Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, phẩm chất và mùi thơm trên 2 giống lúa OM121 và OM9915

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, phẩm chất và mùi thơm trên 2 giống lúa OM121 và OM9915: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1058 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT VÀ MÙI THƠM TRÊN 2 GIỐNG LÚA OM121 VÀ OM9915 Vũ Tiến Khang1, Đinh Thị Hải Minh1, Võ Thị Thảo Nguyên1, Từ Văn Dững2, Nguyễn Thành Phước2, Phạm Ngọc Tú1. 1 Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long 2 Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, phẩm chất và mùi thơm trên 2 giống lúa OM121 và OM9915”. Thí nghiệm được thực hiện trong 2 vụ hè thu 2014 và đông xuân 2014-2015 tại huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ và huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 7 nghiệm thức và được nhắc lại 3 lần. Chi tiết của các nghiệm thức trong thí nghiệm như sau: T1. Đối chứng (không bón phân); T2: 120 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha; T3: 100 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha. T4: 80 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha; T5: 80 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O+ 6 tấn phân hữu cơ ...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, phẩm chất và mùi thơm trên 2 giống lúa OM121 và OM9915, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1058 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT VÀ MÙI THƠM TRÊN 2 GIỐNG LÚA OM121 VÀ OM9915 Vũ Tiến Khang1, Đinh Thị Hải Minh1, Võ Thị Thảo Nguyên1, Từ Văn Dững2, Nguyễn Thành Phước2, Phạm Ngọc Tú1. 1 Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long 2 Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, phẩm chất và mùi thơm trên 2 giống lúa OM121 và OM9915”. Thí nghiệm được thực hiện trong 2 vụ hè thu 2014 và đông xuân 2014-2015 tại huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ và huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 7 nghiệm thức và được nhắc lại 3 lần. Chi tiết của các nghiệm thức trong thí nghiệm như sau: T1. Đối chứng (không bón phân); T2: 120 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha; T3: 100 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha. T4: 80 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha; T5: 80 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O+ 6 tấn phân hữu cơ rơm rạ/ha; T6: 60 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O + 6 tấn phân hữu cơ rơm rạ/ha /ha; and T7: 40 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O + 6 tấn phân hữu cơ rơm rạ/ha. Kết quả phân tích về chất lượng và mùi thơm của 2 giống lúa cho thấy khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức bón phân trong thí nghiệm ở cả 2 vùng sinh thái khác nhau. Đối với năng suất lúa của các nghiệm thức có bón phân NPK và HCRR có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (T1). Kết quả thí nghiệm đã tìm ra được công thức phân bón cho hai giống lúa OM121 và OM9915 ở nghiệm thức T4:80 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha hoặc nghiệm thức T6: 60 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O + 6 tấn phân hữu cơ rơm rạ/ha; có năng suất cao và hiệu quả kinh tế trên đất phù. Còn trên vùng đất mặn ở Long Phú, Sóc Trăng tìm ra được công thức phân bón cho cả hai giống lúa OM121 và OM9915 ở nghiệm thức T4: 80 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O/ha hoặc nghiệm thức T5: 80 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O + 6 tấn phân hữu cơ rơm rạ/ha đã cho năng suất và hiệu quả cao nhất. Từ khóa: Năng suất lúa OM121, OM9915, NPK, phân hữu cơ rơm rạ, phẩm chất. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phân bón là nguồn dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Trong đó, nguyên tố đa lượng đạm, lân, kali là 3 nguyên tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Đạm giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh học, là thành phần của protein và axit amin vì chất nguyên sinh của tế bào sống là protein. Cây được cung cấp N đầy đủ, thân lá và chồi phát triển tốt, rễ phát triển cân đối hơn so với cây thiếu N. Lân là nguồn năng lượng vận chuyển và bảo tồn vật chất, P cần thiết cho hình thành axit nucleic và photpholipit, thúc đẩy đẻ nhánh, trổ bông và tăng cường chất lượng hạt. Ngoài ra, theo Mai Thành Phụng (2005)1, P còn có tác dụng giải độc phèn (khi bón cho đất phèn). Trong cây, K đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng khác nhau như thẩm thấu, trung hòa điện tích, vai trò biến dưỡng trong cây (Võ Thị Gương, 2004). Theo Mai Thành Phụng (2005)1, K giúp tăng khả năng chống chịu cho cây, tăng cường khả năng tích lũy chất về hạt và nâng cao chất lượng gạo (đối với cây lúa). Phân bón cho lúa có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt. Nếu bón hoặc bón ít đạm thì lúa cao sản chỉ chứa một lượng protein thấp tương đối so với lúa địa phương. Nếu được bón đủ phân đạm và áp dụng một số biện pháp canh tác kỹ thuật thì năng suất hạt và protein của lúa cao sản tăng rất nhiều (Jennings et al., 1979). Nguyễn Thị Khoa và ctv. (1997)2 khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân N, P, K đến năng suất và chất lượng lúa gạo trong vụ đông xuân có nhận xét: Chế độ bón phân cân đối đầy đủ N, P, K không những làm tăng năng suất lúa mà còn cải thiện chất lượng gạo rõ rệt như làm tăng tỉ lệ gạo nguyên, giảm độ bạc bụng, giảm độ đục của nội nhũ so với chế độ bón phân đơn độc những yếu tố N, P, K riêng rẽ. Chế độ phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến tỉ lệ gạo lức, gạo trắng nhưng có ảnh hưởng đến tỉ lệ gạo nguyên (Nguyễn Hạc Thúy, 2001)3. Vì thế, thí nghiệm “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, phẩm chất của 2 giống lúa OM 9915 và OM 121” được thực hiện. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 1059 Mục tiêu của thí nghiệm: Đánh giá ảnh hưởng và tìm ra mức phân bón thích hợp cho năng suất, phẩm chất và mùi thơm của 2 giống lúa OM 9915, OM121 trên vùng đất phù sa ngọt và nhiễm mặn. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Loại đất nghiên cứu: Đất phù sa ngọt và đất phèn nhiễm mặn. Cơ cấu cây trồng: Lúa hè thu- Lúa đông xuân. Phạm vi nghiên cứu: Vùng đất phù sa ngọt thuộc huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ và vùng đất phèn nhiễm mặn thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. 2.2. Vật liệu Giống lúa: OM121 và OM9915. Phân bón sử dụng: Urê (46% N), DAP (18:46:0), supe lân Long Thành (16% P2O5), KCl (60% K2O), phân hữu cơ rơm rạ từ rơm rạ (6 tấn/ha). Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Sofit 300EC, thuốc trừ bệnh Fillia. Các vật liệu cần thiết khác. 2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức và 3 lần lập lại cho tất cả các giống lúa triển vọng xuất khẩu (2 giống). Thí nghiệm được thực hiện theo kiểu dài hạn trong 2 vụ liên tiếp. Giữa các ô được đắp bờ ngăn không cho nước chảy tràn từ ô này qua ô khác. Diện tích thí nghiệm: 40 m2/ô. • Chi tiết của các nghiệm thức thí nghiệm như sau: Ký hiệu Nghiệm thức T1 Đối chứng (không bón phân) T2 Công thức bón: 120 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha. T3 Công thức bón: 100 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha. T4 Công thức bón: 80 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha. T5 Công thức bón: 80 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O+ 6 tấn phân hữu cơ từ rơm rạ /ha (HCRR). T6 Công thức bón: 60 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O + 6 tấn phân hữu cơ từ rơm rạ/ha. T7 Công thức bón: 40 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O + 6 tấn phân hữu cơ từ rơm rạ /ha. * Phương pháp bón phân: + Phân hữu cơ từ rơm rạ được bón lót và vùi vào trong đất trước khi sạ lúa. + Phân đạm được chia thành 3 lần bón ở các thời điểm 10, 22 và 42 ngày sau sạ (NSS). Bón 30% lượng đạm cho lần 1 và lần 3 bón và bón 40% lượng đạm cho lần 2. + Phân DAP (lân): được chia thành 2 lần bón bằng nhau cho lần 1 ở thời điểm 10 NSS và cho lần 2 bón vào thời điểm 22 NSS. + Phân kali: được chia thành 2 lần bón bằng nhau. Lần 1 bón 50% lượng kali lúc lúa 10 NSS và 50% lượng kali còn lại được bón lúc lúa 42 NSS. Mật độ sạ: 120 kg/ha, theo phương pháp sạ hàng. Các nghiệm thức trong thí nghiệm được áp dụng cách bón phân như nhau cho cả 2 vụ đông xuân và hè thu. * Chỉ tiêu theo dõi: + Phân tích đất trước khi thực hiện thí nghiệm và sau khi kết thúc thí nghiệm: % C, % N, % P và % K. + Các yếu tố cấu thành năng suất lúa (số bông/m2, số hạt chắc, tỷ lệ lép, khối lượng hạt,...) và năng suất lúa thực tế (gặt 5 m2/ô ở thời điểm thu hoạch và qui ra năng suất trên ha). + Đánh giá mùi thơm (cảm quan). + Tính và so sánh hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức. * Đánh giá các chỉ tiêu phẩm chất gạo - Nhiệt độ trở hồ VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1060 Bảng 1. Thang đánh giá nhiệt độ trở hồ của hạt gạo trắng (IRRI, 1988) STT Đặc điểm ghi nhận Phân loại Cấp đánh giá 1 Hạt gạo còn nguyên Cao 1 2 Hạt gạo phồng lên Cao 2 3 Phồng lên, viền còn nguyên, nở ít Cao 3 4 Phồng lên, viền còn nguyên, nở nhiều Trung bình 4 5 Hạt gạo rã ra, viền nở rộng Trung bình 5 6 Hạt gạo tan ra còn trắng đục, còn viền mờ Thấp 6 7 Hạt gạo tan ra trong xuốt, không còn viền Thấp 7 - Độ bền thể gel (mm): Đo độ dài của gel từ đáy ống nghiệm cho tới đầu gel. Phân loại theo thang phân loại của IRRI (1996) như sau: Thang phân loại độ bền thể gel theo IRRI (1996). STT Độ bền thể gel Phân loại 1 61 – 100 mm Mềm cơm 2 41 - 60 mm Cơm mềm trung bình 3 25 - 40 mm Cơm cứng - Hàm lượng amyloza: Phân loại hàm lượng amyloza theo thang phân loại của IRRI (1988) như sau: Phân loại hàm lượng amyloza theo IRRI (1988). STT Hàm lượng amyloza (%) Phân loại 1 0 – 2 Nếp 2 3 – 10 Gạo rất dẻo 3 11 – 19 Gạo dẻo 4 20 – 25 Mềm cơm 5 > 25 Cứng cơm III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các đặc tính đất thí nghiệm Đất thí nghiệm tại Cần Thơ có hàm lượng C hữu cơ dao động 3%, hàm lượng đạm trung bình 0,17%, hàm lượng lân tổng số rất nghèo 0,020% và hàm lượng kali tổng số trung bình 1,06%. Kết quả phân tích đất sau 2 vụ thực hiện thí nghiệm cho thấy hàm lượng hữu cơ không thay đổi nhiều ở các nghiệm thức so với trước khi thực hiện thí nghiệm và vẫn thuộc đất nghèo 3,67%; hàm lượng đạm tổng số (Nts) trung bình biến động từ 0,15% đến 0,17%, hàm lượng lân tổng số (Pts) rất nghèo 0,02%, hàm lượng kali tổng số (Kts) trung bình 0,80%. Đặc tính đất trước khi thực hiện thí nghiệm tại Sóc Trăng: Đất thí nghiệm là đất canh tác lúa thường xuyên 3 vụ/năm. Về lý hóa tính: pH=4,53, EC=0,36 mS/cm thuộc dạng đất phèn nhiễm mặn nhưng vẫn nằm trong khoảng cho phép để một số giống lúa chịu mặn sinh trưởng, phát triển. Hàm lượng mùn 3,09% thuộc loại đất giàu mùn; Nts là 0,18% thuộc loại đất nghèo đạm; Pts là 0,07% thuộc loại trung bình; Kts là 0,55% thuộc loại trung bình đến khá. Kết quả phân tích đất sau 2 vụ thí nghiệm trên các nghiệm thức có bón phân khác nhau cho thấy đất thí nghiệm có hàm lượng hữu cơ nghèo 2,68%, hàm lượng đạm (Nts) khá 0,19%, hàm lượng lân (Pts) rất nghèo 0,02%, hàm lượng kali (Kts) trung bình 1,28%. Nhìn chung các nghiệm thức bón phân như trong thí nghiệm sau 2 vụ đã không ảnh hưởng nhiều đến thành phần dinh dưỡng trong đất. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 1061 3.2. Ảnh hưởng của phân bón trên năng suất của 2 giống lúa OM9915 và OM121 Năng suất lúa thực tế ở các nghiệm thức có bón phân ở cả 2 vụ trên cả hai địa điểm đều cao hơn so với đối chứng không bón phân và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong đó, nghiệm thức T4 (80 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O/ha) có năng suất ổn định trong cả 2 vụ và ở cả 2 điểm, cao hơn các nghiệm thức khác, nhưng chưa cho năng suất khác biệt có ý nghĩa thống kế so với các nghiệm thức còn lại. Có lẽ do nghiệm thức này bị ảnh hưởng của bệnh bạc lá ở thời điểm gần thu hoạch nên ở mức độ nhất định làm cho năng suất giảm, vì thế chưa cho năng suất khác biệt so với các nghiệm thức khác (T6 và T7). Bảng 2: Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất giống lúa OM 121 trong vụ hè thu 2014 và đông xuân 2014-2015 tại Cần Thơ và Sóc Trăng Nghiệm thức Năng suất lúa (t/ha) Hè thu 2014 Đông xuân 2014-2015 Cần Thơ Sóc Trăng Cần Thơ Sóc Trăng T1. Đối chứng 3,19b 3,07b 6,02 b 6,16 b T2. 120-40-30 kg (N-P2O5-K2O)/ha 4,34a 4,31a 7,36 a 7,43 a T3.100-40-30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha 4,23a 4,32a 7,32 a 7,41 a T4. 80-40-30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha 4,25a 4,38a 7,31 a 7,42 a T5. 80-40-30 kg (N- P2O5 -K2O) + 6 tấn HCRR/ha 4,48a 4,02a 7,61 a 7,57 a T6. 60-40-30 kg ( N-P2O5-K2O) + 6 tấn HCRR/ha 4,37a 4,14a 7,29 a 7,26 a T7.40-40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O) + 6 tấn HCRR 4,19a 4,38a 7,26 a 7,09 a CV (%) 5,8 6,4 5,5 5,7 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo Dulcan; HCRR= hữu cơ rơm. Bảng 3: Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất giống lúa OM9915 trong vụ hè thu 2014 và đông xuân 2014-2015 tại Cần Thơ và Sóc Trăng. Nghiệm thức Năng suất lúa (t/ha) Hè thu 2014 Đông xuân 2014-2015 Cần Thơ Sóc Trăng Cần Thơ Sóc Trăng T1. Đối chứng 3,09b 3,02b 6,19 b 6,02b T2. 120-40-30 kg (N-P2O5-K2O)/ha 4,17a 4,08a 7,56 a 7,22a T3.100-40-30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha 4,11a 4,09a 7,58 a 7,34a T4. 80-40-30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha 4,03a 4,24a 7,58 a 7,33a T5. 80-40-30 kg ( N- P2O5 -K2O) + 6 tấn HCRR/ha 4,29a 4,02a 7,86 a 7,46a T6.60-40-30 kg ( N-P2O5-K2O) + 6 tấn HCRR/ha 4,07a 4,30a 7,44 a 7,22a T7.40-40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O) + 6 tấn HCRR 4,14a 4,24a 7,34 a 7,19a CV (%) 4,3 4,8 8,5 6,7 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo Dulcan; HCRR= hữu cơ rơm. 3.3. Ảnh hưởng của phân bón đạm, lân, kali và hữu cơ rơm rạ đến mùi thơm của 2 giống lúa OM121 và OM9915 Kết quả đánh giá cấp độ thơm của giống OM121 trong bảng 4 cho thấy tại Cần Thơ ở nghiệm thức T2 và tại Sóc Trăng ở các nghiệm thức T4, T5 và T7 qua đánh giá không cảm nhận mùi thơm. Tương tự, trên giống OM9915 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1062 tại Cần Thơ qua đánh giá nhận thấy ở nghiệm thức T4, T6 và T7 không cảm nhận có mùi thơm. Có lẽ do đặc tính của giống là khả năng giữ mùi thơm sau khi nấu không được lâu. Bảng 4. Ảnh hưởng của phân bón và vùng sinh thái đến cấp độ thơm của giống OM121 và OM9915 vụ hè thu 2014 Nghiệm thức Cấp độ thơm giồng OM121 Cấp độ thơm giồng OM9915 Cần Thơ Sóc Trăng Cần Thơ Sóc Trăng T1. Đối chứng 1 1 1 2 T2. 120 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha 0 1 1 1 T3. 100 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha 1 1 1 2 T4. 80 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha 1 0 0 1 T5. 80 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha +6 tấn HCRR 1 0 1 1 T6. 60 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha +6 tấn HCRR 1 1 0 1 T7. 40 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha +6 tấn HCRR 1 0 0 1 Theo thang đánh giá hàm lượng amyloza đạt từ 11% đến 19% thuộc loại gạo dẻo. Kết quả phân tích hàm lượng amyloza của giống lúa OM121 ở Cần Thơ và Sóc Trăng cho thấy phẩm chất gạo dẻo không thay đổi giữa các nghiệm thức bón phân khác nhau trong thí nghiệm. Hàm lượng amyloza đạt từ 16,4% đến 19,9% tại Cần Thơ và từ 17,2% đến 19,0% tại Sóc Trăng. Tuy nhiên, về giá trị trung bình có sự chênh lệch không đáng kể về địa điểm thí nghiệm, trong đó thí nghiệm tại Cần Thơ có hàm lượng amyloza đạt 19,1% nhưng tại Sóc Trăng đạt 18,3% (Bảng 5). Bảng 5. Ảnh hưởng của phân bón và vùng sinh thái đến hàm lượng amyloza và độ bền thể gel của giống OM121, vụ đông xuân 2014-2015 Nghiệm Thức Amyloza (%) Độ bền thể gel Cần Thơ Sóc Trăng Cần Thơ Sóc Trăng T1. Đối chứng 19,9 19,0 77,5 93,5 T2. 120 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha 16,4 18,6 76,5 78,0 T3. 100 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha 19,9 18,6 74,5 100,0 T4. 80 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha 19,3 18,3 76,0 72,5 T5. 80 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha + 6 tấn HCRR 19,7 17,2 89,0 75,0 T6. 60 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha + 6 tấn HCRR 19,4 18,0 84,5 83,0 T7. 40 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha + 6 tấn HCRR 19,3 18,1 84,5 81,5 TB 19,1 18,3 80,4 83,4 ± SD 1,23 0,59 5,56 10,00 Đối với độ bền gel (mm) nhận thấy không có sự khác nhau về độ mềm cơm (theo thang đánh giá gạo mềm cơm độ bền thể gel biến động 60-100 mm) giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm (Bảng 5). Trong đó tại Cần Thơ độ biến động từ 76,5 - 80 mm, còn ở Sóc Trăng biến động từ 72,5 đến 100 mm. Kết quả này chứng tỏ rằng chỉ tiêu về chất lượng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, do đó không có sự khác nhau nhiều giữa các nghiệm thức phân bón và địa điểm thí nghiệm. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 1063 Bảng 6. Ảnh hưởng của phân bón và vùng sinh thái lên hàm lượng amyloza (%) và độ bền thể gel của giống OM9915, vụ đông xuân 2014-2015 Nghiệm Thức Amyloza (%) Độ bền thể gel (mm) Cần Thơ Sóc Trăng Cần Thơ Sóc Trăng T1. Đối chứng 16,6 16,4 84,5 78,0 T2. 120 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha 15,4 15,9 98,0 78,5 T3. 100 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha 15,1 15,1 100,0 81,0 T4. 80 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha 15,4 14,6 90,5 79,0 T5. 80 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha + 6 tấn HCRR 15,9 16,8 86,0 76,5 T6. 60 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha + 6 tấn HCRR 16,7 13,9 82,5 86,5 T7. 40 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha + 6 tấn HCRR 17,2 15,5 79,5 83,0 Trung Bình 16,0 15,5 88,7 80,4 SD ± 0,81 1,02 7,80 3,44 Ghi chú: SD ±: Độ lệch chuẩn Kết quả phân tích ảnh hưởng của các mức phân bón và vùng sinh thái đất khác nhau đến giống OM9915 cho thấy hàm lượng amyloza biến động từ 13,9% đến 17,2% (Bảng 6) và không có sự thay đổi về độ dẻo của giống ở các mức độ phân bón khác nhau, cũng như ở các địa điểm khác nhau. Đối với độ bền gel (mm) của giống OM9915 nhận thấy không có sự khác nhau về độ mềm cơm (theo thang đánh giá gạo mềm cơm độ bền thể gel biến động 60-100 mm) giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm (Bảng 6). Trong đó tại Cần Thơ độ biến động từ 79,5 đến 100 mm, còn ở Sóc Trăng biến động từ 76,5 đến 86,5 mm. Điều này chứng tỏ rằng chỉ tiêu về chất lượng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, do đó không có sự khác nhau nhiều giữa các nghiệm thức phân bón và địa điểm thí nghiệm. 3.4. Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức trong thí nghiệm * Đối với giống OM121: Trong vụ hè thu 2014 lãi thuần biến động 6.797.000 – 8.734.000 đồng/ha tại Cần Thơ và tại Sóc Trăng lãi thuần đạt 6.312.000 - 9.184.000 đồng/ha. Trong đó nghiệm thức bón T7. 40 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha cho lãi thuần cao nhất. Còn các nghiệm thức khác cũng cho lãi thuần khá cao, như: nghiệm thức T4. 80 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha đạt khá cao với 8.239.000 đồng/ha tại Cần Thơ và 8.468.000 đồng /ha tại Sóc Trăng, nhưng đầu tư lại thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại. Do đó đề nghị chọn nghiệm thức này để khuyến cáo cho giống lúa OM9915 trong vụ hè thu. Trong vụ đông xuân 2014-2015 lãi thuần biến động 22.257.000 - 26.152.000 đồng/ha tại Cần Thơ và tại Sóc Trăng lãi thuần đạt 21.322.000- 24.172.000 đồng/ha. Trong đó nghiệm thức bón T4. 80 - 40 -30 kg ( N- P2O5 - K2O)/ha cho lãi thuần cao nhất, nhưng đầu tư lại thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại. Do đó đề nghị chọn nghiệm thức này để khuyến cáo cho giống lúa OM9915 trong vụ đông xuân. * Đối với giống OM9915: Trong vụ hè thu 2014 lãi thuần biến động 6.797.000 – 8.734.000 đồng/ha tại Cần Thơ và tại Sóc Trăng lãi thuần khoảng 6.312.000 - 9.184.000 đồng/ha. Trong đó nghiệm thức bón T7. 40 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha cho lãi thuần cao nhất. Các nghiệm thức khác cũng cho lãi thuần khá cao, như: nghiệm thức T4. 80 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha đạt khá cao với 8.239.000 đ/ha tại Cần Thơ và 8.468.000 đồng/ha tại Sóc Trăng, nhưng đầu tư lại thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại. Do đó đề nghị chọn nghiệm thức này để khuyến cáo cho giống lúa OM9915 trong vụ hè thu. Trong vụ đông xuân 2014-2015 lãi thuần biến động 22.257.000 - 26.152.000 đồng/ha tại Cần Thơ và tại Sóc Trăng lãi thuần khoảng 21.322.000- 24.172.000 đồng/ha. Trong đó nghiệm thức bón T4. 80 - 40 -30 kg ( N- P2O5 - K2O)/ha cho lãi thuần cao nhất, nhưng đầu tư lại thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại. Do đó đề nghị chọn nghiệm thức này để khuyến cáo cho giống lúa OM9915 trong vụ đông xuân. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1064 Bảng 7. Hiệu quả kinh tế ở các nghiệm thức bón phân hóa học NPK và các nghiệm thức bón kết hợp NPK với HCRR khác nhau cho giống lúa OM121 tại Cần Thơ và Sóc Trăng, vụ hè thu 2014 và đông xuân 2015-2016 Đơn vị tính : 1.000 đ/ha Nghiệm thức Cần Thơ Sóc Trăng Hè thu 2014 Đông xuân 2015-2016 Hè thu 2014 Đông xuân 2015-2016 Tổng chi Tổng Thu Lãi thuần Tổng chi Tổng Thu Lãi thuần Tổng chi Tổng Thu Lãi thuần Tổng chi Tổng Thu Lãi thuần T1. Đối chứng 10.198 17.545 7.347 11.788 33.110 21.322 10.298 16.885 6.587 11.788 33.880 22.092 T2. 120 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha 14.752 23.870 9.118 16.314 40.480 24.166 14.852 23.705 8.853 16.314 40.865 24.551 T3. 100 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha 14.334 23.265 8.931 15.925 39.710 23.785 14.434 23.760 9.326 15.925 40.755 24.830 T4. 80 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha 13.926 23.375 9.449 15.538 39.875 24.337 14.026 24.090 10.064 15.538 40.810 25.272 T5. 80 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha +6 tấn HCRR 15.286 24.640 9.354 17.233 41.305 24.072 15.386 22.110 6.724 17.233 41.635 24.402 T6. 60 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha +6 tấn HCRR 14.868 24.035 9.167 16.767 40.370 23.603 14.968 22.770 7.802 16.767 39.930 23.163 T7. 40 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha +6 tấn HCRR 14.036 23.045 9.009 16.408 40.315 23.907 14.136 24.090 9.954 16.408 38.995 22.587 Ghi chú: Giá lúa: 5500 đ/kg lúa khô, urê: 9.500 đ/kg, supe lân: 3.500 đ/kg, kali clorua: 12.000 đ/kg, công lao động: 120.000 đ/ngày công, công phun thuốc 7.000 đ/bình (1 ha: 140.000 đ/20 bình/lần), giống lúa xác nhận: 15.000 đ/kg, chi khác* : Cắt, sạ, suốt, bơm nước, phơi sấy 1064 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 1065 Bảng 8. Hiệu quả kinh tế ở các nghiệm thức bón phân hóa học NPK và các nghiệm thức bón kết hợp NPK với HCRR khác nhau cho giống lúa OM9915 tại Cần Thơ và Sóc Trăng, vụ hè thu 2014 và đông xuân 2015-2016 Đơn vị tính : 1000 đ/ha Nghiệm thức Cần Thơ Sóc Trăng Hè thu 2014 Đông xuân 2015-2016 Hè thu 2014 Đông xuân 2015-2016 Tổng chi Tổng Thu Lãi thuần Tổng chi Tổng Thu Lãi thuần Tổng chi Tổng Thu Lãi thuần Tổng chi Tổng Thu Lãi thuần T1. Đối chứng 10.198 16.995 6.797 11.788 34.045 22.257 10.298 16.610 6.312 11.788 33.110 21.322 T2. 120 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha 14.752 22.935 8.183 16.314 41.580 25.266 14.852 23.320 8.414 16.314 39.710 23.396 T3. 100 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha 14.334 22.605 8.271 15.925 41.690 25.765 14.434 22.495 8.061 15.925 39.710 23.785 T4. 80 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha 13.926 22.165 8.239 15.538 41.690 26.152 14.026 22.440 8.468 15.538 39.710 24.172 T5. 80 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha + 6 tấn HCRR 15.286 23.595 8.309 17.233 43.230 25.997 15.386 22.110 6.724 17.233 41.030 23.797 T6. 60 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha + 6 tấn HCRR 14.868 22.385 7.517 16.767 40.535 23.768 14.968 23.650 8.682 16.767 40.370 23.603 T7. 40 - 40 -30 kg ( N- P2O5 -K2O)/ha + 6 tấn HCRR 14.036 22.770 8.734 16.408 41.415 25.007 14.136 23.320 9.184 16.408 40.315 23.907 Ghi chú: Giá lúa: 5500 đ/kg lúa khô, urê: 9.500 đ/kg, supe lân: 3.500 đ/kg, kali clorua: 12.000 đ/kg, công lao động: 120.000 đ/ngày công, công phun thuốc 7.000 đ/bình (1 ha: 140.000 đ/20 bình/lần), giống lúa xác nhận: 15.000 đ/kg, chi khác*: Cắt, sạ, suốt, bơm nước, phơi sấy 1065 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1066 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Từ kết quả thí nghiệm tại 2 vùng đất phù sa và vùng đất nhiễm mặn đối với 2 giống lúa OM121 và OM9915 có thể đưa ra kết luận và đề nghị chung như sau: - Đối với 2 giống lúa chưa nhận thấy có sự ảnh hưởng của các mức phân bón và vùng sinh thái khác nhau đến mùi thơm và phẩm chất thóc gạo. - Tại vùng phù sa ngọt: trong vụ hè thu 2014 và vụ đông xuân 2014-2015 công thức bón phân cho 2 giống lúa OM 121 và OM 9915 như sau: Đối với giống OM121: Bón hoàn toàn phân hóa học NPK với công thức 80 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha hoặc 60 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha +6 tấn HCRR vẫn đảm bảo năng suất cao. Đối với giống OM 9915: Bón hoàn toàn phân hóa học NPK với công thức 80 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha hoặc bón 60 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha + 6 tấn HCRR/ha vẫn đảm bảo năng suất và có lợi nhận cao. - Tại vùng đất nhiễm mặn trong vụ hè thu 2014 và vụ đông xuân 2014-2015 công thức bón phân cho 2 giống lúa OM121 và OM9915 như sau: Đối với giống OM121: Bón hoàn toàn phân hóa học NPK với công thức 80 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha hoặc 80 - 40 - 30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha +6 tấn HCRR trong vụ đông xuân hoặc bón 40 - 40 - 30 kg (N- P2O5 - K2O)/ha +6 tấn HCRR trong vụ hè thu vẫn đảm bảo năng suất và có lợi nhuận. Đối với giống OM 9915: Bón hoàn toàn phân hóa học NPK với công thức 80 - 40 - 30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha hoặc bón 80 - 40 -30 kg (N- P2O5 -K2O)/ha + 6 tấn HCRR/ha vẫn đảm bảo năng suất và có lợi nhuận cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Thành Phụng (2005). Bón phân cho lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, biện pháp nào để tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Kỷ yếu hội thảo khoa học nghiên cứu và sử dụng phân bón cho lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Viện KHKTNN miền Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 107 – 110. 2. Nguyễn Thị Khoa (1997). Nghiên cứu ảnh hưởng của phân N, P, K đến năng suất và chất lượng lúa gạo trong vụ đông xuân. Luận án tiến sỹ Nông Nghiệp, tr 131-136. 3. Nguyễn Hạc Thúy (2001). Cẩm nang sử dụng các chất dinh dưỡng cây trồng và phân bón cho nâng suất cao. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 4. Võ Thị Gương (2004). Bài giảng phân hữu cơ. Lưu hành nội bộ. Đại học Cần Thơ. ABSTRACT Fertilzer influencing to rice yield, grain quality properties, aroma of two rice genotypes OM121 and OM9915 The experiments were done in two seasons in Thoi Lai district, Can Tho city. Another was carried out in Long Phu district, Soc Trang province. The experiments were layout in RBD, including 7 treatments with three replications. Seven treatments were: T1: Control (no fertilizers); T2: 120 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha; T3: 100 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha. T4: 80 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha; T5: 80 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O+ 6 ton of rice straw manure/ha; T6: 60 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O + 6 ton of rice straw manure/ha; and T7: 40 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O + 6 ton of rice straw manure/ha. The quality properties and aroma were not significant among the treatments. Rice yield of the fertilizer treatments were significantly different as compared to control (T1). In both rice varieties viz. OM121 and OM9915, treatment T4 and T6 obtained high yield, high economic value under alluvial soil condition of Can Tho. Otherwise, under salline condition of Long Phu, Soc Trang; OM121 and OM 9915 obtained high yield and high economic value in treatments T4 and T5. Keywords: NPK fertilizer, OM12, OM9915, organic fertilizer from rice straw, product quality. Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_50_0609_2130137.pdf
Tài liệu liên quan