Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ chip gỗ sồi, nhiệt độ và thời gian tàng trữ đến chất lượng brandy dứa: 68
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Brandy là đồ uống có cồn được sản xuất từ
dịch quả lên men, thường được chưng cất hai lần
để thu được dịch cất và tàng trữ trong thùng gỗ
sồi. Các nước khác nhau áp dụng các sơ đồ và chế
độ công nghệ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm
của nguyên liệu và hệ thống thiết bị. Trong dịch
cất chứa cồn, các rượu bậc cao, ester, aldehyd, axit
béo và phenol bay hơi, trong quá trình tàng trữ
tạo thành các hợp chất mới quyết định đến mùi, vị
của brandy thành phẩm. Từ vật liệu gỗ sồi trích ly
vào dịch ủ một khối lượng xác định các chất tanin,
hemicelullose, lignin, terpen, pectin, protein,... sau
quá trình chuyển hóa các chất này, mùi, vị, màu sắc
của brandy được hình thành. Thời gian ủ thường
dao động trong khoảng 6 - 12 tháng đến 3 năm
hoặc lâu hơn (Маринов, 2005).
Thị trường Brandy trong nước hiện nay đang bỏ
ngỏ để các loại brandy ngoại nhập thống trị (Trần
Thanh Hùng và ctv., ...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ chip gỗ sồi, nhiệt độ và thời gian tàng trữ đến chất lượng brandy dứa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Brandy là đồ uống có cồn được sản xuất từ
dịch quả lên men, thường được chưng cất hai lần
để thu được dịch cất và tàng trữ trong thùng gỗ
sồi. Các nước khác nhau áp dụng các sơ đồ và chế
độ công nghệ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm
của nguyên liệu và hệ thống thiết bị. Trong dịch
cất chứa cồn, các rượu bậc cao, ester, aldehyd, axit
béo và phenol bay hơi, trong quá trình tàng trữ
tạo thành các hợp chất mới quyết định đến mùi, vị
của brandy thành phẩm. Từ vật liệu gỗ sồi trích ly
vào dịch ủ một khối lượng xác định các chất tanin,
hemicelullose, lignin, terpen, pectin, protein,... sau
quá trình chuyển hóa các chất này, mùi, vị, màu sắc
của brandy được hình thành. Thời gian ủ thường
dao động trong khoảng 6 - 12 tháng đến 3 năm
hoặc lâu hơn (Маринов, 2005).
Thị trường Brandy trong nước hiện nay đang bỏ
ngỏ để các loại brandy ngoại nhập thống trị (Trần
Thanh Hùng và ctv., 2011). Chưa có công trình nào
về nghiên cứu sản xuất brandy dứa tại Việt Nam
được công bố, chính vì vậy việc nghiên cứu sản xuất
brandy dứa có hương vị đặc trưng của dứa, có màu
hổ phách từ gỗ sồi là cần thiết. Bài báo này nhằm xác
định một số thông số kỹ thuật ảnh hưởng đến chất
lượng brandy dứa và là sự kế tiếp các nghiên cứu về
quá trình lên men dịch dứa đã công bố trước đây
(Nguyễn Tuấn Linh và ctv., 2016).
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Dịch dấm chín từ quá trình lên men dịch dứa
(Nguyễn Tuấn Linh và ctv., 2016).
- Chip gỗi sồi có nguồn gốc từ Pháp, French Oak
Chips Traditional Toast Fine CSF12.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Xác định thành phần dịch cất
Dịch dấm chín được chưng cất phân đoạn bằng
thiết bị chưng cất chân không có hồi lưu ở áp suất ổn
định -540 mm Hg, nhiệt độ sôi 54 - 66oC tùy thuộc
vào nồng độ cồn trong dịch dấm trong quá trình
chưng cất, nhiệt độ sôi bắt đầu từ 54oC tại nồng độ
cồn trong dấm chín ban đầu 9,82% v/v và kết thúc
đạt 66oC khi nồng độ cồn còn 0,5% v/v. Áp suất hơi
tăng dần từ 1,5 - 2 atm trong quá trình cất. Sau khi
chưng cất lần 1, tiến hành pha loãng nồng độ cồn về
mức 22% v/v và chưng cất lần 2 để thu được dịch cất
theo cách loại bỏ rượu đầu, rượu cuối.
2.2.2. Nghiên cứu tỉ lệ bổ sung chip gỗ sồi so với
dịch cất
Quy mô các thí nghiệm là 5 lít/bình. Thí nghiệm
được tiến hành với 5 công thức về tỷ lệ chip gỗ sồi
bổ sung so với dịch cất là: 0 (đối chứng); 2; 3; 4 và
5 g/l, thời gian tàng trữ là 6 tháng, dịch ủ được bổ
sung với nước RO để đưa nồng độ cồn đạt mức 40%
v/v nhằm tạo thành brandy thành phẩm. Độ màu
của sản phẩm được xác định bằng phương pháp đo
OD ở bước sóng 620nm. Chất lượng sản phẩm được
đánh giá bằng cảm quan theo Tiêu chuẩn Quốc gia
(TCVN: 3217-1979).
2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ tàng trữ rượu
brandy dứa
Brandy được tàng trữ trong các điều kiện nhiệt
độ khác nhau: 200C, 250C, và ở điều kiện nhiệt độ
tự nhiên của môi trường. Tiến hành theo dõi các chỉ
tiêu hoá lý theo Lê Thanh Mai và cộng tác viên (2007),
đánh giá cảm quan các mẫu brandy sau 6 tháng theo
Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN: 3217-1979).
1 Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ CHIP GỖ SỒI, NHIỆT ĐỘ
VÀ THỜI GIAN TÀNG TRỮ ĐẾN CHẤT LƯỢNG BRANDY DỨA
Hồ Tuấn Anh1, Đinh Thị Hiền2
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm xác định một số thông số kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng brandy dứa, bao gồm tỷ lệ chip gỗ
sồi, nhiệt độ và thời gian tàng trữ dịch cất. Kết quả cho thấy tỷ lệ bổ sung chip gỗ sồi French Oak Chips Traditional
Toast Fine CSF12 là 4 g/l so với dịch cất; nhiệt độ tàng trữ 25oC; thời gian tàng trữ 6 tháng cho sản phẩm brandy dứa
đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với đồ uống có cồn. Sản phẩm có hương
thơm đặc trưng của dứa, vị dịu êm, màu hổ phách, điểm cảm quan đạt loại khá, xấp xỉ các loại rượu brandy Napoleon
Brandy XO và rượu Dalat Brandy đang được lưu hành trên trị trường.
Từ khóa: Brandy dứa, chip gỗ sồi, thời gian tàng trữ, nhiệt độ, đánh giá cảm quan
69
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
2.2.4. Nghiên cứu xác định thời gian tàng trữ rượu
brandy dứa
Brandy được tàng trữ tại nhiệt độ được xác định
theo 2.2.3 và tiến hành đánh giá chất lượng sản
phẩm sau các khoảng thời gian 0 (đối chứng); 2; 4; 6;
8 tháng. Chất lượng sản phẩm được đánh giá bằng
cảm quan theo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN: 3217-
1979) và so sánh với các sản phẩm Rượu Napoleon
Brandy XO và rượu Dalat Brandy trên thị trường.
2.3. Các phương pháp phân tích
- Xác định hàm lượng cồn trong dịch cất bằng tỷ
trọng kế (Lê Thanh Mai và ctv., 2007).
- Xác định lượng axit theo phương pháp trung
hòa với 0,1N NaOH với chất chỉ thị là phenolphtalein
(Lê Thanh Mai và ctv., 2007).
- Xác định hàm lượng các chất bay hơi trong rượu
bằng máy sắc ký khí GC Arilent 6890N (Nhật), cột
mao quản HP Wax Bonded Polyethylen glycon: 60
m (đường kính 320 μm, độ dầy 0,25 μm), detector:
FID, chất chuẩn nội: 1-butanol, khí mang: nitơ, tốc
độ dòng: 1,2 ml/phút.
- Đánh giá chất lượng cảm quan rượu brandy
thành phẩm theo phương pháp cho điểm (TCVN:
3217-1979).
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng toán học xác suất và thống kê bằng
phần mềm Minitab: Giá trị trung bình mẫu; độ lệch
chuẩn; độ tin cậy: 95%.
2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Các thí nghiệm được tiến hành từ 6/2015 - 8/2016
tại Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam và Công ty TNHH Một thành viên
Bia Rượu ERESSON.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xác định thành phần dịch cất sau quá trình
chưng cất phân đoạn
Qua lần chưng cất đầu, cồn và các thành phần
bay hơi được tách khỏi dịch dấm lên men. Trong
lần chưng cất sau, dịch cất được tạo thành theo cách
loại bỏ rượu đầu, trong đó tập trung những tạp chất
không mong muốn, chủ yếu là các ester và aldehyde
với vị sốc và mùi không đặc trưng. Rượu cuối có
chứa một số rượu bậc cao và ester khó bay hơi ở
nhiệt độ cao được tách bỏ sau khi thu hồi dịch cất.
Thành phần của dịch cất được phân tích và thể hiện
trên bảng 1.
Bảng 1. Thành phần của dịch cất
sau chưng cất phân đoạn
Kết quả đạt được trên bảng 1 cho thấy, dịch cất
thu được sau quá trình chưng cất phân đoạn không
chứa furfurol, nồng độ cồn trong dịch cất đạt 57,5%
v/v, thấp hơn so với tài liệu của Маринов (62 - 70%
v/v), nhưng cao hơn đáng kể so với kết quả công bố
của Vũ Thị Kim Phong (40 - 42% v/v). Các chỉ tiêu
chất lượng khác của dịch cất dao động trong phạm
vi cho phép.
3.2. Ảnh hưởng tỉ lệ bổ sung chip gỗ sồi đến chất
lượng rượu
Trong thời gian tàng trữ brandy tiến hành bổ
sung chip gỗi sồi để tạo hương vị, màu sắc cho sản
phẩm. Các thí nghiệm được tiến hành theo mô tả tại
2.2.2, kết quả được trình bày trên bảng 2.
Bảng 2. Ảnh hưởng của tỉ lệ bổ sung chip gỗ sồi
đến màu sắc của rượu Brandy dứa
Ghi chú: Trong cùng một hàng, các số có chữ cái giống
nhau thì không khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05.
Theo các kết quả đạt được trên bảng 2, sau thời
gian tàng trữ 6 tháng, với tỷ lệ chip gỗ sồi 4 g/l màu
sắc, hương vị của rượu brandy được đánh giá là tốt
nhất. Với các tỷ lệ chip gỗ sồi nhỏ hơn, màu sắc sản
phẩm sáng, không đặc trưng cho brandy, trong khi
với tỷ lệ 5 g/l xuất hiện vị chát của rượu và màu đậm.
3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ tàng trữ đến chất
lượng rượu brandy dứa
Brandy được bảo quản, tàng trữ trong các điều
kiện nhiệt độ khác nhau: 200C, 250C, và ở điều kiện
nhiệt độ của môi trường 220C - 340C. Các chỉ tiêu
hóa lý và cảm quan của brandy thành phẩm sau 6
tháng tàng trữ được biểu thị trên bảng 3.
STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Hàm lượng
1 Nồng độ cồn % v/v 57,5
2 Acetaldehyde mg/l 47,70
3 Ethyl acetate mg/l 305,98
4 Methanol mg/l 273,9
5 Rượu bậc cao mg/l 1610,9
6 Axit (qui về acetic) mg/l 183,6
7 Furfurol mg/l Không có
Chỉ tiêu
Tỷ lệ chip gỗ sồi bổ sung
0 g/l 2 g/l 3 g/l 4 g/l 5 g/l
OD620 0,12c 0,15bc 0,18abc 0,20ab 0,24a
Cảm quan
(điểm) 8,4 12,8 14,3 16,11 15,6
70
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
Số liệu thu được trên bảng 3 cho thấy, các thành
phần của rượu không có sự khác biệt đáng kể sau
quá trình tàng trữ ở các nhiệt độ khác nhau. Chất
lượng cảm quan của rượu được cải thiện đáng kể
trong quá trình tàng trữ, rượu êm dịu và hài hòa
hơn, không gây cảm giác hăng, cay như khi vừa mới
chưng cất, rượu trở lên đậm đà và dễ uống. Theo
đánh giá chung rượu được tàng trữ ở nhiệt độ 200C
và 250C thể hiện giá trị cảm quan tốt hơn so với tàng
trữ ở nhiệt độ môi trường. Để tiết kiệm chi phí sản
xuất cho việc duy trì nhiệt độ thấp, giá trị nhiệt độ
tàng trữ phù hợp được lựa chọn là 25oC. Kết quả đạt
được của thí nghiệm tương đồng với công bố của Vũ
Thị Kim Phong và cộng tác viên (2011) khi nghiên
cứu về quả vải và quả mận.
3.3. Ảnh hưởng của thời gian tàng trữ đến chất
lượng rượu brandy dứa.
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian tàng trữ đến
chất lượng rượu brandy, nhiệt độ được lựa chọn là
25oC, các thí nghiệm được mô tả theo 2.2.3, kết quả
đánh giá cảm quan sản phẩm được trình bày trên
bảng 4.
Bảng 4. Ảnh hưởng của thời gian tàng trữ
đến chất lượng rượu brandy dứa
Kết quả đánh giá cảm quan cho thấy brandy tàng
trữ sau 4 tháng có điểm cảm quan xếp loại trung
bình. Sau 6 tháng tàng trữ sản phẩm có hương thơm
đặc trưng của dứa, vị dịu êm, màu hổ phách, điểm
cảm quan đạt loại khá. Khi tăng thời gian tàng trữ
lên đến 8 tháng, chất lượng brandy có được cải thiện
nhưng không đáng kể, điểm cảm quan cũng đạt loại
khá. So sánh với các dòng sản phẩm brandy thông
thường, chất lượng rượu thí nghiệm có thời gian
tàng trữ ngắn hơn so với công bố 6 - 12 tháng của
Маринов (2005). Để đảm bảo chất lượng sản phẩm
cũng như hiệu quả kinh tế thời gian ủ được lựa chọn
là 6 tháng.
Bảng 5. Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý
Bảng 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ tàng trữ đến chất lượng brandy
Ghi chú: Trong cùng một hàng, các số có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05.
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Hàm lượng các chất ở nhiệt độ tàng trữ khác nhau
200C 250C Nhiệt độ môi trường (220C - 340C)
1 Nồng độ cồn % v/v 52,9a 52,6a 52,5a
Acetaldehyde mg/l 58,3a 58,9a 59,1a
Ethyl acetate mg/l 450,3a 456,1a 459,2a
Methanol mg/l 259,3b 253,9ab 250,2a
Rượu bậc cao mg/l 1478,6b 1465,6a 1458,6a
Axit (qui về acetic) mg/l 236,7a 241,6a 245,4a
7 Furfurol - Không có Không có Không có
8 Cảm quan - Trong suốt, hương vị hài hoà
Trong suốt, hương vị
hài hoà, đặc trưng
Trong suốt, hương
đặc trưng, vị hơi sốc
STT
Thời gian
bảo quản
(tháng)
Đánh giá cảm quan
Điểm
cảm
quan
1 0 Màu nhạt, hương vị sốc 9,40
2 2 Màu hổ phách nhạt, hương vị sốc 12,66
3 4 Màu hổ phách, hương tương đối đặc trưng 13,91
4 6
Màu sắc đặc trưng,
hương thơm đặc trưng
của dứa, vị dịu êm
15,76
5 8 Hương đặc trưng, màu sắc đặc trưng, vị dịu êm 16,06
STT Chỉ tiêu Hàm lượng Đơn vị
1 Methanol 242,95 mg/l
2 Furfurol KPH
3 Cồn 52,53 %
4 Diethyl acetat 7,77 mg/l
5 Isobutylric acid 0,05 mg/l
6 Furfural 0,04 mg/l
7 Ethyl amyl acetal 0,05 mg/l
8 Methylhydrazine 0,01 mg/l
9 Hexanoic acid, ethyl ester 0,19 mg/l
10 Octanoic acid, ethyl ester 0,27 mg/l
11 methyl chavicol 0,28 mg/l
12 α-copanene 0,1 mg/l
13 decanoic acid, ethyl ester 0,25 mg/l
14 β-elemene 0,02 mg/l
15 germacrene D 0,03 mg/l
16 d-nerolidol 0,2 mg/l
17 nonanoic acid, ethyl ester 0,07 mg/l
18 isobutyl phthalate 0,03 mg/l
19 tetradecanoic acid, 2-methyl-, methyl ester 0,06 mg/l
71
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý của rượu
sau quá trình tàng trữ 6 tháng được trình bày
trong bảng 5. Thành phần hóa học của rượu đáp
ứng yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
đối với đồ uống có cồn, hàm lượng metanol thấp
hơn đáng kể so với định mức cho phép 2 g/l, sản
phẩm không chứa furfurol, phương pháp chưng
cất chân không có hồi lưu là nguyên nhân tách
loại các thành phần gây ảnh hưởng tiêu cực đến
sức khỏe người tiêu dùng.
3.4. So sánh chất lượng rượu brandy nghiên cứu
với sản phẩm rượu tương đồng trên thị trường
Rượu brandy dứa thành phẩm được pha chế từ
dịch cất sau quá trình ủ 6 tháng với nước RO nhằm
đưa về nồng độ cồn 40% v/v và được đánh giá cảm
quan cùng với 2 loại rượu trên thị trường là rượu
Napoleon Brandy XO có nồng độ cồn 40% v/v sản
xuất tại công ty CP Rượu Bình Tây, rượu Dalat
Brandy nồng độ cồn 40% v/v sản xuất tại công ty CP
Bia rượu Đà Lạt (Dalatbeco) (Bảng 6).
Kết quả đánh giá cảm quan và cho điểm các mẫu
rượu cho thấy, về độ trong và màu sắc, sản phẩm của
đề tài thấp điểm hơn so với 2 sản phẩm còn lại. Rượu
Napoleon Brandy XO và rượu Dalat Brandy được
chế biến theo quy mô công nghiệp và độ trong và
màu sắc được kiểm soát theo các quy trình nghiêm
ngặt. Tùy thuộc vào bản chất nguyên liệu, mỗi sản
phẩm có đặc trưng riêng về mùi, vị. Sản phẩm thí
nghiệm thể hiện hương vị dứa rõ nét. Tuy nhiên
công nghệ của các doanh nghiệp vẫn có các ưu việt
về chất lượng cảm quan của sản phẩm. Chất lượng
của rượu thí nghiệm có điểm cảm quan đạt loại khá,
xấp xỉ các loại rượu brandy đang được lưu hành trên
trị trường. Lưu ý rằng chất lượng sản phẩm brandy
dứa có thể tiếp tục được hiệu chỉnh thông qua việc
ứng dụng các chất điều vị hoặc kỹ thuật phối chế
hương liệu.
IV. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã xác định được một số thông số
kỹ thuật cho cất lượng brandy dứa tốt nhất: Tỷ lệ
bổ sung chip gỗ sồi là 4 g/l so với dịch cất; nhiệt độ
tàng trữ 25oC; thời gian tàng trữ 6 tháng. Sản phẩm
brandy dứa có hương thơm đặc trưng của dứa, vị dịu
êm, màu hổ phách, điểm cảm quan đạt loại khá và
đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia đối với đồ uống có cồn.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo
và các kỹ sư của Công ty TNHH Một thành viên
Bia rượu ERESSON đã phối hợp thực hiện nghiên
cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Tuấn Linh, Đinh Thị Hiền, Hồ Tuấn Anh,
2016. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men,
nhiệt độ và thời gian lên men đến sản xuất brandy
dứa. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt
Nam, số 5(66): 26-30.
Vũ Thị Kim Phong, Nguyễn Thị Hồng Chi, Trần
Thị Lan, Nguyễn Đắc Kiên, Hoàng Liên Hương,
Nguyễn Văn Cường, Lê Hoài Thanh, Hồ Việt
Hưng, Nguyễn Thị Hợi, 2011. Nghiên cứu công nghệ
sản xuất Rượu Brandy từ quả vải và quả mận của
Việt Nam. Đề tài thuộc Đề án phát triển và ứng dụng
công nghệ sinh học trong lĩnh vực CNCB đến năm
2020. Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, 2010. QCVN 6-3:
2010/BYT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với các
sản phẩm đồ uống có cồn.
Tiêu chuẩn Quốc gia, 1979. TCVN 3217-1979. Rượu -
phân tích cảm quan - phương pháp cho điểm.
Маринов, М., 2005. Технология на високоалкохолните
напитки и спирта. Академично издателство на
УХТ - Пловдив.
Bảng 6. Chất lượng cảm quan của ba sản phẩm rượu brandy
Mẫu rượu
Tổng điểm chưa có trọng lượng Điểm chất
lượng Xếp loạiĐộ trong và màu sắc Mùi Vị
Napoleon Brandy XO 35 30 31 17,66 Khá
Dalat Brandy 33 27 29 16, 46 Khá
Brandy dứa 26 33 25 15,76 Khá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 124_1351_2153171.pdf