Ngăn chặn và phòng ngừa buôn bán tạng: Một số giải pháp cần làm hiện nay tại Việt Nam

Tài liệu Ngăn chặn và phòng ngừa buôn bán tạng: Một số giải pháp cần làm hiện nay tại Việt Nam

pdf11 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngăn chặn và phòng ngừa buôn bán tạng: Một số giải pháp cần làm hiện nay tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 17 NGĂN CHẶN VÀ PHÒNG NGỪA BUÔN BÁN TẠNG: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN LÀM HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM Dư Thị Ngọc Thu1; Trần Ngọc Sinh2 TÓM TẮT Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, tệ nạn buôn bán tạng phủ đang bùng phát và lan rộng do thiếu nguồn tạng hiến. Làm thế nào để đáp ứng yêu cầu điều trị cho bệnh nhân suy tạng cần được ghép tạng mà không vi phạm pháp luật?. Sức khỏe của con người là vô giá, cần quan tâm đến cả 2 đối tượng người hiến và người nhận về nhiều mặt: y tế, tâm lý, xã hội Hợp thức hóa tình trạng buôn bán tạng hay chống buôn bán tạng?. Đâu là đường lối đúng?. Giải pháp nào để khắc phục? Đây là những câu hỏi mà các nhà khoa học trên toàn thế giới đều quan tâm. * Từ khóa: Hiến tạng; Ghép tạng; Buôn bán tạng. Discourage and Prevention of the Organ Trafficking: Some Necessary Solutions for Current in Vietnam Summary Vietnam as well as other countries in the world, organ trafficking had outspread over all because of deficiency of organ donation sources. How to response to treatment of the end- stage renal disease patients? The human’s health is invaluable. Both donors and recipients need to be concerned about: Health, psychology, society Should we regularize organ trafficking or against it?, Which are the solutions?. These are questions that the scientists around the world are concerned about. * Keywords: Organ donation; Organ transplantation; Organ trafficking. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo thống kê của UNOS từ tháng 1 đến tháng 4 - 2018 về số người chờ, người hiến tạng và người được ghép tạng [7]: 74.661/114.457 người trong danh sách chờ có khả năng nhận được cơ quan hiến, trung bình mỗi 10 phút có thêm 1 người vào danh sách chờ nhận tạng ghép và trung bình mỗi ngày có 20 người tử vong trong khi chờ; 21.042 người được nhận cơ quan hiến, 10.120 người đã hiến tạng. Theo thống kê của Eurotransplant (2014) [7]: 14.928 người trong danh sách chờ có khả năng nhận được cơ quan; 2.299 người chết não hiến tạng, 1. Bệnh viện Chợ Rẫy 2. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Người phản hồi (Corresponding): Dư Thị Thu Ngọc (drduthingocthu2015@gmail.com) Ngày nhận bài: 20/08/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/09/2018 Ngày bài báo được đăng: 03/10/2018 t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 18 2.041 người có thể nhận được tạng hiến, 7.193 người được ghép tạng; 205 người hiến tạng khi tim ngừng đập ghép cho 472 người bệnh suy chức năng cơ quan (321 thận, 101 gan, 38 phổi, 9 tụy). Tại Việt Nam, chưa có thống kê chính thức về số người chờ ghép tạng. Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp quốc tính đến ngày 09 - 08 - 2018, dân số Việt Nam là 96 triệu người. Với 26 năm ghép tạng, số cơ quan ghép được (theo số liệu cung cấp từ Trung tâm Điều phối Quốc gia tính đến 3 - 2018): 2.853 thận, 105 gan, 20 tim, 1 thận - tụy, 1 tim - phổi, 2 phổi. Số đơn đăng ký tình nguyện hiến tạng nhân đạo khi qua đời 12.992, rất nhỏ so với nhu cầu thực tiễn. Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, tệ nạn buôn bán tạng phủ đang bùng phát và lan rộng do thiếu nguồn tạng hiến. Người bị bóc lột sức khỏe là người nghèo, thiếu kiến thức y khoa đe dọa đến an ninh, trật tự trong xã hội. Làm thế nào để đáp ứng yêu cầu điều trị cho bệnh nhân (BN) suy tạng cần được ghép tạng mà không vi phạm pháp luật?. Hợp thức hóa tình trạng buôn bán tạng, hay chống buôn bán tạng?. Đâu là đường lối đúng?. Giải pháp nào để khắc phục?. ĐỊNH NGHĨA VỀ TỪ NGỮ * Theo từ điển tiếng Việt (LacViet-mtd9 EVA): “Hiến” (động từ): tự nguyện cho đi. “Cho” (động từ): chuyển cái thuộc quyền sở hữu của mình sang thành của người khác mà không đổi lấy gì cả. Từ đồng nghĩa với “cho” là biếu, tặng (cho tặng một cách trân trọng lễ phép): làm người khác có được, nhận được cái gì hoặc điều kiện để làm việc gì. Việc từ thiện thường là một việc tự nguyện, nên không có những nguyên tắc bắt buộc nào. Từ thiện thường phải đi chung với bất vụ lợi (làm không vì lợi ích riêng) và thiện nguyện (tự nguyện làm vì điều tốt). Donation/Definition of donation in English by Oxford Dictionaries: “Something that is given to a charity, especially a sum of money”: món quà nào đó trao tặng với mục đích từ thiện. * Theo quy định của Luật “Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” của Việt Nam (chương 1, điều 3, 4) [3]: Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học, không nhằm mục đích thương mại. * Theo định nghĩa của Hội nghị Thượng đỉnh Istanbul (2018) [9]: - Organ trafficking (buôn bán tạng) gồm những hoạt động: + Lấy cơ quan của người hiến sống hoặc đã chết mà không có sự đồng ý hoặc ủy quyền hoặc đổi lấy lợi ích tài chính hoặc lợi thế so sánh với người hiến và/hoặc người thứ ba. + Bất kỳ sự vận chuyển, điều khiển, cấy ghép hoặc sử dụng cái khác như những cơ quan. + Cung cấp bất kỳ lợi ích hoặc yêu cầu y tế, chuyên viên, nhân viên của một tổ chức công cộng hoặc tư nhân tạo điều kiện để thực hiện lấy hoặc sử dụng. + Mời hoặc tuyển dụng người hiến hoặc người nhận có liên quan đến lợi ích tài chính. + Bất kỳ hành vi nào cố tình hoặc trợ giúp hoặc nhận hoa hồng. t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 19 - Travel for transplantation: du lịch ghép là người bệnh di chuyển qua biên giới cho mục đích cấy ghép. Đi du lịch để ghép tạng trở thành du lịch ghép tạng. Đó là phi đạo đức nếu liên quan đến buôn bán người vì mục đích lấy nội tạng hoặc buôn bán nội tạng người, hoặc nếu nguồn lực (cơ quan, chuyên gia và trung tâm ghép) dành ghép cho BN nước ngoài sẽ làm giảm khả năng cung cấp nguồn tạng cho dân số của đất nước đó. - Self-sufficiency in organ donation and transplantation: tự cung tự cấp trong hiến và ghép tạng là đáp ứng nhu cầu ghép của một quốc gia bằng cách sử dụng nguồn hiến tặng và ghép do chính người dân trong nước và các cơ quan được quyên góp cung cấp, hoặc chia sẻ công bằng với các quốc gia hoặc khu vực pháp lý khác. - Financial neutrality in organ donation: trung lập tài chính trong hiến tạng nghĩa là người hiến và gia đình của họ không mất hoặc có được tài chính. NGUYÊN TẮC VỀ HIẾN GHÉP TẠNG TRÊN THẾ GIỚI Hiến tạng nhân đạo từ người hiến chết là việc làm nhân đạo trong xã hội hiện đại nên mọi hoạt động trong lĩnh vực này phải minh bạch, công bằng, bảo đảm y đức và pháp lý. Mô hình hoạt động điều phối theo Hội Ghép tạng Thế giới tại Úc gồm 2 hệ thống riêng dành cho người hiến và nhận [10]: - Hệ thống điều phối liên quan đến người hiến tạng: cơ quan điều phối quốc gia, cơ quan điều phối vùng: phân phối mô - tạng hiến tặng; điều phối tại bệnh viện có người cho: hồi sức cấp cứu, phòng mổ thực hiện nhiệm vụ nhận mô - tạng hiến tặng. - Hệ thống điều phối liên quan đến người nhận: cơ quan quản lý thông tin người chờ nhận mô - tạng hiến tặng cấp quốc gia, cấp vùng; bệnh viện có khả năng ghép tạng. 1. Nguyên tắc điều phối ghép tạng. * Các bước thực hiện hòa hợp mô: - Khi một cơ quan được hiến tặng, tổ chức quản lý cơ quan hiến tặng điền thông tin của người hiến tạng bao gồm kích thước, tình trạng cơ quan, nhóm máu, loại mô vào hệ thống vi tính. - Danh sách đăng ký chờ ghép cơ quan chung trong hệ thống sẽ tìm thấy người hòa hợp miễn dịch với cơ quan hiến tặng. Mỗi cơ quan sẽ có tiêu chuẩn điều phối riêng. Máy vi tính dựa trên tiêu chuẩn cơ bản của từng loại cơ quan để tìm ra BN có hòa hợp mô tốt nhất. - Trung tâm ghép chọn tự động bằng máy kèm theo danh sách người nhận cơ quan. - Khi một cơ quan được hiến tặng, kíp ghép xác định tiêu chuẩn nào tốt nhất cho người nhận, đôi khi phải hủy bỏ cơ quan tặng. - Khi một cơ quan không phù hợp với người nhận, tiếp tục tìm người nhận khác tốt hơn trong danh sách chờ, việc này thực hiện đến khi tìm được người hòa hợp tốt nhất. * Các yếu tố liên quan đến điều phối cơ quan: Bên cạnh tiêu chuẩn hòa hợp mô còn có các yếu tố: tuổi, khả năng hồi phục của người nhận, hòa hợp nhóm máu, chiều cao, cân nặng; khoảng cách từ địa t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 20 phương cư trú của người nhận đến trung tâm ghép; hoàn cảnh sống, số người trên danh sách chờ; thời gian tham gia vào danh sách chờ. Các tiêu chuẩn sẽ thay đổi tùy loại cơ quan. Ví dụ: với ghép tim và phổi, người nhận trong khu vực có người hiến tạng, hòa hợp nhóm máu ABO và trong vòng 500 km sẽ được ưu tiên cao nhất với những yêu cầu khác phù hợp với tiêu chuẩn ghép. 2. Điều kiện bổ sung trong việc chọn lựa người nhận cơ quan [10]. Hệ thống KAS (Kidney Allocation System) mới xây dựng thêm một số yếu tố chính: các tiêu chuẩn chất lượng hiến thận hiện nay (tiêu chuẩn chuẩn cho người hiến tạng, SCD = Standard Criteria Donors; hoặc SCD = Expanded Criteria Donors) thay thế bằng một số chi tiết tinh tế hơn, đó là chỉ số theo dõi trong hồ sơ của người hiến thận (KDPI = Kidney Donors Profile Index). Tất cả người chờ nhận thận sẽ có một bảng thang điểm đánh giá đời sống sau ghép (EPTS = Expected Post Transplant Survival). Thang điểm dựa trên 4 yếu tố: tuổi, thời gian chạy thận nhân tạo, tình trạng bệnh đái tháo đường và tiền căn ghép tạng trước đó. Các nguyên tắc điều phối sẽ sử dụng KDPI cho người hiến và thang điểm EPTS sẽ đánh giá tương hợp giữa người cho và người nhận. Thận hiến với KDPI ≤ 20% sẽ ghép cho người nhận là người lớn với số điểm của EPTS 20%, tiếp theo là người nhận với EPTS ngoài điểm 20%. BN có nhiều kháng thể, điểm ưu tiên sẽ được tăng lên thông qua một hệ thống điểm của CPRA và ưu tiên của khu vực và quốc gia rất cao (những người có CPRA ≥ 98%). Thời gian lọc máu trước khi đăng ký sẽ tính vào thời gian chờ đợi. 3. Nguyên tắc điều phối đa trung tâm. Nơi nào có người hiến thì nơi đó sẽ được ưu tiên; chỉ chuyển đến trung tâm khác khi không có người phù hợp; trung tâm nhận có nhiệm vụ ưu tiên cho trung tâm đã chuyển tạng cho mình trước đó khi có người hiến tạng; nơi được chọn chuyển đến phải có khả năng ghép cơ quan đó và phương tiện giao thông phải thuận lợi, bảo đảm thời gian bảo quản tạng; người nhận cơ quan đó phải có sự hòa hợp cao (100%). NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG HIẾN VÀ GHÉP TẠNG [5] 1. Pháp luật. - Tại Mỹ, luật cấm mua bán nội tạng quy định cụ thể: bất cứ ai cố ý thu nhận, nhận hoặc chuyển giao bất kỳ cơ quan nào sử dụng để ghép, phạt tiền 50.000 USD, hoặc phạt tù đến 5 năm hoặc cả hai. - Tại Úc, vùng phía Bắc, trong việc cấy ghép mô người quy định tại Điều 24: tham gia vào hoạt động của con người buôn bán mô hoặc bộ phận cơ thể, phạt tiền 500 USD hoặc 3 tháng tù giam. - Tại Hồng Kông và Ma Cao: nếu mua hoặc bán nội tạng hoặc mô người, hoặc gây ra tổn thương có liên quan cho người khác sẽ bị phạt tiền, hoặc bị tù không quá 3 năm. - Việt Nam đã có các luật: + Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác [2] nhưng còn những điểm cần phải bổ sung, hoàn thiện hơn cho phù hợp với thực tiễn tại t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 21 Việt Nam: cần định nghĩa rõ hơn về từ “chết” giữa hiến tạng và hiến xác. Chết não và ngừng tuần hoàn. Chết não cần phải nói rõ đối với chết vùng vỏ não, thân não hay chết toàn bộ não và điện não chỉ đẳng điện khi chết toàn bộ não. + Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tội buôn bán người bao gồm lấy bộ phận cơ thể người và những chỉnh sửa bổ sung về mức độ hình phạt [1, 3]. + Ngày 30 - 7 hàng năm là ngày toàn dân chống buôn bán người [4]. Hiện tại vẫn còn những điểm chưa quy định rõ ràng về việc bán thận, bán gan, ghép thận, ghép gan, ghép mô trái phép và người bán, người mua, lẫn người thực hiện sẽ bị xử lý như thế nào trong quá trình mua bán đó. 2. Văn hóa xã hội. Ghép tạng đã có những thành tựu nhất định, nhưng tình trạng thiếu hụt cơ quan trên toàn cầu là một trong những thách thức lớn mà tất cả mọi người đang phải đối mặt. Để đáp ứng nhu cầu này, ngoài nguồn hiến tặng từ trong gia đình, còn có thể sử dụng nguồn tạng hiến từ bạn bè tình nguyện và người có quan hệ tình cảm (chồng hoặc vợ), gọi là "hiến thận nhân đạo". Trên toàn cầu, việc ghép thận từ người hiến tặng không có mối quan hệ huyết thống phần lớn là người nghèo. Họ cần tiền nên họ đã sử dụng thận làm hàng hóa [11]. Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội học về hiến và ghép tạng là mối quan tâm lớn. Không có người tình nguyện hiến tặng thận (ngay cả người thân trong gia đình, do thiếu tình thân, thiếu kiến thức y khoa và thậm chí cả lòng ích kỷ) nên người nhận phải trả tiền cho người hiến, người bán và người môi giới. Nhu cầu ghép tạng ở các nước tăng nhanh hơn nguồn cung cấp cơ quan. Từ đó, cơ thể của người nghèo trên thế giới đang trở thành những món hàng trao đổi và thường gặp nhất là thận [11]. 3. Tôn giáo. Quan điểm về tôn giáo rất đa dạng, đa phần các tôn giáo lớn như Phật giáo, Thiên chúa giáo đều ủng hộ việc hiến tạng nhân đạo cứu người [5]. Nhưng quan trọng là quyết định hiến tặng được thực hiện dựa vào lòng vị tha của con người, cần được quan tâm đầu tư cách tiếp cận trong cộng đồng để giải quyết những khó khăn cản trở về tôn giáo. 4. Vấn đề nan giải của thế giới. Mặc dù có nhiều thành tựu lớn trong chuyên ngành ghép tạng, nhưng vẫn luôn tồn tại vấn đề nan giải: thiếu nguồn tạng hiến tặng, từ đó nảy sinh vấn đề: mâu thuẫn giữa hiến tạng nhân đạo và buôn bán tạng, buôn lậu tạng phủ. TÌNH HÌNH GHÉP TẠNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI 1. Chống triệt để. Ghép buôn bán bị lên án mạnh (theo quan điểm của Hội Ghép tạng Thế giới, Tuyên ngôn Istanbul, OMS, Hội đồng Nhân quyền), nhưng “ghép tạng du lịch” vẫn xảy ra ở một số nước. 2. “Chống”, nhưng lách luật. Ví dụ: cấm buôn bán tạng cho người cùng bang, nhưng không cấm bán cho người khác bang trong cùng một nước. t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 22 3. Chống, nhưng không truy cứu việc buôn bán thận. Gần đây, một nước tuyên bố trên mạng cho phép ghép buôn bán thận, gan người sống tại một bệnh viện lớn, nhưng sau đó phải xoá mạng và chịu phê bình, truy cứu “tới tấp” của các nhà nhân quyền và hiến tạng nhân đạo. CÁC HIỆP ƯỚC CHỐNG BUÔN BÁN TẠNG TRÊN THẾ GIỚI 1. Tuyên bố Istanbul [9]. Tuyên bố dựa trên nguyên tắc của tuyên ngôn thế giới về Quyền của con người. Nguồn gốc của tạng hiến không được là nạn nhân nghèo, buôn bán nội tạng và ghép tạng du lịch mà là một món quà từ sức khoẻ của một cá nhân khác. * Các chiến lược tăng cường hiến tặng cơ quan và ngăn chặn nạn buôn người, buôn bán và du lịch ghép tạng, khuyến khích cấy ghép hợp pháp, cứu sống người bệnh: - Gia tăng tình nguyện hiến tặng tạng từ người chết: + Tìm hiểu nguyên nhân từ chối hiến tạng để khắc phục. + Cần phải có luật hiến tạng khi chết và cơ sở hạ tầng để phát triển ghép từ người chết tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng quốc gia. + Tất cả quốc gia đã thực hiện hiến tạng khi qua đời, phương pháp điều trị cho người hiến tạng tiềm năng và ghép tạng phải được tối đa hóa. + Các quốc gia có chương trình ghép tạng từ người hiến tạng chết đã xây dựng tốt nên chia sẻ thông tin, chuyên môn và công nghệ với các nước muốn phát triển hiến tạng. - Đảm bảo an toàn của người hiến tặng sống và công nhận hợp pháp hành động anh hùng của họ trong khi chống lại việc ghép tạng từ buôn bán nội tạng và thương mại. 2. Cập nhật các khuyến nghị từ Hội nghị Thượng đỉnh (2018) [9]. - Chính phủ nên phát triển và thực hiện đạo đức các chương trình phòng chống và điều trị suy cơ quan phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân. - Việc chăm sóc tối ưu cho người hiến tạng và người nhận cấy ghép phải là mục tiêu chính của các chính sách và chương trình cấy ghép. - Buôn bán nội tạng người và buôn bán người vì mục đích lấy nội tạng nên bị cấm và coi đó là phạm tội. - Việc hiến tặng nội tạng phải là một hành động trung lập về mặt tài chính. - Mỗi quốc gia hoặc khu vực nên phát triển và thực thi pháp luật, các quy định để chi phối phục hồi cơ quan từ người hiến đã chết và sống; thực hành ghép phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. - Các cơ quan tổ chức trong từng khu vực phải giám sát và chịu trách nhiệm cho hoạt động hiến tặng, điều phối và ghép tạng, đảm bảo tiêu chuẩn, nguồn gốc minh bạch, chất lượng, an toàn, công bằng và công khai. - Tất cả cư dân của một quốc gia có quyền tiếp cận công bằng với nội tạng được hiến từ người chết và dịch vụ cấy ghép. t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 23 - Các cơ quan cấy ghép nên phân bổ bình đẳng trong nước hoặc khu vực, phù hợp với mục tiêu, không phân biệt đối xử, bên cạnh các quy tắc hợp lý và minh bạch, đúng với hướng dẫn về tiêu chuẩn lâm sàng và đạo đức. - Chuyên gia y tế và tổ chức y tế cần hỗ trợ trong ngăn chặn và giải quyết buôn bán nội tạng, buôn bán người với mục đích lấy tạng và du lịch ghép tạng. - Chính phủ và chuyên gia y tế nên thực hiện các chiến lược ngăn cản người dân ở nước họ tham gia du lịch ghép tạng. - Các quốc gia nên cố gắng tự cung tự cấp trong hiến tạng và ghép tạng. BUÔN BÁN TẠNG PHỦ TRONG GHÉP TẠNG: CHỐNG, TẠI SAO? Hiến tạng là nhân đạo, là giải pháp chính thống để tăng số người đồng thuận hiến tạng. Không ủng hộ việc người hiến tạng nhận tiền từ người ghép tạng vì: - Tiền: không thể nào định giá các bộ phận cơ thể người, tạng người. - Thực chất người cho tạng bị bóc lột, lừa gạt, xúc phạm nhân phẩm khi bán đi một phần thân thể của mình. - Không có ghép tạng thì khó khăn kinh tế của các cá nhân trong xã hội vẫn tồn tại. Tại sao lại gắn việc ghép tạng và giải quyết khó khăn kinh tế với nhau?. - Hành động của người cho có thể dẫn đến tử vong do cuộc mổ lấy tạng. Trách nhiệm lúc đó không chỉ là họ, mà là của Ngành Y tế. - Với suy thận, nếu không ghép được BN có thể lọc máu. Ghép thận có chất lượng sống tốt hơn, nhưng không vì vậy mà hại người khác (đó là những người cùng cực nhất của xã hội). - Việc hiến tạng để nhận tiền (tức buôn bán) dẫn đến nhiều tệ nạn, làm mất an ninh trật tự xã hội và chỉ có thể phục vụ duy nhất cho một đối tượng là người có tiền trong xã hội gây mất công bằng và nhân đạo của việc hiến tạng. - Hành động luôn bị các Hội Chuyên ngành Quốc tế, các Tổ chức Quốc tế, các Tuyên ngôn nhân đạo và nhân quyền lên án. BUÔN BÁN TẠNG PHỦ TRONG GHÉP TẠNG: KHÔNG CHỐNG, TẠI SAO? HẬU QUẢ RA SAO? 1. Lý do không chống. - Giải quyết vấn đề nan giải: khan hiếm tạng để ghép. - Người hiến phải được đền bù về vật chất. - Vật chất là giải pháp tốt nhất khuyến khích mọi người hiến tạng. - Tiền giúp thăng bằng cán cân “cung” và “cầu”. * Ưu và nhược điểm của quan niệm không chống buôn bán tạng: - Ưu điểm: + Dùng lợi ích vật chất (tiền) để giải quyết vấn đề khan hiếm tạng ghép. + Thực hiện “công bằng” theo quan niệm “tiền trao, cháo múc”. - Nhược điểm: + Tạng phủ không phải là hàng hóa, đã là hàng hóa buôn bán thì có buôn gian, buôn lậu phi pháp. t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 24 + Tạng phủ là tặng vật vô giá về tinh thần của chủ nghĩa nhân đạo, không thể tính bằng tiền. Những giá trị của loài người không phải tất cả có thể quy ra tiền. + Là biểu hiện của sự sa sút về đạo đức và lòng vị tha, nhân đạo. + Người có tiền bóc lột thân xác người không tiền. + Trên thế giới chưa có báo cáo nào thành công với giải pháp này, ngược lại giải pháp hiến tạng nhân đạo là chủ đạo. 2. Hậu quả của thương mại trong ghép tạng. Ghods A.J và CS (2007) [5] khi nghiên cứu về ghép thận tại Iran nhận thấy: 79,6% người cho sống là người cho không cùng huyết thống, 84% là người nghèo trong xã hội. Biểu đồ 1: Số liệu ghép thận tại Iran. Tổng kết của Mehmet Şükrü Sever và CS (2001) [8] về biến chứng và kết quả sống còn của thận ghép từ 115 BN được ghép thận từ các nước Iran, Iraq, Ấn Độ với BN được ghép tại Bệnh viện Trường Y khoa Istanbul cho thấy khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm trong thời gian theo dõi 5 năm và 7 năm là 84,66% và 53% so với 86,78% và 73% (p = 0,036). Biểu đồ 2: Theo dõi đời sống thận ghép từ nguồn hiến là người cho sống có mối liên hệ huyết thống và không có mối liên hệ huyết thống từ các nước trở về theo dõi tại trung tâm (ghép từ Iran, Iraq, Ấn Độ). Theo Salahudeen A.K và CS (1990), trong thời gian từ 6 - 1984 đến 5 - 1988, 130 BN từ Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Oman đã đến Bombay, Ấn Độ (thông qua các nhà môi giới) ghép thận từ người hiến tặng không liên quan với giá 2.600 - 3.300 USD. 122/130 BN sống sót sau phẫu thuật, trở lại bệnh viện để theo dõi. 25 ca tử vong (16 BN tử vong < 3 tháng, 4 BN trong 3 tháng tiếp theo và 4 BN vào cuối năm đầu tiên), tỷ lệ sống của BN cho Ghép từ người cho có mối liên hệ huyết thống. Ghép từ người cho không có mối liên hệ huyết thống từ các nước khác trở về. t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 25 thận là 81%, chỉ còn 5% sau 1 năm. BN tử vong có nhiều biến chứng, nhưng nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây tử vong hay gặp nhất. BN không được hướng dẫn điều trị đúng cách và không có thông tin nào từ trung tâm ghép gửi về cho các bác sỹ theo dõi. Các tiêu chí về phù hợp của cấy ghép không nghiêm ngặt và BN bị nhiễm khuẩn nặng. Trên thực tế, sau phẫu thuật, người cho được khuyến cáo không quay trở lại bệnh viện. Goyal M và CS (2002) theo dõi hơn 300 người bán thận ở Chennai, Ấn Độ phát hiện: người cho nhận được số tiền ít hơn như đã hứa trong quá trình thương lượng ban đầu; thay vì cải thiện, thu nhập của gia đình giảm khoảng 1/3 sau khi cho thận, số người bán thận sống dưới mức nghèo khổ tăng thêm 20%; 75% số người có mục đích bán thận để trả nợ, nhưng vẫn tiếp tục bị nợ; > 95% người bán thận thừa nhận giúp đỡ một BN bị bệnh thận nặng không phải là mong muốn của họ; gần 90% người tham gia nghiên cứu báo cáo sức khỏe của họ suy giảm đáng kể; nhiều người vợ đã bị buộc phải bán thận vì người chồng của họ cần tiền. Khi được hỏi những lời khuyên họ sẽ nói với người có dự tính bán thận là gì? > 80% nói rằng họ sẽ không đề nghị làm như vậy. Còn tại Việt Nam? Thông qua các đơn vị truyền thông như đài truyền hình Việt Nam, Zing.vn, Báomới.com, Công an Nhân dân Online, Tuổi trẻ, Vietnamnet có nhiều bài viết về nạn buôn bán thận tại Việt Nam và kết quả của những cuộc buôn bán này. Một phóng sự dài 3 tập của VTV1 mang tên “Những mảnh ghép cuộc sống” đã tóm tắt quá trình phát triển của kỹ thuật ghép tạng tại Việt Nam, đồng thời tâm sự của những người tham gia bán thận của mình tại huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ. Phóng viên của báo Tuổi trẻ: “Người mua thận phải trả cho cò 600 triệu đồng cho toàn bộ cuộc mua bán này và thực tế người bán nhận được số tiền dao động từ 100 - 150 triệu đồng”. Anh Danh L, ấp 7, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ đã đi bán thận với mong muốn thay đổi cuộc sống gia đình: “Sau khi bán, nhận được 100 triệu, cho người giới thiệu 5 triệu, còn 95 triệu để trả nợ”. Nhưng hiện đã trở lại với hai bàn tay trắng phải bỏ quê lên Sài gòn kiếm sống và chỉ có thể trở về nhà khi không còn đủ sức khỏe. Một phóng viên khác: “Người thì muốn lấy tiền chữa bệnh cho cha mẹ, người thì vợ con đau ốm, kẻ muốn nâng lại cái nền nhà cho đỡ xập xệ... Ai cũng có lý do để bán thận. Nhìn thân hình tiều tụy, gương mặt hốc hác của anh N, một người từng bán thận, không ai nghĩ anh có thể chạy xe ôm. Với tài sản duy nhất là chiếc xe Wave Tàu cũ nát, anh chỉ còn có thể kiếm chút bạc lẻ để tiếp tục kéo dài sự sống của chính mình. Sau hai tháng bán thận, sức khỏe anh “tụt dốc không phanh”, những cơn đau âm ỉ kéo dài khiến anh không thể làm bất kể việc nào nặng nhọc. “Tháng 11 - 2013, tôi mổ bán thận thành công. Cầm 90 triệu đồng tiền bán về, trả hết nợ nần cho mẹ hết 50 triệu, số còn lại vợ chồng tôi tính chuyện làm ăn. Nhưng chưa kịp thực hiện thì tôi phải nhập viện điều trị. Đến giờ tiền thuốc đã hơn 50 triệu t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 26 đồng. Nợ cũ chưa xong lại vướng nợ mới. Thấy vậy, vợ tôi lẳng lặng bỏ đi. Giờ tôi đành chạy xe ôm kiếm sống, được ngày nào hay ngày đó”, anh N bộc bạch.” Tin nhắn cho phóng viên “Bài báo của anh hay tất cả các bài báo trước đây có giúp được Ngành Ghép tạng Việt Nam phát triển lắm hay không?... Ừ thì chúng tôi có làm sai thật, nhưng chúng tôi cảm thấy tự hào cho bản thân mình, nhờ đó Ngành Ghép tạng có thêm việc Kết luận của anh và các phóng viên khác viết thế, chứ viết nữa cũng chẳng giải quyết được việc gì. Chúng tôi ngừng làm thì có đường dây khác xuất hiện” hay thông tin từ các đơn vị khác cho thấy sự thách thức, xem thường hệ thống luật pháp Việt Nam của thế giới ngầm. Họ đã lợi dụng những khe hở của luật pháp, sự kém cảnh giác, hay thờ ơ của giới y học trong chuyên ngành ghép tạng để làm rối loạn an ninh trật tự trong xã hội. Đây có phải là trách nhiệm của riêng Ngành Y tế hay là trách nhiệm chung của toàn xã hội?. KẾT LUẬN Ghép tạng phát triển với mục tiêu để điều trị cho BN bị suy chức năng cơ quan ở giai đoạn cuối. Nhưng với trình độ của khoa học hiện tại, tạng hiến chỉ có thể nhận được từ “người” cho “người”. Như vậy, phương pháp điều trị này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác. Ai sẽ là người hiến tặng?. Khi nào hiến?. Kết quả của cuộc hiến - ghép này sẽ như thế nào?... Cần phải quan tâm đến cả hai đối tượng là người hiến và người nhận về nhiều mặt: y tế, tâm lý, xã hội Sức khỏe của con người là vô giá, không thể trao đổi bằng tiền. Vì đã nói đến “hiến, tặng hay cho, biếu” thì phải nghĩ đến “tính nhân đạo, tính công bằng và sự minh bạch, hợp pháp”. Đây là mục tiêu chung trên toàn thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ghép tạng Việt Nam đi sau thế giới gần 50 năm, trong khoảng thời gian đó có rất nhiều kinh nghiệm để chúng ta có thể học tập, không nên chỉ nghĩ đến số lượng ca ghép được hay số loại tạng có thể thực hiện được mà hãy nghĩ đến phải làm thế nào để an toàn cho cả người hiến và người nhận, bảo đảm y đức, đạo đức xã hội và không vi phạm pháp lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hoàng Phúc. Sự hình thành chính sách hiến, lấy, ghép mô, tạng ở Việt Nam. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2017, phụ bản tập 21, số 5, tr.12-18. 2. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, luật số 15/1999/QH10, ngày 21 - 12 - 1999, ch. XII, điều 93, 119, 120. 1999. 3. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, luật số 75/2006/QH11, khóa XI, kỳ họp thứ 10, ngày 29 - 11 - 2006. 2006. 4. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10, luật số 37/2009/QH12, ngày 19 - 06 - 2009, ch. XII, điều 119, 120. 2009. 5. Ghods A.J, Mahdavi M. Organ transplantation in Iran. Saudi Journal of Kidney Diseases and Transplantation. 2007, 18 (4), pp.648-655. 6. Govt amends transplantation of human organs act. Zee News. India. 2011, March 17, 2011. Archived from the original on March 8, 2014. Retrieved March 7, 2014. t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 27 7. ht tp:/ /donatel ifeny.org/al l-about- transplantation/organ-transplant-history. 2014. 8. Mehmet Şükrü Sever, Rümeyza Kazancioğlu, Alaattin Yildiz, Aydin Türkmen, Tevfik Ecder, S Mehmet Kayacan, Vedat Çelik, Sevgi Şahin, A Emin Aydin, Uluğ Eldegez, Ergin Ark. Outcome of living unrelated (commercial) renal transplantation. ISN Kidney International J. 2001, 60 (4), pp.477-1483. 9. The declaration of Istanbul on organ trafficking and transplant tourism. 2018. 10. Wang J.G, Wang N. Analysis of the present situation and the crime legislation of human organ transplant in Europe and America. 3rd International Conference on E-commerce and Contemporary Economic Development (ECED 2017). 2017. 11. Živčić-Ćosić St, Bušić M, Župan Ž, Pelčić G, Juričić M.A, Jurčić Ž, Ivanovski M, Rački S. Development of the Croatian model of organ donation and transplantation. Croat Med J. 2013, 54, pp.65-70.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfngan_chan_va_phong_ngua_buon_ban_tang_mot_so_giai_phap_can_l.pdf
Tài liệu liên quan