Tài liệu Nghèo đói với vấn đề an ninh lương thực tại một số hộ nghèo trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La - Đào Thanh Hải: TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 125 - 133
125
NGHÈO ĐÓI VỚI VẤN ĐỀ AN NINH LƢƠNG THỰC
TẠI MỘT SỐ HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN,
TỈNH SƠN LA
Đào Thanh Hải, Nguyễn Văn Hồng
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: An ninh lương thực cấp hộ gia đình là cụm từ tương đối mới đối với các nghiên cứu tại khu vực
Tây Bắc. Theo tài liệu của FAO thì an ninh lương thực cấp hộ được đảm bảo khi mọi thành viên ở mọi thời điểm
có quyền tiếp cận đủ lương thực để duy trì cuộc sống năng động, khỏe mạnh. Thực tế cho thấy, hiện nay các hộ
gia đình thuộc diện nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La mới được đảm bảo để
suy trì cuộc sống chưa đáp ứng được tiêu chí khỏe mạnh năng động. Tại huyện Mai Sơn vào thời điểm giáp hạt
có tới 20,2% tổng số hộ nghèo thiếu ăn đặc biệt là các xã vùng cao có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Xác định
được nguyên nhân đói nghèo và thực trạng an ninh lương thực sẽ giúp các hộ nghèo của huyện Mai Sơn giảm
...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghèo đói với vấn đề an ninh lương thực tại một số hộ nghèo trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La - Đào Thanh Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 125 - 133
125
NGHÈO ĐÓI VỚI VẤN ĐỀ AN NINH LƢƠNG THỰC
TẠI MỘT SỐ HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN,
TỈNH SƠN LA
Đào Thanh Hải, Nguyễn Văn Hồng
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: An ninh lương thực cấp hộ gia đình là cụm từ tương đối mới đối với các nghiên cứu tại khu vực
Tây Bắc. Theo tài liệu của FAO thì an ninh lương thực cấp hộ được đảm bảo khi mọi thành viên ở mọi thời điểm
có quyền tiếp cận đủ lương thực để duy trì cuộc sống năng động, khỏe mạnh. Thực tế cho thấy, hiện nay các hộ
gia đình thuộc diện nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La mới được đảm bảo để
suy trì cuộc sống chưa đáp ứng được tiêu chí khỏe mạnh năng động. Tại huyện Mai Sơn vào thời điểm giáp hạt
có tới 20,2% tổng số hộ nghèo thiếu ăn đặc biệt là các xã vùng cao có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Xác định
được nguyên nhân đói nghèo và thực trạng an ninh lương thực sẽ giúp các hộ nghèo của huyện Mai Sơn giảm
nghèo bền vững và nâng cao cơ hội tiếp cận và sử dụng lương thực.
Từ khóa: An ninh lương thực, đói nghèo với an ninh lương thực.
1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam hiện nay, căn cứ vào tình hình phát triển của kinh tế xã hội và mức thu
nhập của nhân dân khái niệm nghèo đói có thể tách thành 2 khái niệm riêng biệt. “Nghèo” là
tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ
bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi
phương diện. “Đói” là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu
và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống [1].
Vấn đề an ninh lương thực (ANLT) là nội dung trọng tâm của chính sách nông nghiệp
của các quốc gia trên toàn thế giới. “Lương thực” theo từ điển tiếng Việt là từ chỉ các loại
nông sản chứa tinh bột. Theo nghĩa tiếng Anh, “food” có nghĩa là thức ăn bao gồm của lương
thực và thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cho con người [2]. Do vậy, khái niệm an ninh lương
thực cần được hiểu rộng ra đó là an ninh về lương thực, thực phẩm. ANLT đảm bảo, bền vững
và an toàn là mục tiêu của tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới. Khái niệm an ninh lương
thực được hiểu là phải đảm bảo thực phẩm ở các khía cạnh sau: Thứ nhất là sự đảm bảo khả
năng của tất cả các thành viên trong xã hội không phân biệt người có thu nhập cao hay thu
nhập thấp; Thứ hai: Đảm bảo cho các thành viên đó ở mọi nơi, từ vùng gần đô thị đến vùng
sâu, vùng xa từ thành thị đến nông thôn đều tiếp cận đủ lương thực thực phẩm, mọi thành viên
trong xã hội trong mọi lúc, dù ở lúc có thu hoạch hay giáp hạt đều có đủ lương thực thực
phẩm cho một cuộc sống khỏe mạnh và hiệu quả.
Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh 30
km về phía Bắc. Mặc dù huyện là trung tâm trọng điểm kinh tế của tỉnh nhưng tỷ lệ hộ nghèo của
huyện Mai Sơn còn khá cao (27,11%) đặc biệt là tập trung ở các xã vùng sâu có địa hình hiểm trở
và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt với sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu thực trạng an ninh lương
thực với các hộ nghèo - đối tượng nhạy cảm nhằm đánh giá thực trạng nghèo đói và an ninh lương
Ngày nhận bài: 16/12/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017
Liên lạc: Đào Thanh Hải, e - mail: haitbu@gmail.com
126
thực là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện hơn
trong việc hoạch định chính sách phát triển nông thôn bền vững của địa phương.
2. Mục tiêu - đối tƣợng - phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là xác định được nguyên nhân nghèo đói và hiện trạng an ninh
lương thực quy mô cấp hộ gia đình (HGĐ) đối với các hộ nghèo trên địa bàn huyện Mai Sơn.
Để đạt được mục tiêu chung đó, đề tài xác định mục tiêu cụ thể như sau:
- Thứ nhất là điều tra, xác định thực trạng nghèo đói tại điểm nghiên cứu.
- Thứ hai: Xác định nguyên nhân của nghèo đói của các HGĐ.
- Thứ ba đánh giá được 4 tiêu chí liên quan đến ANLT tại địa phương đó là tính sẵn có
của lương thực, khả năng tiếp cận lương thực, tính ổn định và sử dụng lương thực.
2.2. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: 30 hộ nghèo/1 xã theo các thành phần dân tộc (10% dân tộc
Kinh, 20% dân tộc Mông và 70% dân tộc Thái)
- Phạm vi nghiên cứu: 3 xã: Mường Chanh, Chiềng Chung và Chiềng Mai - huyện Mai
Sơn - tỉnh Sơn La
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu
Dựa trên cơ sở thực tế tại địa phương, đề tài đã chọn ra 3 xã làm điểm nghiên cứu đó là:
Xã Chiềng Mai, Chiềng Chung và Mường Chanh với 15 thôn bản được lựa chọn tiến hành
nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập dữ liệu sơ cấp:
Phương pháp PRA: Sử dụng các công cụ PRA sau đây để thu thập các thông tin và số
liệu, nhằm thu thập thông tin điều tra từ các cá nhân, hộ gia đình trong sản xuất nông lâm
nghiệp ở điểm nghiên cứu điều tra phỏng vấn bằng công cụ là Bảng hỏi (phiếu điều tra).
- Thu thập số liệu thứ cấp: Kế thừa số liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
từ các báo cáo hàng năm về phát triển kinh tế, xã hội của huyện, các báo cáo tổng kết từ các
ban ngành đoàn thể về tình hình phát triển, các hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Hiện trạng đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo tại điểm nghiên cứu
3.1.1. Hiện trạng đói nghèo
Qua điều tra cho thấy, tỷ lệ đói nghèo tại điểm nghiên cứu còn ở mức khá cao so với mặt
bằng chung của huyện Mai Sơn. Cụ thể về hiện trạng đói nghèo được thể hiện ở Bảng 1 dưới đây:
127
Bảng 1. Hiện trạng đói nghèo tại điểm nghiên cứu
Xã Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỉ lệ (%) Số hộ cận nghèo Tỉ lệ (%)
Chiềng Mai 1202 453 37,69 177 14,7
Chiềng Chung 1196 227 20,21 193 16,1
Mường Chanh 927 226 24,38 104 11,2
Nguồn: Số liệu điều tra 2016
Bảng 1 cho thấy trong 3 xã tại điểm nghiên cứu thì số hộ nghèo nhiều nhất tại xã
Chiềng Mai, chiếm 37,69%. Do điều kiện địa hình ở đây tương đối phức tạp có nhiều dãy núi
cao nên khó canh tác nương rẫy. Nguồn thu nhập chính của người dân là dựa vào cây cà phê,
trong năm 2015 - 2016 do thiên tai nên sản lượng cà phê sụt giảm nghiêm trọng khiến cho số
lượng hộ nghèo trong xã năm 2016 tăng đột biến. Do điều kiện địa hình không phù hợp nên
diện tích canh tác lúa chỉ tập trung vào một số bản ở dưới thấp có điều kiện thuận lợi là gần
nguồn nước. Mặt khác, số dân cư tập trung đông khiến cho diện tích đất nông nghiệp/đầu
người là ít nhất. Mường Chanh và Chiềng Chung là hai xã có điều kiện địa hình tương đối
đồng nhất do vậy tỉ lệ hộ nghèo của hai xã là gần giống nhau.
3.1.2. Nguyên nhân đói nghèo
Theo điều tra khảo sát thực tế 90 hộ gia đình trong vùng nghiên cứu năm 2016 cho thấy
có 10 nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình. Đề tài xác định được 5
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghèo đói chủ yếu. Nguyên nhân chính cụ thể được thể
hiện ở Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2. Nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo tại điểm nghiên cứu
STT Nguyên nhân
Tổng số ý kiến
Số hộ Tỉ lệ (%)
1 Thiếu vốn sản xuất 83 92,22
2 Thiếu đất canh tác 59 65,56
3 Do yếu tố tự nhiên (thiên tai, lũ lụt) 38 42,22
4 Trình độ kỹ thuật canh tác 20 22,22
5 Tâm lý trông chờ, ỷ lại 44 48,89
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016
Đói nghèo do nhiều nguyên nhân gây nên, có cả chủ quan và khách quan. Những
nguyên nhân chủ quan thuộc về bản thân nguời lao động, nguyên nhân khách quan thuộc về
điều kiện tự nhiên và những yếu tố xã hội tác động, nghiên cứu cụ thể từng khía cạnh như sau:
- Về vốn sản xuất: Vốn là nhân tố quan trọng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Tuy
nhiên, trình trạng thiếu vốn trong các hộ nghèo rất cao chiếm 92,22%. Hiện 100% các hộ
nghèo tại điểm nghiên cứu được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Sơn,
128
mỗi món vay có trị giá từ 10 triệu đến 30 triệu với mức lãi suất trung bình 0,5%/tháng tùy
từng thời điểm. Cà phê là một loại cây có giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với các loại nông sản
khác tuy nhiên để cây đạt năng suất hiệu quả cao thì chi phí đầu tư khá lớn. Với diện tích 1 ha
trung bình phải đầu tư khoảng 40 triệu bao gồm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, phân NPK,
phân chuồng... Hiện nay với số vốn chính sách các HGĐ thuộc diện nghèo được vay không
đủ để tái đầu tư sản xuất. Các hộ nghèo thường giải quyết vấn đề thiếu vốn sản xuất bằng cách
mua chịu vật tư nông nghiệp từ các cửa hàng với lãi xuất 1,5 - 2%/tháng và đến thu hoạch quả
cà phê bán đi và trang trải số nợ trên. Như vậy, số lãi họ phải trả trong 1 năm cho vật tư nông
nghiệp là khoảng 20%, nhiều hộ dân sau khi bán cà phê trừ chi phí sinh hoạt, trừ lãi thì họ
không còn tiền dự trữ trong gia đình khi vụ cà phê kết thúc. Số hộ sử dụng hình thức này để
tái đầu tư sản xuất chiếm 10%. Một hình thức khác để có đủ nguồn vốn sản suất cũng như chi
cho sinh hoạt phí hàng tháng như nộp tiền học cho con, ốm đau, thuốc men đó là các hộ bán
cà phê non. Đây là hình thức mà các hộ thường hay sử dụng (có 29 hộ tham gia phỏng vấn sử
dụng hình thức này). Hết vụ thu hoạch cà phê đồng nghĩa với việc số tiền mà họ có không có
đủ để trang trải cho việc mua lương thực, họ thường bán cà phê non cho các thương lái với
giá do thương lái quy định và giá thường rất thấp. Người nghèo tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn
đói nghèo, thu nhập bấp bênh, tích luỹ kém nên khó chống đỡ với mọi biến cố xảy ra.
- Về đất canh tác: Do điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi nên diện tích canh tác rất
hạn chế. Chỉ có khoảng trên 50% số hộ có diện tích canh tác trên 5000 m2, thậm chí có 3 hộ
chỉ có dưới 2000 m2 hoặc không có đất canh tác. Người dân chưa chịu khó tận dụng để thâm
canh tăng năng suất cây trồng nên tình trạng thiếu đói, mất an ninh lương thực vẫn xảy ra trên
địa bàn huyện. Có tới 59 hộ chiếm 65% tổng số hộ điều tra cho rằng thiếu đất canh tác là một
trong những nguyên nhân của nghèo đói. Với lượng diện tích đất sản xuất bình quân/người tại
điểm nghiên cứu chỉ đạt 0,08 - 0,15 ha/người thì hiện nay sản phẩm làm ra không đủ chi phí
để họ trang trải cuộc sống hàng ngày
- Yếu tố tự nhiên: Với phương thức canh tác sản xuất còn lạc hậu 100% các hộ dân sản
xuất Cà phê, lúa nương, lúa nước, ngô sắn đều phụ thuộc vào tự nhiên là chủ yếu. Cụ thể thời
điểm tác giả tiến hành khảo sát vào tháng 6 năm 2016 tại xã Chiềng Chung, Mường Chanh
trong một vụ mùa, tại các vị trí gần nguồn nước và xa nguồn nước thời điểm gieo mạ - cấy lúa
của người dân ở trong xã cách nhau đến 3 tháng. Khi các hộ dân ở dưới thấp gần nguồn nước
cấy lúa từ tháng 2 nhưng các hộ dân ở trên cao lại đến tháng 5 mới có thể cấy lúa được. Vụ cà
phê năm 2016, tại địa phương gặp phải thời tiết băng giá khiến cho các nụ hoa của lứa ra hoa
đầu tiên bị hỏng, đến tháng 4 mới bắt đầu có những hạt mưa đầu tiên vào thời điểm này chỉ còn
lại một số ít hoa ra muộn nên tỉ lệ đậu quả rất thấp và trong niên vụ cà phê năm 2016 hầu như
các hộ gia đình chỉ thu được sản lượng bằng 10 - 20% sản lượng cà phê so với các năm khác.
- Trình độ, kỹ thuật canh tác: Mặc dù trên 72% số hộ nghèo được phỏng vấn biết chữ,
tuy nhiên họ lại ít có cơ hội kiếm được việc làm thêm tốt nên mức thu nhập hiện tại rất thấp.
Cũng do trình độ dân trí không cao nên đã ảnh hưởng đến các vấn đề giáo dục, sinh đẻ, nuôi
dưỡng con cái sau này. Việc tiếp cận với thông tin về khoa học công nghệ, dịch vụ sản xuất
và tiếp thu các chủ trương chính sách của Nhà nước có phần hạn chế.
129
- Tâm lý trông chờ, ỷ lại: Một bộ phận hộ nghèo được phỏng vấn có tư tưởng trông chờ,
ỉ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thà khổ chứ không chịu khó làm ăn để kiếm kế sinh nhai và
thoát nghèo. Tư tưởng một bộ phận người dân muốn được vào trong danh sách hộ nghèo.
Thực trạng này đã làm triệt tiêu động lực sản xuất trong một bộ phận người dân.
3.2. Hiện trạng an ninh lương thực với các hộ nghèo tại điểm nghiên cứu
Theo FAO thì an ninh lương thực cấp hộ được đảm bảo khi mọi thành viên ở mọi thời
điểm có quyền tiếp cận đủ lương thực để duy trì cuộc sống năng động và khỏe mạnh. An ninh
lương thực cấp hộ dựa trên các tiêu chí bao gồm tính sẵn có về lương thực, tính ổn định lương
thực, khả năng tiếp cận lương thực và tiêu dùng lương thực. Bài báo tiến hành nghiên cứu
đánh giá theo 4 tiêu chí trên.
3.2.1. Tính sẵn có về lương thực
Bảng 3. Sản lƣợng lƣơng thực quy ra tiền/ngƣời của các hộ nghèo
Đơn vị: kg thóc
Xã Lúa Ngô Sắn Bình quân thóc/năm Bình quân gạo/năm
Mường Chanh 82,6 23,22 12,4 118,22 80,39
Chiềng Chung 79,21 18,22 9,28 106,71 67,23
Chiềng Mai 49.96 20,2 23,16 93,32 63,46
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các xã tại điểm nghiên cứu đều sản suất là thóc để
phục vụ cuộc sống gia đình và đều đạt trên 93 kg thóc/người/năm. Không có hộ gia đình nào
tại điểm nghiên cứu hoàn toàn phụ thuộc vào việc mua lương thực. Với lượng tiêu thụ gạo
trung bình là 70,36 kg/người/năm so với mức tiêu thụ gạo trung bình của người Việt Nam là
166 kg/người/năm thì tại điểm nghiên cứu chỉ số sẵn có của lương thực mới chỉ đáp ứng được
50%. Hiện tại, thức ăn chủ yếu của người dân chỉ có gạo là nguồn cung cấp năng lương chính,
việc bổ sung thêm thức ăn cung cấp chất đạm, chất béo rất ít. Trung bình một người dân tiêu
thụ gạo/tháng đạt 5,86 kg. So với sơ đồ kim tự tháp dinh dưỡng của Việt Nam thì lượng tiêu
thụ gạo trung bình/1 tháng cho người bình thường là 12 kg/người/tháng. Như vậy tại điểm
điều tra thì các hộ nghèo tại huyện Mai Sơn mới chỉ đáp ứng đủ lượng gạo gần 50% so với
tiêu chuẩn. Kết quả điều tra cho thấy hiện nay số tháng phải sử dụng lương thực từ nguồn thu
khác là 5 tháng. Thời điểm thiếu lương thực thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 6. Như vậy
tính sẵn có về lương thực tại các hộ điều tra mới chỉ đáp ứng được 50% so với nhu cầu thực
tế. Để đảm bảo được số lương thực sử dụng thực tế thì người dân phải sử dụng các nguồn thu
khác như làm thuê, bán ngô, sắn v.v
3.3.2. Tính tiếp cận lương thực - thực phẩm của các hộ nghèo
Tính tiếp cận lương thực thực phẩm được xem xét qua hai khía cạnh: Theo phạm vi địa
lý, theo khả năng tạo thu nhập.
130
- Tiếp cận theo phạm vi địa lý: Theo cách tiếp cận này thì khả năng tiếp cận lương thực
- thực phẩm được thể hiện qua khoảng cách từ nơi ở của các hộ gia đình đến nơi trao đổi mua
bán lương thực thực phẩm. Tại xã Chiềng Chung và Mường Chanh thường có các phiên chợ
vào ngày thứ 5 và chủ nhật hàng tuần. Chợ thường đặt ở vị trí gần trung tâm các xã Chiềng
Chung và Mường Chanh. Do lượng mua, bán tại các vùng trong xã không nhiều. Sức mua bán
lớn chỉ tập trung vào thời điểm sau vụ thu hoạch ngô, cà phê. Khoảng cách trung bình từ nhà
đến chợ của các hộ là 3,03 km. Trong đó có xã Mường Chanh với tổng số bản là 19 bản thì
khoảng cách giữa các bản đến chợ là ngắn nhất trung bình 0,96 km. Do điều kiện tự nhiên gần
vị trí có nguồn nước tương đối bằng phẳng nên các bản chủ yếu tập trung ngay ở trung tâm
xã. Xã Chiềng Mai là xã có khoảng cách trung bình tới chợ là lớn nhất 4,63 km. Trong đó hai
bản có khoảng cách tới chợ xa nhất là 2 bản người Mông sống tách biệt ở trên cao với khoảng
cách tới trung tâm xã là 15 km, đường xá đi lại khá khó khăn chưa được bê tông hóa thậm chí
sau mỗi trận mưa không thể di chuyển được từ bản xuống trung tâm xã. Mặc dù xã Chiềng
Mai nằm ngay quốc lộ 4G nhưng dân cư phân bố rải rác nên có một số bản phải di chuyển
khoảng cách khá xa mới đến được chợ như bản Nà Đốc, khoảng cách tới chợ là 8 km. Như
vậy, tất cả các bản đến trung tâm xã cũng như chợ - nơi tập trung buôn bán của xã tương đối
thuận lợi. Đặc biệt là xã Chiềng Mai có 8 cửa hàng buôn bán lương thực trên địa bàn xã nên
mặc dù khoảng cách của các bản có xa trung tâm chợ nhưng việc mua sắm rất thuận tiện.
- Tiếp cận lương thực theo khả năng tạo thu nhập: Tiếp cận theo khả năng tạo thu nhập
được thể hiện trong các hoạt động sản xuất của ngành trồng trọt, chăn nuôi, làm thuê và các
nguồn khác của các hộ gia đình.
Đối với thu nhập trồng trọt, các loại lúa, ngô, sắn trực tiếp tạo ra lương thực hoặc được
mang trao đổi lấy lương thực. Tại 3 xã thu nhập từ trồng trọt nguồn thu chủ yếu là từ việc bán
quả cà phê tươi. Đây là loại cây công nghiệp tương đối ổn định được đưa vào trồng tại địa
phương từ những năm 90 tuy nhiên cà phê mới chỉ được đưa vào trồng tại xã Chiềng Chung,
Mường Chanh trong khoảng 10 năm gần đây. Đây là hoạt động tạo thu nhập đặc trưng của
vùng nghiên cứu. Hoạt động tạo thu nhập từ chăn nuôi rất manh mún nhỏ lẻ và thiếu sự đồng
đều giữa các hộ nghèo. Ngoài ra thu nhập bằng tiền từ hoạt động đi làm thuê chủ yếu là làm
cỏ thuê (giá 1 công là 120.000 đ/ngày), hái quả vào vụ cà phê tại thành phố và các khu vực
lân cận với giá 1.800 đến 2.500 đ/1kg quả cà phê), phun thuốc trừ sâu (300.000 đ/công). Tuy
nhiên để đi làm được các công việc này các hộ thường phải đi đến các xã khác như Chiềng
Ban, Bản Nam, Đội 1 (thành phố Sơn La)... để làm việc. Trừ chi phí ăn ở, đi lại mỗi vụ người
dân có thu nhập từ 4 triệu đến 10 triệu/1 hộ/1 năm. Tuy nhiên niên vụ cà phê 2016 bị mất mùa
nên thu nhập từ việc làm dịch vụ giảm chỉ bằng 30% so với các năm trước.
3.3.3. Sử dụng lương thực thực phẩm
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, năng lượng tiêu thụ của con người được tính bằng số
calo cần có trong khẩu phần ăn. Ðối với người lao động nặng cần từ 3.500 - 5.000 kcal/ngày,
người lao động trung bình cần từ 3.000 - 3.500 kcal/ngày và người lao động nhẹ cần
2.500 - 3.000 kcal/ngày. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng này thay đổi tùy theo giới tính, lứa
tuổi, điều kiện khí hậu. Theo tháp dinh dưỡng dành cho người trưởng thành ở Việt nam thì
một tuần mỗi người trưởng thành cần đảm bảo các thành phần sau trong bữa ăn: Muối, đường,
131
dầu ăn (mỡ), thịt (các loại), cá (các loại), quả chín, rau và lương thực. Với đặc điểm điều kiện
tự nhiên nghiên cứu tiến hành chia thực phẩm ra thành 2 nhóm đó là: Nhóm có nguồn gốc
động vật và nhóm có nguồn gốc thực vật. Kết quả điều tra cho thấy 100% các hộ được phỏng
vấn không ăn trái cây và các loại rau quả hàng ngày. Ngoài lương thực thì rau xanh chính là
thức ăn hàng ngày của họ chiếm 94,44%. Có 5 hộ gia đình cho biết họ chỉ sử dụng rau xanh
từ 1 - 3 lần trong tuần. Số hộ gia đình này chủ yếu là các hộ người Mông sống ở trên cao nên
việc trồng rau của hộ gặp khó khăn đặc biệt là mùa khô, thiếu nguồn nước sinh hoạt cũng như
nguồn nước tưới cho rau. Trong 90 hộ được phỏng vấn cho biết có tới 50% số hộ thường
xuyên vào rừng lấy các loại rau rừng về để sử dụng như măng, rau dớn, rau tầm bóp v.vdo
họ ở xa nguồn nước không đủ nước để trồng. Việc cung thêm các loại Vitamin, chất sơ từ trái
cây hầu như được sử dụng rất ít ở tất cả các hộ. Chủ yếu các loại quả được lấy từ rừng hoặc từ
cây trồng trong vườn hộ gia đình như ổi, nhãn, xoài, mắc cọp, táo, theo mùa. Tất cả các hộ
tham gia phỏng vấn cho biết họ chỉ sử dụng các loại quả có sẵn tại gia đình và số tiền họ làm
ra không đủ để mua từ bên ngoài về để sử dụng. Tỉ lệ sử dụng các loại quả như cà chua, dưa
chuột cũng không phổ biến hàng ngày, chủ yếu 1 tuần họ sử dụng từ 1 đến 2 lần do họ
không tự trồng được các loại quả này mà phải đi mua. Đặc biệt các bản ở vùng cao có tới 24
hộ chiếm 26,67% không sử dụng các loại quả này, do việc mua bán cũng không thuận tiện.
Như vậy việc sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật ở các hộ đang xảy ra tình trạng mất
cân đối giữa các loại rau xanh, trái cây. Kết quả phân tích chỉ ra rằng việc sử dụng các đồ ăn
có nguồn gốc động vật đa số sử dụng với tuần xuất 1 - 2 lần/1 tuần. Loại thịt người dân hay sử
dụng là thịt lợn được mua từ các phiên chợ (xã Chiềng Chung, Mường Chanh) hoặc được
mua từ người bán rong tại bản. Các xã vùng cao hiếm có nguồn nước ao hồ nên người dân ít
được tiếp cận sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật như tôm, cua, cá, có 64,44 số hộ
nghèo không sử dụng thủy sản trong tuần, lý do họ không sử dụng là không có sẵn tại gia
đình. Việc sử dụng trứng trong gia đình cũng rất hạn chế, các hộ thường mua trứng vịt từ
người bán rong hoặc các hộ nuôi gia cầm có sẵn nguồn sử dụng.
3.3.4. Tính ổn định của lương thực - thực phẩm
Tại huyện Mai Sơn tình hình lương thực, thực phẩm chung của toàn huyện tương đối ổn
định, tuy nhiên đối với các hộ nghèo tại 3 xã Chiềng Mai, Chiềng Chung và Mường Chanh thì
tính ổn định lương thực chưa được đảm bảo thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất là do sức ép về dân số. Trong những năm gần đây, tại địa phương mặc dù
chính quyền đã sử dụng nhiều biện pháp để giảm tỉ lệ sinh đẻ nhưng tốc độ tăng dân số thì
nhanh mà tốc độ tăng sản lượng lúa gạo lại giảm. Tại điểm nghiên cứu tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên ở mức 1,86%. Tổng tỷ suất sinh là 2,87 con, tỷ lệ tăng con thứ 3 khá phổ biến đặc biệt
là xã Chiềng Mai. Diện tích đất nông nghiệp/đầu người qua 3 thế hệ đang bị thu hẹp nhanh
chóng khiến cho tính ổn định của lương thực thực phẩm đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Thứ hai là do ảnh hưởng của yếu tố biến đổi khí hậu. Thời gian gần đây trên địa bàn
huyện Mai Sơn đã phải gánh chịu các loại thiên tai như lũ lụt hạn hán, đặc biệt là hiện tượng
sương muối khiến cho các loại cây trồng lâu năm bị thiệt hại nghiêm trọng. Trong năm
2015 - 2016 vừa qua do phải hứng chịu đợt lạnh nhất trong lịch sử vào tháng 1 - 2 năm 2016
132
và tình trạng hạn hán vào tháng 3 - 4 khiến cho sản lượng cà phê cũng như các loại nông sản
khác rơi vào tình trạng mất mùa nghiêm trọng. Đặc biệt là tại xã Chiềng Chung và Chiềng
Mai, biến đổi khí hậu đã làm cho sản lượng các loại cây trồng tại đây giảm đi 60% so với các
năm trước gây ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người dân.
Thứ ba là do sức ép về lao động và việc làm. Tại điểm nghiên cứu thì 100% các hộ
nghèo sinh sống ở khu vực nông thôn. Với mỗi hộ gia đình có từ 2 - 4 người trong độ tuổi lao
động thì đây là nơi cung cấp về nguồn lao động rất lớn. Sản xuất tai hộ gia đình chủ yếu tập
trung vào mùa thu hoạch cà phê, lúa, ngô. Đối với xã Chiềng Mai có mật độ dân cư cao nhất
trong 3 xã tiến hành nghiên cứu thì số lao động thiếu việc làm tại xã đặc biệt là các hộ nghèo
cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Kết quả điều tra cho thấy có trên 48% số người trong độ tuổi lao
động thiếu việc làm vào thời điểm từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm.
4. Kết luận
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 30,61% (năm 2010) xuống còn 27,11% (năm 2016). Tuy nhiên,
tỷ lệ hộ nghèo không đồng đều giữa các xã trong huyện. Trong đó 3 xã tại điểm nghiên cứu có
tỉ lệ hộ nghèo rất cao đặc biệt là xã Chiềng Mai trên 30% số dân trong xã thuộc diện
hộ nghèo.
Có nhiều nguyên nhân nghèo và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân là khác nhau.
Thực tế nghiên cứu các hộ nghèo cho thấy có 5 nguyên nhân chủ yếu gây ra đói nghèo là:
Thiếu đất canh tác, thiếu vốn sản xuất, tâm lý trông chờ ỉ lại, thiếu kỹ thuật canh tác và do yếu
tố tự nhiên.
Về an ninh lương thực với các hộ nghèo trên địa bàn huyện Mai Sơn còn gặp rất nhiều
khó khăn cụ thể như sau:
- Tính sẵn có của lương thực hiện nay trên địa bàn 3 xã thuộc điểm nghiên cứu mới chỉ
đáp ứng được 50% so với tiêu chuẩn chung của Việt Nam và trên thế giới.
- Tính tiếp cận lương thực - thực phẩm của các hộ nghèo: Theo phạm vi địa lý thì nguồn
tiếp cận tương đối dễ dàng. Trong đó có các bản người Mông thuộc xã Chiềng Chung còn gặp
nhiều khó khăn do khoảng cách từ nhà tới chợ hết 1 giờ đồng hồ đi xe máy cho quãng đường
15 km. Tiếp cận theo khả năng tạo thu nhập về cơ bản việc trồng cà phê mang lại thu nhập
đảm bảo để mua lương thực. Đến mùa giáp hạt họ thường bị thiếu đói và giải quyết tình trạng
thiếu lương thực bằng cách đi vay hoặc mua nợ lương thực với lãi suất 1,5 - 2%, hoặc bán cà
phê non cho thương lái.
- Về sử dụng lương thực thực phẩm: Hiện nay về cơ bản việc sử dụng thực phẩm của
người dân mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu bởi trong bữa cơm hằng ngày thì thức ăn
chủ yếu là gạo nếp (đối với dân tộc Mông, Thái) và gạo tẻ (đối với dân tộc Kinh) kết hợp với
rau (măng) và đậu phụ là chủ yếu. Việc sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật còn
rất nhiều hạn chế.
- Tính ổn định lương thực thực phẩm của điểm nghiên cứu rất đáng báo động bởi áp lực
của sự phát triển dân số khiến cho diện tích đất/người qua các thế hệ sụt giảm nghiêm trọng.
Ngoài ra do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sản xuất nông nghiệp thường xuyên bị mất mùa,
lao động dư thừa khiến cho tính ổn định của lương thực không đảm bảo.
133
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Vũ Phúc (2013). Khái niệm về đói nghèo. Truy cập tại:
Ngày truy cập: 06/08/2013.
[2] Viện nghiên cứu Quản Lý Kinh Tế Trung ương (2010). Đảm bảo an ninh lương thực
trên thế giới và ở Việt Nam.
POVERTY AND FOOD SECURITY ISSUES IN SOME POOR HOUSEHOLDS
IN MAI SON DISTRICT, SON LA PROVINCE
Dao Thanh Hai, Nguyen Van Hong
Tay Bac University
Abstract: Food security at household level is a relatively new term for research in the Northwest area.
According to FAO, the household - level food security is assured when all members at all times have access to
sufficient food to sustain an active and healthy life. In fact, most poor households in Mai Son district - Son La
province are of ethnic minority. Their life is just under medium living condition, and far from meeting the
criteria for a healthy and dynamic life. In Mai Son district, during the intervals between harvests, there is up to
20.2% of the total number of the households suffering from famine, especially in some remote communes.
Identifying the causes of poverty will be of great help to poor households Mai Son district for sustainable
poverty reduction.
Keywords: Food security, poverty and food security.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30_516_2135972.pdf