Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ protein trên năng lượng trao đổi có bổ sung một số axit amin thiết yếu đến sinh trƣởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ protein trên năng lượng trao đổi có bổ sung một số axit amin thiết yếu đến sinh trƣởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa

pdf5 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ protein trên năng lượng trao đổi có bổ sung một số axit amin thiết yếu đến sinh trƣởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa häc kü thuËt T¹p chÝ ch¨n nu«i 5 - 08 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ LỆ PROTEIN TRÊN NĂNG LƢỢNG TRAO ĐỔI CÓ BỔ SUNG MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA LỢN CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA Tạ Văn Dũng 1 , Nguyễn Thị Liên 2 và Trần Văn Phùng 2 1. MỞ ĐẦU 1 Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, việc nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn (TA) cho lợn con có vai trò hết sức quan trọng, đây là một trong nhiều yếu tố quyết định năng suất chăn nuôi lợn nái sinh sản. Như đã biết, quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn con giai đoạn sau cai sữa (từ 5 đến 15kg) đòi hỏi đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt là protein. Về thực chất, nhu cầu protein của lợn con chính là nhu cầu về các axit amin. Nếu bổ sung không đủ các axit amin thiết yếu cho lợn con (kể cả số lượng và tỷ lệ các axit amin) sẽ dẫn đến sinh trưởng của lợn con bị ảnh hưởng (chậm lớn, còi cọc), có tác hại đến khả năng sản xuất ở các giai đoạn tiếp theo. Thông thường khi tính toán nhu cầu về protein trong TA cho lợn con giai đoạn sau cai sữa có khối lượng (KL) cơ thể từ 5 đến 15 kg, các cơ sở chăn nuôi thường chỉ tính đến lượng protein mà ít khi đề cập đến lượng axit amin. Do đó chưa phát huy hết khả năng sinh trưởng của lợn con và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái sinh sản. Mặt khác các số liệu được đưa vào áp dụng trong cân đối khẩu phần (KP) dinh dưỡng cho lợn con thường là kế thừa từ kết quả phân tích các nguyên liệu ở nơi khác, cho nên còn nhiều điểm chưa phù hợp. 1 Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên. 2 Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên. Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu xác định tỷ lệ protein trên năng lượng trao đổi có bổ sung một số axit amin thiết yếu cho lợn con giai đoạn sau cai sữa”. Đề tài này nhằm nghiên cứu xác định tỷ lệ protein trên năng lượng trao đổi (NLTĐ, ME) có bổ sung một số axit amin thiết yếu cho lợn con giai đoạn sau cai sữa từ 5 đến 15kg để áp dụng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản tại tỉnh Tuyên Quang. 2. PHƢƠNG PHÁP Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo tương đối đồng đều về số lượng, giống, tuổi, tính biệt, KL và điều kiện chăm sóc. Với tổng số 88 lợn con giống Landrace, tại Trại sản xuất giống gia súc Nông Tiến (Tuyên Quang), mỗi đàn lợn con sẽ được chia thành các lô: I, II hoặc III. Lợn được nuôi trong hệ thống chuồng hở, có máng ăn bán tự động và núm uống nước tự động. TA cho mỗi lô được phối hợp đảm bảo yêu cầu của thí nghiệm. Khi lợn con tập ăn được cho ăn cùng một loại TA; sau khi phân thành các lô, lợn con được ăn các KP thí nghiệm. Thành phần dinh dưỡng của TA thí nghiệm giữa các lô giống nhau về năng lượng (NL), vitamin, khoáng; chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm. Lợn ở các lô được bố trí KP theo mức protein thô đã định trước, sao cho có thể xác định được ảnh hưởng của tỷ lệ protein/ME Khoa häc kü thuËt T¹p chÝ ch¨n nu«i 5 - 08 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên khác nhau. KP TA thí nghiệm được thiết kế như sau: Tỷ lệ protein thô/ME là 56,5 - 59,5 - 62,5 g/1000 kcal tương đương với tỷ lệ 18% - 19% và 20% protein trong KP tương ứng với các lô I, II và III. Các axit amin như methionine, threonine và tryptophan được cân đối đủ theo tỷ lệ tương ứng với lysine (ARC, 1980; Wang và Fuller, 1989; Cole, 1992; Baker và Chung, 1992). Nguyên liệu TA trước khi đưa vào thí nghiệm được phân tích các thành phần dinh dưỡng cơ bản như protein, axit amin, chất xơ, lipit và chất khoáng tại Phòng Thí nghiệm trung tâm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đây là các số liệu cơ bản được dùng trong phối hợp TA cho lợn thí nghiệm. Công thức TA thí nghiệm được xây dựng trên phần mềm OPTIMIX. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm sinh trưởng tích luỹ, sinh trưởng tuyệt đối, tiêu tốn protein/1 kg tăng khối lượng lợn con, tiêu tốn lysine/1 kg tăng khối lượng và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng. Số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm thống kê STATGRAPH version 4.0 của USA. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hƣởng của tỷ lệ protein/ME đến sinh trƣởng của lợn Kết quả theo dõi về ảnh hưởng của tỷ lệ protein/ME đến sinh trưởng tích lũy của lợn được trình bày tại bảng 1. Số liệu thu được cho thấy, sinh trưởng tích luỹ của cả 3 lô thí nghiệm đều tuân theo quy luật sinh trưởng chung của lợn. Kết quả so sánh về sinh trưởng tích luỹ giữa các lô cho thấy, tỷ lệ protein/ ME trong KP có ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con. Khi tăng tỷ lệ protein/ME, sinh trưởng của lợn con có chiều hướng tăng lên (từ 1,80% đến 2,71% tương ứng với các lô I, II và III). Mặc dù sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P#0,05), do KP đã đảm bảo được nhu cầu của một số axit amin thiết yếu, nhưng cũng cho thấy khi tăng tỷ lệ protein/ME, đã đáp ứng được nhu cầu về protein của lợn con. Bảng 1. Sinh trƣởng tích lũy của lợn thí nghiệm Ngày tuổi Lô I (n=31) Lô II (n=30) Lô III (n=27) X±mx Cv(%) X±mx Cv(%) X±mx Cv(%) Bắt đầu TN (Cai sữa) 4,800,10 11,97 4,790,09 10,68 4,820,08 8,77 35 ngày 7,520,11 8,08 7,800,19 13,31 7,920,11 7,37 42 ngày 9,870,15 8,30 10,140,24 12,71 10,560,16 8,04 49 ngày 12,690,15 6,50 12,710,27 11,71 12,740,23 9,44 56 ngày 15,52 a 0,21 5,32 15,80 a 0,15 9,43 15,94 a 0,24 7,55 So sánh (%) 100 101,80 102,71 a Trên cùng hàng ngang, các số mang số mũ giống nhau sai khác nhau không có ý nghĩa thông kê ở mức P 0,05 Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của lợn được trình bày tại bảng 2. Số liệu thu được cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm trong giai đoạn từ cai sữa đến 56 ngày tuổi tăng theo chiều tăng của tỷ lệ protein/ME (từ 307,48 lên 317,78 g/con/ngày, tương đương 2,24 - 3,35%). Khoa häc kü thuËt T¹p chÝ ch¨n nu«i 5 - 08 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) Giai đoạn Lô 1 Lô II Lô III Cai sữa - 35 ngày 194,73 214,52 222,22 35 - 42 ngày 339,87 334,29 376,19 42 - 49 ngày 405,65 368,10 311,64 49 - 56 ngày 402,42 440,48 456,61 Trung bình toàn kỳ 307,48 314,38 317,78 So sánh (%) 100 102,24 103,35 3.2. Ảnh hƣởng của tỷ lệ protein/ME đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm Kết quả thí nghiệm cho thấy, tiêu tốn TA/kg tăng KL của lợn thí nghiệm có xu hướng giảm xuống theo việc tăng tỷ lệ protein/ME, từ 0,03 - 0,04 kg/kg tăng KL, tương đương 2.05 - 2,74% (bảng 3). Bảng 3. Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg tăng khối lƣợng từ cai sữa đến 56 ngày tuổi (kg) Diễn giải ĐVT Lô I Lô II Lô III n con 31 30 27 Tổng khối lượng cuối kỳ kg 481,10 473,90 430,40 Tổng khối lượng đầu kỳ kg 148,90 143,80 130,10 Tổng khối lượng lợn con tăng kg 332,20 330,10 300,30 Tổng khối lượng TA tiêu thụ kg 485,01 472,04 426,43 Lượng thức ăn tiêu thụ/con kg 15,65 15,73 15,79 Tiêu tốn TA/ 1 kg tăng khối lượng kg 1,46 1,43 1,42 So sánh % 100 97,95 97,26 Sự khác biệt này không lớn, đặc biệt ở tỷ lệ 59,5 và 62,5g protein/1000 Kcal ME, theo chúng tôi, có thể là do đã có sự cân đối một số axit amin thiết yếu trong KP. Đối với mức 56,5g protein/ 1000 Kcal ME, có thể do ảnh hưởng của việc thiếu hụt một số axit amin khác mà thí nghiệm chưa cân đối được. Kết quả theo dõi về tiêu tốn protein và lysine/kg tăng KL được trình bày tại bảng 4. Bảng 4. Tiêu tốn protein và lysine/1 kg tăng khối lƣợng từ cai sữa đến 56 ngày tuổi Diễn giải ĐVT Lô I Lô II Lô III Tổng khối lượng lợn con tăng kg 332,20 330,10 300,30 Tổng khối lượng protein tiêu thụ g 87.302,16 89.688,17 85.285,20 Tiêu tốn protein/ 1 kg tăng KL g 262,80 271,70 284,00 So sánh % 100 103,39 108,07 Tổng khối lượng lysine tiêu thụ g 6.023,85 5.862,77 5.296,21 Tiêu tốn lysine/ 1 kg tăng KL g 18,13 17,76 17,64 So sánh % 100 97,96 97,30 Khoa häc kü thuËt T¹p chÝ ch¨n nu«i 5 - 08 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Kết quả thí nghiệm cho thấy khi tăng tỷ lệ protein/ ME từ 56,5 lên 62,5g/1000 kcal ME thì tiêu tốn protein/1kg tăng KL trong cả kỳ thí nghiệm tăng dần: 262,8 - 271,70 - 284,0g (tăng từ 3,39 đến 8,07%); tương ứng với các lô I, II và III. Điều này cho thấy, tỷ lệ protein/ ME có quan hệ chặt chẽ với tiêu tốn protein/1kg tăng KL. Kết quả tính toán về tiêu tốn lysine/kg tăng KL lợn cho thấy, mặc dù TA thí nghiệm có tỷ lệ lysine giống nhau giữa các lô (12,42 g/kg TA), nhưng lượng lysine tiêu thụ /kg tăng KL của từng lô lại khác nhau và có diễn biến giống như tiêu tốn TA/kg tăng KL (18,13 - 17,76 - 17,64 g/kg tăng KL). Có thể giải thích nguyên nhân của việc giảm này là do tiêu tốn TA/ kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm giảm xuống khi tăng tỷ lệ protein trong KP. Đây là điều chúng ta cần quan tâm khi quyết định tỷ lệ protein/ME thích hợp đối với lợn ở giai đoạn này. 3.3. Chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lƣợng lợn con từ cai sữa - 56 ngày tuổi Kết quả theo dõi được trình bày tại bảng 5. Bảng 5. Chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lƣợng lợn Diễn giải Đơn vị Lô I Lô II Lô III Tổng KL lợn con tăng trong kỳ TN Kg 332,20 330,10 300,30 Tổng TA tiêu tốn Kg 485,01 472,04 426,43 Đơn giá 1 kg TA đồng/kg 7.489,02 7.448,44 7.347,31 Tổng chi phí TA đồng 3.632.264,81 3.515.981,86 3.133.082,33 Chi phí thức ăn/ 1 kg tăng KL đồng 10.933,97 10.651,26 10.433,17 So sánh % 100 97,41 95,42 Khi tăng tỷ lệ protein/ME từ 56,5 lên 62,5g/1000 kcal đồng thời có cân đối một số axit amin thiết yếu, chi phí TA/kg tăng KL có xu hướng giảm xuống (10.933,97 - 10.651,26 - 10.433,17 đồng/kg, tương đương giảm từ 2,59 đến 4,58%). Tuy nhiên, do việc cân đối một số axit amin thiết yếu bằng cách sử dụng các loại axit amin tổng hợp như L - lysine, L - threonine, DL - methionine và L - tryptophan với giá còn tương đối cao, cho nên TA có mức protein/ME thấp sẽ có giá thành cao hơn, ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả chăn nuôi, vì vậy chúng tôi cho rằng, cần cân nhắc tới đơn giá của các axit amin tổng hợp để quyết định tỷ lệ protein/ME. Tuy nhiên, trong tương lai, với việc đổi mới công nghệ sản xuất, đơn giá của các loại axit amin tổng hợp giảm xuống thì việc áp dụng các công thức có tỷ lệ protein/ME phù hợp sẽ có lợi hơn cả về cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất, đặc biệt trong tiết kiệm thức ăn protein. 4. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu của thí nghiệm, chúng tôi xin sơ bộ kết luận như sau: Khi tăng tỷ lệ protein / 1000 Kcal ME có cân đối một số axit amin thiết yếu (theo diễn tiến 56,5 - 59,5 - 62,5g), thì sinh trưởng của lợn thí nghiệm có xu hướng tăng lên. Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng KL có xu hướng giảm dần, trong khi tiêu tốn protein/kg tăng KL lại có diễn biến ngược lại. Do giá thành của các axit amin tổng hợp, nên chi phí TA/kg tăng KL của các KP có tỷ lệ protein/ME thấp còn khá cao. Trong giai đoạn hiện nay, nên sử dụng tỷ lệ protein/1000 kcal ME Khoa häc kü thuËt T¹p chÝ ch¨n nu«i 5 - 08 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên là 59,5 g/1000 kcal ME trong KP (tương ứng 19 % protein thô) là phù hợp. SUMMARY Effects of different protein and metabolisable energy ratio supplemented by crystalline amino acid on the growth of post - weaning piglets Ta Van Dzung, Nguyen Thi Lien and Tran Van Phung An experiment was conducted to examine the effects of different ratio between protein/metabolisable energy (ME) on growth of post - weaning piglets. 88 selected piglets were divided in to 3 treatment plots I, II and III that have the ratio of protein/ME of 56,5 - 59,5 - 62,5 g/1000 kcal equivalent to 18%, 19% and 20% of protein in the ration, respectively. The results showed that when increase the ratio between protein/ 1000 Kcal ME in the rations that have supplied some essention amino acids from 56.5 - 59.5 - 62.4g, the growth of piglets have a biase to increase, the different was not significant. Feed consumption per 1 kg of gained weight decreases, while the protein consumption per 1 kg of weight gain changed in reverse direction. Due to the price of crysttaline amino acids at present, so feed expenses of one kg of weight gain in the low protein rations is somewhat higher. At this growth stage, it is recommended that the suitable ratio of protein/1000 kcal ME that should be applied in the ration is 59.5g (equipvalent 19% of crude protein in the ration that have 3200 Kcal ME/kg of feed). Keywords: Protein/ME ratio, amino acid, growth, post - weaning piglets. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ARC - Agricultural Research Council. The Nutrient requirement for pigs (1980). Commonwealth agricultural Bureau, Slough, England. 2. Baker, D.H.; Chung, T.K. (1992). Ideal protein for swine and poultry. Kyowa Hakko technical review. 4, 16s. 3. Cole, D.J.A. (1992). Interaction between energy and amino acid balance. 2 nd International feed production conference 25 - 26. Piacenza, Italy. 4. Wang, T.C., Fuller, M.F. (1989). The optimum dietary amino acid pattern for growing pigs. British J. Nutrit. 62. s. 77 - 89 5. Standing Committee on Agriculture (1987). Feeding standards for Australian Livestock: Pigs. East Melbourne: CSIRO. 6. Thomke S., Alaviuhkola T., Madsen A., Sundstol F., Mortensen. H. P.,; Vangen O. (1995). Dietary energy and protein for growing pigs. Acta. Agric. Scand. Sect. A. Animal Sci. 45, 54 - 63. Hội đồng Hạt cốc Hoa Kỳ (2000). Nhu cầu dinh dưỡng lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1.pdf
Tài liệu liên quan