Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ phụ gia, xúc tác cháy PbO, ckt và CaCO3 đến quy luật tốc độ cháy của thuốc phóng keo balistit trên nền Nc-Ng-Dina - Lê Duy Bình

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ phụ gia, xúc tác cháy PbO, ckt và CaCO3 đến quy luật tốc độ cháy của thuốc phóng keo balistit trên nền Nc-Ng-Dina - Lê Duy Bình: Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 56, 08 - 2018 141 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ PHỤ GIA, XÚC TÁC CHÁY PbO, Ckt VÀ CaCO3 ĐẾN QUY LUẬT TỐC ĐỘ CHÁY CỦA THUỐC PHÓNG KEO BALISTIT TRÊN NỀN NC-NG-DINA Lê Duy Bình1*, Phạm Văn Toại2, Nguyễn Việt Bắc1 Tóm tắt: Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ phụ gia, xúc tác cháy PbO, Ckt và CaCO3 đến quy luật tốc độ cháy của thuốc phóng keo balistit trên nền NC-NG- DINA cho thấy, với tỷ lệ ≥ 1,4 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,2 % Ckt cho tốc độ cháy U100 ~ 14,2 mm/s và hệ số mũ ν ~ 0,61, đạt yêu cầu, nhưng tốc độ cháy ở áp suất cao (120 at) bị giảm. Trong khi đó, ở tỷ lệ 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,4 % Ckt cho tốc độ cháy cao (U100 = 17,14 mm/s) nhưng hệ số mũ ν tương đối lớn (ν = 0,78). Tỷ lệ phụ gia, xúc tác cháy tối ưu cho hệ thuốc phóng keo trên nền NC-NG- DINA là: 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,1 % Ckt. Khi đó, U100 = 13,58 mm/s (yêu cầu từ 13,5 mm/s đến 15,5 mm/s) và hệ số mũ ν = 0,53 (yêu cầu nhỏ hơn 0,6). Với ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ phụ gia, xúc tác cháy PbO, ckt và CaCO3 đến quy luật tốc độ cháy của thuốc phóng keo balistit trên nền Nc-Ng-Dina - Lê Duy Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 56, 08 - 2018 141 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ PHỤ GIA, XÚC TÁC CHÁY PbO, Ckt VÀ CaCO3 ĐẾN QUY LUẬT TỐC ĐỘ CHÁY CỦA THUỐC PHÓNG KEO BALISTIT TRÊN NỀN NC-NG-DINA Lê Duy Bình1*, Phạm Văn Toại2, Nguyễn Việt Bắc1 Tóm tắt: Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ phụ gia, xúc tác cháy PbO, Ckt và CaCO3 đến quy luật tốc độ cháy của thuốc phóng keo balistit trên nền NC-NG- DINA cho thấy, với tỷ lệ ≥ 1,4 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,2 % Ckt cho tốc độ cháy U100 ~ 14,2 mm/s và hệ số mũ ν ~ 0,61, đạt yêu cầu, nhưng tốc độ cháy ở áp suất cao (120 at) bị giảm. Trong khi đó, ở tỷ lệ 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,4 % Ckt cho tốc độ cháy cao (U100 = 17,14 mm/s) nhưng hệ số mũ ν tương đối lớn (ν = 0,78). Tỷ lệ phụ gia, xúc tác cháy tối ưu cho hệ thuốc phóng keo trên nền NC-NG- DINA là: 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,1 % Ckt. Khi đó, U100 = 13,58 mm/s (yêu cầu từ 13,5 mm/s đến 15,5 mm/s) và hệ số mũ ν = 0,53 (yêu cầu nhỏ hơn 0,6). Với tỷ lệ này, mẫu thu được đáp ứng yêu cầu của mác thuốc phóng NDSI-2K. Từ khóa: Thuốc phóng; NC-NG-DINA; Quy luật tốc độ cháy; Phụ gia xúc tác cháy. 1. MỞ ĐẦU Từ các kết quả nghiên cứu ở bài báo trước cho thấy, phụ gia Ckt hoặc hỗn hợp của Ckt với CaCO3 khi thêm vào mẫu nền NC-NG-DINA cho tốc độ cháy đạt yêu cầu nhưng hệ số mũ ν còn tương đối cao (ν ≥ 0,79). Do đó, sự cần thiết phải nghiên cứu lựa chọn, khảo sát ảnh hưởng của xúc tác cháy khác kết hợp với các phụ gia này nhằm thu được mẫu có tốc độ cháy cũng như hệ số mũ ν đạt yêu cầu. Một số công trình [1-5] đã đề cập đến ảnh hưởng của phụ gia, xúc tác cháy trên cơ sở PbO, Ckt và CaCO3, tuy nhiên, chưa đi sâu nghiên cứu tính quy luật cháy của nó. Vì vậy, việc giải thích khả năng sử dụng chúng trong khoảng xác định còn hạn chế. Nối tiếp các công trình đã công bố, nhóm tác giả tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của hệ phụ gia, xúc tác cháy này đến quy luật tốc độ cháy của thuốc phóng trên nền NC-NG- DINA, qua đó, đánh giá, so sánh khả năng sử dụng chúng cho mác thuốc phóng NDSI-2K. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: mẫu thuốc phóng trên nền NC-NG-DINA với các phụ gia, xúc tác cháy Ckt, CaCO3 và PbO. - Phạm vi nghiên cứu: quy luật tốc độ cháy, hiệu quả xúc tác cháy theo áp suất và hàm lượng của các phụ gia, xúc tác cháy. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp tính toán thiết kế đơn thành phần Bảng 1. Đơn thành phần mẫu thuốc phóng trên nền NC-NG-DINA. TT Thành phần Hàm lượng 1 Nitrat xenlulo (NC), % 58,5 ± 0,05 2 Nitro glyxerin (NG), % 28,0 ± 0,05 3 Dietanol nitroamin dinitrat (DINA), % 8,60 ± 0,02 4 Xentralit số 2, % 1,40 ± 0,01 5 Vazơlin, % 0,70 ± 0,01 Hóa học & Kỹ thuật môi trường L. D. Bình, P. V. Toại, N. V. Bắc, “Nghiên cứu ảnh hưởng của trên nền NC-NG-DINA.” 142 Để nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia xúc, tác cháy đến quá trình cháy của thuốc phóng, thông thường ta cần phải xác lập được đơn thành phần với hàm lượng cụ thể cho mẫu nền. Trong phạm vi nghiên cứu của bài báo này, nhóm tác giả đã xác lập đơn thành phần mẫu nền trên cơ sở hướng tới thuốc phóng NDSI-2K. Đơn thành phần mẫu nền phục vụ quá trình nghiên cứu, được trình bày trong bảng 1. Các chất phụ gia CaCO3, Ckt và xúc tác cháy PbO được lựa chọn trên cơ sở khi thay thế vào công thức tính toán nhiệt lượng, đảm bảo chênh lệch nhau không lớn nhằm hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ cháy (nhiệt lượng cháy) đến quá trình cháy của thuốc phóng. Hàm lượng các phụ gia, xúc tác cháy được cho trong bảng 2. Bảng 2. Hàm lượng các phụ gia, xúc tác cháy CaCO3, Ckt và PbO. TT Thành phần Hàm lượng 1 Canxi cacbonat (CaCO3), % 1,70 2 Chì (II) oxít (PbO), % 0 ÷ 1,40 3 Cacbon kỹ thuật (Ckt), % 0 ÷ 0,50 Với đơn thành phần mẫu nền cho trong bảng 1 và các phụ gia, xúc tác cháy cho trong bảng 2, khi tính toán nhiệt lượng cháy thông qua công thức thực nghiệm [6] đều cho kết quả từ 1053 cal/g đến 1070 cal/g. Số liệu này cho thấy, sự chênh lệch nhiệt lượng cháy giữa các mẫu nghiên cứu là không lớn và nằm trong vùng cho phép. 2.2.2. Phương pháp tạo mẫu Tạo mẫu (thỏi) thuốc phóng: các hợp phần được phối trộn theo đơn thành phần đã xác định (bảng 1) trong môi trường nước ở 55oC, thời gian khuấy trộn không nhỏ hơn 2,5 giờ, modul bằng 6/1 [tỷ lệ nước so với hỗn hợp bán thành phẩm (nitromas) quy khô]. Nitromas sau công đoạn trộn được lọc loại bỏ nước (hàm lượng nước còn khoảng 40 đến 60 %), sau đó được định lượng (theo yêu cầu) để thêm các thành phần phụ gia (bảng 2). Mẫu không cho phụ gia gọi là mẫu nền được ký hiệu MĐ00 và mẫu nền thêm phụ gia được ký hiệu MĐi (i ≥ 1). Tiến hành cán keo hóa mẫu trên máy cán ở nhiệt độ khoảng 80 đến 95oC và đúc ép định hình ở 72oC đến 76oC (tùy thuộc vào từng loại mẫu), các thỏi thuốc phóng sau khi nén ép định hình có dạng hình trụ, đường kính 7 mm và được cắt thành các đoạn ngắn, có chiều dài khoảng 70 mm. 2.2.3. Phương pháp đo tốc độ cháy Đo tốc độ cháy ở các áp suất không đổi, từ 10 at đến 100 at, trong bom đo áp, ở môi trường khí trơ, theo tiêu chuẩn 06 TCN 888:2001. 2.2.4. Phương pháp tính toán thông số hiệu quả xúc tác cháy Hiệu quả xúc tác cháy được thể hiện qua đại lượng Z(p), là tỷ số giữa tốc độ cháy của mẫu chứa xúc tác cháy với mẫu nền tại áp suất cháy tương ứng. Đại lượng Z(p) được tính qua biểu thức: ( ) ( ) (0 ) U p Z p U p  Trong đó: - U(p) là tốc độ cháy của mẫu chứa xúc tác cháy tại áp suất P, mm/s; - U(0p) là tốc độ cháy của mẫu nền tại áp suất P, mm/s. 2.2.5. Phương pháp xác định các thông số trong phương trình quy luật tốc độ cháy Như đã biết, khoảng áp suất từ 2 đến 15 MPa được cho là khoảng áp suất đặc trưng đối với các loại động cơ phản lực. Do đó, hàm phụ thuộc u(p) được biểu diễn bằng hàm mũ như sau [6]: . vu B p Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 56, 08 - 2018 143 Trong đó, hệ số B và hệ số mũ ν được xác định thông qua đồ thị tương quan giữa tốc độ cháy tại các áp suất khác nhau. Đơn vị của tốc độ cháy được tính bằng mm/s. 2.2.6. Phương pháp trình bày đồ thị tương quan giữa các hàm phụ thuộc Đồ thị tương quan giữa hàm u(p), Z(p) theo áp suất; hệ số mũ ν theo hàm lượng (phần trăm theo khối lượng so với mẫu nền ban đầu) của các phụ gia xúc tác cháy được biểu thị thông qua việc nhập số liệu thực nghiệm (đối với tốc độ cháy) và tính toán tương ứng (đối với hiệu quả xúc tác cháy, như mục 2.2.4) trên phần mềm Origin 8.0. 2.3. Vật tư, hóa chất - Nitrat xenlulo số 3 (NC số 3) với hàm lượng nitơ = 11,94 %, nhà máy Z195 sản xuất, nitrog lyxerin (NG) và dietanol nitramin dinitrat (DINA) do nhóm nghiên cứu tự tổng hợp, xentralit số 2, canxicacbonat (CaCO3), vazơlin (AR, Trung Quốc), cacbon kỹ thuật (N220, AR, Hàn Quốc). Các hoá chất đã nêu đều đạt yêu cầu kỹ thuật cho sản xuất thuốc phóng. - Riêng đối với chì oxit, PbO của hãng Sigma-Aldrich (Đức) là loại tinh khiết PA. 2.4. Thiết bị và dụng cụ - Trang thiết bị, dụng cụ tạo mẫu thuốc phóng: thiết bị tạo nitromas; thiết bị lọc hút; máy cán keo hóa; thiết bị nén ép tạo hình (máy ép thủy lực 50 tấn, có điều khiển); hệ thống gia nhiệt; tủ sấy Binder; cân điện tử với các cấp độ chính xác 10-2; 10-3 và 10-4 (gam); bình hút ẩm; bình tia nước cất; cốc thủy tinh; giấy lọc và đũa thủy tinh. - Hệ thiết bị đo tốc độ cháy: máy đo thời gian cháy (độ chính xác 10-6 s), được chế tạo tại Việt Nam, hệ thống các bình khí trơ để tạo áp suất, đồ gá mẫu và bom chứa mẫu ở áp suất xác định. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng PbO kết hợp với 0,2 % Ckt và 1,7 % CaCO3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng PbO kết hợp với 0,2 % Ckt và 1,7 % CaCO3 đến tốc độ cháy của mẫu thuốc phóng nền MĐ00 được trình bày trong bảng 3. Bảng 3. Ảnh hưởng của hàm lượng PbO kết hợp với 0,2 % Ckt và 1,7 % CaCO3 đến tốc độ cháy của mẫu nền MĐ00. Ký hiệu Mẫu nền + % (phụ gia, xúc tác cháy) Tốc độ cháy tại các áp suất (at), mm/s 100 80 70 50 40 10 MĐ00 Mẫu nền 11,75 10,36 9,55 7,76 6,69 2,47 MĐ07 MĐ00+1,7%CaCO3+0,2%Ckt+0,0%PbO 15,52 13,30 11,89 8,90 7,09 - MĐ09 MĐ00+1,7%CaCO3+0,2%Ckt+0,2%PbO 15,87 13,46 12,21 9,54 8,11 - MĐ10 MĐ00+1,7%CaCO3+0,2%Ckt+0,5%PbO 14,91 12,56 11,49 9,23 8,06 - MĐ11 MĐ00+1,7%CaCO3+0,2%Ckt+0,8%PbO 14,35 12,09 11,08 8,93 7,90 - MĐ12 MĐ00+1,7%CaCO3+0,2%Ckt+1,4%PbO 14,20 11,87 10,81 8,90 8,04 - Ta có thể biểu diễn kết quả bảng 3 dưới dạng đồ thị về sự phụ thuộc của tốc độ cháy [U(p)] và hiệu quả xúc tác cháy [Z(p)] theo áp suất tại các hàm lượng của PbO khác nhau kết hợp 0,2 % Ckt và 1,7 % CaCO3 như trên các hình 1 và 2. Hình 1 và hình 2 cho thấy, tốc độ cháy và hiệu quả xúc tác cháy đạt lớn nhất (đường 3 hình 1 và đường 2 hình 2) tương ứng với hàm lượng PbO khoảng 0,2 % tại mọi áp suất. Khi hàm lượng PbO tăng trong khoảng 0,2 % đến 1,4 %, tốc độ cháy và hiệu quả xúc tác cháy giảm chậm trong khoảng áp suất từ 40 at đến 50 at và giảm nhanh hơn trong khoảng áp suất từ 70 at đến 100 at. Hóa học & Kỹ thuật môi trường L. D. Bình, P. V. Toại, N. V. Bắc, “Nghiên cứu ảnh hưởng của trên nền NC-NG-DINA.” 144 40 50 60 70 80 90 100 6 8 10 12 14 16 1 2 3 4 5 6 P, at U, mm/s 40 50 60 70 80 90 100 1.00 1.05 1.10 1.15 1.20 1.25 1.30 1.35 1.40 1 2 3 4 5 P, at Z Hình 1. Sự phụ thuộc u(p) theo p 1 – MĐ00; 2 – MĐ00 + 1,7 % CaCO3 + 0,2 % Ckt + 0,0 % PbO; 3 – MĐ00 + 1,7 % CaCO3 + 0,2 % Ckt + 0,2 % PbO; 4 – MĐ00 + 1,7 % CaCO3 + 0,2 % Ckt + 0,5 % PbO; 5 – MĐ00 + 1,7 % CaCO3 + 0,2 % Ckt + 0,8 % PbO; 6 – MĐ00 + 1,7 % CaCO3 + 0,2 % Ckt + 1,4 % PbO. Hình 2. Sự phụ thuộc Z(p) theo p 1 – MĐ00 + 1,7 % CaCO3 + 0,2 % Ckt + 0,0 % PbO 2 – MĐ00 + 1,7 % CaCO3 + 0,2 % Ckt + 0,2 % PbO; 3 – MĐ00 + 1,7 % CaCO3 + 0,2 % Ckt + 0,5 % PbO; 4 – MĐ00 + 1,7 % CaCO3 + 0,2 % Ckt + 0,8 % PbO; 5 – MĐ00 + 1,7 % CaCO3 + 0,2 % Ckt + 1,4 % PbO. Trở lại kết quả bảng 3 ta thấy, khi kết hợp giữa PbO với 0,2 % Ckt và 1,7 % CaCO3, ở hàm lượng khoảng 0,2 % PbO, có thể được xem như là tối ưu đối với mẫu thuốc phóng trên nền NC-NG-DINA. Tuy nhiên, tốc độ cháy của nó cũng chỉ tăng lớn nhất khoảng 2 % so với khi không có PbO. Điều này cho thấy, tác dụng tăng tốc độ cháy của PbO đối với mẫu thuốc phóng trên nền NC-NG-DINA là tương đối thấp. Mặt khác, thông qua đồ thị hàm U(p) có thể thống kê sự phụ thuộc của hệ số mũ ν theo hàm lượng PbO khi được kết hợp với 0,2 % Ckt và 1,7 % CaCO3, kết quả được trình bày trong bảng 4. Bảng 4. Các thông số quy luật tốc độ cháy theo hàm lượng PbO kết hợp với 0,2 % Ckt + 1,7 % CaCO3. Ký hiệu Mẫu nền + % (phụ gia, xúc tác cháy) Quy luật tốc độ cháy u=B.p U100, mm/s Z100 B, [mm/(sat)]  p, at MĐ00 Mẫu nền 0,69 0,61 40-100 11,75 1,00 MĐ07 MĐ00+1,7%CaCO3+0,2%Ckt+0,0%PbO 0,31 0,86 40-100 15,52 1,32 MĐ09 MĐ00+1,7%CaCO3+0,2%Ckt+0,2%PbO 0,54 0,73 40-100 15,87 1,35 MĐ10 MĐ00+1,7%CaCO3+0,2%Ckt+0,5%PbO 0,68 0,67 40-100 14,91 1,27 MĐ11 MĐ00+1,7%CaCO3+0,2%Ckt+0,8%PbO 0,71 0,65 40-100 14,35 1,22 MĐ12 MĐ00+1,7%CaCO3+0,2%Ckt+1,4%PbO 0,82 0,61 40-100 14,20 1,21 Từ số liệu bảng 4, ta có thể biểu diễn dưới dạng đồ thị về mối tương quan giữa hệ số mũ ν theo hàm lượng PbO khi kết hợp với 0,2 % Ckt và 1,7 % CaCO3 như trên hình 3. Hình 3 cho thấy, hệ số mũ ν giảm từ 0,86 xuống còn 0,61 tương ứng với hàm lượng PbO tăng từ 0 % đến 1,4 %. Mức độ giảm càng chậm khi hàm lượng của nó càng lớn. Mặc dù PbO cho tăng tốc độ cháy không lớn nhưng có tác dụng làm giảm sự phụ thuộc của tốc độ cháy vào áp suất (hệ số mũ ν giảm nhanh). Đây cũng chính là nguyên nhân giải thích tại sao cần phải bổ sung PbO vào thành phần thuốc phóng keo. Qua nghiên cứu mục 3.1 cho thấy, khi áp suất 40 at, ở hàm lượng 1,4 % PbO, tốc độ cháy có dấu hiệu tăng. Điều này cho thấy, hàm lượng của nó đã vượt giới hạn bão hòa. Do đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn giá trị 0,8 % PbO để phục vụ nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 56, 08 - 2018 145 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 0.55 0.60 0.65 0.70 0.75 0.80 0.85 0.90  % PbO Hình 3. Sự phụ thuộc của hàm mũ ν theo hàm lượng PbO kết hợp với 0,2 % Ckt và 1,7 % CaCO3. 3.2. Ảnh hưởng của Ckt kết hợp với 0,8 % PbO và 1,7 % CaCO3 Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng Ckt khi kết hợp với 0,8 % PbO và 1,7 % CaCO3 đến tốc độ cháy của mẫu nền MĐ00 được trình bày trong bảng 5. Bảng 5. Ảnh hưởng của hàm lượng Ckt khi kết hợp với 0,8 % PbO và 1,7 % CaCO3 đến tốc độ cháy của mẫu nền MĐ00. Ký hiệu Mẫu nền + % (phụ gia, xúc tác cháy) Tốc độ cháy tại các áp suất (at), mm/s 100 80 70 50 40 10 MĐ00 Mẫu nền 11,75 10,36 9,55 7,76 6,69 2,47 MĐ13 MĐ00+0,8%PbO+1,7%CaCO3+0,0%Ckt 11,51 10,23 9,78 8,59 7,67 - MĐ14 MĐ00+0,8%PbO+1,7%CaCO3+0,1%Ckt 13,58 10,52 9,91 8,89 7,88 - MĐ11 MĐ00+0,8%PbO+1,7%CaCO3+0,2%Ckt 14,35 12,09 11,08 8,93 7,90 - MĐ15 MĐ00+0,8%PbO+1,7%CaCO3+0,4%Ckt 17,14 14,38 12,96 9,96 8,37 3,36 MĐ16 MĐ00+0,8%PbO+1,7%CaCO3+0,5%Ckt 17,35 14,54 13,10 10,01 8,38 - Từ số liệu bảng 5, ta có thể biểu diễn dưới dạng đồ thị về sự phụ thuộc của tốc độ cháy [U(p)] và hiệu quả xúc tác cháy [Z(p)] theo áp suất tại các hàm lượng của Ckt kết hợp với 0,8 % PbO và 1,7 % CaCO3 như trên hình 4 và hình 5. 40 50 60 70 80 90 100 6 8 10 12 14 16 18 1 2 3 4 5 6 U, mm/s P, at 40 50 60 70 80 90 100 0.95 1.00 1.05 1.10 1.15 1.20 1.25 1.30 1.35 1.40 1.45 1.50 1 2 3 4 5 Z P, at Hình 4. Sự phụ thuộc u(p) theo p 1 – MĐ00; 2 – MĐ00 + 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,0 % Ckt; 3 – MĐ00 + 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,1 % Ckt; 4 – MĐ00 + 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,2 % Ckt; 5 – MĐ00 + 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,4 % Ckt; 6 – MĐ00 + 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,5 % Ckt.. Hình 5. Sự phụ thuộc Z(p) theo p 1 – MĐ00 + 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,0 % Ckt; 2 – MĐ00 + 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,1 % Ckt; 3 – MĐ00 + 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,2 % Ckt; 4 – MĐ00 + 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,4 % Ckt; 5 – MĐ00 + 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,5 % Ckt.. Hóa học & Kỹ thuật môi trường L. D. Bình, P. V. Toại, N. V. Bắc, “Nghiên cứu ảnh hưởng của trên nền NC-NG-DINA.” 146 Hình 4 và hình 5 cho thấy, khi được kết hợp với 0,8 % PbO và 1,7 % CaCO3, tốc độ cháy và hiệu quả xúc tác cháy tăng theo hàm lượng Ckt tại mọi áp suất trong khoảng 40 at đến 100 at. Khi ở cùng hàm lượng như nhau, tốc độ cháy và hiệu quả xúc tác cháy tăng nhanh hơn ở áp suất khoảng 80 at đến 100 at và tăng chậm hơn ở áp suất từ 40 at đến 70 at. Khi hàm lượng Ckt đủ lớn (lớn hơn 0,4 %), tốc độ cháy và hiệu quả xúc tác cháy tăng chậm dần. Về cơ bản, sự tương tác của Ckt cho dù ở dạng đơn lẻ hoặc được kết hợp với CaCO3 hoặc PbO + CaCO3 khi cùng hàm lượng Ckt, đều cho tốc độ cháy và hiệu quả xúc tác cháy tăng nhanh ở áp suất cao và tăng chậm, thậm chí trong một vài trường hợp giảm ở áp suất thấp với mẫu không có xúc tác cháy PbO. Thông qua đồ thị hàm u(p) có thể thống kê sự phụ thuộc của hệ số mũ ν theo hàm lượng Ckt kết hợp với 0,8 % PbO và 1,7 % CaCO3, được trình bày trong bảng 6. Bảng 6. Các thông số quy luật tốc độ cháy theo hàm lượng Ckt kết hợp với 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3. Ký hiệu Mẫu nền + % (phụ gia, xúc tác cháy) Quy luật tốc độ cháy u=B.p U100, mm/s Z100 B, [mm/(sat)]  p, at MĐ00 Mẫu nền 0,69 0,61 40-100 11,75 1,00 MĐ13 MĐ00+0,8%PbO+1,7%CaCO3+0,0%Ckt 1,59 0,42 40-100 11,51 0,98 MĐ14 MĐ00+0,8%PbO+1,7%CaCO3+0,1%Ckt 1,08 0,53 40-100 13,58 1,15 MĐ11 MĐ00+0,8%PbO+1,7%CaCO3+0,2%Ckt 0,71 0,65 40-100 14,35 1,22 MĐ15 MĐ00+0,8%PbO+1,7%CaCO3+0,4%Ckt 0,47 0,78 40-100 17,14 1,46 MĐ16 MĐ00+0,8%PbO+1,7%CaCO3+0,5%Ckt 0,45 0,79 40-100 17,35 1,48 Từ số liệu bảng 6, ta có thể biểu diễn dưới dạng đồ thị về mối tương quan giữa hệ số mũ ν theo hàm lượng Ckt kết hợp với 0,8 % PbO và 1,7 % CaCO3 như trên hình 6. Bảng 6 và hình 6 cho thấy, ở áp suất 100 at, khi không có Ckt, hệ số mũ ν còn khoảng 0,42. Tuy nhiên, hiệu quả xúc tác cháy chỉ đạt, Z = 0,98 (giảm so với mẫu nền). Trong khi đó, sự có mặt của Ckt làm cho tốc độ cháy tăng lần lượt được khoảng 15 % tương ứng 0,1 % Ckt, 22 % tương ứng 0,2 % Ckt, 46 % tương ứng 0,4 % Ckt và 48 % tương ứng 0,5 % Ckt nhưng đồng thời, hệ số mũ ν tăng tương đối nhanh từ 0,42 lên 0,79 tương ứng hàm lượng Ckt từ 0 % đến 0,5 %. -0.1 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.40 0.45 0.50 0.55 0.60 0.65 0.70 0.75 0.80  % C kt Hình 6. Sự phụ thuộc của hệ số mũ ν theo hàm lượng Ckt kết hợp với 0,8 % PbO và 1,7 % CaCO3 đối với mẫu nền MĐ00. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 56, 08 - 2018 147 Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp giữa PbO với tỷ lệ 0,8 % PbO và 1,7 % CaCO3 cho tốc độ cháy và hiệu quả xúc tác cháy tăng rõ rệt. Ở tỷ lệ 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,5 % Ckt, tốc độ cháy có thể tăng lên khoảng 48 % tương ứng 17,35 mm/s (100 at). Tuy nhiên, giá trị ν của nó cũng tương đối lớn, đạt 0,79. Rõ ràng, với hệ số mũ ν này, việc ứng dụng trong thiết kế thuốc phóng cho đạn phản lực là không khả thi. Trong khi đó, với tỷ lệ 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,1 % Ckt (mẫu MĐ14), mặc dù tốc độ cháy có thấp hơn nhưng lại đảm bảo được hệ số mũ ν. Theo đó, U100 = 13,58 mm/s và hệ số mũ ν = 0,53, đạt yêu cầu. Về lý thuyết, đối với mẫu MĐ12, có thể nâng hàm lượng PbO lớn hơn 1,4 % để giảm hệ số ν xuống dưới 0,6. Tuy nhiên, thực nghiệm cho thấy, khi đó tốc độ cháy ở áp suất 100 at mặc dù vẫn đạt yêu cầu song tốc độ cháy ở áp suất 120 at giảm nhanh đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng, hàm lượng PbO đã đạt đến giá trị bão hòa. 4. KẾT LUẬN - Đã nghiên cứu được ảnh hưởng của hệ phụ gia, xúc tác trên cơ sở PbO, Ckt và CaCO3 đến quy luật tốc độ cháy của thuốc phóng keo balistit trên nền NC-NG-DINA. Kết quả cho thấy, với tỷ lệ (≥ 1,4) % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,2 % Ckt cho tốc độ cháy (100 at) và hệ số ν đạt yêu cầu nhưng tốc độ cháy ở áp suất cao (120 at) bị giảm. Trong khi đó, ở tỷ lệ 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,4 % Ckt cho tốc độ cháy cao (U100 = 17,14 mm/s) nhưng hệ số ν tương đối lớn (ν khoảng 0,78). - Tỷ lệ phụ gia, xúc tác cháy tối ưu cho hệ thuốc phóng trên nền NC-NG-DINA là: 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,1 % Ckt, khi đó U100 = 13,58 mm/s và hệ số mũ ν = 0,53. Với tỷ lệ này, hoàn toàn đáp ứng yêu cầu cho mác thuốc phóng NDSI-2K. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Đức Trí, Lê Duy Bình và cộng sự (2014), “Một số kết quả nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế tạo thuốc phóng NDSI-2K dùng cho đạn PG-9”, Tạp chí Nghiên cứu KH&CN Quân sự, Viện KH&CNQS, số đặc san TPTN’14, tr.116-124. [2]. Le Duy Binh and coworker (2016), “Effect of catalyst on the burning rate of energy materials based on NC-NG-DINA”, The 4th academic conference on natural science for young scientists, master and PhD. Students from Asean countries, Bangkok, Thailand.15-18, December, 2015, p.230-239. [3]. Nguyễn Công Hòe và cộng sự (2004), “Khả năng nâng cao tốc độ cháy cho nhiên liệu tên lửa keo”, Tạp chí Nghiên cứu KHKT&CNQS, Trung tâm KHKT&CNQS, số đặc san Vật liệu nổ 10/2004, tr.91-94. [4]. Hoàng Thế Vũ và cộng sự (2004), “Ảnh hưởng của hàm lượng muội than lên tốc độ cháy của nhiên liệu keo”, Nghiên cứu KHKT&CNQS, Trung tâm KHKT&CNQS, số đặc san Vật liệu nổ, 10/2004, tr.104-107. [5]. Nguyễn Công Hòe và cộng sự (2009), “Khả năng tăng tốc độ cháy của nhiên liệu tên lửa keo năng lượng cao bằng phụ gia cacbon kỹ thuật”, Tạp chí Nghiên cứu KH&CNQS, Viện KH&CNQS, số đặc biệt, 10/2009, tr.43-46. [6]. Денисюк А. П (1994), “Физико-химические свойства баллистических порохов и ракетных твердых топлив”, Российский химико-технологический университет им. Менделеева, Издательство Москва. Hóa học & Kỹ thuật môi trường L. D. Bình, P. V. Toại, N. V. Bắc, “Nghiên cứu ảnh hưởng của trên nền NC-NG-DINA.” 148 ABSTRACT EFFECT OF PbO, Ct AND CaCO3 CATALYST ADDITIVES ON BURNING RATE LAW OF BALLISTIC PROPELLANT BASED ON NC-NG-DINA The investigation was made on the effect of mixture PbO with Ct and CaCO3 to the burning rate law of ballistic propellant based on NC-NG-DINA. The results showed that: combination of PbO with Ct and CaCO3 increases effect burning catalyst. The burning rate (at 100 at) and ν exponent can meet requirement but the burning rate at high pressure (120 at) is decreased at the ratio (≥1,4) % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,2 % Ct. The burning rate is high but exponent of ν is still high at the ratio 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,4 % Ct. The optimal catalyst additives ratio for propellant based on NC-NG-DINA is: 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,1 % Ct. According to that U100 = 13,58 mm/s (request is from 13,5 mm/s to 15,5 mm/s), exponent of ν is about 0,53 (requirement is not more than 0,6). This ratio completely satified the requirements of NDSI-2K propellant. Keywords: Propellants; NC-NG-DINA; Burning rate law; Ct and CaCO3 additives; Catalyts of PbO. Nhận bài ngày 25 tháng 01 năm 2018 Hoàn thiện ngày 08 tháng 3 năm 2018 Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 8 năm 2018 Địa chỉ: 1 Viện Hóa học Vật liệu/Viện Khoa học và Công nghệ quân sự; 2 Viện Thuốc phóng Thuốc nổ/Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. * Email: binhld.pro.pro@gmail.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf16_binh2_9528_2150462.pdf
Tài liệu liên quan