Tài liệu Ngân hàng tín dung - Chương 3: Các phương thức thanh toán quốc tế: Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 1
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 1
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN QUỐC TẾ
(METHODS OF PAYMENT
IN INTERNATIONAL TRADE)
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 2
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
3.1.1. Khái niệm
3.1.2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ
3.1.3. Hình thức chuyển tiền
3.1.4. Nhận xét
3.2. Phương thức ghi sổ (Open account)
3.2.1. Khái niệm
3.2.2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ
3.2.3. Nhận xét
3.2.4. Trường hợp áp dụng
3.2.5. Những điều cần chú ý khi áp dụng
Hồ Văn Dũng 3
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT
3.3. Phương thức thanh toán nhờ thu
(Collection)
3.3.1. Nguồn pháp lý điều chỉnh
3.3.2. Khái niệm chung về nhờ thu
3.3.3. Nhờ thu hối phiếu trơn
3.3.4. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ
3.3.5. Nhận xét
3.3.6. Những điểm cần chú ý khi áp dụng
phương thức nhờ thu
3.4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền
(Cash Against Documents – CAD)
3.4.1. Khái niệm...
25 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ngân hàng tín dung - Chương 3: Các phương thức thanh toán quốc tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 1
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 1
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN QUỐC TẾ
(METHODS OF PAYMENT
IN INTERNATIONAL TRADE)
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 2
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
3.1.1. Khái niệm
3.1.2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ
3.1.3. Hình thức chuyển tiền
3.1.4. Nhận xét
3.2. Phương thức ghi sổ (Open account)
3.2.1. Khái niệm
3.2.2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ
3.2.3. Nhận xét
3.2.4. Trường hợp áp dụng
3.2.5. Những điều cần chú ý khi áp dụng
Hồ Văn Dũng 3
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT
3.3. Phương thức thanh toán nhờ thu
(Collection)
3.3.1. Nguồn pháp lý điều chỉnh
3.3.2. Khái niệm chung về nhờ thu
3.3.3. Nhờ thu hối phiếu trơn
3.3.4. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ
3.3.5. Nhận xét
3.3.6. Những điểm cần chú ý khi áp dụng
phương thức nhờ thu
3.4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền
(Cash Against Documents – CAD)
3.4.1. Khái niệm
3.4.2. Quy trình nghiệp vụ
3.4.3. Nhận xét
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 4
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT
3.5. Phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ (Documentary credit)
3.5.1. Nguồn pháp lý điều chỉnh
3.5.2. Khái niệm
3.5.3. Quy trình nghiệp vụ
3.5.3.1. Quy trình mở thư tín dụng
3.5.3.2. Quy trình thanh toán thư tín dụng
3.5.4. Thư tín dụng
3.5.4.1. Tính chất của L/C
3.5.4.2. Nội dung của L/C
3.5.5. Các loại thư tín dụng
3.5.6. Nhận xét
3.5.7. Bộ chứng từ trong thanh toán ngoại thương
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 5
• “Phương thức thanh toán quốc tế là sự tổ chức
quá trình trả tiền hàng trong giao dịch mua bán
ngoại thương giữa người xuất khẩu và người
nhập khẩu”.
• “Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức
thực hiện việc chi trả một hợp đồng xuất nhập
khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách
trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu
chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu căn
cứ vào hợp đồng thương mại và chứng từ do hai
bên cung cấp cho ngân hàng”.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 6
• Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế
nào là tùy thuộc vào sự thương lượng giữa hai
bên và phù hợp với tập quán cũng như luật lệ
trong thanh toán và buôn bán quốc tế. Có
những phương thức thanh toán quốc tế cơ bản
sau:
– Phương thức chuyển tiền (Remittance)
– Phương thức ghi sổ (open account)
– Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection)
– Phương thức giao chứng từ trả tiền (CAD hay COD)
– Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
(Documentary Credit)
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 2
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 8
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
• Trong nước Æ gọi là chuyển khoản
• Hợp đồng ngoại thương Æ gọi là chuyển tiền
• Đây là phương thức vô cùng đơn giản
3.1.1. Khái niệm
• Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh
toán trong đó một khách hàng (người trả tiền,
người mua, người nhập khẩu ) yêu cầu ngân
hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định
cho người hưởng lợi (người bán, người xuất
khẩu, người cung ứng dịch vụ ) ở một địa
điểm nhất định.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 9
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
• Chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn
giản, trong đó người chuyển tiền và người nhận
tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau.
Ngân hàng khi thực hiện chuyển tiền chỉ đóng
vai trò trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để
hưởng phí và không bị ràng buộc bất cứ trách
nhiệm gì đối với người chuyển tiền và người thụ
hưởng.
• Phương thức chuyển tiền là một bộ phận của
phương thức thanh toán khác, thường là kết
thúc của phương thức thanh toán khác như nhờ
thu, ghi sổ, L/C. Tuy nhiên, phương thức này
cũng được áp dụng một cách độc lập.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 10
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
• Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý
của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện
nghiệp vụ chuyển tiền.
Người mua NH Người mua
NH Người
bán Người bán
Lệnh chuyển tiền
(Payment Order)
• Để thực hiện được phương thức chuyển tiền thì ngân
hàng người bán và ngân hàng người mua phải có quan
hệ đại lý với nhau, nghĩa là tại ngân hàng này có tài
khoản của ngân hàng kia và ngược lại.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 11
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
3.1.2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ
Trong phương thức chuyển tiền có các bên liên
quan:
• Người chuyển tiền (remitter): là người yêu cầu
ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài
• Ngân hàng chuyển tiền (remitting bank): là ngân
hàng ở nước người chuyển tiền
• Ngân hàng đại lý: là ngân hàng ở nước người
hưởng lợi (beneficiary’s bank, corresponding
bank)
• Người thụ hưởng (beneficiary): là người được
nhận tiền chuyển
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 12
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
3.1.2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ
Phương thức chuyển tiền có thể được
thực hiện bằng một trong các hình thức:
chuyển tiền trả trước, chuyển tiền trả sau
hay trả hỗn hợp.
Chuyển tiền trả trước: là hình thức
chuyển tiền trả cho người xuất khẩu trước
khi người xuất khẩu giao hàng. Hình thức
trả tiền này người xuất khẩu sẽ nhận
được tiền trước khi giao hàng.
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 3
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 13
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Thời điểm trả tiền trước
• Trên thực tế, các mốc thời gian làm căn
cứ trả tiền trước có thể là:
– Ngay khi ký kết hợp đồng hay trả tiền cùng
với đơn đặt hàng.
– Sau một thời gian nhất định kể từ khi hợp
đồng có hiệu lực.
– Trả trước khi giao hàng một thời gian nhất
định (sau khi nhận được tiền một thời gian
nhất định thì mới giao hàng).
• Như vậy, việc trả tiền trước luôn xảy ra
trước khi hàng hóa được chuyển giao.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 14
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Quy trình thực hiện chuyển tiền trả trước:
NH chuyển tiền NH đại lý
Người nhập khẩu Người xuất khẩu(5)
(1)
(3)
(2) (4)
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 15
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Chuyển tiền trả trước
• Bước 1: Người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu
NH phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng.
• Bước 2: NH phục vụ người nhập khẩu sau khi kiểm tra,
nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, sẽ trích tài khoản
của người nhập khẩu để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và
giấy báo đã thanh toán cho đơn vị nhập khẩu.
• Bước 3: NH chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo)
cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển
trả cho người xuất khẩu.
• Bước 4: NH đại lý ghi có và gửi giấy báo có cho đơn vị
xuất khẩu.
• Bước 5: Người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người
nhập khẩu đồng thời chuyển giao toàn bộ BCT (vận
đơn, HĐ thương mại, PL, C/O, ) cho người nhập khẩu.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 16
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Lý do trả trước:
• Trả trước với mục đích đặt cọc đảm bảo hợp
đồng (5 – 10% giá trị hợp đồng để đảm bảo
người mua sẽ nhận hàng).
• Cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu (hỗ trợ vốn cho
nhà xuất khẩu).
• Có thể có thêm lý do thứ 3 là do tập quán ngành
hàng.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 17
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Chuyển tiền trả sau: là hình thức chuyển
tiền trả cho người xuất khẩu sau khi người
nhập khẩu đã nhận được hàng.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 18
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Quy trình thực hiện chuyển tiền trả sau:
NH chuyển tiền NH đại lý
Người nhập khẩu Người xuất khẩu(1)
(2)
(4)
(3) (5)
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 4
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 19
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Chuyển tiền trả sau
• Bước 1: Người XK tiến hành giao hàng cho người NK
đồng thời chuyển giao toàn bộ BCT (B/L, CI, PL, C/O, )
cho người NK.
• Bước 2: Người NK sau khi kiểm tra BCT, lập lệnh chuyển
tiền yêu cầu NH phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ
hưởng.
• Bước 3: NH phục vụ người NK sau khi kiểm tra, nếu hợp
lệ và đủ khả năng thanh toán, sẽ trích tài khoản của người
NK để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh
toán cho đơn vị NK.
• Bước 4: NH chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo)
cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển
trả cho người XK.
• Bước 5: NH đại lý ghi có và gửi giấy báo có cho đơn vị XK.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 20
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Chuyển tiền trả sau
• Ghi chú: Hình thức trả sau cũng có thể được hiểu
theo các mốc thời gian như sau:
– Trả sau khi người bán giao hàng
– Trả sau khi người mua nhận BCT
– Trả sau khi người mua nhận hàng
Trả hỗn hợp: kết hợp cả 2 cách trả trước và trả sau
– Ví dụ: 30% down payment after confirming order and 70%
Telegraphic Transfer right after receiving fax presentation
of shipping documents from exporter (Commercial
Invoice, Packing List, B/L, C/O, ) or 30% down payment
after signing contract and the rest will be transferred after
receiving fax presentation of shipping documents from
exporter.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 21
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
3.1.3. Hình thức chuyển tiền (cách chuyển)
a/ Hình thức thư chuyển tiền (Mail Transfer – M/T)
• Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng
cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở
nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi.
b/ Hình thức điện báo (Telegraphic Transfer – T/T)
• Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển
tiền bằng cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng
đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng
lợi.
Ghi chú: Hai cách chuyển tiền này chỉ khác nhau ở bước
thứ 3 trong qui trình chuyển tiền trả trước hay bước 4
trong quy trình chuyển tiền trả sau.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 22
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
3.1.3. Hình thức chuyển tiền (cách chuyển)
Quy tắc thu phí:
Phí chuyển tiền bao gồm: phí dịch vụ chuyển
tiền và điện phí.
Có 3 cách quy định trả phí như sau:
9Toàn bộ phí chuyển tiền do người hưởng chịu (All
charges to be borne by beneficiary)
9Người chuyển tiền trả phí cho ngân hàng chuyển tiền,
còn các ngân hàng khác tham gia chuyển tiền thu phí
từ người hưởng lợi (Charges to be shared: phí bên
nào bên ấy trả)
9Toàn bộ phí chuyển tiền do người chuyển tiền chịu
(All charges to be borne by remitter)
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 23
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
3.1.4. Nhận xét
a/ Ưu điểm
– Đây là phương thức thanh toán rất đơn giản
– Chi phí thấp
– Thời gian thanh toán nhanh
b/ Nhược điểm
– Trong phương thức thanh toán chuyển tiền, ngân hàng
chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện việc chuyển tiền và
nhận hoa hồng (thủ tục phí) chứ không bị ràng buộc gì cả.
– Rủi ro rất cao cho cả người mua và người bán
• Rủi ro cho người bán: người mua nhận hàng rồi có trả tiền
không? trả trễ, trả thiếu. Phương thức này không bảo vệ
quyền lợi của người bán (trả sau).
• Rủi ro cho người mua: BCT giả, hàng kém chất lượng, hàng
thiếu, hàng không đúng quy định của hợp đồng. Phương
thức này cũng không bảo vệ quyền lợi của người mua (trả
trước). 30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 24
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
3.1.4. Nhận xét (tt)
c/ Áp dụng
• Tỉ lệ thực hiện của phương thức này ở Việt Nam
khá cao, các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ
chuyển tiền chiếm 30 – 60%.
• Người xuất khẩu và nhập khẩu chỉ nên dùng
phương thức này trong trường hợp hai bên mua
bán có quan hệ lâu đời, thân thuộc và tín nhiệm lẫn
nhau hay khi trị giá hợp đồng không lớn lắm.
• Khi phát sinh mâu thuẫn quyền lợi hoặc thiếu tín
nhiệm lẫn nhau trong thương lượng, hai bên nên
sử dụng phương thức thanh toán khác thích hợp
hơn.
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 5
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 26
3.2. Phương thức ghi sổ (Open account)
3.2.1. Khái niệm
• Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán
mà trong đó người xuất khẩu khi xuất khẩu hàng
hóa, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho bên nhập
khẩu vào một cuốn sổ riêng của mình và việc
thanh toán các khoản nợ được thực hiện trong
thời kỳ nhất định (hàng tháng, hàng quý, nửa
năm).
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 27
3.2. Phương thức ghi sổ (Open account)
Đặc điểm của phương thức này:
• Đây là một phương thức thanh toán không có
sự tham gia của các ngân hàng với chức năng
là người mở tài khoản và thực thi thanh toán.
• Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản
song biên. Nếu người mua mở tài khoản để ghi
thì tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không
có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên.
• Chỉ có hai bên tham gia thanh toán: người bán
(nhà xuất khẩu) và người mua (nhà nhập khẩu).
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 28
3.2. Phương thức ghi sổ (Open account)
3.2.2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ
Người mua
(Nhà NK)
Người bán
(Nhà XK)
Giao hàng, ghi nợ
Định kỳ thanh toán
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 29
3.2. Phương thức ghi sổ (Open account)
Trong quá trình thanh toán thì phải thông qua ngân hàng
NH người NK NH người XK
Người nhập khẩu Người xuất khẩu
(1)
(3)
(5)
(4) (6)
(2)
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 30
3.2. Phương thức ghi sổ (Open account)
Các bước:
1) Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi BCT trực tiếp
cho người mua
2) Nhà xuất khẩu mở sổ ghi nợ cho người mua
3) Người mua dùng phương thức chuyển tiền để
trả tiền cho người bán khi đến định kỳ thanh
toán.
4)
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 6
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 31
3.2. Phương thức ghi sổ (Open account)
3.2.3. Nhận xét
a/ Ưu điểm:
• Dễ thực hiện, không tốn phí đặc biệt người mua
rất thuận lợi vì được trả chậm.
b/ Nhược điểm (chủ yếu cho người bán)
• Người bán phải cho trả chậm, do đó bị đọng vốn
hoặc người mua trả không đủ.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 32
3.2. Phương thức ghi sổ (Open account)
3.2.4. Trường hợp áp dụng
• Thường dùng cho thanh toán nội địa.
• Hai bên mua, bán phải thực sự tin cậy lẫn nhau.
• Dùng cho phương thức mua bán hàng đổi hàng,
nhiều lần, thường xuyên trong một thời kỳ nhất
định (6 tháng, 1 năm).
• Phương thức này chỉ có lợi cho người mua.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 33
3.2. Phương thức ghi sổ (Open account)
3.2.4. Trường hợp áp dụng (tt)
• Dùng cho thanh toán tiền gửi bán hàng ở nước
ngoài, hoặc thanh toán giữa công ty mẹ - công
ty con.
• Dùng trong thanh toán tiền phi mậu dịch như:
tiền cước phí vận tải, tiền phí bảo hiểm, tiền hoa
hồng trong nghiệp vụ môi giới, ủy thác, tiền lãi
cho vay và đầu tư.
• Thường không sử dụng phương thức này cho
hợp đồng ngoại thương. Phương thức này hiếm
thấy sử dụng hiện nay.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 34
3.2. Phương thức ghi sổ (Open account)
3.2.5. Những điều cần chú ý khi áp dụng
• Quy định thống nhất đồng tiền ghi trên tài khoản.
• Căn cứ ghi nợ của người bán thường là hóa đơn
thương mại.
• Căn cứ nhận nợ của người mua, hoặc là dựa vào trị giá
hóa đơn giao hàng, hoặc là dựa vào kết quả nhận hàng
ở nơi nhận hàng.
• Phương thức chuyển tiền hoặc là bằng thư, hoặc là
bằng điện cần phải thỏa thuận thống nhất giữa hai bên.
• Giá hàng trong phương thức ghi sổ này thường cao hơn
giá hàng bán tiền ngay. Chênh lệch này là tiền lãi phát
sinh ra của số tiền ghi sổ trong khoảng thời gian bằng
định kỳ thanh toán theo mức lãi suất được người mua
chấp nhận.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 35
3.2. Phương thức ghi sổ (Open account)
3.2.5. Những điều cần chú ý khi áp dụng (tt)
• Định kỳ thanh toán có hai cách quy định: hoặc là
quy định X ngày kể từ ngày giao hàng đối với
từng chuyến hàng, hoặc là quy định theo mốc
thời gian của niên lịch.
• Việc chuyển tiền thanh toán chậm của người
mua được giải quyết thế nào, có phạt chậm trả
không, mức phạt là bao nhiêu, tính từ lúc nào?
• Nếu phát sinh sự khác nhau giữa số tiền ghi nợ
của người bán và số tiền nhận nợ của người
mua thì giải quyết thế nào?
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 7
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 37
3.3. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection)
3.3.1. Nguồn pháp lý điều chỉnh
Nguồn pháp lý quốc tế:
• Phương thức nhờ thu được tiến hành dựa
trên cơ sở những quy định của “Qui tắc
thống nhất về nhờ thu” do Phòng Thương
mại Quốc tế (International Chamber of
Commerce – ICC) ban hành, số xuất bản
522, năm 1995, có giá trị hiệu lực kể từ
ngày 01/01/1996 (The Uniform Rules for
Collection, ICC Pub No.522, 1995
Revision – URC No.522).
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 38
3.3. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection)
3.3.1. Nguồn pháp lý điều chỉnh
Nguồn pháp lý quốc tế:
• Ấn bản đầu tiên của URC ra đời năm 1956.
Trước 1956, nhờ thu ở mỗi vùng được hiểu 1
cách khác nhau. Mục đích ra đời của URC:
– Thống nhất cách hiểu về phương thức nhờ
thu trên toàn thế giới.
– Làm cơ sở giải quyết tranh chấp nếu có xảy
ra.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 39
3.3. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection)
3.3.1. Nguồn pháp lý điều chỉnh
Nguồn pháp lý quốc tế:
• Tính chất pháp lý của URC: tính tùy ý, nghĩa là
không bắt buộc phải áp dụng. Do đó nếu áp
dụng thì phải có dẫn chiếu URC vào chỉ thị nhờ
thu: “This collection is subject to the Uniform
Rules for Collection, 1995 Revision, ICC
Publication No.522”.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 40
3.3. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection)
3.3.1. Nguồn pháp lý điều chỉnh
Nguồn pháp lý quốc tế:
• Điều 2 URC 522 qui định:
– Chứng từ tài chính (Financial documents) bao
gồm hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các loại
chứng từ tương tự khác dùng để thu tiền.
– Chứng từ thương mại (Commercial
documents) gồm có các hóa đơn, chứng từ
vận tải, chứng từ về quyền sở hữu hoặc bất
kỳ một loại chứng từ nào khác miễn là không
phải chứng từ tài chính.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 41
Chứng từ trong
TTQT
Chứng từ
thương mại
Chứng từ tài
chính
Chứng từ vận tải Chứng từ bảo hiểm Chứng từ hàng hóa
Hóa đơn TM (CI)
CO
PL
Giấy kiểm định
Giấy chứng nhận
chất lượng, số lượng
Các chứng từ khác
Hối phiếu
Lệnh phiếu
Séc
Thẻ TT
3.3. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection)
3.3.2. Khái niệm chung về nhờ thu
• “Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất
khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng tiến hành ủy
thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người nhập
khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người xuất
khẩu lập ra”.
• Các bên liên quan trong phương thức nhờ thu:
– Người ủy thác thu (Principal):
– Ngân hàng ở nước người ủy thác/ngân hàng chuyển
chứng từ/ngân hàng nhờ thu (Remitting bank)
– Ngân hàng đại lý của Ngân hàng chuyển chứng từ là
Ngân hàng ở nước người trả tiền, gọi là Ngân hàng thu
hộ (Collecting bank) hay còn gọi là Ngân hàng xuất trình
công cụ thanh toán cho người mua để đòi tiền
(Presenting bank).
– Người trả tiền (Drawee):
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 8
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 43
3.3. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection)
• Nhờ thu là phương thức thanh toán có ưu điểm cơ bản là
dung hòa được tính an toàn và rủi ro so với phương thức
chuyển tiền trả trước và phương thức ghi sổ, nhưng lại
giảm được chi phí so với phương thức tín dụng chứng từ.
– Phương thức chuyển tiền trả trước: an toàn cho nhà xuất khẩu,
nhưng rủi ro đối với nhà nhập khẩu.
– Phương thức ghi sổ: an toàn cho nhà nhập khẩu, nhưng rủi ro đối
với nhà xuất khẩu.
• Trong khi đó, bằng cách sử dụng ngân hàng như một trung
gian thu hộ tiền, phương thức nhờ thu có thể:
– Giảm được rủi ro cho cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu.
– Hạn chế sự chậm trễ trong việc nhận tiền đối với nhà xuất khẩu và
nhận hàng đối với nhà nhập khẩu.
– Giảm được chi phí giao dịch so với phương thức tín dụng chứng từ.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 44
3.3. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection)
Có 2 loại nhờ thu: nhờ thu hối phiếu trơn và nhờ
thu hối phiếu kèm chứng từ. Sự khác nhau giữa
hai loại này là khác nhau về cách gửi bộ chứng
từ.
3.3.3. Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean collection)
a/ Khái niệm:
• “Nhờ thu hối phiếu trơn là phương thức thanh
toán trong đó người xuất khẩu sau khi giao hàng
cho người nhập khẩu, ký phát tờ hối phiếu đòi
tiền người nhập khẩu và nhờ ngân hàng thu hộ
số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó, nhưng không
kèm theo điều kiện gì cả”.
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 45
3.3.3. Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean collection)
b/ Quy trình nghiệp vụ:
hàng hàngNgười bán Người
chuyên chở
Người mua
Sau khi giao hàng, người bán gửi BCT trực tiếp cho người
mua thông qua dịch vụ phát chuyển nhanh
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 46
3.3.3. Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean collection)
Ngân hàng bên XK Ngân hàng bên NK
Người xuất khẩu Người nhập khẩu
(1)
(2)
(6)
(7) (5)
Hợp đồng ngoại thương
(3)
(4)
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 47
Trình tự các bước:
1. Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu,
đồng thời lập bộ chứng từ hàng hóa gửi thẳng cho
người nhập khẩu để nhận hàng.
2. Trên cơ sở giao hàng và chứng từ hàng hóa gửi
người nhập khẩu, người xuất khẩu viết đơn yêu cầu
nhờ thu (Application for Collection) và ký phát hối
phiếu, gửi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ
tiền từ nhà nhập khẩu.
3. Ngân hàng phục vụ người bán lập và gửi lệnh nhờ thu
(collection order/collection instruction) cùng chứng từ
tài chính tới ngân hàng đại lý để thu tiền từ nhà nhập
khẩu.
4. Ngân hàng đại lý xuất trình hối phiếu yêu cầu nhà
nhập khẩu trả tiền (nếu là hối phiếu trả tiền ngay) hoặc
chấp nhận trả tiền (nếu là hối phiếu trả chậm)
3.3.3. Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean collection)
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 48
Trình tự các bước (tt):
5. Nhà nhập khẩu trả tiền ngay, hoặc chấp
nhận trả tiền.
6. Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được,
hoặc hối phiếu kỳ hạn đã được người
nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán cho
ngân hàng của nhà xuất khẩu.
7. Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu,
hoặc hối phiếu kỳ hạn đã được ký chấp
nhận cho nhà xuất khẩu.
3.3.3. Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean collection)
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 9
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 49
• Phương thức này có nhược điểm là không
đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu
• Trường hợp áp dụng phương thức này:
– Người xuất khẩu hoàn toàn tín nhiệm người nhập
khẩu hoặc 2 bên cùng trong nội bộ công ty với
nhau.
– Dùng để thanh toán những lô hàng có giá trị xuất
khẩu nhỏ, thăm dò thị trường, hàng hóa ứ đọng khó
tiêu thụ hay thanh toán cước phí vận tải, bảo hiểm,
hoa hồng, lợi tức
– Hiện nay phương thức này không còn được sử
dụng nữa trong thanh toán hợp đồng ngoại thương.
3.3.3. Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean collection)
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 50
a/ Khái niệm
• “Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ là phương
thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi
đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng tiến hành
ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ
tiền ở người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào
hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ
hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện nếu
người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận
trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ
cho người nhập khẩu nhận hàng hóa”.
3.3.4. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ
(Documentary collection)
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 51
Theo URC 522, “nhờ thu kèm chứng từ” có
nghĩa là nhờ thu:
i. Chứng từ tài chính có kèm theo chứng từ
thương mại hoặc
ii. Chứng từ thương mại không kèm theo chứng
từ tài chính
3.3.4. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ
(Documentary collection)
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 52
3.3.4. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ
Ngân hàng bên XK Ngân hàng bên NK
Người xuất khẩu Người nhập khẩu
(1)
(2)
(7)
(8) (5)
Hợp đồng ngoại thương
(3)
(4) (6)
b/ Quy trình nghiệp vụ
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 53
Trình tự các bước như sau:
1. Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, người
xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu nhưng
không giao bộ chứng từ hàng hóa.
2. Trên cơ sở giao hàng, người xuất khẩu viết đơn yêu
cầu nhờ thu (Application for Collection) và ký phát hối
phiếu đòi tiền người nhập khẩu kèm theo bộ chứng từ
hàng hóa gởi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu
hộ.
3. Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu (collection order)
và gửi cùng bộ chứng từ tới ngân hàng thu hộ.
4. Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình
hối phiếu cho nhà nhập khẩu.
3.3.4. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 54
Trình tự các bước như sau:
5. Nhà nhập khẩu trả tiền (nếu là hối phiếu trả
ngay) hoặc chấp nhận hối phiếu (nếu là hối
phiếu trả chậm).
6. Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương
mại cho nhà nhập khẩu.
7. Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc
hối phiếu chấp nhận cho ngân hàng nhờ thu.
8. Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc
hối phiếu chấp nhận cho nhà xuất khẩu.
3.3.4. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 10
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 55
• So với phương thức nhờ thu phiếu trơn,
phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo
quyền lợi của người xuất khẩu hơn, vì ngân
hàng đã thay mặt người xuất khẩu khống chế
chứng từ. Tuy vậy, phương thức này vẫn còn
những bất lợi cho người xuất khẩu như:
– Người nhập khẩu có thể từ chối không nhận chứng
từ vì lý do nào đó như giá hàng đã hạ xuống chẳng
hạn. Tuy quyền sở hữu về hàng hóa vẫn thuộc về
người xuất khẩu, song hàng đã gửi đi rồi, việc giải
quyết tiêu thụ sẽ khó khăn.
– Tốc độ thanh toán vẫn chậm, nên vốn của người
xuất khẩu bị ứ đọng, rủi ro cho bên xuất khẩu vẫn
lớn.
3.3.4. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 56
• Lưu ý:
– Về mặt lý thuyết thì chỉ có 2 loại nhờ thu
kèm chứng từ, đó là:
• D/P (Documents against Payment) và
• D/A (Documents against Acceptance).
– Nhưng trên thực tế còn có D/OT – D/OTC:
là nhờ thu kèm chứng từ mà không phải là
D/P hay D/A. D/OT – D/OTC (Documents
with Other Terms and Conditions).
3.3.4. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 57
Ví dụ 1: một hợp đồng ngoại thương trị giá
100.000 USD, qui định phương thức thanh
toán là nhờ thu kèm chứng từ, trong đó trả
ngay 40%, trả sau 1 tháng kể từ ngày ký chấp
nhận hối phiếu: 60%.
3.3.4. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 58
Ví dụ 2: một hợp đồng ngoại thương trị giá
500.000 USD, qui định phương thức thanh
toán là nhờ thu kèm chứng từ, trả sau 2 tháng
kể từ ngày người mua ký chấp nhận hối phiếu,
đồng thời ngoài việc ký chấp nhận người mua
cần phải xuất trình thêm 1 thư bảo lãnh của
ngân hàng.
3.3.4. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 59
• Lưu ý:
– Trong trường hợp D/P thì trên thực tế có thể
không cần lập hối phiếu vì đây là hình thức
trả ngay.
– Còn D/A thì phải có hối phiếu, người mua
mới có thể ký chấp nhận được.
3.3.4. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 60
b/ Nhược điểm
– Rủi ro của người mua
• Người mua có thể bị gặp BCT giả vì BCT giả này quá
giống BCT thật. Trường hợp này ngân hàng được miễn
trách vì không thuộc trách nhiệm của họ, lúc này người
mua chịu thiệt hại.
• Người mua có thể nhận được hàng không phù hợp với
hợp đồng. Để khắc phục nhược điểm này, người mua có
thể chỉ thị công ty giám định uy tín giám định hàng.
– Rủi ro của người bán: người mua từ chối nhận
hàng do hàng đã giảm giá, hàng hết sốt, người mua
mất khách hàng mua lô hàng này. Trong trường
hợp này hàng đã gửi đi lênh đênh trên biển hoặc là
hàng đã nằm tại nước người mua. Việc giải quyết
sẽ rất khó khăn.
3.3.5. Nhận xét (nhận xét D/P)
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 11
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 61
• Trong trường hợp đơn vị chúng ta là tổ chức xuất
khẩu thì chỉ nên áp dụng phương thức nhờ thu kèm
chứng từ với điều kiện trả tiền đổi chứng từ (D/P –
Documents against Payment)
• Khi lập hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu thì cần lưu
ý, người nhập khẩu là người trả tiền chứ không phải là
ngân hàng. Vì vậy, ở hối phiếu đòi tiền người nhập
khẩu, sau chữ “To:” là ghi tên người nhập khẩu với
đầy đủ chi tiết tên, địa chỉ
• Chi phí nhờ thu trả cho ngân hàng bên nào chịu thì
phải được thỏa thuận trước. Nếu thu không được thì
bên xuất khẩu phải thanh toán phí cho cả hai ngân
hàng.
3.3.6. Những điểm cần chú ý khi áp dụng
phương thức nhờ thu
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 63
3.4.1. Khái niệm
• CAD là một phương thức thanh toán mà đại
diện của nhà NK đến NH dịch vụ ở nước XK
để ký bản ghi nhớ (memorandum) với NH và
ký quỹ 100% trị giá của hợp đồng tại NH để
thanh toán số tiền này cho nhà XK nếu người
XK thực hiện xong nghĩa vụ giao hàng của
mình.
3.4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền
(Cash Against Documents – CAD/ Cash on
Delivery - COD)
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 64
3.4.2. Quy trình nghiệp vụ
3.4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền
(5)
Ngân hàng dịch vụ
XK (NH CAD)
Đại diện nhà NK
ở nước XK
Nhà XK
(1) (2)
(3)
(4)
(6)
(7)
Nhà NK
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 65
3.4.2. Quy trình nghiệp vụ
3.4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền
(5)
Citi Bank HCMC
Đại diện nhà NK
ở Tp.HCM
Nhà XK ở
Tp.HCM
(1) (2)
(3)
(4)
(6)
(7)
Nhà NK ở Mỹ
Trình tự các bước như sau:
• Bước 1: Đại diện người NK ở nước người XK ký bản
ghi nhớ (memorandum) với ngân hàng bên XK và ký
quỹ (pledged amount) 100% trị giá HĐ tại NH. Số tiền
này sẽ được NH bỏ vào 1 tài khoản gọi là tài khoản tín
thác (Trust account). NH sẽ phong tỏa tài khoản này
sau khi tài khoản này được mở ra. Một tài khoản chỉ
được sử dụng cho 1 HĐ. Bản ghi nhớ sẽ gồm các nội
dung:
– Phương thức thanh toán: CAD
– Nhà nhập khẩu cam kết ký quỹ đủ 100% trị giá của thương vụ
– Qui định người XK phải xuất trình những chứng từ gì
– Thời hạn thanh toán
– Phí ngân hàng do ai trả (thường nhà XK trả khoản phí này)
• Bước 2: NH thông báo cho nhà XK biết về việc người
mua đã ký quỹ
3.4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 12
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 67
Trình tự các bước như sau:
• Bước 3: Nhà XK giao hàng (thường nhà XK giao hàng
dưới sự giám sát của đại diện người mua, nhà XK
không được tùy tiện giao hàng). Phương thức này
được áp dụng khi người mua có văn phòng đại diện
tại nước người bán.
• Bước 4: Đại diện người mua sẽ cấp thư xác nhận đã
giao hàng (confirmation letter) cho người bán
• Bước 5: Người bán lập BCT, gửi BCT và thư xác nhận
đã giao hàng đến NH
• Bước 6: NH kiểm tra BCT và thư xác nhận, đối chiếu
với bản ghi nhớ. Nếu đúng thì thanh toán tiền cho
người bán.
• Bước 7: Ngân hàng gửi BCT cho đại diện người mua
3.4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 68
3.4.3. Nhận xét
a/ Ưu điểm
– Phương thức này có tốc độ thanh toán rất nhanh, đây
là phương thức có tốc độ thanh toán nhanh nhất hiện
nay (trong vòng 3 ngày sau khi gửi BCT người bán sẽ
nhận được tiền).
– Phương thức này an toàn cho cả người bán lẫn người
mua
• Người bán không sợ rủi ro: không sợ người mua không trả tiền,
không sợ người mua trả tiền trễ, không sợ trả tiền thiếu.
• Người mua: không sợ chứng từ giả, người mua khá an tâm về
hàng hóa vì đã có đại diện của người mua giám sát về số
lượng và chất lượng (không an toàn tuyệt đối vì có thể giám sát
không hết).
3.4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 69
3.4.3. Nhận xét
b/ Nhược điểm
– CAD không đắt như L/C nhưng cũng không rẻ
như T/T
– Không có lợi cho nhà NK
– Rủi ro cho người mua: hàng hóa không phù
hợp với HĐ vì giám sát chỉ mang tính tương
đối. Để khắc phục thì người mua cần dựa vào
sự giám sát của các tổ chức chuyên nghiệp.
Người mua có thể thuê các công ty giám định
có uy tín: SGS, Vinacontrol, và quy định có
chứng thư giám định trong hợp đồng.
3.4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 71
Đây là phương thức thanh toán:
• An toàn nhất hiện nay
• Khó nhất
• Phí đắt nhất
• Nhiều người sử dụng nhất
3.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ (Documentary credit)
72
3.5.1. Nguồn pháp lý điều chỉnh
Về mặt pháp lý, hiện tại nội dung phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện
theo:
¾ (1) Bản “Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng
chứng từ” (Uniform Customs and Practice for
Documentary Credit) do Phòng Thương mại Quốc tế
(ICC – International Chamber of Commerce) ban hành
ngày 25/10/2006, gọi tắt là UCP 600 có giá trị hiệu lực
từ 1/7/2007. UCP 600 gồm 39 điều khoản. (Ấn bản đầu
tiên của UCP ra đời năm 1933, kể từ đó đến nay UCP
đã qua 6 lần sửa đổi vào các năm 1951, 1962, 1974,
1983, 1993, 2007). Lưu ý:
• UCP 600, Revision 2007 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2007.
• UCP ra đời sau không phủ định UCP trước đó.
3.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 13
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 73
3.5.1. Nguồn pháp lý điều chỉnh
Về mặt pháp lý, hiện tại nội dung phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ được
thực hiện theo:
¾ (2) ISBP Publication No.745 2013 –
International Standard Banking Practice for the
Examination of Documents under UCP 600:
Tập quán Ngân hàng Tiêu chuẩn Quốc tế để
kiểm tra chứng từ theo UCP600. ISBP No.745
2013 ICC.
3.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 74
3.5.1. Nguồn pháp lý điều chỉnh
Về mặt pháp lý, hiện tại nội dung phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ được
thực hiện theo:
¾ (3) eUCP: Bản phụ trương UCP về xuất trình
chứng từ điện tử (Supplement to the Uniform
Customs and Practice for Documentary Credits
for Electronic Presentation)
¾ (4) URR No 725: Quy tắc thống nhất về hoàn
trả liên ngân hàng theo L/C (Uniform Rules for
bank to bank Reimbursements under
Documentary Credits)
3.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 75
3.5.1. Nguồn pháp lý điều chỉnh
• UCP 600 nhấn mạnh đến việc thanh toán
chỉ dựa vào chứng từ, chỉ áp dụng trong
thanh toán quốc tế không áp dụng trong
thanh toán nội địa.
3.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
3.5.1. Nguồn pháp lý điều chỉnh
Tính chất pháp lý của UCP:
– Đây là tập quán, nó không phải là luật
• Luật: ngăn cấm, cho phép
• Tập quán: nên, hoặc không nên
– UCP là tập quán quốc tế vì hiện nay có khoảng 180
nước áp dụng. Hầu như tất cả các quốc gia đều chấp
nhận và áp dụng nó.
– UCP mang tính tùy ý, có thể áp dụng hoặc không áp
dụng. Nếu áp dụng thì phải dẫn chiếu theo UCP 600,
tòa sẽ căn cứ vào UCP để phán xét, giải quyết tranh
chấp. Lưu ý: với L/C mở bằng điện SWIFT thì hiện nay
mặc nhiên áp dụng UCP 600 dù có dẫn chiếu hay không
dẫn chiếu.
– UCP 600 bao gồm 39 điều khoản
3.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 77
3.5.2. Khái niệm
• “Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán
trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của
khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất
định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối
phiếu do người này ký phát trong phạm vi số
tiền đó nếu người này xuất trình được bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với những qui
định nêu ra trong thư tín dụng”.
3.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 78
Diễn giải:
Thư tín dụng (L/C) là: một cam kết bằng văn
bản của
¾ Ngân hàng phát hành (Issuing bank) thực
hiện theo yêu cầu của
¾ Người mở L/C (Applicant) cam kết thanh
toán cho
¾ Người thụ hưởng (Beneficiary) khi nhận
được
¾ Bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và
điều khoản của tín dụng thư.
3.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 14
79
Các bên tham gia trong phương thức L/C:
• Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant for the credit)
• Ngân hàng mở thư tín dụng (Opening bank) hay Ngân
hàng phát hành (Issuing bank)
• Người hưởng lợi (Beneficiary)
• Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank)
Ngoài ra trong vài trường hợp đặc biệt còn có thể có các NH
khác tham gia trong phương thức này như:
• Ngân hàng xác nhận (Confirming bank)
• Ngân hàng thanh toán (Paying bank): có thể là ngân hàng
mở thư tín dụng hoặc có thể là ngân hàng khác được
ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán
trả tiền cho người xuất khẩu hay chiết khấu hối phiếu.
Trường hợp ngân hàng làm nhiệm vụ chiết khấu hối phiếu
thì gọi là Ngân hàng chiết khấu hay Ngân hàng thương
lượng (Negotiating bank).
3.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
30-Aug-14 80
3.5.3. Quy trình nghiệp vụ
3.5.3.1. Quy trình mở thư tín dụng
Quy trình mở thư tín dụng bắt đầu từ lúc đơn
vị nhập khẩu lập đơn yêu cầu phát hành thư
tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình và
kết thúc khi đơn vị xuất khẩu nhận được L/C
do ngân hàng thông báo chuyển đến.
3.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 81
Mối quan hệ giữa các bên được điều chỉnh
bởi các văn bản rất cụ thể:
??????
Ngân hàng
mở L/C
Nhà nhập
khẩu
Nhà xuất
khẩu???
30-Aug-14 82
3.5.3. Quy trình nghiệp vụ
3.5.3.1. Quy trình mở thư tín dụng
a/ Sơ đồ quy trình mở thư tín dụng
3.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
(3)(1)
Ngân hàng mở L/C Ngân hàng thông báo L/C
Người yêu cầu mở L/C (NK) Người hưởng lợi (XK)
(Hợp đồng ngoại thương hoặc hóa đơn chào hàng)
Đơn yêu
cầu mở L/C
(2)
L/C
L/C
3.5.3. Quy trình nghiệp vụ
3.5.3.1. Quy trình mở thư tín dụng
Các bước:
1. Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương hoặc hóa đơn
chào hàng (Proforma invoice), người nhập khẩu viết
đơn yêu cầu mở L/C gửi đến NH phục vụ mình để yêu
cầu NH mở 1 L/C cho người xuất khẩu hưởng.
2. Ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu
và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho
người xuất khẩu biết.
3. Khi nhận được thư tín dụng do ngân hàng mở L/C gởi
đến, ngân hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra tính
xác thực của thư tín dụng rồi thông báo cho người
xuất khẩu biết rằng L/C đã được mở (ngân hàng thông
báo sẽ chuyển bản chính L/C cho đơn vị xuất khẩu
dưới hình thức văn bản nguyên văn).
3.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 84
• Quy trình thanh toán L/C bắt đầu từ
bước 4 trở đi và có thể chia ra thành 2
trường hợp thanh toán ngay:
– Thanh toán tại ngân hàng mở L/C (issuing
bank)
– Thanh toán tại ngân hàng được chỉ định
(nominated bank) qui định trên thư tín dụng
3.5.3.2. Quy trình thanh toán thư tín dụng
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 15
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 85
3.5.3.2. Quy trình thanh toán thư tín dụng
Quy trình thanh
toán L/C
L/C trả ngay
(sight payment)
Chiết khấu
(negotiation)
Trả chậm
(usance)
Trả ngay tại ngân
hàng phát hành
Trả ngay tại ngân
hàng được chỉ định
Chiết khấu tự do
Chiết khấu hạn chế
Thanh toán bằng
chấp nhận hối phiếu
Cam kết thanh toán
khi đến hạn (không
cần có hối phiếu) 30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 86
Quy trình thanh toán L/C tại ngân hàng mở L/C (L/C có giá
trị tại NHPH – available with issuing bank)
(9) (3)(5)(8)(10)
(2)
(4)
(7)
(6)Ngân hàng mở L/C
(1)
Ngân hàng thông
báo L/C
Người nhập khẩu Người xuất khẩu
Các bước:
1. Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương hoặc hóa đơn chào hàng
(Proforma invoice), người nhập khẩu viết đơn yêu cầu mở L/C gửi
đến NH phục vụ mình để yêu cầu NH mở 1 L/C cho người xuất khẩu
hưởng.
2. Ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển L/C
sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết.
3. Khi nhận được thư tín dụng do ngân hàng mở L/C gởi đến, ngân
hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của thư tín
dụng rồi thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã được mở
(ngân hàng thông báo sẽ chuyển bản chính L/C cho đơn vị xuất khẩu
dưới hình thức văn bản nguyên văn).
4. Nhận được L/C do ngân hàng thông báo gởi đến, đơn vị xuất khẩu
tiến hành kiểm tra, dịch thuật và đối chiếu với hợp đồng ngoại
thương đã ký trước đó. Nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng, nếu
không đồng ý thì đề nghị tu chỉnh L/C. Đến khi nào nhận được tu
chỉnh L/C thì đơn vị xuất khẩu mới tiến hành giao hàng.
5. Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi
vào ngân hàng thông báo để yêu cầu thanh toán.
Quy trình thanh toán L/C tại ngân hàng mở L/C (L/C có giá
trị tại NHPH – available with issuing bank)
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 88
Các bước:
6. Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán
sang để ngân hàng mở L/C xem xét trả tiền.
7. Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy
phù hợp thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thông
báo để ghi có cho người thụ hưởng. Nếu không phù
hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng
từ cho người xuất khẩu.
8. Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người xuất
khẩu.
9. Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho
người nhập khẩu.
10. Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân
hàng mở L/C trao bộ chứng từ để người nhập khẩu có
thể nhận hàng.
Quy trình thanh toán L/C tại ngân hàng mở L/C (L/C có giá
trị tại NHPH – available with issuing bank)
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 89
Nhận xét:
• L/C có giá trị tại ngân hàng phát hành có hạn
chế rất lớn vì:
– ???
– ???
Quy trình thanh toán L/C tại ngân hàng mở L/C (L/C có giá
trị tại NHPH – available with issuing bank)
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 90
Lưu ý: Trình tự các bước từ bước 5 đến bước
8 có thể có sự khác biệt một chút so với sơ đồ
vì nó tùy thuộc vào cách thức đòi tiền.
¾ Cách 1: Người hưởng lợi đòi tiền ngân hàng
thông báo, cách này được thể hiện ở trường
41D trong L/C bằng câu “Available with
advising bank by payment”. Trong cách này,
ngân hàng thông báo được ngân hàng phát
hành ủy quyền thanh toán trực tiếp cho người
hưởng lợi L/C với điều kiện chứng từ xuất
trình phải phù hợp với các điều kiện và điều
khoản của L/C.
3.5.3.2. Quy trình thanh toán thư tín dụng
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 16
(3)(5)(6)
(2)
(4)
(7)Ngân hàng mở L/C
(Issuing bank)
Ngân hàng thông báo
L/C (Paying bank)
Người nhập khẩu Người xuất khẩu/ Người
hưởng lợi (Beneficiary)
• (2) Phát hành L/C quy định trả tiền tại Ngân hàng thông báo và ủy quyền trả tiền
cho Ngân hàng thông báo
• (3) Thông báo L/C
• (4) Giao hàng
• (5) Xuất trình chứng từ đòi tiền Ngân hàng thông báo
• (6) Ngân hàng thông báo kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì trả tiền cho
Người hưởng lợi
• (7) Ngân hàng thông báo xuất trình chứng từ đòi lại tiền Ngân hàng phát hành L/C 30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 92
¾ Cách 2: Người hưởng lợi đòi tiền ngân hàng
thứ 3, cách này được thể hiện ở trường 41D
trong L/C bằng câu: “Available with the Bank A
by payment”. Trong cách này, ngân hàng
thông báo được ủy quyền kiểm tra chứng từ,
nếu chứng từ phù hợp L/C, ngân hàng thông
báo xuất trình một hối phiếu đòi tiền ngân
hàng thứ 3, còn chứng từ và một hối phiếu
khác gửi thẳng cho ngân hàng phát hành.
Ghi chú: cách 1 và cách 2 được gọi là thanh
toán tại ngân hàng được chỉ định trên L/C
3.5.3.2. Quy trình thanh toán thư tín dụng
(7)
(7) (6)
UQTT
(6)
(5) (3)
Ngân hàng phát hành
(Issuing Bank)
Ngân hàng A
(Paying Bank)
Ngân hàng thông báo
(Examining Bank)
Người hưởng lợi
(Beneficiary)
(2)
(4)
• (2) Phát hành L/C và ủy quyền thanh toán cho Ngân hàng A
• (3) Thông báo L/C
• (4) Giao hàng
• (5) Xuất trình chứng từ
• (6) Ngân hàng thông báo kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì xuất trình hối
phiếu đòi tiên Ngân hàng A và xuất trình chứng từ cho Ngân hàng phát hành
• (7) Ngân hàng A kiểm tra hối phiếu phù hợp với ủy quyền trả tiền thì tiến hành trả
tiền cho Người hưởng lợi hối phiếu 30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 94
¾ Cách 3: Người hưởng lợi yêu cầu ngân hàng
chiết khấu hối phiếu. Trong nội dung L/C, ở
trường 41D, cách này được ghi như sau:
“Available with advising bank by negotiation”
hoặc “Available with any bank by negotiation”.
3.5.3.2. Quy trình thanh toán thư tín dụng
(6)
(7)
(5) (3)
Ngân hàng phát hành
(Issuing Bank)
Ngân hàng thông báo
(Negotiating Bank)
Người hưởng lợi
(Beneficiary)
(2)
(4)
• (2) Phát hành L/C chiết khấu tự do
• (3) Thông báo L/C
• (4) Giao hàng
• (5) Xuất trình chứng từ yêu cầu chiết khấu
• (6) Ngân hàng chiết khấu kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì chiết khấu
trả tiền ngay cho Người hưởng lợi
• (7) Ngân hàng chiết khấu xuất trình chứng từ đòi tiền Ngân hàng phát hành
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 96
¾ Cách 4: Người hưởng lợi đòi tiền bằng điện.
Trong nội dung L/C, ở trường 41D, cách đòi
tiền này được ghi như sau: “Available with the
issuing bank by T.T.R – Telegraphic Transfer
Reimbursement”. Trong cách này, ngân hàng
thông báo kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ
phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C,
thì điện đòi tiền ngân hàng phát hành L/C cùng
với việc chuyển chứng từ cho ngân hàng này.
Nhận được điện đòi tiền, ngân hàng phát hành
trả tiền ngay cho ngân hàng thông báo.
3.5.3.2. Quy trình thanh toán thư tín dụng
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 17
(7)(8)
(6)
(5) (3)
Ngân hàng phát hành
(Issuing Bank)
Ngân hàng thông báo
(Examining Bank)
Người hưởng lợi
(Beneficiary)
(2)
(4)
• (2) Phát hành L/C T.T.R
• (3) Thông báo L/C
• (4) Giao hàng
• (5) Xuất trình chứng từ
• (6) Ngân hàng thông báo kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì điện đòi tiền
Ngân hàng phát hành L/C cùng với việc chuyển chứng từ cho ngân hàng này
• (7) Nhận được điện đòi tiền, Ngân hàng phát hành trả tiền ngay
• (8) Ngân hàng thông báo chuyển tiền cho Người hưởng lợi
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 98
¾ Cách 5: Người hưởng lợi xuất trình
chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành
(L/C có giá trị tại NHPH – available with
issuing bank). Trong L/C, ở trường 41D,
cách này được ghi như sau: “Available
with the issuing bank by
payment/acceptance”.
3.5.3.2. Quy trình thanh toán thư tín dụng
(7)(8)
(6)
(5) (3)
Ngân hàng phát hành
(Issuing Bank)
Ngân hàng thông báo
(Advising Bank)
Người hưởng lợi
(Beneficiary)
(2)
(4)
• (2) Phát hành L/C
• (3) Thông báo L/C
• (4) Giao hàng
• (5) Xuất trình chứng từ gửi đến Ngân hàng thông báo để đòi tiền Ngân hàng phát
hành
• (6) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ sang cho Ngân hàng phát hành
• (7) Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp L/C thì trả tiền
ngay, hoặc chấp nhận thanh toán
• (8) Ngân hàng thông báo chuyển tiền cho Người hưởng lợi hoặc thông báo cho
người hưởng lợi là L/C được chấp nhận thanh toán 30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 100
3.5.4.1. Tính chất của L/C
• L/C được lập trên cơ sở hợp đồng ngoại
thương. (???)
• L/C độc lập với hợp đồng
3.5.4. Thư tín dụng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 101
3.5.4.2. Nội dung của L/C
1. Số hiệu L/C (DC number)
• Số hiệu của L/C: được thể hiện ở trường 20
trong L/C.
• Trường 20: Documentary credit number
• Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của
nó nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao
đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực
hiện L/C. Số hiệu của L/C còn được dùng để
ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ
chứng từ thanh toán L/C .
3.5.4. Thư tín dụng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 102
3.5.4.2. Nội dung của L/C (tt)
2. Địa điểm mở L/C
• Là nơi NHPH L/C viết cam kết trả tiền
cho người hưởng lợi.
3. Ngày mở L/C (Date of issue)
• Là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết
của NHPH đối với người thụ hưởng.
• Ngày mở L/C được thể hiện ở trường
31C trong L/C
• Trường 31C Date of issue:
3.5.4. Thư tín dụng
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 18
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 103
3.5.4.2. Nội dung của L/C (tt)
4. Địa điểm và ngày hết hạn hiệu lực L/C
(Date and place of expiry): when and
where documents must be presented
• Trường 31D: Date and place of expiry:
• Địa điểm hết hạn hiệu lực L/C có thể tại
nước người bán, tại nước người mua
hay tại nước thứ ba (thông thường là hết
hạn tại nước người bán).
• Thời hạn hiệu lực của L/C: ???
3.5.4. Thư tín dụng
3.5.4.2. Nội dung của L/C (tt)
5. Loại thư tín dụng (Form of DC)
• Trường 40A: Form of documentary credit:
6. Tên, địa chỉ của những người liên quan đến
L/C
Người yêu cầu mở L/C (Applicant). Trường 50:
Applicant:
Người hưởng lợi L/C (Beneficiary). Trường 59:
Beneficiary – Name & address:
Ngân hàng mở L/C (Opening bank hay issuing
bank): thể hiện trên phần đầu của L/C
Ngân hàng thông báo L/C (Advising bank): thể hiện
trên phần đầu của L/C
3.5.4. Thư tín dụng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 105
3.5.4.2. Nội dung của L/C (tt)
7. Số tiền của thư tín dụng
• Trường 32B: Currency code, amount:
Số tiền của thư tín dụng vừa ghi bằng số
vừa ghi bằng chữ và phải khớp với nhau.
• Trường 39A: Percentage Credit
Amount Tolerance:
Thể hiện dung sai liên quan đến trị giá
của L/C bằng tỷ lệ % +/-
3.5.4. Thư tín dụng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 106
3.5.4.2. Nội dung của L/C (tt)
• Trường 41D: Available with by
Thể hiện ngân hàng mà tại đó L/C có giá
trị (địa điểm xuất trình).
• Trường 40E: Applicable Rules:
Thể hiện quy tắc áp dụng điều chỉnh giao
dịch L/C. Ví dụ: UCP Latest Version
• Trường 42A: Drawee:
Thể hiện người trả tiền hối phiếu.
3.5.4. Thư tín dụng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 107
3.5.4.2. Nội dung của L/C (tt)
8. Thời hạn xuất trình chứng từ
• Trường 48: Period for presentation
• Chứng từ phải được xuất trình chậm
nhất là ngày cuối của thời gian xuất trình
chứng từ hoặc ngày hết hạn của thời
gian hiệu lực L/C. (điều 14 UCP 600)
• EX: DOCUMENTS TO BE PRESENTED
WITHIN 21 DAYS AFTER DATE OF
SHIPMENT BUT NOT LATER THAN
THE VALIDITY OF THE CREDIT.
3.5.4. Thư tín dụng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 108
3.5.4.2. Nội dung của L/C (tt)
9. Thời hạn trả tiền của L/C (Date of payment)
• Trường 42C: Draft at
Thể hiện thời hạn của hối phiếu theo L/C
10. Thời hạn giao hàng (Date of shipment)
• Trường 44C: Latest date of shipment
11. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng
hóa
• Trường 43P: Partial shipment
• Trường 43T: Transhipment
• Trường 44E: Port of loading
• Trường 44F: Port of discharge
3.5.4. Thư tín dụng
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 19
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 109
3.5.4.2. Nội dung của L/C (tt)
12. Điều khoản về hàng hóa (Description
of Goods/ Services)
• Trường 45A: Description of Goods
and/or Services
• Bao gồm tên hàng, số lượng, trọng
lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao
bì, ký hiệu
13. Các chứng từ mà người xuất khẩu
phải xuất trình
• Trường 46A: Documents required
3.5.4. Thư tín dụng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 110
3.5.4.2. Nội dung của L/C (tt)
14. Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở thư
tín dụng
15. Những điều kiện khác (Additional
Conditions)
• Trường 47A: Additional Conditions: như phí
ngân hàng được tính cho bên nào, hướng dẫn
đối với ngân hàng chiết khấu, dẫn chiếu số
UCP áp dụng
16. Chữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng
• Nếu gởi bằng telex, swift thì không có chữ ký,
khi đó căn cứ vào mã khóa (testkey) của L/C.
3.5.4. Thư tín dụng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 111
a/ Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C)
b/ Thư tín dụng không thể hủy bỏ (Irrevocable L/C)
c/ Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận
(Confirmed Irrevocable L/C)
d/ Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi
(Irrevocable Without Recourse L/C)
e/ Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
f/ Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
3.5.5. Các loại thư tín dụng
Hồ Văn Dũng 112
g/ Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
h/ Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal Letter of Credit)
hay còn gọi là thư tín dụng dùng cho mua bán đối
lưu (L/C for a Counter Trade – Transaction)
i/ Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred
payment Letter of Credit) hay còn gọi là thư tín
dụng thanh toán chậm
j/ Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause Letter
of Credit)
k/ Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)
l/ Thư tín dụng có điều khoản cho phép hoàn trả
bằng điện (TTR – Telegraphic Transfer
Reimbursement)
3.5.5. Các loại thư tín dụng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 113
a/ Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C)
Là loại L/C mà ngân hàng mở L/C và người nhập
khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ
lúc nào mà không cần báo trước cho người
hưởng lợi L/C. Loại L/C có thể hủy bỏ này trong
thanh toán quốc tế ít được sử dụng, bởi vì L/C có
thể hủy bỏ thực chất chỉ là lời hứa trả tiền chứ
không phải là sự cam kết trả tiền chắc chắn.
3.5.5. Các loại thư tín dụng
b/ Thư tín dụng không thể hủy bỏ (Irrevocable L/C)
• Là loại L/C sau khi được mở ra thì ngân hàng mở L/C và
người nhập khẩu không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy
bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa
thuận khác của nhà xuất khẩu và các bên tham gia L/C.
• Loại L/C không thể hủy bỏ bảo đảm quyền lợi cho bên
xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến trong
thanh toán quốc tế.
• Trước đây, L/C không ghi chữ “IRREVOCABLE” thì
đương nhiên coi nó là có thể hủy bỏ được, tức là ngân
hàng mở L/C muốn hủy bỏ, bổ sung hoặc sửa đổi lúc nào
cũng được, không cần phải có sự đồng ý của các bên
(UCP 400).
• Còn giờ đây theo Điều 3 UCP 600 – ICC 2007 thì: Một tín
dụng thư là không thể hủy bỏ ngay cả khi không có quy
định về việc đó.
3.5.5. Các loại thư tín dụng
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 20
c/ Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận (Confirmed
Irrevocable L/C)
• Là loại L/C không thể hủy bỏ, được một ngân hàng khác uy tín hơn
đứng ra bảo đảm việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân
hàng mở L/C. Điều đó có nghĩa là ngân hàng xác nhận (Confirming
bank) chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người xuất khẩu nếu như
ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được (trường hợp ngân
hàng mở L/C bị phá sản, mất khả năng chi trả).
• Nguyên nhân có loại L/C này là do tổ chức xuất khẩu không hoàn
toàn tin tưởng vào ngân hàng mở L/C và giá trị L/C tương đối lớn.
Trong L/C này trách nhiệm ngân hàng xác nhận nặng hơn ngân hàng
mở L/C, do đó để bảo đảm, có khi ngân hàng xác nhận yêu cầu ngân
hàng mở L/C phải ký quỹ trước (có trường hợp phải ký quỹ 100% trị
giá L/C) và phải trả tiền thủ tục phí cho ngân hàng xác nhận thường
rất cao.
• Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu,
nên thư tín dụng loại này là loại đảm bảo nhất cho quyền lợi của
người xuất khẩu.
3.5.5. Các loại thư tín dụng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 116
d/ Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi
(Irrevocable Without Recourse L/C)
• Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định
ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho tổ
chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại
tiền với bất cứ trường hợp nào. Khi sử dụng loại
L/C này tổ chức xuất khẩu khi ký phát hối phiếu
phải ghi câu “không được truy đòi lại tiền người
ký phát” (Without recourse to drawer) và trong
L/C cũng phải ghi như vậy.
• Loại L/C không thể hủy bỏ, miễn truy đòi cũng
được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế.
3.5.5. Các loại thư tín dụng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 117
e/ Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C):
• Là loại L/C không thể hủy bỏ, trong đó qui
định rằng khi L/C sử dụng hết trị giá hoặc
sau khi hết hạn hiệu lực của L/C thì nó lại
tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy L/C
tuần hoàn đến khi nào hoàn tất tổng giá trị
hợp đồng.
3.5.5. Các loại thư tín dụng
e/ Thư tín dụng tuần hoàn (tt):
• Ví dụ: Hợp đồng bán 40.000 MT (metric tons) gạo trắng
hạt dài VN vụ mùa 2012, 5% tấm với đơn giá 450 USD/
MT FOB Ho Chi Minh City Port, Incoterms 2010. Tổng trị
giá HĐ là 18 triệu USD, giao hàng 4 chuyến. Mỗi chuyến
giao 10.000 MT cách nhau 2 tháng. Nhà NK nước ngoài
có các cách mở L/C như sau:
• Cách 1: Nếu mở 1 L/C thực hiện HĐ này thì L/C này trị giá
18 triệu USD và thời hạn hiệu lực tối thiểu là 8 tháng.
• Cách 2: Mở L/C cho mỗi chuyến giao hàng (4 L/C). Cách
này cũng không tối ưu vì mỗi lần mở phải kiểm tra, do đó
rất bất tiện.
• Cách 3: Mở 1 L/C tuần hoàn (trị giá 4,5 triệu USD với thời
hạn hiệu lực ngắn, sau khi sử dụng xong phục hồi lại giá
trị như cũ). Đây là cách tiện lợi nhất hiện nay.
3.5.5. Các loại thư tín dụng
e/ Thư tín dụng tuần hoàn (tt):
• Loại L/C tuần hoàn này được áp dụng trong trường hợp hai
bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối
tượng thanh toán không thay đổi. Khi áp dụng L/C tuần hoàn,
tổ chức nhập khẩu có lợi là không bị đọng vốn và giảm được
chi phí mở L/C nhiều lần, tổ chức xuất khẩu có thuận lợi là giao
hàng xong có thể nhận được tiền ngay trong cùng một L/C.
• Nếu xét theo khả năng tích lũy, L/C tuần hoàn được chia làm 2
loại:
– Loại L/C tuần hoàn có tích lũy
– Loại L/C tuần hoàn không tích lũy
• Nếu xét theo cách tuần hoàn, thì L/C tuần hoàn có thể chia
thành 3 cách tuần hoàn:
– L/C tuần hoàn tự động
– L/C tuần hoàn không tự động
– L/C tuần hoàn bán tự động
3.5.5. Các loại thư tín dụng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 120
f/ Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
• Là thư tín dụng trong đó qui định quyền được
chuyển nhượng một phần hay toàn bộ trị giá L/C
cho một hay nhiều người khác theo lệnh của
người hưởng lợi thứ nhất. Tuy nhiên việc chuyển
nhượng chỉ được phép tiến hành một lần. Chi phí
chuyển nhượng thường là do người hưởng lợi
đầu tiên chịu.
• Chuyển nhượng L/C có thể chuyển nhượng toàn
bộ L/C hoặc cũng có thể chuyển nhượng một
phần. Trên L/C phải có chữ Transferable thì L/C
mới có thể chuyển nhượng được (trường 40A
Form of DC: IRREVOCABLE TRANSFERABLE).
3.5.5. Các loại thư tín dụng
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 21
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 121
f/ Thư tín dụng chuyển nhượng (tt)
• Để thực hiện việc chuyển nhượng L/C thì người
hưởng lợi thứ nhất phải ra lệnh cho ngân hàng
chuyển nhượng L/C bằng “ĐƠN YÊU CẦU
CHUYỂN NHƯỢNG THƯ TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ”.
• Có 2 hình thức chuyển nhượng L/C:
– Chuyển nhượng L/C tại nước người hưởng lợi
– Chuyển nhượng L/C qua nước thứ ba
• Ví dụ: Một hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang Nam Phi thông qua người mua bán trung
gian ở Hồng Kông.
3.5.5. Các loại thư tín dụng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 122
Sơ đồ cách mở L/C chuyển nhượng:
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 123
1. Ký hợp đồng ngoại thương (gồm 1a và 1b)
2. Yêu cầu mở L/C chuyển nhượng
3. L/C chuyển nhượng (L/C gốc – Primary L/C
hay Master L/C) được mở
4. Thông báo L/C gốc cho người hưởng lợi thứ
nhất
5. Gửi đơn yêu cầu chuyển nhượng L/C (lệnh
chuyển nhượng)
6. Chuyển nhượng L/C
7. Thông báo L/C cho người hưởng lợi thứ hai
Sơ đồ cách mở L/C chuyển nhượng:
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 124
Sơ đồ hoạt động của L/C chuyển nhượng
1. Giao hàng
2. Người hưởng lợi thứ hai xuất trình chứng từ
3. Chuyển chứng từ đến ngân hàng trung gian
4. Thông báo chứng từ cho người hưởng lợi 1
5. Người hưởng lợi 1 sẽ thay lại chứng từ (đổi B/E và
invoice) rồi xuất trình chứng từ cho ngân hàng trung
gian
6. Chuyển chứng từ đến ngân hàng mở L/C
7. Yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán để được nhận
chứng từ
8. Nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán
9. Chuyển tiền về ngân hàng trung gian
10. Chuyển tiền chênh lệch cho người hưởng lợi thứ nhất
11. Chuyển tiền cho ngân hàng thông báo ở Việt Nam
12. Chuyển tiền cho người hưởng lợi thứ 2
Sơ đồ hoạt động của L/C chuyển nhượng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 126
¾ Một số lưu ý:
• L/C chuyển nhượng thường được sử dụng
trong trường hợp mua bán qua trung gian.
• L/C chuyển nhượng, người xuất khẩu chỉ nhận
được tiền sau khi người trung gian đã nhận
được tiền. Như vậy sử dụng L/C chuyển
nhượng thì nhà XK sẽ bất lợi.
Sơ đồ hoạt động của L/C chuyển nhượng
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 22
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 127
g/ Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
• Là loại L/C được mở dựa vào một L/C khác,
nghĩa là sau khi nhận được L/C do người nhập
khẩu mở cho mình, người xuất khẩu có thể sử
dụng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho
người thụ hưởng khác với nội dung tương tự như
nội dung L/C ban đầu. L/C trước gọi là L/C gốc,
L/C sau gọi là L/C giáp lưng.
• Ví dụ: Một hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang Nam Phi thông qua người mua bán trung
gian ở Hồng Kông.
3.5.5. Các loại thư tín dụng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 128
Sơ đồ cách mở L/C giáp lưng (back to back L/C):
1. Ký hợp đồng ngoại thương (gồm 1a và 1b)
2. Người mua yêu cầu mở L/C (L/C gốc –
Primary L/C hay Master L/C)
3. L/C gốc được mở
4. Thông báo L/C gốc cho người hưởng lợi thứ
nhất
5. Người trung gian làm đơn yêu cầu mở L/C
giáp lưng
6. L/C giáp lưng được mở
7. Thông báo L/C giáp lưng cho người hưởng lợi
thứ hai
Sơ đồ cách mở L/C giáp lưng (back to back L/C):
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 130
Sơ đồ hoạt động của L/C giáp lưng
1. Giao hàng
2. Người hưởng lợi thứ hai xuất trình chứng từ để thanh toán
3. Chuyển chứng từ đến ngân hàng trung gian
4. Nếu chứng từ hợp lệ với L/C giáp lưng thì chuyển tiền cho
NH thông báo ở VN
5. NH thông báo ở VN ghi có và báo có cho nhà XK
6. Chuyển chứng từ cho người hưởng lợi 1
7. Người hưởng lợi 1 sẽ thay lại chứng từ (đổi B/E và invoice)
rồi xuất trình chứng từ cho ngân hàng trung gian
8. Chuyển chứng từ đến ngân hàng mở L/C
9. Nếu BCT phù hợp với L/C gốc thì chuyển tiền cho ngân
hàng trung gian
10. Chuyển tiền chênh lệch cho người hưởng lợi thứ nhất
(người trung gian)
11. Yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán để được nhận chứng từ
12. Nhà nhập khẩu nhận chứng từ
Sơ đồ hoạt động của L/C giáp lưng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 132
L/C giáp lưng được sử dụng trong những
trường hợp sau:
– Khi L/C gốc được mở ra không có từ
chuyển nhượng.
– Dùng trong mua bán thông qua trung gian
khi mà người trung gian không muốn sử
dụng L/C chuyển nhượng vì họ không muốn
lộ bí mật khách hàng của họ.
Sơ đồ hoạt động của L/C giáp lưng
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 23
¾ Một số lưu ý:
– L/C giáp lưng được mở trên cơ sở 1 L/C khác chứ
không phải trên cơ sở của hợp đồng.
– Mặc dù được gọi là thư tín dụng giáp lưng nhưng
trong nội dung, thư tín dụng sẽ không thể hiện thuật
ngữ này.
– Ngân hàng phát hành thư tín dụng giáp lưng hoàn
toàn chịu trách nhiệm thanh toán BCT hợp lệ xuất
trình theo thư tín dụng của mình. Nghĩa là người
hưởng lợi thứ 2 (nhà xuất khẩu) sẽ nhận được tiền
liền sau khi họ xuất trình BCT hợp lệ mà không phải
chờ sau khi người trung gian nhận được tiền như
trong tín dụng thư chuyển nhượng. Như vậy, trong
nghiệp vụ thư tín dụng giáp lưng, cái lợi của nhà
xuất khẩu thực thụ chính là cái bất lợi của nhà trung
gian, ngược lại với thư tín dụng chuyển nhượng.
Sơ đồ hoạt động của L/C giáp lưng
h/ Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal Letter of Credit) hay còn
gọi là thư tín dụng dùng cho mua bán đối lưu (L/C for a
Counter Trade – Transaction)
• Là loại L/C không thể hủy bỏ, trong đó quy định nó chỉ có giá trị
hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó đã được mở ra. Điều đó
có nghĩa là tổ chức xuất khẩu khi nhận được L/C do tổ chức
nhập khẩu mở thì phải mở lại L/C tương ứng thì nó mới có giá
trị.
• Trong L/C ban đầu thường phải ghi: “L/C này chỉ có giá trị khi
người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng với nó để cho
người mở L/C này hưởng” và trong L/C đối ứng phải ghi câu:
“L/C này đối ứng với L/C số mở ngày qua ngân hàng ”.
• L/C đối ứng được sử dụng trong việc mua bán trên cơ sở hàng
đổi hàng (barter), ngoài ra không loại trừ khả năng dùng để
thanh toán trong phương thức gia công quốc tế.
• Nếu trong gia công, thì L/C để nhập thành phẩm sẽ là L/C trả
ngay (L/C available by sight payment), L/C nhập nguyên liệu là
L/C trả chậm (Available by acceptance).
3.5.5. Các loại thư tín dụng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 135
i/ Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred
payment Letter of Credit) hay còn gọi là thư tín
dụng thanh toán chậm
• Là loại L/C không thể hủy bỏ, trong đó ngân hàng
mở L/C hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với
người hưởng lợi sẽ thanh toán làm nhiều lần toàn
bộ số tiền của L/C trong những thời hạn hiệu lực
quy định rõ trong L/C sau khi nhận được chứng
từ và không cần có hối phiếu.
3.5.5. Các loại thư tín dụng
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 136
j/ Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause Letter of
Credit)
• Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt. Gọi là L/C có
điều khoản đỏ vì trước đây điều khoản đặc biệt này được
viết bằng mực đỏ bởi ngân hàng phát hành để tập trung
sự chú ý của người đọc vào điều khoản này. Ngày nay
người ta thay điều khoản in bằng mực đỏ bằng dòng chữ
in nghiêng và đậm.
• Thông thường trong điều khoản đặc biệt, người mở L/C
cho phép tổ chức xuất khẩu được quyền ứng trước một
khoản tiền nhất định để giúp tổ chức xuất khẩu có thêm
nguồn vốn mua hàng cho L/C đã mở trước khi giao hàng,
nên còn được gọi là thư tín dụng ứng trước (Advance
Letter of Credit).
3.5.5. Các loại thư tín dụng
137
k/ Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)
• Để đảm bảo quyền lợi cho nhà nhập khẩu trong
trường hợp nhà xuất khẩu không giao hàng theo
đúng hợp đồng, nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất
khẩu mở một thư tín dụng dự phòng trong đó qui
định rằng nếu nhà xuất khẩu không thực hiện
hợp đồng, ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng
sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho nhà nhập
khẩu.
• Lưu ý:
– L/C dự phòng do ngân hàng của nhà xuất khẩu mở
– L/C dự phòng gần giống với hình thức bảo lãnh của
ngân hàng, chỉ khác luật áp dụng.
3.5.5. Các loại thư tín dụng
Hồ Văn Dũng 138
l/ Thư tín dụng có điều khoản cho phép hoàn trả
bằng điện (TTR – Telegraphic Transfer
Reimbursement)
• Là L/C cho phép ngân hàng phục vụ người
hưởng lợi sau khi kiểm tra tính hợp lệ của BCT
với những điều kiện và điều khoản của L/C, nếu
đúng thì trả tiền cho nhà XK, và sẽ được phép
đánh điện đòi tiền ngân hàng phát hành L/C cùng
với việc chuyển chứng từ cho ngân hàng này.
Nhận được điện đòi tiền, ngân hàng phát hành
hoàn trả tiền ngay cho ngân hàng thông báo.
3.5.5. Các loại thư tín dụng
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 24
• Tu chỉnh L/C tiếng Anh là “admendment” là hành vi mà NH phát
hành sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần nội dung của L/C
gốc đã mở.
• Nguyên tắc tu chỉnh L/C:
– Phải tu chỉnh L/C trong thời hạn có hiệu lực của L/C.
– Tu chỉnh L/C phải được thực hiện thông qua ngân hàng mà
NH xác nhận cuối cùng sự tu chỉnh đó phải là NH phát hành
L/C.
– Ai đề nghị tu chỉnh L/C thì trước hết phải thông báo cho đối
tác của mình biết và phải được sự chấp thuận của người
này thì vấn đề tu chỉnh L/C mới có hiệu lực.
– Nội dung của văn bản tu chỉnh cuối cùng sẽ phủ định nội
dung của L/C gốc và các văn bản tu chỉnh trước đó về vấn
đề cần tu chỉnh.
– Bên nào đề nghị tu chỉnh thì bên đó phải chịu phí tu chỉnh.
Tu chỉnh L/C là gì?
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 140
Ưu:
Là phương thức thanh toán an toàn nhất hiện nay
(cả nhà XK và nhà NK)
– Nhà XK: không sợ nhà NK nhận hàng mà
không trả tiền (hay là trả tiền thiếu, trả tiền trễ)
vì ngân hàng là người trả tiền. Nhà NK không
nhận hàng hay bị phá sản nhà XK cũng không
sợ, nhà XK chỉ sợ ngân hàng mở phá sản.
– Nhà NK: cũng an toàn, bộ chứng từ được ngân
hàng kiểm tra kỹ nên ít sợ BCT giả, khá an tâm
về số lượng và chất lượng hàng.
3.5.6. Nhận xét phương thức thanh toán L/C
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 141
Nhược:
• Đây là phương thức thanh toán phức tạp nhất
• Phí cao
• Thời gian thanh toán chậm
• Rủi ro nhất định (cho nhà XK và nhà NK)
– Rủi ro cho nhà XK: không được trả tiền vì BCT không
phù hợp.
– Rủi ro cho nhà NK: số lượng và chất lượng hàng
không phù hợp; BCT hợp lệ nhưng hàng hóa không
hợp lệ; nhà NK ký quỹ mở L/C nhưng nhà XK không
giao hàng (không nhận được hàng Æ lỡ mất cơ hội
kinh doanh, đọng vốn ký quỹ)
3.5.6. Nhận xét phương thức thanh toán L/C (tt)
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 142
1/ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
2/ Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
3/ Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L)
4/ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)
5/ Chứng từ bảo hiểm (Insurance document)
- Đơn bảo hiểm (Insurance Policy)
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)
6/ Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)
7/ Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quantity)
8/ Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of Weight)
9/ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate)
10/ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
11/ Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate)
12/ Giấy chứng nhận khử trùng (Fumigation Certificate)
13/ Một số chứng từ khác
3.5.7. Bộ chứng từ trong thanh toán ngoại thương
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 143
¾ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): là
chứng từ do người bán lập để đòi tiền người mua
khi bán hàng. Đây là chứng từ quan trọng phục
vụ cho việc thanh toán quốc tế.
Vai trò của hóa đơn thương mại:
9 Là căn cứ để thanh toán tiền hàng
9 Là cơ sở để giám sát, quản lý và tính thuế xuất nhập
khẩu
9 Là cơ sở để tính phí bảo hiểm hàng hóa
9 Là cơ sở để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện hợp
đồng
3.5.7. Bộ chứng từ trong thanh toán ngoại thương
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 144
¾ Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): là chứng
từ do người sản xuất hoặc người xuất khẩu lập
nhằm liệt kê loại hàng và số lượng từng loại
được đóng gói trong 1 kiện hàng nhất định khi
đóng gói hàng gửi cho người mua.
Nội dung của phiếu đóng gói gồm:
9 Tên người bán
9 Tên người mua
9 Số hiệu của hóa đơn
9 Số thứ tự của kiện hàng
9 Cách thức đóng gói
9 Loại hàng, số lượng hàng đóng trong từng kiện hàng,
trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì
3.5.7. Bộ chứng từ trong thanh toán ngoại thương
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
30-Aug-14
Hồ Văn Dũng 25
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 145
¾ Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L): là chứng từ do
người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người
gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp
nhận để vận chuyển.
Vận đơn đường biển có 3 chức năng:
9 Là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hóa đã được
ký kết.
9 B/L là biên lai nhận hàng của người chuyên chở. Sau khi cấp vận
đơn cho người giao hàng, người chuyên chở phải chịu trách
nhiệm về tình trạng và số lượng hàng hóa đã ghi trong vận đơn và
giao hàng cho người cầm vận đơn ở địa điểm đích thỏa thuận.
9 B/L là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa
đã ghi trong vận đơn, cho phép người nắm bản gốc của vận đơn
nhận hàng hóa khi tàu cập bến, có quyền bán hoặc chuyển
nhượng hàng hóa ghi trên vận đơn.
3.5.7. Bộ chứng từ trong thanh toán ngoại thương
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 146
¾ Vận đơn đường biển (tt)
Vận đơn đường biển có tác dụng:
9 Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất hoặc nhập
khẩu.
9 Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ
chứng từ mà người bán gửi cho người mua hoặc ngân
hàng để thanh toán tiền hàng.
9 Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng
hàng hóa.
9 Làm căn cứ xác định lượng hàng đã gửi đi, dựa vào đó
theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
3.5.7. Bộ chứng từ trong thanh toán ngoại thương
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 147
¾ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin –
C/O): là chứng từ do nhà sản xuất hoặc cơ quan
có thẩm quyền (thường là Phòng Thương mại và
Công nghiệp của nước xuất khẩu) cấp cho chủ
hàng để xác nhận nơi sản xuất hoặc nguồn gốc
xuất phát của hàng hóa.
Ngoài vai trò xác nhận nguồn gốc hàng hóa, giấy
chứng nhận xuất xứ còn có một vai trò đặc biệt
quan trọng đó là tạo nên một bộ phận xin miễn
giảm thuế ở cảng nhập khẩu trong những trường
hợp hàng hóa được trao đổi buôn bán giữa các
quốc gia có dành cho nhau những qui chế ưu đãi
về thương mại, thuế quan.
3.5.7. Bộ chứng từ trong thanh toán ngoại thương
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 148
¾ Chứng từ bảo hiểm:
9 Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): là chứng từ do tổ
chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ
yếu của hợp đồng bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp
đồng này.
9 Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate): là
chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo
hiểm để xác nhận hàng hóa bảo hiểm theo điều kiện
của hợp đồng.
Ghi chú: thường L/C yêu cầu phải xuất trình giấy
chứng nhận bảo hiểm, trong một số trường hợp L/C
cho phép xuất trình đơn bảo hiểm.
3.5.7. Bộ chứng từ trong thanh toán ngoại thương
30-Aug-14 Hồ Văn Dũng 149
Kết thúc chương 3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 05_bai_giang_3_cac_phuong_thuc_ttqt_aug_2014_2444.pdf