Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tham số lớp đáy đến độ chính xác định vị mục tiêu ngầm trong vùng biển nông - Trịnh Đăng Khánh: Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
T. Đ. Khánh, , “Nghiên cứu ảnh hưởng của tham số lớp đáy trong vùng biển nông.” 40
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THAM SỐ LỚP ĐÁY
ĐẾN ĐỘ CHÍNH XÁC ĐỊNH VỊ MỤC TIÊU NGẦM
TRONG VÙNG BIỂN NÔNG
Trịnh Đăng Khánh1, Trần Phú Ninh2*, Lâm Viết Huy3, Đoàn Thế Hoàng2
Tóm tắt: Bài báo trình bày về phương pháp định vị mục tiêu ngầm trong vùng
biển nông. Mô phỏng và đánh giá sự ảnh hưởng của các tham số lớp đáy như vận
tốc âm, mật độ môi trường đến độ chính xác quá trình định vị mục tiêu ngầm. Kết
quả mô phỏng cho thấy sự thay đổi vận tốc âm, hệ số mật độ sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng định vị. Yêu cầu tối thiểu khi đánh giá vận tốc âm là sai số ∆c ≤ 10m/s và hệ
số mật độ là sai số ≤ 0.5 /dB.
Từ khóa: Mô hình truyền âm, Xử lý trường phối hợp, định vị, Vùng nước nông.
1. GIỚI THIỆU
Phát hiện và định vị nguồn âm trong vùng biển nước nông sử dụng phương
pháp xử lý trường phối hợp (Matching Field Processing – MFP) đã được nghiên
cứu [1-3]. Tron...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tham số lớp đáy đến độ chính xác định vị mục tiêu ngầm trong vùng biển nông - Trịnh Đăng Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
T. Đ. Khánh, , “Nghiên cứu ảnh hưởng của tham số lớp đáy trong vùng biển nông.” 40
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THAM SỐ LỚP ĐÁY
ĐẾN ĐỘ CHÍNH XÁC ĐỊNH VỊ MỤC TIÊU NGẦM
TRONG VÙNG BIỂN NÔNG
Trịnh Đăng Khánh1, Trần Phú Ninh2*, Lâm Viết Huy3, Đoàn Thế Hoàng2
Tóm tắt: Bài báo trình bày về phương pháp định vị mục tiêu ngầm trong vùng
biển nông. Mô phỏng và đánh giá sự ảnh hưởng của các tham số lớp đáy như vận
tốc âm, mật độ môi trường đến độ chính xác quá trình định vị mục tiêu ngầm. Kết
quả mô phỏng cho thấy sự thay đổi vận tốc âm, hệ số mật độ sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng định vị. Yêu cầu tối thiểu khi đánh giá vận tốc âm là sai số ∆c ≤ 10m/s và hệ
số mật độ là sai số ≤ 0.5 /dB.
Từ khóa: Mô hình truyền âm, Xử lý trường phối hợp, định vị, Vùng nước nông.
1. GIỚI THIỆU
Phát hiện và định vị nguồn âm trong vùng biển nước nông sử dụng phương
pháp xử lý trường phối hợp (Matching Field Processing – MFP) đã được nghiên
cứu [1-3]. Trong [4-5] chỉ ra có thể định vị mục tiêu ngầm sử dụng một
hydrophone và định vị nguồn âm dải rộng có mức tín hiệu nhỏ trong vùng biển
nước nông với một hydrophone.
Đặc điểm truyền sóng trong vùng nước nông rất phức tạp, do vậy để định vị
mục tiêu trong vùng nước nông phải gắn chặt với các yếu tố môi trường. Hay nói
cách khác việc tính toán, mô hình hóa quá trình truyền âm chính xác sẽ quyết định
lớn đến chất lượng định vị mục tiêu ngầm. Khái niệm về phương pháp trường phối
hợp mang ý nghĩa là thuật toán định vị cần phối hợp với môi trường.
Trong [9] nghiên cứu ảnh hưởng của các tham số môi trường đến việc mô hình
hóa âm và [10] nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sai số định vị. Kết quả, khi
các tham số môi trường thay đổi sẽ làm cho việc tính hàm Green và trường thay
thế sẽ sai lệch. Khi đó kết quả định vị cũng sẽ xảy ra sai số. Tuy nhiên [10] mới đề
cập đến sự thay đổi của các tham số lớp nước trong môi trường thử nghiệm.
Bài báo này trình bày phương pháp định vị nguồn âm dải rộng ở môi trường
nước nông sử dụng một hydrophone và nghiên cứu sự ảnh hưởng các tham số lớp
đáy đến chất lượng định vị. Phần đầu bài báo trình bày thuật toán định vị dùng
phương pháp xử lý trường phối hợp sử dụng một hydrophone và ảnh hưởng của
tham số lớp đáy đến chất lượng định vị; Phần tiếp theo trình bày về môi trường thử
nghiệm; Phần cuối đưa ra kết quả mô phỏng và kết luận.
2. THUẬT TOÁN ĐỊNH VỊ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THAM SỐ MÔI
TRƯỜNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐỊNH VỊ
Thuật toán định vị MFP dải rộng sử dụng 1 hydrophone dựa vào nguyên tắc
chia không gian cần quan sát thành các mắt lưới theo khoảng cách ri và độ sâu zj
(Hình 1). Tiếp theo, tính trường thay thế ij
r tại điểm thu khi giả thiết nguồn phát ở
từng vị trí lưới với dữ liệu đo được tại hydrophone. Kết quả tương quan tốt nhất
giữa tín hiệu trường thay thế và giá trị đo được tại hydrophone r
sẽ xác định được
vị trí nguồn [5].
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 41
2
2
ijij
e r r (1)
Thuật toán định vị trong bài báo này sử dụng phương pháp bình phương tối
thiểu.
Khi đó tương quan tốt nhất ứng với giá trị
2
ij
e nhỏ nhất, hoặc giá trị
2
ij
1 / e lớn
nhất sẽ xác định được vị trí nguồn L (Localization).
Tín hiệu trường thay thế ở hydrophone tương ứng với nguồn phát ở từng vị trí
mắt lưới ij
r tính bằng công thức sau [5].
ij ij.r G s n
(2)
Hình 1. Minh họa thuật toán MFP với một hydrophone.
Ở đó ijG là ma trận tích chập của hàm Green cho một vị trí thu và phát cố định
tương ứng với mắt lưới ở vị trí ri, zj; s là véc tơ tín hiệu rời rạc theo thời gian; rij là
véc tơ đo được tại hydrophone; n là tạp âm môi trường.
Để tính ma trận tích chập ijG , phải tính giá trị hàm Green theo thời gian bằng
giải phương trình sóng [7]:
2
2
2
2 1
t
p
c
p
(3)
Trong đó, p là áp suất âm, còn c là vận tốc âm.
Giá trị Hàm Green có thể tính trực tiếp theo phương trình (3) hoặc tính hàm
Green theo tần số, sau đó biến đổi ngược IFFT để nhận được hàm Green theo thời
gian. Như [3], có một số phương pháp tính hàm Green, trong đó có 3 phương pháp
phổ biến là phương pháp tia, phương pháp mode và phương pháp parapolic.
Phương pháp tia thường hay dùng ở tần số cao, vùng biển sâu; phương pháp
parapolic tính toán tương đối phức tạp. Trong vùng biển nông và tần số thấp, người
ta hay dùng phương pháp mode chuẩn để mô hình hóa quá trình truyền âm.
Hàm Green phụ thuộc tần số theo phương pháp mode chuẩn như sau [6]:
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
T. Đ. Khánh, , “Nghiên cứu ảnh hưởng của tham số lớp đáy trong vùng biển nông.” 42
(4)
Ở đó ri, zj là khoảng cách và độ sâu của nguồn, z là độ sâu của hydrophone, hệ
số mật độ môi trường, là giá trị mode chuẩn và k là hệ số sóng.
Để tính hàm Green, tính được hàm mode chuẩn . Hàm mode chuẩn thỏa mãn
các điều kiện sau [6]:
2
2
2
''( ) ( ) 0
( )
z k z
c z
(5)
(0) 0 (6)
( ) 0D (7)
Nghiệm phương trình trên phụ thuộc vào môi trường, các tham số và điều kiện
biên của môi trường và lời giải chi tiết được trình bày trong [6].
Từ công thức (4÷7), hàm Green theo tần số phụ thuộc vào tham số môi trường
như cấu trúc các lớp, độ sâu của lớp, vận tốc âm thanh, hệ số mật độ của các lớp và
vị trí tương đối giữa nguồn phát và nguồn thu, tần số nguồn phát [6]. Do đó, tín
hiệu trường thay thế, sai số bình phương tối thiểu, kết quả định vị cũng phụ thuộc
vào các tham số môi trường, phụ thuộc vào phương pháp tính mô hình âm cũng
như các thuật toán ước lượng, tính sai số bình phương tối thiểu.
3. MÔI TRƯỜNG THỬ NGHIỆM
Để đánh giá ảnh hưởng của môi trường, bài báo lựa chọn một vùng nước nông
điển hình ở biển Việt Nam có các tham số môi trường như hình 2 [10].
Hình 2. Mô hình môi trường đại dương tại điểm lắp đặt.
Trong các tham số trên, tham số vận tốc âm là quan trọng nhất vì vận tốc âm là
một hàm của các tham số nhiệt độ, độ mặn và độ sâu, nó quyết định nhiều đến quá
trình phản xa, khúc xạ âm như định luật Snell [7]. Ngoài ra, hệ số mật độ môi
trường, và hệ số hấp thụ cũng ảnh hưởng lớn đến sự phản xạ và hấp thụ âm.
Như vậy, để mô hình hóa quá trình truyền âm và tính toán định vị mục tiêu
ngầm cần biết chính xác các tham số môi trường. Đây là một trong vấn đề hết sức
khó khăn vì việc đo và khảo sát môi trường trong điều kiện thực tế cần rất nhiều
thời gian và các trang bị máy móc. Hiện nay, các tham số lớp nước có thể đo được
4
ij
1
( , , ) ( ) ( )
( ) 8
m ijk rj
i j m j m
ms i m
i e
G r z f e z z
z r k
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 43
bằng các thiết bị đo vận tốc âm và đo độ sâu. Tuy nhiên, các tham số lớp đáy cần
phải sử dụng các mũi khoan sâu xuống đáy và vấn đề đo đạc gặp nhiều khó khăn.
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG
4.1. Kịch bản mô phỏng
a, Mô phỏng, khảo sát kết quả định vị khi vận tốc âm lớp đáy thay đổi trong
khoảng: c=(1÷30)m/s
b, Mô phỏng, khảo sát kết quả định vị khi hệ số mật độ lớp đáy thay đổi trong
khoảng: =(0.1÷1.5) /dB.
4.2. Số liệu đầu vào
- Các tham số môi trường như trong hình 2.
- Nguồn âm dạng tín hiệu điều tần tuyến tính LMF có độ rộng phổ 50÷150 Hz, ở vị
trí (2000m, 59m).
- Các tham số lớp đáy thay đổi trong khoảng c = (1÷30)m/s; = (0.1÷1.5)/dB.
4.3. Phương pháp, công cụ mô phỏng
- Phương pháp: Tính toán kết quả bằng modul phần mềm mô phỏng mô hình
âm và kết quả định vị như công thức (1), (2), (4).
- Công cụ mô phỏng: Sử dụng phầm mềm Matlab.
4.4. Kết quả mô phỏng và bình luận
a, Ảnh hưởng của vận tốc âm lớp đáy đến kết quả định vị
Kết quả mô phỏng việc tính giá trị mode như công thức (4-7) và điều kiện các tham
số môi trường như hình 2, với tần số 100Hz được biểu diễn trên hình 3.
0 20 40 60 80 100 120
0
0.1
0.2
0 20 40 60 80 100 120
-0.2
0
0.2
0 20 40 60 80 100 120
-0.2
0
0.2
0 20 40 60 80 100 120
-0.2
0
0.2
0 20 40 60 80 100 120
-0.2
0
0.2
0 20 40 60 80 100 120
-0.2
0
0.2
Ñoä sahï
B
ie
hn
ñ
o
ä
Hình 3. Số mode chuẩn được tính với tham số môi trường ở hình 2.
Mô phỏng kết quả định vị với vận tốc âm lớp đáy trong khoảng c = (1÷30)m/s,
được thể hiện như trên Hình 4,5 và Bảng 1.
1000 1500 2000 2500 3000
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
110
Khoaûng caùch (m)
Ñ
o
ä s
a
hï
(
m
)
Toïa ñoä mïïc tiehï: Rs=2000m, Zs=58m
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
1000
1500
2000
2500
3000
0
20
40
60
80
100
120
0
1
2
3
4
Khoaûng caùch (m)
Ñoä sahï (m)
B
ie
hn
ñ
o
ä
Hình 4. Hàm bề mặt định vị mục tiêu với c = 5m/s.
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
T. Đ. Khánh, , “Nghiên cứu ảnh hưởng của tham số lớp đáy trong vùng biển nông.” 44
1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200 2400 2600 2800 3000
0
10
20
30
40
50
60
0
1
5
10
20
30
10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110
0
10
20
30
40
50
60
0
1
5
10
20
30
Hình 5. Lát cắt hàm bề mặt định vị mục tiêu với c = (1÷30)m/s.
Kết quả mô phỏng trên Hình 4,5 và Bảng 1 chỉ ra, sự thay đổi vận tốc lớp đáy
Δc ≤ 10m/s, kết quả định vị vẫn đảm bảo với sai số cự ly Δr = 20m, sai số theo độ
sâu Δz = 1m. Khi sai số Δc 10m/s, kết quả định vị sẽ bị sai số lớn Δ r ≥ 40m, sai
số theo độ sâu Δz ≥ 3m và tỷ số Đỉnh/Nền PBR < 12.
Bảng 1. Kết quả định vị với các sai số đo vận tốc âm lớp đáy c=(1÷30)m/s.
b, Ảnh hưởng của hệ số mật độ lớp đáy đến kết quả định vị
Mô phỏng kết quả định vị với sai số hệ số mật độ lớp đáy trong khoảng
=(0.1÷1.5)/dB, được thể hiện như trên Hình 6,7 và Bảng 2.
Bảng 2. Kết quả định vị với các sai số đo hệ số mật độ lớp đáy
= (0.1÷1.5) /dB.
C thay
đổi
Tọa độ mục
tiêu thực tế
Tọa độ đánh
giá
Sai số xác
định tọa độ
Đỉnh Nền
Đỉnh/
Nền
0sr (m) 0sz (m) rˆ (m) zˆ (m) Δr(m) Δz(m) UP UB PBR
0C 2000 59 2000 60 0 1 42.41 0.19 215.77
1C 2000 59 2000 60 0 1 53.64 0.12 426.13
5C 2000 59 2000 58 0 1 3.94 0.10 38.46
10C 2000 59 1980 60 20 1 2.49 0.11 22.07
20C 2000 59 1960 62 40 3 1.54 0.12 12.09
30C 2000 59 2020 104 20 45 1.61 0.13 12.39
thay
đổi
Tọa độ mục tiêu
thực tế
Tọa độ đánh
giá
Sai số xác
định tọa độ
Đỉnh Nền
Đỉnh/
Nền
0sr (m) 0sz (m) rˆ (m) zˆ (m) Δr(m) Δz(m) UP UB PBR
0 2000 59 2000 60 0 1 42.41 0.19 215.77
0.1 2000 59 2000 58 0 1 7.43 0.11 67.79
0.5 2000 59 2040 54 40 5 2.09 0.13 15.81
1 2000 59 2000 66 0 7 1.78 0.12 14.36
1.5 2000 59 2020 24 20 35 1.68 0.08 18.70
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 45
1000
1500
2000
2500
3000
0
20
40
60
80
100
120
0
2
4
6
8
Khoaûng caùch (m)
Ñoä sahï (m)
B
ie
hn
ñ
o
ä
1000
1500
2000
2500
3000
0
20
40
60
80
100
120
0
0.5
1
1.5
2
2.5
Khoaûng caùch (m)
Ñoä sahï (m)
B
ie
hn
ñ
o
ä
Hình 6. Hàm bề mặt định vị mục tiêu với = 0.1/dB và = 0.5/dB.
1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200 2400 2600 2800 3000
0
1
2
3
4
5
6
7
8
0.1
0.5
1
1.5
10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110
0
1
2
3
4
5
6
7
8
0.1
0.5
1
1.5
Hình 7. Lát cắt hàm bề mặt định vị mục tiêu với =(0.1÷1.5) /Db.
Kết quả mô phỏng trên hình 6, 7 và bảng 2 chỉ ra, khi sự thay đổi mật độ
0.5 / dB dẫn đến kết quả định vị sai lệch với sai số cự ly Δ r ≥ 40m, sai số
theo độ sâu Δz ≥ 5m, tỷ số Đỉnh/Nền của hàm bề mặt giảm PBR < 15.
5. KẾT LUẬN
Bài báo đã nghiên cứu, mô phỏng và đánh giá phương pháp MFP dải rộng sử
dụng một hydrophone để định vị nguồn âm dải rộng trong vùng biển nước nông
Việt Nam. Thuật toán định vị được mô phỏng đối với các tham số lớp đáy có vận
tốc âm, hệ số mật độ thay đổi. Kết quả mô phỏng cho thấy khi vận tốc âm thay đổi
nhỏ hơn 10m/s, kết quả định vị vẫn đảm bảo; khi vận tốc thay đổi lớn hơn 20m/s,
kết quả định vị bị sai lệch. Hệ số mật độ lớp đáy cũng ảnh hưởng đến kết quả định
vị, khi mật độ thay đổi lớn hơn 0.5 /dB, kết quả định vị sẽ cho sai số. Vì vậy yêu
cầu tối thiểu khi đánh giá vận tốc âm là sai số ∆c ≤ 10m/s và hệ số mật độ là sai số
≤ 0.5 /dB.
Do tham số lớp đáy có ảnh hưởng đến kết quả định vị, vì vậy nếu tham số lớp
đáy không đo được hoặc không chắc chắn cần có các phương pháp ước lượng tham
số lớp đáy. Một trong những hướng phát triển tiếp là việc sử dựng thuật toán đảo
âm để ước lượng tham số môi trường nói chung và tham số đáy nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Baggeroer, A.B., W.A. Kuperman, and P.N. Mikhalevsky. 1993. “An
Overview of Matched Field Methods in Ocean Acoustics”. IEEE Journal of
Oceanic Engineering 18 (4): 401-424.
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
T. Đ. Khánh, , “Nghiên cứu ảnh hưởng của tham số lớp đáy trong vùng biển nông.” 46
[2]. Tolstoy, A. 1993. “Matched Field Processing for Underwater Acoustics”.
Singapore: World Scientific.
[3]. Xiao Z, Xu W, Gong Xianyi. “Robust Matched Field Processing for Source
Localization Using Convex Optimization”. IEEE Oceans’ 2009, Bremen,
2009: 1-5.
[4]. Lee Y P. “Time - domain single hydrophone localization in a real shallow
water environment”. IEEE Oceans’98 Conference Proceedings, Nice, France,
1998: 1074-1077.
[5]. Shuai YAO, Kun LI, Shiliang FANG, “Cross correlation matched field
localization for unknown emitted signal waveform using two-hydrophone”,
Inter-noise 2014, Melbourne, Nov. 16-19, 2014.
[6]. Jensen, F., W. Kuperman, M. Porter, and H. Schmidt 1994. “Computational
Ocean Acoustics”. New York: AIP Press.
[7]. Paul C. Etter (2003), “Underwater Acoustic Modeling and Simulation”,
Published in the Taylor & Francis e-Library, Taylor & Francis Group.
[8]. Urick, R.j. “Principle of Underwater Sound”, 3rd, Edn, McGraw - Hill, New
York, 1975.
[9]. Trần Phú Ninh, Trịnh Đăng Khánh, Bùi Ngọc Mỹ. “Đánh giá tổn hao khi
truyền sóng âm trong vùng nước nông”. Tạp chí Tạp chí Nghiên cứu KH&CN
quân sự, số 2-2016.
[10]. Trịnh Đăng Khánh, Nguyễn Xuân Long, Trần Phú Ninh. “Nghiên cứu đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến sai số định vị mục tiêu ngầm trong vùng biển
nước nông”. Tạp chí Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, số 6-2016.
ABSTRACT
INVESTIGATION OF THE EFFECT OF THE BOTTOM LAYER
PARAMETERS ON THE ACCURARY OF UNDERWATER TARGET
LOCALIZATION IN SHALLOW WATER
A fundamental study on localization method for underwater target
localization in shallow water is presented in this article. The purpose of this
study is to simulate and evaluate the effect of the bottom layer parameters
such as acoustic velocity, environment density on the accuracy for
underwater target localization. The obtained results demonstrate that the
change in sound velocity, density factor affect the quality of localization.
Minimum requirements when assessing velocity error is Δc≤10 m/s and
density factor error is ≤0.5/dB.
Keywords: Propagation Model, Matching Field Processing, Localization, Shallow water.
Nhận bài ngày 15 tháng 6 năm 2016
Hoàn thiện ngày 20 tháng 8 năm 2016
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 9 năm 2016
Địa chỉ: 1 Học viện Kỹ thuật quân sự;
2 Học viện Hải quân ;
3 Quân chủng Phòng không không quân;
* Email: daidaingoc@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 05_ninh_4974_2150200.pdf