Tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng rút nội khí quản sớm sau phẫu thuật tim bẩm sinh ở trẻ em: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 150
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG RÚT NỘI KHÍ QUẢN SỚM
SAU PHẪU THUẬT TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM
Hoàng Anh Khôi*, Đỗ Quang Huân*, Nguyễn Thị Quý*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rút nội khí quản (NKQ) sớm sau phẫu thuật tim bẩm sinh không phải là một khái niệm mới và
ngày càng được quan tâm nhiều vì giúp giảm được các biến chứng liên quan đến ống nội khí quản và thở máy,
giảm tải cho việc chăm sóc hậu phẫu và làm tăng sự hài lòng cho bệnh nhân và gia đình. Rút nội khí quản sớm
sau phẫu thuật tim bẩm sinh được định nghĩa là rút nội khí quản trước 4-8 giờ hoặc trước 24 giờ sau mổ tùy theo
tác giả. Nhiều nghiên cứu đã cho biết những yếu tố có liên quan đến thở máy kéo dài, nhưng rất ít tác giả đề cập
đến các yếu tố tiên lượng rút nội khí quản sớm sau mổ tim bẩm sinh.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá các yếu tố tiên lượng khả năng rút nội khí quản sớm sau phẫu thuật tim
bẩm sinh ở trẻ em. ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng rút nội khí quản sớm sau phẫu thuật tim bẩm sinh ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 150
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG RÚT NỘI KHÍ QUẢN SỚM
SAU PHẪU THUẬT TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM
Hoàng Anh Khôi*, Đỗ Quang Huân*, Nguyễn Thị Quý*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rút nội khí quản (NKQ) sớm sau phẫu thuật tim bẩm sinh không phải là một khái niệm mới và
ngày càng được quan tâm nhiều vì giúp giảm được các biến chứng liên quan đến ống nội khí quản và thở máy,
giảm tải cho việc chăm sóc hậu phẫu và làm tăng sự hài lòng cho bệnh nhân và gia đình. Rút nội khí quản sớm
sau phẫu thuật tim bẩm sinh được định nghĩa là rút nội khí quản trước 4-8 giờ hoặc trước 24 giờ sau mổ tùy theo
tác giả. Nhiều nghiên cứu đã cho biết những yếu tố có liên quan đến thở máy kéo dài, nhưng rất ít tác giả đề cập
đến các yếu tố tiên lượng rút nội khí quản sớm sau mổ tim bẩm sinh.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá các yếu tố tiên lượng khả năng rút nội khí quản sớm sau phẫu thuật tim
bẩm sinh ở trẻ em.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu nhằm xác định các yếu tố tiên lượng
rút nội khí quản sớm (<24 giờ sau phẫu thuật tim) trong một đoàn hệ các trẻ em được mổ tim tại Viện Tim thành
phố Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân tuổi từ 1 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi được lần lượt đưa vào khoa hồi sức sau
phẫu thuật tim bẩm sinh trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015. Có 309 bệnh nhân
đã được đưa vào nghiên cứu.
Kết quả: Trong số 309 bệnh nhân có 9 bệnh nhân tử vong nên được loại ra khỏi nghiên cứu này, còn lại 164
bn (54,6%) đã được rút nội khí quản trong vòng 24 giờ sau mổ và 136 bệnh nhân (45,4%) được rút NKQ sau
24h. Tuổi trung vị của nhóm bệnh nhân được rút nội khí quản sớm là 2 tuổi (3 tháng-14 tuổi), và tuổi trung vị
của nhóm bệnh nhân rút nội khí quản sau 24h là 1 tuổi (2 tuần -12 tuổi). Những bệnh nhân được rút nội khí
quản sớm có trung vị thời gian kẹp ĐMC (động mạch chủ) ngắn hơn (39 phút, so với 51 phút), thời gian
THNCT (tuần hoàn ngoài cơ thể) trung bình ngắn hơn (83 phút, so với 107 phút), trung vị thời gian mổ ngắn
hơn (150 phút, so với 180 phút), trung vị thời gian thở máy ngắn hơn (12 giờ, so với 68 giờ), trung vị thời gian
nằm hồi sức ngắn hơn (2 ngày, so với 5 ngày) và trung vị thời gian nằm viện ngắn hơn (7,5 ngày, so với 14
ngày) so với nhóm bệnh nhân được rút NKQ sau 24h. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi, cân nặng,
Sp02, áp lực động mạch phổi tâm thu trước mổ và phân loại nguy cơ phẫu thuật (RACHS-1) giữa nhóm được rút
NKQ sớm và nhóm không rút NKQ sớm (p<0,001). Trong nhóm bệnh nhân được rút NKQ sớm có 1 bệnh nhân
(0,6%) phải đặt lại NKQ trong vòng 24h sau khi rút NKQ lần đầu tiên. Không có bệnh nhân nào tử vong liên
quan đến rút nội khí quản sớm. Phân tích hồi qui đa biến đã được thực hiện để xác định mối liên quan độc lập
giữa rút nội khí quản sớm và các yếu tố chu phẫu. Các yếu tố tiên lượng rút NKQ sớm sau mổ tim bẩm sinh là:
cân nặng lớn hơn (p=0,025), VIS giờ thứ 48 thấp (p=0,004), thời gian THNCT ngắn hơn (p=0,007), thời gian kẹp
động mạch chủ ngắn hơn (p=0,013), thời gian mổ ngắn hơn (p=0,025).
Kết luận: Hơn 50% bệnh nhân trẻ em sau mổ tim bẩm sinh có thể được rút NKQ sớm trong vòng 24h sau
mổ. Mặc dù có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về các yếu tố chu phẫu giữa hai nhóm rút NKQ sớm và nhóm rút
NKQ sau 24h, phân tích hồi qui đa biến cho thấy các yếu tố độc lập tiên lượng rút NKQ sớm trong nghiên cứu
của chúng tôi là cân nặng lớn hơn, VIS giờ thứ 48 thấp, thời gian THNCT ngắn, thời gian kẹp động mạch chủ
ngắn và thời gian mổ ngắn. Bệnh nhân được rút NKQ sớm có thời gian nằm hồi sức ngắn hơn, thời gian nằm
viện ngắn hơn và ít có biến chứng sau mổ so với nhóm được rút NKQ sau 24h.
Viện Tim TP HCM
Tác giả liên lạc: ThS.BS Hoàng Anh Khôi ĐT: 0918557590, Email: josephanhkhoi@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 151
Từ khóa: rút nội khí quản sớm; phẫu thuật tim trẻ em
ABSTRACT
PREDICTORS OF EARLY EXTUBATION AFTER PEDIATRIC CARDIAC SURGERY
Hoang Anh Khoi, Do Quang Huan, Nguyen Thi Quy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 150 - 157
Background: The concept of early extubation after pediatric cardiac surgery is not new. There was
increasing interest in this technique because early extubation was associated with lower postoperative
morbidity related to endotracheal tube and mechanical ventilation, reduced postoperative care and increased
patient and family satisfaction. Early extubation was usually defined as extubation ≤ 4-8 hours or ≤ 24
hours after cardiac surgery. Many studies have reported independent perioperative factors associated with
prolonged mechanical ventilation, however there were only few studies on predictors of early extubation
following pediatric cardiac surgery.
Objective: To determine predictors of early extubation after pediatric cardiac surgery.
Method: This prospective, observational study aimed to determine the predictors of early extubation (<24 h
after cardiac surgery) in a cohort of children undergoing cardiac surgery. Children aged between 1 month and 18
years were consecutively admitted to pediatric intensive care unit after cardiac surgery for congenital heart disease
between January 2014 and December 2015.
Results: Three hundred and nine patients were qualified for inclusion during the study period. 9 patients
were dead after surgery and were excluded from the study. 164 patients (54,6%) were extubated during 24h after
surgery and 136 patients (45,4%) were extubated after 24h. Median age of early extubated patient group was 2
years (range 3 months -14 years), and median age of patients extubated after 24h was 1 year (range 2 weeks -12
years). Early extubated patient group had shorter median cross clamp (39 minutes vs. 51 minutes), shorter mean
cardiopulmonary bypass time (83 minutes vs. 107 minutes), median operating time (150 minutes vs. 180
minutes), shorter median mechanical ventilation time (12h vs. 68h), shorter median length of stay in the (2 days
vs. 5 days) and shorter median length of stay in the hospital (7,5 days vs. 14 days) in comparison with the
patients extubated after 24h. There were statistically significant differences in term of age, body weight, Sp02, pre-
operative systolic pulmonary artery pressure and Risk adjustment for congenital heart surgery-1 (RACHS-1)
category between early extubated patient group and patients extubated after 24h of surgery (p<0,001). One
patient (0,6%) was reintubated during 24h after the initial attempt of extubation in the early extubated patient
group. There were no deaths related to early extubation. Multivariate logistic regression analyses were used to
determine independent relationships between perioperative factors and early extubation. Greater body weight
(p=0,025), lower VIS (vasoactive-inotropic score) at 48h (p=0,004), shorter cardiopulmonary bypass (p=0,007),
cross clamp (p=0,013) and operating (p=0,025) times were associated with early extubation.
Conclusion: Our study establishes that more than 50% early extubation can be accomplished within the
first 24 h after surgery in low to medium risk pediatric cardiac surgery patients. There were some predictors of
early extubation after pediatric cardiac surgery. Multivariate logistic regression analyses were used to determine
independent relationships between perioperative factors and early extubation. Greater body weight, lower VIS
(vasoactive-inotropic score) at 48h, shorter cardiopulmonary bypass, cross clamp and operating times were
associated with early extubation. Early extubation was associated with low morbidity rates and short lengths of
intensive care unit and hospital stays.
Key words: early extubation ; pediatric cardiac surgery
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 152
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rút nội khí quản sớm sau phẫu thuật tim
bẩm sinh không phải là một khái niệm mới và
ngày càng được thực hiện tại nhiều trung tâm
mổ tim nhi trên thế giới trong hơn hai thập
niên qua. Rút nội khí quản sớm giúp giảm
được các biến chứng liên quan đến nội khí
quản và thở máy, giảm tải cho việc chăm sóc
hậu phẫu và làm tăng sự hài lòng cho bệnh
nhân và gia đình. Rút nội khí quản sớm sau
phẫu thuật tim bẩm sinh được định nghĩa là
rút nội khí quản trước 24 giờ sau mổ(1,4). Rút
nội khí quản sớm là một yếu tố quan trọng
trong chiến lược phẫu thuật phục hồi sớm
(fast-track surgery) giúp rút ngắn thời gian
nằm viện cho các bệnh nhân phẫu thuật. Tuy
nhiên rút nội khí quản sớm không phải là luôn
luôn có thể thực hiện được. Nhiều nghiên cứu
cho biết các yếu tố tiên lượng bệnh nhân thở
máy kéo dài sau phẫu thuật tim, nhưng có rất
ít các nghiên cứu cho biết các yếu tố tiên lượng
khả năng rút nội khí quản sớm sau phẫu thuật
tim bẩm sinh. Do đó, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu với mục tiêu xác định các yếu tố
tiên lượng rút nội khí quản sớm sau mổ tim
bẩm sinh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Tim
thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2014
đến 12 năm 2015. Nghiên cứu quan sát tiến cứu
trên tất cả các bệnh nhân từ 1 tháng tuối đến
dưới 18 tuổi được đưa vào hồi sức tích cực sau
phẫu thuật tim bẩm sinh. Hội Đồng Đạo Đức
của Viện Tim đã chấp thuận nghiên cứu này.
Định nghĩa rút nội khí quản sớm: Rút nội
khí quản sớm sau phẫu thuật tim bẩm sinh
được định nghĩa là rút nội khí quản trước 24
giờ sau mổ(1,4).
Tiêu chuẩn chọn lựa: Các bệnh nhân từ 1
tháng tuổi đến dưới 18 tuổi được mổ tim bẩm
sinh chương trình với Phân loại nguy cơ của
phẫu thuật tim bẩm sinh (RACHS-1: Risk
adjustment for congenital heart surgery-1)(6), có
hay không có chạy tuần hoàn ngoài cơ thể đều
được đưa vào nghiên cứu. Loại khỏi nghiên cứu
những trường hợp mổ cấp cứu, mổ lại và những
bệnh nhân đã được đặt nội khí quản trước mổ.
Tất cả các bệnh nhân đều được tiền mê bằng
midazolam và được gây mê để thực hiện phẫu
thuật tim theo phác đồ gây mê chuẩn. Tại phòng
mổ, nếu bệnh nhân chưa có sẵn đường truyền
tĩnh mạch, bệnh nhân sẽ được cho thở khí mê
sevoflurane 3-5% và 02 100% trước khi dẫn mê để
đặt một đường truyền tĩnh mạch. Sau đó bệnh
nhân được dẫn mê bằng thuốc mê tĩnh mạch bao
gồm midazolam 0,1mg/kg, sufentanil 1µg/kg và
rocuronium 1mg/kg. Duy trì mê bằng sufentanil
1µg/kg/h và midazolam 0,1mg/kg/h truyền liên
tuc bằng bơm tiêm điện, phối hợp với thở khí mê
sevoflurane với nồng độ 1-2% tùy theo đáp ứng
của bệnh nhân. Lặp lại liều thuốc dãn cơ
rocuronium 0,3mg/kg mỗi giờ cho đến khi bắt
đầu đóng xương ức.
Theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn (động
mạch quay hoặc động mạch đùi) và áp lực tĩnh
mạch trung tâm qua tĩnh mạch cảnh trong hoặc
tĩnh mạch đùi được thực hiện cùng với các theo
dõi chuẩn được khuyến cáo trong gây mê mổ
tim (tần số tim, điện tâm đồ, huyết áp không
xâm lấn, Sp02, Etc02, nhiệt độ thực quản, nhiệt độ
trực tràng, lượng nước tiểu). Khí máu động
mạch cùng với hemoglobin, điện giải đồ (sau
dẫn mê, sau khi ngưng tuần hoàn ngoài cơ thể,
trước khi rút nội khí quản), đường huyết, ACT
(thời gian đông máu hoạt hóa: activated clotting
time) trước và khi chạy tuần hoàn ngoài cơ thể,
sau khi trung hòa heparin bằng protamine cũng
được theo dõi. Theo dõi trong lúc chạy THNCT
bao gồm huyết áp trung bình, lượng nước tiểu,
độ bão hòa oxy tĩnh mạch trộn (Sv02), khí máu
động mạch và ACT mỗi 30 phút. Trong lúc chạy
THNCT sufentanil được truyền liên tục với
liều1µg/kg/h, sevoflurane 1% được cho qua hệ
thống THNCT.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 153
Sau khi mổ xong, bệnh nhân được chuyển
sang phòng hồi sức, tiếp tục thở máy và được
cho thuốc giảm đau bằng morphine truyền
liên tục với liều 20-40 µg/kg/giờ. Khi bệnh
nhân ổn định huyết động, tri giác tỉnh táo thì
bác sĩ hồi sức sẽ quyết định cai máy thở cho
bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được kiểm tra khí
máu động mạch để đánh giá tình trạng toan
kiềm trước khi cho rút nội khí quản, để đảm
bảo bệnh nhân tự thở tốt.
Tiêu chí rút nội khí quản là bệnh nhân có
thân nhiệt bình thường, tỉnh táo hoàn toàn, với
nhịp thở đều đặn và thể tích khí thường lưu
(tidal volume) đạt từ 5-7ml/kg, phân tích khí
máu động mạch trước khi rút nội khí quản bình
thường với Fi02 40%, hemoglobin tối ưu, không
có toan chuyển hóa, tình trạng huyết động ổn
định với hỗ trợ bằng thuốc tăng co bóp cơ tim ở
mức tối thiểu, dẫn lưu ống ngực ra máu ít và
siêu âm tim sau mổ bình thường.
Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: Nhóm I:
bệnh nhân được rút NKQ trong vòng 24h sau
phẫu thuật và nhóm II: bệnh nhân được rút
NKQ hơn 24h sau mổ. Các yếu tố được đánh giá
được chia thành: trước mổ, trong mổ và sau mổ.
Các dữ kiện trước mổ bao gồm: tuổi, phái tính,
loại tổn thương tim, đã mổ tim trước đây, tăng
áp phổi, hội chứng Down, nhiễm trùng gần đây,
thiếu máu, Sp02, tím. Các dữ kiện trong mổ bao
gồm thời gian THNCT, thời gian kẹp ĐMC, thời
gian mổ, rối loạn nhịp chu phẫu, loại phẫu thuật
và mức độ phức tạp của phẫu thuật. Các dữ kiện
sau mổ bao gồm: nhiễm trùng phải dùng kháng
sinh (cấy máu dương tính hoặc C reactive
protein tăng), bệnh lý ở phổi (viêm phổi, xẹp
phổi, bệnh phổi mãn tính), rối loạn nhịp, loại
thuốc và liều thuốc tăng co bóp cơ tim cần dùng,
toan chuyển hóa, thời gian thở máy, thời gian
nằm hồi sức, thời gian nằm viện.
Phân tích và xử lý số liệu thống kê
Các biến liên tục được trình bày dưới dạng
các trị số trung bình ± độ lệch chuẩn nếu biến có
phân phối chuẩn, hoặc trung vị (khoảng tứ phân
vị) nếu biến không có phân phối chuẩn. Tính tần
suất và tỉ lệ phần trăm (%) cho các biến định
tính. So sánh biến liên tục bằng phép kiểm T nếu
biến có phân phối chuẩn, hoặc phép kiểm Mann-
Whitney nếu biến không có phân phối chuẩn. So
sánh tỉ lệ bằng phép kiểm Chi bình phương hoặc
phép kiểm chính xác Fischer. Trị số p<0,05 được
xem là có ý nghĩa thống kê. Phân tích hồi qui đa
biến được thực hiện để xác định các yếu tố độc
lập có liên quan đến rút nội khí quản sớm. Xử lý
số liệu thống kê bằng phương pháp thống kê với
phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
309 bệnh nhân đã được đưa vào nghiên cứu.
Có 9 bệnh nhân tử vong sau mổ liên quan đển
biến chứng về tim mạch sau mổ và được loại
khỏi nghiên cứu.
Bảng 1: Thời gian rút NKQ và đặc điểm bệnh nhân trước mổ:
Biến số Rút NKQ>24h Rút NKQ sớm Tổng Trị số p
136 (45,4%) 164 (54,6%) 300 0,085
Phái Nữ 59 (43,4%) 87 (53,0%) 146 (48,7%)
Nam 77 (56,6%) 77 (47,0%) 154 (51,3%)
Tuổi (năm) 1 (2tuần-12 tuổi) 2 (3tháng-14 tuổi) 0,001*
Cân nặng (kg) 7,5 10,5 0,001*
Sp02 (%) 88,5 97,5 0,001*
PAPs (mmHg) 62,5 40 0.001*
RACHS-1 2,66 2,4 0,001*
Sp02: độ bão hòa oxy mạch nảy. PAPs:
pression artérielle pulmonaire systolique: áp lực
động mạch phổi tâm thu. RACHS-1: Risk
adjustment for congenital heart surgery: phân
loại nguy cơ phẫu thuật tim bẩm sinh. *p ≤ 0,05
là có ý nghĩa thống kê
Trong số 300 bệnh nhân được đưa vào
nghiên cứu (bảng 1), 164 bệnh nhân (54,6%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 154
được rút nội khí quản trong vòng 24h và 136
bệnh nhân được rút nội khí quản sau 24h sau
mổ. Trong nhóm bệnh nhân được rút NKQ sớm,
có 1 bệnh nhận (0,6%) phải đặt lại NKQ trong
vòng 24h sau khi rút NKQ. Không có trường
hợp nào tử vong trong nhóm bệnh nhân được
rút NKQ sớm.
Phân tích các đặc điểm bệnh nhân trước mổ,
không có sự khác biệt về phái tính giữa hai
nhóm bệnh nhân này (х2=2,962, df=1, p=0,085).
Tuổi trung vị của nhóm bệnh nhân được rút nội
khí quản sớm là 2 tuổi (3 tháng-14 tuổi), và tuổi
trung vị của nhóm bệnh nhân rút nội khí quản
sau 24h là 1 tuổi (2 tuần -12 tuổi). Độ bão hòa oxy
ở nhóm được rút NKQ sớm là 97,5%, và ở nhóm
được rút NKQ sau 24h là 88,5%. Áp lực động
mạch phổi tâm thu (PAPs) là 40mmHg và
62,5mmHg ở nhóm được rút NKQ sớm và nhóm
rút NKQ sau 24h. Phân loại nguy cơ phẫu thuật
(RACHS-1) cao hơn. Phân tích bằng phép kiểm
Mann-Whitney (do các biến trên không có phân
phối chuẩn) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về tuổi, cân nặng, Sp02, áp lực động
mạch phổi tâm thu trước mổ và phân loại nguy
cơ phẫu thuật giữa nhóm được rút NKQ sớm và
nhóm không rút NKQ sớm (p<0,001).
Bảng 2: Đặc điểm bệnh nhân trong mổ và thời gian rút nội khí quản
Biến số trong mổ Rút NKQ>24h Rút NKQ sớm Trị số p
Thời gian kẹp ĐMC(phút) 51 (0-165) 39 (0-170) 0,001*
Thời gian THNCT (phút) 107,7±45,5 83,0±37,0 0,001*
Thời gian mổ (phút) 180 (100-450) 150 (90-350) 0,001*
Thời gian thở máy (phút) 68 (25-588) 12 (3-24) 0,001*
Thời gian nằm hồi sức(ngày) 5 (2-38) 2 (1-10) 0,001*
Thời gian nằm viện (ngày) 14 (6-53) 7,5 (5-32) 0,001*
*p<0,05: có ý nghĩa thống kê
Phân tích các đặc điểm trong mổ giữa hai
nhóm, cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,001) về thời gian kẹp động mạch chủ,
thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian, thời
gian mổ, thời gian thở máy, thời gian nằm hồi
sức, và thời gian nằm viện sau phẫu thuật.
Những bệnh nhân được rút nội khí quản sớm có
trung vị thời gian kẹp ĐMC ngắn hơn (39 phút,
so với 51 phút), thời gian THNCT trung bình
ngắn hơn (83 phút, so với 107 phút), trung vị thời
gian mổ ngắn hơn (150 phút, so với 180 phút),
trung vị thời gian thở máy ngắn hơn (12 giờ, so
với 68 giờ), trung vị thời gian nằm hồi sức ngắn
hơn (2 ngày, so với 5 ngày) và trung vị thời gian
nằm viện ngắn hơn (7,5 ngày, so với 14 ngày) so
với nhóm bệnh nhân được rút NKQ sau 24h.
Bảng 3: Các đặc điểm sau mổ và thời gian rút nội khí quản
Rút NKQ >24h Rút NKQ sớm Trị số p
Toan chuyển hóa Không 101 (76,5%) 138 (84,7%) 0.076
Có 31 (23,5%) 25 (15,3%)
Mổ lại Không 114 (83,8%) 162 (98,8%) 0,001*
Có 22 (16,2%) 2 (1,2%)
Thẩm phân phúc
mạc
Không 122 (91,0%) 158 (99,4%) 0,001*
Có 12 (9,0%) 1 (0,6%)
Dùng thuốc inotrope Không 7 68 0,001*
Có 128 92
*p<0,001: có ý nghĩa thống kê
Phân tích các biến định tính về đặc điểm sau
mổ bằng phép kiểm Chi bình phương cho thấy
có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (p<0,001) về
việc phải mổ lại vì bất cứ nguyên nhân gì sau
mổ, thẩm phân phúc mạc do suy thận sau mổ và
việc dung thuốc vận mạch-tăng co bóp cơ tim
(inotrope) giữa nhóm được rút NKQ sớm và
nhóm rút NKQ sau 24h. Tuy nhiên không có sự
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 155
khác biệt có ý nghĩa về tình trạng toan chuyển
hóa sau mổ với pH<7,35 và BE<-3 mEq giữa hai
nhóm bệnh nhân.
Bảng 4: Chỉ số dung thuốc vận mạch-tăng co bóp cơ tim (VIS)(3) và thời gian rút NKQ
Rút NKQ sau 24h Rút NKQ sớm Trị số p
VIS giờ H0 8,8 (0-60) 8 (0-39,6) 0,001*
VIS giờ H24 8,4 (0-62) 5 (0-21) <0,001*
VIS giờ H48 6 (0-57,4) 0 (0- 18) <0,001*
VIS giờ H72 3,5(0-78,4) 0 (0-12) <0,001*
Liều adrenaline 0,04 (0,015-0,24) 0,038 (0,01-0,18) 0.05
Liều milrinone 0,5 (0,25-0,8) 0,5 (0,15- 1,0) 0,001*
VIS: vasoactive- inotropic score: chỉ số dung thuốc vận mạch-tăng co bóp cơ tim
*p<0,05 có ý nghĩa thống kê
Dùng phép kiểm Mann-Whitney để phân
tích chỉ số dung thuốc vận mạch-tăng co bóp cơ
tim VIS (vasoactive-inotropic score) ở giờ thứ 0,
24, 48 và 72 sau mổ cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thông kê về giá trị của các trị số này giữa
hai nhóm (p<0,001). Nhóm được rút NKQ sớm
có trị số VIS thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm
không được rút NKQ sớm.
Bảng 5: Thời gian hồi sức và thời gian nằm viện sau mổ
Rút NKQ sau 24h Rút NKQ sớm Trị số p
Trung vị thời gian nằm hồi sức(ngày) 5 (2-38) 2 (1-10) <0,001*
Trung vị thời gian nằm viện sau mổ (ngày) 14 (6-38) 7,5 (5-32) <0,001*
*p<0,05: có ý nghĩa thống kê
Trung vị thời gian nằm hồi sức (bảng 5) ở
nhóm bệnh nhân được rút NKQ sớm là 2 ngày
(1-10 ngày), khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,001) so với trung vị thời gian nằm hồi sức
của nhóm bệnh nhân được rút NKQ sau 24h là 5
ngày (2-38 ngày)
Trung vị thời gian nằm viện sau mổ của
nhóm bệnh nhân được rút NKQ sớm là 7,5 ngày
(5-32 ngày), khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,001) so với nhóm bệnh nhân được rút NKQ
sau 24h là 14 ngày (6-38 ngày).
Bảng 6: Biến chứng sau mổ
Rút NKQ
sau 24h
Rút NKQ
sớm
Trị số p
Biến chứng
sau mổ
không 67 140 0,001*
có 69 24
P<0,05: có ý nghĩa thống kê
Phân tích tỉ lệ xảy ra biến chứng sau mổ giữa
nhóm rút NKQ sớm và nhóm rút NKQ sau 24h,
cho thấy nhóm rút NKQ sau 24h có biến chứng
sau mổ nhiều hơn nhóm rút NKQ sớm và sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Các
biến chứng sau mổ bao gồm: hội chứng cung
lượng tim thấp, suy thận, nhiễm trùng huyết
nặng, nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng xương ức,
động kinh, phù toàn thân, liệt cơ hoành.
Phân tích hồi qui đa biến cho thấy các yếu tố
độc lập liên quan rút nội khí quản sớm sau mổ
tim bẩm sinh là cân nặng lớn hơn (p=0,025), VIS
giờ thứ 48 thấp hơn (p=0,004), thời gian THNCT
ngắn hơn (p=0,007), thời gian kẹp động mạch
chủ ngắn hơn (p=0,013), thời gian mổ ngắn hơn
(p=0,025).
BÀN LUẬN
Rút nội khí quản sớm sau mổ tim thường
được chọn là rút nội khí quản trước 4-8h hoặc
trước 24h sau mổ tùy theo chọn lựa của các
nghiên cứu khác nhau. Do sự khác nhau về
khoảng thời gian sau mổ khi rút nội khí quản,
mà tỉ lệ rút nội khí quản sớm sau mổ tim bẩm
sinh có khác nhau. Nghiên cứu trước đây cho
thấy tỉ lệ rút nội khí quản sớm thành công trong
phẫu thuật tim bẩm sinh trẻ em là 65-88%(1).
Schuller và cộng sự(9) báo cáo 209 trẻ em
được phẫu thuật tim hở phức tạp với 88% trẻ
dưới 12 tháng được rút nội khí quản trong
phòng mổ. Barash và cộng sự(2) báo cáo kinh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 156
nghiệm rút NKQ sớm trên 197 bệnh nhân dưới 3
tuổi và có 61% bệnh nhân đã được rút NKQ
thành công tại phòng mổ. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân được rút nội khí quản
sớm (<24h) thành công là 54,6%. Không có bệnh
nhân nào được rút nội khí quản ngay tại phòng
mổ do việc rút NKQ tại phòng mổ không phải là
phác đồ thường qui của bệnh viện chúng tôi, đặc
biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau mổ tim.
Nhiều nghiên cứu đã cho biết các yếu tố cản
trở việc rút nội khí quản sớm ở trẻ em sau phẫu
thuật tim bẩm sinh. Đặc biệt là trẻ nhỏ được
phẫu thuật tim phức tạp cần phải chạy tuần
hoàn ngoài cơ thể dài và thời gian kẹp động
mạch chủ dài, cần hỗ trợ về huyết động nhiều và
phải thở máy kéo dài(7). Theo tác giả Harris và
cộng sự(5), các yếu tố liên quan đến rút nội khí
quản trễ bao gồm: bệnh nhân có cân nặng <5kg,
thời gian mổ dài hơn, cần phải dùng thuốc tăng
co bóp cơ tim sau mổ. Nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy nhóm bệnh nhân được rút NKQ sớm có
tuổi lớn hơn (2 tuổi, so với 1 tuổi, p<0,001), cân
nặng lớn hơn (10,5kg, so với 7,5kg, p<0,001), độ
bão hòa oxy mạch nảy Sp02 trước mổ cao hơn
(97,5% so với 88,5%, p<0,001), áp lực động mạch
phổi tâm thu thấp hơn (40mmHg so với
62,5mmHg), phân loại nguy cơ phẫu thuật tim
bẩm sinh (RACHS-1) thấp hơn (2,4 so với 2,66),
thời gian THNCT ngắn hơn (83 phút so với
107,7, p<0,001), thời gian kẹp ĐMC ngắn hơn (39
phút so với 51 phút, p<0,001), thời gian mổ ngắn
hơn (150 phút so với 180 phút, p<0,001). Chỉ số
dung thuốc tăng co bóp cơ tim-vận mạch (VIS) ở
giờ thứ 0, 24, 48 và 72 giờ đều thấp hơn ở nhóm
được rút NKQ sớm (p<0,001).
Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi,
phân tích hồi qui đa biến cho thấy các yếu tố độc
lập liên quan rút nội khí quản sớm sau mổ tim
bẩm sinh là cân nặng lớn hơn (p=0,025), VIS giờ
thứ 48 (p=0,004) thấp hơn, thời gian THNCT
ngắn hơn (p=0,007), thời gian kẹp động mạch
chủ ngắn hơn (p=0,013), thời gian mổ ngắn hơn
(p=0,025). Kết quả này gần tương đương với kết
quả nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới.
Nghiên cứu của Odek và cộng sự(8) trên 99 bệnh
nhân từ 1 tháng đến 18 tuổi được phẫu thuật tim
bẩm sinh cho thấy tỉ lệ rút NKQ sớm trước 24h
sau mổ là 60,6% và các yếu tố độc lập tiên lượng
rút NKQ sớm là bệnh nhân lớn hơn, cân nặng
lớn hơn, không có tăng áp lực động mạch phổi
trước mổ, chỉ số RACHS-1 thấp hơn, thời gian
THNCT ngắn hơn, thời gian kẹp ĐMC ngắn
hơn, chỉ số thuốc tăng co bóp cơ tim-vận mạch
(VIS) thấp hơn, số lượng tạng suy ít hơn.
Việc thực hiện chiến lược rút nội khí quản
sớm có liên quan đến tỉ lệ biến chứng ít hơn, thời
gian nằm hồi sức ngắn hơn và thời gian nằm
viện ngắn hơn. Nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy bệnh nhân được rút NKQ sớm có thời gian
nằm hồi sức và thời gian nằm viện sau mổ ngắn
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân
được rút NKQ sau 24h. Đồng thời các bệnh nhân
được rút NKQ sớm có tỉ lệ biến chứng ít hơn so
với nhóm rút NKQ sau 24h. Nghiên cứu nhóm
chứng của Alghamdi và cộng sự(1) trên 50 trẻ em
được phẫu thuật tim cho thấy hiệu quả của chiến
lược rút nội khí quản sớm sau phẫu thuật tim trẻ
em. Nhóm bệnh nhận trẻ em được rút nội khí
quản sớm ngay tại phòng mổ có sự khác biệt có
ý nghĩa sau mổ về thời gian nằm viện và chỉ số
dùng thuốc tăng co bóp cơ tim (inotrope score)
thấp hơn (14,89 so với 31,68, p<0.001). Không có
sự khác biệt giữa nhóm rút nội khí quản sớm tại
phòng mổ và nhóm rút nội khí quản sớm về tỉ lệ
đặt lại nội khí quản. Nghiên cứu kết luận rằng
việc rút nội khí quản sớm là có thể thực hiện
được trên các bệnh nhân trẻ em được phẫu thuật
tim có mức độ nguy cơ từ thấp đến trung bình.
KẾT LUẬN
Hơn 50% bệnh nhân trẻ em sau mổ tim bẩm
sinh có thể được rút NKQ sớm trong vòng 24h
sau mổ. Mặc dù có sự khác biệt có ý nghĩa thông
kê về các yếu tố chu phẫu giữa hai nhóm rút
NKQ sớm và nhóm rút NKQ sau 24h, phân tích
hồi qui đa biến cho thấy các yếu tố độc lập tiên
lượng rút NKQ sớm trong nghiên cứu của chúng
tôi là cân nặng lớn hơn, VIS giờ thứ 48 thấp hơn,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 157
thời gian THNCT ngắn hơn, thời gian kẹp động
mạch chủ và thời gian mổ ngắn hơn. Bệnh nhân
được rút NKQ sớm có thời gian nằm hồi sức
ngắn hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn và ít có
biến chứng sau mổ so với nhóm được rút NKQ
sau 24h.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alghamdi AA, Singh SK, Hamilton BC, et al (2010) “Early
Extubation after Pediatric Cardiac Surgery: Systematic
Review, Meta-analysis, and Evidence-Based
Recommendations” J Card Surg, 25(5): p. 586-595.
2. Barash PG, Lescovich F, Katz JD, et al, (1980) “Early
extubation following pediatric cardiothoracic operation: A
viable alternative” Ann Thorac Surg, 29: p. 228-33.
3. Gaies MG, Jeffries HE, Niebler RA, et al (2014) “Vasoactive-
inotropic score is associated with outcome after infant cardiac
surgery: an analysis from the Pediatric Cardiac Critical Care
Consortium and Virtual PICU System Registries” Pediatr Crit
Care Med, 15(6): p. 529-37.
4. Gaies MG, Gurney JG, Yen AH et al (2010). “Vasoactive–
inotropic score as a predictor of morbidity and mortality in
infants after cardiopulmonary bypass” Pediatr Crit Care Med,
11(2): p. 234-238.
5. Harris KC, Holowachuk S, Pitfield S, et al (2014) “Should early
extubation be the goal for children after congenital cardiac
surgery?” J Thorac Cardiovasc Surg, 148(6): p.2642-2648.
6. Jenkins KJ, Gauvreau K, Newburger JW, et al (2002)
“Consensus-based method for risk adjustment for surgery for
congenital heart disease” J Thorac Cardiovasc Surg, 123: p.110 -
118.
7. Mittnacht AJ, Hollinger I, (2010) “Fast-tracking in pediatric
cardiac surgery - The current standing” Ann Card Anaesth,
13(2): p. 92-101.
8. Ödek Ç, Kendirli T, Uçar T, et al (2016) “Predictors of Early
Extubation After Pediatric Cardiac Surgery: A Single-Center
Prospective Observational Study” Pediatr Cardio, 37(7): p.1241-
1249.
9. Schuller JL, Bovill JG, Nijveld A, et al (1984) “Early extubation
of the trachea after open heart surgery for congenital heart
disease. A review of 3 years' experience” Br J Anaesth, 56:
p.1101-1108.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_cac_yeu_to_tien_luong_rut_noi_khi_quan_som_sau_ph.pdf