Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng canxi hydroxit đến tính chất của mỡ canxi - Nguyễn Ngọc Sơn: Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 147
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG CANXI
HYDROXIT ĐẾN TÍNH CHẤT CỦA MỠ CANXI
Nguyễn Ngọc Sơn*, Võ Hoàng Phương, Nguyễn Việt Hưng,
Nguyễn Đình Dương, Nguyễn Thị Hương
Tóm tắt: Mỡ canxi được chê tạo từ dầu có độ nhớt thấp, sử dụng chất làm
đặc xà phòng canxi được tổng hợp từ Ca(OH)2, dầu thầu dầu và axit béO 12-
hydroxy stearat. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng
của hàm lượng canxi hydroxit (Ca(OH)2) đến tính chất của mỡ canxi. Từ kết quả
này chỉ ra rằng khi thay đổi hàm lượng Ca(OH)2 trong khoảng ±4% so với lượng
lý thuyết không làm mất tính ổn định cấu trúc và các tính chất của mỡ..
Từ khóa: Canxi hydroxit, Xà phòng hóa, Mỡ canxi ướt.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỡ bôi trơn trên cơ sở xà phòng canxi có khả năng chống chịu điều kiện ẩm ướt
rất tốt. Nhược điểm lớn nhất của loại mỡ này đó là độ ổn định cơ tính kém và nhiệt
độ nhỏ giọ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng canxi hydroxit đến tính chất của mỡ canxi - Nguyễn Ngọc Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 147
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG CANXI
HYDROXIT ĐẾN TÍNH CHẤT CỦA MỠ CANXI
Nguyễn Ngọc Sơn*, Võ Hoàng Phương, Nguyễn Việt Hưng,
Nguyễn Đình Dương, Nguyễn Thị Hương
Tóm tắt: Mỡ canxi được chê tạo từ dầu có độ nhớt thấp, sử dụng chất làm
đặc xà phòng canxi được tổng hợp từ Ca(OH)2, dầu thầu dầu và axit béO 12-
hydroxy stearat. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng
của hàm lượng canxi hydroxit (Ca(OH)2) đến tính chất của mỡ canxi. Từ kết quả
này chỉ ra rằng khi thay đổi hàm lượng Ca(OH)2 trong khoảng ±4% so với lượng
lý thuyết không làm mất tính ổn định cấu trúc và các tính chất của mỡ..
Từ khóa: Canxi hydroxit, Xà phòng hóa, Mỡ canxi ướt.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỡ bôi trơn trên cơ sở xà phòng canxi có khả năng chống chịu điều kiện ẩm ướt
rất tốt. Nhược điểm lớn nhất của loại mỡ này đó là độ ổn định cơ tính kém và nhiệt
độ nhỏ giọt thấp [1-2]. Hiện nay đã có những loại mỡ phức trên cơ sở xà phòng
canxi và một số loại xà phòng khác đã dần khắc phục được một số nhược điểm này
[2-5]. Tuy nhiên, nhờ vào khả năng chịu nước tốt nên hiện nay trong các nhà máy
sản xuất và sữa chữa vũ khí của quân đội ta vẫn sử dụng loại mỡ canxi nhiệt độ thấp
cho mục đích bảo quản, niêm cất cũng như sữa chữa các vũ khí, trang bị. Hiện nay,
một số cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Hóa học-Vật liệu đang nghiên cứu chế tạo loại
mỡ tương đương sản phẩm nhập khẩu của LB Nga nhằm chủ động sản xuất và thay
thế sản phẩm này. Quá trình nghiên cứu chế tạo nhóm nghiên cứu nhận thấy hàm
lượng vôi (Ca(OH)2) trong mỡ có ảnh hưởng rất đáng kể đến các đặc trưng của sản
phẩm mỡ chế tạo được. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu đạt được về
vấn để này.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Hoá chất – nguyên liệu
- Dầu khoáng gốc parafin, độ nhớt 15 mm2/s (UAE)
- Axit stearic, axit 12-hydroxy stearic (Trung Quốc)
- Ca(OH)2 (hàm lượng ≥99,0%), NaOH (Trung Quốc)
- Dầu thầu dầu (Ấn Độ)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Quy trình chế tạo mỡ
Trong bài báo này, mỡ canxi nhiệt độ thấp được chế tạo theo công nghệ ướt [2].
Quá trình chế tạo gồm 2 giai đoạn:
- Xà phòng hóa trong môi trường dầu khoáng: hỗn hợp gồm dầu khoáng gốc
(20% tổng lượng sử dụng), axit 12-hydroxy stearic, dầu thầu dầu, Ca(OH)2 và nước
theo một tỷ lệ nhất định và một lượng rất nhỏ NaOH được đun nóng đến nhiệt độ
Hóa học và Kỹ thuật môi trường
N.N.Sơn, V.H. Phương, ..., “Nghiên cứu ảnh hưởng tính chất của mỡ canxi.” 148
96oC kết hợp khuấy. Duy trì hỗn hợp phản ứng ở nhiệt độ này trong thời gian 3,5 giờ
kết hợp khuấy trộn cho quá trình xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn.
- Tạo cấu trúc mỡ: Sau khi xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn, dừng gia nhiệt, bắt đầu
quá trình làm nguội rất chậm, tốc độ 1,5oC/phút, đến 65oC. Quá trình làm nguội
cưỡng bức bằng chất tải nhiệt gián tiếp kết hợp với đưa từ từ lượng dầu khoáng
(80% tổng lượng sử dụng) còn lại vào pha phân tán. Sau khi lượng dầu được đưa vào
hết, mỡ tạo thành được để nguội về nhiệt độ phòng và đem xác định các tính năng
trưng của chúng.
2.2.2. Xác định đặc trưng xà phòng hóa
Các đặc trưng của quá trình xà phòng hóa như thời gian phản ứng, hiệu suất phản
ứng được xác định bằng cách đo chỉ số xà phòng hóa hỗn hợp phản ứng sau những
khoảng thời gian nhất định. Chỉ số xà phòng hóa không đổi khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Hỗn hợp phản ứng được lấy ra, ngâm vào nước nóng 80oC trong vòng 1
giờ để tách hoàn toàn lượng Ca(OH)2 chưa phản ứng, sau tách mẫu, đem sấy khô
trước khi tiến hành xác định chỉ số xà phòng hóa theo phương pháp ASTM D94.
2.2.3. Xác định các đặc trưng của sản phẩm mỡ tạo thành
Mẫu mỡ tạo thành khi chế tạo theo các đơn khác nhau được xác định hai tính chất
quan trọng nhất là xác định nhiệt độ nhỏ giọt theo ASTM D 566 và độ đặc (độ xuyên
kim) ASTM D217.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tính toán quá trình xà phòng hóa theo lý thuyết
Tính toán tỷ lệ các nguyên liệu xà phòng hóa dựa vào chỉ số xà phòng hóa của
dầu thầu dầu, axit 12-hydroxy stearit và hàm lượng Ca(OH)2 hiệu dụng trong nguyên
liệu vôi sử dụng. Trong bài báo này, dầu thầu dầu đã được sơ chế, làm sạch, có chỉ
số xà phòng hóa là 182 mg KOH/g. Chỉ số xà phòng hóa của axit 12-hydroxy stearit
dạng thương phẩm được sử dụng là 184 mg KOH/g. Ca(OH)2 có hàm lượng hiệu
dụng là 99.3%. Từ các số liệu này, lượng vôi cần thiết để xà phòng hóa 1 g dầu thầu
dầu và 1 g axit 12-hydroxy stearit được tính lần lượt như sau:
+ Lượng vôi cần thiết để xà phòng hóa 1 g dầu thầu dầu theo lý thuyết:
+ Lượng vôi cần thiết để xà phòng hóa 1 g axit 12-hydroxy stearit theo lý thuyết:
Từ đây tính được lượng Ca(OH)2 cần thiết để xà phòng hóa hết hỗn hợp chất
béo gồm a (g) dầu thầu dầu vào b (g) axit 12-hydroxy stearit là:
(1)
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 149
Trong bài báo này, hỗn hợp chất béo được sử dụng để chế tạo mỡ gồm 48 g dầu
thầu dầu và 32 g axit 12-hydroxy stearit. Như vậy, lượng Ca(OH)2 được sử dụng
theo lý thuyết để xà phòng hóa hoàn toàn hỗn hợp chất béo này được tính theo công
thức (1) là:
Để khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng Ca(OH)2 đến các đặc trưng của sản
phẩm mỡ, hàm lượng Ca(OH)2 sẽ được thay đổi ±7% so với lượng tương đương
theo lý thuyết. Tỷ lệ thành phần xà phòng/dầu khoáng duy trì theo tỷ lệ 1/5,2. Cụ
thể, các mẫu mỡ được chế tạo để nghiên cứu sẽ có thành phần như sau:
Bảng 1. Thành phần nguyên liệu các mẫu mỡ chế tạo.
Mẫu
Hàm lượng
chất béo
Hàm lượng
Ca(OH)2
Hàm lượng
dầu khoáng
Hàm lượng
nước
Hàm lượng
NaOH
M-1 48 + 32 9,032 462
2
0,1
M-2 48 + 32 9,323 464
M-3 48 + 32 9,518 465 2,1
M-4 48 + 32 9,712 465
2,2
M-5 48 + 32 9,906 467
M-6 48 + 32 10,100 468
2,3
M-7 48 + 32 10,392 470
3.2. Đặc trưng phản ứng xà phòng hóa
Để xác định các đặc trưng xà phòng hóa trong quá trình chế tạo mỡ canxi, tiến
hành chế tạo các mẫu có thành phần như M-2, M-4, M-6. Sau khoảng thời gian 30
phút, lấy mẫu và tiến hành xác định chỉ số xà phòng hóa (SN) như trong mục 2.2.2.
Kết quả được thể hiện như trong bảng 2 và xu hướng thay đổi được thể hiện như
trong đồ thị hình 1.
Bảng 2. Sự thay đổi chỉ số xà phòng hóa của hỗn hợp phản ứng.
Thời
gian
Mẫu
0.5 h 1 h 1.5 h 2 h 2.5 h 3 h 3.5 h 4 h 4.5 h
M-2 21.1 15.3 10.8 7.2 3.8 1.9 1.4 1.1 1.1
M-4 20.3 15.5 10.1 6.8 3.2 1.6 0.9 0.9 0.8
M-6 19.2 14.2 9.4 5.8 2.5 1.0 0.8 0.8 0.8
Từ kết quả này cho thấy trong khoảng 2,5 giờ đầu, chỉ số xà phòng hóa giảm rất
nhanh có nghĩa là tốc độ phản ứng khá lớn. Từ sau 3 giờ, chỉ số xà phòng hóa thay
đổi rất ít. Từ 3,5 giờ thì hầu như không thay đổi. Như vậy, theo điều kiện trong
Hóa học và Kỹ thuật môi trường
N.N.Sơn, V.H. Phương, ..., “Nghiên cứu ảnh hưởng tính chất của mỡ canxi.” 150
nghiên cứu này thì phản ứng xà phòng hóa đạt cân bằng sau 3 giờ. Từ số liệu này
cũng cho thấy hàm lượng Ca(OH)2 thay đổi trong khoảng ±4% so với lượng lý
thuyết sẽ rất ít ảnh hưởng đến tốc độ cũng như hiệu suất phản ứng.
Hình 1. Sự thay đổi chỉ số xà phòng hóa
của hỗn hợp phản ứng theo thời gian.
Từ số liệu này, hiệu suất phản ứng đạt được khi phản ứng đạt cân bằng có thể
tính theo lượng chất béo dư còn lại khi phản ứng đạt cân bằng (thông qua chỉ số xà
phòng hóa) vào khoảng 97%.
3.3. Các tính chất đặc trưng của mỡ chế tạo
Thành phần nguyên liệu mỡ như trong bảng 1 được chế tạo theo quy trình như
trong mục 2.2.1. Các sản phẩm chế tạo được đều có màu vàng nhạt, mềm, đặc. Các
sản phẩm này sau khi chế tạo được đem xác định các đặc trưng kỹ thuật gồm điểm
nhỏ giọt và độ xuyên kim. Để đánh giá sự ổn định của mỡ, các sản phẩm chế tạo
được đem ủ nhiệt trong điều kiện ở 35oC trong vòng 72 giờ. Kết quả của sản phẩm
ngay sau khi chế tạo được và sau xử lý nhiệt được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3. Các đặc trưng của các mẫu sản phẩm mỡ
Mẫu Độ xuyên kim ở 25oC Nhiệt độ nhỏ giọt, oC
Chưa ủ nhiệt Sau ủ nhiệt Chưa ủ nhiệt Sau ủ nhiệt
M-1 253 263 66 66
M-2 242 257 69 68
M-3 238 240 75 73
M-4 232 237 76 75
M-5 231 236 76 79
M-6 204 199 91 93
M-7 197 187 94 94
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 151
Hình 2. Ảnh hưởng của hàm lượng Ca(OH)2 lên độ cứng
và nhiệt độ nhỏ giọt của mỡ sau khi chế tạo.
Từ bảng số liệu này cho thấy các mẫu mỡ được chế tạo với hàm lượng Ca(OH)2
thay đổi sẽ ảnh hưởng rất đáng kể đến các đặc trưng của sản phẩm mỡ:
Nhiệt độ nhỏ giọt:
- Trong khoảng nghiên cứu, khi hàm lượng Ca(OH)2 tăng làm tăng nhiệt độ nhỏ
giọt. Điều này có thể là do hàm lượng chất làm đặc tăng, giúp cho pha dầu được
giữ tốt hơn trong cấu trúc mạng lưới của xà phòng tạo ra.
- Sau khi ủ nhiệt, nhiệt độ nhỏ giọt của các mẫu có sự biến đổi khác nhau: đối
với mẫu sử dụng lượng thiếu Ca(OH)2 thì nhiệt độ nhỏ giọt giảm, ngược lại, với
mẫu sử dụng lượng dư thì nhiệt độ nhỏ giọt tăng.
Độ xuyên kim:
- Khi hàm lượng Ca(OH)2 thay đổi, độ đặc của mỡ cũng thay đổi. Có thể nhận
thấy rằng ở các mẫu M-3, M-4, M-5 mỡ có độ xuyên kim tương đối ổn định.
- Đối với các mẫu có hàm lượng Ca(OH)2 lớn hơn thì mỡ cứng hơn. Ngược lại,
với hàm lượng Ca(OH)2 nhỏ thì mỡ tương đối mềm.
- Sau khi ủ nhiệt, độ xuyên kim của các mẫu mỡ thay đổi khác nhau. Với các
mẫu sử dụng lượng thiếu Ca(OH)2 thì độ xuyên kim tăng, tức là độ đặc hay độ
cứng giảm. Điều này cũng đúng với các mẫu sử dụng lượng Ca(OH)2 vừa đủ theo
lý thuyết. Còn đối với các mẫu sử dụng lượng dư Ca(OH)2 thì độ xuyên kim giảm,
tức là độ cứng hay độ đặc tăng.
4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số đánh giá về đặc trưng phản ứng xà phòng
hóa trong chế tạo mỡ canxi trong điều kiện nghiên cứu cũng như đánh giá ảnh
hưởng của lượng Ca(OH)2 sử dụng lên các đặc trưng của các mẫu mỡ chế tạo.
Theo đó, phản ứng xà phòng hóa của Ca(OH)2 với hỗn hợp chất béo sử dụng
gồm 60% dầu thầu dầu và 40 axit béo tổng hợp 12-hydroxy stearic đạt cân bằng
trong khoảng 3.5 giờ. Hiệu suất phản ứng tính theo hàm lượng chất béo sử dụng
Hóa học và Kỹ thuật môi trường
N.N.Sơn, V.H. Phương, ..., “Nghiên cứu ảnh hưởng tính chất của mỡ canxi.” 152
đạt khoảng 97%. Khi thay đổi hàm lượng Ca(OH)2 trong khoảng ±4% so với lượng
lý thuyết không làm thay đổi đáng kể hiệu suất phản ứng..
Hàm lượng Ca(OH)2 sử dụng dư hay thiếu đều ảnh hưởng đến nhiệt độ nhỏ giọt
và độ xuyên kim của các mẫu mỡ chế tạo cũng như sự ổn định các đặc trưng của
các mẫu này theo nhiệt độ. Tuy nhiên, khi sử dụng lượng Ca(OH)2 thay đổi ±4%
so với lý thuyết thì các đặc trưng này tương đối ổn định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. E. Richard Booser, “CRC Handbook of Lubrication, vol. II: Theory and
Design”, CRC Press, USA, 1983.
[2]. Yu. L. Ishchuk, “Lubricating Grease Manufacturing Technology”, New Age
International Publishers, 2005.
[3]. Trần Thị Minh Hoàn, “Nghiên cứu sản xuất thử mỡ canxi tổng hợp TN-150”,
Để tài Bộ Công nghiệp, 1991.
[4]. George E. Totten, “Fuels and Lubricants Handbook: Technology, Properties,
Performance, and Testing”, ASTM International, USA, 2003
[5]. Theo Mang, Wilfreid Dresel,“Lubricants and Lubrication”, WILEY-VCH
Verlag GmbH & Co. KgaA, Germany, 2007.
ABSTRACT
STUDY ON THE EFFECT OF CALCIUM HYDROXIDE CONTENT TO
CHARACTERISTIC OF CALCIUM GREASE
Calcium grease was fabricated from low viscosity lubricating oil, using
calcium soap as thicker which was prepared from Ca(OH)2, castor oil and
a fatty acid such as 12-hydroxy stearic. This paper presents some results of
study on effect of calcium hydroxide (Ca(OH)2) to characteristic of calcium
grease. These results show that 4% in difference of Ca(OH)2 content
compare with theoretical amount did not effect to structure and properties
of calcium grease.
Keywords: Calcium hydroxide, Saponification, Hydrated calcium grease.
Nhận bài ngày 09 tháng 07 năm 2015
Hoàn thiện ngày 30 tháng 07 năm 2015
Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 09 năm 2015
Địa chỉ: Viện Hóa học - Vật liệu/ Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.
*Email: sonorgc.hhvl@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_nguyen_ngoc_son_7742_2149963.pdf