Nghệ thuật tự sự về “Cái chết” trong tiểu thuyết “Đàn hương hình” và “Sống” - Đỗ Tiến Quân

Tài liệu Nghệ thuật tự sự về “Cái chết” trong tiểu thuyết “Đàn hương hình” và “Sống” - Đỗ Tiến Quân: 38 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016 v VĂN HÓA - VĂN HỌC 8. Littlewood, W. (2000), Do Asian students really want to listen and obey? ELT Journal, 54(1), 31-36. 9. Luu, T. T. (2011), Negotiating tasks in EFL classrooms. Journal of Language Teaching and Research 2(1), 13-25. 10. Webb, M., Doman, E., & Pusey, K. (2014), Flipping a Chinese university EFL course: What students and teachers think of the model. The Journal of Asia TEFL, 11(4), 53-87. APPLYING FLIPPED LEARNING IN THE VIETNAMESE EFL CONTEXT: A THEORETICAL DISCUSSION OF THE BENEFITS AND CHALLENGES BUI THI MINH THU Abstract: This paper discusses the benefits and challenges of applying flipped learning in the Vietnamese English as a Foreign Language (EFL) context by looking at the key features of flipped learning and the learning characteristics of Vietnamese students. Considering all factors, flipped learning is believed to bring benefits to EFL teaching practices in Vietnam b...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghệ thuật tự sự về “Cái chết” trong tiểu thuyết “Đàn hương hình” và “Sống” - Đỗ Tiến Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016 v VĂN HÓA - VĂN HỌC 8. Littlewood, W. (2000), Do Asian students really want to listen and obey? ELT Journal, 54(1), 31-36. 9. Luu, T. T. (2011), Negotiating tasks in EFL classrooms. Journal of Language Teaching and Research 2(1), 13-25. 10. Webb, M., Doman, E., & Pusey, K. (2014), Flipping a Chinese university EFL course: What students and teachers think of the model. The Journal of Asia TEFL, 11(4), 53-87. APPLYING FLIPPED LEARNING IN THE VIETNAMESE EFL CONTEXT: A THEORETICAL DISCUSSION OF THE BENEFITS AND CHALLENGES BUI THI MINH THU Abstract: This paper discusses the benefits and challenges of applying flipped learning in the Vietnamese English as a Foreign Language (EFL) context by looking at the key features of flipped learning and the learning characteristics of Vietnamese students. Considering all factors, flipped learning is believed to bring benefits to EFL teaching practices in Vietnam by maximizing classroom effects, supporting individualized learning, and narrowing teacher-student power relations. However, the anticipated challenges that could hinder the application of flipped learning into our context are the long-established mindsets of Vietnamese teachers and students towards classroom power as well as teachers’ extra efforts to design new lesson formats. The paper concludes with some suggestions to facilitate the initial application of flipped learning in the Vietnamese EFL context. Keywords: benefits, challenges, Vietnam, EFL, flipped learning Ngày nhận: 26/7/2016 Ngày phản biện: 04/9/2016 Ngày duyệt đăng: 13/9/2016 NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VỀ “CÁI CHẾT” TRONG TIỂU THUYẾT “ĐÀN HƯƠNG HÌNH” VÀ “SỐNG” ĐỖ TIẾN QUÂN Học viện Khoa học Quân sự TÓM TẮT Trong tiểu thuyết “Đàn hương hình” của Mạc Ngôn và “Sống” của Dư Hoa, “cái chết” luôn được nhắc đến nhiều lần, là hiện thân của bạo lực về nhân tính và sự khổ nạn của kiếp người, tuy nhiên, với nghệ thuật tự sự tinh tế, “cái chết” được tái tạo trở thành một thủ pháp nghệ thuật độc đáo thấm đẫm tính sáng tạo của nhà văn. Bằng phong cách sáng tác và trải nghiệm bản thân riêng của mình, hai nhà văn đem đến cho người đọc những góc nhìn với nội hàm sâu sắc nhưng cũng cũng hết sức khác biệt về “cái chết”, góp phần đem lại thành công rực rỡ cho tác phẩm của mình. Từ khóa: cái chết, Đàn hương hình, so sánh , Sống, tự sự “ I I “ Ì “ ĐỖ TIẾN QUÂN Học viện Khoa học Quân sự TÓM TẮT Trong tiểu thuyết “Đàn của Mạc Ngôn và “Sống” của Dư Hoa, “cái chết” luôn được nhắc đến nhiều lần, là hiệ thân của bạo lực về nhân tính và sự khổ nạn của kiếp người, tuy nh ê , với nghệ huật tự sự tinh tế, “cái chết” được tái tạo trở thành một thủ háp ng ệ thuật độc đáo thấm đẫm tính sáng tạo của nhà văn. Bằng phong cách sáng tác và trải nghiệm bản thân riêng của mình, hai nhà văn em đến cho người đọc những góc nhì với nội hàm sâu sắc như cũng hết sức khác biệt về “cái chết”, góp phần đem lại thành công rực rỡ cho tác phẩm của mình. Từ khóa: cái chết, Đàm hương hình, so sánh , Sống, tự sự 39KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016 VĂN HÓA - VĂN HỌC v Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc về Mạc Ngôn và Dư Hoa, tuy nhiên, phương diện so sánh nghệ thuật tự sự về “cái chết” trong các tác phẩm của hai nhà văn này chưa được chú ý và xem xét riêng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đi sâu phân tích so sánh nghệ thuật tự sự về “cái chết”, một thủ pháp nghệ thuật được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách độc đáo thấm đẫm tính sáng tạo của nhà văn trong tác phẩm “Đàn hương hình” của Mạc Ngôn và “Sống” của Dư Hoa, đây cũng chính là một trong những thủ pháp quan trọng góp phần đem lại thành công rực rỡ cho hai tác phẩm này. Tác phẩm “Đàn hương hình”  (檀香刑)1 là một  tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Mạc Ngôn, người đi đầu của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 tại văn đàn Trung Quốc. Toàn bộ câu chuyện đều dùng phương thức nhân vật tự thuật, một cách viết khá tiêu biểu của nhà văn đương đại từng được trao giải Nobel về văn học năm 2012 này. Tiểu thuyết là một sự tổng hợp về những sự kiện cách mạng, tội phạm, luyến ái... “Đàn hương hình” cho người đọc biết được cả lịch sử của các hình thức tra tấn, tử hình ở Trung Quốc. Cái chết trong tác phẩm cũng xuất hiện liên tục, báo trước hoặc không báo trước, nhưng đều hết sức tàn nhẫn, đầy chủ tính. Ví dụ như, đàn hương hình – hình thức xử là dùng một cái cọc bằng gỗ đàn hương đâm từ hậu môn lên gáy, sau đó người bị xử sẽ bị trói vào gốc cây để cho chết từ từ. Trong câu chuyện, tên quan Viên Thế Khải muốn Tôn Bính phải sống được đủ 5 ngày sau khi chịu hình phạt trên để đợi đến ngày làm đại lễ thông đường sắt. Tôn Bính nhận bản án còn đao phủ Triệu Giáp cùng Tiểu Giáp thực hiện chính xác từng bước bản án. Cuộc hành hình cũng chứng kiến sự thảm sát của lính Đức đối với gánh hát Miêu Xoang vùng Đông Bắc Trung Quốc, sự thức tỉnh của quan huyện đồng thời với sự giết chóc đối với hai đao phủ, cảnh tượng thật ghê rợn và tàn nhẫn, và cứ đau đáu trong lòng người đọc những ấn tượng không phai mờ về một thời tăm tối của xã hội cận đại Trung Quốc. Tác phẩm “Sống” (活着) của nhà văn Dư Hoa là tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu văn học đương đại “Tiên phong” của Trung Quốc. Câu chuyện được kể khá bình thản về cuộc đời của một con người. Mở đầu với hai hình ảnh già nua của một con người và con trâu, và từ ấy là chuỗi ký ức hồi tưởng xâu kết lại suốt hơn bốn mươi năm, từ lúc ông còn là một cậu công tử lêu lổng Từ Phú Quý, do ham chơi cờ bạc nên đã mất tất cả gia sản tổ tiên. Cha tức uất mà chết, từ thiếu gia trở thành tá điền, phải thuê năm công ruộng của chính nhà mình từ kẻ được bạc. Rồi bị bắt đi lính cho quân đội Tưởng Giới Thạch mấy năm, chứng kiến nhiều cảnh tượng chết chóc tàn khốc trong chiến tranh, khi trở về nhà thì mẹ đã mất, con gái Phượng Hà bị câm. Cả nhà làm việc cật lực mà vẫn nghèo đến nỗi phải đem con gái cho đi ở đợ mới đủ tiền cho con trai đi học. Con trai Hữu Khánh được mười tuổi đang đi học thì chết oan vì bị rút hết máu truyền cho vợ chủ tịch huyện. Sau đó, chủ tịch huyện phải tự tử chết trong đấu tố của cuộc “Cách mạng văn hóa” tàn khốc. Con gái Phượng Hà, 35 tuổi mới tìm được một anh chồng tàn tật. Phượng Hà có thai, sinh con rồi bị băng huyết chết. Vợ Phú Quý là Gia Trân mắc bệnh nhũn xương, nằm liệt và 3 tháng sau thì qua đời. Nhị Hỷ, chồng Phượng Hà nuôi con vài năm lại bị tai nạn lao động thảm khốc mất mạng. Phú Quý mang cháu ngoại mới hai tuổi đầu về nuôi, đặt tên là Khổ Căn, thằng bé mới lên sáu đã phải làm việc ngoài đồng với ông ngoại đến phát ốm, rồi bị bội thực, chết vì nồi đậu luộc của ông ngoại để lại trước khi đi làm. Tất cả người thân lần lượt bị cái chết mang đi, vậy mà Phú Quý cuối cùng vẫn chấp nhận số mệnh, sống cuộc sống cuối đời vui vẻ làm bạn với con trâu già. “Cái chết” trong tác phẩm nghệ thuật thường thể hiện ý đồ sáng tác và và thông điệp thẩm mỹ mà nhà văn gửi đến người đọc, thông qua sự miêu tả về cái chết, nhà văn phải biết phát huy tư duy nghệ thuật và phong cách riêng của mình để tìm ra những gì mới mẻ trong những đề tài quen thuộc. Có như vậy, mới tránh khỏi sự lặp lại vô nghĩa những điều mà người khác đã nói. Nói cách khác, mỗi nhà văn phải tìm ra cho mình một con đường riêng để đến với cuộc sống và trái tim bạn đọc. “Cái chết” trong tác phẩm nghệ thuật thường được xuất hiện dưới dạng bi kịch, cái chết của nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính trong truyện là chất xúc tác làm cho bi kịch được thăng hoa, sự phủ định của cái chết đối với cuộc sống làm gia tăng giá trị và ý nghĩa thẩm mỹ của cuộc sống, từ đó đem lại giá trị nghệ thuật cho tác phẩm văn học. Muốn vậy, nhà văn không chỉ là “người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho”, mà phải biết “đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có”2. “Đàn hương hình” và “Sống” là hai tác phẩm như vậy. “Cái chết” luôn được 40 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016 v VĂN HÓA - VĂN HỌC xuất hiện và xuyên suốt trong tác phẩm, nhưng ý nghĩa và nghệ thuật miêu tả của hai nhà văn – hai bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ trong văn học lại có những nét độc đáo, khoác lên mình “cái chết” một vẻ đẹp nghệ thuật rất riêng của hai trường phái văn học đương đại Trung Quốc đầy khác biệt. “Cái chết” mang hơi thở của sự “tàn nhẫn” và “tàn khốc” “Tàn nhẫn” trong văn chương được thể hiện như là một sự hung tàn bạo ngược của bản tính mang đầy ý thức chủ quan của con người, “Tàn khốc” lại đa phần chỉ hiện thực vô tình, là sự chấp nhận không làm chủ được số mệnh của bản thân con người trong điều kiện khách quan. Cái chết trong “Đàn hương hình” là sự tàn nhẫn mang đầy ý chí chủ quan của con người, còn cái chết trong “Sống” lại là sự tàn khốc của hoàn cảnh tự nhiên, xã hội mà con người không thể tránh được. Cái chết trong “Đàn hương hình” được thể hiện một cách tàn nhẫn, luôn mang theo ý chí chủ quan của con người. Tác giả khắc họa một cách rất thành công hình tượng bộ mặt tàn nhẫn của người đao phủ Triệu Giáp, các nhân vật của giai cấp thống trị như Viên Thế Khải, cùng với muôn vàn vẻ mặt những người xem cảnh hành hình khác. Mạc Ngôn đã mượn hình ảnh “cái chết” để thể hiện rõ nét sự tàn nhẫn “tính bản ác” trong con người. Bảy lần hành hình trong tiểu thuyết là bảy lần Mạc Ngôn miêu tả quá trình cái chết tìm đến với nhân vật, cũng là bảy lần nhân vật bị xử tử với các cách hành hình khác nhau như “chém ngang lưng”, “chém đầu”, “lăng trì”, “đàn hương hình”Với cách miêu tả cặn kẽ, tỉ mỉ với sức tưởng tượng phong phú, cảnh tượng hành hình được miêu tả một cách rùng rợn, tàn nhẫn đến mức người ta không dám nhìn. Có thể thấy rõ, thông qua miêu tả cái chết, tác giả thể hiện cái xấu xa nhất trong nhân tính của giai cấp thống trị cũng như người dân bình thường trong xã hội thời bấy giờ. Cái chết chính là tượng trưng cho nhân tính con người. Ngược lại với “Đàn hương hình”, đắm chìm và xuyên suốt tiểu thuyết “Sống” là bóng ma của cái chết, cái chết luôn hiện hữu, rình rập, làm cho con người không thể thoát khỏi nỗi ám ảnh về cái chết với hiện thực hiện hữu và không theo ý muốn chủ quan. Từ lúc Phú Quý đánh bạc thua hết tài sản, làm cho người cha chết vì tức giận, vì buồn bực, đến cảnh con trai, con gái, vợ, con rể, cháu ruộtlần lượt ra đi trước mắt nhân vật chính, sự tàn khốc của cái chết đến thật bất ngờ, như cảnh nghe tin con trai đánh bạc mất sạch sản nghiệp, người cha dù đau đớn, vẫn không hề có biểu hiện gì của kẻ sắp chết, thế nhưng chỉ sau khi “ngã xuống, đầu nghẹo sang một bên” là đã tắt thở, con trai Phú Quý bị rút hết máu truyền cho người khác mà chết, con gái sinh con bị băng huyết, con rể đi làm bị tảng bê tông đè nát ngườicái chết tước đoạt sinh mệnh của họ, đồng thời dường như cũng cứ lần lượt lấy đi niềm hi vọng của nhân vật chính trong tiểu thuyết, đó chính là sự vô tình của hiện thực khách quan trong xã hội thời bấy giờ. Trước hiện thực tàn khốc đó, tính mạng con người trở nên nhỏ bé hơn bao giờ hết. Với ngòi bút sắc bén, Dư Hoa chậm rãi bóc trần sự tàn khốc của cuộc sống, đưa một sự thực đầy máu và nước mắt ra trước độc giả, làm cho họ hiểu rõ rằng, nhân vật trong thế giới nghệ thuật đó mang đầy tính hiện thực sâu sắc, họ không thể làm được gì trước hiện thực tàn khốc, và cao nhất, chỉ có thể dùng sự phản kháng vô thanh của mình trước những nỗi đau do cái chết đem lại. “Cái chết” song hành với hài kịch và bi kịch Cái chết trong “Đàn hương hình”, đặc biệt là “cái chết” lớn nhất trong phần cuối của tác phẩm luôn mang theo tính hài kịch, tính châm biếm đả kích; còn “cái chết” trong “Sống” là một chuỗi những bi kịch nối tiếp tưởng như không dứt, nhưng ý nghĩa về sự sống lại được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Cái chết trong “Đàn hương hình” mang đầy tính hài kịch, tính châm biếm đả kích. Mạc Ngôn mượn “cái chết” để thể hiện những cái ác, thói xấu của con người. “Đàn hương hình” đã rất thành công về phương diện này. Ví dụ như, hình tượng nhân vật Triệu Giáp. Là một đao phủ, Triệu Giáp có tư duy và cách lý giải độc đáo về cái chết, ông ta cho rằng, nếu làm cho quá trình hành hình đạt đến sự hoàn mỹ, đó mới là sự tôn trọng lớn nhất đối với tử tù. Bản thân logic của tư duy này đã thể hiện rõ nét sự xấu xa của nhân tính. Triệu Giáp có thể phân biệt được từng chất loại thịt người khác nhau: “Ông ta thấy thịt của người họ Tiền rất giòn, rất dễ cắt, đây là loại thịt tốt mà những phạm nhân khỏe mạnh, cơ bắp phát triển mới có được. Nếu phải tùng xẻo một phạm nhân béo như lợn hoặc gầy như khỉ, đao phủ sẽ rất mệt. Nhưng sự mệt mỏi đó cũng là thứ yếu, quan trọng là ông đã không hoàn thành công việc một cách hoàn hảo” 3. Sự lệch lạc biến thái về tư tưởng đó lại được Triệu Giáp coi là rất bình thường, 41KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016 VĂN HÓA - VĂN HỌC v thậm chí còn là sự thực thi “đại nghĩa”, vì thế, đối với ông ta, mỗi lần hành hình là một lần biểu diễn đặc sắc, kiểu tư duy và hành động đó hoàn toàn là một tấn hài kịch đả kích sâu sắc những con người – tay sai của chế độ đã hoàn toàn mất đi nhân tính hiền lương vốn có của họ. Tiếp nữa là hình ảnh đầy chất châm biếm của những người đi xem cảnh hành hình, tác giả đã miêu tả pháp trường như một sân khấu lớn mà ở đó, các tấn hài kịch đầy chất châm biếm được phô bày một cách liên tục, làm nổi bật tâm thế độc ác và sự đồng cảm rẻ tiền của người đi xem. Tất cả bọn họ đều coi cảnh giết chóc đó như là một tiết mục vừa hay vừa mang tính kích thích trong đời sống vô vị hàng ngày. Mạc Ngôn mượn lời của đao phủ để nói rõ sự biến thái này: “Tất cả mọi người, đều là con thú có hai mặt, một mặt là tam cương ngũ thường, nhân nghĩa đạo đức, một mặt là ăn trộm ăn cướp, bán thân, hút máu người khácsư phụ nói, những người thưởng thức màn biểu diễn này, trên thực tế còn hung tàn hơn cả những đao phủ”. Đao phủ chỉ là một công cụ trong tay chế độ chuyên chế độc tài, rất dễ dàng có thể bị thay thế, nhưng những người đi xem hành hình đó là một đám đông những người sống trong xã hội, họ có ước muốn mãnh liệt được thưởng thức cảnh cực hình tàn khốc. Chỉ bằng chi tiết này, tác giả đã lột trần bộ mặt bẩn thỉu và xấu xa nhất trong thẳm sâu tâm hồn con người, cái chết nơi chốn pháp trường chứng tỏ, những người đi xem hành hình mới là nhân vật chính trong tấn hài kịch đó. Bi kịch trong tác phẩm văn chương thông thường là mâu thuẫn và xung đột giữa nhân vật chính với hiện thực không thể hóa giải, dẫn đến kết thúc bi thảm. Nhân vật chính trong tác phẩm đa phần là đại diện cho lý tưởng và ước mơ của con người. Bi kịch kết thúc bằng kết cục bi thảm, kết cục đó nói lên tội ác trong hiện thực cuộc sống. Nói theo Lỗ Tấn, bi kịch hủy diệt những giá trị của con người trong tác phẩm, gợi lên sự đau thương, căm phẫn, sùng kính của độc giả, từ đó đạt đến mục đích của tác phẩm nghệ thuật4. Trong tác phẩm “Sống”, những kiếp nạn mà Phú Quý gặp phải là bi kịch theo suốt cuộc đời ông. Trước hết, là bi kịch của cuộc sống, mạch kể của câu truyện luôn được tiếp sức bởi cái chết. Cho dù, những nhân vật của Dư Hoa dường như muốn thoát ra khỏi không gian ngột ngạt, tù túng của cái chết nhưng đành bất lực, cái chết như một sợi dây vô hình trói buộc làm họ không sao dứt ra được, cuối cùng, chỉ còn lại cô độc một mình nhân vật chính trên cõi đời, điều này gợi cho độc giả một niềm lo sợ cho số phận con người, mỗi con người trong xã hội đó cũng giống như cánh bèo trôi theo dòng nước cuộc đời, mặc sóng gió đưa đẩy, và cảnh tượng từng người thân trong gia đình Phú Quý lần lượt ra đi càng làm nổi bật hơn sự tuyệt vọng đó của kiếp người. Thứ hai là, tác phẩm cũng là tiếng nói của tinh thần kiên cường với sự nhẫn nhịn trong bi kịch. Cho dù, không có sức mạnh để chống lại những kiếp nạn liên tiếp, nhưng Phú Quý vẫn không ngừng tìm kiếm hi vọng và ý nghĩa của cuộc sống, vẫn nhẫn nhịn một cách kiên cường trong cơn bi kịch. Về mặt tổng thể, tác phẩm dùng một màu xám ảm đạm để miêu tả cái chết của bảy nhân vật, nhưng đối với mỗi cái chết, đều thấy hiện ra một điểm sáng để con người còn có thể hi vọng, thể hiện sau tất cả những đớn đau trong cơn tử biệt, Phú Quý vẫn còn một tia hi vọng, mong mỏi về một điều xán lạn hơn trong hiện thực tăm tối đó. Không oán hận, không than vãn, niềm hi vọng của con người dù rất mong manh nhưng luôn được tiếp nối gần như vô hạn, khi niềm hi vọng này mất đi, con người lại tìm kiếm, chờ đợi cho mình một hi vọng khác, đến cho tận cuối đời, khi không còn hi vọng gì vào những người thân xung quanh mình, Phú Quý vẫn hi vọng, tìm thấy niềm vui bên con trâu già, coi đó như một chút quà tặng của cuộc sống cuối đời. Có thể thấy rõ, sự sống ở đây được hiểu như một khúc khải hoàn mãnh liệt về sức chịu đựng của con người. Đây cũng là đặc điểm tinh thần của người dân lao động, những người cùng khổ của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, nhẫn nhịn, chấp nhận cuộc sống khổ nạn, đau khổ đến cùng cực, nhưng cũng luôn không mất niềm tin vào cuộc sống, hi vọng có một cuộc sống ngày mai tươi sáng hơn. Mục đích của nghệ thuật tự sự về cái chết trong “Đàn hương hình” và “Sống” Trong “Đàn hương hình”, cuộc sống dường như đã biến thành một kiếp nạn, cái chết là sự giải thoát tốt nhất cho cuộc sống. Xuyên suốt tác phẩm là cái chết đi kèm với những cảnh hành hình tàn bạo, những con người bị đày đọa, tra tấn bằng cực hình, họ chỉ muốn chết để tìm sự giải thoát cho những đau đớn về thể xác và tâm hồn. Thậm chí, chúng ta dường như còn cảm thấy sát khí nồng nặc trên chốn pháp trường như những người xem cảnh hành hình trực tiếp, từ đó bước vào một thế giới mang đầy tính khủng bố, ghê rợn, thấy cuộc sống sao mà quá 42 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016 v VĂN HÓA - VĂN HỌC mong manh trước xã hội với bè lũ thống trị hung tàn, độc ác và man rợ. Cái chết cũng mang đầy tính đả kích châm biếm sâu cay những tính cách, những thói hư tật xấu của người dân trong xã hội lúc bấy giờ, gợi nên những khát khao cải biến xã hội, thay đổi giá trị cuộc sống của con người. Khi sáng tác “Đàn hương hình”, Mạc Ngôn rất chú trọng miêu tả quá trình diễn ra “cái chết”, sự miêu tả cái chết một cách vô cùng tỉ mỉ và tàn nhẫn nhằm làm cho độc giả cảm nhận được sự bẩn thỉu, xấu xa của nhân tính con người. Mạc Ngôn cho rằng, quá trình miêu tả đó càng tỉ mỉ bao nhiêu thì cảm nhận của độc giả càng sâu sắc bấy nhiêu, từ đó làm nổi bật lên ý đồ chủ đề của tác phẩm, cũng giống như chính ông từng thừa nhận: “Trong “Đàn hương hình”, tôi có viết nhiều đến hình phạt và cái chết, nhưng không phải là để thể hiện bạo lực, mà tôi muốn phô bày một mặt trái đen tối của tính cách con người, một nét văn hóa tàn khốc tồn tại không những ở trong lịch sử, mà còn ở trong cuộc sống hiện tại, thậm chí ngay cả trong trái tim của con người”5. Trong tiểu thuyết “Sống”, những cái chết diễn ra liên tục trước mắt nhân vật chính – Phú Quý, không những không làm cho người đọc cảm thấy tuyệt vọng và lo sợ, ngược lại, làm dấy lên nỗi khát vọng về cuộc sống, đứng trước cái chết, cuộc sống chính là một tư thế chiến đấu chống chọi lại với cái chết, càng quý trọng giá trị bản thân của sự sống. “Cái chết” trong tiểu thuyết được miêu tả như một quá trình tác giả tìm tòi, khám phá ý nghĩa của cuộc sống, lấy cái chết để nhìn nhận cuộc sống. Cả cuộc đời bi thảm của Phú Quý đầy rẫy những biến cố không lường trước được, và cho dù mỗi bước đi trên đường đời của ông ta đều rất khó khăn và nặng nhọc, nhưng ông vẫn luôn nắm chắc ngọn đuốc của cuộc sống, dù cho ánh sáng của ngọn đuốc đó rất yếu ớt, nhưng lại đem đến cho độc giả một cảm giác ấm áp vô cùng với một hi vọng về một tương lai tương sáng hơn, đồng thời, cảm nhận được một cách chân thực sức hấp dẫn của cuộc sống. Trong tiểu thuyết “Sống”, ý đồ sáng tác của Dư Hoa rất rõ ràng: Phải cố gắng mà sống, trân trọng cuộc sống, tránh xa cái chết. Đứng trước sự đe dọa của kiếp nạn và cái chết, con người phải dùng cuộc sống để chống lại, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất cũng nhất định không được buông tay phó mặc cuộc đời cho số phận. Vì thế cho dù trong tác phẩm, cái chết được xuất hiện nhiều lần, nhưng cái chết chỉ là kết quả của bi kịch kiếp người, nhưng không phải là một quá trình tốn nhiều giấy mực của tác giả. Nó chỉ là chất xúc tác làm nổi bật năng lực chịu đựng của con người trước khổ đau hoạn nạn, cùng thái độ lạc quan với thế giới quan, nhân sinh quan. Ngoài ra, khi viết tác phẩm này, phong cách trường phái tiên phong trong tự sự cũng được xen lẫn với nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực, vì thế khi miêu tả về cái chết, tác giả dần tiếp cận với sự thực, chú trọng hơn về nội dung của câu chuyện, từ đó, nhiều yếu tố nhân văn trong từng chi tiết của tác phẩm được bộc lộ một cách rõ nét hơn. Kết luận Cái chết trong “Đàn hương hình” như là được đông đặc lại, nó xoay theo quỹ đạo dường như không thể thay đổi. Thế giới bên ngoài dường như luôn bị thống trị bởi nó. Có thể nói, cùng với việc khắc họa những chi tiết chân thực, những tính cách điển hình, những quan hệ nhân sinh rất quen thuộc mà cũng rất sâu sắc, Mạc Ngôn đã sáng tạo ra trong tác phẩm của ông một kiểu cái chết tàn nhẫn và luẩn quẩn cứ bám chặt lấy cuộc sống quanh con người, cùng với những mòn mỏi của kiếp người, mòn mỏi về tinh thần, góp phần tạo nên hình ảnh một cuộc sống mòn bế tắc, ngột ngạt điển hình. Trong nhiều tác phẩm của mình, Dư Hoa đã sử dụng phạm trù hồi tưởng như là một yếu tố của thời gian và không gian nghệ thuật. Trong thế giới nghệ thuật của “Sống”, cái chết đầy tàn khốc có lúc lại hiện ra từ từ, dường như vô tình, làm cho người đọc ngỡ như đang sống với hồi tưởng, cái chết cũng không tồn tại một cách độc lập mà nó luôn có mối liên hệ chặt chẽ với thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm. Sự hồi tưởng xuyên suốt tác phẩm, cái chết có nhiều lúc cũng luôn đến một cách đầy bất ngờ, nhưng cuối cùng vẫn được nhân vật đón nhận như một điều tất yếu của cuộc sống và hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Và cũng chính vì thế, cuối cùng, dù tất cả người thân đã rời xa, nhân vật chính vẫn thấy cuộc sống đáng sống, và vui vầy với con trâu làm bè bạn. Cái chết được coi là minh chứng sức chịu đựng của con người, là một niềm hy vọng trước bao nghiệt ngã đau đớn nhất, điều này cũng giống như chính tác giả đã từng viết: “Con người ta vì bản thân sự sống mà sống, chứ không phải vì bất cứ vật nào ngoài sự sống” 6./. 43KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016 VĂN HÓA - VĂN HỌC v  Chú thích: 1. Hình phạt bằng cọc gỗ đàn hương. 2. Nguyễn Anh Vũ (2012), Nam Cao - Tác phẩm và lời bình, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, tr. 64. 3. Các trích dẫn từ tác phẩm “Đàn hương hình” và “Sống” là lời dịch của tác giả bài viết. 4. 肖旭(2015),“从语言上看命运悲剧和性格悲 剧”,中国网络文学联盟,2015年12月21日。 5. 蒋霞、杨晓河(2014),“关于权利之暴力的 叙述——读莫言的《檀香刑》”,红河学院学 报,2014年第1期。 6. 余华(2012),活着,作家出版社,北京,第4页。 Tài liệu tham khảo: 1.陈晓明(2013),莫言研究,华夏出版社,北 京。 2.莫言(2012),檀香刑,作家出版社,北京。 3.温儒敏、赵祖谟(2013),中国现当代文学专 题研究,北京大学出版社,北京。 4.颜敏、王喜梁(2009),中国现当代文学史, 上海教育出版社,上海。 5.杨扬(2005),莫言研究资料,天津人民出版 社,天津。 6.余华(2012),活着,作家出版社,北京。 COMPARING THE NARRATIVE ART OF THE DEATH IN THE NOVEL “SANDALWOOD DEATH” AND “TO LIVE” DO TIEN QUAN Abstract: In the novel “Sandalwood Death” by Mo Yan and “To live” by Yu Hua, “the Death” has always been mentioned many times, it is the embodiment of violence of the humanity and tribulations of human life, however, for the subtle narrative art, “death” was reconstructed to become a unique artistic method that imbued with the creativity of the writers. By writing styles and their own writer’s experience, the two writers give readers the perspective with deep inner meaning but also very different about the “death”, which has contributed to the great success of their works. Keywords: death, Sandalwood Death, Comparison, To live, Narrative Ngày nhận: 01/9/2016 Ngày phản biện: 04/9/2016 Ngày duyệt đăng: 13/9/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_7657_2137207.pdf
Tài liệu liên quan