Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật

Tài liệu Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 158 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LO ÂU CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT Nguyễn Tấn Việt*, Elizabeth Esterl**, Trần Thiện Trung*** TÓM TẮT Đại cương: Trong cuộc sống, khi xuất hiện những thay đổi (nằm viện, phẫu thuật và sự hỗ trợ xã hội) sẽ tạo nên sự lo âu. Có rất ít thông tin nghiên cứu các yếu tố liên quan của lo âu trước phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật tiết niệu trong khu vực nghiên cứu. Mục tiêu: Xác định mức độ lo âu và các yếu tố liên quan đến lo âu trước phẫu thuật và các vấn đề hỗ trợ từ xã hội. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang,đã tiến hành tại Khoa Tiết niệu của Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 96 người bệnh từ 18 tuổi trở lên trước phẫu thuật được phỏng vấn trực tiếp trong thời gian từ 11/2017 - 6/2018. Sử dụng bộ công cụ HAD-A và MDSS để đánh giá tình trạng lo âu và hỗ trợ từ gia đình và nhân viên y tế. ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 158 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LO ÂU CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT Nguyễn Tấn Việt*, Elizabeth Esterl**, Trần Thiện Trung*** TÓM TẮT Đại cương: Trong cuộc sống, khi xuất hiện những thay đổi (nằm viện, phẫu thuật và sự hỗ trợ xã hội) sẽ tạo nên sự lo âu. Có rất ít thông tin nghiên cứu các yếu tố liên quan của lo âu trước phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật tiết niệu trong khu vực nghiên cứu. Mục tiêu: Xác định mức độ lo âu và các yếu tố liên quan đến lo âu trước phẫu thuật và các vấn đề hỗ trợ từ xã hội. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang,đã tiến hành tại Khoa Tiết niệu của Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 96 người bệnh từ 18 tuổi trở lên trước phẫu thuật được phỏng vấn trực tiếp trong thời gian từ 11/2017 - 6/2018. Sử dụng bộ công cụ HAD-A và MDSS để đánh giá tình trạng lo âu và hỗ trợ từ gia đình và nhân viên y tế. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có dấu hiệu lo âu trước khi thực hiện phẫu thuật là 16,7%. Điểm hỗ trợ từ gia đình trung bình là 13,2 ± 3,2 điểm. Điểm hỗ trợ từ nhân viên y tế trung bình là 9,4 ± 2,7. Nguyên nhân dẫn đến lo âu của người bệnh trước khi phẫu thuật chủ yếu là: sợ biến chứng 51%, sợ đau sau phẫu thuật 47,9% và lo sợ do thời gian chờ đợi phẫu thuật lâu 46,9%. Điểm số hỗ trợ từ gia đình của nhóm không lo âu cao hơn nhóm có lo âu. Cụ thể, nếu điểm hỗ trợ từ gia đình tăng lên 1 điểm thì tỷ lệ lo âu giảm 11% (PR = 0,89, KTC 95%: 0,81 – 0,97), p = 0,008. Những bệnh nhân nhận được tư vấn chung từ nhân viên y tế có tỷ lệ lo âu thấp hơn nhóm không nhận được tư vấn (PR hiệu chỉnh là 0,27 KTC 95%: 0,12 – 0,62; p = 0,002). Kết luận: Trong nghiên cứu này, mức độ lo âu của người bệnh là 16,7%. Mối quan tâm từ gia đình trung bình là 13,2 ± 3,2 điểm, điểm hỗ trợ từ nhân viên y tế trung bình là 9,4 ± 2,7. Các yếu tố cho thấy để giảm tình trạng lo âu là cung cấp đầy đủ thông tin và tăng cường sự hỗ trợ từ gia đình. Từ khóa: Lo âu, lo âu trước phẫu thuật, phẫu thuật, HAD-A. ABSTRACT RESEARCH ON FACTORS RELATED TO THE PREOPERATIVE ANXIETY OF PATIENTS Nguyen Tan Viet, Elizabeth Esterl, Tran Thien Trung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 158 – 164 Background: In life, changes (hospitalization, surgery and social support) will create anxiety. There is very little information on the relevant factors of preoperative anxiety, particularly urology in the study area. Objectives: Determination of anxiety levels and factors related to preoperative anxiety and social support issues. Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted at the Department of Urology at the University Medical Center HCMC, including 96 patients aged 18 years and older who were interviewed directly during the period from 11/2017 to 6/2018.Used HAD-A and MDSS tools to assess anxiety and social support. Results: The percentage of patients with signs of anxiety before performing the surgery is 16.7%. The average family support score was 13.2 ± 3.2. The support from the medical staff averaged 9.4 ± 2.7. Causes * Điều dưỡng – Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. **University of Northern Colorado – School of Nursing. ***Bộ môn Ngoại- Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: BS.Nguyễn Tấn Việt, ĐT: 0937755884, Email: Nisames90@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 159 leading to anxiety of patients before surgery are mainly: fear of complication 51%, fear of postoperative pain 47.9% and fear of long waiting surgery 46.9%. The support score from the family of the non-anxiety group was higher than that of the anxious group. Specifically, if the family support score increased to 1 point, the anxiety rate decreased by 11% (PR = 0.89, 95% CI: 0.81 - 0.97), p = 0.008. Patients receiving general counselling from health- care workers had lower rates of anxiety than non-receiving’s (PR adjusted 0.27 to 95% CI: 0.12 to 0.62, p = 0.002). Conclusions: In this study, the anxiety level of the patients was 16.7%. The average family support score was 13.2 ± 3.2, the supportive point from the average health worker was 9.4 ± 2.7. Factors to reduce anxiety are providing adequate information and increased support from the family. Keywords: Anxiety, preoperative anxiety, surgery, HAD-A. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc sống ngày càng hiện đại và văn minh thì con người có nhiều sự lo âu trong đó có lo âu về phẫu thuật. Trong một số nghiên cứu, mức độ lo âu dao động từ 30% - 90%(1,2,4,6). Mức độ lo âu trước phẫu thuật cao ảnh hưởng tiêu cực đến việc hồi phục và kiểm soát đau sau phẫu thuật(1,5). Các triệu chứng lo âu trước khi phẫu thuật ảnh hưởng đến việc gây tê và an thần của bệnh nhân cũng như ảnh hưởng đến nhịp tim của bệnh nhân(3,4). Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và mức độ phục hồi trong giai đoạn hậu phẫu(7). Trong các phẫu thuật về bụng, tỉ lệ phẫu thuật về tiết niệu còn cao chiếm 20%(2). Có rất ít thông tin trước phẫu thuật về cái vấn đề lo âu của người bệnh phẫu thuật tiết niệu tại khu vực nghiên cứu. Vì vậy, “Nghiên cứu các yếu tố liến quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật”sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng chăm người bệnh được sóc tốt hơn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn mẫu Người bệnh từ 18 tuổi trở lên có chỉ định phẫu thuật tiết niệu theo chương trình tại Khoa Tiết niệu của bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM từ 11/2017 đến 6/2018. Tiêu chuẩn loại trừ Người bệnh không hợp tác (tâm thần, sa sút trí tuệ, bất đồng ngôn ngữ). Cỡ mẫu N = 96 người bệnh. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng 04 bảng câu hỏi bao gồm: Phần 1: bảng thông tin nhân khẩu học, tình trạng bệnh và thông tin tư vấn của bệnh nhân gồm 21câu. Phần 2: bảng câu hỏi mức độ lo âu của người bệnh (HADS-A) gồm 07 câu. Phần 3: bảng câu hỏi hỗ trợ về xã hội (MDSS) gồm 11 câu. Phần 4: các vấn đề lo âu ở bệnh nhân gồm 11 chọn lựa. Trong phần này (HADS-A) được sử dụng để đo mức độ lo âu. HADS-A được phát triển do Zigmond và Snaith (1983)(11). Điểm lo âu là tổng số điểm cho tất cả bảy câu, dao động từ 0 đến 21. Điểm lo âu được tính như sau: 0 – 7 không lo âu, 8 – 10 có lo âu, 11 – 21 lo âu. HADS-A đã được dịch sang tiếng Việt và sử dụng để đánh giá tình trạng lo âu trước phẫu thuật do Võ Thị Yến Nhi(2,8). Hiệu lực nội dung (CVI) của HADS-A là 1. Các alpha của Cronbach được trình bày trong các nghiên cứu trước đây dao động từ 0,80 đến 0,81(2). Điểm càng cao thì mức độ lo âu ở người bệnh càng tăng. Quy mô Hỗ trợ Đa chiều (MDSS) được sử dụng để đánh giá sự hỗ trợ xã hội. Nó được phát triển do Winefield và cộng sự (1992)(9). MDSS đã được điều chỉnh và dịch sang tiếng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 160 Việt sử dụng để đánh giá tình trạng lo âu trước phẫu thuật trong nghiên cứu của Đỗ Cao Cường(2), Võ Thị Yến Nhi(8). Chỉ số độ tin cậy cho toàn bộ 11 câu là 0,9, hỗ trợ y tế là 0,81, hỗ trợ gia đình/bạn bè 0,85. Dụng cụ này có 11 mục bao gồm 06 mục hỗ trợ gia đình/bạn bè và 05 mục hỗ trợ từ các chuyên gia y tế, với thang điểm đánh giá 4 điểm: 0 = không bao giờ,1 = đôi khi, 2 = thường xuyên, và 3 = luôn luôn. Do đó, tổng số điểm hỗ trợ gia đình/bạn bè dao động từ 0 đến 18 và tổng số điểm hỗ trợ chuyên môn y tế dao động từ 0 đến 15. Điểm số cao hơn thể hiện sự hỗ trợ xã hội tốt hơn theo nhận thức của người bệnh. Xử lý số liệu Số liệu thu thập được mã hóa, nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 13.0, Epidata 3.1. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức ở trường và trong bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt. Những người tham gia nghiên cứu sẽ được giải thích rõ ràng về mục đích, tầm quan trọng của nghiên cứu, cách tiến hành và thời gian tham gia nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu tự nguyện tham gia bằng cách ký vào bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu. Các thông tin thu thập được từ các đối tượng chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, hoàn toàn được giữ bí mật. Người tham gia có quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào và không có hậu quả lâm sàng đối với chăm sóc tổng thể của họ. Hạn chế của nghiên cứu Chỉ có tại bệnh viện Đại học y Dược TP HCM, các trung tâm y tế khác sẽ không được đánh giá tại thời điểm này và mẫu không đủ lớn để đại diện cho quần thể. KẾT QUẢ Trong thời gian từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018 ttại khoa Tiết niệu của Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh có 96 người bệnh được đưa vào nghiên cứu với những đặc điểm sau: Đặc điểm lâm sàng và quy mô hỗ trợ đa chiều Bảng1. Đặc điểm tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số n = 96 Tỷ lệ % Thời gian ngủ < 2 giờ 4 4,2 2 – 4 giờ 18 18,7 > 4 giờ 74 77,1 Bệnh kèm theo Không 52 54,2 Có 44 45,8 Số lần phẫu thuật trước đó Chưa lần nào 40 41,7 1 lần 27 28,1 2 lần 17 17,7 ≥ 3 lần 12 12,5 Loại phẫu thuật Sỏi đường tiết niệu 35 36,4 Chấn thương tiết niệu 2 2,1 Sỏi thận 26 27,1 Khác 33 34,4 Tại thời điểm tiến hành nghiên cứu, phần lớn các người bệnh trước khi phẫu thuật đều có thời gian ngủ trên 4 giờ/ngày 77,1%, có 4 người bệnh có thời gian ngủ dưới 2 giờ/ngày 4,2%. Tỷ lệ người bệnh có bệnh kèm theo chiếm 45,8%. Loại phẫu thuật chủ yếu sỏi đường tiết niệu 35,6%. Bảng 2. Sự hỗ trợ từ gia đình và nhân viên y tế đánh giá qua thang đo Quy mô hỗ trợ đa chiều (n = 96) Đặc điểm TB ± ĐLC* GTNN – GTLN** Điểm hỗ trợ từ gia đình 13,2 ± 3,2 2 - 18 Điểm hỗ trợ từ nhân viên y tế 9,4 ± 2,7 2 - 15 * Trung bình ± độ lệch chuẩn ** Giá trị nhỏ nhất – giá trị lớn nhất Điểm hỗ trợ từ gia đình trung bình là 13,2 ± 3,2 điểm, thấp nhất là 2 điểm và cao nhất là 18 điểm. Điểm hỗ trợ từ nhân viên y tế trung bình là 9,4 ± 2,7, thấp nhất là 2 điểm và cao nhất là 15 điểm. Các vấn đề lo âu và mức độ lo âu của người bệnh trong giai đoạn trước phẫu thuật Thang đo HADS-A được sử dụng để đánh giá tình trạng lo âu của đối tượng tham gia nghiên cứu, điểm lo âu có trung vị là 4, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 161 khoảng tứ phân vị từ 1 đến 6 điểm, trong đó 0 điểm là thấp nhất và cao nhất là 12 điểm. Tỷ lệ người bệnh có dấu hiệu lo âu trước khi thực hiện phẫu thuật là 16,7%. Bảng 3. Tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu đánh giá qua thang đo HADS-A Đặc điểm Tần số n = 96 Tỷ lệ % Điểm lo âu Trung vị (khoảng tứ phân vị) 4,0 (1,0 – 6,0) Giá trị nhỏ nhất – giá trị lớn nhất 0 - 12 Phân loại lo âu Không lo âu (0 – 7 điểm) 80 83,3 Có dấu hiệu lo âu (8 – 21 điểm) 16 16,7 Bảng 4. Các vấn đề lo âu của người bệnh Đặc điểm Tần số (n=96) Tỷ lệ% Sợ chết Có 10 10,4 Không 86 89,6 Sợ hãi không rõ Có 11 11,5 Không 85 88,5 Tổn thất tài chính do nhập viện Có 26 27,1 Không 70 72,9 Đau sau phẫu thuật Có 46 47,9 Không 50 52,1 Sợ biến chứng Có 49 51,0 Không 47 49,0 Thay đổi hình dạng cơ thể Có 6 6,2 Không 90 93,8 Kết quả chẩn đoán không xác định Có 3 3,1 Không 93 96,9 Thiếu thông tin Có 7 7,3 Không 89 92,7 Hủy phẫu thuật Có 5 5,2 Không 91 94,8 Thời gian chờ phẫu thuật lâu Có 45 46,9 Không 51 53,1 Nguyên nhân dẫn đến lo lắng của người bệnh trước khi phẫu thuật chủ yếu là: sợ biến chứng 51% (49/96), sợ đau sau phẫu thuật 47,9% (46/96) và lo sợ do thời gian chờ đợi phẫu thuật lâu 46,9% (45/96). Các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ thấp hơn, lần lượt là: sợ tổn thất tài chính do nhập viện 27,1% (26/96), sợ hãi không rõ 11,5% (11/96), sợ chết, sợ thiếu thông tin, sợ thay đổi hình dáng cơ thể, sợ hủy phẫu thuật và sợ chẩn đoán không xác định chiếm dưới 10%. Các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật Bảng 5. Mối liên quan giữa thông tin tư vấn và lo âu của người bệnh Thông tin tư vấn nhận được Lo âu PR (KTC 95%) p Có n (%) Không n (%) Thông tin tư vấn chung 0,001 Có 11 (12,8) 75 (87,2) 0,26 (0,11 – 0,59) Không 5 (50,0) 5 (50,0) 1 Thông tin về cuộc phẫu thuật 0,212 Có 13 (15,1) 73 (84,9) 0,50 (0,17 – 1,48) Không 3 (30,0) 7 (70,0) 1 Thông tin thời gian nằm viện và điều trị 0,856 Có 8 (16,0) 42 (84,0) 0,92 (0,37 – 2,26) Không 8 (17,4) 38 (82,6) 1 Thời gian phẫu thuật và hồi tỉnh 0,825 Có 3 (15,0) 17 (85,0) 0,88 (0,27 – 2,80) Không 13 (17,1) 63 (82,9) 1 Tình trạng bệnh trước phẫu thuật 0,713 Có 14 (17,3) 67 (82,7) 1,30 (0,33 – 5,17) Không 2 (13,3) 13 (86,7) 1 Thông tin về phương pháp phẫu thuật 1,000 Có 2 (16,7) 10 (83,3) 1,00 (0,26 – 3,89) Không 14 (16,7) 70 (83,3) 1 Nơi chuyển bệnh sau phẫu thuật 0,745 Có 3 (14,3) 18 (85,7) 0,82 (0,26 – 2,64) Không 13 (17,3) 62 (82,7) 1 Thông tin chăm sóc hậu phẫu 0,653 Có 1 (11,1) 8 (88,9) 0,64 (0,10 – 4,37) Không 15 (17,2) 72 (82,8) 1 Tỷ lệ lo âu ở nhóm người bệnh nhận được tư vấn chung từ nhân viên y tế là 12,8%, bằng 0,26 lần (KTC 95%: 0,11 – 0,59) so với tỷ lệ lo âu trong nhóm khai báo không nhận được tư vấn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Những người bệnh nhận được tư vấn về các vấn đề liên quan tới phẫu thuật có tỷ lệ lo âu thấp hơn nhóm không nhận được tư vấn, tuy nhiên những sự khác biệt này không có ý Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 162 nghĩa thống kê. Bảng 6. Mối liên quan giữa hỗ trợ của gia đình và nhân viên y tế tới tình trạng lo âu Đặc điểm Lo âu PR (KTC 95%) p Có TB ± ĐLC Không TB± ĐLC Điểm hỗ trợ từ gia đình 11,8 ± 3,2 13,5 ± 3,1 0,89 (0,81 – 0,97) 0,008 Điểm hỗ trợ từ nhân viên y tế 8,9 ± 2,7 9,6 ± 2,7 0,93 (0,79 – 1,08) 0,346 Điểm số hỗ trợ từ gia đình của nhóm không lo âu cao hơn nhóm có lo âu. Cụ thể, nếu điểm hỗ trợ từ gia đình tăng lên 1 điểm thì tỷ lệ lo âu giảm 11% (PR = 0,89, KTC 95%: 0,81 – 0,97), p = 0,008. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa sự hỗ trợ từ nhân viên y tế (đo lường bằng thang đo Quy mô hỗ trợ đa chiều) với tỷ lệ lo âu. Bảng 7. Mô hình đa biến các yếu tố liên quan tới lo âu của người bệnh trước phẫu thuật Đặc điểm PR thô (KTC 95%) PR hiệu chỉnh (KTC 95%) p Giới tính* Nam 1 -- -- Nữ 2,44 (0,96 – 6,18) -- -- Tình trạng công việc hiện tại* Thất nghiệp 1 -- -- Có việc làm 0,51 (0,20– 1,29) -- -- Thu nhập hàng tháng* < 2 triệu 1 -- -- 2 - < 4 triệu 1,08 (0,43– 2,74) -- -- ≥ 4 triệu 0,26 (0,06– 1,14) Thời gian ngủ* ≤ 4 giờ 1 -- -- > 4 giờ 0,50 (0,20– 1.22) -- -- Nhận được thông tin tư vấn chung 0,002 Không 1 1 Có 0,26 (0,11 – 0,59) 0,27 (0,12 – 0,62) Điếm hỗ trợ từ người thân 0,89 (0,81 – 0,97) 0,89 (0,80 – 0,99) 0,028 * những biến số đã được loại ra khỏi mô hình đa biến cuối cùng. Mô hình đa biến cuối cùng gồm 2 yếu tố nhận được thông tin tư vấn chung và điểm số hỗ trợ từ gia đình. Trong đó những người bệnh nhận được tư vấn chung từ nhân viên y tế có tỷ lệ lo âu thấp hơn nhóm không nhận được tư vấn (PR hiệu chỉnh là 0,27 KTC 95%: 0,12 – 0,62; p = 0,002). Tỷ lệ lo âu cũng thấp hơn ở nhóm có điểm số hỗ trợ từ gia đình cao hơn (PR hiệu chỉnh là 0,89 KTC 95%: 0,80 – 0,99; p = 0,028). BÀN LUẬN Đặc điểm về bệnh của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được có 40 người bệnh chưa có tiền căn phẫu thuật trước đây 41,7%, 27 người bệnh đã từng phẫu thuật 1 lần 28,2%, 17 người bệnh đã từng phẫu thuật 2 lần 17,7% và 12 người bệnh đã phẫu thuật từ 3 lần trở lên 12,5%. Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Yến Nhi (2017)(8) ghi nhận 27,6% người bệnh có phẫu thuật trước, trong đó phẫu thuật trước 1 lần chiếm 20,7%, 2 lần chiếm 4,8% và từ 3 lần trở lên chiếm 2,1%. Theo Nigussie (2014)(6), 20,5% người bệnh đã trải qua phẫu thuật trước đó, 40 người trải qua phẫu thuật trước 1 lần, 7 người 2 lần và 2 người đã trải qua 3 lần phẫu thuật trước. Tình trạng lo âu và các vấn đề lo âu của người bệnh trước phẫu thuật Tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật Thang đo Hospital Anxiety Depression Scale-Anxiety (HADS-A) được sử dụng để xác định tình trạng lo âu trước phẫu thuật tiết niệu trên 96 người bệnh, điểm lo âu có trung vị là 4, khoảng tứ phân vị từ 1 đến 6 điểm, trong đó 0 điểm là thấp nhất và cao nhất là 12 điểm. Tỷ lệ bệnh nhân có dấu hiệu lo âu trước khi thực hiện phẫu thuật là 16,7% chúng tôi sử dụng trung vị, khoảng tứ phân vị để mô tả biến số định lượng không có phân phối chuẩn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sử dụng trung vị, khoảng tứ phân vị để mô tả biến số định lượng không có phân phối chuẩn, thang đo HADS-A được sử dụng để đánh giá tình trạng lo âu của đối tượng tham gia nghiên cứu, điểm lo âu có trung vị là 4, khoảng tứ phân vị từ 1 đến 6 điểm, trong đó 0 điểm là thấp nhất và cao nhất là 12 điểm so với những nghiên cứu khác sử dụng trung bình và độ lệch chuẩn cho các biến số định lượng có phân phối chuẩn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 163 Trong nghiên cứu của Võ Thị Yến Nhi(8) trung bình lo âu trước phẫu thuật của người bệnh là 8,65 ± 4,03 điểm (khoảng rộng của thang đo từ 0 - 21 điểm), của Đỗ Cao Cường(2) là 8,22 ± 3,82, củaYilmaz (2012)(10) điểm số lo âu 62%, trung bình 31,91± 6,30. Các vấn đề lo âu của người bệnh Vấn đề lo âu của 96 người bệnh trước phẫu thuật tiết niệu trong nghiên cứu của chúng tôi, chiếm tỷ lệ cao nhất là: sợ biến chứng là 51%, sợ đau sau phẫu thuật 47,9% và lo sợ do thời gian chờ đợi phẫu thuật lâu 46,9%. Các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ thấp hơn, lần lượt là: sợ tổn thất tài chính do nhập viện 27,1%, sợ hãi không rõ 11,5%, sợ chết, sợ thiếu thông tin, sợ thay đổi hình dạng cơ thể, sợ hủy phẫu thuật và sợ chẩn đoán không xác định chiếm dưới 10%. Tùy vào đối tượng, phương pháp nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu mà các vấn đề lo âu của người bệnh trước phẫu thuật có sự khác nhau giữa các nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Võ Thị Yến Nhi(8) người bệnh lo giảm đau không đủ sau phẫu thuật chiếm 37,2% (54/145) trường hợp; lo phải chịu ảnh hưởng xấu sau phẫu thuật và phẫu thuật không thành công là 33,7%, và 27,6% người bệnh lo phẫu thuật bị hoãn và không tỉnh sau phẫu thuật. Theo Nigussie (2014)(6), yếu tố lo âu thông thường nhất của người bệnh là sợ chết 82,7%), sợ điều không xác định được 52,7%, lo âu viện phí (42,7%), kết quả phẫu thuật 41,8%, đau sau phẫu thuật chiếm 39,1%. Các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật Mối liên quan giữa thông tin tư vấn và lo âu của bệnh nhân Tỷ lệ lo âu ở nhóm bệnh nhân nhận được tư vấn chung từ nhân viên y tế là 12,8%, bằng 0,26 lần (KTC 95%: 0,11 – 0,59) so với tỷ lệ lo âu trong nhóm khai báo không nhận được tư vấn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Trong nghiên cứu của Seifu Nigussie vào năm 2014(6) các yếu tố làm giảm lo lắng là cung cấp thông tin liên quan đến lo âu và điều trị ban đầu. Mối liên quan giữa hỗ trợ của gia đình và nhân viên y tế tới tình trạng lo âu Sử dụng bộ câu hỏi Multi-Dimensional Support Scale (MDSS) để đánh giá sự hỗ trợ dành cho người bệnh trước phẫu thuật tiết niệu, bộ câu hỏi được chia thành hai phần sự hỗ trợ từ gia đình/bạn bè và sự hỗ trợ từ nhân viên y tế. Kết quả chúng tôi cho thấy điểm trung bình, trong đó sự hỗ trợ từ gia đình/bạn bè là 11,8 ± 3,2, từ nhân viên y tế là 8,9 ± 2,7. Điểm số hỗ trợ từ gia đình của nhóm không lo âu cao hơn nhóm có lo âu. Cụ thể, nếu điểm hỗ trợ từ gia đình tăng lên 1 điểm thì tỷ lệ lo âu giảm 11% (PR = 0,89, KTC 95%: 0,81 – 0,97), p = 0,008. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa sự hỗ trợ từ nhân viên y tế (đo lường bằng thang đo MDSS) với tỷ lệ lo âu.Sử dụng tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR (Prevalence Ratio) và khoảng tin cậy 95% (KTC 95%) dùng để xác định mối liên quan giữa từng đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với tỷ lệ lo âu trước phẫu thuật. Sử dụng cùng thang đo với nghiên cứu của chúng tôi để xác định lo âu trước phẫu thuật và sự hỗ trợ xã hội, theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Cao Cường(2) cũng cho thấy mối liên quan nghịch giữa lo âu trước phẫu thuật với sự hỗ trợ của nhân viên y tế, tức sự hỗ trợ càng cao lo âu của người bệnh trước phẫu thuật càng giảm. KẾT LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ lo âu của người bệnh là 16,7%. Mối quan tâm từ gia đình trung bình là 13,2 ± 3,2 điểm, điểm hỗ trợ từ nhân viên y tế trung bình là 9,4 ± 2,7. Các yếu tố cho thấy để giảm tình trạng lo âu là cung cấp đầy đủ thông tin và tăng cường sự hỗ trợ từ gia đình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ali A, Altun D, Oguz BH et al (2014), "The effect of preoperative anxiety on postoperative analgesia and anesthesia recovery in patients undergoing laparascopic cholecystectomy", J Anesth, 28 (2), pp. 222-227. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 164 2. Cuong DC (2013), "Factors related to Preoperative Anxiety among Patients undergoing Abdominal Surgery in Phu Tho Province General Hospital, Vietnam", Thai Pharm Health Sci J, 8 (4), pp.155-162. 3. Gras S, Servin F, Bedairia E et al (2010), "The Effect of Preoperative Heart Rate and Anxiety on the Propofol Dose Required for Loss of Consciousness", Anesthesia & Analgesia, 110(1), pp. 89-93. 4. Kil HK, Kim WO, Chung WY et al (2012), "Preoperative anxiety and pain sensitivity are independent predictors of propofol and sevoflurane requirements in general anaesthesia", Br J Anaesth, 108(1), pp. 119-125. 5. Kocherov S, Hen Y, Jaworowski S et al (2016), "Medical clowns reduce pre-operative anxiety, post-operative pain and medical costs in children undergoing outpatient penile surgery: A randomised controlled trial", J Paediatr Child Health, 52(9), pp. 877-81. 6. Nigussie S, Belachew T, Wolancho W (2014), "Predictors of preoperative anxiety among surgical patients in Jimma University Specialized Teaching Hospital, South Western Ethiopia", BMC Surgery, 14, pp. 67-67. 7. Pereira L, Figueiredo-Braga M, Carvalho IP (2016), "Preoperative anxiety in ambulatory surgery: The impact of an empathic patient-centered approach on psychological and clinical outcomes", Patient Education and Counseling, 99(5), pp. 733-738. 8. Võ Thị Yến Nhi (2017), “Các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 21 (1), pp48-56. 9. Winefield HWA, Tiggemann M (1992), "Social Support and Psychological Well-Being in Young Adults: The Multi- Dimensional Support Scale", J Personal Assessment, 58(1), pp. 198-210. 10. Yilmaz M, Sezer H, Gürler et al (2012), "Predictors of preoperative anxiety in surgical inpatients", Journal of Clinical Nursing, 21(7-8), pp. 956-964. 11. Zigmond AS, Snaith RP (1983), "The Hospital Anxiety and Depression Scale", Acta Psychiatrica Scandinavica, 67(6), pp. 361-370. Ngày nhận bài báo: 31/07/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_lien_quan_den_su_lo_au_cua_nguoi_benh.pdf
Tài liệu liên quan