Nghiên cứu biện pháp xử lý sau thu hoạch nhằm ổn định chất lượng củ khoai lang tím trong quá trình bảo quản

Tài liệu Nghiên cứu biện pháp xử lý sau thu hoạch nhằm ổn định chất lượng củ khoai lang tím trong quá trình bảo quản: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 481 NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP XỬ LÝ SAU THU HOẠCH NHẰM ỔN ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CỦ KHOAI LANG TÍM TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN Hoàng Thị Lệ Hằng1, Nguyễn Đức Hạnh1, Trịnh Khắc Quang2, Nguyễn Thị Thu Hường1 1Viện Nghiên cứu Rau quả 2Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Khoai lang tím sau khi thu hoạch nếu không có phương pháp bảo quản phù hợp sẽ làm cho chất lượng suy giảm rất nhanh. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định phương pháp xử lý khoai lang tím thích hợp trước khi đưa vào bảo quản nhằm hạn chế tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng củ. Khoai lang tím được thu hoạch sau khi trồng 4,5 tháng, sau đó phân loại, làm sạch rồi được tiến hành xử lý bằng ba phương pháp: Sử dụng hóa chất NaClO và H2O2 với nồng độ 50, 100, 150 ppm trong thời gian 7 phút; Xông tinh dầu quế và tinh dầu hương nhu nồng độ 200, 400 ppm trong thời gian 45 phút; Xông hơi nước nóng ở nhiệt độ 45oC, 50oC, 55oC trong thời gian 5, 10 và 15 phú...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu biện pháp xử lý sau thu hoạch nhằm ổn định chất lượng củ khoai lang tím trong quá trình bảo quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 481 NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP XỬ LÝ SAU THU HOẠCH NHẰM ỔN ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CỦ KHOAI LANG TÍM TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN Hoàng Thị Lệ Hằng1, Nguyễn Đức Hạnh1, Trịnh Khắc Quang2, Nguyễn Thị Thu Hường1 1Viện Nghiên cứu Rau quả 2Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Khoai lang tím sau khi thu hoạch nếu không có phương pháp bảo quản phù hợp sẽ làm cho chất lượng suy giảm rất nhanh. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định phương pháp xử lý khoai lang tím thích hợp trước khi đưa vào bảo quản nhằm hạn chế tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng củ. Khoai lang tím được thu hoạch sau khi trồng 4,5 tháng, sau đó phân loại, làm sạch rồi được tiến hành xử lý bằng ba phương pháp: Sử dụng hóa chất NaClO và H2O2 với nồng độ 50, 100, 150 ppm trong thời gian 7 phút; Xông tinh dầu quế và tinh dầu hương nhu nồng độ 200, 400 ppm trong thời gian 45 phút; Xông hơi nước nóng ở nhiệt độ 45oC, 50oC, 55oC trong thời gian 5, 10 và 15 phút. Kết quả cho thấy sử dụng dung dịch NaClO nồng độ 100 ppm ngâm củ khoai lang với thời gian 7 phút cho hiệu quả tốt nhất trong việc giảm tỷ lệ hư hỏng sau 2 tháng bảo quản mà không ảnh hưởng đến thành phần hóa lý của củ. Từ khóa: Khoai lang tím, bảo quản, xử lý hơi nước nóng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khoai lang tím Nhật Bản đang được trồng tập trung với quy mô lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu để xuất khẩu, mang lại lợi nhuận cao. Mặc dù diện tích và sản lượng khoai lang tím liên tục gia tăng, nhưng các vấn đề về sau thu hoạch chưa được quan tâm thực hiện. Hiện tại, vẫn áp dụng việc bảo quản sản phẩm sau thu hoạch bằng thủ công truyền thống như bảo quản trong hầm đào sâu dưới đất hay bằng cách ủ cát khô. Do vậy, số lượng sản phẩm được bảo quản tuy nhiều nhưng chất lượng bảo quản không cao, thời gian bảo quản rất ngắn với tỷ lệ hư hỏng cao nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu một số biện pháp xử lý củ sau thu hoạch để ổn định chất lượng khoai lang tím, có thể giúp cải thiện tình trạng bảo quản khoai lang sau thu hoạch hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Khoai lang tím giống Nhật Bản Murasakimasari được trồng tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long; thu hoạch sau trồng 4,5 tháng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của xử lý hóa chất đến hiệu quả bảo quản và chất lượng khoai lang tím. Khoai lang tím sau khi thu hoạch được phân loại, làm sạch sau đó xử lý ngâm trong 7 phút với dung dịch NaClO (nồng độ: 50, 100, 150 ppm) và dung dịch H2O2 (nồng độ: 50, 100, 150 ppm). Công thức đối chứng không xử lý. Các mẫu sau đó được để khô và tiến hành bảo quản ở điều kiện thường (nhiệt độ 30- 320C, độ ẩm 80 – 85%). Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ thối hỏng (%), tỷ lệ nảy mầm (%), hàm lượng đường tổng số (%) sau 15, 30, 40, 50 và 60 ngày bảo quản . - Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của xử lý tinh dầu thực vật đến hiệu quả bảo quản và chất lượng khoai lang tím. Khoai lang tím sau khi thu hoạch được phân loại, làm sạch sau đó xử lý bằng cách xông tinh dầu quế hoặc tinh dầu hương nhu nồng độ 200 và 400 ppm trong thời gian 45 phút. Các mẫu được tiến hành bảo quản ở điều kiện thường (nhiệt độ 30- 320C, độ ẩm 80 – 85%). Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ thối hỏng (%), tỷ lệ nảy mầm (%), hàm lượng đường tổng số (%) sau 15, 30, 40, 50 và 60 bảo quản. - Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của xử lý hơi nước nóng đến hiệu quả bảo quản và chất lượng khoai lang tím. Khoai lang tím sau khi thu hoạch được phân loại, làm sạch sau đó xử lý bằng cách VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 482 xông hơi nước nóng ở nhiệt độ 450C, 500C, 550C trong thời gian 5, 10 và 15 phút. Các mẫu được tiến hành bảo quản ở điều kiện thường (nhiệt độ 30- 320C, độ ẩm 80 – 85%). Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ thối hỏng (%), tỷ lệ nảy mầm (%), hàm lượng đường tổng số (%) sau 15, 30, 40, 50 và 60 ngày bảo quản. * Phương pháp phân tích hóa lý + Tỷ lệ thối hỏng: X (%) = [M2 : M1] x 100, trong đó M1 là tổng khối lượng khoai lang theo dõi, M2 là tổng số khối lượng củ bị thối hỏng. + Tỷ lệ mọc mầm: X (%) = [M2 : M1] x 100, trong đó M1 là tổng khối lượng khoai lang theo dõi, M2 là tổng số khối lượng củ bị mọc mầm. + Xác định hàm lượng đường tổng số bằng phương Graxianop (hay phương pháp Ferixianua). * Phương pháp xử lý thống kê Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và phần mềm SAS 9.0 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của việc xử lý hóa chất đến hiệu quả bảo quản và chất lượng của khoai lang tím 3.1.1. Ảnh hưởng của hóa chất xử lý đến tỷ lệ thối hỏng của khoai lang tím trong quá trình bảo quản Bảng 1: Ảnh hưởng của hóa chất xử lý đến tỷ lệ thối hỏng của khoai lang tím (%) Loại hóa chất Nồng độ (ppm) Thời gian theo dõi sau xử lý (ngày) 15 30 40 50 60 H2O2 50 0 4,22b 6,54a 9,29b 12,03b 100 0 3,56e 5,78b 8,43c 11,13c 150 0 3,73c 5,76b 7,94d 9,22e 50 0 3,66d 5,75b 7,99d 10,29d NaClO 100 0 2,46f 4,36c 6,14e 7,58f 150 0 2,42f 4,34c 6,10e 7,55f Đối chứng (không xử lý) 2,76 4,94a 6,58a 10,67a 14,34a CV(%) 0,8 0,7 2,17 2,0 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan Qua kết quả trên bảng 1 cho thấy, trong 15 ngày đầu bảo quản chưa có hiện tượng thối hỏng xảy ra đối với các công thức được xử lý bằng hóa chất, trong khi hiện tượng thối hỏng đã xảy ra ở mẫu đối chứng (với tỷ lệ 2,76%). Điều này cho thấy, việc sử dụng các hóa chất xử lý củ đã có tác dụng giảm tỷ lệ thối hỏng rõ rệt. Đến cuối kỳ theo dõi, tỷ lệ thối hỏng giữa các công thức có sự khác biệt tin cậy. Mẫu đối chứng có tỷ lệ thối hỏng cao nhất, tiếp đến là các công thức xử lý với H2O2 và tốt nhất là các công thức xử lý với NaClO. Trong đó, hai công thức xử lý với NaClO ở nồng độ 100 ppm và 150 ppm cho tỷ lệ thối hỏng thấp nhất lần lượt là 2,46%; 2,42% sau thời gian 1 tháng và 7,58%; 7,55% sau 2 tháng bảo quản. Điều này cho thấy, tác dụng giảm thối hỏng củ khoai lang của NaClO cao hơn so với H2O2, ngay cả ở nồng độ xử lý thấp (50 ppm). Kết quả thu được ở trên phù hợp với kết quả nghiên cứu về xử lý khoai lang sau thu hoạch của Edmunds et al., (2008), cho rằng khoai lang được rửa bằng dung dịch Chlorine sẽ ngăn chặn được sự phát triển của nấm bệnh gây thối sau thu hoạch. 3.1.2. Ảnh hưởng của hóa chất và nồng độ xử lý đến tỷ lệ mọc mầm của khoai lang tím trong quá trình bảo quản Kết quả trên bảng 2 cho thấy: Tỷ lệ nẩy mầm giữa các công thức sau xử lý từ 15 đến 60 ngày hầu như không có sự sai khác đáng kể. Điều này có nghĩa là việc xử lý khoai lang sau thu hoạch bằng các hóa chất NaClO và H2O2 đã không gây ảnh hưởng đến sự mọc mầm của củ và có thể suy luận là việc xử lý đã không làm thay đổi thành phần các chất trong củ. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 483 Bảng 2. Ảnh hưởng của hóa chất và nồng độ xử lý đến tỷ lệ mọc mầm của khoai lang tím (%) Loại hóa chất Nồng độ (ppm) Thời gian theo dõi sau xử lý (Ngày) 15 30 40 50 60 H2O2 50 4,12b 8,27a 11,64b 14,08a 15,88a 100 4,17b 8,26a 11,66b 14,06a 15,85a 150 4,15b 8,22a 11,57b 13,89b 15,59a 50 4,26a 8,23a 11,6b 13,8b 15,65a NaClO 100 4,20a 8,23a 11,64b 14,14a 15,64a 150 4,24a 8,27a 11,65b 14,05a 15,68a Đối chứng (không xử lý) 4,19b 8,26a 11,70a 14,07a 15,75a CV (%) 2,18 2,0 1,1 1,8 1,9 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan 3.1.3. Ảnh hưởng hóa chất và nồng độ xử lý đến một số thành phần hóa học của khoai lang tím Bảng 3. Ảnh hưởng của hóa chất và nồng độ xử lý đến sự biến đổi hàm lượng đường tổng số của khoai lang tím (%) Loại hóa chất Nồng độ (ppm) Thời gian theo dõi sau xử lý (Ngày) 15 30 40 50 60 H2O2 50 5,26a 5,60a 5,92a 6,22a 6,66a 100 5,22a 5,61a 5,94a 6,24a 6,64a 150 5,20b 5,62a 5,79b 6,25a 6,62a 50 5,27a 5,56a 5,93a 6,23a 6,65a NaClO 100 5,25a 5,57a 5,94a 6,24a 6,63a 150 5,28a 5,60a 5,91a 6,21a 6,60a Đối chứng (không xử lý) 5,21a 5,58a 5,90a 6,29a 6,65a CV (%) 2,5 2,0 1,6 1,9 1,3 (Các giá trị trong cùng một cột có chữ ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan) Từ kết quả phân tích trên bảng 3 thấy rằng, khi không xử lý (đối chứng) hàm lượng đường của khoai lang tím tăng dần theo thời gian bảo quản từ 5,21% (15 ngày đầu bảo quản) lên 6,65% (sau 60 ngày). Điều này có thể thấy khi ăn khoai lang để lâu ngày thấy có vị ngọt hơn so với khoai ngay sau khi thu hoạch. Nguyên nhân là do một phần tinh bột biến đổi thành đường trong quá trình bảo quản. Kết quả cũng cho thấy, không có sự khác biệt về hàm lượng đường trong suốt quá trình bảo quản giữa các công thức có xử lý hóa chất so với đối chứng không xử lý. Điều này cho phép suy luận: việc xử lý các hóa chất NaClO hay H2O2 không ảnh hưởng đến sự biến đổi hàm lượng đường của khoai lang tím trong quá trình bảo quản. Qua các kết quả thí nghiệm trên, cho thấy biện pháp ngâm củ khoai lang tím trong dung dịch NaClO nồng độ 100 ppm và 150 ppm trong thời gian 7 phút có tác dụng tốt để bảo quản củ sau thu hoạch. Tuy nhiên, khi xét về mặt kinh tế, áp dụng xử lý NaClO ở nồng độ 100 ppm trong thời gian 7 phút là thích hợp nhất. 3.2. Ảnh hưởng của xử lý tinh dầu thực vật đến hiệu quả bảo quản và chất lượng của khoai lang tím 3.2.1. Ảnh hưởng của các loại tinh dầu thực vật và nồng độ sử dụng đến tỷ lệ thối hỏng của khoai lang tím trong quá trình bảo quản Kết quả trên bảng 4 cho thấy, xử lý tinh dầu quế hoặc tinh dầu hương nhu có tác dụng VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 484 giảm tỷ lệ thối hỏng trong thời gian bảo quản khoai lang tím. Đặc biệt xử lý bằng tinh dầu quế với nồng độ 400ppm giảm tỷ lệ thối hỏng đến mức thấp nhất sau 60 ngày bảo quản, chỉ 7,60% so với đối chứng 14,36%. Tỷ lệ thối hỏng này tương đương với sử dụng NaClO nồng độ 100 ppm trong thời gian 7 phút. Bảng 4. Ảnh hưởng của loại tinh dầu và nồng độ xử dụng đến tỷ lệ thối hỏng của khoai lang tím (%) Loại tinh dầu Nồng độ (ppm) Thời gian theo dõi sau xử lý (Ngày) 15 30 40 50 60 Tinh dầu quế 200 0 3,74 b 6,25b 8,79b 11,74b 400 0 2,57c 4,33d 6,21d 7,60e Tinh dầu hương nhu 200 0 3,55b 5,12c 7,27c 9,69c 400 0 2,89c 4,56d 6,56d 8,84d Đối chứng (không xử lý) 2,78 4,91a 6,59a 10,66a 14,36a CV (%) 2,0 2,5 1,8 1,7 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan 3.2.2. Ảnh hưởng của các loại tinh dầu và nồng độ sử dụng đến tỷ lệ mọc mầm của khoai lang tím trong quá trình bảo quản Bảng 5. Ảnh hưởng của loại tinh dầu và nồng độ sử dụng đến tỷ lệ mọc mầm của khoai lang tím (%) Loại tinh dầu Nồng độ (ppm) Thời gian theo dõi sau xử lý (Ngày) 15 30 40 50 60 Tinh dầu quế 200 4,26 a 8,28a 11,68a 14,16a 15,72a 400 4,14b 8,32a 11,62a 13,90b 15,58a Tinh dầu hương nhu 200 4,21a 8,33a 11,67a 14,24a 15,67a 400 4,22a 8,29a 11,64a 14,15a 15,75a Đối chứng 4,19b 8,28a 11,72a 14,13a 15,84a CV (%) 0,8 0,7 2,0 0,9 1,2 (Các giá trị trong cùng một cột có chữ ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan) Kết quả trên bảng 5 cho thấy, sau thời gian bảo quản 60 ngày, tỷ lệ mọc mầm ở các công thức không khác biệt có ý nghĩa. Điều này cho phép suy luận, việc xử lý tinh dầu thực vật ở các nồng độ khác nhau không có tác động đến quá trình sinh lý bên trong củ khoai lang. 3.2.3. Ảnh hưởng của các loại tinh dầu và nồng độ sử dụng đến hàm lượng đường của khoai lang tím Sự biến đổi của hàm lượng đường tổng số của củ khoai lang tím trong thời gian bảo quản khi được xử lý bằng tinh dầu thực vật ở các nồng độ khá nhau được trình bày ở bảng 6. Các kết quả thu được cho thấy, trong cùng một thời điểm theo dõi, sự thay đổi của hàm lượng đường ở các công thức chênh lệch nhau không đáng kể. Điều này cho thấy, biện pháp xử lý củ khoai lang sau thu hoạch bằng xông tinh dầu quế hoặc tinh dầu hương nhu không ảnh hưởng đến quá trình biến đổi hàm lượng đường trong củ. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 485 Bảng 6. Ảnh hưởng loại tinh dầu và nồng độ sử dụng đến sự thay đổi hàm lượng đường của khoai lang tím (%) Loại tinh dầu Nồng độ (ppm) Thời gian theo dõi sau xử lý (Ngày) 15 30 40 50 60 Tinh dầu quế 200 5,25 a 5,58c 5,98a 6,22a 6,61a 400 5,23a 5,61b 5,94a 6,23a 6,64a Tinh dầu hương nhu 200 5,20a 5,63b 5,95a 6,20a 6,65a 400 5,24a 5,65b 5,92a 6,21a 6,62a Đối chứng 5,28a 5,76a 5,96a 6,27a 6,63a CV (%) 2,5 2,3 0,9 1,4 1,6 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan 3.3. Ảnh hưởng của việc xử lý hơi nước nóng đến hiệu quả bảo quản và chất lượng của khoai lang tím Ngoài sử dụng tác nhân hóa học, nghiên cứu còn sử dụng tác nhân lý học, ở đây là sử dụng xông hơi nước nóng củ khoai lang sau thu hoạch. 3.3.1. Ảnh hưởng của xử lý hơi nước nóng đến tỷ lệ thối hỏng của khoai lang tím trong quá trình bảo quản Số liệu thu được trên bảng 7 cho thấy khoai lang được xử lý ở nhiệt độ 50oC trong vòng 10 hoặc 15 phút cho kết quả tốt nhất, tỷ lệ thối hỏng sau 60 ngày bảo quản lần lượt là 7,66% và 7,68% so với đối chứng 14,35%. Bảng 7. Ảnh hưởng của xử lý hơi nước nóng đến tỷ lệ thối hỏng của khoai lang tím (%) Thời gian (phút) Nhiệt độ (0C) Thời gian theo dõi sau xử lý (ngày) 15 30 40 50 60 5 45 0 3,78c 5,94b 7,78b 9,05b 50 0 3,74c 5,92b 7,34d 8,94b 55 0 3,53d 5,87b 7,26d 8,73c 45 0 3,56d 4,76c 7,02e 8,34d 10 50 0 3,25e 4,64c 6,74f 7,66e 55 0 2,25f 3,52d 6,21g 8,22d 15 45 0 3,05e 4,57c 7,34d 8,89b 50 0 2,22f 3,54d 6,17g 7,68e 55 0 3,92b 5,93b 7,56c 11,79b Đối chứng 2,75 4,90a 6,60a 10,65a 14,35a CV (%) 0,8 0,7 2,1 2,0 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan 3.3.2. Ảnh hưởng của xử lý hơi nước nóng đến tỷ lệ mọc mầm của khoai lang tím trong quá trình bảo quản Kết quả trên bảng 8 cho thấy tỷ lệ mọc mầm của khoai lang tím không có sự sai khác đáng kể giữa các công thức xử lý và so với đối chứng. Điều này chứng tỏ xông hơi nước củ khoai lang ở nhiệt độ từ 45-550C trong thời gian từ 5-15 phút không làm ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm của củ VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 486 Bảng 8. Ảnh hưởng của xử lý hơi nước nóng đến tỷ lệ mọc mầm của khoai lang tím (%) Thời gian (phút) Nhiệt độ (0C) Thời gian theo dõi sau xử lý (ngày) 15 30 40 50 60 5 45 4,27a 8,63a 11,67a 14,26b 16,40a 50 4,21a 8,67a 11,64a 14,23b 16,47a 55 4,25a 8,64a 11,65a 14,27b 16,36a 45 4,12b 8,66a 11,67a 14,24b 16,41a 10 50 4,28a 8,63a 11,63a 14,22b 16,46a 55 4,25a 8,59a 11,60a 14,25b 16,37a 15 45 4,24a 8,63a 11,64a 14,26b 16,43a 50 4,23a 8,62a 11,60a 14,23b 16,38a 55 4,26a 8,61a 11,63a 14,21b 16,42a Đối chứng 4,24a 8,69a 11,69a 14,30a 16,49a CV (%) 0,9 1,2 1,6 2,0 1,8 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan 3.3.3. Ảnh hưởng của xử lý hơi nước nóng đến hàm lượng đường của khoai lang tím trong quá trình bảo quản Bảng 9. Ảnh hưởng của xử lý hơi nước nóng đến sự biến đổi hàm lượng đường của khoai lang tím (%) Thời gian (phút) Nhiệt độ (0C) Thời gian theo dõi sau xử lý (ngày) 15 30 40 50 60 5 45 5,25b 5,62a 5,94a 6,26a 6,65a 50 5,24b 5,63a 5,95a 6,25a 6,66a 55 5,22b 5,65a 5,89a 6,28a 6,64a 45 5,27b 5,63a 5,94a 6,24a 6,68a 10 50 5,23b 5,66a 5,90a 6,13b 6,65a 55 5,26b 5,62a 5,93a 6,27a 6,63a 15 45 5,28b 5,58a 5,91a 6,25a 6,67a 50 5,24b 5,56a 5,94a 6,28a 6,65a 55 5,26b 5,60a 5,93a 6,26a 6,62a Đối chứng 5,32a 5,59a 5,92a 6,29a 6,67a CV (%) 0,7 0,8 1,5 1,6 2,0 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan Qua bảng kết quả trên bảng 9 cho thấy, hàm lượng đường tổng số của khoai lang tím tăng lên trong quá trình bảo quản. Tuy nhiên, trong cùng thời điểm theo dõi hàm lượng đường ở các công thức không có sự khác biệt có ý nghĩa. Điều này cho thấy, biện pháp xử lý củ khoai lang sau thu hoạch bằng xông hơi nước không làm ảnh hưởng đến quá trình biến đổi hàm lượng đường trong củ. Từ kết quả 3 thí nghiệm đã trình bầy ở trên cho thấy: Biện pháp xử lý củ khoai lang sau thu hoạch bằng cách ngâm trong dung dịch NaClO hay H2O2, bằng xông hơi tinh dầu thực vật hay hơi nước nóng đều có tác dụng giảm tỷ lệ thối hỏng củ trong quá trình bảo quản mà không gây ảnh hưởng đến thành phần hóa sinh hay quá trình sinh trưởng của củ. Phương pháp xử lý thích hợp và dễ dàng áp dụng nhất là ngâm củ khoai lang trong dung dịch NaClO nồng độ 100 ppm trong thời gian 7 phút. Cũng có thể xử lý củ bằng xông hơi tinh dầu quế với nồng độ 400 ppm trong thời gian 45 phút hoặc Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 487 bằng xông hơi nước nóng ở nhiệt độ 500C trong thời gian 10 phút. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Phương pháp xử lý thích hợp để ổn định chất lượng khoai lang tím trong quá trình bảo quản là ngâm củ mới thu hoạch trong dung dịch NaClO nồng độ 100 ppm trong thời gian 7 phút. Sau thời gian bảo quản 60 ngày, tỷ lệ thối củ chỉ 7,58% , sự biến đổi hàm lượng đường và sự nẩy mầm của củ vẫn diễn ra bình thường. 4.2. Đề nghị Áp dụng kết quả nghiên cứu trên vào việc bảo quản khoai lang tím ở Đồng bằng sông Cửu Long, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. LỜI CẢM ƠN Những kết quả trong bài báo này có xuất xứ từ các nội dung thực hiện Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu công nghệ chế biến một số sản phẩm từ củ khoai lang tím giống Nhật Bản” thuộc Chương trình Khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KC.07/11-15. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Đĩnh, Đỗ Đình Hòa, Đỗ Tấn Dũng, Hà Quang Hùng (2001). Sâu bệnh chính hại cây khoai lang và cách phòng trừ. NXB Nông nghiệp. 2. Đinh Thế Lộc, Võ Nguyên Quyền, Bùi Thế Hùng, Nguyễn Thế Hùng (1997). Giáo trình cây lương thực, tập 1. Cây mầu. NXB Nông nghiệp. 3. Bùi Huy Đáp (1984). Hoa màu Việt Nam, tập 1. Cây khoai lang. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 4. Ngô Xuân Mạnh (1996). Nghiên cứu các chỉ tiêu phẩm chất và một số biện pháp chế biến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng khoai lang vụ đông. Luận án tiến sĩ khoa học. 5. Ngô Xuân Mạnh, Vũ Kim Bảng, Vũ Thị Thư (2001). Giáo trình thực tập hóa sinh. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. 6. Booth, R.H. Post-harvest deterioration of tropical root crops. Trop. Sci., 16: 49-63 7. Nanda S.K. (2008), Post harvest technologies and utilization, Horticulture Science, series 9, Tuber and Root Crops, (1974), 323-348. 8. RayR C, Punithalingam ESpoilage of sweet potato tubers in tropics. II. Java black rot by Botryodiplodia theobromae. Pat.: growth studies and mode of infection. Advances in Horticultural Science 10 ( 3): (1996), 151- 157 ABSTRACT A study on post harvest technology for stabilizing quality of Japanese purple sweet potatoes during storage Hoang Thi Le Hang, Nguyen Duc Hanh, Nguyen Thi Thu Huong Research Institute of Fruits and Vegetables In case no post harvest technology is applied, the quality of purple sweet potatoes will be quickly decreased after harvest. With the aim of finding an appropriate treatment method to minimize deterioration of potatoes before storage, the study on purple sweet potatoe variety intrduced from Japan was conducted by FAVRI Sweet potato tubers of 4.5-months old (since planted) were sorted, cleaned and treated with 3 methods: 1) use disinfectants NaClO and H2O2 at concentrations of 50, 100, 150 ppm for 7 minutes; 2) smoked with cinnamon oil and basil oil at concentrations of 200, 400 ppm for 45 minutes; 3) steamed with hot water at temperatures of 45oC, 50oC, 55oC for 5, 10 and 15 minutes. Results showed that utilization of NaClO at concentration of 100 ppm for 7 minutes was considered appropriate presented by lowest rate of deterioration and unchanged quality. Keywords: Purple sweet potato, preservation, hot steam streatment Người phản biện: TS. Phạm Xuân Liêm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_22_1245_2130109.pdf
Tài liệu liên quan