Tài liệu Nc 928 kết quả sớm của phẫu thuật đóng thông liên nhĩ ít xâm lấn: Kinh nghiệm ban đầu với 30 trường hợp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
250
30 Nc 928 KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT ĐÓNG THÔNG LIÊN NHĨ
ÍT XÂM LẤN: KINH NGHIỆM BAN ĐẦU VỚI 30 TRƯỜNG HỢP
Nguyễn Hoàng Định, Vũ Tam Thiện
TÓM TẮT
Mở đầu: Thông liên nhĩ (TLN) là dị tật tim bẩm sinh phổ biến với đặc điểm luồng thông trái-phải giữa 2
buồng nhĩ và hầu hết các bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng lúc nhỏ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị
kịp thời, bệnh sẽ diễn tiến đến suy tim, tăng áp lực động mạch phổi, tử vong. Phẫu thuật kinh điển qua đường mở
dọc toàn bộ xương ức là phương pháp điều trị triệt để dị tật và hầu như không có tỉ lệ tử vong. Một số trường hợp
có thể điều trị với can thiệp đóng TLN bằng dụng cụ. Những năm gần đây, phẫu thuật tim ít xâm lấn phát triển
mạnh trên thế giới và đã được chứng minh là an toàn, đạt kết quả điều trị tương đương các phương pháp nói trên
và đem lại thêm các lợi ích khác cho bệnh nhân. Số lượng phẫu thuật đóng TLN được thực hiện bằng kĩ thuật...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nc 928 kết quả sớm của phẫu thuật đóng thông liên nhĩ ít xâm lấn: Kinh nghiệm ban đầu với 30 trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
250
30 Nc 928 KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT ĐÓNG THÔNG LIÊN NHĨ
ÍT XÂM LẤN: KINH NGHIỆM BAN ĐẦU VỚI 30 TRƯỜNG HỢP
Nguyễn Hoàng Định, Vũ Tam Thiện
TÓM TẮT
Mở đầu: Thông liên nhĩ (TLN) là dị tật tim bẩm sinh phổ biến với đặc điểm luồng thông trái-phải giữa 2
buồng nhĩ và hầu hết các bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng lúc nhỏ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị
kịp thời, bệnh sẽ diễn tiến đến suy tim, tăng áp lực động mạch phổi, tử vong. Phẫu thuật kinh điển qua đường mở
dọc toàn bộ xương ức là phương pháp điều trị triệt để dị tật và hầu như không có tỉ lệ tử vong. Một số trường hợp
có thể điều trị với can thiệp đóng TLN bằng dụng cụ. Những năm gần đây, phẫu thuật tim ít xâm lấn phát triển
mạnh trên thế giới và đã được chứng minh là an toàn, đạt kết quả điều trị tương đương các phương pháp nói trên
và đem lại thêm các lợi ích khác cho bệnh nhân. Số lượng phẫu thuật đóng TLN được thực hiện bằng kĩ thuật ít
xâm lấn tại các nước có nền y tế phát triển đã vượt quá con số thực hiện bằng phương pháp kinh điển. Đề tài này
nhằm mục tiêu đánh giá kĩ thuật thực hiện và kết quả ngắn hạn của phẫu thuật đóng TLN ít xâm lấn qua đường
mở ngực nhỏ bên phải, được nội soi lồng ngực hỗ trợ và rút ra những kinh nghiệm trong thời gian đầu triển khai
kĩ thuật mới.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca các bệnh nhân được phẫu thuật đóng TLN ít
xâm lấn qua đường mở ngực nhỏ bên phải có nội soi lồng ngực hỗ trợ tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2016.
Kết quả: Có 30 trường hợp phẫu thuật đóng TLN qua đướng mở ngực nhỏ bên phải, trong đó có 3 trường
hợp kênh nhĩ thất bán phần, 2 trường hợp lỗ TLN thể xoang tĩnh mạch chủ dưới, 1 trường hợp TLN thể xoang
tĩnh mạch chủ trên, 24 trường hợp TLN lỗ thứ phát , tuổi trung bình 29.6 12.7 tuổi. Tỷ lệ nam: nữ là 1 : 2.1.
Cả 3 trường hợp kênh nhĩ thất đều có kèm sửa van nhĩ thất trái. Trong nhóm TLN thể xoang tĩnh mạch, có 1
trường hợp cần sửa van 3 lá. Trong nhóm TLN lỗ thứ phát, có 1 trường hợp sửa chữa bất thường hồi lưu tĩnh
mạch phổi toàn phần và được sửa 2 van nhĩ thất, có 2 trường hợp được sửa van 2 lá, 10 trường hợp được sửa van
3 lá, còn lại là những trường hợp chỉ đóng TLN đơn thuần. Về vấn đề biến chứng trong và sau phẫu thuật, 1
trường hợp cần chuyển qua đường mở dọc toàn bộ xương ức do cầm máu phẫu trường khó khăn. Không có
trường hợp tử vong.
Kết luận: Phẫu thuật đóng TLN ít xâm lấn qua đường mở ngực nhỏ bên phải hỗ trợ bởi nội soi lồng ngực
an toàn, hiệu quả, giảm sang chấn về thể chất và tinh thần cho người bệnh, nhất là ở những bệnh nhân nữ và
bệnh nhi. Kỹ thuật ít xâm lấn được áp dụng ngày càng rộng rãi và hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn còn những thách
thức kĩ thuật trong việc tiến đến nội soi hoàn toàn và vấn đề đường cong huấn luyện kéo dài. Việc chọn lựa bệnh
nhân hợp lý và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn phẫu thuật sẽ giúp đem lại kết quả tốt nhất cho
người bệnh.
Từ khóa: Phẫu thuật tim ít xâm lấn, đường mở ngực nhỏ bên phải, nội soi lồng ngực, thông liên nhĩ.
* Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. HCM.
** .
Tác giả liên lạc: PGS. Nguyễn Hoàng Định ĐT: 000000000 Email:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
251
ABSTRACT
EARLY RESULTS OF MINIMALLY INVASIVE CARDIAC SURGERY FOR ATRIAL SEPTAL DEFECT
VIA RIGHT MINITHORACOTOMY: INITIAL EXPERIENCE IN 30 PATIENTS
Nguyen Hoang Dinh, Vu Tam Thien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: 100 - 105
Background – Objectives: Atrial septal defect (ASD) is a common congenital heart disease characterized by
left to right shunt between atria and most of the patients are asymptomatic throughout childhood. Without being
treated appropriately, patients with ASD will suffer from irreversible complications. Surgical closure is the
treatment of choice. Some cases are able to be treated with catheter-based intervention. Recently, minimally
invasive cardiac surgery for atrial septal defect closure (MICS-ASD closure) is under rapid development
worldwide. Recently, MICS cases were documented with safety, good result and benefits in quality of life for
patients. The number of MICS-ASD closure is exceeding that of conventinal method via sternotomy in
developped countries. The study aimed for the assessment of indications, techniques and early results of MICS-
ASD closure and the experience in building a new technique in our center.
Method: Our restrospective reviewed 30 patients underwent MICS-ASD closure at the University Medical
Center at Ho Chi Minh City from 07/2014 to 07/2016.
Results: 30 patients underwent MICS-ASD closure, included 3 cases of partial atrioventricular septal defect,
3 cases of sinus venosus atrial septal defect, 24 cases of secundum atrial septal defect. Mean age was 29.6 12.7.
Male to female ratio was 1 : 2.1. All of 3 patients with atrioventricular septal defect had bilateral atrioventricular
valves repaired. 1 in 3 patients with sinus venosus defect had tricuspid valve repaired. In the secudum atrial septal
defect group, we documented 1 cases of cardiac type total anomalous pulmonary venous return and bilateral
atrioventricular valve regurgitation need to be repaired, 2 patients had mitral valve repaired, 10 patients had
tricuspid valve repaired and the rest are cases with atrial septal defect closure only. We encountered 1
complication: 1 case with unsuccessful hemostasis from right internal mammary artery injury that required
converting to full sternotomy. Mortality rate was 0.
Conclusions: In our experiences with MICS-ASD closure, the early outcomes are satisfactory with low
morbidity and no mortality. This is one of the alternative techniques in cardiac surgery that is widespread and
gradually completed. Though MICS is safe and feasible approach, well-trained cardiac team, good patient
selection and safety protocols are keys for successful results.
Key words: Minimally invasive cardiac surgery, minithoracotomy, thoracic endoscopy, atrial septal defect.
MỞ ĐẦU
TLN là dị tật tim bẩm sinh thường gặp đứng
hàng thứ 3 biểu hiện bởi sự thông thương giữa 2
buồng nhĩ tạo nên dòng máu nối tắt giữa tuần
hoàn hệ thống và tuần hoàn phổi, làm tăng lưu
lượng tuần hoàn phổi. Nếu không được điều trị
kịp thời, bệnh lí này diễn tiến đến các biến
chứng không hồi phục như tăng kháng lực mạch
máu phổi cố định và suy tim giai đoạn cuối. TLN
có thể đi kèm nhiều dị tật tim bẩm sinh phức tạp
khác, tuy nhiên, trong phạm vi bài này, chúng tôi
chỉ đề cập đến những trường hợp có TLN đơn
thuần, có thể phối hợp với thương tổn tại van
tim hoặc bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi.
Hầu hết bệnh nhân TLN thường không biểu
hiện triệu chứng lúc nhỏ, ngay cả trường hợp
luồng thông lớn, do đó, nhiều bệnh nhân được
* Bộ môn Kỹ Thuật Y Sinh, ĐH Quốc Tế, ĐH Quốc Gia TP. HCM.
** Khoa Dược, ĐH Y Dược TP. HCM. *** ĐH Quốc Tế, ĐH Quốc Gia TP. HCM.
Tác giả liên lạc: TS. Trần Văn Thành ĐT: 000000000 Email: tranvanthanh@uphcm.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
252
chẩn đoán tình cờ khi có biểu hiện bất thường
trên X quang ngực hoặc siêu âm tim do phát
hiện âm thổi. Siêu âm tim qua thành ngực hoặc
qua thực quản là phương tiện cơ bản để chẩn
đoán xác định đặc điểm hình thái, kích thước, số
lượng thương tổn, tình trạng van tim, chức năng
co bóp tim và góp phần quan trọng trong hướng
dẫn can thiệp. Phẫu thuật đóng TLN kinh điển
qua đường mở dọc toàn bộ xương ức là phương
pháp điều trị an toàn, hiệu quả, giải quyết được
triệt để thương tổn. Kỹ thuật can thiệp bằng
dụng cụ đóng TLN là một lựa chọn thay thế
mang tính ít xâm lấn hơn đã được áp dụng phổ
biến cho những bệnh nhân TLN lỗ thứ phát với
kích thước và hình thái phù hợp. Tuy nhiên, một
số trường hợp lỗ thông không thuận lợi cho can
thiệp bằng dụng cụ, hoặc có thương tổn đi kèm
cần giải quyết bằng ngoại khoa như: TLN lỗ lớn
(>38 mm); nhiều lỗ TLN; TLN thể xoang tĩnh
mạch, TLN thể xoang vành, TLN lỗ tiên phát; rìa
van nhĩ thất, rìa sau, rìa TMC trên hoặc rìa TMC
dưới có kích thước dưới 5mm; bất thường hồi
lưu tĩnh mạch phổi; huyết khối trong buồng tim
(chẩn đoán trên siêu âm tim).
Phẫu thuật tim ít xâm lấn bắt đầu được áp
dụng từ những năm 1990 và xem như một
phương thức thay thế trong điều trị ngoại khoa
bệnh lý tim mạch bên cạnh phẫu thuật kinh điển
và can thiệp bằng dụng cụ vốn đã hiệu quả, an
toàn với kết quả điều trị tốt, tỉ lệ biến chứng thấp
và gần như không có tử vong. Hiện nay, đường
mở ngực nhỏ bên phải là đường tiếp cận ít xâm
lấn được áp dụng phổ biến để điều trị TLN có
thể kèm theo sửa chữa một số thương tổn tại tim.
Hiện tại, ở Việt Nam có rất ít công trình đánh
giá kết quả của kỹ thuật này. Chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá chỉ định, kĩ
thuật và kết quả bước đầu sau 02 năm thực hiện
cũng như rút ra một số kinh nghiệm bước đầu
để góp phần thúc đẩy sự phát triển kĩ thuật mới.
Mục tiêu
Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật ít xâm
lấn đóng TLN bằng đường mở ngực phải có nội
soi lồng ngực hỗ trợ tại Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM sau 2 năm
triển khai.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu mô tả loạt ca.
Trích lục dữ liệu hồ sơ bệnh án tại Khoa
Phẫu Thuật Tim Mạch, Bệnh viện Đại học Y
Dược TP.HCM của các bệnh nhân được phẫu
thuật đóng TLN ít xâm lấn qua đường mở ngực
nhỏ bên phải có nội soi lồng ngực hỗ trợ trong
thời gian từ tháng 07/2014 đến tháng 07/2016.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được phẫu thuật ít xâm lấn qua
đường MNNBP có nội soi lồng ngực hỗ trợ trong
trường hợp:
- Có TLN lỗ thứ phát hoặc lỗ tiên phát có chỉ
định phẫu thuật
- Có thể bao gồm những tổn thương đi kèm:
van nhĩ thất trái, van nhĩ thất phải hoặc bất
thường hồi lưu TM phổi.
- Cân nặng > 15kg
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không có chỉ định đóng TLN do:
+ Tăng áp ĐMP nặng không hồi phục (với
kháng lực ĐMP >8 đơn vị Wood) và không có
dấu hiệu của luồng thông trái- phải
+ Lỗ thông nhỏ (<5 mm) mà không có bằng
chứng quá tải thể tích tim phải
- Hở van ĐMC từ trung bình trở lên.
- Có tiền căn xạ trị vùng ngực.
- Dày dính nặng khoang màng phổi phải.
Mô tả kỹ thuật
Dụng cụ phẫu thuật
- Bộ máy phẫu thuật nội soi Karl-Storz gồm
camera nội soi 30o, bộ phận xử lý hình ảnh,
nguồn sáng, màn hình hiển thị, máy bơm CO2 và
ống dẫn CO2.
- Bộ dụng cụ PTTIXL gồm hệ thống tay đỡ,
bộ banh ngực ít xâm lấn, các dụng cụ mổ cán dài,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
253
thước đo dây chằng, kẹp ĐMC Chitwood, bộ
dụng cụ nâng nhĩ trái với các bản nâng kích
thước khác nhau kèm với dụng cụ vén vách
buồng nhĩ Visor với các kích thước khác nhau.
- Máy tim phổi nhân tạo Stockert S5. Cannula
tĩnh mạch đùi hai tầng Sorin cỡ 22Fr và 23/25Fr,
cannula động mạch đùi 16, 18, 20, 21 Fr. Dụng cụ
vén mô mềm Estech.
Các bước tiến hành phẫu thuật
Bệnh nhân nằm ngửa. Kê một cuộn khăn vải
dưới ngực phải để nâng ngực phải lên một góc
15-20o so với mặt bàn. Dán các bản điện cực sốc
ngoài. Sát trùng và trải khăn mổ bộc lộ toàn bộ
ngực phải, đường giữa xương ức từ hõm ức trở
xuống, vùng bẹn đùi hai bên. Bệnh nhân được
theo dõi các thông số huyết động như một cuộc
mổ tim có tuần hoàn ngoài cơ thể thông thường.
Trong thời gian đầu triển khai, bệnh nhân có thể
được đặt nội phế quản để kiểm soát thông khí
riêng rẽ hai phổi. Các bệnh nhân trong nghiên
cứu này được đặt nội khí quản và được ngưng
thở hoàn toàn khi chạy máy tim phổi đủ lưu
lượng.
Thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể qua đường
ngoại biên: rạch da 3cm trên nếp lằn bẹn bên
phải. Bộc lộ và kiểm soát động mạch và tĩnh
mạch đùi. Dưới hướng dẫn siêu âm qua thực
quản, luồn dây dẫn mềm ưa nước Terumo đầu J
(dài 260mm) qua tĩnh mạch đùi lên đến tĩnh
D ng c vén nh Camera n i
soi l ng
ng m ng c bên
ph i
K p Chitwood
Hình 2: Cách thi t l p h th ng tu n hoàn ngoài c th t ngo i biên, cách b trí các d ng c và ng
ti p c n trong ph u thu t tim qua ng MNNBP có n i soi l ng ng c h tr
Hình 1: Các d ng c dùng trong ph u
thu t tim ít xâm l n
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
254
mạch chủ trên. Đặt cannula tĩnh mạch 2 tầng
theo dây dẫn sao cho đầu trên của cannula nằm
trong tĩnh mạch chủ trên. Trong trường hợp có
bất thường hồi lưu TMP, TLN thể xoang tĩnh
mạch chủ hoặc rìa TM của lỗ thông mỏng hay
không có, thao tác đóng TLN tại vị trí này có thể
bị cản trở bởi cannula tĩnh mạch 2 tầng, phẫu
thuật viên (PTV) đặt thêm cannula TM cảnh
trong phải qua da bằng phương pháp Seldinger
và điều chỉnh cannula còn lại đi từ đùi đến TM
chủ dưới. Đặt cannula động mạch đùi theo
phương pháp Seldinger.
Rạch da theo đường mở ngực trước bên ở
nam dưới quầng vú, dài 4-6cm và ở nữ trên nếp
ngực 1cm về phía đường nách trước. Ngoài ra,
đường mở ngực sau bên bên phải là ưu tiên
hàng đầu cho bệnh nhi 15
kg. Phẫu tích tránh mô tuyến vú, qua các lớp cơ
ngực và vào khoang màng phổi ở khoảng liên
sườn 3 hay 4. Đặt dụng cụ vén mô mềm để bộc
lộ tốt phẫu trường. Chạy tuần hoàn ngoài cơ thể
đủ lưu lượng và hạ dần nhiệt độ xuống 32 độ C.
Đặt trocar 5mm qua liên sườn 3 đường nách
trước cho trocar 30o. Ống dẫn CO2 được nối vào
trocar và thổi vào phẫu trường từ thời điểm mở
tim cho đến khi đóng tim. Mở màng ngoài tim
2cm phía trước và song song với thần kinh
hoành. Khâu các mũi treo màng tim và vén cơ
hoành. Kiểm tra và điều chỉnh vị trí của cannula
tĩnh mạch nằm trong tĩnh mạch chủ trên. Phẫu
tích và đặt các dây vải kiểm soát tĩnh mạch chủ
trên và chủ dưới.
Khâu một mũi chữ U có đệm vào gốc ĐMC,
qua đó đặt cannula gốc ĐMC để truyền dung
dịch liệt tim. Kết nối cannula với hệ thống đo áp
lực. Rạch da liên sườn 2-3 phía trước trocar, qua
đó đặt kẹp ĐMC, bề cong của kẹp hướng lên
trên để tránh tổn thương động mạch phổi và tiểu
nhĩ trái. Sau khi kẹp ngang ĐMC, truyền 2 lít
dung dịch liệt tim Custodiol lạnh trong vòng 8
phút và kiểm soát áp lực đường liệt tim. Phương
pháp này đảm bảo bảo vệ tim tốt trong vòng 120
phút mà ít khi bệnh nhân cần lặp lại lần thứ hai.
Mở nhĩ phải theo đường dọc từ tiểu nhĩ phải
đến gần rãnh Waterstone. Khi bộc lộ nhĩ phải,
PTV thực hiện khâu treo nhĩ phải với 3 mũi
khâu: một mũi khâu ở đỉnh tiểu nhĩ phải, đính
vào bờ màng tim nằm phía trước, 2 mũi khâu ở 2
bên đường mở nhĩ phải đính vào bờ màng tim
phía sau. PTV đặt bản nâng buồng nhĩ, bộc lộ
cấu trúc trong nhĩ phải. Các phẫu thuật được
thực hiện qua đường tiếp cận này bao gồm đóng
TLN, chuyển hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường
về nhĩ trái và sửa van ba lá.
Mi ng vá màng tim
đóng TLN
Hình 3: Ph u thu t óng TLN b ng mi ng vá màng tim1.4.4: Cách b trí k p
Chitwood và kim li t tim (19)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
255
Kỹ thuật sửa van ba lá bao gồm tạo hình
vòng van bằng cách đặt vòng van nhân tạo hoặc
dải màng tim, khâu khép kẽ lá van. Kỹ thuật
đóng lỗ TLN có cùng nguyên tắc với phương
pháp mổ qua đường MDTBXƯ.
Trong trường hợp có chỉ định sửa van hai lá,
PTV tiếp cận van này qua lỗ TLN, có thể thực
hiện sửa van với các kỹ thuật: đặt dây chằng
nhân tạo, khâu khép lá van, cắt phần lá van, tạo
hình vòng van đặt dải màng tim hoặc vòng van
nhân tạo; sau đó lần lượt thực hiện đóng TLN và
sửa van ba lá nếu cần. Nếu tiếp cận sửa van 2 lá
qua lỗ TLN khó khăn, PTV có thể mở nhĩ trái
qua đường mở cạnh rãnh liên nhĩ.
Sau khi đóng đường mở nhĩ, PTV đuổi khí
trong tim bằng cách hút áp lực qua kim liệt tim.
Rút bỏ ống truyền dung dịch liệt tim và khâu kín
lỗ kim trên gốc ĐMC. Gắn chỉ điện cực tạm thời
vào mặt hoành của thất phải.
Mở kẹp ĐMC cho tim đập lại. Cai máy tuần
hoàn ngoài cơ thể. Kiểm tra kết quả phẫu thuật
bằng siêu âm tim qua thực quản. Kiểm tra cầm
máu, lưu ý đến các vị trí lỗ trocar, lỗ của que
nâng nhĩ trái, lỗ đặt kẹp ĐMC. Rút các cannula
tại vị trí thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể tại bó
mạch đùi, có thể phải khâu phục hồi mạch máu.
Dẫn lưu khoang màng ngoài tim và khoang
màng phổi phải. Đóng ngực và vùng bộc lộ bó
mạch đùi tùng lớp.
Xử lí số liệu
Số liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm
SPSS 20.0. Các biến số liên tục được mô tả bằng
số trung bình độ lệch chuẩn. Các biến số liên
tục không tuân theo phân phối chuẩn được mô
tả bằng số trung vị. Các biến số phân loại được
mô tả bằng tần suất và tỉ lệ phần trăm.
KẾT QUẢ
Từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2016, có 30 bệnh
nhân được phẫu thuật đóng TLN qua đường mở
ngực nhỏ bên phải có nội soi lồng ngực hỗ trợ.
Tuổi từ 11 – 56, trung bình 29.6 + 12.7, tỉ lệ
nam : nữ = 1 : 2.1. 18 trường hợp nhập viện có
suy tim NYHA II với triệu chứng khó thở khi
gắng sức.
Chúng tôi ghi nhận có 3 trường hợp cần thực
hiện 2 lần liệt tim bằng dung dịch Custodiol. Các
trường hợp này đều có thời gian kẹp động mạch
chủ kéo dài trên 120 phút.
Bảng 2: Các dạng sang thương TLN
Sang thương
Số trường
hợp (n=30)
Tỉ lệ
(%)
TLN lỗ thứ phát 24 80
TLN thể xoang tĩnh mạch chủ trên 1 3.3
TLN thể xoang tĩnh mạch chủ
dưới
2 6.7
TLN lỗ tiên phát 3 10
Bảng 3: Các thương tổn tại tim đi kèm
Các thương tổn tại tim đi kèm Số trường
hợp
Tỉ lệ (%)
Hở van nhĩ thất trái 1 3.3
Hở van nhĩ thất phải 10 33.3
Hở 2 van nhĩ thất 7 23.3
Bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi 2 6.7
Bảng 4: Kết quả sớm của phẫu thuật
Kết quả
Thời gian mổ (phút) 251.6 + 83.5
Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể (phút) 152.1 + 50
Thời gian kẹp động mạch chủ (phút) 83.1 + 45.7
Thời gian thở máy (giờ) 10.2 + 4.5
Thời gian nằm hồi sức (giờ) 41 + 27.6
Thời gian nằm viện hậu phẫu (ngày) 6.8 + 1.6
Không có trường hợp nào tử vong. Biến
chứng sau mổ có 1/30 (3.3%) trường hợp được
ghi nhận chuyển qua đường mở dọc toàn bộ
xương ức. Không ghi nhận các trường hợp: mổ
lại do chảy máu, tràn dịch màng phổi, tràn khí
màng phổi cần dẫn lưu, tổn thương mạch máu
đường vào cần can thiệp, liệt cơ hoành, suy tim,
loạn nhịp, suy thận, tổn thương gan, biến chứng
thần kinh không hồi phục. Kết quả siêu âm sau
phẫu thuật không ghi nhận trường hợp nào: tồn
lưu TLN, hở van nhĩ thất mức độ trung bình trở
lên, bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi.
BÀN LUẬN
Kết quả sớm
Qua hai năm triển khai kĩ thuật mới, chúng
tôi đã thực hiện được 30 trường hợp đóng lỗ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
256
TLN ít xâm lấn có nội soi lồng ngực hỗ trợ với
kết quả khả quan. Phương pháp tiếp cận này
hiện đã được thực hiện thường quy tại Trung
tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược
TP.HCM.
Không có trường hợp nào tử vong trong số
bệnh nhân nghiên cứu. Tỉ lệ tai biến và biến
chứng là 1/30 trường hợp, bệnh nhân này được
chuyển qua đường mở dọc toàn bộ xương ức do
cầm máu phẫu trường khó khăn.
Theo Holzhey, số ca phẫu thuật tim ít xâm
lấn cần đạt được như một bước ngoặt trong việc
giảm tỉ lệ biến chứng là 75 đến 125 ca cho đường
cong huấn luyện của 1 PTV tim mạch. Hơn nữa,
để duy trì kết quả phẫu thuật tốt, PTV tim mạch
cần thực hiện ít nhất 2 ca phẫu thuật ít xâm lấn
mỗi tuần. Đa số các tai biến và biến chứng đều
do một trong hai nguyên nhân: Chọn lựa bệnh
nhân không phù hợp hoặc do đường cong huấn
luyện chưa đủ.
Theo phân tích gộp của Chao Ding, thời gian
tuần hoàn ngoài cơ thể và thời gian kẹp động
mạch chủ trong nhóm phẫu thuật ít xâm lấn kéo
dài hơn so với phẫu thuật kinh điển. Tuy nhiên
thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức tim và
thời gian nằm viện lại ngắn hơn đáng kể so với
phẫu thuật kinh điển. Walther và cộng sự ghi
nhận bệnh nhân được phẫu thuật ít xâm lấn
cũng cảm thấy ít đau hơn, giảm nhu cầu dùng
thuốc giảm đau, nhất là từ ngày hậu phẫu thứ 3,
bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt thường ngày
sớm hơn. Do vậy, cần chỉ định tập vật lí trị liệu
hô hấp sớm cho bệnh nhân nhằm tránh xẹp phổi
sau mổ. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi,
các bệnh nhân được xuất viện sau gần 7 ngày
này hậu phẫu và có thể sinh hoạt thường ngày
như trước mổ.
Phương pháp tiếp cận mới cũng đặt ra nhiều
vấn đề mới cho nhóm phẫu thuật. Các biến
chứng đặc trưng của phẫu thuật tim ít xâm lấn
liên quan tuần hoàn ngoài cơ thể bao gồm:
Đặt cannula tuần hoàn ngoài cơ thể từ ngoại
biên có thể gây tổn thương hẹp hoặc tắc mạch
máu tại chỗ, bóc tách động mạch đùi, nặng nề
hơn có thể gây tổn thương mạch máu vùng chậu
hoặc trong bụng. Tụ dịch bạch huyết vùng đùi.
Biến chứng khi đặt cannula tĩnh mạch 2 tầng
từ tĩnh mạch chủ dưới lên tĩnh mạch chủ trên có
thể gây thủng buồng tim khi guidewire hoặc
cannula lệch hướng
Tuần hoàn ngoài cơ thể ngược dòng từ ngoại
biên làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não,
nhất là với những bệnh nhân có xơ vữa động
mạch chủ.
Chọn lựa bệnh nhân thích hợp là yếu tố
quan trọng
Siêu âm tim tiền phẫu có vai trò chủ yếu
trong việc phát hiện toàn diện các thương tổn và
lên kế hoạch tiền phẫu. Những yếu tố cần được
quan tâm trước mổ bao gồm: số lượng lỗ TLN,
kích thước, vị trí và rìa lỗ thông, có hay không
bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi, hẹp hở van
nhĩ thất. Với mục tiêu bảo vệ cơ tim tối ưu, các
nhà lâm sàng cần xem xét loại trừ những ca có
dấu hiệu hở van ĐMC đáng kể. Trong trường
hợp hở van ĐMC từ mức độ trung bình trở lên
khiến quá trình bơm liệt tim không hiệu quả,
PTV không nên áp dụng cách tiếp cận ít xâm lấn
Phẫu thuật đóng TLN đơn thuần là loại phẫu
thuật tương đối đơn giản có thể thực hiện được
bằng phương pháp ít xâm lấn. Tuy nhiên, chúng
tôi cũng ghi nhận những trường hợp phức tạp
hơn, bao gồm thông liên kèm theo hở van nhĩ
thất, bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi, hoặc
sang thương chính là lỗ TLN tiên phát có thể
kèm hở van nhĩ thất. Trong đó, chúng tôi áp
dụng đường mở ngực nhỏ bên phải và thực hiện
được các kỹ thuật sửa chữa dị tật đi kèm: 6 ca
được sửa van nhĩ thất trái bằng cách khâu kẽ lá
van, đặt dải màng tim hoặc vòng van nhân tạo
tạo hình vòng van, 10 ca sửa van nhĩ thất phải
bằng cách đặt dải màng tim hoặc vòng van nhân
tạo, 1 ca sửa chữa bất thường hồi lưu tĩnh mạch
phổi toàn phần thể tại tim, 1 ca sửa chữa bất
thường hồi lưu tĩnh mạch phổi bán phần, 2 ca
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
257
sửa chữa toàn bộ dị tật kênh nhĩ thất bán phần
với TLN lỗ tiên phát kèm hở van nhĩ thất.
Kết quả siêu âm sau mổ ghi nhận các thương
tổn đi kèm được sửa chữa hoàn toàn với nhiều
kỹ thuật thực hiện được qua đường mổ nhỏ như
trong phẫu thuật kinh điển.
Các kết quả khả quan của chúng tôi trong hai
năm triển khai phẫu thuật đóng TLN ít xâm lấn
qua đường mở ngực nhỏ bên phải đã chứng tỏ
một khi chỉ định phẫu thuật đúng và tuân thủ
các biện pháp an toàn thì tất cả các mục tiêu của
cuộc phẫu thuật đều đạt được như mổ hở theo
đường mở dọc toàn bộ xương ức.
Các kinh nghiệm trong quá trình triển khai
phẫu thuật tim ít xâm lấn:
Những trường hợp lỗ TLN gần tĩnh mạch
chủ và thiếu rìa hoặc rìa mỏng, hoặc trường hợp
có kèm theo bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi,
nhóm phẫu thuật sẽ thực hiện đặt 1 cannula tĩnh
mạch cảnh trong phối hợp với cannula tĩnh
mạch chủ dưới đi từ ngoại biên.
Tất cả bệnh nhân được thực hiện liệt tim
thuận dòng với dung dịch Custodiol tác dụng
kéo dài 120 phút giúp PTV sửa chữa các thương
tổn mà không bị ngắt quãng.
Trước khi thực hiên thao tác sửa chữa, bộc lộ
buồng tim rõ ràng bằng các mũi chỉ treo giúp
tiếp cận các thương tổn thuận lợi. Có thể phối
hợp thêm một số dụng cụ nâng buồng tim.
Việc chuyển đổi qua đường mổ ít xâm lấn
dẫn đến một loạt thay đổi trong thiết lập tuần
hoàn ngoài
cơ thể, phương pháp thông khí một bên
phổi, góc nhìn phẫu trường mới với sự thay đổi
dụng cụ và thao tác phẫu thuật. Do đó, việc tập
huấn đồng bộ cho cả nhóm phẫu thuật bao gồm
bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê, bác sĩ tuần hoàn
ngoài cơ thể, dụng cụ viên là rất cần thiết. Để
đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, những trường
hợp đầu tiên nên mổ cùng chuyên gia. Sau khi
đã nắm vững chỉ định và kĩ thuật, nhóm phẫu
thuật có thể mổ các trường hợp khó hơn. Đường
mổ ban đầu có thể rộng rãi, sau đó thu ngắn dần
và tiến dần đến quan sát phẫu trường qua
camera nội soi.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật ít xâm lấn đóng TLN bằng đường
mở ngực nhỏ bên phải có nội soi lồng ngực hỗ
trợ mang tính khả thi, an toàn và có kết quả sớm
khả quan với tỉ lệ biến chứng thấp và không có
trường hợp tử vong.
Các ưu điểm của phẫu thuật ít xâm lấn: hạn
chế được biến chứng xương ức, rút ngắn thời
gian nằm hồi sức và nằm viện, bệnh nhân trở về
sinh hoạt thường ngày sớm hơn, giảm sang chấn
về thể chất và tinh thần cho người bệnh, tính
thẩm mỹ cao nhất là đối với phụ nữ và bệnh nhi.
Tuy vậy, những thách thức mới vấn đề
đường cong huấn luyện đòi hỏi nhóm phẫu
thuật phải được tập huấn đồng bộ và phối hợp
thành thạo trước và trong. Việc chọn lựa bệnh
nhân hợp lý và tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định về an toàn phẫu thuật sẽ giúp đem lại kết
quả tốt và đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.
Cần một nghiên cứu lớn hơn với thiết kế
nghiên cứu chi tiết hơn để đánh giá toàn diện về
lợi ích và những vấn đề liên quan đến phương
thức tiếp cận ít xâm lấn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bleiziffer S, Schreiber C, Burgkart R (2004), "The influence of
right anterolateral thoracotomy in prepubescent female
patients on late breast development and on the incidence of
scoliosis". The Journal of thoracic and cardiovascular surgery,
127 (5), 1474-1480.
2. Bộ Y Tế (2014), "Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa,
chuyên ngành Tim mạch". 55-59.
3. Ding C, Wang C, Dong A (2012), "Anterolateral
minithoracotomy versus median sternotomy for the treatment
of congenital heart defects: a meta-analysis and systematic
review". J Cardiothorac Surg, 7, 43.
4. Doll N, Walther T, Falk V (2003), "Secundum ASD closure
using a right lateral minithoracotomy: five-year experience in
122 patients". The Annals of thoracic surgery, 75 (5), 1527-
1530.
5. Formigari R, Donato RMD, Mazzera E (2001), "Minimally
invasive or interventional repair of atrial septal defects in
children: experience in 171 cases and comparison with
conventional strategies". Journal of the American College of
Cardiology, 37 (6), 1707-1712.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
258
6. Geva T, Martins JD, Wald RM (2014), "Atrial septal defects".
The Lancet, 383 (9932), 1921-1932.
7. Holzhey DM, Seeburger J, Misfeld M (2013), "Learning
minimally-invasive mitral valve surgery: a cumulative sum
sequential probability analysis of 3895 operations from a
single high volume center". Circulation,
CIRCULATIONAHA. 113.001402.
8. Ma ZS, Yin QY, Dong MF (2011), "Quality of life in patients
undergoing totally thoracoscopic closure for atrial septal
defect". The Annals of thoracic surgery, 92 (6), 2230-2234.
9. Mishaly D, Ghosh P, Preisman S (2008), "Minimally invasive
congenital cardiac surgery through right anterior
minithoracotomy approach". The Annals of thoracic surgery,
85 (3), 831-835.
10. Nguyễn Công Hựu, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Trung
Hiếu (2014), "Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn với nội soi hỗ trợ
đóng thông liên nhĩ dưới tuần hoàn ngoài cơ thể, tim đập,
không cặp động mạch chủ ". Tạp chí Phẫu thuật tim mạch và
lồng ngực Việt Nam, 11.
11. Nguyễn Công Hựu, Phan Thảo Nguyên, Đỗ Anh Tiến (2014),
"Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn với nội soi hỗ trợ tại trung tâm
tim mạch bệnh viện E: Những kinh nghiệm ban đầu qua 63
bệnh nhân phẫu thuật.". Tạp chí Phẫu thuật tim mạch và lồng
ngực Việt Nam, 11.
12. Silvestry FE, Cohen MS, Armsby LB (2015), "Guidelines for
the echocardiographic assessment of atrial septal defect and
patent foramen ovale: from the American Society of
Echocardiography and Society for Cardiac Angiography and
Interventions". Journal of the American Society of
Echocardiography, 28 (8), 910-958.
13. Warnes CA, Williams RG, Bashore TM (2008), "ACC/AHA
2008 guidelines for the management of adults with congenital
heart disease.". Journal of the American College of Cardiology,
52 (23), e143-e263.
14. Yoshimura N, Yamaguchi M, Oshima Y (2001), "Repair of
atrial septal defect through a right posterolateral thoracotomy:
a cosmetic approach for female patients". The Annals of
thoracic surgery, 72 (6), 2103-2105.
Ngày nhận bài báo: 20/07/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/07/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nc_928_ket_qua_som_cua_phau_thuat_dong_thong_lien_nhi_it_xam.pdf