Nghiên cứu bước đầu kết quả phẫu thuật whipple tại khoa ngoại Bệnh viện tỉnh Đaklak

Tài liệu Nghiên cứu bước đầu kết quả phẫu thuật whipple tại khoa ngoại Bệnh viện tỉnh Đaklak: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT WHIPPLE TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN TỈNH DAKLAK Hoàng Thế Quý * TÓM TẮT Từ năm 1999 đến 2002, tại khoa ngoại bệnh viện tỉnh Daklak, chúng tôI đã tiến hành 6 cas phẫu thuật Whipple cho các bệnh lý ung thư đầu tụy (3 ca), K bóng vater (1 ca) và chấn thương khối tá tụy (2 ca). Kết quả tương đối tốt, không có bệnh nhân tử vong, các biến chứng đều nhẹ không phải mỗ lại. Đây là một phẫu thuật khó khăn và phức tạp nhưng có thể thực hiện tại bệnh viện tỉnh Dak Lak với điều kiện chọn bệnh kỹ càng và tuân thủ chặt chẽ những chỉ định mỗ. Như vậy việc áp dụng phẫu thuật Whipple tại khoa ngoại bệnh viện tỉnh Dak Lak là khả thi. SUMMARY RESULT OF PANCREATODUODENECTOMY AT THE SURGERY DEPARTMENT, DAKLAK HOSPITAL. Hoang The Quy et al.* Y Hoc TP. Ho Chi Minh *...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu bước đầu kết quả phẫu thuật whipple tại khoa ngoại Bệnh viện tỉnh Đaklak, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT WHIPPLE TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN TỈNH DAKLAK Hoàng Thế Quý * TÓM TẮT Từ năm 1999 đến 2002, tại khoa ngoại bệnh viện tỉnh Daklak, chúng tôI đã tiến hành 6 cas phẫu thuật Whipple cho các bệnh lý ung thư đầu tụy (3 ca), K bóng vater (1 ca) và chấn thương khối tá tụy (2 ca). Kết quả tương đối tốt, không có bệnh nhân tử vong, các biến chứng đều nhẹ không phải mỗ lại. Đây là một phẫu thuật khó khăn và phức tạp nhưng có thể thực hiện tại bệnh viện tỉnh Dak Lak với điều kiện chọn bệnh kỹ càng và tuân thủ chặt chẽ những chỉ định mỗ. Như vậy việc áp dụng phẫu thuật Whipple tại khoa ngoại bệnh viện tỉnh Dak Lak là khả thi. SUMMARY RESULT OF PANCREATODUODENECTOMY AT THE SURGERY DEPARTMENT, DAKLAK HOSPITAL. Hoang The Quy et al.* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8 * Supplement of No 3 * 2004: 119 - 124 From 1999 to 2000, we have performed 6 cases of pancreatoduodenectomy at the Surgery department, Daklak hospital. Patients included cancer of the head of pancreas (3 cases), ampullary cancer (1 case) and pancreatoduodenal injury (2 cases). In gereral, we had good results. No mortality and the morbidities were mild. No reoperation was needed. Pancreatoduodenectomy is a difficult operation which could be done safely at Daklak hospital. Indication should be strictly considered. It is feasible to perform such an operation at the provincial Daklak hospital. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay ung thư đầu tuỵ, ung thư bóng Vater là những bệnh lý ngày càng hay gặp.Tại bệnh viện Chợ Rẫy và phòng khám Trường Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ năm 1997-1999 ghi nhận được 201 trường hợp. Nếu mổ tích cực hay mổ trừ căn các tổn thương ác tính ở vùng này thì phải xử dụng phẫu thuật Whipple. Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng thì chấn thương bụng cũng gia tăng theo. Chấn thương vùng tá-tuỵ gây dập nát tá tràng và đầu tuỵ tuy gặp với tỷ lệ thấp trong chấn thương bụng, nhưng đặt ra vấn đề điều trị phẫu thuật rất khó khăn. Trong vài trưòng hợp người ta phải dùng phẫu thuật Whipple để cắt bỏ khối tá tuỵ bị dập nát. Phẫu thuật Whipple là một phẫu thuật lớn, được xếp vào loại phẫu thuật đặc biệt, thực hiện rất phức tạp, tai biến và biến chứng trong và sau mổ cao. Thường phẫu thuật này chỉ được thực hiện tại các bệnh viện Trung ương và do các phẫu thuật viên có kinh nghiệm đứng mổ. Tại khoa Ngoại bệnh viện Tỉnh Đak Lak từ năm 1999-2002, chúng tôi đã thực hiện được 6 trường hợp phẫu thuật Whipple cho 2 bệnh nhân bị chấn thương tá tuỵ, 3 bệnh nhân bị u đầu tuỵ, 1 bệnh nhân bị u bóng Vater.Từ những kết quả đó chúng tôi tổng kết và đưa ra nhận xét bước đầu. Đề tài này tiến hành nhằm mục đích: -Nhận xét về kết quả bước đầu của phẫu thuật Whipple tại khoa Ngoại Bệnh Tỉnh Đak Lak. -Đánh giá khả năng áp dụng phẫu thuật này tại khoa Ngoại Bệnh viện Tỉnh Đak Lak. *Khoa Ngoại Bệnh Viện Tỉnh Đăk Lăk Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy 119 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 TỔNG QUAN TÀI LIỆU U ác tính vùng Vater_Kết quả và chỉ định: Dựa vào 52 bệnh án,J.Poilleux, H.Lichtenstein trên tạp chí Annale de Chiurgie tháng 9/1977 cho rằng kết quả chung của phẫu thuật Whipple là đáng khuyến khích. Tỷ lệ tử vong của phẫu thuật Whipple ngang với tỷ lệ tử vong của phương pháp nối mật-ruột nhưng thời gian sống sau 1,3,5 năm cao hơn nhiều(4). Kết quả phẫu thuật Whipple cãi tiến của các tác giã: Văn Tần, Nguyễn Cao Cương, Lê Văn Nghĩa, Hồ Nam và CS đăng trong tạp chí Y Học Thực Hành số 426/2002. Dựa vào 106 trường hợp, bao gồm ung thư đầu tuỵ và chấn thương tá _tuỵ Trong đó có 69 trường hợp mổ theo phương pháp Whipple cãi tiến và 37 trường hợp mổ theo phương pháp Whipple kinh điển thì tỷ lệ sống qua 1,2,và 5 năm(đối với ung thư) chung cho cả hai nhóm là 77,5%, 43%, và 32,5%(2). Ung thư tuỵ, ung thư bóng Vater hay gặp. Trong nghiên cứu từ năm 1997-1999 tại Bệnh Viện Chợ Rẫy và phòng khám Trường Đại Học Y Dược ghi nhận được 201 trường hợp, trong đó có 146 trường hợp điều trị phẫu thuật. Điều bất lợi là bệnh thường phát hiện chậm, khối u đã ăn lan hay di căn. Vì vậy, tỷ lệ mổ trừ căn hay tích cực vẫn còn thấp mặc dù đã có những phương tiện chẩn đoán hiện đại để phát hiện, nhất là trong ung thư đầu tuỵ Phẫu thuật triệt để chỉ chiếm 15,8%, đa số chỉ làm phẫu thuật tạm bợ 71,9%(1). Cho tới nay, nói đến mổ tích cực hay mổ trừ căn cho các tổn thương ác tính ở vùng đầu tuỵ là nói đến phẫu thuật Whipple. Whipple đã hoàn thiện và phổ biến phẫu thuật này từ năm 1935. Phẫu thuật nguyên thuỷ gồm 2 lần mổ ở 2 thời điểm khác nhau: thì đầu nối túi mật với dạ dày để người bệnh bớt vàng da và nối vị-tràng để chữa nghẹt môn vị; thì sau cắt bỏ nguyên khối tá tràng-tuỵ tạng, ống mật chủ và túi mật rồi nối thông lại đường tiêu hoá. Trong thời gian 50 năm, phẫu thuật Whipple được xem như là một phẫu thuật kinh điển dùng để cắt bỏ các tổn thương ở vùng đầu tuỵ như ung thư hoặc do chấn thương dập nát tá-tuỵ Trong thập kỷ 80, một số tác giã đã cãi tiến kỹ thuật và đã thực hiện phẫu thuật Whipple cãi tiến theo nhiều cách khác nhau và đã có những kết quả rất khích lệ(2,3). Phương pháp cãi tiến được ứng dụng có những điểm khác với phương pháp cổ điển như sau: -Để lại dạ dày và môn vị: cắt tá tràng sát môn vị, nối môn vị với hổng tràng để tránh những biến chứng sau cắt bán phần dạ dày. -Nối mặt cắt tuỵ vào sâu trong lòng dạ dày ở mặt sau: để giảm bớt biến chứng dò tuỵ so với nối mặt cắt tuỵ-hổng tràng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu. Đối tượng nghiên cứu Gồm 6 trường hợp đã được phẫu thuật Whipple tại khoa Ngoại Bệnh Viện Tỉnh Dak Lak gồm 2 trường hợp chấn thương tá tuỵ, 3 trường hợp ung thư đầu tuỵ, 1 trường hợp ung thư bóng Vater từ năm 1999 đến 2002. SỐ LIỆU Số lượng 6 bệnh nhân được phẫu thuật Whipple tại bệnh viện tỉnh Dak Lak là quá nhỏ so với số liệu phẫu thuật Whipple của các bệnh viện lớn khác. Nhưng tại một bệnh viện tuyến tỉnh như bệnh viện chúng tôi, thì việc áp dụng đại phẫu thuật này là một bước đột phá và đánh giá lại kết quả của phẫu thuật này rất quan trọng trong việc quyết định khả năng áp dụng trong tương lai. Bệnh lý U đầu tuỵ: 3 trường hợp U bóng Vater: 1 trường hợp Chấn thương tá-tuỵ: 2 trường hợp 120 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học Triệu chứng lâm sàng Đối với ung thư đầu tuỵ và bóng Vater Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trên 4 trường hợp của chúng tôi là: -Đau tức vùng thượng vị 4/4 -Vàng da nặng 4/4 -U vùng trên rốn 2/4 -Gan lớn 3/4 -Túi mật lớn 4/4 Siêu âm: -Dãn đường mật trong và ngoài gan 4/4 -Khối u đầu tuỵ 3/4 Chụp khung tá tràng: -Bình thường 3/4 -Hơi dãn rộng 1/4 Nội soi dạ dày-tá tràng: 1 trường hợp thấy u sùi ở bóng Vater Chụp đường mật qua ống dẫn lưu túi mật: 1 trường hợp thấy OMC dãn lớn và bị cắt cụt ở bóng Vater, sau 20 phút thuốc không xuống được tá tràng. Từ năm 2002 trở về trước chúng tôi chưa có CT- Scan và siêu âm màu. Đối với chấn thương tá-tuỵ Triệu chứng lâm sàng 2 cas của chúng tôi là tiền choáng, bụng co cứng, phản ứng thành bụng rất mạnh, siêu âm có dịch ổ bụng. cả 2 bệnh nhân của chúng tôi đều kèm theo vỡ gan. Chúng tôi chỉ phát hiện được chấn thương tá-tuỵ trong khi mỗ. Phương pháp phẫu thuật: -Phẫu thuật Whipple kinh điển: 3 trường hợp -Phẫu thuật Whipple cãi tiến: 3 trường hợp BÀN LUẬN Về chỉ định mổ Ung thư vùng đầu tuỵ đễ được mỗ theo phương pháp Whipple thì ngoài lâm sàng phải dựa vào: siêu âm màu, nội soi tá tràng, CT-Scan, PTC (chụp đường mật xuyên gan qua da), ERCP(chụp đường mật-ống tuỵ ngược dòng qua nội soi). Tuy vậy tỷ lệ mỗ được theo phương pháp Whipple đối với ung thư đầu tuỵ khoảng 10% đến 30% tuỳ tác giã, tại bệnh viện Bình Dân chỉ có 5%, còn đối với u bóng Vater thì tỷ lệ thực hiện được phẫu thuật Whipple đến 75%(2). Chỉ định phẫu thuật Whipple đối với u đầu tuỵ và u bóng Vater của chúng tôi chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng: vàng da, đau vùng thượng vị và hạ sườn phải, siêu âm phát hiện được khối u vùng đầu tuỵ. Trong cas u bóng Vater chúng tôi nội soi thấy được u sùi ở bóng Vater và chụp đường mật qua ống dẫn lưu tuí mật thấy OMC dãn lớn và bị cắt cụt ở bóng Vater. Khi chúng tôi bắt đầu thực hiện phẫu thuật này thì tại bệnh viện tỉnh Dak Lak chưa có máy chụp CT-Scan. Vì thế có một số bệnh nhân được chỉ định mỗ theo phương pháp Whipple nhưng khi mở bụng thì quá khả năng cắt bõ khối u, chỉ làm phẫu thuật tạm thời như nối mật-ruột. Đối với 2 trường hợp chấn thương tá-tuỵ nặng, gây dập nát đầu tuỵ và tá tràng, không thể bão tồn được nên chúng tôi phải thực hiện phẫu thuật Whipple. Nếu không thì bệnh nhân sẽ chết do chảy máu hoặc do nhiễm trùng vì xì dò dịch tiêu hoá. Chỉ định cắt khối tá tuỵ trong cấp cứu chấn thương bụng kín là một vấn đề cần được xem xét rất kỹ lưỡng vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ tổn thương của tá tuỵ, tổn thương các tạng phối hợp, tình trạng toàn thân, điều kiện gây mê hồi sức và khả năng của phẫu thuật viên. Travers là người đầu tiên thông báo chấn thương tá-tuỵ trong y văn vào năm 1827: một phụ nữ bị bánh xe ngựa 4 bánh chở khách đè vào, nạn nhân tử vong, mỗ tử thi thấy tuỵ bị đứt hoàn toàn. Cơ chế chấn thương tuỵ -Chủ yếu bởi chấn thương trực tiếp. -Có thể gặp tổn thương đầu tuỵ và tá tràng cùng lúc. -Eo tuỵ có thể bị đứt rời do nằm vắt ngang cột sống. Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy 121 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 -Đuôi tuỵ có thể bị tổn thương phối hợp với vỡ lách. -Quai tá tràng có thể bị vở toát do áp suất từ bên trong. Tại bệnh viện Việt-Đức từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2002 đã mỗ cắt khối tá-tuỵ cấp cứu cho 7 bệnh nhân bị chấn thương tá-tuỵ. Trịnh Hồng Sơn và Phạm Hoàng Hà đã thông báo một trường hợp bệnh nhân khi đến bệnh viện trong tình trạng viêm phúc mạc do tổn thương tá tràng, đầu tuỵ đã được mỗ tại tuyến tỉnh, bệnh nhân được mỗ lại tại bệnh viện Việt- Đức: Cắt khối tá-tuỵ cấp cứu, dẫn lưu ống tuỵ vào dạ dày, rồi dẫn lưu dạ dày và ống mật chủ ra ngoài ỗ bụng. Hồi sức và tích cực nuôi dưỡng cho bệnh nhân, sau gần một tháng mỗ lại thì 2: nối ống mật chủ- hỗng tràng và nối dạ dày-hỗng tràng. Bệnh nhân đã được cứu sống(5). Frey và Ho(8) đã tóm tắt phân loại mức độ tổn thương tuỵ, tổn thương tá tràng và tổn thương tuỵ-tá tràng như sau: Đối với chấn thương tuỵ -Loại I: tụ máu, đụng dập hoặc rách bao tuỵ. -Loại II: tổn thương ống tuỵ chính ở thân hoặc ở đuôi. -Loại III: tổn thương ống tuỵ chính ở đầu hoặc tổn thương ống mật chủ đoạn trong tuỵ. Đối với chấn thương tá tràng -Loại I: tụ máu, đụng dập hoặc rách vỏ. -Loại II: Vỡ bờ tự do của tá tràng. -Loại III: vỡ tá tràng trên 75% chu vi kèm theo tổn thương ống mật chủ. Kết hợp chấn thương tuỵ và tá tràng -Loại I: tụ máu, đụng dập rách nông cả tá tràng và tuỵ tạng. -Loại II: tổn thương như loại II của tá tràng và loại II của tuỵ nghĩa là tổn thương ống tuỵ chính của thân hoặc đuôi tuỵ kết hợp với vỡ bờ tự do của tá tràng. -Loại III: kết hợp tổn thương loại III của tá tràng với tổn thương loại III của tuỵ. -Loại IV: kết hợp tổn thương loại III của tuỵ hoặc loại III của tá tràng kèm theo tổn thương nặng của một tạng khác. +Chỉ định của cắt khối tá tuỵ cấp cứu: khi tổn thương của tuỵ và tá tràng ở mức độ loại III và loại IV. +Hai trường hợp mổ của chúng tôi tương ứng với mức độ tổn thương loại III và IV. Về các phương tiện cận lâm sàng Khi chúng tôi thực hiện những cas phẫu thuật Whipple này thì bệnh viện tỉnh Dak Lak chưa có máy chụp CT-Scan, máy chỉ hoạt động từ năm 2003. Vì thế phương tiện cận lâm sàng mà chúng tôi xữ dụng chủ yếu là siêu âm. Trong 3 cas u đầu tuỵ thì siêu âm điều phát hiện khối u ở đầu tuỵ và dãn đường mật trong và ngoài gan. Trong 2 cas chấn thương tá-tuỵ thì không phát hiện tổn thương ở tuỵ Trong 1 cas u bóng Vater siêu âm không phát hiện được tổn thương mà chỉ thấy được hình ảnh dãn đường mật trong và ngoài gan. Tuy nhiên ở bệnh nhân này chúng tôi có nội soi dạ dày-tá tràng thì thấy u sùi ở bóng Vater và chụp đường mật qua ống dẫn lưu túi mật thì thấy ống mật chủ dãn lớn và bị cắt cụt ở bóng Vater. Theo Nguyễn Duy Huề và Nguyễn Văn Đính(6) thì siêu âm chẩn đoán đúng 94,9% khối u đầu tuỵ. Tuy nhiên siêu âm có độ nhạy và độ chính xác thấp trong việc phát hiện dấu hiệu thâm nhiễm của ung thư tuỵ vào các tạng lân cận (12,5% và 43,8%). Khả năng phát hiện di căn hạch cũng như tình trạng thâm nhiễm mạch máu thấp do vùng đầu tuỵ là một vùng nằm sâu, lại vướng hơi trong các quai ruột vì vậy siêu âm khó tiếp cận tổn thương. Chụp CT là một phương tiện cận lâm sàng rất tốt đễ đánh giá giai đoạn ung thư tuỵ trước mỗ, đễ dự báo khả năng cắt bỏ tổn thương nhờ đó mà nhiều khi tránh được các trường hợp mở bụng không cần thiết. Theo Văn Tần và CS(2) đối với khối u vùng đầu tuỵ, chụp CT-Scan có uống baryt và tiêm thuốc cãn quang 122 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học vào tĩnh mạch có thể thấy khối u xâm lấn vào các cơ quan lân cận sau đây: -Đoạn động mạch gan nằm gần góc của động mạch tá-tuỵ. -Tĩnh mạch cửa đi sau thân tuỵ và tĩnh mạch mạc treo tràng trên khi đi qua móc tuỵ. -Khối u đầu tuỵ phát triển ở mặt sau dính vào tĩnh mạch chủ bụng. -Động mạch mạc treo tràng trên đi dưới thân tuỵ. -Gan và các mạch bạch huyết vùng. Khi các thành phần trên không bị thâm nhiễm, xâm lấn thì phẫu thuật Whipple mới được thực hiện. Đối với chấn thương vùng tá-tuỵ, X quang và siêu âm khó có thể khẳng định tổn thương tại tuỵ. Cả 2 ca của chúng tôi điều không phát hiện tổn thương tá tuỵ trước khi mổ mà chỉ định mổ là chấn thương bụng kín-vỡ gan. Theo Trần Công Hoan, Bùi Văn Lệnh, Trịnh Hồng Sơn(9) thì chụp CT-Scan rất có giá trị trong việc phát hiện và đánh giá tổn thương trong chấn thương tuỵ. Chụp cắt lớp ví tính có thể thấy được đường vỡ, tổn thương đụng dập của chủ mô tuỵ, thấy dày lớp cạnh thận, thấy những ổ dịch bất thường quanh tuỵ, rất nhạy phát hiện hơi sau phúc mạc do vỡ tá tràng. Chỉ định chụp CT-Scan để đánh giá tổn thương tuỵ trong chấn thương bụng kín dựa vào hoàn cảnh sau: -Có chấn thương trực tiếp vào vùng trên rốn. -Có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của viêm tuỵ cấp. -Siêu âm phát hiện những ổ dịch bất thường quanh tuỵ hoặc những hình ảnh tổn thương tuỵ nhưng không rõ ràng. Hiện nay (năm 2003) với những phương tiện cận lâm sàng có tại bệnh viện tỉnh Dak Lak chúng tôi chỉ định phẫu thuật Whipple đối với chấn thương vùng tá-tuỵ và ung thư vùng đầu tuỵ dựa vào: -Lâm sàng. -Xét nghiệm sinh hoá. -Siêu âm màu. -Nội soi dạ dày-tá tràng. -PTC. -ERCP. -CT-Scan. Về kỹ thuật mỗ Chúng tôi thực hiện 3 cas phẫu thuật Whipple cãi tiến và 3 cas phẫu thuật Whipple kinh điển. Tuy số liệu còn ít, chúng tôi cũng có một vài nhận xét như sau: -Phẫu thuật Whipple kinh điển là một loại phẫu thuật rất phức tạp, thời gian mỗ lâu gây nặng nề cho bệnh nhân, trong một cuộc mỗ mà phải thực hiện nhiều kỹ thuật khác nhau vì thế khả năng gây biến chứng cao. -Phẫu thuật Whipple cãi tiến tiến hành nhanh hơn, dễ thực hiện hơn và hợp sinh lý hơn là phẫu thuật Whipple kinh điển. Công trình của Văn Tần và cộng sự(2) tóm lược kết quả của 2 nhóm phẫu thật Whipple như sau: Đặc điểm Whipple kinh điển (n=37) Whipple cãi tiến (n=69) Tuổi trung bình 42 40 Tổn thương: *U đầu tuỵ 11 20 *U bóng Vater-cuối OMC 23 44 *Ung thư tá tràng 2 5 *Chấn thương vùng tá tuỵ 1 0 Thời gian mỗ trung bình 4 giờ 10 phút 2 giờ 40 phút Lượng máu mất trung bình 1000ml 300ml Tỷ lệ bệnh nhân chuyền máu 50% 10% Tỷ lệ biến chứng sớm 19% 16% Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện 5,4% 4,3% Ngày nằm viện sau mỗ 17 13 Biến chứng muộn 13,5% 1,5% Trong phẫu thuật Whipple cãi tiến, có kỹ thuật nối mỏm thân tuỵ vào mặt sau dạ dày. Nguyễn Minh Hãi cho rằng kỹ thuật này dễ thực hiện và ít gây dò tuỵ hơn là nối tuỵ với hỗng tràng(3). Tuy nhiên cũng chính tác giã này nghiên cứu về kỹ thuật trên với số lượng lớn hơn(7) khi so sánh kết quả nối tuỵ-dạ dày(16 cas) và nối tuỵ-hỗng tràng(18 cas) trong phẫu thật Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy 123 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 cắt bỏ khối tá tuỵ thì thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ rò tuỵ. KẾT QUẢ Tử vong tại bệnh viên: Không Ngày nằm viện: -Với 2 cas chấn thương tá-tuỵ: 24 và 26 ngày. -Với 4 cas u tuỵ: trung bình 2 tuần sau phẫu thuật Whipple bệnh nhân xuất viện. Thời gian mỗ: trung bình 4 giờ Biến chứng: Có 1 cas dò mật-tuỵ, số lượng ít, điều trị nội khoa tự lành, 1 cas bị abces trong ổ bụng được dẫn lưu qua vết mỗ không phải mỗ lại (bệnh nhân bị chấn thương tá-tuỵ). Kết quả lâu dài: Chúng tôi chỉ được tái khám 2 trường hợp sau mỗ 4 tháng. Một trường hợp bị chấn thương tá-tuỵ bệnh nhân ăn uống kém, ăn vào đau tức, giảm cân. Một trường hợp u bóng Vater bệnh nhân có tiến triển tốt: hết vàng da, ăn uống được nhiều, đi cầu phân vàng, có lên cân. Kết quả giãi phẫu bệnh: cả 4 cas u tuỵ đều có kết quả là carcinome tuỵ và bóng Vater. KẾT LUẬN Với 6 cas phẫu thuật Whipple tại khoa ngoại bệnh viện tỉnh Dak Lak chúng tôi đưa ra những nhận xét bước đầu như sau: -Kết quả tương đối tốt, không có bệnh nhân tử vong, các biến chứng đều nhẹ không phải mỗ lại. -Đây là một phẫu thuật khó khăn và phức tạp nhưng có thể thực hiện tại bệnh viện tỉnh Dak Lak với điều kiện chọn bệnh kỹ càng và tuân thủ chặt chẽ những chỉ định mỗ. -Với những phương tiện cận lâm sàng hiện nay tại bệnh viện tỉnh Dak Lak, chúng tôi có thể chẩn đoán chính xác những tổn thương của tuỵ-mật-tá tràng nhờ đó mà chỉ định phẫu thuật Whipple kịp thời và chính xác. Như vậy việc áp dụng phẫu thuật Whipple tại khoa ngoại bệnh viện tỉnh Dak Lak có tính khả thi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Văn Phơi: Ung thư tuỵ: Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật. Tập san Ngoại khoa. Tập XLI. Số 3 năm 2000. 2. Văn Tần, Nguyễn Cao Cương, Lê Văn Nghĩa, Hồ Nam và CS: Kết quả phẫu thuật Whipple cãi tiến.Tạp chí Y Học Thực Hành. Số 426/2002. 3. Nguyễn Minh Hải và CS: Nối tuỵ vào dạ dày trong phẫu thuật cắt khối tá-tuỵ. Tập san Ngoại khoa. Tập XLI. Số 3 năm 2000. 4. J.Poilleux, H.Lichtenstein: U ác tính vùng Vater:Chỉ định và kết quả phẫu thuật. Annale de Chiurgie. N0 7/1977. 5. Trịnh Hồng Sơn, Phạm Hoàng Hà: Trường hợp cắt khối tá tuỵ mỗ 2 thì trong bệnh cảnh viêm phúc mạc do chấn thương tá tuỵ được cứu sống. Y học Thực Hành. Số 8(458). 2003. 6. Nguyễn Duy Huề, Nguyễn Văn Đính: Nghiên cứu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán các khối u vùng đầu tuỵ. Y Học Thực Hành. Số 2(442+443).2003. 7. Nguyễn Hoàng Định, Nguyễn Minh Hãi, Nguyễn Thành Sơn, Đỗ Quang Huy: So sánh nối tuỵ-dạ dày và nối tuỵ-hỗng tràng trong phẫu thuật cắt bỏ khối tá tuỵ. Chuyên đề Ngoại Khoa bệnh viện Bình Dân. Tập 6. Năm 2002. 8. Frey CF, Ho HS: Pancreaticoduodenal trauma. Hepatobiliary and pancreatic surgery. Edited by Carter D, Russell RCG, Pitt HA, Bismuth H. Chapman&Hall medical, 1966: 649-666. 9. Trần Công Hoan, Bùi Văn Lệnh, Trịnh Hồng Sơn: Chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán chấn thương tuỵ (nhân hai trường hợp). Tạp chí Y Học Thực Hành. Số 6 (424)/2002. 124

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_buoc_dau_ket_qua_phau_thuat_whipple_tai_khoa_ngoa.pdf
Tài liệu liên quan