụ
asen, chì, mangan của vật liệu đã được xác định. Carbon aerogel có dung lượng
hấp phụ cực đại tính theo phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir đối với As(V)
là 22,2 mg/g, Mn(II) là 28...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chế tạo carbon aerogel từ giấy phế thải ứng dụng hấp phụ một số kim loại nặng - Nguyễn Thị Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 229
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CARBON AEROGEL TỪ GIẤY PHẾ
THẢI ỨNG DỤNG HẤP PHỤ MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG
Nguyễn Thị Trang1, Nguyễn Mạnh Tường2, Nguyễn Trần Hùng2
Tóm tắt: Bài báo này nghiên cứu khả năng xử lý ion As(V), Pb(II), Mn(II) ô
nhiễm trong môi trường nước bằng vật liệu mới, sản xuất từ giấy phế thải. Carbon
aerogel được tổng hợp trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp sấy thăng hoavà
xử lý nhiệt trong môi trường khí trơ với sự kết hợp của các tác nhân NaOH và ure,
lần lượt chiếm 1.5% (KL) và 14.0% (KL) trong hỗn hợp phản ứng. Carbon aerogel
hình thành có cấu trúc xốp và tỉ trọng nhỏ. Cấu trúc của vật liệu được xác định
bằng các phương pháp hóa lý hiện đại như: SEM, EDX, IR. Khả năng hấp phụ
asen, chì, mangan của vật liệu đã được xác định. Carbon aerogel có dung lượng
hấp phụ cực đại tính theo phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir đối với As(V)
là 22,2 mg/g, Mn(II) là 28,9 mg/g và Pb(II) là 55,5 mg/g.
Từ khóa: Cellulose aergeol, Carbon aerogel, Hấp phụ, Chì, Asen, Mangan.
1. MỞ ĐẦU
Vật liệu cellulose aerogel đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và
bắt đầu nghiên cứu từ những năm đầu của thế kỉ 21.Các nghiên cứu đầu tiên về
vật liệu cellulose aerogel được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Josel
Innerlohinger [1] và được công bố vào năm 2006. Năm 2011, Nichlas Tchang
Cervin và các cộng sự của mình đã tổng hợp thành công vật liệu hấp phụ dầu từ
cellulose aerogel kết hợp với octyltriclorosilane, vật liệu tạo ra có khả năng hấp
phụ dầu khá tốt [2]. Gần đây, vào tháng 6 năm 2016 nhóm nghiên cứu của Yue
Jiao đã tạo ra vật liệu cellulose aerogel với góc tiếp xúc cao từ 151-155oC có hiệu
quả hấp phụ tốt (53-93)g/g cho các dung môi hữu cơ khác nhau và dầu thải.
Cellulose aerogel là vật liệu có cấu trúc xốp, bề mặt tiếp xúc rộng [4]. Do đó, sử
dụng cellulose aerogel nhằm mục đích hấp phụ ô nhiễm kim loại nặng trong môi
trường nước là một hướng nghiên cứu mới và đầy tiềm năng. Mặt khác, aerogel
cũng thể hiện khả năng tái hấp phụ tuyệt vời, có thể duy trì hơn 80% hiệu quả
hấp phụ ban đầu sau 5 chu kì.
Theo các số liệu thống kê, quá trình tiêu thụ giấy đã tạo ra một lượng lớn giấy
phế thải, việc này cũng đồng nghĩa với lượng giấy phế thải chiếm 25-40% chất thải
rắn đô thị toàn cầu.Tái chế giấy phế thải đóng góp một phần không nhỏ vào việc
bảo tồn rừng và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường.Do đó, tận dụng nguồn
giấy phế thải loại, đưa nguồn phế phẩm dân dụng thành sản phẩm có giá trị cao hết
sức có ý nghĩa.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
- Giấy phế thải A4 màu trắng;
- Ure, NaOH, ethanol, nước cất. Các hóa chất đều là hóa chất tinh khiết phân tích.
2.1.2. Thiết bị
- Thiết bị sấy thăng hoa Freeze Dryer (Scientz 18-N, China);
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
N. T. Trang, N. M. Tường, N. Tr. Hùng, “Nghiên cứu chế tạo một số kim loại nặng.” 230
- Thiết bị siêu âm;
- Kính hiển vi điện tử quét (SEM/EDX) JeoJMS 6490;
- Thiết bị phân tích XRD: D8 – Advance 5005;
- Thiết bị phân tích phổ hồng ngoại FTIR: U-4100 Spectrophotometer;
- Cân phân tích độ chính xác 0.001g, các bình nón, pipet, cốc các loại.
2.2 Tổng hợp vật liệu
2.2.1. Chế tạo cellulose aerogel
Quy trình tổng hợp cellulose aerogelđược thực hiện như sau: Cân 2g giấy phế
thải đã xé nhỏ ngâm vào 80 mlnước cất trong 1h cho mềm. Dùng máy xay, xay
nhỏ hỗn hợp đến khi thu được hỗn hợp phân tánđồng nhất. Bổ sung lượng NaOH
và ure thích hợp vào cốc chứa giấy đã nghiền trên. Siêu âm hỗn hợp trong 15 phút.
Dung dịch được đổ ra khuôn hình trụ dung tích khoảng 50ml và đặt ở nhiệt độ -
180C trong 24h để tạo gel. Gel ướt được lấy ra bỏ vào hộp nhựa, trao đổi dung môi
với ethanol. Tiến hành trao đổi dung môi trong 2 ngày, mỗi ngày cần thay dung
môi mới 3 lần (8h/lần). Sau đó, các mẫu này lại tiếp tục được ngâm trong nước 2
ngày, mỗi ngày thay nước cất 3 lần. Kiểm tra pH của nước cho tới khi đạt trung
tính. Các mẫu gel này được làm lạnh ở nhiệt độ -50oC trong 8h, sấy thăng hoa
trong 48h thu được celluloseaerogel.
2.2.2. Chế tạo carbon aerogel
Quá trình nhiệt phân cellulose aerogel được tiến hành trong lò ống, tốc độ thổi
khí trơ (Ar) 5 lít/phút, trong thời gian 90 phút tại nhiệt độ 800oC vơi tốc độ tăng
nhiệt độ là 10oC/phút. Mẫu carbon aerogel được đánh giá hiệu suất thu hồi sản
phẩm, cấu trúc vật liệu và hiệu quả xử lý Pb2+ của than sinh học.
2.3. Khảo sát khả năng hấp phụkim loại nặng trong môi trường nước của
aerogel cellulose
Nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ asen, chì, mangan của vật liệu được tiến hành
theo phương pháp tĩnh, nồng độ ban đầu của các ion thay đổi, nhiệt độ khảo sát ở
25oC. Nồng độ asen, chì, mangan được xác định bằng phương pháp quang phổ hấp
thụ nguyên tử (AAS).
Chúng tôi sử dụng phương trình đẳng nhiệt Langmuir để nghiên cứu quá trình
hấp phụ của vật liệu. Phương trình đẳng nhiệt Langmuir có dạng:
Trong đó:
Q, Qmax: Dung lượng hấp phụ và dung lượng hấp phụ cực đại (mg/g);
Ct: Nồng độ dung dịch tại thời điểm cân bằng (mg/l);
b: Hệ số của phương trình Langmuir (được xác định từ thực nghiệm).
Để xác định các hằng số trong phương trình Langmuir, ta có thể viết phương
trình này ở dạng:
Từ đường biểu diễn Ct/Q phụ thuộc vào C, ta tính được Qmax = 1/tg.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 231
3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng ure
Hàm lượng ure trong các mẫu thay đổi từ 10-20% (KL). Ở đây, thành phần
của NaOH được cố định ở mức 1.5% (KL). Ảnh hưởng của hàm lượng ure tới quá
trình chế tạo carbonaerogel được đánh giá thông qua khả năng hấp phụ asen và tỷ
trọng của vật liệu.Kết quả được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Ảnh hưởng của hàm lượng ure tới quá trình chế tạo carbon aerogel.
STT Tên mẫu
Lượng ure
(% KL)
Tỷ trọng
Dung lượng hấp
phụ As(V)
mg/g
1 G1-10 10 0,049 16,5
2 G1-14 14 0,037 18,6
3 G1-15 15 0,041 17,8
4 G1-20 20 0,044 18,1
Các mẫu carbon aerogel thu được đều có tỷ trọng thấp. Tỷ trọng của các mẫu
khác nhau không nhiều. Khi tăng hàm lượng ure, nồng độ xúc tác cho quá trình
thủy phân bột giấy tăng. Do đó, thúc đẩy quá trình thủy phân bột giấy thành các sợi
cellulose, khung aerogel có cấu trúc bền vững, ít bị co ngót trong quá trình sấy và
nên aerogel có tỷ trọng thấp. Khi tăng nồng độ ure lơn hơn nữa, tỉ trọng của
aerogel có xu hướng tăng lên và khả năng hấp phụ As(V) giảm. Với hàm lượng ure
đạt 14% theo khối lượng thì mẫu carbon aerogel có tỉ trọng nhẹ nhất và có khả
năng hấp phụ As(V) tốt nhất.
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng NaOH
Hàm lượng NaOH trong các mẫu hỗn hợp phản ứng được thay đổi từ 1.5 –
3.0% (KL). Thành phần của ure được cố định ở mức 14.0% (KL). Ảnh hưởng của
hàm lượng NaOH tới quá trình chế tạo carbon aerogel được đánh giá thông qua
khả năng hấp phụ asen và tỷ trọng của vật liệu. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Ảnh hưởng của hàm lượng NaOH tới quá trình chế tạo carbon aerogel.
STT Tên mẫu
Lượng NaOH
(% KL)
Tỷ trọng
Dung lượng
hấp phụ As(V)
mg/g
1 G2-1.5 1.5 0.045 18.8
2 G2-1.9 1.9 0.047 17.3
3 G2-2.5 2.5 0.048 16.2
4 G2-3.0 3.0 0.048 16.6
Từ kết quả trên bảng 2 cho thấy lượng NaOH có ảnh hưởng đến quá trình chế
tạo carbon aerogel. Nếu lượng NaOH lớn sẽ làm giảm các liên kết hydro giữa
cellulose dẫn đến vật liệu ít xốp hơn, do đó khả năng hấp phụ As giảm. Kết quả
khảo sát cho thấy lượng NaOH là 1,5%, carbon aerogel tạo thành có tỉ trọng nhỏ
nhất và khả năng hấp phụ As lớn nhất.
3.3. Khảo sát, đánh giá các đặc tính của cellulose aerogel
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
N. T. Trang, N. M. Tường, N. Tr. Hùng, “Nghiên cứu chế tạo một số kim loại nặng.” 232
Phương pháp phổ hồng ngoại được đùng để xác định các nhóm chức trên bề
mặt cellulose aerogel. Kết quả được trình bày ở hình 3.
TRANG mau thuong 4 12 2017
Name
001
Description
4000 4003500 3000 2500 2000 1750 1500 1250 1000 750 500
99
75
76
78
80
82
84
86
88
90
92
94
96
98
cm-1
%
T
1022.19cm-1
872.38cm-1
1423.86cm-1
1156.78cm-1
3336.80cm-1
1625.2
2921.3
998.56
Hình 1. Phổ hồng ngoại của vật liệu cellulose aerogel.
Phổ IR của mẫu aerogel cho thấy xuất hiện pic ở 3336,8 cm-1 với chân pic
rộng, đặc trưng cho dao động của liên kết -O-H (trong nhóm –COOH), pic ở
1423,8 cm-1 đặc trưng cho dao động của liên kết -C-H, pic ở 1156,7cm-1 đặc trưng
cho dao động của liên kết -C-O-, pic ở 1625,2 cm-1 đặc trưng cho dao động của
liên kết -O-H.
Hình thái học bề mặt của cellulose aerogel và carbon aerogel được xác định
bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM). Kết quả thể hiện trên hình 2.
50 μm 50 μm
Hình 2. So sánh cấu trúc của cellulose aerogel (trái) và carbon aerogel (phải).
Hình 2 cho thấy vật liệu cellulose aerogel có cấu trúc xốp gồm một mạng lưới
các sợi cellulose liên kết với nhau, chiều dài sợi cellulose khoảng 10mm, đường
kính sợi có kích thước khoảng 10µm. Các sợi có xu hướng liên kết với nhau thành
một kết cấu bền vững, tạo độ xốp nhất định cho khối vật liệu. Trong khi đó, sau khi
nhiệt phân trong môi trường khí trơ, carbon aerogel giữ nguyên cấu trúc xốp, đồng
thời sợi carbon có kích thước nhỏ hơn so với sợi cellulose trước khi nhiệt phân.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 233
Điều này được chứng minh qua so sánh phân tích cấu trúc xốp của hai loại vật liệu
trong bảng 3.
Bảng 3. So sánh cấu trúc xốp của cellulose aerogel và carbon aerogel.
STT Chỉ tiêu Cellulose aerogel Carbon aerogel
1 Diện tích bề mặt BET (m2/g) 1.5 233.9
2 Thể tích xốp BJH (m3/g) 0.000535 0.097649
3 Kích thước lỗ xốp (nm) 18.98 9.75
Từ bảng 3 cho thấy cấu trúc xốp của vật liệu cellulose aerogel sau khi nhiệt
phân (carbon aerogel) đã thay đổi đáng kể. Diện tích bề mặt tăng nhờ quá trình
phân huỷ các nhóm chức chứa oxy trong phân tử cellulose, tạo thành các vi xốp
trên bề mặt sợi aerogel. Phân tích cho thấy quá trình nhiệt phân (carbon hoá) trong
môi trường khí trơ cho phép cải thiện cấu trúc xốp của vật liệu.
3.4. Khảo sát khả năng hấp phụ kim loại nặng của carbon aerogel
a) Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc
Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc đến dung lượng hấp phụ As(V), Pb(II),
Mn(II) được chỉ ra ở hình 3.
Hình 3. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc đến hiệu suất hấp phụ
As(V), Pb(II), Mn(II).
Từ kết quả thu được chứng tỏ khả năng hấp phụ các ion kim loại nặng của
aerogel tăng khi thời gian tiếp xúc tăng. Kết quả khảo sát cho thấy với nồng độ đầu
là 30 mg/l, quá trình hấp phụ Pb(II) và Mn(II) diễn ra nhanh trong khoảng 30 phút
đầu tiên. Sau đó tốc độ hấp phụ chậm dần. Sau 60 phút thì hiệu suất hấp phụ hầu
như tăng không đáng kể. Như vậy, thời gian đạt cân bằng hấp phụ của vật liệu với
Pb (II) và Mn (II)là khoảng 60 phút. Thời gian cân bằng hấp phụ của As (III) lâu
hơn, khoảng 120 phút.
b) Dựa trên số liệu thực nghiệm, kết quả xác định các thông số của phương trình
hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir được trình bày ở hình 4 và bảng 4.
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
N. T. Trang, N. M. Tường, N. Tr. Hùng, “Nghiên cứu chế tạo một số kim loại nặng.” 234
Hình 4. Đường thẳng xác định hệ số của phương trình Langmuir.
Từ bảng 4 cho thấy quá trình hấp phụ asen, mangan, chì của carbon aerogel mô
tả phù hợp theo phương trình hấp phụ Langmuir với hệ số tương quan cao. Giá trị
cao của hệ số tương quan R2cho thấy sự thống nhất cao giữa các giá trị thực ghiệm
với mô hình hấp phụ. Dung lượng hấp phụ cực đại của aerogel với As (V) đạt 22.2
mg/g, Mn(II) đạt 28.9 mg/g, Pb(II) đạt 55,5 mg/g.
Bảng 4. Các thông số của phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir trên
carbon aerogel.
Chất bị hấp phụ Qmax (mg/g) b R2
As(V) 22.2 1.1653 0.9839
Mn(II) 28.9 0.5556 0.9964
Pb(II) 55.5 7.472 0.9459
4. KẾT LUẬN
Sử dụng các phương pháp hóa lý hiện đại như SEM, EDX, IR... đã chứng minh
được thành công của việc tổng hợp aerogel cellulose và carbon aerogel từ nguồn
giấy phế thải. Tác nhân là NaOH và ure, lần lượt chiếm 14.0 % và 1.5% (theo khối
lượng)trong hỗn hợp phản ứng, aerogel tạo thành có cấu trúc xốp, tỷ trọng nhẹ, rất
thích hợp dùng làm vật liệu hấp phụ. Thử nghiệm khả năng hấp phụ tĩnh với các
ion kim loại nặng như asen, mangan, chì cho thấy dung lượng hấp phụ cực đại của
aerogel cellulose với As(V) đạt 22.2 mg/g, Mn(II) đạt 28.9 mg/g, Pb(II) đạt 55,5
mg/g. Các số liệu thực nghiệm đã mô tả bởi mô hình đẳng nhiệt Langmuir với hệ
số tương quan cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Josel Innerlohinger, Hedda K.Weber, Gregel Kraft, “Aerocellulose: aerogels
and aerogel-like materials made from cellulose”, Macromolecular symposia,
Volume 244, Issue 1, pp 126-135.
[2]. Nicholas Tchang Cervin, Erik Johansson, “Strong, water Durable, and wet
Resilient cellulose nanofibril stabilized foams from oven drying”,Polymer,
8(18), 2016, pp 11682-11689.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 235
[3]. Caichao Wan, Yun Lu, “Ultralight and hydrophobic nanofibrilated cellulose
aerogels form coconut shell with ultrastrong adsorption properties”,Journal of
applied polymer, Volume 132, Issuse 24, 2015, pp 42037-42045.
[4]. Gu-Joong Kwon, Dae -Young Kim, “Adsorption capacity of lead on
holocellulose aerogel synthesiszed from an alkali hydroxide-ure solution,
Journal of the Korean Physical Society, Vol. 67, No.4, August 2015, pp
687-693.
ABSTRACT
SYNTHESIS OF CARBON AEROGEL FROM WASTE PAPER FOR
REMOVAL OF HEAVY METAL ION IN AQUEOUS SOLUTION
Currently, carbon aerogel materials draw the great attention due to their
excellent porous nanostructure. In this work, we synthesized the carbon
aerogel from waste paper by methods of freeze drying and carbonization in
the inert atmosphere. Surface morphology, pore properties, and adsorption
performance of the aerogel to As(V), Pb(II) and Mn(II) are evaluated.
Carbon aerogel shows the maximum adsorption capacity according to the
Langmuir isothermal model, as 22.2 mg/g for As (V); 28.9 mg/g for Mn (II);
55.5 mg/g for Pb (II). The results indicate the potential application of these
materials for effluent treatment in industries.
Keywords: Arsenic, Lead, Manganese, Removal, Aerogel cellulose, Adsorption.
Nhận bài ngày 21 tháng 08 năm 2017
Hoàn thiện ngày 05 tháng 09 năm 2017
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2017
Địa chỉ: 1 Đại học Tài nguyên – Môi trường Hà Nội;
2Viện Hóa học-Vật liệu, 17 Hoàng Sâm, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội;
* Email: nguyentranhung28@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27_0841_2151836.pdf