Nghiên cứu ảnh hưởng của Bo (B) đến sinh trưởng và năng suất lạc (arachis hypogaea l.) trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế - Nguyễn Đình Thi

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của Bo (B) đến sinh trưởng và năng suất lạc (arachis hypogaea l.) trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế - Nguyễn Đình Thi: 121 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA Bo (B) ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea L.) TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT Ở THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Đình Thi Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Tứ Hạ nhằm đánh giá tác dụng của nguyên tố B ở các nồng độ và thời kỳ xử lý khác nhau đến sinh trưởng và năng suất lạc. Kết quả thu được cho thấy: Nguyên tố B có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và tạo năng suất lạc. So với đối chứng, năng suất lạc củ có thể tăng tới 17,32% - 18,34 % khi được xử lý B. Nồng độ B thích hợp nhất cho cây lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế là 0,03 % và thời kỳ xử lý có hiệu quả nhất là xử lý hạt trước khi đem gieo và phun lên lá vào giai đoạn kết thúc ra hoa. 1. Đặt vấn đề Lạc là cây trồng chính, có hiệu quả kinh tế cao ở Thừa Thiên Huế nhưng năng suất hiện còn thấp (17,6 tạ/ha, 2006) [3]. Trong các nguyên tố vi lượn...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của Bo (B) đến sinh trưởng và năng suất lạc (arachis hypogaea l.) trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế - Nguyễn Đình Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
121 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA Bo (B) ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea L.) TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT Ở THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Đình Thi Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Tứ Hạ nhằm đánh giá tác dụng của nguyên tố B ở các nồng độ và thời kỳ xử lý khác nhau đến sinh trưởng và năng suất lạc. Kết quả thu được cho thấy: Nguyên tố B có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và tạo năng suất lạc. So với đối chứng, năng suất lạc củ có thể tăng tới 17,32% - 18,34 % khi được xử lý B. Nồng độ B thích hợp nhất cho cây lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế là 0,03 % và thời kỳ xử lý có hiệu quả nhất là xử lý hạt trước khi đem gieo và phun lên lá vào giai đoạn kết thúc ra hoa. 1. Đặt vấn đề Lạc là cây trồng chính, có hiệu quả kinh tế cao ở Thừa Thiên Huế nhưng năng suất hiện còn thấp (17,6 tạ/ha, 2006) [3]. Trong các nguyên tố vi lượng, B có vai trò thiết yếu đối với cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng nhưng hàm lượng B trong đất trồng rất thấp. Kết quả phân tích đất tại Trung tâm Nghiên cứu cây trồng của chúng tôi cho thấy hàm lượng B tổng số là 26,23 ppm và hàm lượng B dễ tiêu là 0,63 ppm. Theo Nguyễn Đình Mạnh (1988), Dương Văn Đảm (1993) và một số tác giả khác khi dùng axít Boríc nồng độ 0,01% - 0,05% phun cho lạc trên đất bạc màu đã tăng năng suất lạc củ 11,8% và lạc nhân 17,3% [1]; [4]; [5]. Nguyễn Tấn Lê (1992) dùng B nồng độ 50ppm xử lý cho cây lạc trồng trên đất cát Quảng Nam đã tăng năng suất lạc quả 5,8 - 8,3%, hàm lượng lipít tăng 10,9 - 27,3%, hàm lượng protein tăng 15,8% [2]. Tuy vậy, nghiên cứu tương tự về ảnh hưởng của B đến cây lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế vẫn chưa được tiến hành một cách toàn diện [3], cho đến nay vẫn chưa xác định được liều lượng B cây cần và thời kỳ bón có hiệu quả nhất. Đề tài này được tiến hành trên giống lạc L14 tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Tứ Hạ đã tập trung giải quyết những tồn tại trên và bước đầu thu được một số kết quả mới. 122 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng - Giống lạc sử dụng trong thí nghiệm: L14, đây là giống có triển vọng ở miền Trung [6]. - Hóa chất sử dụng: axít Boríc (H3BO3) 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của H3BO3 ở các nồng độ và thời kỳ tác động khác nhau lên sự sinh trưởng và năng suất của giống lạc L14 tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Tứ Hạ, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế. - Các nồng độ H3BO3 xử lý: 0,00% (đ/c); 0,01%; 0,03%; 0,05%; 0,07%; 0,09%. - Các thời kỳ xử lý: ngâm hạt; phun lên lá ở thời kỳ trước ra hoa, ra hoa và sau ra hoa. - Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại. 2.3. Các chỉ tiêu theo dõi - Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm gồm: chiều cao thân chính; số cành và chiều dài cành; số lượng và khối lượng quả trên cây; tích lũy vật chất khô của cây; khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt; tỷ lệ nhân; năng suất kinh tế... - Các chỉ tiêu được xác định theo các phương pháp nghiên cứu hiện hành đối với cây lạc. - Số liệu thô được xử lý thống kê sinh học theo chương trình MSTATC. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của B đến tăng trưởng chiều cao cây lạc Bảng 1. Ảnh hưởng của B đến chiều cao thân chính lúc thu hoạch (cm/cây) Nồng độ xử lý (%) Thời kỳ xử lý B Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa 0,00 (đ/c) 26,73 b 27,73 a 25,70 a 29,03 bc 0,01 28,37 ab 25,53 ab 25,37 ab 32,50 a 0,03 31,20 a 24,53 b 24,53 bc 32,03 a 0,05 30,70 a 23,90 bc 24,00 cd 29,87 b 0,07 28,63 ab 23,23 bc 23,20 d 29,17 bc 0,09 25,33 b 21,33 c 21,53 e 28,03 c LSD0,05 3,625 2,679 0,866 1,294 123 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của B đến khả năng tăng trưởng chiều cao cây được trình bày ở bảng 1 cho thấy: bổ sung B cho lạc bằng cách xử lý hạt trước khi gieo hoặc phun lên lá vào thời kỳ sau ra hoa với nồng độ 0,03% có tác dụng tăng chiều cao cây ở mức sai khác có ý nghĩa. Phun bổ sung B vào thời kỳ cây con và thời kỳ ra hoa làm giảm chiều cao cây. Như vậy, xử lý B đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng chiều cao cây. Tùy thuộc vào nồng độ và thời kỳ xử lý mà B có tác dụng tăng hay giảm chiều cao cây lạc. 3.2. Ảnh hưởng của B đến sinh trưởng cành lạc Kết quả bảng 2 cho thấy: xử lý hạt trước khi gieo bằng B không có tác dụng tăng số cành, thậm chí ở nồng độ xử lý cao (0,09%) còn làm giảm số cành trên cây. Bên cạnh đó, sử dụng B với nồng độ 0,03% phun lên lá vào các thời kỳ khác nhau đã tăng tổng số cành trên cây ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. Rõ ràng khi phun B đã ảnh hưởng đến sự tạo cành mới của lạc. Bảng 2. Ảnh hưởng của B đến khả năng phân cành (cành/cây) Nồng độ xử lý (%) Thời kỳ xử lý B Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa 0,00 (đ/c) 8,220 a 7,667 bc 8,223 bc 7,780 cd 0,01 8,330 a 8,670 a 8,447 b 8,000 bc 0,03 8,330 a 8,227 ab 8,780 a 8,330 ab 0,05 7,887 ab 7,780 bc 8,000 c 8,447 a 0,07 7,553 bc 7,443 c 7,667 d 7,667 cd 0,09 7,220 c 7,223 c 7,220 e 7,447 d LSD0,05 0,4525 0,5857 0,2658 0,3727 Về ảnh hưởng của B đến chiều dài cành cấp 1, kết quả bảng 3 cho thấy: dùng B xử lý hạt với nồng độ 0,03 - 0,05% hoặc phun lên lá ở thời kỳ sau ra hoa với nồng độ 0,01 - 0,03% có tác dụng tăng chiều dài cành cấp một so với đối chứng. Phun B cho lạc ở thời kỳ trước ra hoa và ra hoa không có tác dụng tăng chiều dài cành cấp một. Kết quả này tương tự tác dụng của B đến chiều cao cây lạc. Bảng 3. Ảnh hưởng của B đến chiều dài cành cấp một (cm/cành) Nồng độ xử lý (%) Thời kỳ xử lý B Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa 0,00 (đ/c) 28,77 cd 29,23 a 28,80 a 30,70 c 0,01 31,43 bc 26,73 b 28,27 ab 36,63 a 0,03 36,57 a 26,73 b 27,13 bc 32,53 b 124 0,05 33,07 b 26,47 b 26,97 bc 30,87 c 0,07 32,07 b 26,27 b 26,43 cd 30,60 c 0,09 27,33 d 25,33 b 25,17 d 28,97 d LSD0,05 2,881 2,390 1,372 1,494 3.3. Ảnh hưởng của B đến sự tạo quả lạc Khả năng tạo quả lạc dưới tác động của B được thể hiện thông qua chỉ tiêu số quả và khối lượng quả trên cây. Bảng 4. Ảnh hưởng của B đến tổng số quả trên cây (quả/cây) Nồng độ xử lý (%) Thời kỳ xử lý B Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa 0,00 (đ/c) 19,70 d 18,30 c 22,60 c 20,17 d 0,01 32,10 a 21,77 b 28,73 a 21,90 bc 0,03 31,20 ab 23,20 a 28,53 a 23,33 a 0,05 29,63 bc 18,07 c 27,43 ab 22,17 b 0,07 29,07 bc 16,50 d 25,97 b 21,37 c 0,09 27,53 c 16,30 d 23,17 c 20,03 d LSD0,05 2,117 1,053 1,557 0,708 Kết quả bảng 4 và bảng 5 cho thấy: B đã làm thay đổi lớn đến tổng số quả và số quả chắc trên cây ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. Nồng độ xử lý có hiệu quả cao ở các thời kỳ là 0,01% - 0,03%. Ở thời kỳ sau ra hoa, B không làm thay đổi số lượng quả đáng kể do lúc này số quả trên cây đã tương đối ổn định. Vai trò của B được thể hiện rõ ở đây là tác động đến các quá trình sinh lý liên quan đến sự hình thành quả, đồng thời tăng quá trình vận chuyển vật chất về quả và hạt lạc. Bảng 5. Ảnh hưởng của B đến số quả chắc trên cây (quả/cây) Nồng độ xử lý (%) Thời kỳ xử lý B Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa 0,00 (đ/c) 12,50 d 11,07 c 12,90 d 12,80 bc 0,01 17,73 bc 12,83 b 16,97 a 13,03 bc 0,03 19,30 a 13,83 a 16,53 ab 14,07 a 0,05 18,77 ab 10,83 c 16,07 b 13,53 ab 125 0,07 18,53 ab 10,31 c 15,30 c 13,37 abc 0,09 17,17 c 10,21 c 12,97 d 12,67 c LSD0,05 1,301 0,907 0,719 0,683 Kết quả bảng 6 cho thấy: khối lượng quả chắc trên cây đã tăng mạnh dưới tác động hợp lý của B ở các thời kỳ. Trong 4 thời kỳ tác động thì xử lý hạt và phun ở thời kỳ sau ra hoa có tác dụng mạnh hơn 2 thời kỳ kia và nồng độ có hiệu quả nhất là 0,03%. Như vậy, nguyên tố B có ảnh hưởng lớn đến quá trình vận chuyển và tích luỹ các sản phẩm quang hợp vào quả và hạt. Bảng 6. Ảnh hưởng của B đến khối lượng quả chắc trên cây (g/cây) Nồng độ xử lý (%) Thời kỳ xử lý B Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa 0,00 (đ/c) 14,53 d 13,27 d 14,33 c 14,27 b 0,01 16,63 b 15,13 a 15,70 a 14,57 b 0,03 17,17 a 14,73 ab 15,20 b 16,80 a 0,05 15,73 c 14,47 b 14,97 b 16,30 a 0,07 15,43 c 13,93 c 14,40 c 14,77 b 0,09 14,90 d 13,50 cd 13,23 d 14,67 b LSD0,05 0,388 0,445 0,403 0,529 3.4. Ảnh hưởng của B đến sự tích lũy vật chất khô Khả năng tích lũy vật chất khô là kết quả tổng hợp của tất cả các hoạt động sinh lý trong suốt chu kỳ sống của cây. Từ kết quả bảng 7, sự tích lũy vật chất khô đã tăng mạnh dưới tác động của B. Nồng độ xử lý hạt tốt nhất là 0,03%, phun lên lá ở thời kỳ trước ra hoa là 0,01% - 0,03%, phun lên lá ở thời kỳ ra hoa là 0,01% - 0,05% và phun lên lá ở thời kỳ sau ra hoa là 0,03% - 0,05%. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa các thời kỳ thì xử lý hạt và phun lên lá ở thời kỳ sau ra hoa tỏ ra có hiệu quả hơn. Bảng 7. Ảnh hưởng của B đến khối lượng chất khô trên cây (g/cây) Nồng độ xử lý (%) Thời kỳ xử lý B Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa 0,00 (đ/c) 33,63 d 26,17 c 31,50 b 32,90 c 0,01 35,87 c 29,20 a 33,80 a 33,07 c 0,03 43,27 a 29,20 a 34,20 a 38,53 a 126 0,05 39,10 b 28,60 ab 34,23 a 37,47 a 0,07 38,53 b 27,93 b 32,23 b 34,77 b 0,09 36,63 c 26,33 c 27,70 c 33,20 c LSD0,05 0,975 0,726 1,495 1,174 3.5. Ảnh hưởng của B đến khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt Ảnh hưởng của B đến khối lượng 100 quả và 100 hạt được trình bày quả bảng 8 và 9. Bảng 8. Ảnh hưởng của B đến khối lượng 100 quả (g) Nồng độ xử lý (%) Thời kỳ xử lý B Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa 0,00 (đ/c) 129,30 d 132,3 c 137,3 a 132,0 d 0,01 148,70 a 144,7 ab 137,0 ab 134,7 c 0,03 141,70 b 149,0 a 137,0 ab 147,7 a 0,05 138,00 c 140,7 b 137,3 a 137,7 b 0,07 135,30 c 133,3 c 134,3 bc 134,7 c 0,09 120,30 e 132,7 c 133,7 c 134,0 cd LSD0,05 3,460 6,12 2,57 2,42 Số liệu bảng 8 và bảng 9 cho thấy, B không chỉ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng, sự tạo quả mà còn ảnh hưởng lớn đến khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt. Nhìn chung nồng độ xử lý có hiệu quả là 0,01 - 0,05% và nồng độ tối ưu là 0,03%. Bảng 9. Ảnh hưởng của B đến khối lượng 100 hạt (g) Nồng độ xử lý (%) Thời kỳ xử lý B Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa 0,00 (đ/c) 46,63 bc 47,17 cd 48,30 a 44,63 d 0,01 52,30 a 51,93 ab 48,30 a 46,37 c 0,03 48,73 b 53,97 a 47,60 ab 52,33 a 0,05 48,03 bc 49,73 bc 46,90 abc 49,27 b 0,07 45,87 c 46,23 d 46,17 bc 45,30 cd 0,09 41,87 d 46,07 d 45,47 c 44,23 d LSD0,05 2,460 2,588 1,543 1,259 127 3.6. Ảnh hưởng của B đến năng suất kinh tế lạc Bảng 10. Ảnh hưởng của B đến năng suất kinh tế Nồng độ xử lý (%) Thời kỳ xử lý B Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa tấn/ha % so đc tấn/ha % so đc tấn/ha % so đc tấn/ha % so đc 0,00 (đ/c) 3,598 d 100,00 3,301 d 100,00 3,558 c 100,00 3,550 b 100,00 0,01 4,131 b 114,81 3,662 a 110,94 3,890 a 109,33 3,621 b 102,00 0,03 4,258 a 118,34 3,660 ab 110,88 3,779 b 106,21 4,165 a 117,32 0,05 3,909 c 108,64 3,590 b 108,75 3,711 b 104,30 4,049 a 114,06 0,07 3,830 c 106,45 3,462 c 104,88 3,577 c 100,53 3664 b 103,21 0,09 3,693 d 102,64 3,352 d 101,54 3,293 d 92,55 3,638 b 102,48 LSD0,05 0,0973 - 0,1095 - 0,1018 - 0,1305 - Thông qua các hoạt động sinh lý, sinh hoá diễn ra trong suốt chu kỳ sống, phần vật chất cây tích lũy được trong quả chắc sẽ tạo nên năng suất kinh tế lạc. Dưới tác động của B, năng suất kinh tế lạc đã tăng ở mức sai khác có ý nghĩa. Điều này chứng tỏ đất cát trồng lạc ở Thừa Thiên Huế rất thiếu B. Tác dụng của B ở các thời kỳ tác động không giống nhau. Nếu như nồng độ phun ở thời kỳ trước ra hoa và thời kỳ ra hoa tốt nhất cho sự tạo năng suất kinh tế là 0,01% thì xử lý hạt hoặc phun ở thời kỳ kết thúc ra hoa với nồng độ 0,03% đã cho hiệu quả cao hơn. 4. Kết luận - Bón bổ sung B cho cây lạc trồng trên đất cát có tác dụng tăng khả năng sinh trưởng và năng suất ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. - Trong 4 thời kỳ tác động, dùng B xử lý hạt trước khi gieo và phun lên lá ở thời kỳ sau ra hoa có tác dụng tăng khả năng sinh trưởng và năng suất lạc hơn 2 thời kỳ còn lại là phun lên lá ở thời kỳ cây con và thời kỳ ra hoa. - Trong các nồng độ xử lý, nhìn chung, nồng độ 0,03% có hiệu quả tăng sinh trưởng và năng suất lớn nhất. - Xử lý B cho cây lạc trên đất cát ở Thừa Thiên Huế đã tăng năng suất từ 17,32% đến 18,34 %. 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Dương Văn Đảm. Nguyên tố vi lượng và phân vi lượng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1994. [2]. Nguyễn Tấn Lê. Ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng Mo, B và chất ức chế hô hấp sáng Na2SO3 đến các chỉ tiêu sinh học của cây lạc trồng ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Luận án PTS nông học; Mã số: 1.05.17, 1992. [3]. Nguyễn Đình Thi, Hoàng Minh Tấn, Đỗ Quý Hai. Ảnh hưởng của việc xử lý B, Mo, Zn cho hạt trước khi gieo đến sinh trưởng và năng suất lạc trên đất cát ở Thừa Thiên Huế. Kỷ yếu hội nghị KHCN tuổi trẻ các trường ĐH và CĐ khối Nông - Lâm - Ngư toàn quốc lần thứ ba, (2007) 318 – 323. [4]. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó. Phân vi lượng với cây trồng. NXB Lao động, Hà Nội, 2006. [5]. Tạ Quốc Tuấn, Trần Văn Lợt. Cây đậu phộng, kỹ thuật trồng và thâm canh. NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh, 2006. [6]. Nguyễn Văn Viết, Tạ Kim Bính, Nguyễn Thị Yến. Kỹ thuật trồng một số giống lạc mới trên đất cạn miền núi. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2006. EFFECTS OF Bo (B) ON GROWTH AND YIELD OF PEANUT (Arachis hypogaea) ON SANDY SOIL IN THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyen Dinh Thi College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY Extensive studies were conducted at Tu Ha Crops Research Center, Agronomy Faculty, Hue University College of Agriculture and Forestry to evaluate the effect of using B in different concentrations and growth stages on crop growth and productivity. The experiment was conducted in RCBD design with three replications. The results showed that: B effects significantly on growth and pod-yield of peanuts. Comparing with control, the pod-yield could increase up to 17,32% - 18,34 %. The best concentration of B application for peanut on sandy soil in Thua Thien Hue is 0,03%. Application at sowing stage and at after-flowering stage produced better pod-yield than at other times.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf63_13_9067_3324_2117823.pdf
Tài liệu liên quan