Tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải hấp chất da cam dioxin trong đất nhiểm bằng công nghệ giải hấp nhiệt kết hợp xúc tác oxi hóa nano Fe3O4 - Lâm Vĩnh Ánh: Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 133
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
GIẢI HẤP CHẤT DA CAM DIOXIN TRONG ĐẤT NHIỂM BẰNG
CÔNG NGHỆ GIẢI HẤP NHIỆT KẾT HỢP XÚC TÁC
OXI HÓA NANO Fe3O4.CaO
Lâm Vĩnh Ánh1, Phạm Văn Âu2, Trần Văn Công2*,
Phạm Việt Đức2, Đỗ Đăng Hưng2
Tóm tắt: Đất nhiễm tác nhân da cam dioxin được xử lý bằng công nghệ giải hấp
nhiệt đạt hiệu quả giải hấp cao. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải hấp như
nhiệt độ, áp suất, thời gian, nồng độ chất giải hấp và chất xúc tác oxi hoá nano oxit
Fe3O4.CaO. Hỗn hợp nano oxit Fe3O4.CaO là vật liệu nano thương mại hãng
Sigma Aldrich được trộn với đất nhiễm. Tác nhân da cam 2,4-D; 2,4,5-T và dioxin
(PCDD/PCDF) được phân tích bởi thiết bị sắc ký khí khối phổ GC-MS. Kết quả
nghiên cứu hiệu suất giải hấp 2,4-D; 2,4,5-T; dioxin đạt tới 100 %. Hiệu suất giải
hấp 2,4-D; 2,4,5-T; dioxin đạt được cao hơn khi sử dụng xúc tác oxi hoá
Fe3O4.CaO ở nhiệt độ t...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải hấp chất da cam dioxin trong đất nhiểm bằng công nghệ giải hấp nhiệt kết hợp xúc tác oxi hóa nano Fe3O4 - Lâm Vĩnh Ánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 133
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
GIẢI HẤP CHẤT DA CAM DIOXIN TRONG ĐẤT NHIỂM BẰNG
CÔNG NGHỆ GIẢI HẤP NHIỆT KẾT HỢP XÚC TÁC
OXI HÓA NANO Fe3O4.CaO
Lâm Vĩnh Ánh1, Phạm Văn Âu2, Trần Văn Công2*,
Phạm Việt Đức2, Đỗ Đăng Hưng2
Tóm tắt: Đất nhiễm tác nhân da cam dioxin được xử lý bằng công nghệ giải hấp
nhiệt đạt hiệu quả giải hấp cao. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải hấp như
nhiệt độ, áp suất, thời gian, nồng độ chất giải hấp và chất xúc tác oxi hoá nano oxit
Fe3O4.CaO. Hỗn hợp nano oxit Fe3O4.CaO là vật liệu nano thương mại hãng
Sigma Aldrich được trộn với đất nhiễm. Tác nhân da cam 2,4-D; 2,4,5-T và dioxin
(PCDD/PCDF) được phân tích bởi thiết bị sắc ký khí khối phổ GC-MS. Kết quả
nghiên cứu hiệu suất giải hấp 2,4-D; 2,4,5-T; dioxin đạt tới 100 %. Hiệu suất giải
hấp 2,4-D; 2,4,5-T; dioxin đạt được cao hơn khi sử dụng xúc tác oxi hoá
Fe3O4.CaO ở nhiệt độ thấp hơn.
Từ khoá: Công nghệ giải hấp nhiệt, Xử lý đất nhiễm tác nhân da cam dioxin, Xúc tác nano Fe3O4.CaOơ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xử lý ô nhiễm chất da cam dioxin đang là vấn đề hết sức cấp thiết. Nhiều công nghệ đã
được áp dụng trên thế giới như công nghệ lò quay, công nghệ lò đốt hai cấp, công nghệ
plasma[4]. Đối với khối lượng đất nhiễm lớn ở các sân bay Biên Hoà, sân bay Đà Nẵng
đòi hỏi phải tìm ra công nghệ xử lý triệt để và có giá thành phù hợp. Công nghệ giải hấp
nhiệt kết hợp với chất xúc tác oxi hoá nano Fe3O4. CaO để giải hấp và xử lý triệt để chất
nhiễm da cam dioxin có thể đáp ứng những yêu cầu này[1, 2, 3, 6].
Sự có mặt của xúc tác nano Fe3O4 và Fe3O4.CaO ngoài việc tăng hiệu quả phản ứng oxi
hoá hoàn toàn còn thúc đẩy phản ứng đề clo hoá các chất clo hữu cơ (COC), ngăn cản quá
trình tái tổ hợp các chất COC tạo thành các chất có độc tính cao [5]. Sử dụng xúc tác nano
Fe3O4.CaO có hoạt tính xúc tác không cao tuy nhiên lại khắc phục được những nhược
điểm so với xúc tác kim loại quí hoặc oxit kim loại quí như ít bị ngộ độc, có giá thành thấp
và thân thiện với môi trường.
II. MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM QUÁ TRÌNH GIẢI HẤP NHIỆT
2.1. Mô hình thực nghiệm thiết bị giải hấp nhiệt được trình bày tại hình 1
Hình 1. Hệ thống thiết bị giải hấp nhiệt và đánh giá hiệu quả của chất xúc tác
1-Bộ điều khiển nhiệt; 2-Ống dẫn không khí; 3-Thiết bị giải hấp nhiệt; 4-Hệ thống làm
lạnh; 5- Bộ tách hơi nước ngưng tụ; 6- Bộ lấy mẫu khí hấp phụ; 7- Bộ lấy mẫu khí hấp
thụ; 8- Thiết bị phân tích GC; 9- Hệ thống xử lý khí thải; 10- Bơm hút chân không; 11-
Lưu lượng kế khí; 12- Ống xúc tác.
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
L.V.Ánh, P.V.Âu, T.V.Công, , “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng nano Fe3O4.CaO.” 134
Quá trình thực nghiệm đánh giá hiệu suất giải hấp nhiệt các chất ô nhiễm khi có mặt
các chất xúc tác, các thông số tiến hành thực nghiệm như sau:
+ Khối lượng đất nhiễm nghiên cứu: 200 g;
+ Khoảng nhiệt độ khảo sát T : 100 oC ÷ 450 oC;
+ Khối lượng xúc tác: tỉ lệ mFe3O4 : mCaO: mđất (1:1:50);
+ Lưu lượng dòng hút khí qua reactor 500 mL/phút.
+ Nồng độ các chất nhiễm đầu vào trong bảng 1 dưới đây:
Bảng 1. Nồng độ chất nhiễm da cam dioxin đầu vào.
STT Tên mẫu Kết quả (mg/kg đất) Kết quả (ng/kg TEQ) Ghi chú
2,4-D 2,4,5-T Dioxin
1 Đ04 19,51 17,59 19.468,30 Mẫu chưa nghiền
2 Đ05 27,24 24,68 22.243,02 Mẫu nghiền mịn
3 Mẫu bùn 1,15 0,91 8.644,33 Mẫu bùn rửa giải
Quá trình phân tích 2,4-D; 2,4,5-T theo method 8151a, phân tích dioxin theo method
8280b trên máy sắc ký khí khối phổ GC-MS 6890-5975 Agilent, Mỹ.
2.2. Tính toán kết quả
2.2.1. Tính toán kết quả 2,4-D; 2,4,5-T
2,4-D; 2,4,5-T xác định bằng phương pháp nội chuẩn sau khi đã tạo dẫn xuất chuyển
hoá bằng cách methyl hoá. Sử dụng nội chuẩn 4,4’-dibromooctafluorobiphenyl (DBOB).
Chuẩn đồng hành 2,4-Dichlorophenylacetic acid (DCAA) đánh giá hiệu suất thu hồi trong
quá trình xử lý mẫu.
Xây dựng đường hồi qui bậc một Y aX b của chuẩn 2,4-D; 2,4,5-T sau khi đã tạo
dẫn xuất chuyển hoá. Xác định lượng chất có trong mẫu qua công thức:
s
is
s is
A
b
A
X C
a
Trong đó:
Xs : Lượng chất phân tích của mẫu hoặc chuẩn đồng hành tính bằng nanogam (ng);
As: Diện tích (hoặc chiều cao) chất phân tích hoặc chuẩn đồng hành trong mẫu;
Ais : Diện tích(hoặc chiều cao) chất nội chuẩn trong mẫu;
Cis : Khối lượng của chất nội chuẩn có trong mẫu (ng).
2.2.2. Tính toán kết quả dioxin
Nồng độ của mỗi đồng phân PCDD/PCDF được tính theo công thức:
1 2
1 2
is n n
n
is is n
m S S
C
W S S RF
Trong đó: Cn : nồng độ PCDD/PCDF tìm thấy trong mẫu (pg/g); ism : lượng chất nội
chuẩn 13C12 –PCDD/PCDF tương ứng thêm vào mẫu; W: lượng mẫu được chiết (g);
1
nS ,
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 135
2
nS ,
1
isS ,
2
isS : diện tích pic hai ion định lượng tương ứng của mỗi đồng phân PCDD/PCDF
và của chất nội chuẩn 13C12 –PCDD/PCDF trong mẫu.
Tính hệ số đáp ứng RFn thể hiện tương quan giữa diện tích pic và nồng độ của mỗi
đồng phân độc so với chuẩn nội 13C12 –PCDD/PCDF tương ứng trong đường chuẩn:
1 2
1 2
n n is
n
is is n
A A Q
RF
A A Q
Trong đó: 1nA ;
2
nA ;
1
isA ;
2
isA : là diện tích pic của ion định lượng; nQ ; isQ : Nồng độ
của mỗi đồng phân độc và chuẩn nội 13C12 – PCDD/PCDF tương ứng trong đường chuẩn.
Hiệu suất thu hồi của các chất chuẩn nội 13C12 – PCDD/PCDF và chất chuẩn làm sạch
37Cl4 -2,3,7,8 TCDD được tính theo công thức:
1 2
1 2
(%)
is is rs
is
rs rs is is
S S m
R
S S RF m
2.2.3. Tính hiệu suất xử lý
0
0
% 100%
C C
H
C
Trong đó: oC : nồng độ chất ô nhiễm trong đất trước khi xử lý; C : nồng độ chất ô
nhiễm còn lại trong đất sau khi xử lý.
III. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1.Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình giải hấp chất da cam dioxin
3.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình giải hấp mẫu đất nghiền
Quá trình ủ nhiệt trên mẫu đất nghiền Đ05 được tiến hành ở các nhiệt độ khảo sát khác
nhau từ 100 oC÷450 oC với thời gian ủ nhiệt 2 giờ và 24 giờ. Kết quả phân tích cho thấy
hàm lượng chất da cam 2,4-D; 2,4,5-T được giải hấp có thể lên tới 100 % ở nhiệt độ 400
oC với thời gian ủ nhiệt 2 giờ và hàm lượng dioxin được giải hấp lên tới 99,91 % trong
thời gian ủ nhiệt 24 giờ. Thí nghiệm cũng cho thấy ở nhiệt độ thấp nhưng kéo dài thời gian
ủ nhiệt hiệu suất xử lý chất nhiễm da cam dioxin cũng tăng cao. Kết quả phân tích được
thể hiện trong bảng 2 dưới đây:
Bảng 2. Hiệu suất giải hấp mẫu đất nghiền Đ05 phụ thuộc vào nhiệt độ.
STT Nhiệt độ (oC) 2,4-D (H%) 2,4,5-T (H%) Dioxin (H%)
1 100 39,26 30,22 22,11
2 335 86,37 79,90 75,59
3 400 100 100 82,58
4 450 100 100 99,50
5 100 (ủ 24h) 89,94 85,76 46,99
6 335 (ủ 24h) 98,70 97,38 96,62
7 400 (ủ 24h) 100,00 100,00 99,91
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
L.V.Ánh, P.V.Âu, T.V.Công, , “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng nano Fe3O4.CaO.” 136
3.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình giải hấp mẫu đất chưa nghiền
Hiệu suất giải hấp phụ thuộc vào kích thước hạt. Thí nghiệm tiến hành giải hấp trên
mẫu đất chưa nghiền Đ04 có kích thước hạt từ 1÷1,5cm ở cùng điều kiện giống nhau. Kết
quả phân tích cho thấy hiệu suất giải hấp chất nhiễm da cam dioxin đạt được thấp hơn so
với mẫu đất đã nghiền. Nguyên nhân do quá trình giải hấp mẫu đất có kích thước lớn dẫn
đến tổng diện tích bề mặt nhỏ hơn so với mẫu đất đã nghiền. Hiệu suất xử lý 2,4-D; 2,4,5-
T đạt 100 % ở 400 oC. Tuy nhiên, hiệu suất xử lý dioxin chỉ đạt 84,74 % ở 450 oC. Kết quả
phân tích được thể hiện trong bảng 3 dưới đây:
Bảng 3. Hiệu suất giải hấp mẫu đất chưa nghiền Đ04 phụ thuộc vào nhiệt. độ.
STT Nhiệt độ (oC) 2,4-D (H%) 2,4,5-T (H%) Dioxin (H%)
1 100 31,49 29,02 12,39
2 200 51,87 47,85 45,71
3 335 80,20 74,52 69,12
4 400 100,00 100,00 76,34
5 450 100,00 100,00 84,74
3.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình giải hấp mẫu đất bùn rửa giải
Quá trình giải hấp mẫu bùn cho thấy ở cùng điều kiện giải hấp như nhau, mẫu bùn có
độ xốp lớn, nồng độ các chất da cam dioxin thấp nên hiệu suất giải hấp đạt được lớn hơn
trong cùng các điều kiện về nhiệt độ, lưu lượng hút khí và thời gian giải hấp. Điều đó đồng
nghĩa với việc hiệu suất giải hấp phụ thuộc vào nồng độ các chất da cam dioxin ban đầu có
trong mẫu. Hiệu suất giải hấp 2,4-D; 2,4,5-T đạt được 100 % ở 400 oC, dioxin đạt được
100 % ở 450 oC. Kết quả phân tích được chỉ ra trong bảng 4 dưới đây:
Bảng 4. Hiệu suất giải hấp mẫu đất bùn rửa giải phụ thuộc vào nhiệt độ.
STT Nhiệt độ
(oC)
2,4-D (H%) 2,4,5-T (H%) Dioxin (H%)
1 100 30,26 28,92 25,76
2 200 62,79 53,26 48,62
3 335 95,55 93,72 91,14
4 400 100,00 100,00 96,09
5 450 100,00 100,00 100,00
(a) (b) (c)
Hình 2. Đồ thị thể hiện hiệu suât giải hấp mẫu đất nghiền Đ05 (a), mẫu đất chưa nghiền
Đ04 (b) và mẫu đất bùn rửa giải (c).
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 137
3.2. Ảnh hưởng của thời gian ủ nhiệt đến quá trình giải hấp chất da cam dioxin
Quá trình giải hấp ở nhiệt độ thấp nhưng kéo dài thời gian ủ nhiệt dẫn đến hiệu suất xử
lý chất nhiễm da cam dioxin tăng theo. Thí nghiệm trên mẫu đất Đ04 có kích thước hạt từ
1÷1,5 cm. Tại nhiệt độ 335 oC, lưu lượng hút khí 500 mL/phút nếu kéo dài thời gian ủ
nhiệt 20 giờ thì hiệu suất giải hấp 2,4-D; 2,4,5-T đạt 100 %, kéo dài thời gian ủ nhiệt 40
giờ thì hiệu suất giải hấp dioxin đạt 100 %. Kết quả phân tích được chỉ ra trong bảng 5
dưới đây:
Bảng 5. Hiệu suất giải hấp mẫu đất chưa nghiền phụ thuộc vào thời gian.
STT Thời gian (h) 2,4-D (H%) 2,4,5-T (H%) Dioxin (H%)
1 1 29,83 27,73 24,83
2 2 72,38 68,92 67,70
3 4 81,57 75,86 70,40
4 6 84,15 80,18 72,84
5 8 86,56 83,82 75,49
6 20 100,00 100,00 79,00
7 40 100,00 100,00 100,00
3.3. Ảnh hưởng của áp suất đến quá trình giải hấp chất da cam dioxin
Khảo sát quá trình bay hơi chất nhiễm da cam dioxin ở các áp suất âm khác nhau cho
thấy ở nhiệt độ 335 oC, thời gian ủ nhiệt 2 giờ, hiệu suất giải hấp chất nhiễm da cam dioxin
tăng dần đến -80 mmHg. Tuy nhiên, nếu áp suất âm tiếp tục tăng đến -100 mmHg dẫn đến
mật độ oxy giảm, quá trình phân huỷ nhiệt xúc tác oxi hoá chất da cam dioxin cần oxy
cũng giảm theo. Kết quả phân tích được chỉ ra trong bảng 6 dưới đây:
Bảng 6. Hiệu suất giải hấp mẫu đất nghiền Đ05 phụ thuộc vào áp suất.
STT Áp suất (mmHg) 2,4-D (H%) 2,4,5-T (H%) Dioxin (H%)
1 -10 78,83 77,15 60,80
2 -20 81,62 80,75 69,15
3 -30 83,19 81,91 74,51
4 -40 87,24 82,35 79,91
5 -80 100,00 100,00 99,93
6 -100 100,00 100,00 95,70
(d) (e)
Hình 3. Đồ thị thể hiện hiệu suất giải hấp mẫu đất chưa nghiền Đ04 phụ thuộc thời
gian(d), mẫu đất nghiền Đ05 phụ thuộc áp suất(e).
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
L.V.Ánh, P.V.Âu, T.V.Công, , “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng nano Fe3O4.CaO.” 138
3.4. Ảnh hưởng của xúc tác đến quá trình giải hấp chất da cam dioxin
Xúc tác hỗn hợp nano oxit kim loại Fe3O4.CaO được trộn cùng đất nhiễm Đ05 trong
quá trình giải hấp nhiệt. Chất nhiễm 2,4-D; 2,4,5-T; dioxin từ đất sẽ được hấp phụ ngay
trên bề mặt các chất xúc tác nano oxit kim loại chuyển tiếp Fe3O4.CaO. Tại đây quá trình
xúc tác oxi hoá của kim loại chuyển tiếp diễn ra. Các chất 2,4-D; 2,4,5-T, dioxin được
chuyển thành CO2, H2O và các hợp chất hữu cơ khác ít độc hơn dẫn đến tăng nhanh quá
trình giải hấp các chất nhiễm. Nghiên cứu ảnh hưởng của xúc tác được tiến hành trên mẫu
đất ở nhiệt độ 280 oC có trộn xúc tác và mẫu đất ở nhiệt độ 300 oC không trộn xúc tác
trong cùng điều kiện. Kết quả cho thấy ở nhiệt độ 280 oC hiệu ứng xúc tác phân huỷ giải
hấp 2,4-D; 2,4,5-T; dioxin đạt được cao hơn so với mẫu đất khi không sử dụng xúc tác ở
nhiệt độ 300 oC. So sánh kết quả được chỉ ra trong bảng 7 dưới đây:
Bảng 7. Hiệu suất giải hấp mẫu đất nghiền Đ05 khi có mặt chất xúc tác ở 280 oC và khi
không có mặt chất xúc tác ở 300 oC.
STT Nhiệt độ (oC) Xúc tác 2,4-D (H%) 2,4,5-T (H%) Dioxin (H%)
1 280 + 98,70 97,94 92,02
2 300 - 98,25 96,58 90,98
IV. KẾT LUẬN
Quá trình nghiên cứu cho thấy hiệu suất giải hấp các chất nhiễm da cam 2,4-D; 2,4,5-T;
dioxin phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ tăng dẫn đến hiệu suất giải hấp tăng. Tuy nhiên để
giảm bớt giá thành xử lý thì nhiệt độ giải hấp thấp sẽ được ưu tiên lựa chọn. Các chất
nhiễm 2,4-D; 2,4,5-T giải hấp hiệu quả trong khoảng nhiệt độ 100÷200oC, dioxin giải hấp
hiệu quả từ 200÷335oC trong điều kiện áp suất âm.
Hiệu suất giải hấp tăng theo thời gian giải hấp, khi giải hấp ở nhiệt độ thấp cần kéo dài
thời gian giải hấp, nồng độ chất nhiễm thấp thời gian giải hấp giảm dẫn đến hiệu suất giải
hấp cao. Kích thước hạt lớn làm giảm hiệu suất giải hấp vì vậy cần kéo dài thời gian giải
hấp.
Áp suất ảnh hưởng đến quá trình giải hấp, để nâng cao hiệu quả giải hấp thì lựa chọn áp
suất phù hợp trong khoảng - 40 mmHg đến -80 mmHg là áp suất đảm bảo duy trì sự bay
hơi của chất nhiễm và đảm bảo nồng độ oxy cho phản ứng xúc tác oxi hoá của oxit kim
loại xảy ra.
Hỗn hợp xúc tác nano oxit Fe3O4.CaO làm tăng hiệu quả giải hấp chất nhiễm và làm
giảm nhiệt độ trong quá trình phân huỷ và xử lý triệt để 2,4-D; 2,4,5-T, dioxin trong đất
nhiễm, dioxin giải hấp hiệu quả từ 200÷280oC trong điều kiện có xúc tác nano Fe3O4.CaO
và áp suất âm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lâm Vĩnh Ánh, “Nghiên cứu xử lý một số hợp chất clo hữu cơ bằng xúc tác đồng
oxit”, Luận án tiến sĩ hoá học, Viện khoa học và Công nghệ Quân sự, Bộ Quốc
phòng, (2010).
[2]. Nguyễn Đức Huệ, Lưu Như Quỳnh, “Nghiên cứu khả năng hấp phụ cơ clo và xúc tác
phân huỷ dioxin bằng tro than bay đã xử lý kiềm và trao đổi ion canxi”, Tạp chí
Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 6, Số 3 (2001), tr. 22-25.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 139
[3]. Hồ Sỹ Thoảng, Lưu Cẩm Lộc, “ Chuyển hoá hidrocacbon và cacbon oxít trên các hệ
xúc tác kim loại và oxit kim loại”, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (2007).
[4]. U.S.Congress, Office of Technology Assessment OTA-BP-O-93,“Dioxin- Treatment-
Technologies”, Washington DC, U.S.Government printing Office, (1991).
[5]. Lomnicki and B.Dellinger, “ Development of supported Iron oxide catalyst for
destruction of PCDD/F”, Chemistry department, Louisiana State University, (2003),
37(18), pp. 4254-60.
[6]. Terratherm and Dpra, “In Situ Thermal Desorption(ISTD) and In Pile Thermal
Desorption (IPTD), Terratherm Technologies for Treatment of Semivolatile
Organic Compounds” , Terratherm and Dpra, (2009).
ABSTRACT
STUDY OF FACTORS AFFECTING THE TREATMENT PROCESSING OF AGENT
ORANGE DIOXIN IN THE CONTAMINATION SOILS BY THE THERMAL
DESORPTION TECHNOLOGY COMBINED WITH NANO Fe3O4.CaO OXIDATION
CATALYST
The contamination soils agent orange dioxin have been treated by the thermal
desorption technology which achieve high performance in treatment processing.
Factors effecting the thermal desorption process are desorption temperature,
desorption pressure, desorption time, desorption concentrate and processing ability
of the oxidation catalyst nano Fe3O4.CaO. The nano Fe3O4.CaO is a commercial
nanomaterial of Sigma Aldrich is mixed with contamination soils to form the
mixture for the study. Agent orange dioxin 2,4-D; 2,4,5-T and dioxin were analyzed
by HRGC-LRMS equipment. Results of research indicate that desorption efficiency
and treatment efficiency of 2,4-D; 2,4,5-T, dioxin reached to 100 percent. The
treatment efficience of 2,4-D; 2,4,5-T; dioxin reached higher when using catalytic
oxidation at lower temperature.
Keywords: Technology treatment agent orange dioxin, Technology thermal desorption, Catalytic nano
Fe3O4.CaO.
Nhận bài ngày 18 tháng 5 năm 2015
Hoàn thiện ngày 05 tháng 6 năm 2015
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2015
Địa chỉ: 1Cục Kỹ thuật -Binh chủng Hóa học;
2Viện Hoá học -Môi trường quân sự, Binh chủng Hoá học.
*Email:tranvancong7902@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18_cong_5485_2150054.pdf