Tài liệu Ngân hàng đề thi học phần Kế toán quản trị: GÂN HÀNG ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
(45 tiết - 3 tín chỉ)
LOẠI CÂU HỎI 1 ĐIỂM:
Câu 1: Khái niệm và nội dung cơ bản của kế toán quản trị?
Câu 2: Mục tiêu, nhiệm vụ của kế toán quản trị?
Câu 3: Phương pháp kế toán quản trị?
Câu 4: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm
Câu 5: Lý thuyết kinh tế của quá trình định giá bán sản phẩm?
Câu 6: Nội dung, tác dụng của các chỉ tiêu: Lãi trên biến phí; Tỷ suất lãi trên biến phí sử dụng trong kế toán quản trị?
Câu 7: Điểm hoà vốn và phương pháp xác định điểm hoà vốn?
Câu 8: Các ứng dụng mối quan hệ C-V-P vào quá trình ra quyết định kinh doanh?
Câu 9: Các hạn chế khi phân tích mối quan hệ C-V-P?
Câu 10: Các ứng dụng phân tích điểm hoà vốn trong việc ra quyết định kinh doanh?
Câu 11: Đặc điểm và tiêu chuẩn lựa chọn quyết định ngắn hạn?
Câu 12: Thế nào là thông tin thích hợp ? Thông tin không thích hợp? Đặc điểm thông tin thích hợp cho quá trình quyết định?
LOẠI CÂU HỎI 2 ĐIỂM:
...
19 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng đề thi học phần Kế toán quản trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GÂN HÀNG ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
(45 tiết - 3 tín chỉ)
LOẠI CÂU HỎI 1 ĐIỂM:
Câu 1: Khái niệm và nội dung cơ bản của kế toán quản trị?
Câu 2: Mục tiêu, nhiệm vụ của kế toán quản trị?
Câu 3: Phương pháp kế toán quản trị?
Câu 4: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm
Câu 5: Lý thuyết kinh tế của quá trình định giá bán sản phẩm?
Câu 6: Nội dung, tác dụng của các chỉ tiêu: Lãi trên biến phí; Tỷ suất lãi trên biến phí sử dụng trong kế toán quản trị?
Câu 7: Điểm hoà vốn và phương pháp xác định điểm hoà vốn?
Câu 8: Các ứng dụng mối quan hệ C-V-P vào quá trình ra quyết định kinh doanh?
Câu 9: Các hạn chế khi phân tích mối quan hệ C-V-P?
Câu 10: Các ứng dụng phân tích điểm hoà vốn trong việc ra quyết định kinh doanh?
Câu 11: Đặc điểm và tiêu chuẩn lựa chọn quyết định ngắn hạn?
Câu 12: Thế nào là thông tin thích hợp ? Thông tin không thích hợp? Đặc điểm thông tin thích hợp cho quá trình quyết định?
LOẠI CÂU HỎI 2 ĐIỂM:
Câu 1: Tổ chức công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp?
Câu 2: Nội dung, tác dụng của các cách phân loại chi phí trong kế toán quản trị ở doanh nghiệp?
Câu 3: Nội dung và ý nghĩa của các loại giá thành trong kế toán quản trị ở doanh nghiệp?
Câu 4: Trình bày nội dung phương pháp định giá bán sản phẩm thông thường.
Câu 5: Nội dung kế toán quản trị doanh thu?
Câu 6: Phương pháp xây dựng các định mức chi phí sản xuất kinh doanh:
- Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Định mức chi phí nhân công trực tiếp.
- Định mức chi phí sản xuất chung
Câu 7: Nội dung, phương pháp lập dự toán về một số chỉ tiêu sau:
- Dự toán tiêu thụ
- Dự toán sản lượng sản xuất
- Dự toán chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung)
Câu 8: Nội dung, phương pháp lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Câu 9: Nội dung kế toán quản trị vật tư hàng hoá trong doanh nghiệp?
Câu 10: Nội dung kế toán quản trị TSCĐ trong doanh nghiệp?
Câu 11: Nội dung kế toán quản trị LĐ và tiền lương trong doanh nghiệp?
Câu 12: Yêu cầu, nội dung kế toán quản trị các khoản nợ?
LOẠI CÂU HỎI 3 ĐIỂM:
Câu 1:
Doanh nghiệp A sản xuất sản phẩm B. Giá thành đơn vị sản phẩm theo định mức là 6.200 đ, chia làm 3 công đoạn sản xuất như sau:
Công đoạn 1:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2.000đ
Chi phí chế biến công đoạn 1: 1.000đ
Cộng: 3.000đ
Công đoạn 2:
Giá trị bán thành phẩm công đoạn 1 chuyển sang: 3.000đ
Chi phí chế biến thuộc công đoạn 2: 1.200đ
Cộng: 4.200đ
Công đoạn 3:
Giá trị bán thành phẩm công đoạn 2 chuyển sang: 4.200đ
Chi phí chế biến thuộc công đoạn 3: 2.000đ
Cộng: 6.200đ
Trong tháng, chi phí sản xuất thực tế phát sinh là 117.660.000đ kiểm kê sản phẩm cuối kỳ:
- Sản phẩm hoàn thành: 15.000 SP
- Sản phẩm dở dang thuộc công đoạn 1: 1.200 SP
- Sản phẩm dở dang thuộc công đoạn 2: 1.100 SP
- Sản phẩm dở dang công đoạn 3: 1.300 SP
Yêu cầu:
+ Tính chi phí sản xuất dở dang cuối tháng.
+ Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành (không cần chi tiết theo khoản mục).
Câu 2:
Doanh nghiệp kinh doanh 3 loại sản phẩm X, Y, Z có tổng định phí hoạt động bình quân hàng năm là 1.200 triệu đồng. Kết quả doanh thu và biến phí bình quân của năm trước và kế hoạch dự kiến của năm tới như sau: (Đơn vị: triệu đồng)
X
Y
Z
TH
KH
TH
KH
TH
KH
Doanh thu bán hàng
Biến phí tiêu thụ (%)
800
25%
1.200
25%
1.000
80%
500
80%
700
50%
800
50%
Yêu cầu:
+ Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo dạng lãi trên biến phí cho quá trình thực hiện năm trước và cho kế hoạch dự kiến năm nay
+ Xác định doanh thu hoà vốn của thực hiện và kế hoạch trong năm
+ Giải thích tại sao khi doanh thu như nhau mà điểm hoà vốn khác nhau giữa thực hiện với kế hoạch
Câu 3:
Doanh nghiệp sử dụng hệ thống xác định chi phí theo công việc. Bảng dưới đây cho biết các số liệu của tháng đầu tiên thực hiện từ 3 công việc như sau:
Công việc
A
B
C
Khối lượng sản xuất (cái)
Số giờ máy làm việc (giờ máy)
Chi phí nguyên liệu trực tiếp (1.000đ)
Chi phí lao động trực tiếp (1.000đ)
2.000
1.100
4.500
9.600
1.800
1.000
3.600
8.000
1.500
900
1.400
7.200
Chi phí sản xuất chung thực tế tổng cộng là 30.000.000 đ đã phát sinh trong tháng. Chi phí sản xuất chung được phân bổ căn cứ trên số giờ máy hoạt động. Hai công việc A và B đã hoàn thành trong tháng. Công việc C chưa hoàn thành.
Yêu cầu:
+ Xác định chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng công việc trong tháng,
+ Xác định giá thành đơn vị của công việc mã số A và B
+ Vẽ sơ đồ tài khoản chữ T để phản ánh sự vận động của chi phí của cả 3 công việc trong tháng và xác định số dư của tài khoản sản phẩm dở dang, chi phí sản xuất chung vào cuối tháng.
Câu 4:
Công ty X có một mạng lưới gồm 10 nhà hát, kinh doanh trên khắp đất nước. HĐ quản trị của công ty đang nghiên cứu việc đặt các máy rang bắp ở các nhà hát này. Những chiếc máy này sẽ trực tiếp rang bắp bán mỗi ngày thay vì các nhà hát phải mua các bịch bắp rang sẵn về bán.
Máy rang bắp có nhiều kích cỡ. Chi phí thuê máy và chi phí vận hành máy thay đổi theo kích cỡ của máy. Công suất máy và các khoản chi phí của từng kích cỡ được cho dưới đây:
Kiểu máy
Loại nhỏ
Loại trung bình
Loại lớn
Công suất hàng năm
Các khoản chi phí:
Chi phí thuê máy/năm
Chi phí bắp hạt/hộp
Chi phí 1 hộp
Các khoản phí khác/hộp
50.000 hộp
8.000.000đ
130đ
80đ
220đ
120.000 hộp
11.000.000đ
130đ
80đ
140đ
300.000 hộp
20.000.000đ
130đ
80đ
50đ
Yêu cầu:
+ Hãy tính mức tiêu thụ mà máy loại nhỏ và máy loại vừa đều tạo ra một mức lãi (lỗ) như nhau
+ HĐ QT công ty có thể dự kiến khối lượng hộp bắp phải tiêu thụ ở từng nhà hát. Hãy giới thiệu một nguyên tắc quyết định mà có thể giúp cho HĐQT công ty lựa chọn chiếc máy có lợi nhất cho từng nhà hát mà không phải thực hiện các quá trình tính toán riêng cho từng nhà hát.
Câu 5:
Công ty X kinh doanh 2 loại sản phẩm A và B có tài liệu như sau:
Đơn vị: Đồng
Sản phẩm A
Sản phẩm B
Giá bán một sản phẩm
Biến phí một sản phẩm
Khối lượng tiêu thụ trong tháng
10.000
4.500
4.000
12.000
7.200
5.000
Tổng định phí hoạt động
35.880.000
Yêu cầu:
+ Tính doanh số hoà vốn của công ty
+ Giả sử trong tháng tới công ty dự kiến bán được tổng doanh thu 100.000.000đ, trong đó doanh số của sản phẩm A chiếm 70% còn lại là sản phẩm B. Hãy tính doanh số hoà vốn. Có nhận xét gì so với kết quả ở trên? Giải thích?
Câu 6:
Công ty A bán 100.000 sản phẩm X với đơn giá bán 25.000 đ/SP. Biến phí đơn vị là 15.000đ/sp (gồm biến phí sản xuất 11.000đ và biến phí tiêu thụ 4.000đ). Định phí là 792.000.000đ (gồm chi phí sản xuất 500.000.000đ và chi phí tiêu thụ 292.000.000đ). Không có hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
Yêu cầu:
1/ Xác định điểm hoà vốn.
2/ Xác định lượng sản phẩm X cần tiêu thụ được để đạt mức lợi nhuận thuần trước thuế là 40.000.000đ.
3/ Nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% thì lượng sản phẩm X cần tiêu thụ được để đạt mức lãi thuần sau thuế 75.000.000đ là bao nhiêu?
4/ Nếu chi phí nhân công chiếm 50% biến phí và 20% định phí, khi chi phí nhân công tăng thêm 10% thì sẽ làm cho điểm hoà vốn tăng lên bao nhiêu?
Câu 7:
Doanh nghiệp X chuyên bán lẻ sản phẩm A, bình quân giá bán lẻ mỗi SP 5 triệu đồng. Giá mua từ nơi sản xuất bình quân là 3 triệu đồng/SP. Doanh nghiệp luôn theo dõi và thống kê các khoản chi phí phát sinh trong tháng (căn cứ theo mức tiêu thụ 100 SP/tháng):
Khoản mục chi phí
Mức chi phí
Chi phí bán hàng
Giao hàng
Quảng cáo
Lương bán hàng
Hoa hồng bán hàng
Khấu hao thiết bị bán hàng
50.000đ/SP
10 triệu/tháng
6 triệu/tháng
5%doanh thu
5 triệu/tháng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lương quản lý
Khấu hao thiết bị văn phòng
Thuế, lệ phí
Chi phí quản lý văn phòng
Chi phí bằng tiền khác
12 triệu/tháng
10 triệu/tháng
2 triệu/tháng +5% doanh thu
4 triệu/tháng + 10.000đ/SP
1,5 triệu/tháng
Yêu cầu:
1/ Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động.
2/ Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo ứng xử của chi phí (sử dụng lãi trên biến phí), tính theo tổng số và theo từng đơn vị sản phẩm.
Câu 8:
Giám đốc tại một công ty thương mại cho rằng : “Muốn cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường, cần phải thiết kế hệ thông thông tin tốt hơn. Nghĩa là các thông tin có được về chi phí kinh doanh trước hết phải được phân chia thành định phí và biến phí, và chúng phải được sử dụng trong báo cáo thu nhập dạng "Lãi trên biến phí”. Trước yêu cầu của Giám đốc doanh nghiệp, phòng kế toán đã cung cấp các tài liệu sau :
Mục chi phí
Loại chi phí
Cách tính
Giá vốn hàng bán
Hoa hồng hàng bán
Chi phí quảng cáo và chi phí phải trả khác
Lương quản lý
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Biến phí
Biến phí
Định phí
Định phí
Định phí
Hỗn hợp
14000đ/sản phẩm
15% Doanh thu
25.000.000đ/tháng
20.000.000đ/tháng
8.000.000đ/tháng
?
Phòng kế toán cho rằng chi phí dịch vụ mua ngoài như vận chuyển, điện nước, thuê TSCĐ… là chi phí hỗn hợp. Các số liệu thống kê qua 6 tháng về chi phí và khối lượng bán ở công ty như sau:
Tháng
Khối lượng bán
Chi phí dịch vụ mua ngoài
1
2
3
4
5
6
4.000
5.000
6.500
9.000
7.000
5.500
15.000.000đ
17.500.000đ
19.400.000đ
23.500.000đ
21.000.000đ
18.500.000đ
Yêu cầu:
- Sử dụng phương pháp cực đại, cực tiểu. Xác định công thức dự đoán chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty
- Giả sử dự kiến trong tháng tới bán 8.000 sản phẩm với giá bán 32.000đ/sản phẩm. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kế hoạch dự kiến theo dạng định phí và biến phí.
Câu 9:
Có số liệu sau đây về tình hình sản xuất sản phẩm A của doanh nghiệp:
Đơn vị (triệu đồng)
Chi tiêu
Giá trị
1.Biến phí sản xuất kinh doanh
3.500
2. Lãi trên biến phí
3.000
3. Định phí sản xuất kinh doanh cho từng bộ phận
- Lương quản lý bộ phận
- Khấu hao
- Thuê cửa hàng ngắn hạn
- Chi phí quảng cáo
2.400
750
1.000
300
350
4. Phân bổ định phí cấp trên
900
5. Sản lượng sản xuất
1.000
Yêu cầu:
Tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm hoà vốn của doanh nghiệp?
Doanh nghiệp nên tiếp tục duy trì hay huỷ bỏ công việc sản xuất kinh doanh sản phẩm A? (Lưu ý: Lương quản lý và phân bổ định phí cấp trên là chi phí thời kỳ)
Câu 10:
Có các số liệu dưới đây: (Đơn vị tính: ngàn đồng)
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Nguyên liệu
Sản phẩm dở dang
Thành phẩm
85.000
80.000
90.000
95.000
30.000
110.000
- Trong kỳ đã đưa vào sản xuất một lượng nguyên liệu trị giá 326.000 ngàn đồng
- Tổng chi phí sản xuất trong kỳ là 646.000.ngàn đồng.
- Chi phí sản xuất chung bằng 60% chi phí nhân công trực tiếp
Yêu cầu:
Tính giá trị nguyên liệu mua vào trong kỳ.
Tính chi phí nhân công trực tiếp của kỳ.
Tính giá vốn hàng bán trong kỳ.
LOẠI CÂU HỎI 4 ĐIỂM:
Câu 1:
Doanh nghiệp sản xuất A năm trước tiêu thụ được 30.000 sản phẩm X. Các tài liệu về sản phẩm X như sau:
- Đơn giá bán 20.000đ
- Biến phí một sản phẩm 10.000đ
- Tổng định phí hoạt động trong năm 100.000.000đ
Doanh nghiệp đang nghiên cứu các phương án để nâng cao thu nhập từ sản phẩm X này và đề nghị phòng kế toán cung cấp các yêu cầu dưới đây:
Xác định: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của mức doanh thu năm trước và nói ý nghĩa của chỉ tiêu này.
Doanh nghiệp dự kiến mức chi phí nhân công trực tiếp sẽ tăng lên 2.000đ cho mỗi sản phẩm so với năm trước, nhưng giá bán vẫn không đổi. Hãy xác định khối lượng và doanh thu ở điểm hoà vốn trong trường hợp này là bao nhiêu?
Nếu chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện (như câu 2) thì phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm X để doanh nghiệp trong năm tới vẫn đạt được mức lợi tức thuần như năm trước.
Sử dụng tài liệu ở câu 2. Doanh nghiệp phải quyết định giá bán sản phẩm X trong năm tới phải là bao nhiêu để đủ bù đắp phần chi phí công nhân trực tiếp tăng lên mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi trên biến phí trong giá bán là 40%
Sử dụng số liệu năm trước: doanh nghiệp dự tính tự động hoá quá trình sản xuất. Quá trình này sẽ làm giảm biến phí được 40%, nhưng sẽ làm cho định phí tăng lên 90%. Nếu quá trình này được thực hiện thì tỷ lệ lãi trên biến phí, khối lượng bán và mức doanh thu ở điểm hoà vốn của doanh nghiệp đối với sản phẩm X là bao nhiêu ?
Sử dụng số liệu câu 5: Giả sử quá trình tự động hoá được thực hiện và giả sử khối lượng bán và giá bán như năm trước.
Hãy xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh trong trường hợp này rồi đem so sánh với độ lớn đòn bẩy kinh doanh ở câu 2 thì bạn cho nhận xét gì ? theo quan điểm của bạn có nên ủng hộ việc tự động hoá của doanh nghiệp hay không ? Giải thích quan điểm này của bạn.
Câu 2:
Doanh nghiệp sản xuất Q có tổng định phí hoạt động hàng tháng là 27 triệu đồng (có thể phục vụ năng lực sản xuất và tiêu thụ tối đa 13.000 sản phẩm X mỗi tháng). Hiện nay, hàng tháng doanh nghiệp chỉ tiêu thụ được 10.000 sản phẩm với đơn giá là 8.000 đ, biến phí một sản phẩm là 5.000đ
Yêu cầu:
Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm tắt theo dạng lãi trên biến phí và xác định sản lượng và doanh thu hoà vốn
Để tận dụng tối đa năng lực (sản xuất và tiêu thụ 13.000 sản phẩm) mỗi tháng, chủ doanh nghiệp dự kiến 3 phương án như sau:
Giảm giá bán 500đ một sản phẩm
Tăng quảng cáo mỗi tháng 7.500.000đ
Giảm giá bán 200đ/sản phẩm và tăng quảng cáo 3.000.000 đ/tháng
Các phương án này độc lập với nhau, đều căn cứ vào số liệu gốc và giả định các nhân tố còn lại không đổi, nếu cả ba phương án đều có thể thực hiện được thì chủ doanh nghiệp nên chọn một phương án nào? Tại sao?
Có một khách hàng đề nghị mua 3.000 sản phẩm mỗi tháng điều kiện giá bán không quá 90% giá hiện tại và phải chuyên chở đến địa điểm theo yêu cầu (biết chi phí vận chuyển là 720.000đ). Chủ doanh nghiệp mong muốn từ thương vụ này sẽ đem về 6.000.000đ lợi nhuận. Hãy định giá cho lô hàng này? Cho biết thương vụ này có nên thực hiện không?
Câu 3:
Doanh nghiệp A sản xuất các loại giày da, giày thể thao và giày trẻ em. Năng lực sản xuất của DN theo từng loại giày như sau:
- Giày da: 100.000 đôi/năm.
- Giày thể thao: 100.000 đôi/năm.
- Giày trẻ em: 50.000 đôi/năm.
Số liệu về chi phí và doanh thu của DN trong năm vừa qua như sau:
Chỉ tiêu
Giày da
Giày thể thao
Giày trẻ em
Lượng tiêu thụ (đôi)
80.000
70.000
25.000
Doanh thu:
80.000 đôi x 75 nghìn đồng
6.000.000
70.000 đôi x 48 nghìn đồng
3.360.000
25.000 đôi x 20 nghìn đồng
500.000
Biến phí sản xuất:
80.000 đôi x 60 nghìn đồng
4.800.000
70.000 đôi x 40 nghìn đồng
2.800.000
25.000 đôi x 15 nghìn đồng
375.000
Lãi trên biến phí
1.200.000
560.000
125.000
Định phí phân xưởng
200.000
100.000
25.000
Định phí DN phân bổ cho phân xưởng
325.000
260.000
65.000
Lợi nhuận
675.000
200.000
35.000
(Ghi chú: Định phí doanh nghiệp phân bổ cho phân xưởng theo các tỷ lệ sau: Phân xưởng giày da: 50%; Phân xưởng giày thể thao: 40%; Phân xưởng giày trẻ em 10%)
Mức tiêu thụ của DN A tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên với mức tiêu thụ đó, DN chưa sử dụng hết năng lực sản xuất, do vậy DN luôn tìm cách tận dụng hết năng lực hiện có. Có 3 phương án kinh doanh được đề nghị:
Phương án 1:
Doanh nghiệp A dự định mở thêm một số đại lý ở một vài địa phương. Để giới thiệu sản phẩm ở các thị trường mới đó, DN A dự kiến sẽ phải chi 25 triệu đồng quảng cáo mỗi năm và định phí hàng năm (gồm các khoản như tiền thuê cửa hàng, lương quản lý...) là 250 triệu đồng/năm. Mức tiêu thụ dự kiến sẽ đạt được là:
- 30.000 đôi giày da.
- 10.000 đôi giày thể thao.
- 10.000 đôi giày trẻ em.
Phương án 2:
Do năng lực sản xuất của phân xưởng giày trẻ em còn dư thừa tương đối nhiều và lợi nhuận của mặt hàng này cũng không cao nên DN A dự định chuyển nguồn năng lực dôi ra sang sản xuất túi sách, là mặt hàng thị trường đang có nhu cầu lớn, khả năng của nguồn lực này là 15.000 túi sách/năm, thị trường tiêu thụ hết với giá bán 38 nghìn đồng/túi. Ngoài ra, DN A dự kiến mức tiêu thụ túi sách sẽ tăng dần với tốc độ từ 10% đến 20% mỗi năm. Biến phí sản xuất của mỗi túi sách dự kiến là 28 nghìn đồng/túi.
Giả thiết 2 phương án trên là độc lập với nhau, là nhà Quản trị doanh nghiệp, Anh (Chị) hãy cho biết nên chọn phương án nào? Tại sao? Khi chọn phương án đó cần chú ý đến vấn đề gì thêm?
Câu 4:
Công ty Seco, một công ty cung ứng bán buôn, có hợp đồng với một số đại lý bán hàng độc lập để bán các loại sản phẩm của công ty. Những đại lý nạy hiện nhận một khoản hoa hồng bằng 20% doanh thu nhưng họ đang yêu cầu hoa hồng năm nay 2002 tăng lên bằng 25% doanh số thực hiện trong năm. Seco đã dự toán báo cáo kết quả kinh doanh của năm 2002 trước khi được biết yêu cầu tăng hoa hồng bán hàng của đại lý như sau: (Đơn vị tính 1.000đ)
Doanh thu 10.000.000
Giá vốn hàng bán 6.000.000
Lãi gộp 4.000.000
Chi phí quản lý và bán hàng 2.100.000
- Hoa hồng bán hàng 2.000.000
- Các chi phí khác (định phí) 100.000
Lãi thuần trước thuế 1.900.000
Thuế thu nhập doanh nghiệp 570.000
Lãi thuần 1.330.000
Công ty Seco đang nghiên cứu khả năng thuê mướn nhân viên bán hàng. Cần thuê 3 nhân viên với mức lương hàng năm ước tính là 30.000.000đ/người, cộng với hoa hồng bằng 5% doanh số bán. Ngoài ra còn phải thuê một người quản lý với mức lương cố định hàng năm 160.000.000đ. Tất cả các định phí khác và các tỷ lệ biến phí sẽ giữ nguyên như đã ước tính trên dự toán báo cáo kết quả KD năm 2002.
Yêu cầu:
Hãy tính mức doanh thu hoà vốn của năm 2002 của công ty Seco dựa trên báo cáo KQKD dự toán mà công ty đã soạn thảo.
Hãy tính mức doanh thu hoà vốn của năm 2002 công ty Seco nếu công ty tự thuê nhân viên bán hàng
Hãy tính mức doanh thu cần thiết của năm 2002 để tạo ra một mức lãi thuần bằng với mức được đề ra trên báo cáo kết quả kinh doanh dự toán, nếu Seco tiếp tục sử dụng đại lý bán hàng độc lập và chấp nhận yêu cầu hoa hồng 25% doanh số của họ
Hãy tính mức doanh thu cần thiết của năm 2002 mà sẽ tạo ra một mức lãi thuần như nhau trong năm 2002, bất chấp Seco tự thuê nhân viên bán hàng hay tiếp tục sử dụng các đại lý bán hàng độc lập và trả họ 25% hoa hồng.
Câu 5:
Có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại một doanh nghiệp như sau:
Đơn vị tính: Đồng
Doanh thu (60.000sp x 32đ/sp)
1.920.000
Giá vốn hàng bán :
Nguyên liệu trực tiếp
Nhân công trực tiếp
Sản xuất chung (40% biến phí)
Tổng giá vốn hàng bán
318.000
408.000
480.000
1.206.000
Lợi tức gộp
714.000
- Chi phí bán hàng và quản lý hàng năm
Các biến phí:
Hoa hồng hàng bán
Chuyên chở
Quản lý
Các định phí
Lương
Quảng cáo
Cộng chi phí bán hàng và quản lý
180.000
72.000
270.000
320.000
336.000
1.178.000
- Lỗ
(464.000)
Yêu cầu:
Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo dạng lãi trên biến phí và xác định sản lượng, doanh số hoà vốn
Để hoạt động mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp đang nghiên cứu hai phương án kinh doanh dưới đây:
Phương án 1: Giảm giá bán 10%, tăng chi phí quảng cáo lên 100%, tăng hoa hồng hàng bán 0,58đ cho một sản phẩm. Nếu thực hiện điều trên doanh nghiệp tin rằng sẽ tiêu thụ hết năng lực sản xuất là 300.000 sản phẩm/năm
Phương án 2: Bố trí lại lao động hợp lý hơn sẽ làm tăng năng suất lao động, do đó chi phí công nhân trực tiếp giảm chỉ còn 5,2đ/sản phẩm và lương quản lý còn là 204.000/năm. Giá bán không đổi, chi phí quảng cáo tăng 20%, tăng hoa hồng bán hàng 0,2đ/sản phẩm. Nếu thực hiện điều trên doanh nghiệp tin là khối lượng tiêu thụ sẽ tăng lên 50%. Với tư cách là chủ doanh nghiệp bạn chọn phương án nào? Giải thích sự lựa chọn đó?
Câu 6:
Công ty Mickey sản xuất chuột Mickey nhồi bông theo 3 cỡ khác nhau: lớn, vừa, và nhỏ. Lượng bán dự kiến của sản phẩm này và các chi phí liên quan của tháng 1/X được cho dưới đây:
Lớn
Vừa
Nhỏ
Lượng bán dự kiến (SP)
3.000
5.000
4.000
Đơn giá bán (1.000đ)
40
30
20
Biến phí đơn vị (1.000đ)
Nguyên liệu trực tiếp
Nhân công trực tiếp
Sản xuất chung
12
8
5
10
5
3
8
3
2
Định phí tính cho 1 đơn vị (1.000đ)
2
2
2
Tổng chi phí tính cho 1 đơn vị (1.000đ)
27
10
15
Để sản xuất 100 con chuột Mickey loại lớn cần 20 giờ máy, 100 con loại vừa cần 15 giờ máy và 100 con loại nhỏ cần 10 giờ máy. Công suất máy tối đa hiện nay của Công ty là 2.050 giờ máy và công suất này phải cần thời gian ít nhất là 1 năm nữa mới có thể tăng lên được.
Yêu cầu:
Tính lãi trên biến phí cho mỗi con chuột Mickey
Xác định số lượng sản phẩm mà công ty cần sản xuất cho từng cỡ để đạt lợi nhuận tối đa.
Giả sử có 1 Công ty nước ngoài đề nghị mua 2.000 con cỡ lớn với giá 45.000đ/con. Tính chi phí cơ hội của đơn đặt hàng này.
Giả sử do một số máy bị hỏng nên công suất máy giảm còn 1.550 giờ. Công ty phải sản xuất mỗi cỡ bao nhiêu con để đạt lợi nhuận tối đa?
Câu 7:
Công ty T chuyên sản xuất giày da và áo mưa. Các sản phẩm của công ty rất được ưa chuộng trên thị trường vì có chất lượng cao và giá vừa phải. Nguyên liệu để làm giày, thời gian cần thiết để sản xuất một đôi giày, nói chung là tương đương với nhau giữa các kiểu giày. Quá trình sản xuất áo mưa được tiến hành ở một phân xưởng khác với các máy móc chuyên dùng để sản xuất loại sản phẩm này.
Năng lực sản xuất ở phân xưởng giày được phân phối theo nhu cầu thị trường đối với từng kiểu giày như sau:
- Giày cổ cao: 60.000 đôi/năm.
- Giày cổ thấp: 70.000 đôi/năm.
Năng lực sản xuất áo mưa là: 40.000 áo/năm.
Báo cáo về tình hình tiêu thụ sản phẩm trong năm vừa qua ở công ty T như sau:
Các loại sản phẩm
Số lượng
Đơn giá
- Giày cổ cao:
- Giày cổ thấp:
- áo đi mưa:
32.500 đôi
47.500 đôi
24.000 áo
70.000 đ
56.000 đ
13.000 đ
Mức tiêu thụ tương đối ổn định trong những năm vừa qua. Tuy nhiên với mức tiêu thụ này công ty T chưa sử dụng hết năng lực sản xuất. Do vậy ông chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đề nghị cấp dưới nghiên cứu tìm phương án để tận dụng năng lực sản xuất còn nhàn rỗi nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty mà cụ thể là tăng lợi nhuận. Sau một thời gian có 3 phương án được trình:
Phương án 1:
Phòng tiếp thị đề nghị: Giảm giá bán để tăng sản lượng tiêu thụ. Theo họ, cạnh tranh trên thị trường gay gắt và người tiêu dùng rất nhạy cảm với giá. Họ nhận thấy rằng với giá của công ty là giá bán sỉ và người bán lẻ thường đội giá lên ít nhất từ 65% đến 100% để dự phòng cho các khoản lỗ vì những kiểu dáng không được ưa chuộng. Do vậy nếu công ty giảm giá bán buôn thì người bán lẻ sẽ giảm giá bán lẻ và sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngoài ra, thị phần của công ty về các sản phẩm này cũng được nâng lên.
Phòng tiếp thị vừa hoàn thành một cuộc nghiên cứu thị trường và đã lập được bảng số liệu dưới đây phản ánh mức tiêu thụ dự kiến ở các mức giá bán buôn khác nhau của công ty:
Giày cổ cao
Giày cổ thấp
áo đi mưa
Giá bán buôn (đ)
Mức tiêu thụ (đôi)
Giá bán buôn (đ)
Mức tiêu thụ (đôi)
Giá bán buôn (đ)
Mức tiêu thụ (áo)
65.000
55.000
52.000
60.000
9.000
40.000
66.000
51.000
53.000
58.000
10.000
36.000
67.000
49.000
54.000
56.000
11.000
32.500
68.000
46.500
55.000
50.000
12.000
30.000
69.000
39.000
56.000
47.500
13.000
24.000
70.000
32.500
57.000
34.000
14.000
20.000
71.000
30.000
58.000
29.000
15.000
17.000
72.000
28.000
59.000
25.000
16.000
14.500
Phương án 2:
Phòng thiết kế đề nghị: Đa dạng hoá sản phẩm bằng cách sử dụng năng lực nhàn rỗi hiện còn trong dây chuyền sản xuất giày để sản xuất cặp da. Theo bộ phận tiếp thị thì với giá bán 35.000 đ/cái, công ty có thể bán được 50.000 cặp/năm. Số liệu chi phí liên quan đến quá trình sản xuất cặp da như sau:
Chi phí nguyên liệu trực tiếp: 14.000 đ/cặp
Lao động trực tiếp: 8.000 đ/cặp
Sản xuất chung:
- Biến phí: 9.000 đ/cặp
- Định phí: 1.500 đ/cặp
Yêu cầu:
Hãy chọn phương án tối ưu và giải thích vì sao chọn phương án đó.
Câu 8:
Công ty T chuyên sản xuất giày da và áo mưa. Các sản phẩm của công ty rất được ưa chuộng trên thị trường vì có chất lượng cao và giá vừa phải. Nguyên liệu để làm giày, thời gian cần thiết để sản xuất một đôi giày, nói chung là tương đương với nhau giữa các kiểu giày. Quá trình sản xuất áo mưa được tiến hành ở một phân xưởng khác với các máy móc chuyên dùng để sản xuất loại sản phẩm này.
Năng lực sản xuất ở phân xưởng giày được phân phối theo nhu cầu thị trường đối với từng kiểu giày như sau:
- Giày cổ cao: 60.000 đôi/năm.
- Giày cổ thấp: 70.000 đôi/năm.
Năng lực sản xuất áo mưa là: 40.000 áo/năm.
Báo cáo về tình hình tiêu thụ sản phẩm trong năm vừa qua ở công ty T như sau:
Các loại sản phẩm
Số lượng
Đơn giá
- Giày cổ cao:
- Giày cổ thấp:
- áo đi mưa:
32.500 đôi
47.500 đôi
24.000 áo
70.000 đ
56.000 đ
13.000 đ
Mức tiêu thụ tương đối ổn định trong những năm vừa qua. Tuy nhiên với mức tiêu thụ này công ty T chưa sử dụng hết năng lực sản xuất. Do vậy ông chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đề nghị cấp dưới nghiên cứu tìm phương án để tận dụng năng lực sản xuất còn nhàn rỗi nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty mà cụ thể là tăng lợi nhuận. Sau một thời gian có 3 phương án được trình:
Phương án 1:
Ông giám đốc kinh doanh đề nghị: Công ty chấp nhận hợp đồng đặt hàng trong 2 năm của doanh nghiệp B. Số lượng sản phẩm và đơn giá của từng loại sản phẩm được DN B đặt mỗi năm như sau:
Các loại sản phẩm
Số lượng
Đơn giá
- Giày cổ cao:
- Giày cổ thấp:
- áo đi mưa:
17.500 đôi
17.500 đôi
12.500 áo
50.250 đ
40.125 đ
9.500 đ
Do giá đưa ra khá cách biệt so với đơn giá bán sỉ của công ty T nên DN B cũng có đề nghị là sản phẩm cung cấp cho họ có thể giảm chất lượng một chút, và trong năm thứ 2 của hợp đồng, họ sẽ nâng giá lên 10%, tương đương với mức biến động dự kiến của chi phí sản xuất các sản phẩm đó. Về phía công ty T, do chất lượng sản phẩm giảm đi nên biến phí sản xuất sản phẩm cung cấp cho DN B sẽ giảm được 10%. Chi phí sản xuất của mỗi loại sản phẩm của công ty T ước tính trong kỳ tới như sau: (Chưa tính 10% giảm)
Khoản mục chi phí
Giày cổ cao
Giày cổ thấp
áo đi mưa
Nguyên liệu trực tiếp
19.500 đ
11.000 đ
2.250 đ
Lao động trực tiếp
15.000 đ
12.500 đ
1.500 đ
Sản xuất chung:
- Biến phí
- Định phí
18.000 đ
10.500 đ
18.000đ
10.500 đ
4.000 đ
2.000 đ
Tổng cộng
63.000 đ
52.000 đ
9.750 đ
Phương án 2:
Phòng thiết kế đề nghị: Đa dạng hoá sản phẩm bằng cách sử dụng năng lực nhàn rỗi hiện còn trong dây chuyền sản xuất giày để sản xuất cặp da. Theo bộ phận tiếp thị thì với giá bán 35.000 đ/cái, công ty có thể bán được 50.000 cặp/năm. Số liệu chi phí liên quan đến quá trình sản xuất cặp da như sau:
Chi phí nguyên liệu trực tiếp: 14.000 đ/cặp
Lao động trực tiếp: 8.000 đ/cặp
Sản xuất chung:
- Biến phí: 9.000 đ/cặp
- Định phí: 1.500 đ/cặp
Yêu cầu:
Hãy chọn phương án tối ưu và giải thích vì sao chọn phương án đó.
Câu 9:
Tài liệu trong năm X của một doanh nghiệp về 3 loại dịch vụ chính A, B, C như sau :
Chỉ tiêu
A
B
C
1. Đơn giá bán (ngàn đồng/đơn vị)
300
200
300
2. Biến phí (ngàn đồng/đơn vị)
180
150
210
3. Định phí (ngàn đồng)
300.000
200.000
360.000
Số lượng sản phẩm tiêu thụ (Đơn vị)
3.000
4.000
5.000
Yêu cầu:
Tính tỷ lệ lãi trên biến phí từng dịch vụ. Cho biết dịch vụ nào có ưu thế tăng lợi nhuận hơn khi tăng cùng mức doanh thu. Tại sao?
Tính độ lớn của đòn bẩy kinh doanh của từng dịch vụ và cho biết những dịch vụ nào có ưu thế hơn về tốc độ tăng lợi nhuận khi tăng tốc độ doanh thu. Tại sao?
Tính sản lượng và doanh thu để công ty đạt mức lợi nhuận mong muốn của dịch vụ A là 60.000.000 đồng, dịch vụ B là 40.000.000 đồng, dịch vụ C là 90.000.000 đồng.
Để tăng doanh thu dịch vụ A, doanh nghiệp quyết định thưởng cho nhân viên bán hàng 10.000 đồng cho mỗi sản phẩm tiêu thụ vượt sản lượng hoà vốn. Tỉnh sản lượng, doanh thu để công ty đạt mức lợi nhuận 22.000.000 đồng
Câu 10:
Tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh trong nước của công ty ABC về sản phẩm A trong năm như sau:
Chỉ tiêu
Đơn vị (nghìn đ/SP)
Tổng cộng (nghìn đ)
1. Doanh thu
500
500.000
2. Biến phí sản xuất kinh doanh
250
250.000
3. Định phí sản xuất kinh doanh
150.000
4. Số lượng sản phẩm tiêu thụ
500 SP
Yêu cầu:
Xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập DN của sản phẩm A; xác định điểm hoà vốn của sản phẩm A
Có các phương án kinh doanh được đề xuất như sau:
Phương án I:
Tăng chi phí nhân công trực tiếp 10 nghìn đ/SP, thay chi phí quảng cáo hàng kỳ 15.000 nghìn đ bằng hoa hồng trực tiếp tính trên giá bán 5%, giảm đơn giá bán 2%, mở rộng điểm bán hàng với chi phí 20.000 nghìn đ, sản lượng dự báo tăng 40%.
Phương án II:
Để tham gia vào thị trường xuất khẩu, công ty phải thay chủng loại vật tư sử dụng hiện tại bằng vật tư mới làm, chi phí tăng thêm 15 nghìn đ/SP. Thay thiết bị sản xuất hiện tại bằng thiết bị mới, tăng chi phí khấu hao 90.000 nghìn đ. Giá bán dự kiến 1.100 nghìn đ/SP, phát sinh thuế xuất khẩu 2% giá bán. Sản lượng tiêu thụ dự tính tăng 50% (toàn bộ SP sản xuất để xuất khẩu)
Các phương án trên là độc lập với nhau. Với kiến thức về kế toán quản trị, anh chị hãy phân tích các phương án kinh doanh trên và đề xuất phương án kinh doanh tối ưu.
Người biên soạn:
ThS. Đinh Xuân Dũng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán quản trị.doc