Nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến cây lạc trên đất xám bạc màu tại tỉnh Thừa Thiên-Huế

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến cây lạc trên đất xám bạc màu tại tỉnh Thừa Thiên-Huế: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 1067 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG PHÂN HỮU CƠ ĐẾN CÂY LẠC TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU TẠI TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ Trần Thị Ánh Tuyết1, Hoàng Thị Thái Hòa1, Thái Thị Huyền1, Trần Thanh Đức2, 1 Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Huế 2Phòng Đào tạo Đại học, Đại học Nông Lâm Huế TÓM TẮT Thí nghiệm gồm có 8 công thức được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại, thực hiện trong vụ đông xuân 2014 với mục đích xác định ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trên đất xám bạc màu tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, làm cơ sở đề xuất được dạng phân hữu cơ phù hợp để đạt năng suất lạc và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời cải thiện tính chất hóa học đất. Kết quả cho thấy các dạng phân hữu cơ có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc. Bón phân hữu cơ góp phần tăng năng suất từ 2 đến 4 tạ/ha so với đối chứng, trong đó dạng phân hữu cơ (25% bèo t...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến cây lạc trên đất xám bạc màu tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 1067 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG PHÂN HỮU CƠ ĐẾN CÂY LẠC TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU TẠI TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ Trần Thị Ánh Tuyết1, Hoàng Thị Thái Hòa1, Thái Thị Huyền1, Trần Thanh Đức2, 1 Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Huế 2Phòng Đào tạo Đại học, Đại học Nông Lâm Huế TÓM TẮT Thí nghiệm gồm có 8 công thức được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại, thực hiện trong vụ đông xuân 2014 với mục đích xác định ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trên đất xám bạc màu tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, làm cơ sở đề xuất được dạng phân hữu cơ phù hợp để đạt năng suất lạc và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời cải thiện tính chất hóa học đất. Kết quả cho thấy các dạng phân hữu cơ có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc. Bón phân hữu cơ góp phần tăng năng suất từ 2 đến 4 tạ/ha so với đối chứng, trong đó dạng phân hữu cơ (25% bèo tây + 25% rơm rạ + 50% phân lợn + chế phẩm Trichoderma) cho năng suất lạc cao nhất (19,2 tạ/ha), hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở dạng phân hữu cơ (75% bèo tây + 25% phân lợn + chế phẩm Trichoderma), tăng 13.500.000 đ/ha so với đối chứng. Tất cả các công thức có bón phân hữu cơ đều cải thiện tính chất đất tốt hơn so với công thức đối chứng. Từ khóa: Dạng phân hữu cơ, đất xám bạc màu, lạc. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lạc (Arachis hypogaea L.) có vị trí quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Theo số liệu thống kê năm 2015, tổng diện tích gieo trồng lạc của toàn tỉnh là 3.300 ha, năng suất đạt chỉ khoảng 19,3 tạ/ha, thấp hơn so với các vùng khác. Đặc biệt trong cùng tỉnh Thừa Thiên - Huế năng suất lạc ở các vùng trồng lạc trên đất nghèo dinh dưỡng như đất xám bạc màu, đất cát lại còn thấp hơn so với các vùng khác khoảng 10 - 15% [4]. Nguyên nhân có thể là do đất trồng lạc nghèo dinh dưỡng và chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý, trong đó việc sử dụng phân bón không cân đối [3]. Hiện nay, người dân sử dụng quá nhiều phân hóa học trên những vùng đất thâm canh nên không những làm mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh phát sinh nhiều mà còn làm suy thoái dần độ màu mỡ của đất, làm cho đất bị thoái hóa nên cây trồng khó hút được dinh dưỡng. Do đó, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, bèo tây kết hợp với phân lợn và nấm Trichorderma để chế biến phân hữu cơ là một hướng đi mới có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của dạng phân hữu cơ đến cây lạc trên đất xám bạc màu tỉnh Thừa Thiên - Huế” với các mục đích sau: (1) xác định được ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc; (2) xác định được ảnh hưởng của dạng phân hữu cơ đến hiệu quả kinh tế và một số tính chất hóa học của đất xám bạc màu tại tỉnh Thừa Thừa - Huế; (3) đề xuất được dạng phân hữu cơ phù hợp với cây lạc cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao và cải thiện tính chất hóa học đất. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Giống lạc L14 và đất xám bạc màu tại Viện Nghiên cứu phát triển Tứ Hạ, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. - Các loại phân bón vô cơ: urê (46% N), lân super (16% P2O5), KCl (60% K2O) và vôi bột. - Các dạng phân hữu cơ từ rơm rạ, bèo tây, phân lợn, chế phẩm Trichoderma. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Công thức và phương pháp bố trí thí nghiệm VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1068 Bảng 1. Các công thức thí nghiệm TT Công thức Dạng phân hữu cơ 1 I (Đ/c) 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi/ha 2 II 8 tấn dạng phân hữu cơ I (100% phân lợn ) + Nền 3 III 8 tấn dạng phân hữu cơ II (100% phân lợn + CP) + Nền 4 VI 8 tấn dạng phân hữu cơ III (50% rơm rạ + 50% phân lợn + CP) + Nền 5 V 8 tấn dạng phân hữu cơ IV (50% bèo tây + 50% phân lợn +CP) + Nền 6 VI 8 tấn dạng phân hữu cơ V (75% rơm rạ + 25% phân lợn + CP) + Nền 7 VII 8 tấn dạng phân hữu cơ VI (75% bèo tây + 25% phân lợn + CP) + Nền 8 VIII 8 tấn dạng phân hữu cơ VII (25% bèo tây + 25% rơm rạ + 50% phân lợn + CP) + Nền Ghi chú: - Nền = 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi/ha Từ công thức III - VIII: Khi ủ có bổ sung thêm chế phẩm Trichordema (CP), 2% lân và 1% vôi. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 8 công thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2 . Tổng diện tích thí nghiệm: 600 m2 (trong đó diện tích thí nghiệm 480 m2, diện tích bảo vệ 120 m2). 2.2.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi - Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây lạc. - Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc. - Phân tích các chỉ tiêu về đất: pHKCl bằng pH met. + N tổng số: phương pháp Kjeldahl. + P2O5 tổng số: phương pháp so màu. + K2O tổng số: phương pháp quang kế ngọn lửa. - Hiệu quả kinh tế: Tổng thu, tổng chi, lãi ròng. 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu với các chỉ tiêu như trung bình, ANOVA, LSD (P< 0,05) bằng phần mềm Statistix 10.0. Tính toán số liệu và vẽ đồ thị, biểu đồ bằng phần mềm Excel. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến số cành và chiều dài cành cấp 1 của lạc Cành cấp 1 có ảnh hưởng lớn tới năng suất, vì hoa ở cành này có tỷ lệ hoa hữu hiệu cao sẽ cho nhiều quả và quả chắc nên làm tăng khối lượng quả. Bảng 2. Ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến số cành và chiều dài cành cấp 1 của cây lạc Công thức Số cành cấp 1 (cành) Chiều dài cành cấp 1 (cm) I (Đ/c) 6,2b 30,6bcd II 6,5a 30,0cd III 6,4ab 31,0bcd IV 6,2b 32,8a V 6,2b 31,8ab VI 6,4ab 29,6d VII 6,6a 31,5ab VIII 6,4ab 29,6d LSD.05 0,27 1,59 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo Dulcan; Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 1069 Qua theo dõi kết quả ở bảng 2, chúng tôi nhận thấy số cành cấp 1 giữa các công thức dao động 6,2 – 6,6 cành/cây. Trong đó cao nhất ở công thức VII (75% bèo tây + 25 phân lợn + chế phẩm) đạt 6,6 cành/cây. Tiếp đến công thức II (100% phân lợn) đạt 6,5 cành/cây, trừ công thức IV (50% rơm rạ + 50% phân lợn + chế phẩm), các công thức còn lại đều cao hơn đối chứng. Xét về mặt thống kê, chỉ ở công thức VII sai khác có ý nghĩa với công thức đối chứng, ở các công thức còn lại sai khác không có ý nghĩa. Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên dao động 29,6 – 32,8 cm, trong đó ở công thức IV với tỷ lệ ủ là 50% rơm rạ + 50% phân lợn + chế phẩm) đạt cao nhất 32,8 cm. Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên ở tất cả các công thức đều cao hơn công thức I (công thức đối chứng 30,6 cm); ngoại trừ công thức II (30,0 cm) và công thức VIII (29,6 cm) thấp hơn đối chứng. Giữa các công thức có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. 3.2. Ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến khối lượng và số lượng nốt sần lạc Bảng 3. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến số lượng và khối lượng nốt sần của lạc Công thức Bắt đầu ra hoa Kết thúc ra hoa Thu hoạch Số lượng nốt sần (nốt) Khối lượng nốt sần (g) Số lượng nốt sần (nốt) Khối lượng nốt sần (g) Số lượng nốt sần (nốt) Khối lượng nốt sần (g) I(Đ/c) 211,6d 0,19c 439,3bc 0,28 a 405,0b 0,37 b II 243,0d 0,23bc 397,5d 0,33 a 323,5c 0,31 b III 270,0cd 0,32ab 449,9bc 0,39 a 377,1bc 0,40 b IV 319,8bc 0,33ab 492,2ab 0,52 a 329,1c 0,32 b V 340,4ab 0,35ab 505,4a 0,50 a 382,0bc 0,36 b VI 394,1a 0,35ab 503,4a 0,43 a 422,2b 0,39b VII 390,9a 0,30b 483,3ab 0,47 a 426,4b 0,46ab VIII 375,8ab 0,39a 483,3ab 0,52 a 515,6a 0,52a LSD.05 65,90 0,08 48,46 0,34 66,01 0,11 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo Dulcan; Qua bảng 3 chúng tôi có nhận xét sau đây: - Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Nốt sần bắt đầu hình thành tương đối nhiều và bắt đầu hoạt động mạnh. Đây là lúc nốt sần thực hiện chức năng quan trọng là đồng hóa lượng đạm lớn để cung cấp cho cây. Số lượng nốt sần trên cây dao động trong khoảng 211,6 – 394,1 nốt sần. Giữa các công thức có sự sai khác có ý nghĩa. Ở giai đoạn này, khối lượng nốt sần có sự sai khác rất có ý nghĩa về mặt thống kê, dao động trong khoảng 0,194 – 0,384 gam. - Thời kỳ kết thúc ra hoa: Đây là giai đoạn mà nốt sần hoạt động mạnh nhất, do đó số lượng và khối lượng nốt sần tăng lên nhiều so với giai đoạn bắt đầu ra hoa, trong đó ở công thức V (50% bèo tây + 50% phân lợn + chế phẩm) là cao nhất với số lượng nốt sần là 505,4 và khối lượng nốt sần là 0,50 gam; thấp nhất ở công thức II với số lượng 397,5 nốt và khối lượng đạt 0,33 gam và thấp hơn về số lượng so với công thức đối chứng (439,3 nốt sần), nhưng khối lượng lại cao hơn nhiều (công thức đối chứng có khối lượng nốt sần 0,28 gam). - Thời kỳ thu hoạch: Đây là thời kỳ mà cây đã tạo quả, do đó số lượng và khối lượng nốt sần giảm cả về số lượng và khối lượng so với giai đoạn ra hoa đâm tia. Trong đó ở công thức VIII (25% bèo tây + 25% rơm rạ + 50% phân lợn + chế phẩm) số lượng nốt sần 515,6 và khối lượng 0,52 gam đạt cao nhất; còn thấp nhất ở công thức IV với tỷ lệ ủ 50% rơm rạ + 50% phân lợn + chế phẩm, số lượng nốt sần chỉ có 329,1 nốt và khối lượng 0,32 gam. Tuy nhiên, khối lượng nốt sần giữa các công thức có sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê. 3.3. Ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến khả năng tích lũy chất khô của lạc Việc bón phân hữu cơ làm từ phụ phẩm nông nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy chất khô và được thể hiện qua bảng 3.3. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 1070 Bảng 4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến khả năng tích lũy chất khô của lạc (Đơn vị: g/cây) Công thức Thời kỳ 3 - 4 lá Kết thúc ra hoa Thu hoạch I (Đ/c) 3,47c 9,96e 27,7f II 3,40c 9,87e 29,4e III 3,70c 12,6b 32,5bcd IV 4,83ab 13,8a 34,1a V 5,17a 12,7b 32,9abc VI 4,37ab 12,4bc 33,0ab VII 4,17bc 12,0cd 31,5d VIII 4,13bc 11,9d 31,6cd LSD0,05 0,98 0,40 1,80 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo Dulcan; - Thời kỳ 3 - 4 lá: Hàm lượng tích lũy chất khô ở các công thức có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê, dao động trong khoảng 3,40 – 5,17 gam/cây. Công thức V (50% bèo tây + 50% phân lợn + chế phẩm) có hàm lượng cao nhất. Tất cả các công thức đều cao hơn đối chứng, ngoại trừ công thức II (100% phân lợn). - Thời kỳ kết thúc ra hoa: Lượng chất khô tích lũy của cây ở thời kỳ này tăng lên rất cao, giữa các công thức dao động trong khoảng 9,96- 13,8 g/cây. Lượng chất khô/cây ở các công thức có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Cũng như thời kỳ 3 – 4 lá, ở thời kỳ này hàm lượng chất khô ở công thức II (100% phân lợn) vẫn thấp hơn công thức I (công thức đối chứng). - Thời kỳ thu hoạch: Ở thời kỳ này vật chất khô/cây đã có sự phân hóa rõ rệt giữa các công thức. Xét về mặt thống kê thì có sự sai khác có ý nghĩa về vật chất khô/cây giữa các công thức và được chia làm 3 nhóm: Nhóm thứ 1 đạt cao nhất, gồm các công thức IV (50% rơm rạ + 50% phân lợn + chế phẩm) và công thức VI (75% rơm rạ + 25% phân lợn + chế phẩm) đạt lần lượt là 33,0 g/cây và 34,1 g/cây; nhóm thứ 2 gồm các công thức III (100% phân lợn + chế phẩm), công thức V (50% bèo tây + 50% phân lợn + chế phẩm) và công thức VIII (25% bèo tây + 25% rơm rạ + 50% phân lợn + chế phẩm) với 31,6 g/cây, 32,5 g/cây và 32,9 g/cây; nhóm thứ 3 gồm công thức II (100% phân lợn) có khoảng 29,4 g/cây, công thức VII (75% bèo tây + 25% phân lợn + chế phẩm) có 31,5 g/cây và thấp nhất ở công thức đối chứng (27,7 g/cây). 3.4. Ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến sự ra hoa của cây lạc Kết quả theo dõi về sự ra hoa của cây lạc được trình bày ở bảng 4. Bảng 5. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến sự ra hoa của lạc Chỉ tiêu Công thức Tổng thời gian ra hoa (ngày) Tổng số hoa/cây (hoa) Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) I ( Đ/c) 22 58,1 13,3 II 21 69,1 13,6 III 21 59,0 15,2 IV 21 75,5 13,5 V 21 74,6 13,8 VI 21 68,6 14,0 VII 21 75,1 14,6 VIII 21 65,8 14,2 1070 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 1071 Qua bảng 5 chúng tôi có một số nhận xét sau đây: - Tổng thời gian ra hoa: Bón phân hữu cơ không ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của cây lạc. Hầu như, ở tất cả các công thức cây ra hoa tập trung, dao động trong khoảng 21 – 22 ngày. Nhưng chỉ tiêu số hoa/cây và tỷ lệ hoa hữu hiệu có sự chênh lệnh giữa các công thức. - Tổng số hoa/cây: Tổng số hoa trên cây là chỉ tiêu quyết định đến tổng số quả cuối cùng. Nếu được cung cấp dinh dưỡng kịp thời lạc sẽ ra hoa sớm, tạo tiền đề cho việc nâng cao tổng số hoa và tăng tỉ lệ hoa hữu hiệu. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy tất cả các công thức có bón phân hữu cơ có tổng số hoa/cây cao hơn đối chứng rõ rệt, dao động trong khoảng 58,1 – 75,5 hoa; công thức có số hoa cao nhất là công thức III, đạt 75,5 hoa, thấp nhất ở công thức đối chứng với 58,1 hoa. - Tỷ lệ hoa hữu hiệu: Qua thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng, tỷ lệ hoa hữu hiệu ở các công thức tương đối thấp, chỉ dao động trong khoảng 13,29 – 15,24% mặc dù số hoa trên cây nhiều. Sở dĩ, tỷ lệ hoa hữu hiệu thấp là do trong thời kỳ ra hoa cây lạc gặp thời tiết nắng hạn kéo dài, đất không đủ độ ẩm, nhiệt độ không khí cao. Tuy nhiên, ở những công thức có bón phân hữu cơ làm từ phụ phẩm nông nghiệp tỷ lệ hoa hữu hiệu lại cao hơn công thức đối chứng. Điều này cho thấy, phân hữu cơ có vai trò tốt, giúp cây phát triển tốt và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, mặt khác còn làm tăng độ xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ phân của đất, tạo môi trường thuận lợi cho sự đâm tia của lạc. 3.5. Ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc - Số quả chắc/cây: Qua bảng 6 chúng tôi thấy số quả chắc/cây giữa các công thức có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê và dao động 8,99 – 10,30 quả chắc/cây, cụ thể ở công thức VII (75% bèo tây + 25% phân lợn + chế phẩm) đạt cao nhất và cao hơn công thức đối chứng 1,96 quả. - Khối lượng 100 quả: Kết quả theo dõi cho thấy, khối lượng 100 quả dao động trong khoảng 134,60 – 149,50 gam, có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê . - Năng suất lý thuyết (NSLT): Năng suất lý thuyết của các công thức dao động trong khoảng 19,5 – 23,8 tạ/ha. Xét về mặt thống kê, giữa các công thức có sự sai khác có ý nghĩa, trong đó, cao nhất ở công thức V; bón phân hữu cơ với tỷ lệ ủ 50% bèo tây + 50% phân lợn + chế phẩm cho năng suất lạc 23,8 tạ/ha và thấp nhất ở công thức đối chứng. - Năng suất thực thu (NSTT): Tất cả các công thức có bón phân hữu cơ sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp có năng suất thực thu cao hơn đối chứng và cao nhất ở công thức V (50% bèo tây + 50% phân lợn + chế phẩm) với 19,8 tạ/ha. Trong khi đó, công thức đối chứng không bón phân hữu cơ chỉ đạt 15,7 tạ/ha. Bảng 6. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc Công thức Tổng số quả/cây (quả) Số quả chắc/cây (quả) P100 quả (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) I (Đ/c) 13,26ab 9,02b 139,58cd 19,5d 15,7c II 14,44a 9,42b 148,65ab 21,5bc 18,2ab III 11,97b 8,99b 134,60d 22,8ab 18,9 ab IV 14,68a 10,17ab 139,61bcd 21,2bc 17,7b V 14,82a 10,30ab 135,40d 23,8a 19,8a VI 13,46ab 9,61ab 149,45a 21,8bc 18,9ab VII 15,30a 10,98a 147,92ab 23,3a 18,5ab VIII 13,25ab 9,34b 144,25a 22,9ab 19,2ab LSD.05 2,41 1,47 9,30 1,50 1,98 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo Dulcan; VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1072 3.6. Ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến hiệu quả kinh tế Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các dạng phân hữu cơ bón cho cây lạc Công thức Chi phí tăng thêm so đ/c (1.000 đồng) Năng suất tăng so với đ/c (tạ/ha) Tổng thu tăng so với đ/c (1.000 đồng) Lãi ròng tăng so với đ/c (1.000 đồng) VCR I (Đ/c) - - - - - II 1.200 4,5 6.750 5.550 4,63 III 1.200 5,2 7.800 6.600 5,50 IV 1.200 6,0 9.000 7.800 6,50 V 1.200 6,1 9.150 7.950 6,63 VI 1.200 7,2 10.800 9.600 8,00 VII 1.200 9,8 14.700 13.500 11,25 VIII 1.200 6,5 9.350 8.150 6,79 Nhìn chung, từ chi phí và lãi ròng tăng thêm các công thức đều có VCR >3, nằm trong khoảng 4,63 – 11,25. Kết quả này cho thấy việc bón phân hữu cơ được sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp có thể là một trong những lựa chọn hữu ích đối với người nông dân trong thời điểm nguồn phân hữu cơ hạn hẹp; nếu thiếu phân chuồng thì có thể sử dụng thêm rơm rạ và bèo tây ủ với chế phẩm Trichoderma vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, công thức VII với tỷ lệ ủ 75% bèo tây + 25% phân lợn + chế phẩm mang lại hiệu quả cao nhất. Thành phần phân hữu cơ chủ yếu từ bèo tây, một nguồn vật liệu vô cùng phong phú, dễ làm. 3.7. Ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến một số tính chất hóa học đất Kết quả phân tích đất trước và sau thí nghiệm được thể hiện ở bảng 8. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, chúng tôi lấy đất để phân tích trước thí nghiệm và kết quả như sau: đất nghèo mùn (1,30%), nghèo lân tổng số và lân dễ tiêu (0,05% và 4,55 mg/100g đất), nghèo đạm và kali tổng số (0,08% và 0,50%). Trị số pHKCl của đất sau thí nghiệm ở mức chua vừa ở tất cả các công thức, biến động trong khoảng 4,52 – 5,52, tất cả các công thức đều có độ pH cao hơn trước thí nghiệm, trừ công thức đối chứng (không bón phân hữu cơ). Hàm lượng mùn ở các công thức có bón phân hữu cơ đều cao hơn trước thí nghiệm. Điều này chứng tỏ rằng, các loại phân chứa vi sinh vật đã ảnh hưởng tích cực đến sự phân giải xenlulo để tạo mùn. Bảng 8. Kết quả phân tích đất trước và sau thí nghiệm pHKCl Mùn (%) Đạm tổng số (%) Lân tổng số (%) Kali tổng số (%) Lân dễ tiêu (mg/100g đất) TTN 4,73 1,30 0,080 0,050 0,050 4,55 I 4,52 1,29 0,080 0,050 0,050 4,38 II 5,31 2,07 0,120 0,060 0,052 7,50 III 5,52 2,20 0,130 0,090 0,055 7,50 IV 5,27 2,38 0,110 0,070 0,053 8,40 V 5,16 1,91 0,090 0,080 0,054 8,06 VI 5,10 2,07 0,100 0,090 0,054 6,25 VII 5,43 1,81 0,110 0,090 0,055 5,63 VIII 5,01 2,46 0,110 0,060 0,053 7,50 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 1073 Hàm lượng đạm tổng số (N%): Ở các công thức có bón phân hữu cơ thì lượng đạm tổng số dao động trong khoảng 0,09 – 0,12%. Hàm lượng lân tổng số (P2O5) ở các công thức sau và trước thí nghiệm đều ở mức nghèo đến trung bình 0,05 – 0,09%. Trên nền đất có bón phân hữu cơ hàm lượng lân tổng số có cải thiện hơn so với không bón phân hữu cơ. Hàm lượng kali tổng số (K2O): Việc bón phân hữu cơ chưa cải thiện được nhiều hàm lượng kali tổng số trong đất, hàm lượng kali trước và sau thí nghiệm chỉ dao động trong khoảng 0,050 – 0,055%. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Bón các dạng phân hữu cơ được sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp đã tăng các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây lạc, đồng thời tăng các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lạc và hiệu quả kinh tế có ý nghĩa so với đối chứng. Các công thức có bón phân hữu cơ sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp cho lãi ròng tăng so với đối chứng 5,5 – 13,5 triệu đồng/ha. - Các công thức có bón phân hữu cơ có ảnh hưởng nhiều đến các tính chất đất như: tăng hàm lượng mùn, pH, đạm, lân, kali tổng số. Vì vậy, cần phải duy trì việc bón phân hữu cơ để cải thiện tính chất đất. 4.2. Đề nghị - Cần có thêm nghiên cứu việc sử dụng các vật liệu như rơm rạ và bèo tây kết hợp với phân lợn và chế phẩm Tricoderma để ủ phân để có thể thu được kết quả chính xác hơn về hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng. - Cần phải thực hiện thêm 1 – 2 vụ để xác định được chính xác hiệu quả của phân hữu cơ làm từ phụ phẩm nông nghiệp đến các chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lạc, hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là ảnh hưởng đến các tính chất lý hóa học đất trồng lạc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoa H. T. T., Thuc D. D., Pham Q. H., Dufey J. E., 2009. Balance of macronutrients (N– P–K) in farming systems of Thua Thien - Hue province at single-field plot and whole- farm levels. In: Minh T. V., ed. Proceedings of the Improving food crop productivity in the coastal sandy area of the Thua Thien - Hue province, Central Vietnam. Hue University Publishing House. [2]. Phạm Tiến Hoàng, 2003. Phân hữu cơ trong hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng. Tạp chí Khoa học Đất, số 18 (2003), 49 -54. [3]. vuc/201404/nhieu-dien-tich-lac-o-thua- thien-hue-bi-sau-benh-pha-hoai. ABSTRACT Different types of organic fertilizers affecting to peanut productivity in grey degraded soil of Thua Thien - Hue This study consisted of eight treatments arranged in RCBD with three replications in 2014 winter – spring. The study aims at determining influence of the diffenrent types of organic fertilizers on peanut growth, development and yield under cultivation on grey degraded soil of Thua Thien – Hue. The results showed that applications of the organic fertilisers significantly improved growth, development and yielding of peanut (Arachis hypogaea). As a result, application of organic fertilisers increased peanut yield from 0.2 to 0.4 t/ha as compared to control. Organic fertilizer types of 25% water hyacinth + 25% rice straw + 50% pig manure + Trichoderma obtained the highest yield of 1.92 t/ha. However, the type of 75% water hyacinth + 25% pig manure + Trichoderma obtaine the highest economic value inceasing VND 13.500.000 / ha as compared to control. All treatments supplied organic fertilisers impoved soil fertility better than control. Keywords: grey degraded soil, organic fertilizer, peanut. Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_60_183_2130147.pdf