Tài liệu Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam - Thực trạng và giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực - Nguyễn Thị Loan: 1* GV. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ...
Kinh tế
NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
Nguyễn Thị Loan*, Lê Thị Tuyết Hoa*
TÓM TẮT
Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam tiền
thân là Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Trung Ương
được thành lập vào năm 1995, và được chuyển
đổi thành Ngân Hàng Hợp Tác năm 2013.
Cùng với quá trình hình thành và phát triển,
nguồn nhân lực của hệ thống ngân hàng này
đến nay đã tăng lên với số lượng gần 1.800
lãnh đạo và nhân viên. Mặc dù nguồn nhân
lực của Ngân Hàng Hợp Tác Xã đã từng bước
được quan tâm từ quá trình tuyển dụng, sắp
xếp đến tổ chức đào tạo, nhưng vẫn còn không
ít những bất cập. Vì vậy, mục tiêu của bài viết
này là cung cấp một cái nhìn tổng quan về
nguồn nhân lực và tình hình đào tạo của hệ
thống ngân hàng hợp tác. Trên cơ sở đó, đề
xuất khuyến nghị giải pháp về đào tạo, góp
phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trong...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam - Thực trạng và giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực - Nguyễn Thị Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1* GV. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ...
Kinh tế
NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
Nguyễn Thị Loan*, Lê Thị Tuyết Hoa*
TÓM TẮT
Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam tiền
thân là Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Trung Ương
được thành lập vào năm 1995, và được chuyển
đổi thành Ngân Hàng Hợp Tác năm 2013.
Cùng với quá trình hình thành và phát triển,
nguồn nhân lực của hệ thống ngân hàng này
đến nay đã tăng lên với số lượng gần 1.800
lãnh đạo và nhân viên. Mặc dù nguồn nhân
lực của Ngân Hàng Hợp Tác Xã đã từng bước
được quan tâm từ quá trình tuyển dụng, sắp
xếp đến tổ chức đào tạo, nhưng vẫn còn không
ít những bất cập. Vì vậy, mục tiêu của bài viết
này là cung cấp một cái nhìn tổng quan về
nguồn nhân lực và tình hình đào tạo của hệ
thống ngân hàng hợp tác. Trên cơ sở đó, đề
xuất khuyến nghị giải pháp về đào tạo, góp
phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trong thời gian tới.
Từ khóa: Đào tạo, Nguồn nhân lực, Ngân
Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam.
CO-OPERATIVE BANK OF VIETNAM – REALITY OF AND SOLUTIONS TO
HUMAN RESOURCE TRAINING
ABSTRACT
Co-operative Bank of Viet Nam, formerly
the People’s Central Credit Fund, was
established in 1995 and was transformed
into a Co-operative Bank in 2013. During
with the formation and development process,
the human resources of the banking system
have so far increased to nearly 1,800 leaders
and staff. Although the human resources of
the Co-operative Bank have gradually been
improved on recruiting and training, there are
many shortcomings. Therefore, the objective
of this article is to provide an overview of the
human resources and training situation of the
Co-operative Banking system. From there, the
proposal recommends solutions for training
to improve the quality of human resources in
the near future.
Keywords: Training, Human Resources,
Co-operative Bank 0f Viet Nam.
4Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Ngân Hàng Hợp Tác Xã (NHHTX) Việt
Nam là “Ngân hàng của các Qũy tín dụng nhân
dân (QTDND)”, là đầu mối hỗ trợ các QTDND
không chỉ trong các lĩnh vực vốn mà còn mở
rộng ra các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Xây
dựng và phát triển NHHTX cũng chính là xây
dựng và phát triển QTDND. Đây được coi là
một trong những giải pháp quan trọng, để góp
phần đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh
tế xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Trên cơ sở đó góp phần tích cực vào thực hiện
mục tiêu thiên niên kỷ, về chống đói nghèo
theo hướng tăng trưởng - an toàn - hiệu quả -
bền vững và cũng là sứ mệnh phải thực hiện
của NHHTX Việt Nam. Để thực hiện được sứ
mệnh này, một vấn đề hết sức quan trọng cần
được giải quyết tốt, đó là nguồn nhân lực của
NHHTX cần có sự thích ứng bắt kịp với dòng
chảy của thời kỳ hội nhập. Do đó, phát triển
nguồn nhân lực có chất lượng là một trong
những yếu tố có ý nghĩa quyết định. Trong
phạm vi giới hạn, bài viết “Ngân Hàng Hợp
Tác Xã Việt Nam-Thực trạng và giải pháp
về nguồn nhân lực” nhóm nghiên cứu muốn
đánh giá khái quát về thực trạng nguồn nhân
lực và đào tạo tại NHHTX, từ đó đưa ra một
số khuyến nghị, nhằm góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống
ngân hàng này.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Lý Thuyết Vốn Con Người đã giải thích
về lợi ích của hoạt động giáo dục và đào tạo
như là một hình thức đầu tư vào nguồn nhân
lực (Aliaga 2001), và khuyến nghị trọng tâm
của lý thuyết này là con người cũng được xem
như là một loại vốn đóng góp cho sự phát triển
(Aliaga 2001; Becker 1993, Benhabib and
Spiegel 1994; Engelbrecht 2003; Hendricks
2002).
Okuhina Yasuhiro (1994) trong tác phẩm
“Chính trị và kinh tế Nhật Bản” của mình,
đã phân tích các vấn đề cơ bản về nhân tài;
chính sách trong công tác cán bộ, phát triển
nhân tài; phân tích các kinh nghiệm trong
đánh giá và luân chuyển cán bộ, phát huy
người tài của Nhật Bản trên cơ sở đặc điểm
xã hội Nhật Bản; nhấn mạnh việc cố gắng
bảo tồn và phát huy yếu tố truyền thống dân
tộc; thực hiện chế độ đào tạo, quản lý cán bộ,
chú trọng xây dựng các phẩm chất, đặc biệt là
phẩm chất trung thành của cán bộ; bảo đảm
chế độ chính sách và tiền lương cho cán bộ
yên tâm làm việc.
Trong cuốn sách “Tuyển tập 40 năm chính
luận của Lý Quang Diệu (1994), Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Hà Nội, có nội dung phân
tích những tư tưởng của Lý Quang Diệu về
trọng dụng nhân tài, về tầm quan trọng của
nhân tài, vai trò của giáo dục - đào tạo đối với
sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài;
trong đó đặc biệt nhấn mạnh “chế độ Singapore
thực hành là chế độ trọng dụng nhân tài”; chú
trọng hoạt động đào tạo và sử dụng người tài
là bí quyết thành công của Singapore trong
phát triển nhân lực bậc cao, phát triển nhân tài
của Singapore.
Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của
Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cũng rất quan
tâm tới vấn đề nguồn nhân lực, thể hiện bằng
một loạt công trình nghiên cứu, các ấn phẩm
đáng chú ý về phát triển nguồn nhân lực như
chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc
(UNDP), với những báo cáo hàng năm về tình
hình phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc
gia (Human development report), cung cấp
một cách đầy đủ và cập nhật chỉ số phát triển
con người của hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Tài liệu của UNDP đã đề cập 5 nhân tố
của việc phát triển nguồn nhân lực, đó là: giáo
dục và đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi
5trường, việc làm và sự giải phóng con người,
trong đó giáo dục và đào tạo là bộ phận cơ
bản nhất, quan trọng nhất để phát triển nguồn
nhân lực.
Tại Việt Nam, vai trò quyết định của
nguồn nhân lực đã và đang được khẳng định
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước. Trong Nghị quyết về Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020 (Nghị quyết
số 142/2016/QH13) đã đưa ra nhiệm vụ nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường
tiềm năng khoa học, công nghệ được coi là
một trong những bước đột phá quan trọng.
Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển
nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020
số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011
với Mục tiêu tổng quát là phát triển nguồn
nhân lực trở thành nền tảng và lợi thế quan
trọng nhất, để phát triển bền vững đất nước
hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình
độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta,
lên mức tương đương các nước tiên tiến trong
khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ
các nước phát triển trên thế giới. Chỉ tiêu chủ
yếu phát triển nguồn nhân lực gồm: Nâng cao
trí lực và kỹ năng lao động.
Các cơ sở lý thuyết trên có những cách
thức lập luận khác nhau, song đều có chung
quan điểm là muốn phát triển bền vững một
quốc gia, một tổ chức, một doanh nghiệp nói
chung và ngân hàng nói riêng, đòi hỏi phải
quan tâm đầu tư thích đáng nguồn nhân lực và
đào tạo nguồn nhân lực cả về thể lực, trí lực,
tâm lực, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong sứ mệnh,
tầm nhìn, hội nhập quốc tế của mọi tổ chức.
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH
NGHIÊN CỨU
Với mong muốn nghiên cứu đạt được kết
quả tốt, có độ tin cậy cao, bài viết sử dụng kết
hợp các phương pháp nghiên cứu phù hợp như
thống kê, phỏng vấn, phân tích, tổng hợp, cụ
thể như sau:
3.1. Phương pháp thống kê, phân tích,
tổng hợp
Từ Báo cáo thường niên, Báo cáo tổng
kết năm của NHHTX, bài viết thống kê, tổng
hợp về tình hình môi trường pháp lý, trình độ
chuyên môn và đào tạo nguồn nhân lực của
NHHTX giai đoạn từ năm 2013 đến 2016, từ
đó bài viết thực hiện phân tích và rút ra đánh
giá, khuyến nghị giải pháp.
3.2. Phương pháp phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo Trung
tâm đào tạo của trường Đại học ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo, nhân
viên của NHHTX đã trực tiếp tham dự các
khóa học do Trường tổ chức. Trên cơ sở tổng
hợp ý kiến của tất cả thành phần tham gia các
khóa đào tạo về nhu cầu được đào tạo, nội
dung chương trình đào tạo kiến thức lý luận,
kinh nghiệm thực tiễn cũng như phương pháp
chuyển tải nội dung chương trình làm cơ sở
đề xuất một số gợi ý giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đối
với NHHTX .
4. THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG
PHÁP LÝ, TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI
NHHTX
4.1. Thực trạng về môi trường pháp lý có
liên quan đến nguồn nhân lực của NHHTX
Trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2016,
tồn tại một số quy định hướng dẫn liên quan
đến nguồn nhân lực của NHHTX như: Luật
Tổ chức tín dụng Việt Nam, Luật Hợp tác xã
tại Việt Nam. Các quy định hướng dẫn đưa ra
các yêu cầu về năng lực, trình độ đối với các
nhà quản trị và nhân viên tại Tổ chức tín dụng
Việt Nam nói chung và NHHTX, QTDND nói
riêng (Bảng 1) .
Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ...
6Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 1: Môi trường pháp lý liên quan đến nhân lực của NHHTX Việt Nam
STT Tên văn bản Nội dung
Hiệu lực thi
hành
Giai đoạn
áp dụng
Ghi chú
1
Luật số 23/2012/QH13
ngày 20/11/2012
Luật Hợp tác xã 01/01/2013
Từ năm
2013
Còn
hiệu lực
2
Thông tư 31/2012/TT-
NHNN
Quy định về Ngân hàng hợp
tác xã
26/11/2012
Từ năm
2013
Còn
hiệu lực
3
Thông tư 04/2015/TT-
NHNN
Quy định về Quỹ tín dụng
nhân dân
31/03/2015
Từ năm
2015
Còn
hiệu lực
4
Thông tư 42/2016/TT-
NHNN
Quy định về Xếp hạng Quỹ
tín dụng nhân dân
30/12/2016
Từ năm
2016
Còn
hiệu lực
5
Quyết định
1011/QĐ-NHNN
Quyết định Ban hành Chương
trình đào tạo nghiệp vụ quỹ
tín dụng nhân dân
23/05/2017
Từ năm
2017
Còn
hiệu lực
Nguồn: nhóm tác giả tự tổng hợp từ website www.thuvienphapluat.vn
Môi trường pháp lý liên quan đến NHHTX
và QTDND (Bảng 1) cho thấy, bên cạnh các
quy định về phạm vi hoạt động, địa bàn hoạt
động; về vốn điều lệ, chức năng, quyền hạn,
nghĩa vụ; về vấn đề quản trị, điều hành, kiểm
soát; còn quy định tiêu chuẩn về trình độ và
năng lực của từng nhân sự cấu thành trong
cơ cấu tổ chức của NHHTX và QTDND.
Đặc biệt trong năm 2017, Ngân Hàng Nhà
Nước Việt Nam còn ban hành Quyết định về
Chương trình đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng
nhân dân góp phần trang bị các kiến thức, kỹ
năng chuyên môn nghiệp vụ cần thiết, từ vị
trí thành viên Hội đồng quản trị đến cán bộ
chuyên trách và cấp Chứng chỉ đào tạo.
5. THỰC TRẠNG VỀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN
MÔN CỦA NHÂN LỰC TẠI NHHTX VIỆT
NAM
Năm 2013, QTDND Trung Ương được
chuyển thành NHHTX với cơ cấu tổ chức gồm
Hội sở chính, các chi nhánh, phòng giao dịch,
các Quỹ tín dụng nhân dân, tính đến năm 2016
nguồn nhân lực lên đến 1.785 người (Bảng 2).
Bảng 2: Cơ cấu nhân lực theo vị trí công việc tại NHHTX Việt Nam
Đơn vị tính: Người
STT CÔNG VIỆC
NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016
Số
lượng
Tỷ trọng
(%) Số lượng
Tỷ trọng
(%) Số lượng
Tỷ trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
1 Lãnh đạo 364 24,5 394 24,7 436 25,3 460 25,7
2 Nhân viên 1.120 75,5 1.196 75,3 1.286 74,7 1.325 74.3
3 Tổng cộng 1.484 100 1.590 100 1.722 100 1.785 100
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ Báo cáo của NHHTX Việt Nam
7Qua số liệu Bảng 2 cho thấy, nhân lực
của NHHTX có sự tăng trưởng tương đối đều
đặn qua các năm từ 2013 - 2016; trong đó, cơ
cấu bộ phận cán bộ lãnh đạo điều hành chiếm
khoảng 25%, nhân viên tác nghiệp khoảng
75%.
Bảng 3: Cơ cấu nhân lực theo trình độ tại NHHTX Việt Nam
Đơn vị tính: Người
STT TRÌNH ĐỘ
NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
1 Sau đại học 41 2,76 49 3,08 57 3,31 79 4,43
2 Đại học 1.080 72,78 1.241 78,05 1.347 78,22 1.393 78,04
3 Cao đẳng 90 6,06 70 4,40 85 4,94 83 4,65
4 Trung cấp 139 9,37 98 6,16 100 5,81 92 5,15
5
Chứng chỉ nghiệp
vụ ngân hàng
11 0,74 9 0,57 8 0,46 8 0,45
6 Sơ cấp 13 0,88 12 0,76 12 0,70 13 0,73
7 Phổ thông trung học 110 7,41 111 6,98 113 6,56 117 6,55
8 Tổng cộng 1.484 100 1.590 100 1.722 100 1.785 100
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHHTX
Với số liệu thống kê tại Bảng 3 cho thấy
cơ cấu trình độ nghiệp vụ chuyên môn trong
nguồn nhân lực NHHTX có trình độ đại học
và trên đại học đạt tỷ lệ từ 70% đến 80%, còn
lại khoảng 20% đến 30% có trình độ từ phổ
thông trung học đến cao đẳng chuyên nghiệp.
6. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO
TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NHHTX
VIỆT NAM
NHHTX Việt Nam hoạt động với 5 chức
năng chính bao gồm; (1) Đầu mối về điều hòa
vốn, thanh toán, cung ứng các dịch vụ cho các
QTDND. (2) Quản lý các quỹ bảo đảm an toàn
hệ thống QTDND theo quy định của Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam. (3) Kinh doanh
tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng, huy
động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, thẻ. (4)
Trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tư vấn cho
các QTDND thành viên về tổ chức, quản trị
và điều hành. (5) Đào tạo hướng dẫn một số
nghiệp vụ cho các QTDND.
Trong 5 chức năng hoạt động của NHHTX
có 2 chức năng trực tiếp liên quan đến tư vấn
và đào tạo nguồn nhân lực. Điều đó cho thấy,
vấn đề nguồn nhân lực và hoạt động đào tạo
rất được chú trọng. Ngay tại Đại hội chuyển
đổi QTDND Trung Ương thành Ngân hàng
Hợp tác xã Việt Nam, ông Đặng Thanh Bình,
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
đã khẳng định: để hỗ trợ, nâng cao hiệu quả
hoạt động và đảm bảo an toàn cho các Qũy
Tín dụng Nhân dân, Ngân hàng Hợp tác xã
Việt Nam đã được trao nhiệm vụ hướng dẫn,
đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông
tin, hỗ trợ hoạt động ngân hàng đối với Quỹ
Tín dụng Nhân dân thành viên.
Do vậy, ngay từ khi được hình thành,
NHHTX đã nhanh chóng triển khai các hoạt
động đào tạo của mình. Một mặt NHHTX
Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ...
8Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
thực hiện đào tạo nâng cao năng lực cho cán
bộ của chính NHHTX nhằm phát huy vai trò
của mình trong hệ thống, mặt khác tăng cường
hỗ trợ đào tạo cho các QTDND. Cụ thể là:
- Về đào tạo cho NHHTX: Ban lãnh đạo
NHHTX luôn coi hoạt động đào tạo đóng vai
trò định hướng cho việc phát triển tổ chức và
là chìa khoá của thành công.
y Tự tổ chức các khóa đào tạo: Ví dụ, Khóa
đào tạo Nghiệp vụ Tín dụng với 600 học viên
là cán bộ hệ thống NHHTX do Trung tâm Đào
tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Ngân hàng Hợp
tác xã Việt nam tổ chức (năm 2014), tổ chức
cuộc thi nâng ngạch lên chuyên viên dành cho
224 cán bộ công nhân viên đang công tác trong
toàn hệ thống NHHTX (năm 2014). Phối hợp
với các phòng ban chuyên môn tổ chức các
chương trình đào tạo dành cho cán bộ làm việc
trong hệ thống NHHTX, như khóa Tập huấn
triển khai sản phẩm thấu chi tài khoản thanh
toán và tập huấn sử dụng phần mềm BCTK
theo thông tư 35/2015/TT-NHNN với sự tham
gia của 127 học viên (năm 2016)
y Tích cực tìm kiếm các cơ hội liên kết
với các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo uy
tín để xây dựng và tổ chức các chương trình
đào tạo phù hợp dành cho các cán bộ đang
làm việc trong hệ thống NHHTX: Ví dụ, từ
tháng 11 – 12/2013 đã phối hợp với Học viện
Ngân hàng tổ chức 2 lớp đào tạo về nghiệp
vụ Kiểm tra, kiểm soát và kiểm tra nội bộ cho
hơn 200 cán bộ NHHTX. Trong năm 2016,
bên cạnh việc tiếp tục duy trì các lớp liên kết
đào tạo với trường Đại học Kinh tế quốc dân
và trường Học viện Ngân hàng – Phân viện
Bắc Ninh tại Cơ sở Đào tạo Sầm Sơn –Thanh
Hóa, NHHTX cũng đã liên kết với trường Đại
học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh triển khai
lớp đại học hệ vừa học vừa làm chuyên ngành
tài chính – ngân hàng dành cho 65 học viên
là cán bộ đến từ 6 chi nhánh An giang, Kiên
Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Long An, Tp Hồ
Chí Minh. Lớp học đã khai giảng vào tháng
9/2016 và dự kiến kết thúc vào năm 2020.
y Không chỉ đào tạo, bồi dưỡng về chuyên
môn nghiệp vụ, lãnh đạo NHHTX còn chủ
trương xây dựng cho cán bộ ý thức tự giác,
năng lực sáng tạo, tinh thần học hỏi, khả năng
áp dụng công nghệ hiện đại và xử lý tình
huống thực tiễn.
y Cử cán bộ chủ chốt tham gia các khóa
đào tạo, hội thảo chuyên đề có nội dung thiết
thực đối với hoạt động ngân hàng như khóa
học “Nghiệp vụ then chốt trong quản lý một
Ngân hàng thương mại”; khóa học “Kỹ năng
lãnh đạo và quản lý”; Hội thảo “Thách thức
và giải pháp phòng, chống rửa tiền trong hoạt
động ngân hàng”; Tập huấn công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và
tội phạm cho các đơn vị ngành ngân hàng
y Đặc biệt, trong quá trình triển khai thực
hiện một số hiệp định Dự án như: ADB-1802,
ADB- 2513, AFD – Pháp NHHTX đã đàm
phán thiết lập ra một cấu phần tạo nên quỹ
công nghệ và đào tạo để triển khai đào tạo và
phát triển công nghệ. NHHTX cũng đã thuê
chuyên gia tư vấn tiến hành đánh giá chi tiết
nhu cầu đào tạo.
- Về hỗ trợ đào tạo cho các QTDND: Hỗ
trợ đào tạo là một phần việc không thể thiếu
của NHHTX đối với các QTDND nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động cho các QTDND,
nhằm đáp ứng những quy định của Ngân Hàng
Nhà Nước Việt Nam cũng như yêu cầu phát
triển của các QTDND trong bối cảnh cạnh
tranh ngày càng gay gắt và hội nhập sâu rộng
vào kinh tế quốc tế. Cụ thể là:
y NHHTX đã tổ chức nhiều khóa tập huấn
và đào tạo dành riêng cho QTDND. Ví dụ
như: “Triển khai dịch vụ Ngân hàng điện tử
CF-eBank”, Tập huấn nghiệp vụ kiểm toán
nội bộ. Các khóa đào tạo này thu hút được
9453 học viên tham gia (năm 2016), Khóa đào
tạo Nghiệp vụ thanh toán qua thẻ cho 232 học
viên (năm 2014), Khóa đào tạo Nghiệp vụ
tín dụng cho 1200 học viên là cán bộ tại các
QTDND (năm 2014). Bên cạnh đó, NHHTX
cũng tổ chức các khoá đào tạo về quản trị rủi
ro, phân tích tài chính, thẩm định dự án, kiểm
toán nội bộ cho các học viên từ lãnh đạo đến
nhân viên quỹ.
y Riêng năm 2017, NHHTX đã tăng cường
hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ QTDND thông
qua các khóa đào tạo như Nghiệp vụ chuyển
tiền cho khoảng 1.400 học viên là lãnh đạo và
cán bộ của 557 QTDND trên phạm vi 47 tỉnh/
thành phố trong cả nước. Đặc biệt, NHHTX
đã kết nạp 438 QTDND đáp ứng được các yêu
cầu về kỹ thuật, nghiệp vụ, nâng tổng số mạng
lưới thanh toán của hệ thống lên tới 531 điểm,
bao gồm 32 chi nhánh, 61 Phòng Giao dịch và
438 QTDND.
y NHHTX thường xuyên kết hợp với Học
Viện Ngân Hàng Hà Nội, trường Đại học Ngân
Hàng TP.Hồ Chí Minh, trường Đại học Kinh
tế quốc dân và một số cơ sở đào tạo khác, để
mở nhiều khóa đào tạo về nghiệp vụ chuyên
môn và kỹ năng cho lãnh đạo và nhân viên
của các QTDND. Như: (i) Chương trình đào
tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân (gồm 8
học phần về tiền tệ, ngân hàng, pháp luật ngân
hàng, nghiệp vụ tín dụng, kế toán, kiểm soát,
kiểm toán, quản lý rủi ro, phân tích và quản lý
tài chính, kỹ năng giao dịch). (ii) Chương trình
đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng như:
Phân tích tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng,
xử lý nợ vay có vấn đề, kỹ năng bán hàng và
chăm sóc khách hàng. (iii) Chương trình đào
tạo liên thông lên đại học liên kết với trường
Đại học Kinh tế quốc dân. (iv) Chương trình
đào tạo chi tiết cho từng nhóm đối tượng cán
bộ làm việc tại hệ thống NHHTXvà QTDND
trong năm 2017 liên kết với trường Học viện
Ngân hàng.
7. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA
NHỮNG HẠN CHẾ VỀ NGUỒN NHÂN
LỰC, VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI
NHHTX
Bên cạnh những kết quả đạt được trên
đây, nguồn nhân lực và hoạt động đào tạo tại
NHHTX vẫn còn có những hạn chế sau:
- Một là, NHHTX chưa có chiến lược về
nguồn nhân lực, tiêu chuẩn vị trí việc làm và
đào tạo nguồn nhân lực theo lộ trình cụ thể.
- Hai là, trong nhân lực của NHHTX vẫn
còn một số chưa có trình độ chuyên môn liên
quan đến ngành nghề chuyên về kinh tế, tài
chính, ngân hàng. Nhân viên làm ở bộ phận
nghiệp vụ có trình độ trung cấp, sơ cấp, phổ
thông trung học, còn chiếm tỷ lệ khá cao (xấp
xỉ 20%).
- Ba là, các chương trình đào tạo của
NHHTX chưa được đa dạng hóa chủ yếu đào
tạo về nghiệp vụ chuyên môn, chưa chú trọng
nhiều đến đào tạo kỹ năng chăm sóc khách
hàng, tư vấn cho khách hàng đặc biệt là khách
hàng ở khu vực nông thôn để giúp họ sử dụng
nguồn tài trợ tín dụng vào sản xuất kinh doanh
thoát nghèo và có thể chuyển sang làm giàu từ
nguồn tài trợ của QTDND.
- Bốn là, hoạt động đào tạo chủ yếu nhằm
vào các đối tượng là các cán bộ quản lý. Đến
nay mới chỉ hơn 50% cán bộ nghiệp vụ của
các QTDND cơ sở được tham gia các khoá
đào tạo ngắn ngày về các nghiệp vụ như: tín
dụng, kế toán, ngân quỹ. Mảng đào tạo dài hạn
vẫn chưa được chú trọng.
- Năm là, NHHTX đã có sự hợp tác với
các cơ sở đào tạo như Học Viện Ngân Hàng
Hà Nội, Trường Đại học Ngân Hàng Thành
phố Hồ Chí Minh và các tổ chức đào tạo khác
nhưng chưa có một lộ trình ký kết hợp tác đào
Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ...
10
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
tạo lâu dài để nâng cao năng lực đối với nguồn
nhân lực của hệ thống ngân hàng này.
- Sáu là, NHHTX đã có chi phí đào tạo
cho lãnh đạo và nhân viên nhưng đầu tư tài
chính cho đào tạo vẫn còn khá khiêm tốn.
8. KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO
TẠO GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
Trên cơ sở phân tích các kết quả, hạn chế
về nguồn nhân lực và hoạt động đào tạo, nhóm
tác giả đề xuất một số khuyến nghị giải pháp
như sau:
- Một là: Chiến lược đào tạo
NHHTX cần xây dựng chiến lược đào tạo
với lộ trình và kế hoạch cụ thể về nguồn nhân
lực, góp phần nâng cao tâm lực, trí lực, thể
lực đối với lãnh đạo và nhân viên. Dựa trên
khảo sát, đánh giá và tổng hợp nhu cầu đào tạo
toàn hệ thống, xây dựng kế hoạch, nội dung,
chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của NHHTX trong từng
giai đoạn.
Chiến lược và kế hoạch đào tạo phải nhằm
hướng đến mục tiêu thực hiện được sứ mệnh
của NHHTX là phát triển kinh tế, xã hội khu
vực nông thôn, tư vấn các phương án cho
khách hàng thoát nghèo, với triết lý cho vay
“NHHTX luôn là đối tác đồng hành và phát
triển cùng với khách hàng”.
- Hai là: Hình thức đào tạo
NHHTX cần đa dạng hóa các hình thức đào
tạo, bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn gắn với
từng vị trí việc làm của lãnh đạo và nhân viên
theo định kỳ và có kế hoạch cụ thể; chú trọng
tăng cường bổ sung kiến thức kỹ năng chuyên
môn mới, nâng cao kỹ năng dự báo, quản trị
điều hành, quản lý thanh khoản, phát triển sản
phẩm, xây dựng chiến lược, thẩm định dự án
đầu tư, sử dụng công nghệ, phân tích tài chính,
quản lý nợ quá hạn, marketting Đồng thời
kết hợp chuyển tải những kinh nghiệm thành
công của các NHHTX trong và ngoài nước,
thông qua các buổi giao lưu, tập huấn, hội thảo
chuyên đề.
- Ba là: Hợp tác đào tạo
NHHTX cần tăng cường hợp tác đào tạo
với các cơ sở đào tạo về kinh tế, tài chính,
ngân hàng. Kết hợp với Ngân Hàng Nhà Nước
Việt Nam, Ngân hàng thương mại, các cơ sở
đào tạo về kỹ thuật để đào tạo kiến thức, kỹ
năng, nghiệp vụ chuyên môn cho lãnh đạo,
nhân viên NHHTX. Từ đó, giúp khách hàng
vay thực hiện các phương án sản xuất kinh
doanh hiệu quả có lợi nhuận, nâng cao khả
năng thanh toán nợ vay và hạn chế rủi ro cho
ngân hàng.
- Bốn là: Chính sách đối với nguồn nhân lực
NHHTX cần xây dựng, bổ sung chỉnh
sửa chính sách về tuyển dụng, đào tạo, đề bạt,
khen thưởng, kỷ luật, chính sách tài chính cho
đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực và giữ chân được những cán bộ, nhân
viên có năng lực chuyên môn cao, giàu kinh
nghiệm, yên tâm làm việc gắn bó lâu dài với
đơn vị mình, song song với việc tìm kiếm
tuyển dụng bổ sung nguồn nhân sự mới.
- Năm là: Khuyến nghị với Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam
Là cơ quan quản lý nhà nước đối với các
tổ chức tín dụng, bao gồm NHHTX, do vậy
Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp
nhằm quan tâm hơn nữa đối với việc hỗ trợ
các NHHTX trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ,
nhân viên nghiệp vụ của tổ chức này; tạo điều
kiện nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế
tối đa rủi ro cho các NHHTX, góp phần củng
cố và phát triển bền vững hệ thống ngân hàng
Việt Nam nói chung.
11
Tóm lại, nguồn nhân lực và đào tạo nguồn
nhân lực luôn là yếu tố cốt lõi quyết định thực
hiện thành công sứ mệnh của một tổ chức.
Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy,
nhóm tác giả xin được đóng góp một số đề
xuất mang tính chủ quan, liên quan đến lĩnh
vực đào tạo nguồn nhân lực của NHHTX như
đã trình bày trong bài viết này, với mong muốn
góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của NHHTX trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Aliaga, A. O. (2001). Human capital, HRD and the knowledge organization. Aliaga AO (Eds.).
[2]. Becker, G.S.. (1993), Human capital: A theoretical and empirical analysis, with special reference
to education (3rded.). Chicago: University of Chicago Press.
[3]. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam năm 2013, 2014, 2015, 2016.
[4]. Engelbrecht, H.J. (2003). Human Capital and Economic Growth: Cross-section.
[5]. Evidence for OECD Countries. Economic Record, 79 (Special Issue), S40-S51.
[6]. Hendricks, L. (2002). How important is human capital for development? Evidence from immigrant
earnings. American Economic Review, 198-219.
[7]. Okuhina Yasuhiro, (1994). “Chính trị và kinh tế Nhật Bản”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
[8]. Sách xuất bản “Tuyển tập 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu (1994), Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
[9]. âng cao chất luợng nguồn nhân lực nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 76_7088_2136206.pdf