Tài liệu Nghiên cứu các giải pháp quản lý bền vững bệnh đạo ôn hại lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
835
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG BỆNH
ĐẠO ÔN HẠI LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nguyễn Thị Phong Lan, Võ Thị Thu Ngân, Lương Hữu Tâm, Nguyễn Đức Cương,
Trần Hà Anh, Trần Phước Lộc, Trần Thị Nam Lý,
Trần Thị Kiều, Nguyễn Thị Xuân Mai, Võ Thị Dạ Thảo,
Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Lúa ĐBSCL
TÓM TẮT
Bệnh đạo ôn trên lúa do nấm Pyricularia grisea Sacc. gây hại được ghi nhận ở hầu hết các
quốc gia trồng lúa trên thế giới và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Sự biến động độc tính nguồn
nấm gây bệnh là một trong những nguyên nhân phá vỡ tính kháng của giống lúa, kết hợp với thâm
canh trong sản xuất và tác động của biến đổi khí hậu làm cho bệnh đạo ôn ngày càng diễn biến phức
tạp và khó quản lý. Đề tài "Nghiên cứu các giải pháp quản lý bền vững bệnh đạo ôn hại lúa vùng
Đồng bằng sông Cửu Long" được thực hiện nhằm xác định các giải pháp có hiệu quả cao trong
quản lý bệnh đạo ôn và xây dựng quy trìn...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các giải pháp quản lý bền vững bệnh đạo ôn hại lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
835
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG BỆNH
ĐẠO ÔN HẠI LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nguyễn Thị Phong Lan, Võ Thị Thu Ngân, Lương Hữu Tâm, Nguyễn Đức Cương,
Trần Hà Anh, Trần Phước Lộc, Trần Thị Nam Lý,
Trần Thị Kiều, Nguyễn Thị Xuân Mai, Võ Thị Dạ Thảo,
Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Lúa ĐBSCL
TÓM TẮT
Bệnh đạo ôn trên lúa do nấm Pyricularia grisea Sacc. gây hại được ghi nhận ở hầu hết các
quốc gia trồng lúa trên thế giới và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Sự biến động độc tính nguồn
nấm gây bệnh là một trong những nguyên nhân phá vỡ tính kháng của giống lúa, kết hợp với thâm
canh trong sản xuất và tác động của biến đổi khí hậu làm cho bệnh đạo ôn ngày càng diễn biến phức
tạp và khó quản lý. Đề tài "Nghiên cứu các giải pháp quản lý bền vững bệnh đạo ôn hại lúa vùng
Đồng bằng sông Cửu Long" được thực hiện nhằm xác định các giải pháp có hiệu quả cao trong
quản lý bệnh đạo ôn và xây dựng quy trình quản lý tổng hợp bệnh đạo ôn cho vùng Đồng bằng sông
Cửu Long đạt hiệu quả cao và thân thiện với môi trường. Kết quả triển khai 18ha Mô hình ứng dụng
Qui trình quản lý tổng hợp bệnh đạo ôn bao gồm sử dụng giống kháng, áp dụng các biện pháp kỹ
thuật canh tác hợp lý, kết hợp xử lý chế phẩm sinh học chứa xạ khuẩn S. variabilis S28 giúp giảm
75,11- 82,08% tỷ lệ bệnh đạo ôn lá; 81,8 - 82,6% bệnh đạo ôn cổ bông; bên cạnh đó Mô hình còn
giúp tiết kiệm chi phí, hiệu quả đầu tư của Mô hình so với Đối chứng đạt 33,13- 52,55%; mô hình còn
giúp giảm 3-4 đợt phun thuốc hóa học/vụ.
Từ khóa: lúa, bệnh đạo ôn, Pyricularia grisea, quản lý tổng hợp, ĐBSCL
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia grisea
Sacc, gây hại, bệnh được ghi nhận ở hầu hết
các quốc gia trồng lúa trên thế giới và ngày
càng trở nên nghiêm trọng hơn do ảnh hưởng
của quá trình thâm canh trong sản xuất nông
nghiệp kết hợp với tác động của biến đổi khí
hậu. Theo ước tính của FAO, thiệt hại do bệnh
này gây ra làm giảm năng suất lúa trung bình
từ 0,7 - 17,5%, những nơi thiệt hại nặng có thể
làm giảm đến 80% (Bonman et al., 1986). Mặc
dù có rất nhiều loại thuốc BVTV được sử dụng
trong phòng trị bệnh đạo ôn và sự cố gắng của
các nhà khoa học trong cải tiến giống lúa
kháng bệnh đạo ôn qua phương pháp truyền
thống hoặc với sự hỗ trợ của công nghệ sinh
học, bệnh đạo ôn vẫn được xem như là dịch hại
quan trọng của cây lúa ở châu Á, châu Phi và
Châu Mỹ La Tinh (Levy et al., 1991).
Ở Việt Nam, bệnh đạo ôn xuất hiện và
gây hại các vùng trồng lúa ở cả 3 miền Bắc,
Trung và Nam. Riêng Đồng bằng sông Cửu
Long trước đây bệnh đạo ôn chỉ thường gây hại
ở vụ Đông Xuân khi nhiệt độ thấp (16-20oC)
kết hợp có sương mù kéo dài, tuy nhiên hiện
nay bệnh đạo ôn thường xuất hiện và gây hại
nặng ở tất cả các vụ lúa trong năm.
Nhiều nghiên cứu về chọn tạo giống
kháng bệnh đạo ôn và phương pháp quản lý
giống lúa trong sản xuất để đối phó với bệnh
đạo ôn. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy nhiều
giống lúa sau một thời gian ngắn được phóng
thích đều trở nên bị nhiễm bệnh và đa số các
giống lúa trong sản xuất không kháng ổn định
với bệnh đạo ôn. Tuy nhiên chưa có nghiên
cứu nào đưa ra giải pháp cho vấn đề bệnh đạo
ôn đang diễn ra liên tiếp, giúp người sản xuất
có thể quản lý bệnh đạo ôn hiệu quả và an toàn
ở ĐBSCL. Đề tài “Nghiên cứu giải pháp
quản lý bền vững bệnh đạo ôn hại lúa tại
vùng Đồng bằng sông Cửu Long” được thực
hiện từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 12 năm
2015 nhằm tìm ra được các giải pháp khoa học
trong quản lý bền vững bệnh đạo ôn hại lúa ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần xây
dựng thành công chiến lược phát triển nông
nghiệp bền vững, giúp nhà quản lý có cơ sở
khoa học trong định hướng đúng việc quản lý
loại dịch hại quan trọng trên lúa và các giải
pháp phối hợp nhằm giúp người nông dân có
thể quản lý bền vững và hiệu quả bệnh đạo ôn
trong điều kiện bất thường của biến đổi khí hậu
trên cánh đồng thâm canh cao vùng ĐBSCL.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
836
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Các dòng nấm gây bệnh đạo ôn và các
nguồn vi sinh vật đối kháng được thu thập từ
các vùng trồng lúa ở ĐBSCL.
- Bộ giống lúa mang đơn gen kháng bệnh
đạo ôn của IRRI gồm 31 giống mang 24 đơn
gen kháng; bộ chuẩn nòi Kiyosawa gồm 12
giống sử dụng đánh giá độc tính các nguồn
nấm, các giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn phổ
biến ở địa phương như IR50404, OM1490
(chuẩn nhiễm địa phương), OM7347, Nàng hoa
9; các giống lúa chống chịu tốt với bệnh đạo ôn
như OM5451, OM8959
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, phân lập vi sinh vật
Mẫu bệnh đạo ôn trên lá lúa và mẫu đất
được thu thập ở 10 tỉnh vùng ĐBSCL (Long
An, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Tiền
Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang,
Kiên Giang và Bạc Liêu), các mẫu bệnh được
phân lập nấm P. grisea theo phương pháp của
IRRI (1996) có cải tiến, tạo các nguồn đơn bào
tử. Mẫu đất được phân lập vi sinh vật theo
phương pháp của Lee và Hwang (2002). Phân
lập xạ khuẩn theo phương pháp pha loãng trên
môi trường Casein Glycerol Agar (CGA). Phân
lập vi khuẩn theo phương pháp pha loãng trên
môi trường King’s B, sau đó sẽ tách ròng từng
loại khuẩn lạc khác nhau và chọn lọc từng
chủng theo đặc điểm riêng. Chi Bacillus sẽ
được phân lập từ các khuẩn lạc phát triển trên
đĩa đã qua xử lý nhiệt ở 90oC trong 15 phút
(Sadfi, 2001) và kiểm chứng qua phương pháp
nhuộm nội bào tử..
- Đánh giá độc tính nguồn nấm gây bệnh và
tính đối kháng của vi sinh vật
Độc tính nguồn nấm gây bệnh đạo ôn
được phân nòi dựa trên phản ứng với bộ chuẩn
nòi Nhật theo phương pháp Kiyosawa (1970)
và trên bộ giống lúa mang đơn gen kháng bệnh
đạo ôn của IRRI theo phương pháp của Nagao
và Fukuta (2009).
Sơ tuyển tính đối kháng của các chủng vi
sinh vật phân lập đã được tiến hành theo
phương pháp đồng nuôi cấy trên môi trường
PDA để chọn những chủng có khả năng ức chế
sự phát triển nấm P. grisea. Xác định khả năng
đối kháng của các chủng xạ khuẩn với 4 nòi
nấm P. grisea phổ biến theo phương pháp của
Shahidi Bonjar (2003) và Zarandi (2013).
- Đánh giá phản ứng của các bộ giống lúa đối
với bệnh đạo ôn: theo phương pháp Nương mạ
đạo ôn Quốc tế (Ou, 1963 và Jennings, 1979),
các nương mạ đạo ôn được bố trí ở 3 điểm Cần
Thơ , Long An và Trà Vinh liên tục trong 5 vụ
Đông Xuân 2012-2013, Hè Thu 2013; Đông
Xuân 2013-2014; Hè Thu 2014 và Đông Xuân
2014-2015. Phản ứng của các giống được đánh
giá theo qui trình chuẩn của IRRI (SES, 1996)
- Nghiên cứu xác định cơ cấu giống kháng-
nhiễm trong quản lý bệnh đạo ôn.
Các thí nghiệm kết hợp giống chống chịu
và giống nhiễm trong quản lý bệnh đạo ôn
được thực hiện ở 3 tỉnh Long An, Trà Vinh và
Cần Thơ; vụ Đông Xuân 2013 -2014, đánh giá
sự phát triển bệnh đạo ôn trên các cơ cấu giống
khác nhau.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ sạ, mức
độ đạm đến sự phát triển bệnh đạo ôn cũng
được xác định, đặc biệt trên các giống lúa
nhiễm trồng phổ biến được thực hiện ở 3 tỉnh
Long An, Trà Vinh và Cần Thơ trong vụ Đông
Xuân 2013 -2014 và vụ Hè Thu 2014 nhằm tìm
ra biện pháp canh tác phù hợp cho quy trình
quản lý bệnh đạo ôn vẫn đảm bảo năng suất.
- Nghiên cứu ứng dụng phòng trừ sinh học
trong quản lý bệnh đạo ôn hại lúa được thực
hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhà
lưới, ngoài đồng tại Viện lúa ĐBSCL trong 2
vụ Đông Xuân 2013-2014 và Hè Thu 2014
nhằm xác định nguồn vi sinh vật đối kháng có
hiệu quả trong điều kiện tự nhiên trên diện
rộng. Các chủng vi sinh vật có hiệu quả được
gửi giải trình tự gen 16S, xác định tên loài vi
sinh vật.
- Triển khai Mô hình phòng trừ sinh học
bệnh đạo ôn sử dụng vi sinh vật bản địa được
thực hiện tại Viện lúa ĐBSCL trong 2 vụ Đông
Xuân 2014-2015 và Hè Thu 2015, qui mô
1ha/Mô hình/vụ.
- Nghiên cứu xác định hiệu quả một số hoạt
chất hóa học trong quản lý bệnh đạo ôn: các
hoạt chất hóa học riêng lẻ sử dụng phổ biến
trong sản xuất, các hoạt chất hóa học phối hợp
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
837
sử dụng phổ biến và chọn lọc một số hoạt chất
kích kháng xử lý hạt ngăn ngừa bệnh đạo ôn.
- Xây dựng qui trình quản lý tổng hợp bệnh
đạo ôn hại lúa:
Qui trình bệnh quản lý tổng hợp đạo ôn
được xây dựng dựa trên tổng hợp các kết quả
nghiên cứu của đề tài, kết hợp với các Tiến bộ
kỹ thuật hiện đang áp dụng hiệu quả trong thực
tiễn sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Triển khai 18 ha Mô hình ứng dụng Quy
trình quản lý tổng hợp bệnh đạo ôn hại lúa tại 3
tỉnh Long An, Trà Vinh và Cần Thơ trong 2 vụ
Đông Xuân 2014-2015 và Hè Thu 2015.
2.3. Phương pháp tính toán, xử lý số liệu
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu
theo Quy chuẩn quốc gia về phương pháp điều
tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01 -
166 : 2014/BNNPTNT).
- Ghi nhận các chỉ tiêu bệnh theo qui
trình chuẩn của IRRI (SES, 1996); tính
AUDPC (Area Under Disease Progressive
Curve) theo công thức của Shanner và Finney
(1997).
- Tất các số liệu thí nghiệm được xử lý
bằng phần mềm Excel và phân tích thông kê
bằng chương trình SAS 9.2
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu sự biến động quần thể nấm
Pyricularia grisea và nguồn gen kháng bệnh
đạo ôn ở ĐBSCL
Bảng 3.1. Biến động số lượng và mã số nòi nấm P. grisea gây bệnh đạo ôn tại ĐBSCL từ năm
1999 đến 2013 (Viện Lúa ĐBSCL, 2014)
TT Địa điểm
Mã nòi
Năm 1999* Năm 2007** Năm 2013
1 Long
An
002.4, 006.4, 102.4
000.0, 000.4, 002.0,
004.0, 102.4
13 nòi: 107.4, 102.4, 007.4, 000.0, 001.4, 002.4,
102.0, 101.0, 001.0, 110.0, 111.4, 003.4, 011.4
2 Tiền
Giang
002.4, 102.4,
106.4, 002.0
000.0, 000.1, 000.4
15 nòi: 102.7, 102.4, 000.4, 107.4, 001.4,002.0,
002.4, 002.6, 003.0, 003.2, 003.4, 005.4, 006.0,
000.0.
3 Đồng
Tháp
002.4, 006.4,
102.4, 106.4
000.0, 000.4
17 nòi: 102.4, 006.4, 006.0, 107.4, 003.4, 000.4,
106.4, 001.4, 002.4, 100.4, 100.6, 105.4, 002.0,
002.6, 003.0, 105.0, 000.0
4 Vĩnh
Long
002.4 000.0, 000.4, 100.0,
112.4
10 nòi: 100.4,102.4, 002.4, 100.0, 000.0, 106.0,
003.5,007.4, 003.4, 001.5
5 Cần
Thơ
002.4, 006.4 102.4, 000.0, 000.1,
000.4, 002.0, 002.4,
100.0
18 nòi: 107.4, 007.4, 102.4, 002.4, 001.4, 101.4,
106.4, 002.0, 000.0, 006.4, 100.0, 104.4, 004.4,
100.6, 102.2, 001.0, 003.6, 012.4
6 Trà
Vinh
002.4, 006.4,
106.4, 002.0
- 14 nòi: 102.4, 107.7, 003.4, 006.0, 100.4, 000.4,
001.4, 002.4, 103.4, 000.0, 002.6, 006.4, 100.6,
102.0
7 An
Giang
002.4, 006.4
000.0, 000.4
13 nòi: 102.4, 106.4, 006.4, 107.4, 021.4, 000.4,
003.4, 006.0, 100.0, 103.4, 002.4, 000.0, 106.6
8 Sóc
Trăng
006.4 000.0, 000.4 10 nòi: 006.4, 000.4, 102.4, 102.0, 003.4, 001.4,
000.0, 100.4, 103.4, 102.0
9 Kiên
Giang
12 nòi: 102.4, 106.4, 006.4, 107.4, 021.4, 000.4,
003.4, 006.0, 100.0, 103.4, 002.4, 000.0
10 Bạc
Liêu
002.4, 006.4,
102.4, 106.4, 002.0
000.0, 000.4, 002.0,
102.4
8 nòi: 102.4, 000.0, 000.4, 106.4, 100.4, 102.0,
003.7, 002.4
*Noda et al., 1999; **Du et al, 2007
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
838
Tổng số 1.800 mẫu bệnh đạo ôn thu thập
ở 10 tỉnh vùng ĐBSCL được xác định mã số
nòi nấm P. grisea cho thấy có sự đa dạng về
phân bố nòi giữa các địa phương. Dựa trên bộ
chuẩn nòi Nhật có 41 nòi hiện diện, Cần Thơ là
địa phương có số nòi cao nhất và thấp nhất là
Bạc Liêu. Một số nòi phổ biến ở vùng ĐBSCL
là 102.4, 000.4, 107.4, 000.0, 006.4, 106.4.
Nòi phổ biến có độc tính cao nhất là 107.4 có
thể tấn công được 5 giống chuẩn kháng như
Shin2 (Pik-s, Pihs), Aichi Asahi (Pi-a), Ishikari
shiroke (Pi-l), Yashiromochi (Pi-ta), và K59
(Pi-t).
Kết quả xác định độc tính nguồn nấm P.
grisea dựa trên bộ giống đơn gen IRRI ghi
nhận một số nòi phổ biến như U73- i7-k000-
z00-ta733, U30-i2-k131-z00-ta633, U73-i7-
k000-z10-ta733 và U11-i4-k130-z00-ta612, có
khả năng tấn công một số gen kháng như : Pia,
Pik-s, Pish, Pib, Pi1 Pita-2, Pi11(t), Pii, Piz-t,
Pit, Pik, Piz, Pita hiện diện ở hầu hết các vùng
trồng lúa ở ĐBSCL (Bảng 3.2). Một số gen
kháng có hiệu lực cao có thể sử dụng trong lai
tạo giống kháng bệnh gồm: Pik-s (IRBLks-S),
Pik-p, Pik-h, Pi9(t)(IRBL9-W), Pish (IRBLsh-
S), Pii, Piz, Piz-5, Pita (IRBLta-K1)
Bảng 3.2. Phân bố các nòi nấm P. grisea ở các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2013-2014
TT Tên nòi Phân bố / 10 tỉnh
1 U73-i7-k000-z00-ta733 7 LA, TG, CT, VL, TV, DT, AG
2 U30-i2-k131-z00-ta633 5 TG, KG, ST, LA, HG
3 U73-i7-k000-z10-ta733 3 TV, VL, CT
4 U73-i3-k000-z10-ta733 3 KG, ST, HG
5 U11-i4-k130-z00-ta612 3 AG, DT, CT
6 U11-i2-k000-z00-ta100 3 HG, ST, KG
3.2. Đánh giá phản ứng của các bộ giống lúa
đối với bệnh đạo ôn ở 3 điểm Cần Thơ, Long
An và Trà Vinh: phản ứng các bộ giống lúa qua
5 vụ: Đông Xuân 2012-2013, Hè Thu 2013;
Đông Xuân 2013-2014; Hè Thu 2014 và Đông
Xuân 2014-2015 ghi nhận được: tổng số có
927 lượt giống của các bộ giống Khảo nghiệm
Quốc gia hàng năm, Bộ giống khảo nghiệm
Viện, Bộ giống triển vọng và Bộ giống trồng
phổ biến được thanh lọc ở 3 điểm Cần Thơ,
Long An và Trà Vinh ghi nhận được trung bình
tỷ lệ giống kháng (0- 3) chiếm 32,33%; giống
hơi nhiễm (4-5) chiếm 40,02% và giống nhiễm
(6-9) chiếm 27,65%.
3.3. Nghiên cứu kết hợp giống kháng và
giống nhiễm trong quản lý bệnh đạo ôn
Kết quả ghi nhận từ thí nghiệm thực hiện
ở 3 tỉnh Cần Thơ, Long An và Trà Vinh trong
vụ Đông Xuân 2013-2014 cho thấy khi trồng
giống chống chịu tốt như OM5451 hay
OM8595 giúp hạn chế bệnh đạo ôn trên ruộng
cụ thể là tỷ lệ bệnh giảm 60,3-64,4%, chỉ số
bệnh giảm 85,3 đến 85,4%, đạo ôn cổ bông
giảm 79,3 - 79,1%, năng suất tăng 43,7 -
46,4%. Khi có sự kết hợp giống chống chịu với
giống nhiễm giúp giảm tỷ lệ bệnh từ 48,3% đến
59,7%, giảm chỉ số bệnh từ 62% đến 80,1%;
giảm đạo ôn cổ bông từ 63,2 % đến 78,8% và
tăng năng suất so với trồng giống nhiễm từ
35,4% đến 45,8%.
Cơ cấu có 25% K giúp giảm 44,72% tỷ
lệ bệnh đạo ôn lá, 64,18% đạo ôn cổ bông; cơ
cấu có 50% K giúp giảm 76% tỷ lệ bệnh đạo
ôn lá và 88% đạo ôn cổ bông. Năng suất cao
nhất ở cơ cấu 100%K (7,7T/ha); các cơ cấu
50%K và 75% K có năng suất tương đương
nhau lần lượt là 6,6 T/ha và 6,8T/ha. Hiệu quả
tăng năng suất từ 16,2% đến 52,9% tương ứng
trên cơ cấu có 25% đến 50% giống chống chịu
(Biểu đồ 3.1).
838
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
839
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của cơ cấu giống K-N đối với sự phát triển tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh đạo ôn
lá, tỷ lệ bệnh đạo ôn cổ bông và năng suất lúa tại Cần thơ, vụ Hè Thu 2014 (T1: 100%N, T2:
100%K; T3: 75%N:25%K; T4: 50%N:50%K; T5: 25%N:75%K)
3.4. Nghiên cứu các biện pháp canh tác có
ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh đạo ôn
Kết quả ghi nhận từ thí nghiệm ở 3 điểm
Cần Thơ , Long An và Trà Vinh cho thấy khi
sử dụng giống nhiễm trong canh tác cần phải
lưu ý mật độ sạ và lượng phân đạm hợp lý để
tránh thất thoát năng suất do bị bệnh đạo ôn
gây hại. Trong điều kiện chuẩn bị đất và hạt
giống tốt mật độ sạ 100kg/ha và mức đạm
100kg N/ha là có thể hạn chế từ 36 đến 69,6%
bệnh đạo ôn lá; 80,8- 83,4% bệnh đạo ôn cổ
bông và bảo vệ >90% năng suất; tuy nhiên
trong những trường hợp cần thiết có thể sạ
120kg/ha hay điều kiện đất thiếu dinh dưỡng
có thể áp dụng phân đạm ở mức 120N/ha cũng
có thể đảm bảo năng suất, tuy nhiên cần theo
dõi để quản lý bệnh đạo ôn kịp thời đặc biệt là
khi trồng giống nhiễm.
Khi trồng giống nhiễm đạo ôn cần phối
hợp áp dụng mật độ sạ 80 kg/ha, phân đạm
80N/ha và chỉ nên phun thuốc trị bệnh khi thật
cần thiết theo nguyên tắc "4 đúng"; không phun
nên định kỳ ngừa bệnh đạo ôn.
3.5. Nghiên cứu ứng dụng phòng trừ sinh
học trong quản lý bệnh đạo ôn hại lúa.
Từ 765 mẫu đất vùng rễ lúa thu thập ở 10
tỉnh vùng ĐBSCL, đã có 1150 chủng vi sinh
vật được phân lập, trong đó vi sinh vật có khả
năng đối kháng nấm P. grisea chiếm 73,38%
bao gồm 452 chủng xạ khuẩn (chiếm 40,65%)
và 398 chủng vi khuẩn (chiếm 37,73%).
Các chủng vi sinh vật có hiệu quả cao
trong phòng trị bệnh đạo ôn trong điều kiện
nhà lưới và ngoài đồng đã được định danh bao
gồm: Streptomyces cavourensis S27, S.
viriabilis S28, S. iakyrus S233, S. scopuliridis
S136, S. fulvissimus S30 và vi khuẩn Bacillus
amyloliquefaciens B26, đây là nguồn vi sinh
vật bản địa cần được khai thác và bảo tồn.
Kết quả trong vụ Đông Xuân 2014-2015
ghi nhận cho thấy tỉ lệ bệnh ở Mô hình sử dụng
xạ khuẩn S28 có tỉ lệ bệnh thấp ở các lần quan
sát, biến động từ 10 - 18,13% ; Mô hình sử dụng
vi khuẩn B26 có tỉ lệ bệnh thấp ở các lần quan
sát, biến động từ 13,67 - 22%. Chỉ số bệnh ở
Mô hình sử dụng xạ khuẩn S28 có chỉ số bệnh
thấp ở các lần quan sát, biến động từ 4,95 -
6,83% ; Mô hình sử dụng vi khuẩn B26 có chỉ
số bệnh thấp ở các lần quan sát, biến động từ
4,33 - 12,07%. Năng suất ở Mô hình sử dụng
S28 (7,0T/ha), Mô hình sử dụng B26 (6,8T/ha)
và năng suất thấp nhất 5,32 T/ha ghi nhận ở
ruộng ĐC-KP (Biểu đồ 3.4A; 3.5A và 3.6A).
Trong vụ Hè Thu 2015, tỉ lệ bệnh ở Mô
hình sử dụng vi khuẩn B26 có tỉ lệ bệnh thấp ở
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
840
các lần quan sát, biến động từ 8,67% đến
20,24%. Mô hình sử dụng xạ khuẩn S28 có tỉ lệ
bệnh thấpt, biến động từ 12,13% đến 28,07%.
Chỉ số bệnh ở Mô hình sử dụng xạ khuẩn S28
có chỉ số bệnh thấp ở các lần quan sát, biến
động từ 6,13 - 12,83% ; Mô hình sử dụng vi
khuẩn B26 có chỉ số bệnh thấp ở các lần quan
sát, biến động từ 6,33 - 18%. Ruộng ĐC-HH
có năng suất cao nhất (6,88 T/ha), kế đến là
Mô hình sử dụng S28 (6,6T/ha), Mô hình sử
dụng B26 (6,75T/ha) và năng suất thấp nhất
4,7 T/ha ghi nhận ở ruộng ĐC-KP (Biểu đồ
3.4B; 3.5B và 3.6B). Kết quả này cho thấy các
chủng xạ khuẩn S. viriabilis S28 và vi khuẩn B.
amyloliquefaciens B26 đã có phát huy hiệu lực
ở điều kiện tự nhiên, trên diện rộng
Biểu đồ 3.4. Diễn biến tỷ lệ bệnh đạo ôn Mô hình PTSH bệnh đạo ôn tại Cần Thơ trong 2 vụ
Đông Xuân 2014-2015 và Hè Thu 2015
Biểu đồ 3.5. Diễn biến chỉ số bệnh đạo ôn Mô hình PTSH bệnh đạo ôn trong 2 vụ Đông Xuân
2014-2015 và Hè Thu 2015
Biểu đồ 3.6. Năng suất của Mô hình PTSH bệnh đạo ôn trong 2 vụ Đông Xuân 2014-2015 và Hè
Thu 2015 tại Cần Thơ.
ĐX HT
ĐX HT
ĐX HT
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
841
Kết quả Mô hình PTSH bệnh đạo ôn
trong 2 vụ Đông Xuân 2014-2015 và Hè Thu
2015 sử dụng chủng xạ khuẩn S. viriabilis S28
có hiệu quả giảm tỉ lệ bệnh đạo ôn 42,3-
56,7%, chỉ số bệnh 50,5- 59,3%, tỉ lệ đạo ôn cổ
bông 74,3- 77,8% và tăng năng suất 31,58 -
40,43%; sử dụng chủng vi khuẩn B.
amyloliquefaciens B26 có hiệu quả giảm tỉ lệ
bệnh 42,4- 58,5%; chỉ số bệnh 32,9 - 40% và tỉ
lệ đạo ôn cổ bông 69,1 - 82,1% và năng suất
tăng 27,82 - 43,62%.
3.6. Nghiên cứu xác định hiệu quả một số
hoạt chất hóa học trong quản lý bệnh đạo ôn
Các đơn hoạt chất đều có hiệu quả trong
phòng trị bệnh đạo ôn, hiệu quả giảm bệnh đạo
ôn lá và đạo ôn cổ bông giảm lần lượt là 74,7%
và 87,5%; trong đó hoạt chất Tricyclazole và
Picoxystropin có hiệu quả cao nhất.
Các hoạt chất phối hợp cũng có hiệu quả
cao trong phòng trị bệnh đạo ôn, hiệu quả giảm
bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông giảm lần lượt
là 69,7% và 78%, trong đó phối hợp
Tricyclazole + Propiconazole và Tricyclazole +
Isoprothiolane cho hiệu quả cao trong phòng trị
bệnh đạo ôn.
Trong vụ Đông Xuân 2013-2014, xử lý
kích kháng cho hiệu quả trong phòng trừ bệnh
đạo ôn, giúp giảm 30,8 -74,3% tỷ lệ bệnh đạo
ôn lá, 36,7 -77,5% chỉ số bệnh; 2,7 - 88% đạo
ôn cổ bông, Biosar3-ĐHCT cho hiệu quả cao
nhất kế đến là Salicylic acid, xạ khuẩn S28
cũng có hiệu quả cao ở giai đoạn đạo ôn lá
(giảm 30,8% tỷ lệ bệnh).
3.7. Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp
bệnh đạo ôn hại lúa ở ĐBSCL
+ Xây dựng qui trình quản lý tổng hợp bệnh
đạo ôn hại lúa:
Qui trình bệnh quản lý tổng hợp đạo ôn
được xây dựng trên các kết quả nghiên cứu của
đề tài, kết hợp với các Tiến bộ kỹ thuật hiện
đang áp dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất
lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Triển khai Mô hình ứng dụng Quy trình
quản lý tổng hợp bệnh đạo ôn hại lúa:.
- Kết quả Mô hình tại Cần Thơ:
Trong vụ Đông Xuân 2014-2015, tỷ lệ
bệnh đạo ôn trên ruộng Mô hình cao nhất là
6,3%, trong khi ruộng đối chứng là 24,40%
(hiệu quả giảm TLB là 80,63%); chỉ số bệnh
đạo ôn trên ruộng Mô hình cao nhất là 2,5%,
trong khi ruộng đối chứng là 17,20% (hiệu quả
giảm CSB là 84,67%). Mô hình giúp tiết kiệm
chi phí đầu tư và hiệu quả đầu tư so với Đối
chứng đạt 39,14%; giúp giảm 3 đợt phun thuốc
hóa học/vụ.
Trong vụ Hè Thu 2015, tỷ lệ bệnh đạo ôn
trên ruộng Mô hình cao nhất là 14,1%, trong
khi ruộng đối chứng là 66,0% (hiệu quả giảm
TLB là 80,03%); chỉ số bệnh đạo ôn trên ruộng
Mô hình cao nhất là 5,7%, trong khi ruộng đối
chứng là 35,5% (hiệu quả giảm CSB là
79,97%), tỷ lệ bệnh đạo ôn cổ bông trên ruộng
Mô hình là 4,1%, trong khi ruộng đối chứng là
20,5%. Mô hình giúp tiết kiệm và hiệu quả đầu
tư so với Đối chứng đạt 56,14%; giúp giảm 4
đợt phun thuốc hóa học/vụ.
- Kết quả Mô hình tại Long An:
Trong vụ Đông Xuân 2014-2015, tỷ lệ
bệnh đạo ôn trên ruộng Mô hình cao nhất là
6,27%, trong khi ruộng đối chứng là 70,50%
(hiệu quả giảm TLB là 79,64%); chỉ số bệnh
đạo ôn trên ruộng Mô hình cao nhất là 5,65%,
trong khi ruộng đối chứng là 54,48% (hiệu quả
giảm CSB là 88,14%). Tỷ lệ bệnh đạo ôn cổ
bông trên ruộng Mô hình là 2,53%, trong khi
ruộng đối chứng là 12,33%. Mô hình giúp tiết
kiệm chi phí, hiệu quả đầu tư so Đối chứng đạt
25,94%; giúp giảm 3 lần phun thuốc/vụ.
Trong vụ Hè Thu 2015, tỷ lệ bệnh đạo ôn
trên ruộng Mô hình cao nhất là 14,3%, trong
khi ruộng đối chứng là 47,22% (hiệu quả giảm
TLB là 74,71%); chỉ số bệnh đạo ôn trên ruộng
Mô hình cao nhất là 8,69%, trong khi ruộng đối
chứng là 36,32% (hiệu quả giảm CSB là
75,21%). Mô hình giúp tiết kiệm chi phí, hiệu
quả đầu tư trên ruộng Mô hình đạt 49,64%;
giúp giảm 5 lần phun thuốc/ vụ.
- Kết quả Mô hình tại Trà Vinh:
Trong vụ Đông Xuân 2014-2015, tỷ lệ
bệnh đạo ôn trên ruộng Mô hình cao nhất là
15,1%, trong khi ruộng đối chứng là 68,0%
(hiệu quả giảm TLB là 75,59%); chỉ số bệnh
đạo ôn trên ruộng Mô hình cao nhất là 5,65%,
trong khi ruộng đối chứng là 54,48% (hiệu quả
giảm CSB là 74,16%). Hiệu quả đầu tư trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
842
Mô hình đạt 27,36%; giúp giảm 3 lần phun
thuốc hóa học/vụ.
Trong vụ Hè Thu 2015, tỷ lệ bệnh đạo ôn
trên ruộng Mô hình cao nhất là 13,7%, trong
khi ruộng đối chứng là 58,0% (hiệu quả giảm
TLB là 72,59%); chỉ số bệnh đạo ôn trên ruộng
Mô hình cao nhất là 12,2%, trong khi ruộng đối
chứng là 52,3% (hiệu quả giảm CSB là
76,89%). Mô hình giúp tiết kiệm do đó hiệu
quả đầu tư so với Đối chứng đạt 51,87%; giúp
giảm 4 lần phun thuốc hóa học/ vụ.
1A
1B
2A
2B
3A
3B
Biểu đồ 3.7. Diễn biến tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh đạo ôn lá, tỷ lệ bệnh đạo ôn cổ bông và năng suất
trên các Mô hình quản lý tổng hợp bệnh đạo ôn ở 3 tỉnh qua 2 vụ Đông Xuân 2014-2015 và Hè
Thu 2015. (1. Cần Thơ; 2. Long An; 3. Trà Vinh; A. Vụ Đông Xuân; B Vụ Hè Thu)
Tỷ lệ bệnh
đạo ôn lá
Chỉ số bệnh
đạo ôn lá
Tỷ lệ bệnh đạo
ôn cổ bông Năng suất
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
843
Mô hình ứng dụng Qui trình quản lý tổng
hợp bệnh đạo ôn kết hợp sử dụng giống chống
chịu tốt với bệnh, áp dụng sạ thưa, bón phân
cân đối, xử lý chế phẩm sinh học chứa xạ
khuẩn S28 giúp giảm 75,11- 82,08% tỷ lệ
bệnh; 77,38 - 82,33% chỉ số bệnh; 81,8 -
82,6% bệnh đạo ôn cổ bông; bên cạnh đó Mô
hình còn giúp tiết kiệm chi phí trung bình
2.700.000 - 3.710.000đ/ha; lợi nhuận
12.600.000- 14.400.000đ/ha; do đó hiệu quả
đầu tư của Mô hình so với Đối chứng đạt
33,13- 52,55%; mô hình còn giúp giảm 3-4 đợt
phun thuốc hóa học/vụ
+ Tổ chức Tập huấn kỹ thuật và Hội thảo
tổng kết, đánh giá Mô hình ứng dụng quy
trình quản lý tổng hợp bệnh đạo ôn trên lúa
cho cán bộ địa phương và nông dân xung
quanh khu vực bố trí Mô hình. Tổng số 165
lượt người tham gia các tập huấn kỹ thuật và
170 lượt người tham gia Hội thảo tổng kết,
đánh giá Mô hình. Nội dung tập huấn nhằm
giúp nông dân hiểu rõ hơn về quy luật phát
sinh, phát triển bệnh đạo ôn; các yếu tố có ảnh
hương đến sự hình thành dịch hại. Hướng dẫn
nông dân các bước trong thực hiện Quy trình
quản lý tổng hợp bệnh đạo ôn và một số dịch
hại quan trọng trên lúa. Nông dân tham gia
nắm bắt được những thông tin chuyển giao về
triển khai ứng dụng quy trình quản lý tổng hợp
bệnh đạo ôn trên lúa. Qua tổng kết Hội thảo
đầu bờ bà con nông dân rất phấn khởi và mong
muốn được tham gia Mô hình mở rộng.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Nguồn nấm P. grisea gây bệnh đạo ôn ở
ĐBSCL rất đa dạng và có sự biến động về độc
tính, tuy nhiên một số gen kháng còn hiệu lực
cao có thể sử dụng trong lai tạo giống kháng
bệnh gồm: Pik-s (IRBLks-S), Pik-p, Pik-h,
Pi9(t)(IRBL9-W), Pish (IRBLsh-S), Pii, Piz,
Piz-5, Pita (IRBLta-K1). Trong số các thuộc
bộ giống mới được khảo nghiệm hàng năm có
tỷ lệ giống kháng (0 - 3) chiếm 32,33%; giống
hơi nhiễm (4-5) chiếm 40,02% và giống nhiễm
(6-9) chiếm 27,65% đây là nguốn giống lúa có
thể sử dụng trong sản xuất. Sử dụng giống
chống chịu tốt trong sản xuất như OM5451 hay
OM8595 giúp hạn chế bệnh đạo ôn trên ruộng,
cơ cấu có 50% đến 75% giống chống chịu giúp
giảm bệnh đạo ôn, ổn định năng suất tương
đương cơ cấu 100% giống chống chịu. Kết hợp
sử dụng giống chống chịu tốt với kỹ thuật canh
tác hợp lý như mật độ sạ 80- 100kg/ha và mức
phân đạm 80-100kg N/ha có thể hạn chế bệnh
đạo ôn và đảm bảo năng suất. Trường hợp phải
trồng giống nhiễm bệnh nên áp dụng mật độ sạ
80kg/ha, phân đạm 80 kg N/ha.
Nguồn vi sinh vật bản địa có tiềm năng
sử dụng như tác nhân PTSH rất đa dạng ở vùng
ĐBSCL, PTSH sử dụng chủng xạ khuẩn
Streptomyces variabilis S28 và chủng vi khuẩn
Bacillus amyloliquefaciens B26 có hiệu quả
giảm bệnh đạo ôn cao và bảo vệ năng suất đã
khẳng định được vai trò của PTSH trong quản
lý bênh đạo ôn trên diện rộng.
Tuy nhiên khi trồng giống nhiễm trong
điều kiện có dịch hại bộc phát, bệnh đạo ôn
được quản lý tốt bằng thuốc hóa học, đơn hoạt
chất Tricyclazole và Picoxystropin, các hoạt
chất phối hợp Tricyclazole + Propiconazole và
Tricyclazole + Isoprothiolane cũng có hiệu quả
cao nên sử dụng trong phòng trị bệnh đạo ôn cổ
bông kết hợp với trị lem hạt. Xử lý kích kháng
cho giúp ngăn ngừa bệnh đạo ôn tuy nhiên hầu
hết đều có hiệu quả cao ở giai đoạn đạo ôn lá.
Mô hình ứng dụng Qui trình quản lý tổng
hợp bệnh đạo ôn kết hợp sử dụng giống chống
chịu tốt với bệnh, áp dụng sạ thưa hợp lý, bón
phân cân đối, xử lý chế phẩm sinh học chứa xạ
khuẩn S. variabilis S28 giúp giảm 75,11-
82,08% tỷ lệ bệnh; 77,38 - 82,33% chỉ số bệnh;
81,8 - 82,6% bệnh đạo ôn cổ bông; bên cạnh
đó Mô hình còn giúp tiết kiệm chi phí, hiệu quả
đầu tư của Mô hình so với Đối chứng đạt
33,13- 52,55%; mô hình còn giúp giảm 3-4 đợt
phun thuốc hóa học/vụ.
4.2. Đề nghị
Tiếp tục hoàn thiện công nghệ sản xuất
chế phẩm sinh học chứa vi sinh vật bản địa đẩy
mạnh ứng dụng phòng trừ sinh học trong quản
lý dịch hại trên lúa và mở rộng trên các cây
trồng khác luân canh trên nền lúa.
Triển khai các Mô hình ứng dụng Qui
trình quản lý tổng hợp bệnh đạo ôn trên diện
rộng trong sản xuất ở các địa phương với các
cơ cấu sản xuất khác nhau nhằm góp phần
quản lý bền vững và hiệu quả bệnh đạo ôn
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
844
trong điều kiện biến đổi khí hậu trên cánh đồng
thâm canh cao vùng ĐBSCL.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bonman, J. M., T. I. Vergel De Dios, and M.
M. Khin. (1986). Physiologic specialization
of Pyricularia oryzae in the Philippines.
Plant Disease 70: 767-769.
2. Du. P. V., L. C. Loan, and N. Đ. Sang.
(2007). Blast research in the Mekong river
delta of Vietnam. A differential system for
blast resistance for stable rice production
environment. Yoshimichi Fukuta, Casiana
M. Vera Cruz and Nobuya Kobayashi (ed.).
Japan international research center for
agricultural sciences (Jircas), Tsukuba,
Japan. JIRCAS working report No. 53: 53-
63
3. IRRI, 1996. Standard evaluation system for
rice. International Rice Research Institute. P.
O. Box 933, 1099 Manila, Philippines.
4. Kiyosawa, S., (1970). Inheritance of blast
resistance of the rice varieties Homase
Nishika and Ginga. I. resistance of Homase
Nishika and Ginga to the fungus strain Ken
54-04. Bull. Natl. Inst. Agr. Sci. D21: 73-
105.
5. Lee, J.Y. and B.K. Hwang, (2002).
“Diversity of antifungal actinomycetes in
various vegetative soils of Korea”, Can. J.
Microbial 48, pp. 407-417.
6. Levy, M., J. Romao, M. A. Marchetti, and J.
E. Hamer. (1991). DNA fingerprinting with
a dispersed repeated sequence resolves path
type diversity in the rice blast fungus. Plant
Cell 3: 95-102.
7. Nagao and Fukuta (2009). “Proposal for a
new international system of differentiating
races of blast (Pyricularia oryzae Cavara)
by using LTH monogenic lines in rice
(Oryza sativa L.). In: Development and
characterization of blast resistance using
differential varieties in rice. Yoshimichi
Fukuta, Casiana M. Vera Cruz and Nobuya
Kobayashi (ed.)”, Japan International
Research Center For Agricultural Sciences
(Jircas). Tsukuba, Japan. JIRCAS working
report, 63, pp. 11-15.
8. Noda, T., N. Hayashi, P. V. Du, H. D. Dinh,
and L. V. E. (1999). Distribution of
pathogenic races of rice blast fungus in
Vietnam. Ann. Phytopathol. Soc. Jpn. 65:
526-530.
ABSTRACT
Study on sustainable adaptation approach for rice blast disease management in Mekong Delta
Nguyen Thi Phong Lan, Vo Thi Thu Ngan, Luong Huu Tam, Nguyen Duc Cuong,
Tran Ha Anh, Tran Phuoc Loc, Tran Thi Nam Ly , Tran Thi Kieu,
Nguyen Thi Xuan Mai, Vo Thi Da Thao,
Bộ Môn Bảo vệ thực vật, Viện Lúa ĐBSCL
Rice blast disease caused by Pyricularia grisea Sacc. is one of the most destructive diseases.
Intensive cultivation of rice under climate change lead to breakdown of resistance, variation of
virulence races in which rice blast disease is considered to be the most devastating diseases of rice.
The aim of study to develop a integrated rice blast disease procedure with high effectively and
environmentally friendly. The pilots of 18 ha were conducted during 2015 Dry and Wet season in
Mekong Delta, in which integrated management of rice blast procedure were applied through using
rice resistance, cultural practiced and indigenous bio-control agents Streptomyces variables S28.
Results indicated that disease severity of leaf blast and neck blast were reduced 75.11%- 82.33% and
81.8%- 82.6% respectively, and net benefit increasing 33.13%- 52.55%. It's also reduced 3-4 chemical
applications per crop.
Keywords: Rice, rice blast disease, Pyricularia grisea, management, Mekong Delta
Người phản biện: GS. TS. Nguyễn Hồng Sơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_5_0002_2130092.pdf