Nghiên cứu bước đầu kết quả gạn tách tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi cho nhi khoa tại Viện huyết học - Truyền máu TW (2013-2019)

Tài liệu Nghiên cứu bước đầu kết quả gạn tách tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi cho nhi khoa tại Viện huyết học - Truyền máu TW (2013-2019): Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 189 NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU KẾT QUẢ GẠN TÁCH TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU TỪ MÁU NGOẠI VI CHO NHI KHOA TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TW (2013-2019) Trần Ngọc Quế*, Lê Xuân Thịnh*, Nguyễn Bá Khanh*, Võ Thị Thanh Bình*, Bạch Quốc Khánh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nguồn tế bào gốc cho bệnh nhân nhi khoa đa phần từ anh chị em ruột phù hợp HLA. Phương pháp phổ biến để lấy tế bào gốc cho đối tượng nhi khoa là gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi huy động. Mục tiêu: Mô tả kết quả gạn tách tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi cho nhi khoa tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ương 2013-2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 10 người hiến nhi khoa, có chỉ định gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi. Cắt ngang mô tả có theo dõi dọc. Kết quả: Nhóm dưới 30 kg: liều tế bào CD34/cân nặng người hiến là 13,06 ± 5,2 (106tb/kg); liều CD34/cân nặng bệnh nhân là 9,16 ± 6,23 (106tb/kg); tỷ ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu bước đầu kết quả gạn tách tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi cho nhi khoa tại Viện huyết học - Truyền máu TW (2013-2019), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 189 NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU KẾT QUẢ GẠN TÁCH TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU TỪ MÁU NGOẠI VI CHO NHI KHOA TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TW (2013-2019) Trần Ngọc Quế*, Lê Xuân Thịnh*, Nguyễn Bá Khanh*, Võ Thị Thanh Bình*, Bạch Quốc Khánh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nguồn tế bào gốc cho bệnh nhân nhi khoa đa phần từ anh chị em ruột phù hợp HLA. Phương pháp phổ biến để lấy tế bào gốc cho đối tượng nhi khoa là gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi huy động. Mục tiêu: Mô tả kết quả gạn tách tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi cho nhi khoa tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ương 2013-2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 10 người hiến nhi khoa, có chỉ định gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi. Cắt ngang mô tả có theo dõi dọc. Kết quả: Nhóm dưới 30 kg: liều tế bào CD34/cân nặng người hiến là 13,06 ± 5,2 (106tb/kg); liều CD34/cân nặng bệnh nhân là 9,16 ± 6,23 (106tb/kg); tỷ số thể tích máu xử lý/thể tích máu người hiến là 2,84 ± 0,38 lần; thể tích túi tế bào gốc là 204 ± 45,9 ml. Nhóm trên 30 kg: liều tế bào CD34/ cân nặng người hiến là 19,62 ± 14,81 (106tb/kg); liều tế bào gốc/ cân nặng bệnh nhân là 15,39 ± 3,8 (106tb/kg); tỷ số thể tích máu xử lý/thể tích máu người hiến là 2,7 ± 0.47 lần; thể tích túi tế bào gốc là 288 ± 114,9 ml. Kết luận: Quá trình gạn tách an toàn, các tai biến lâm sàng thường gặp chủ yếu là mệt mỏi, tê môi, không gặp tai biến nặng. Từ khóa: tế bào gốc máu ngoại vi, người hiến tế bào gốc nhi khoa ABSTRACT INITIALLY (STUDY) OF PERIPHERAL BLOOD STEM CELL APHERESIS FOR CHILDREN AT NATIONAL INSTITUTE OF HEMATOLOGY AND BLOOD TRANSFUSION 2013-2019 Tran Ngoc Que, Le Xuan Thinh, Nguyen Ba Khanh, Vo Thi Thanh Binh, Bach Quoc Khanh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 189 – 195 Backgrounds: The stem cell sources for children patients mostly come from HLA matched siblings. The popular method for stem cells collection is apheresis of mobilized peripheral blood. Objectives: To describe the results of peripheral blood stem cell apheresis from pediatric donors at National Institute of Hematology and Blood Transfusion 2013-2019. Methods: 10 pediatric donors, indicated for peripheral stem cell apheresis. Cross-sectional descriptive study with follow-up. Results: Group weight <30 kg: mean CD34 dosage per donor weight was 13.06 ± 5.2 (106cells/kg); mean CD34 dosage per patient weight was 9.16 ± 6.2 (106cells/kg); the mean processing volume/total blood volume ratio of donor was 2.84 ± 0.38 times, the mean stem cell pack volume was 204 ± 45.9 ml. Group weight > 30 kg: mean CD34 dosage per donor weight was 19.62 ± 14.8 (106cells/kg); mean CD34 dosage per patient weight was 15.39 ± 3.8 (106cells/kg); the mean processing volume/total blood volume ratio of donor was 2.7 ± 0.47 times, the mean stem cell pack volume was 288 ± 114.9 ml. Conclusions: The apheresis procedures were safe, common complications were tiredness, numbness, no *Viện Huyết học - Truyền máu TW Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Ngọc Quế ĐT: 0913996568 Email: drque72@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 190 severe problem happened. Keywords: peripheral blood stem cell, pediatrics, donors ĐẶT VẤN ĐỀ Ghép tế bào gốc là kỹ thuật điều trị hiệu quả cho nhiều nhóm bệnh máu và cơ quan tạo máu. Đối với nhóm bệnh nhân nhi khoa, nhu cầu ghép tế bào gốc cũng rất lớn. Nguồn tế bào gốc cho nhóm đối tượng này đa phần từ anh chị em ruột phù hợp HLA và cũng thường thuộc nhóm nhi khoa. Những phương pháp lựa chọn khá phổ biến để lấy tế bào gốc cho đối tượng nhi khoa là gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi huy động hoặc lấy từ dịch tủy xương. Trong số các nguồn tế bào gốc, máu ngoại vi huy động là nguồn tế bào gốc có nhiều ưu điểm như: ít xâm lấn, kỹ thuật không phức tạp, chủ động được liều tế bào gốc, thực hiện được nhiều lần. Tuy nhiên, việc lấy tế bào gốc để ghép cho bệnh nhân nhi từ nguồn này cần phải hết sức cân nhắc vì tổng thể tích máu của trẻ thường thấp hơn so với người lớn, đồng thời hệ thống ven để lấy máu ra và trả máu về thường khó khăn. Khi gạn tách trên hệ thống tự động, máy sẽ lấy một thể tích máu để vận hành ngoài cơ thể, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người hiến nhi khoa nếu lấy quá nhiều tế bào gốc, đặc biệt những trường hợp có cân nặng thấp. Để khắc phục tình trạng này, nhiều cơ sở đã sử dụng đơn vị máu tự thân hoặc từ người nhà bệnh nhân, thu thập trước khi gạn tách để kết nối với hệ thống máy, giúp giảm khối lượng tuần hoàn của bệnh nhân khi tiến hành gạn tách. Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ương đã bước đầu tiến hành gạn tách từ nhi khoa và đạt được một số kết quả tích cực. Việc nghiên cứu đánh giá kết quả ứng dụng của kỹ thuật này có ý nghĩa rất quan trọng giúp cải tiến và đẩy mạnh hơn nữa việc ghép tế bào gốc cho bệnh nhân nhi khoa. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài với mục tiêu: Mô tả kết quả gạn tách tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi cho nhi khoa. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Có 10 người hiến nhi khoa (<16 tuổi), có chỉ định gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ương (TW) giai đoạn 2013-2019. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang phân tích, hồi cứu và tiến cứu. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1/2013 đến 06/2019. Các phương tiện và vật liệu nghiên cứu Bệnh nhân có chỉ định ghép, người hiến phù hợp có chỉ định gạn tách. Máy gạn tách tế bào tự động Optia. Máy đếm tế bào dòng chảy FC500. Máy tổng phân tích tế bào máu DxH800. Các phương tiện vật liệu hỗ trợ khác. Các bước tiến hành nghiên cứu (Hình 1) Lựa chọn người hiến: Hòa hợp HLA, tuổi <16 tuổi, cân nặng tối thiểu 05 kg, đủ sức khỏe. Chia nhóm: Nhóm I: Cân nặng ≤ 30kg. Lấy đơn vị máu toàn phần hoặc khối hồng cầu 250ml từ thân hoặc từ người hiến đảm bảo an toàn. Huy động tế bào gốc sử dụng G-CSF với liều 10µg/kg/ngày, theo dõi bằng việc đếm số lượng tế bào CD34+ và thực hiện gạn tách ở ngày 4,5 của đợt huy động. Tính tổng thể tích máu của người hiến dựa trên cân nặng để nhập vào hệ thống; TBV = cân nặng(kg) x thể tích máu (ml/kg). Thể tích máu tính trên 1 kilogram cân nặng bằng 70ml/kg(Error! Bookmark not defined.). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 191 Mồi hệ thống bằng một đơn vị máu trước gạn tách. Kết nối và thực hiện quy trình gạn tách. Hình 1. Các bước nghiên cứu Nhóm II: Cân nặng > 30kg Huy động tế bào gốc bình thường và thực hiện gạn tách ở ngày 4,5 của đợt huy động. Thực hiện quy trình gạn tách bình thường. Mồi hệ thống là sử dụng một đơn vị máu toàn phần hoặc khối hồng cầu có thể tích 200ml để làm đầy đường ống của bộ kít trước khi kết nối với người hiến, nhằm đảm bảo thể tích máu trong cơ thể của người hiến không bị giảm do có lượng máu lưu thông bên ngoài cơ thể trong quá trình gạn tách. Thu thập thông tin hành chính, chỉ số lâm sàng và xét nghiệm trước gạn tách. Thu thập và đánh giá kết quả sau gạn tách. Phân tích số liệu Các thông số nghiên cứu: Đặc điểm chung của người hiến: Tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, tổng thể tích máu ước tính; Đặc điểm trước gạn tách: Chỉ số xét nghiệm tế bào máu (Bạch cầu, hồng cầu, hematocrit, tiểu cầu) số lượng và phần trăm CD34; Kết quả gạn tách: Tốc độ dòng ra, số chu kỳ, tổng thể tích máu xử lý, thể tích ACD sử dụng, tổng thời gian gạn tách, số lần lọc máu và thể tích tế bào gốc gạn tách; Kết quả sau gạn tách: Chỉ số xét nghiệm tế bào máu (Bạch cầu, hồng cầu, hematocrit, tiểu cầu) số lượng, phần trăm CD34 và liều TBCD34/cân nặng bệnh nhân, người hiến; Đặc điểm trước và sau khi gạn tách ở mỗi nhóm; Đặc điểm một số tai biến và xử lý trong quá trình gạn tách. Thu thập số liệu và đánh giá Người hiến Nhóm I (cân nặng ≤ 30kg) Nhóm II (cân nặng > 30kg) Mồi hệ thống bằng khối hồng cầu Tráng hệ thống bằng ACD và nước muối Kết nối người hiến và thực hiện gạn tách Kết thúc gạn tách Không trả máu về Kết thúc gạn tách có trả máu về Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 192 Thu thập và xử lý số liệu Thu thập số liệu: Hồ sơ người hiến và các chỉ số trên máy. Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm SPSS 16.0. KẾT QUẢ Đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ nam cao hơn nữ, ở nhóm I độ tuổi trung bình 8 ± 2,1 tuổi, thấp nhất là 6 tuổi; cân nặng trung bình 24,8 ± 4,2 kg, thấp nhất là 20 kg; tổng thể tích máu ước tính 1736 ± 294,5 ml. Ở nhóm II độ tuổi trung bình 12 ± 1,5 tuổi, thấp nhất là 10 tuổi; cân nặng trung bình 52 ± 5,4 kg, thấp nhất là 46 kg; tổng thể tích máu ước tính 3623 ± 469 ml (Bảng 1). Sau huy động bằng phác đồ có G-CSF, số lượng tế bào bạch cầu và CD34 ra máu ngoại vi đều tăng cao, số lượng bạch cầu trung bình của nhóm I cao hơn nhóm II, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Lượng hemoglobin và nồng độ hematocric ở nhóm II cao hơn nhóm I, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Các chỉ số khác không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p >0,05) (Bảng 2). Tốc độ dòng ra ở nhóm I thấp hơn nhóm II, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (p <0,05). Số chu kỳ, tổng thể tích máu xử lý và thể tích túi tế bào gốc của nhóm I thấp hơn nhóm II, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Thể tích ACD sử dụng tính trên cân nặng, thời gian xử lý và tổng thể tích máu xử lý/thể tích máu người hiến của 2 nhóm tương tự nhau (Bảng 3). Số đếm tế bào gốc tạo máu CD34 sau gạn tách của người hiến nhóm I có xu hướng thấp hơn ở nhóm II, liều tế bào CD34/cân nặng người hiến ở 2 nhóm tương đương nhau và liều tế bào CD34/ cân nặng của bệnh nhân nhóm I cũng thấp hơn nhóm II, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p >0,05) (Bảng 4). So sánh các chỉ số trước và sau gạn tách ở nhóm I cho thấy sau gạn tách 24 giờ, số lượng hồng cầu, lượng hemoglobin và nồng độ hematocrit sau gạn tách có xu hướng tăng, sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p >0,05) và số lượng tiểu cầu có xu hướng giảm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). So sánh các chỉ số trước và sau gạn tách ở nhóm II cho thấy sau gạn tách 24 giờ, số lượng hồng cầu, lượng hemoglobin, nồng độ hematocrit và tiểu cầu sau gạn tách đều có xu hướng giảm, trong đó số lượng tiểu cầu giảm có ý nghĩa thông kế (Bảng 5). Bảng 1. Đặc điểm chung của người hiến Đối tượng Nhóm I (n=5) Nhóm II (n=5) Tổng (n=10) Nam/Nữ 3/2 5/0 8/2 Tuổi (X ± SD) (nhỏ nhất-lớn nhất) 8 ± 2,1 (6-11) 12 ± 1,5 (10-14) 10,2 ± 2,9 (6-14) Chiều cao (X ± SD) (nhỏ nhất-lớn nhất)(cm) 121 ± 11,4 (110-140) 155 ± 14,4 (136-170) 138,3 ± 21,5 (110-170) Cân nặng (X ± SD) (nhỏ nhất-lớn nhất)(kg) 24,8 ± 4,2 (20-30) 52 ± 5,47 (46-60) 38,4 ± 15,1 (20-60) Tổng thể tích máu ước tính (X ± SD) (nhỏ nhất-lớn nhất)(ml) 1736 ± 294,5 (1400-2170) 3623 ± 469 (3046-4100) 2680 ± 1061 (1400-4100) Bảng 2. Đặc điểm chỉ số tế bào máu trước gạn tế bào gốc Đặc điểm Nhóm I (X ± SD) (n=5) Nhóm II (X ± SD) (n=5) p Số lượng bạch cầu (G/l) 64,7 ± 9,1 42,9 ± 7,3 < 0,05 Số lượng hồng cầu (T/l) 4,72 ± 0,6 4,9 ± 0,4 > 0,05 Hemoglobin (g/l) 118,3 ± 3,9 133,5 ± 6,8 < 0,05 Hematocrit (%) 36,7 ± 1,3 40,50 ± 1,9 < 0,05 Số lượng tiểu cầu (G/l) 257,3 ± 59,2 202,8 ± 28,3 > 0,05 CD34 (tb/µl) 140,2 ± 51,9 140,8 ± 52,9 > 0,05 CD34/tổng số BC (%) 0,26 ± 0,09 0,42 ± 0,17 > 0,05 Bảng 3. Kết quả quá trình gạn tách Đặc điểm Nhóm I (X ± SD) (n=5) Nhóm II (X ± SD) (n=5) p Tốc độ dòng ra (ml/phút) 22,4 ± 2,3 44,4 ± 9,2 < 0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 193 Đặc điểm Nhóm I (X ± SD) (n=5) Nhóm II (X ± SD) (n=5) p Số chu kỳ 10,2 ± 2,3 15 ± 5,5 > 0,05 Tổng thể tích máu xử lý (ml) 4656 ± 1701 8089 ± 4438 > 0,05 Tổng thể tích máu xử lý/thể tích máu người hiến (lần) 2,84 ± 0,38 2,7 ± 0.47 > 0,05 ACD* sử dụng (ml)/kg cân nặng 17,4 ± 0,8 15,4 ± 3,4 > 0,05 Thời gian xử lý (phút) 271 ± 39,4 276 ± 49,2 > 0,05 Thể tích túi tế bào gốc (ml) 204 ± 45,9 288 ± 114,9 > 0,05 *ACD: acid-citrate-dextrose (chất chống đông trong gạn tách) Bảng 4. Kết quả đánh giá sản phẩm tế bào gốc gạn tách Đặc điểm Nhóm I (X ± SD) (n=5) Nhóm II (X ± SD) (n=5) p Số lượng bạch cầu (G/l) 195 ± 43,3 227 ± 38,8 > 0,05 Số lượng hồng cầu (T/l) 0,10 ± 0,06 0,22 ± 0,17 > 0,05 Hematocrit (%) 2.04 ± 1,38 2.92 ± 2,05 > 0,05 Số lượng tiểu cầu (G/l) 1414 ± 222 1539 ± 43 > 0,05 CD34 (túi TBG) tb/µl 1645 ± 763 2438± 656 > 0,05 CD34/tổng số BC (%) 0,88 ± 0,45 1,07 ± 0,25 > 0,05 Liều tế bào CD34/cân nặng người hiến (10 6 tb/kg) 13,06 ± 5,2 19,62 ± 14,8 > 0,05 Liều tế bào CD34/cân nặng bệnh nhân (10 6 tb/kg) 9,16 ± 6,2 15,39 ± 3,8 > 0,05 Bảng 5. So sánh đặc điểm chỉ số tế bào máu trước và ngay sau gạn tách 24 giờ ở nhóm I và nhóm II Đặc điểm n Nhóm I (X ± SD) Nhóm II (X ± SD) Trước gạn Sau gạn p Trước gạn Sau gạn p Số lượng bạch cầu (G/l) 5 62,12 ± 8,16 43,51 ± 17,56 > 0,05 42,73 ± 9,8 36,01 ± 7,34 > 0,05 Số lượng hồng cầu (T/l) 5 4,77 ± 0,65 5,10 ± 0,71 > 0,05 5,03 ± 0,42 4,82 ± 0,19 > 0,05 Hemoglobin (g/l) 5 118,25 ± 3,9 123,76 ± 5,3 > 0,05 135 ± 7,1 131 ± 3,6 > 0,05 Hematocrit (%) 5 36,7 ± 1,28 38,55 ± 2,10 > 0,05 40,7 ± 2,3 40 ± 2,0 > 0,05 Số lượng tiểu cầu (G/l) 5 257,25 ± 59,1 130,00 ± 48,6 < 0,05 189,3 ± 13,8 139 ± 15,4 < 0,05 Bảng 6. Đặc điểm một số tai biến trong qua trình gạn tách Đặc điểm Nhóm I Nhóm II Tỷ lệ % (n=5) Tỷ lệ % (n=5) Tỷ lệ % (n=10) Tai biến Mệt mỏi 5 100 % 5 100 % 100% Tê môi 5 100 % 5 100 % 100% Tê mỏi chi 3 60% 1 20% 40% Tai biến nặng, ngừng thu thập 0 0% 0 0% 0% Xử trí Thuốc an thần (Diazepam) 2 40% 0 0 20% Calci clorid 3 60% 1 20% 40% Không dùng thuốc 1 20% 4 80% 50% Trong quá trình gạn tách cũng có gặp một số tai biến, triệu chứng thường gặp nhất ở cả 2 nhóm là mệt mỏi và tê môi chiếm 100%, tê mỏi chi nhóm I chiếm 60%, nhóm II chiếm 20%. Số trường hợp phải dùng thuốc an thần chỉ gặp ở nhóm I chiếm 40%. Số trường hợp phải dùng thuốc dùng calci clorid nhóm I chiếm 60%, nhóm II chiếm 20%. Số trường hợp không phải dùng thuốc nhóm I chiếm 20% và nhóm II chiếm 80%, không có tai biến nguy hiểm phải gián đoạn quá trình gạn tách (Bảng 6). BÀN LUẬN Viện Huyết học - Truyền máu TW là cơ sở đầu ngành điều trị các bệnh lý huyết học. Ghép tế bào gốc máu ngoại vi được áp dụng cho tất cả các ca ghép tự thân và đồng loài và nhiều trường hợp là bệnh nhân nhi khoa. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 10 người hiến nhi khoa là anh chị em ruột của bệnh nhân. Độ tuổi trung bình của người hiến là 10,2 ± 2,9 tuổi, thấp nhất là 6 tuổi và cao nhất là 14 tuổi, cân nặng trung bình của người hiến là 38,4 ± 15,1 kg, thấp nhất là 20 kg và cao nhất là 60 kg. Đối với nhóm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 194 người hiến có cân nặng thấp, khó khăn cơ bản là việc duy trì lượng máu ngoài cơ thể (trong thiết bị), chọn tĩnh mạch đường vào thiết bị đảm bảo tốc độ dòng máu ra. Vì vậy việc chọn thiết bị gạn tách là vô cùng quan trọng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hệ thống máy Optia Spectra vì hệ thống này cho phép gạn tách người hiến có cân nặng thấp nhất là 05 kg(6). Ngoài ra với người hiến cân nặng dưới 30 kg, hệ thống sẽ yêu cầu phải mồi trước khi gạn tách bằng khối hồng cầu có thể tích tối thiểu là 200 ml(6). Vì vậy, trong nghiên cứu chúng tôi chia đối tượng người hiến thành 2 nhóm, nhóm I có cân nặng thấp ≤30 kg có sử dụng khối hồng cầu để mồi hệ thống trước khi gạn tách và nhóm II có cân nặng >30 kg không sử dụng khối hồng cầu mồi hệ thống(3,4,5). Việc sử dụng G-CSF với liều 10µg/kg/ngày để gạn tách tế bào gốc là do lượng tế bào CD34+ thường đạt đỉnh cao vào ngày thứ 4 và thứ 5(1). Báo cáo của chúng tôi ghi nhận với liều G-CSF 10µg/kg/ngày đạt hiệu quả tốt trong gạn tách tế bào gốc ở ngày thứ 4,5 phù hợp với các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới(1,2). Theo kết quả Bảng 3, nhóm I có tốc độ dòng máu ra trung bình là 22,4 ± 2,3 ml/phút, bằng một nửa tốc độ dòng máu ra của nhóm II trung bình là 44,4 ± 9,2 ml/phút, tỷ số thể tích máu xử lý/thể tích máu người hiến và thời gian ở 2 nhóm tương tự nhau, dẫn tới tổng thể tích máu xử lý, số chu kỳ và thể tích túi tế bào gốc ở nhóm I thấp hơn nhóm II. Khi đánh giá các chỉ số của khối tế bào gốc, chúng tôi thấy liều tế bào gốc CD34/cân nặng của chính người hiến và liều tế bào CD34/cân nặng của bệnh nhân ở nhóm I đều thấp hơn nhóm II (Bảng 4). Điều này hoàn toàn hợp lý vì cân nặng, thể tích túi tế bào gốc và số lượng tế bào CD34 của nhóm I thấp hơn nhóm II. Theo tiêu chuẩn chung liều ghép tế bào CD34 không bảo quản đông lạnh tự thân tối thiểu là 2 x 106 tế bào/kg, đồng loài là 5 x 106 tế bào/kg. Kết quả liều tế bào CD34 tính trên cân nặng bệnh nhân nhóm I là 9,16 ± 6,2 (106tb/kg) và nhóm II là 15,39 ± 3,8 (106tb/kg) là rất cao so với tiêu chuẩn. Khi so sánh đặc điểm trước và sau gạn ở nhóm I, chúng tôi thấy rằng sau khi gạn tách và ngừng sử dụng thuốc G-CSF, số lượng bạch cầu có xu hướng giảm dần, tuy nhiên lượng hồng cầu và hematocrit lại tăng nhẹ (Bảng 5). Điều này được giải thích nhóm I là nhóm có sử dụng khối hồng cầu 200 ml để mồi hệ thống, quá trình gạn tế bào gốc lượng hồng cầu mất đi rất ít 0,10 ± 0,06 T/l (Bảng 4) và lại thêm vào lượng hồng cầu dùng để mồi. Vì vậy lượng hồng cầu, hemoglobin và hematocrit có tặng nhẹ sau gạn. Chỉ số này ở nhóm II thì ngược lại giảm nhẹ (Bảng 5). Quy trình gạn tế bào gốc chủ yếu lấy lớp bạch cầu, tuy nhiên hệ thống khó phân tách lớp bạch cầu và tiểu cầu. Ở Bảng 4 số lượng tiểu cầu trong túi tế bào gốc ở cả 2 nhóm đều cao (1414 ± 222,9 G/l và 1539 ± 43,2 G/l) dẫn tới số lượng tiểu cầu sau gạn giảm mạnh ở 2 nhóm (130 ± 48,6 G/l và 139 ± 15,4 G/l) Bảng 5. Kết quả này của chúng tôi tương tự các nghiên cứu của các giả khác trên thế giới(3,4,5,6). Ngoài ra, trong quá trình gạn tách cũng có gặp một số tai biến hoặc tình huống phải xử trí nhưng đều ở mức độ nhẹ. Triệu chứng thường gặp nhất ở cả 2 nhóm là mệt mỏi và tê môi chiếm 100%, tê mỏi chi nhóm I chiếm 60%, nhóm II chiếm 20%. Số trường hợp phải dùng thuốc an thần chỉ gặp ở nhóm I chiếm 40%. Số trường hợp phải dùng thuốc calci clorid nhóm I chiếm 60%, nhóm II chiếm 20%. Số trường hợp không phải dùng thuốc nhóm I chiếm 20% và nhóm II chiếm 80%, không có những tai biến nguy hiểm đe dọa tính mạng như choáng, ngất, tụt huyết áp hay phải gián đoạn thu thập (Bảng 6). Những tình huống xử trí thường gặp trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn những nghiên cứu khác, có thể do đối tượng người hiến là trẻ em nên việc hợp tác trong quá trình gạn tách cũng có phần hạn chế(7,8). Tuy nhiên độ an toàn cao vì các tai biến chủ yếu là nhẹ, không có tai biến nặng phải gián đoạn quá trình gạn tách hay gây nguy hiểm tính mạng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 195 KẾT LUẬN Bước đầu nghiên cứu gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi cho 10 trường hợp người hiến nhi khoa tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ương, chúng tôi thu được kết quả như sau: Nhóm dưới 30 kg: liều tế bào CD34/kg người hiến là 13,06 ± 5,2 (106tb/kg); liều tế bào gốc/kg bệnh nhân là 9,16 ± 6,2 (106tb/kg); tỷ số thể tích máu xử lý/thể tích máu người hiến là 2,84 ± 0,38 lần; thể tích túi tế bào gốc là 204 ± 45,9 ml; Nhóm trên 30 kg: liều tế bào CD34/kg người hiến là 19,62 ± 14,8 (106tb/kg); liều tế bào gốc/kg bệnh nhân là 15,39 ± 3,8 (106tb/kg); tỷ số thể tích máu xử lý/thể tích máu người hiến là 2,7 ± 0.47 lần; thể tích túi tế bào gốc là 288 ± 114,9 ml; Tính an toàn trên đối tượng người hiến nhi khoa được đảm bảo, các tai biến lâm sàng thường gặp thường nhẹ, chủ yếu là mệt mỏi, tê môi (100%), tê mỏi chi chiếm (40%), có thể xử trí bằng thuốc như calciclorid (40%), thuốc an thần (20%), không gặp tai biến nguy hiểm đe dọa tính mạng. Sau gạn tách các chỉ số hồng cầu và tiểu cầu có thay đổi nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường. KIẾN NGHỊ Gạn tách tế bào gốc ở người hiến nhi khoa là kỹ thuật tạo nguồn tế bào gốc từ máu ngoại vi an toàn, hiệu quả. Cần tiếp tục nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn hơn để đánh giá sâu rộng hơn về khả năng ứng dụng của kỹ thuật này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anguita-Compagnon AT, et al (2010). Mobilization and Collection of Peripheral Blood Stem Cells: Guidelinesfor Blood Volume to Process, Based on CD34-Positive Blood Cell Count in Adults and Chidren. Transplantation Proceedings, 42(1):339-44. 2. Bạch Quốc Khánh (2013). Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị bệnh đa u tủy xương và u lympho không Hodgkin. Luận văn Tiến sĩ Y học. 3. Cecyn KZ, Seber A, Ginani VC, et al (2005). Large-volume leu- kapheresis for peripheral blood progenitor cell collection in low body weight pediatric patients: A single center experience. Transfus Apher Sci, 32:269-74. 4. Sevilla J, Díaz MA and Fernández-Plaza S (2004). Risks and methods for peripheral blood progenitor cell collection in small children. Transfus Apher Sci, 31:221-31. 5. Sevilla J, Fernández Plaza S, González-Vicent M, et al (2007). PBSC collection in extremely low weight infants. A Single Center Experience, 9:351- 61. 6. Terumo BCT (2013). Tài liệu tập huấn MNC SPECTRA OPTIA APHERESIS SYTEM. 7. Trần Ngọc Quế, Lê Xuân Thịnh, Nguyễn Bá Khanh, Võ Thị Thanh Bình, et al (2018). Nguyên cứu đặc điểm tế bào máu của người hiến và bệnh nhân được gạn tách tế bào gốc máu ngoại vi tại Viện Huyết học - Truyền máu TW giai đoạn 2015-2017. Y học Việt Nam, pp.900-906. 8. Trần Ngọc Quế, Lê Xuân Thịnh, Nguyễn Huy Thạch, Nguyễn Bá Khanh, et al (2015). Tình hình thu thập, xử lý và lưu trữ tế bào gốc từ máu ngoại vi tại Viện Huyết học -Truyền máu TW từ 2006 - 3/2015. Kỷ yếu hội nghị khoa học về Tế bào gốc toàn quốc lần thứ III, pp.319-324. 9. Tronier W, Goodfellow E and Larson K (2010). Apheresis Math and Useful Physical constants in Principles of Apheresis Technology. Blood, 116:4838. Ngày nhận bài báo: 15/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_buoc_dau_ket_qua_gan_tach_te_bao_goc_tao_mau_tu_m.pdf
Tài liệu liên quan