Tài liệu Nghiên cứu các thông số của hồng cầu và hồng cầu lưới trên bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt và Thalassemia: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 343
NGHIÊN CỨU CÁC THÔNG SỐ CỦA
HỒNG CẦU VÀ HỒNG CẦU LƯỚI TRÊN BỆNH NHÂN THIẾU MÁU
DO THIẾU SẮT VÀ THALASSEMIA
Trần Thị Ánh Loan*, Trần Thành Vinh*, Hồ Trọng Toàn*, Phó Phước Sương*, Nguyễn Ngọc Vân Anh*,
Suzanne Monivong Cheanh Beaupha Thanh Thanh*, Nguyễn Thị Lan*, Lê Thị Thảo*, Trần Duy Hưng*,
Nguyễn Thị Thùy An*, Nguyễn Bảo Trân*, Nguyễn Thị Huệ*, Mai Thị Huyên*, Nguyễn Trần Thiên
Nhân*, Lê Anh*, Phạm Hồng Thắng*, Phạm Thị Bích Tuyền*, Võ Trúc My*, Trần Thanh Tùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá sự khác biệt về các thông số hồng cầu (RBC, Hb, MCV, MCH, MCHC, % MICRO,
M/H, % HYPO) và hồng cầu lưới (% IRF, % Ret, CHr) giữa hai nhóm bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt (TMTS)
và thalasemia(Thal.).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 145 người khám sức khỏe định kỳ đạt tiêu chuẩn sức khỏe tốt,
không thiếu máu, không có bệnh mạn tính đi kèm; 40 bệnh nhân (BN) ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các thông số của hồng cầu và hồng cầu lưới trên bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt và Thalassemia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 343
NGHIÊN CỨU CÁC THÔNG SỐ CỦA
HỒNG CẦU VÀ HỒNG CẦU LƯỚI TRÊN BỆNH NHÂN THIẾU MÁU
DO THIẾU SẮT VÀ THALASSEMIA
Trần Thị Ánh Loan*, Trần Thành Vinh*, Hồ Trọng Toàn*, Phó Phước Sương*, Nguyễn Ngọc Vân Anh*,
Suzanne Monivong Cheanh Beaupha Thanh Thanh*, Nguyễn Thị Lan*, Lê Thị Thảo*, Trần Duy Hưng*,
Nguyễn Thị Thùy An*, Nguyễn Bảo Trân*, Nguyễn Thị Huệ*, Mai Thị Huyên*, Nguyễn Trần Thiên
Nhân*, Lê Anh*, Phạm Hồng Thắng*, Phạm Thị Bích Tuyền*, Võ Trúc My*, Trần Thanh Tùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá sự khác biệt về các thông số hồng cầu (RBC, Hb, MCV, MCH, MCHC, % MICRO,
M/H, % HYPO) và hồng cầu lưới (% IRF, % Ret, CHr) giữa hai nhóm bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt (TMTS)
và thalasemia(Thal.).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 145 người khám sức khỏe định kỳ đạt tiêu chuẩn sức khỏe tốt,
không thiếu máu, không có bệnh mạn tính đi kèm; 40 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định và điều trị do
TMTS, và 44 bệnh nhân(BN) được chẩn đoán và điều trị thiếu máu do Thal. (19BN α Thal. và 25BN β Thal.).
Xét nghiệm được thực hiện từ hệ thống xét nghiệm ADVIA 2120i, tại bệnh viện Chợ Rẫy. Nghiên cứu mô tả cắt
ngang, được xử lý số liệu với phần mềm SPSS 20 và exel 2010.
Kết quả: Qua nghiên cứu và sử dụng phép kiểm Mann-Whitney để so sánh, chúng tôi nhận thấy có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bệnh TMTS và Thal. (44 mẫu) đối với 03 thông số: % HYPO của nhóm
TMTS = 39,2 (±26,9) so với nhóm Thal. = 55,99 (±27,3), với p<0,05(p=0,005). %IRF của nhóm TMTS = 25,66
(±9,3) so với nhóm Thal. = 35,97 (±18,9), với p=0,027 và % Ret của nhóm TMTS = 2,48 (±1,25) so với nhóm
Thal. = 6,22 (±4,66), với p<0,001(p=0,000). Sự khác biệt giữa nhóm TMTS với β Thal (25 mẫu) không có ý nghĩa
thống kê với p>0,05 (%IRF p=0,059, % Ret p=0,064 và %HYPO là p=0,091). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p<0,001 đối với nhóm α Thal. (19 mẫu) so với nhóm TMTS. Các thông số như RBC, MCV, MCH, MCHC,
CHr, %MICRO, M/H, sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy có sự khác biệt đối với các thông số %HYPO, %Ret và % IRF giữa hai
nhóm bệnh TMTS và α Thal. và không có có sự khác biệt đối với tất cả các thông số của hồng cầu và hồng cầu
lưới đối với nhóm β Thal.
Từ khóa: hồng cầu nhược sắc, mảnh hồng cầu lưới non, hồng cầu lưới
ABSTRACT
ERYTHROCYTE AND RETICULOCYTE PARAMETERS IN PATIENTS WITH IRON DEFICIENCY
ANEMIA AND THALASSEMIA
Tran Thị Anh Loan, Tran Thanh Vinh, Ho Trong Toan, Pho Phuoc Suong, Nguyen Ngoc Van Anh,
Suzanne Monivong Cheanh Beaupha Thanh Thanh, Mai Thanh Binh, Nguyen Thi Lan, Le Thi Thao,
Tran Duy Hung, Nguyen Thị Thuy An, Nguyen Bao Tran, Nguyen Thi Hue, Mai Thi Huyen, Le Anh,
Pham Hong Thang, Nguyen Tran Thien Nhan, Pham Thi Bich Tuyen, Vo Truc My, Tran Thanh Tung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 343 - 348
Objective: The aim of this study was to determine the difference of mean values of the parameters of
erythrocytes and reticulocytes between IDA and Thal.
*Bệnh Viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS. Trần Thị Ánh Loan ĐT: 0938086123 Email: anhloantran64@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 344
Methods: 145 healthy hospital volunteers, 40 hospital patients who were diagnosed with IDA and 44
hospital patients who were diagnosed with Thal. (19 α Thal. and 25 β Thal.). these samples collected from Cho
Ray Hospital and analysed with the automatic heamatology analyer ADVIA 2120i system.
Study: Cross-sectional descriptive. Statistics processing by SPSS 20 and exel 2010.
Results: Using Mann-Whitney Tests và the mean values of erythocyte and reticulocyte parameters in IDA
group compared to the Thal group proved that are: %HYPO of IDA group was 39.2 (±26.9) compared to Thal.
group was 55.99 (±27.3) with p<0.05. %IRF of IDA group was 25.66 (±9.3) compared to Thal group was 35.97
(±18.9) with p<0.05 (p=0.027). % Ret of IDA group was 2.48 (±1.25) compared to thalasemia group was 6.22
(±4.66) with p<0.001 (p=0.000). The difference of mean values between the IDA group and the β Thal. group were
not statistically significant with p>0.05 (%IRF p=0.059, %Ret p=0.064 và %HYPO là p=0.091). The difference of
mean values between the IDA group and the α Thal. group were statistically significant with p<0.001. RBC, Hb,
MCV, MCH, MCHC, %MICRO, M/H, the difference of mean values between the IDA group and the Thal.
group were not statistically significant.
Conclusions: This study shows the difference of mean values of %Hypo, %IRF and %Ret between the IDA
group and the α Thal. group were statistically significant and there were not the difference with any erythrocyte
and reticulocyte parameters between IDA group and the β Thal. group.
Keywords: reticulocyte), immature reticulocyte fraction, hypochromic red blood cell)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu hồng cầu nhỏ thường gặp ở bệnh
nhân thiếu máu thiếu sắt (TMTS) hoặc bệnh
nhân Thalassemia (Thal.) Sự khác biệt giữa thal.
và thiếu máu thiếu sắt có ý nghĩa lâm sàng rất
quan trọng trong trị liệu. Kết quả xét nghiệm
máu đối với các thông số của hồng cầu trưởng
thành và hồng cầu lưới như là một “dấu hiệu
đầu tiên” cho việc chẩn đoán nguyên nhân thiếu
máu có liên quan đến hồng cầu nhỏ như TMTS
và Thal.(8).
Nguyên nhân TMTS có thể do thiếu dinh
dưỡng, mất máu có liên quan đến thai kỳ, phụ
nữ đang cho con bú. Ngoài ra có thể do các
nguyên nhân từ bệnh lý đường tiêu hóa, ở
những người lớn tuổi. Việt nam đặc biệt là ở
nông thôn và miền núi tỉ lệ bệnh nhân TMTS
tăng rất cao(2,7).
Thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguyên nhân từ
bệnh Thal là do sự giảm tổng hợp các chuỗi
globin làm suy giảm quá trình tổng hợp huyết
sắc tố.
Hội chứng Thal là một trong những hội
chứng rối loạn di truyền phổ biến nhất trên thế
giới, với khoảng 1,7% quần thể mang gen Thal.
Ngay cả ở một số quốc gia có tình hình kiểm
soát bệnh tốt ở các khu vực như Bắc Âu và Bắc
Mỹ cũng liên quan đến những vấn đề liên quan
đến Thal. hệ quả của việc di dân của các dân tộc
có tần suất cao mang gen đột biến Thal.(8). Việt
Nam theo thống kê năm 2017 có khoảng 12 triệu
người mang gen Thal.
Nghiên cứu dựa trên các kết quả phân tích
khác nhau có thể sử dụng các thông số của hồng
cầu trưởng thành và hồng cầu lưới như là một
dấu hiệu thay đổi đầu tiên trong việc chẩn đoán
nguyên nhân thiếu máu có nguồn gốc từ hồng
cầu nhỏ như TMTS và Thal.(8).
Hồng cầu trưởng thành có cấu tạo trên 90%
là huyết sắc tố (Hb). Chức năng chính của hồng
cầu là vận chuyển khí oxy từ phổi đến tổ chức và
vận chuyển khí cacbonic từ tổ chức về phổi. Nếu
do một hay nhiều nguyên nhân nào đó làm cho
tủy xương không thể sản xuất hồng cầu đủ số
lượng và có chất lượng kém như hồng cầu nhỏ,
nhược sắc là nguyên nhân gây thiếu máu như
TMTS hay Thal. Ở một người bình thường,
huyết sắc tố bình thường được cấu tạo bởi bốn
chuỗi globin giống nhau từng đôi một (ở người
trưởng thành, HbA gồm hai chuỗi α và hai chuỗi
β), mỗi chuỗi globin lại gắn với một phân tử
heme để tạo thành một tiểu đơn vị gọi là chuỗi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 345
Hb, bốn chuỗi Hb tạo thành phân tử huyết sắc
tố. Trong phân tử huyết sắc tố thì mỗi nhóm
heme có chứa một nguyên tử sắt (gọi là vòng
porphyrin). Các ion sắt có thể là Fe2+ và Fe3+
nhưng chỉ có Fe2+ liên kết với oxy. Hemoglobin
chứa 65% lượng sắt ở cơ thể người lớn, 75%
lượng sắt ở cơ thể trẻ em(1,2,3).
Hồng cầu lưới là hồng cầu non nhất di
chuyển từ tủy xương ra máu ngoại vi. Thời gian
phát triển của hồng cầu lưới từ 3 - 4 ngày trong
tủy và 1 - 2 ngày trong máu ngoại vi trước khi
trở thành hồng cầu trưởng thành. So với hồng
cầu trưởng thành thì hồng cầu lưới có ưu điểm
hơn trong chẩn đoán sớm và chính xác các bệnh
lý liên quan đến hồng cầu. Nếu vì một nguyên
nhân nào đó gây nên sự thiếu hụt hay rối loạn
các chuỗi globin, hoặc nguồn sắt cung cấp không
đủ hoặc thiếu sẽ làm mất khả năng tạo ra huyết
sắc tố, hồng cầu sinh ra sẽ nhỏ và nhược sắc,
không đảm bảo được chức năng vận chuyển oxy
khi đó triệu chứng thiếu máu sẽ xảy ra(4).
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định sự khác biệt về giá trị của các thông
số hồng cầu và hồng cầu lưới giữa các bệnh
nhân thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do
thalassemia.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện tại Chợ Rẫy từ
tháng 9/2018 đến tháng 3/2019.
Đối tượng nghiên cứu
Nhóm 1 (nhóm tham chiếu)
Những người khám sức khỏe định kỳ đạt
tiêu chuẩn sức khỏe tốt, không thiếu máu, không
có bệnh mạn tính đi kèm tại các phòng khám
tổng quát của bệnh viện Chợ Rẫy.
Nhóm 2 (nhóm bệnh nhân TMTS)
Những bệnh nhân được chẩn đoán xác định
và điều trị TMTS tại phòng khám huyết học
bệnh viện Chợ Rẫy.
Nhóm 3 (nhóm bệnh nhân thiếu máu do Thal.)
Những bệnh nhân được chẩn đoán xác định
và điều trị thiếu máu do Thal tại phòng khám
huyết học bệnh viện Chợ Rẫy.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Nhóm 1: Hb: Nữ > 12g/dl; Nam > 13g/dl, sức
khỏe đạt tiêu chuẩn loại 1, loại 2.
Nhóm 2: Nữ: Hb <12g/dl; Nam: Hb <13g/dl,
Ferritin: Nữ: <15ng/ml; Nam: <20ng/ml.
Nhóm 3: Nữ: Hb < 12g/dl; Nam: Hb <13g/dl,
có kết quả xét nghiệm điện di huyết sắt tố.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có truyền bù sắt hoặc máu hoặc thải sắt
trong vòng 3 tháng
Có bệnh lý mạn tính khác, có tình trạng viêm
Bệnh nhân Thal. đối với nhóm 2, bệnh nhân
thiếu sắt đối với nhóm 3
Cỡ mẫu
Chọn mẫu thuận tiện, thực tế 145 mẫu tham
chiếu, 40 mẫu TMTS và 44 mẫu thiếu máu do
Thal. (19 mẫu α Thal. và 25 mẫu β Thal.)
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu.
Phương tiện nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên máy phân
tích huyết học tự động ADVIA 2120i, Mẫu máu:
2ml máu kháng đông EDTA
Xét nghiệm thực hiện: Công thức máu
(CTM) và hồng cầu lưới (Retic)
Các thông số nghiên cứu
Xét nghiệm thông số sàng lọc: Ferritin,
Hemoglobin, điện di huyết sắc tố.
Xét nghiệm thông số nghiên cứu: HC, MCV,
MCH, MCHC, %Ret, CHr, %Hypo, %Micro, tỉ số
Micro/Hypo, IRF.
Xử lý số liệu
Phần mềm SPSS 20.0 và Microsoft Excel 2010.
KẾT QUẢ
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Từ 145 người khỏe mạnh, 40 bệnh nhân
TMTS, 44 bệnh nhân Thal. (19 BN α Thal. và 25
BN β Thal.) đạt tiêu chuẩn chọn mẫu (Bảng 1).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 346
Bảng 1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Đặc điểm
Giới tính Độ tuổi
Nam Nữ ≤50 tuổi >50 tuổi
Người bình thường khỏe mạnh (145) 49,7% (72) 50,3% (73) 89%(129) 11%(16)
Bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt (40) 7,5% (3) 92,5% (37) 87,5%(32) 12,5%(8)
Bệnh nhân thiếu máu do thalassemia (45) 43,2% (19) 56,8% (25) 56,3% (25) 43,7%(19)
Giá trị trung bình của các thông số xét nghiệm nghiên cứu
Bảng 2. Kết quả xét nghiệm
XÉT NGHIỆM (Đơn vị đo) THAM CHIẾU TMTS THAL.
RBC (T/L)*(3,8-5,5) 4,8(±0,4) 4,4(±0,8) 4,3(±0,9)
Hb (g/L)** (120-170) 142(134-154) 93(83,25-107,75) 85(74,25-95,5)
MCV (fL)**(80-100) 91(88,7-93,35) 69(64,55-97,05) 71(66-77,15)
MCH (pg)**(24-33) 30,1(29,3-31,05) 20,8(18,68-24,35) 20,2(18,78-21,68)
MCHC (pg)**(315-355) 331(323.5-336) 301(289-312,75) 288(274-303,75)
Ret (%)* 2,3(±0,6) 2,5(±1,25) 6,2(±4,66)
CHr (pg)* 31,2(±1,2) 23(±3,1) 22,4(±2,2)
MICRO (%)*
,
** 0,4(0-1,7) 19,3(6,75-34,3) 20,8(11,75-32,9)
HYPO (%) *’** 2,5(±1,6) 39,2(±26,9) 55,9(±27,3)
M/H ** 0,13(0,08-0,3) 0,50(0,225-1,13) 0,36(0,15-0,935)
IRF (%)* 13,6(±4,2) 25,7(±9,3) 35,9(±18,9)
Ferritin (ng/ml) (200-400)** 6,9(1,3-20) 681(153-7280)
*TB ± SD **Trung vị (khoảng tứ phân vị)
So sánh giá trị trung bình của các thông số xét
nghiệm nghiên cứu
Sử dụng phép kiểm phi tham số Mann-
Whitney so sánh các tham số xét nghiệm hồng
cầu và hồng cầu lưới cho thấy (Hình 1, 2, 3).
So với nhóm chứng kết quả các thông số
%Ret, %MICRO, %HYPO, %IRF tăng cao ở
nhóm TMTS và nhóm Thal. và thông số CHr lại
giảm nặng ở nhóm TMTS và nhóm Thal., sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Sự khác biệt về giá trị % Hypo giữa hai
nhóm TMTS và Thal. là có ý nghĩa thống kê với
p<0,05 (p = 0,005).
Sự khác biệt về giá trị % IRF giữa hai nhóm
TMTS và nhóm Thal. là có ý nghĩa thống kê với
p<0,05 (p = 0,027).
Sự khác biệt về giá trị % Ret giữa hai nhóm
TMTS và nhóm thiếu máu Thal. là có ý nghĩa
thống kê với p < 0,001 (p = 0,000).
Sự khác biệt về giá trị trung bình của các
thông số xét nghiệm: HC, Hb, MCV, MCH,
MCHC, CHr, %Micro, tỉ số Micro/Hypo. giữa
hai nhóm IDA và nhóm Thal. không có ý nghĩa
thống kê với p >0,05.
Sự khác biệt giữa nhóm TMTS với β Thal.
không có ý nghĩa thống kê với p >0,05, với %IRF
p=0,059, %Ret p=0,064 và %HYPO là p=0,091. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001 đối
với nhóm α Thal. so với nhóm TMTS.
4.8
91
30
331
4.4
72 21
301
4.3
71
20
288
HỒNG CẦU (T/L) MCV (fl) MCH (pg) MCHC (g/l)
Nhóm chứng TM thiếu sắt TM Thal
Hình 1. Trị số trung bình của các thông số của hồng
cầu
p>0.05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 347
2.3
31
2.5 0.3 0.13
13.6
2.48
23
39.2
19.3
0.5
25.66
6.2
22.5
55.9
[]
0.36
35.97
Ret (%) CHr (pg) HYPO (%) MICRO(%) M/H IRF (%)
Nhóm chứng TM thiếu sắt Thal.
p<0.001
p>0.05
p<0.05
p>0.05
p>0.05
p<0.05
Hình 2. Trị số trung bình của các thông số của hồng
cầu và hồng cầu lưới
25.6
2.48
39.2
23
34.2
5.12
62.5
22.3
37.3
7.04
51.1
22.8
% IRF % Ret % HYPO CHr (pg)
TM THIẾU SẮT alpha Thal. beta Thal.
p1<0.001
p2>0.05 p1<0.001
p2>0.05
(p=0.091)
p1<0.001
p2>0.05 (p=0.064)
p1<0.001
p2>0.05
Hình 3. Trị số trung bình của các thông số của hồng
cầu và hồng cầu lưới
BÀN LUẬN
Đặc điểm nhóm nghiên cứu bệnh nhân
TMTS có tỉ lệ bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ cao hơn
(92.5%) và độ tuổi dưới 50 tuổi chiếm đa số
(87,5%). Đây là độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ mất
máu do chu kỳ kinh, do sinh đẻ, do mang thai và
cho con bú. Điều này phù hợp với các nghiên
cứu về tình hình thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ
độ tuổi sinh đẻ của Nguyễn Quang Dũng và
Trần Thúy Nga (2015) và nhóm Trần Thị Ánh
Loan (2018) so với nhóm nghiên cứu bệnh nhân
thiếu máu do Thal. tỉ lệ bệnh nhân nữ (56,8%)
gần tương đương tỉ lệ bệnh nhân nam (43,2%) và
độ tuổi dưới 50 tuổi chiếm 56,3%(5,7).
Khi so sánh các thông số RBC, MCV, MCH,
MCHC giữa nhóm chứng với nhóm TMTS và
giữa nhóm chứng với nhóm Thal. cho thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Tuy
nhiên khi so sánh các thông số trên giữa nhóm
TMTS và nhóm Thal. cho thấy sự khác biệt giữa
hai nhóm nghiên cứu là không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05). Do đó không thể sử dụng các thông
số trên để phân biệt TMTS và thiếu máu do Thal.
Khi so sánh các thông số %Ret, CHr,
%HYPO, %MICRO, %IRF, M/H giữa nhóm
chứng với với nhóm TMTS cho thấy sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,001), trừ thông số %Ret
(p>0,05). Và so sánh giữa nhóm chứng với nhóm
Thal. cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,001) với tất cả các thông số nghiên cứu. Khi
so sánh các thông số %Ret, CHr, %HYPO,
%MICRO, %IRF, M/H giữa nhóm TMTS với
nhóm Thal. chỉ có các thông số %Ret với p<0,001
(p= 0,000), %HYPO với p<0,05 (p=0,05) và %IRF
với p<0,05 (p=0,027) cho thấy sự khác biệt các
thông số này giữa hai nhóm nghiên cứu là có ý
nghĩa thống kê. Tuy nhiên khi so sánh trên từng
nhóm của nhóm Thal. Chúng tôi nhận thấy có sự
khác biệt giữa nhóm α Thal. và nhóm β Thal..
Khi so sánh thông số %IRF, %Ret, %HYPO giữa
nhóm TMTS với nhóm α Thal. cho thấy sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 đối với
nhóm TMTS. Trong khi đó đối với nhóm β Thal.
thì không có sự khác biệt đối với bất kỳ thông số
nào với p >0,05 (%IRF p=0,059, %Ret p=0,064 và
%HYPO là p=0,091).
Bảng 3. Bảng so sánh kết quả giữa nhóm nghiên cứu
với nhóm Eloisa và cộng sự
Nhóm TMTS
X. nghiệm Ferritin(μg/L) %HYPO %Ret
Chúng tôi 9,6(±6,5) 39,2(±26,7) 2,48(±1,25)
Eloisa và cs 13(±15) 23,4(±16,5) 13,6(±8)
Nhóm β Thal.
X. nghiệm Ferritin(μg/L) %HYPO %Ret
Chúng tôi 661(461,76-2205,1) 51,1(±29,1) 7,04(±5,5)
Eloisa và cs 116(±97) 13,2(±9,9) 13,4(±4,7)
Nghiên cứu của nhóm chúng tôi có kết quả
tương đồng với các nhóm nghiên cứu Urrechaga
E (2011), Torino ABB (2015) đối với các thông số
của hồng cầu và hồng cầu lưới giữa nhóm TMTS
và β Thal. là không có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê(6,8). Tuy nhiên đối với các thông số %Ret
và %HYPO của nhóm chúng tôi có sự khác biệt
với 2 nhóm nghiên cứu trên (Bảng 3).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 348
Sự khác biệt kết quả của nhóm chúng tôi và
các nhóm nghiên cứu theo chúng tôi là do sự
khác biệt về đặc điểm của 2 nhóm bệnh là do
nồng độ Ferritin, kết quả trên nhóm TMTS của
chúng tôi có trị số trung bình của ferritin thấp
hơn so với nhóm nghiên cứu của Eloisa, và ở
nhóm Thal. thì nhóm chúng tôi có trị số trung
bình ferritin cao hơn rất nhiều so với nhóm
Eloisa. Điều này cho thấy việc quản lý nồng độ
sắt của trong cộng đồng đặc biệt là phụ nữ độ
tuổi sinh đẻ và bệnh nhân Thal. của chúng ta
chưa tốt so với các nước phát triển có điều kiện
chăm sóc y tế cộng đồng tốt hơn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này chúng tôi thấy có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với các thông
số %HYPO, %Ret và %IRF giữa hai nhóm bệnh
TMTS và α Thal. và không giữa nhóm TMTS và
nhóm β Thal. Do đó không thể sử dụng các
thông số hồng cầu và hồng cầu lưới trong chẩn
đoán phân biệt giữa thiếu máu do thiếu sắt và
thiếu máu do Thalassemia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Y Dược TP. HCM, Bộ môn Huyết học (2015). Bài giảng
Huyết học lâm sang. Nhà xuất bản Y học TP. HCM.
2. Đại học Y Dược TPHCM, Bộ môn Huyết học (2016), Bệnh lý
Huyết học. Nhà xuất bản Y học TP. HCM.
3. Hà Thị Anh (2009). Huyết học - Truyền máu. Nhà xuất bản Y học
Hà Nội, pp.100-102.
4. Jarc E, et al (2016). Comparison of erythrocyte and reticulocyte
indices for the diagnosis of iron deficiency. Original Scientific
Article, 86:19-27.
5. Nguyễn Quang Dũng, Trần Thúy Nga (2015), Thiếu máu thiếu
sắt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ người H'Mông tại một số xã thuộc
huyện Bảo Lạc tỉnh cao bằng. Nghiên cứu Y học, 96:107-113.
6. Torino ABB, et al (2015). Evaluation of erythrocyte and
reticulocyte parameters as indicative of iron deficiency in
patients with anemia of chronic disease. Rev Bras Hematol
Hemoter, 37(2):77-81
7. Trần Thị Ánh Loan, Suzane MCB Thanh Thanh, Hoàng Thúy
Hà, Phạm Thị Thúy An, Phạm Ngọc Diễm, Võ Trúc My, Phạm
Thị Bích tuyền, Nguyễn Thị Ngọc Mai, Hồ Trọng Toàn, Trần
Thanh Tùng, Nguyễn Trường Sơn (2018). Nồng độ huyết sắc tố
hồng cầu lưới trong máu ngoại vi trên bệnh nhân thiếu máu do
thiếu sắt. Y học Việt Nam, 467: 486-492.
8. Urrechaga E, et al (2011). Erythrocyte and Reticulocyte
Parameters in Iron Deficiency and Thalassemia. Journal of
Clinical Laboratory Analysis, 25, 223-228.
Ngày nhận bài báo: 15/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_cac_thong_so_cua_hong_cau_va_hong_cau_luoi_tren_b.pdf