Tài liệu Nc 921 mối liên quan của tình trạng dinh dưỡng với đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não được nuôi ăn qua sonde mũi dạ dày: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
235
28 Nc 921 MỐI LIÊN QUAN CỦA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VỚI ĐẶC
ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN DI CHỨNG
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ĐƯỢC NUÔI ĂN QUA SONDE MŨI DẠ
DÀY
Nguyễn Thị Thanh Vân*, Lâm Vĩnh Niên**, Tạ Thị Tuyết Mai***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng có liên quan với tăng tỉ lệ biến chứng, tăng thời gian nằm viện và tăng tỉ lệ
bệnh tật, tử vong. Bệnh nhân tai biến mạch máu não nuôi ăn qua ống thông mũi dạ dày là đối tượng có nguy cơ
về dinh dưỡng cao.
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở
bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não được nuôi ăn qua sonde mũi dạ dày.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 91 bệnh nhân bị tai
biến mạch máu não được đặt ống thông mũi dạ dày nuôi ăn. Phân loại dinh dưỡng dựa trên SGA, BMI và
albumin máu. Đặc điểm lâm sàng khảo sát gồm giới tính, tuổi...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nc 921 mối liên quan của tình trạng dinh dưỡng với đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não được nuôi ăn qua sonde mũi dạ dày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
235
28 Nc 921 MỐI LIÊN QUAN CỦA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VỚI ĐẶC
ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN DI CHỨNG
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ĐƯỢC NUÔI ĂN QUA SONDE MŨI DẠ
DÀY
Nguyễn Thị Thanh Vân*, Lâm Vĩnh Niên**, Tạ Thị Tuyết Mai***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng có liên quan với tăng tỉ lệ biến chứng, tăng thời gian nằm viện và tăng tỉ lệ
bệnh tật, tử vong. Bệnh nhân tai biến mạch máu não nuôi ăn qua ống thông mũi dạ dày là đối tượng có nguy cơ
về dinh dưỡng cao.
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở
bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não được nuôi ăn qua sonde mũi dạ dày.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 91 bệnh nhân bị tai
biến mạch máu não được đặt ống thông mũi dạ dày nuôi ăn. Phân loại dinh dưỡng dựa trên SGA, BMI và
albumin máu. Đặc điểm lâm sàng khảo sát gồm giới tính, tuổi, bệnh nền. Kết quả điều trị gồm tình trạng viêm
phổi, nhập ICU, thời gian nằm viện.
Kết quả: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa phân loại dinh dưỡng theo SGA và BMI với tuổi cao (≥
70 tuổi), bệnh thận mạn. Có mối liên quan giữa phân loại dinh dưỡng theo albumin máu với tình trạng viêm
phổi; giữa phân loại dinh dưỡng theo cả 3 phương pháp SGA, BMI và albumin máu với thời gian nằm viện kéo
dài (≥ 24 ngày).
Kết luận: Có mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị với tình trạng dinh dưỡng ở
bệnh nhân tai biến mạch máu não nuôi ăn qua sonde. Việc cải thiện dinh dưỡng ở nhóm đối tượng này có thể hỗ
trợ cải thiện dự hậu lâm sàng cho bệnh nhân.
Từ khóa: tình trạng dinh dưỡng, di chứng tai biến mạch máu não, nuôi ăn qua ống
ABSTRACT
RELATIONSHIP BETWEEN NUTRITION STATUS AND CLINICAL FEATURES OR THERAPY
RESULTS ON NASOGASTRIC TUBE FEEDING PATIENTS WITH SEQUELAE OF
CEREBROVASCULAR DISEASES
Nguyen Thi Thanh Van, Lam Vinh Nien, Ta Thi Tuyet Mai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: 100 - 105
Background: Malnutrition has been associated with higher rates of complications, increased length of
hospital stay and increased morbidity and mortality. Cerebrovascular patients with tube feeding are at high risk of
malanutrition.
Objective: To investigate relationship between nutrition status and clinical features or therapy results on
nasogastric tube feeding patients with sequelae of cerebrovascular diseases.
Method: Prospective, cross-sectional study was performed on 91 tube feeding patients with sequelae of
cerebrovascular diseases. Nutrition screening methods used were SGA, BMI and serum albumin. Clinical features
were gender, age and background diseases. Treatment results included pneumonia, ICU stay, and length of
* Bệnh viện Nguyễn Trãi, ** Đại học Y Dược TPHCM, ***Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Tác giả liên lạc: PGS. Tạ Thị Tuyết Mai, ĐT: 0909726721; Email: tuyetmai_171@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
236
hospitaly stay.
Results: There was significant relationship between nutrition classification by SGA or BMI and high age (≥
70), chronic kidney disease. There was significant relationship between nutrition classification by serum albumin
and pneumonia; or by SGA, BMI or serum albumin and long hospital stay (≥ 24 days).
Conclusions: There exists the relationship between nutrition status and some clinical features or therapy
results. Nutrition improvement in these patients can support better clinical outcomes.
Keywords: nutrition status, sequelae of cerebrovascular diseases, tube feeding
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Tim Thế giới (World Heart
Federation), tai biến mạch máu não là một trong
những nguyên nhân thường gặp gây tử vong,
đặc biệt ở người trên 60 tuổi. Đồng thời, di
chứng từ bệnh lý này cũng là gánh nặng cho gia
đình và xã hội. Tai biến mạch máu não và dinh
dưỡng có mối tương quan sâu sắc với nhau. Các
bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng như thừa cân,
béo phì, hay chế độ ăn không lành mạnh như
giàu cholesterol, béo bão hòa làm tăng nguy cơ
bệnh lý dẫn đến tai biến mạch máu não như cao
huyết áp, xơ vữa mạch(6, 9). Đồng thời, tình trạng
dinh dưỡng kém cũng làm tăng nguy cơ loét tỳ
đè, viêm phổiở bệnh nhân di chứng tai biến
mạch máu não. Trái lại, các di chứng của bệnh
tai biến mạch máu não cũng làm tăng nguy cơ
suy dinh dưỡng ở đối tượng này do thay đổi đáp
ứng chuyển hóa như kháng insulin, tăng đường
huyết, tăng nhu cầu dị hóa đạm(16, 28, 22), hoặc do
việc ăn uống của người bệnh trở nên khó
khăn hơn do rối loạn động tác nuốt, rối loạn
tri giác.
Tình trạng dinh dưỡng được cho là có
liên quan đến các đặc điểm như tuổi, bệnh
nền(8), Bênh cạnh đó, sự thiếu hụt dinh
dưỡng có thể dẫn đến sụt giảm khối cơ, suy
chức năng cơ, suy giảm miễn dịch, kéo dài thời
gian nằm viện(16, 28). Bệnh nhân tai biến mạch
máu não phải nuôi ăn qua ống thông mũi dạ dày
là đối tượng có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Vì
vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm
xác định mối liên quan giữa tình trạng dinh
dưỡng với đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị
ở bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não
được nuôi ăn qua sonde mũi dạ dày.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân nhập viện điều trị tai biến mạch
máu não đang được nuôi ăn qua ống thông mũi
dạ dày ở các khoa nội thần kinh và hồi sức cấp
cứu – chống độc tại bệnh viện Nguyễn Trãi
trong thời gian từ tháng 12/2014 đến tháng
12/2015.
Tiêu chí chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đoán tai biến mạch
máu não, bị khó nuốt và đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Tiêu chí loại trừ
Bệnh nhân đang bị phù, báng bụng do bệnh
lý gan thận.
Bệnh nhân bị gù vẹo cột sống.
Bệnh nhân bị đoạn chi.
Bệnh nhân tiền căn có bệnh lý gây khó nuốt
Bệnh nhân và gia đình không đồng ý tham
gia nghiên cứu.
Cỡ mẫu
2
1 /2
2
Z p 1 p
n
d
n: Cỡ mẫu
Z = 1,96 độ tin cậy 95% , α = 0,05
p: tỉ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân tai biến mạch máu não;
chọn p = 0, 34 theo nghiên cứu của Dennis M (9)
d độ chính xác (Chọn d= 0,1)
n = 84 bệnh nhân
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
237
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu
Đánh giá dinh dưỡng theo BMI
Áp dụng tiêu chuẩn đánh giá BMI dành cho
người châu Á(20)
Bảng 1. Phân loại dinh dưỡng theo BMI
BMI Phân loại dinh dưỡng
< 16 Suy dinh dưỡng nặng
16 – 16,9 Suy dinh dưỡng trung bình
17 – 18,4 Suy dinh dưỡng nhẹ
18,5 – 22,9 Bình thường
≥ 23 Dư cân
Đánh giá dinh dưỡng theo SGA
Áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá được
Detsky và cs công bố(10).
Đánh giá dinh dưỡng theo albumin máu(1, 2, 11, 13,
14)
Bình thường: albumin máu > 3,5g/dl
Suy dinh dưỡng vừa: albumin máu 3 –
3,5g/dl
Suy dinh dưỡng nặng: albumin máu 3g/dl
Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu của đối tượng nghiên cứu được thu
thập từ bệnh án nghiên cứu. Bệnh nhân được
khám, đánh giá dinh dưỡng, theo dõi diễn tiến
và chẩn đoán lâm sàng.
Xử lý thống kê
Bằng phần mềm SPSS 16.0
KẾT QUẢ
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu được trên 91
bệnh nhân bị tai biến mạch máu não được đặt
ống thông mũi dạ dày nuôi ăn thỏa đầy đủ các
tiêu chí nghiên cứu.
Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với
các đặc điểm lâm sàng
Liên quan giữa tỉ lệ suy dinh dưỡng với giới
tính
Bảng 2. Liên quan giữa tỉ lệ suy dinh dưỡng với giới
tính
Phương pháp
đánh giá
Ti lệ suy dinh dưỡng (%)
p
Nam Nữ
SGA 67,4 84,6 0,129
BMI 26,1 31,8 0,187
Albumin máu 61,0 72,7 0,224
Tình trạng suy dinh dưỡng ghi nhận ở nữ
cao hơn nam ở cả ba phương pháp đánh giá
(SGA, BMI, Albumin), tuy nhiên sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê.
Liên quan giữa tỉ lệ suy dinh dưỡng với tuổi 70
Bảng 3. Liên quan giữa tỉ lệ suy dinh dưỡng với tuổi
70
Phương pháp
đánh giá
Ti lệ suy dinh dưỡng (%)
p
< 70 tuổi ≥ 70 tuổi
SGA 55,6 80,6 0,005
BMI 22,2 30,6 0,004
Albumin máu 61,1 68,1 0,163
Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
tình trạng dinh dưỡng và tuổi 70 theo SGA và
BMI: tuổi trên 70 có nguy cơ suy dinh dưỡng cao
hơn.
Liên quan giữa tỉ lệ suy dinh dưỡng với các
bệnh lý nền
Bệnh thận mạn
Bảng 4. Liên quan giữa tỉ lệ suy dinh dưỡng với bệnh
thận mạn
Phương pháp
đánh giá
Ti lệ suy dinh dưỡng (%)
p Không bệnh
thận mạn
Có bệnh thận
mạn
SGA 63,5 82,0 <0,001
BMI 19,2 42,1 0,034
Albumin máu 53,8 84,2 0,069
Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
tình trạng có bệnh thận mạn với SGA và với
BMI.
Đái tháo đường
Bảng 5. Liên quan giữa tỉ lệ suy dinh dưỡng với đái
tháo đường
Phương pháp
đánh giá
Ti lệ suy dinh dưỡng (%)
p Không đái
tháo đường
Có đái tháo
đường
SGA 81,0 72,0 0,626
BMI 32,4 36,4 0,183
Albumin máu 70,3 64,2 0,634
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
238
Không có sự liên quan giữa đái tháo đường
và tình trạng dinh dưỡng
Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với
các kết quả điều trị
Kết quả điều trị
Bảng 6. Tỉ lệ các biến cố trong quá trình điều trị
Biến cố Tỉ lệ (%)
Viêm phổi 74,4%
Nhập ICU 67,8%
Nằm viện ≥24 ngày 50,0%
Loét tì đè 0,0%
Tử vong 3,0%
Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với
viêm phổi
Bảng 7. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với
viêm phổi
Phương
pháp đánh
giá
Ti lệ viêm phổi (%)
PR p CI Có suy
dinh
dưỡng
Không suy
dinh
dưỡng
SGA 81,6 19,4 2,7 0,058 0,95-
7,5
BMI 28,4 71,6 0,9 0,85 0,3-2,5
Albumin
máu
73,1 26,9 3,0 0,026 1,1-7,9
Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
tình trạng dinh dưỡng theo albumin máu và tỉ lệ
viêm phổi.
Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với
việc điều trị tại ICU
Bảng 8. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với
việc điều trị tại ICU
Phương
pháp
đánh giá
Ti lệ nằm ICU (%)
PR p CI Có suy dinh
dưỡng
Không suy
dinh dưỡng
SGA 75,4 24,6 0,97 0,69 0,3-2,7
BMI 27,9 72,1 0,85 0,76 0,3-2,3
Albumin
máu
70,5 29,5 1,69 0,26 0,7-4,2
Không có sự liên quan giữa tình trạng dinh
dưỡng theo các cách đánh giá và việc nằm điều
trị tại ICU.
Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với
việc điều trị dài ngày (≥ 24 ngày)
Bảng 7. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với
việc điều trị dài ngày (≥ 24 ngày)
Phương
pháp đánh
giá
Ti lệ điều trị dài ngày
(≥ 24 ngày) (%)
PR p CI Có suy
dinh
dưỡng
Không suy
dinh dưỡng
SGA 84,4 15,6 2,7 0,05 0,99-
7,5
BMI 33,3 66,7 1,5 0,35 0,6-3,9
Albumin
máu
80,0 20,0 3,5 0,007 1,4-8,9
Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
tình trạng dinh dưỡng theo SGA và albumin với
thời gian điều trị kéo dài.
BÀN LUẬN
Liên quan giữa tỉ lệ suy dinh dưỡng với
giới tính và tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần suất suy
dinh dưỡng ở nữ cao hơn nam (SGA là 84,1% so
với 67,4%, BMI là 31,8% so với 26,1%, albumin là
72,1% so với 61%), bệnh nhân càng cao tuổi thì
suy dinh dưỡng xuất hiện phổ biến hơn, nhưng
chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt tần suất
suy dinh dưỡng ở nhóm giới tính (p > 0,05).
Song nếu xét nhóm tuổi (<70 và ≥ 70 tuổi),
thì có sự khác biệt ý nghĩa thống kê tần suất suy
dinh dưỡng SGA với nhóm tuổi. Điều này cũng
tương tự với phương pháp sàng lọc nguy cơ
dinh dưỡng theo NRS (Nutrition Risk
Screening)-2002, bệnh nhân trên 70 tuổi có thêm
một điểm nguy cơ suy dinh dưỡng(5).
Thật vậy, cơ thể người lớn tuổi có những
thay đổi sinh lý khá rõ rệt như khả năng ăn uống
giảm dần theo tuổi, giảm khả năng tổng hợp cơ,
suy giảm khối và chức năng cơ, vận động thể
chất giảm...(19, 27), cho nên suy dinh dưỡng thường
xảy ra phổ biến hơn. Điều này cũng đã được
chứng minh qua nhiều nghiên cứu(3,12, 21).
Theo Pirlich và cộng sự, nghiên cứu trên
1886 bệnh nhân đa trung tâm tại Đức, tần suất
suy dinh dưỡng theo SGA càng nhiều với bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
239
nhân tuổi càng cao(26). Vì vậy, yếu tố tuổi trên 70
là thông số ý nghĩa trong tiên lượng nguy cơ suy
dinh dưỡng bệnh nhân trong thực hành lâm
sàng hàng ngày. Nghiên cứu của Pirlich cho thấy
tuổi cao là yếu tố nguy cơ độc lập của suy dinh
dưỡng. Tần suất mắc suy dinh dưỡng ở bệnh
nhân ≥ 70 tuổi là 43%, trong khi ở nhóm bệnh
nhân < 30 tuổi là 7,8%(57).
Ở Việt Nam tuy chưa có nghiên cứu nào
đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân
cao tuổi nằm viện nhưng đã có nhiều nghiên cứu
khảo sát đặc điểm dinh dưỡng người cao tuổi
trong cộng đồng có giá trị. Các nghiên cứu này
cũng cho thấy tần suất mắc suy dinh dưỡng tăng
theo tuổi. Nghiên cứu của Phạm Thị Tâm năm
2009 đánh giá dinh dưỡng trong cộng đồng
người cao tuổi tại huyện Tân Châu, An Giang
cũng cho thấy tần suất mắc suy dinh dưỡng
chung là 24,2%, trong đó nhóm tuổi ≥ 80 tuổi cao
chiếm tỉ lệ cao nhất 33,7%(25).
Nghiên cứu của Hà Thị Ninh đánh giá tình
trạng dinh dưỡng 494 người cao tuổi huyện Mỏ
Cày Bắc, tỉnh Bến Tre, tỉ lệ suy dinh dưỡng
chung là 20,9% tần suất suy dinh dưỡng tăng
theo tu6oi3, nhóm 60-69 là 18%, 33,2% ở nhóm
70-79 và nhóm ≥ 80 chiếm tỉ lệ cao nhất 38,1%(15).
Sở dĩ tần suất mắc suy dinh dưỡng tăng theo
tuổi và tăng ở bệnh nhân nằm viện là do những
vấn đề liên quan đến sự lão hóa sinh lý và do sự
tác động của bệnh nền ảnh hưởng lên tình trạng
dinh dưỡng ở bệnh nhân cao tuổi. Sự giảm khối
nạc cơ thể và mức chuyển hóa cơ bản theo tuổi
có lẽ cũng góp phần thúc đẩy việc chán ăn sinh
lý khi lão hóa. Hơn nữa, nhiều vấn đề đi kèm lúc
tuổi già cũng góp phần làm giảm khẩu phần ăn.
Giới hạn vận động, rối loạn chức năng chi trên,
rối loạn nhai và nuốt gây khó khăn trong việc đi
mua thực phẩm, chế biến và ăn. Người cao tuổi
có biểu hiện lú lẫn, sa sút trí tuệ hay trầm cảm
thể biếng ăn thường quện ăn hay từ chối ăn.
Tình trạng nghèo và cách ly xã hội cũng góp
phần làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.
Liên quan giữa tỉ lệ suy dinh dưỡng với
bệnh nền
Tất cả 11 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
bị suy thận mạn đều bị suy dinh dưỡng. Chúng
tôi tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa suy dinh dưỡng theo SGA với bệnh lý thận
mạn (p = 0,046). Bệnh nhân bị tai biến mạch máu
não có suy thận mạn thì nguy cơ suy dinh dưỡng
tăng 1,38 lần. Ăn uống giảm sút và tình trạng
đáp ứng viêm mạn tính là nguyên nhân dẫn đến
suy dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn.
Bệnh thận mạn giai đoạn càng nặng thì tần suất
suy dinh dưỡng sẽ càng cao và mức độ cũng
càng nặng(5).
Chúng tôi cũng không tìm thấy sự khác biệt
về tần suất suy dinh dưỡng với tăng huyết áp,
đái tháo đường (p>0,05). Nếu như tăng huyết áp,
đái tháo đường type 2 có mối liên quan với tình
trạng thừa cân, béo phì, thì bệnh nhân mắc bệnh
đái tháo đường lâu năm dễ bị suy dinh dưỡng,
do tác dụng insulin cho quá trình đồng hóa bị
hạn chế, sự tiết chế không hợp lý cùng với suy
giảm chức năng dạ dày ruột (24). Trong báo cáo
của Trần Hồng Ngân, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở
bệnh nhân đái tháo đường nhập viện là 55,9%(31).
Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với
các kết quả điều trị
Suy dinh dưỡng có liên quan với tăng tỉ lệ
biến chứng, tăng thời gian nằm viện và tăng tỉ lệ
bệnh tật, tử vong(23,29). Trong nghiên cứu này
chúng tôi khảo sát tình trạng nhiễm trùng phổi,
nhập ICU và thời gian nằm viện của đối tượng
nghiên cứu.
Chúng tôi ghi nhận được có 74,4% bệnh
nhân tai biến mạch máu não có chẩn đoán viêm
phổi bị suy dinh dưỡng. Tình trạng suy dinh
dưỡng đánh giá theo albumin máu có liên quan
có ý nghĩa thống kê với viêm phổi. Suy dinh
dưỡng cũng là tăng nguy cơ nhiễm trùng và suy
chức năng đa cơ quan(30). Tình trạng dinh dưỡng
của vật chủ là một trong các yếu tố tiên đoán
quan về miễn dịch(17). Suy dinh dưỡng là nguyên
nhân thường gặp gây suy dinh dưỡng, có lẽ là
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
240
nguyên nhân chiếm phần quan trọng gây tử
vọng trong các bệnh nhiễm trùng ở các nước
đang phát triển(4). Hệ miễn dịch hoạt động tốt
cần được cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng,
vừa để ngăn ngừa tổn thương tế bào tham gia
vào đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và phục hồi tổn
thương mô do hoạt động bảo vệ của ký chủ
chống tác nhân nhiễm khuẩn(2,7,18).
Về việc điều trị tại ICU, chúng tôi ghi nhận
không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê của
tình trạng dinh dưỡng với bệnh nhân phải nằm
điều trị ICU hay không.
Về thời gian điều trị, chúng tôi ghi nhận
bệnh nhân suy dinh dưỡng có thời gian điều trị
lâu hơn bệnh nhân không suy dinh dưỡng. Do
có nhiều biến chứng, nhóm bệnh nhân suy dinh
dưỡng phải nằm viện dài ngày hơn. Các nghiên
cứu cho thấy thời gian nằm viện tăng từ 40 –
70% ở nhóm bệnh nhân có suy dinh dưỡng. Đặc
biệt ở nhóm suy dinh dưỡng nặng, sự khác biệt
về thời gian nằm viện có ý nghĩa thống kê. Theo
Pirlich và cs trong nghiên cứu trên 1886 bệnh
nhân nội trú, suy dinh dưỡng làm tăng thời gian
nằm viện lên 43% (p<0,001)(26).
KẾT LUẬN
Qua khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm
lâm sàng và tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh
di chứng tai biến mạch máu não nuôi ăn qua
sonde mũi dạ dày, chúng tôi nhận thấy tuổi cao
và bệnh thận mạn có liên quan có ý nghĩa với
tình trạng dinh dưỡng kém của bênh nhân. Về
kết quả điều trị, viêm phổi và thời gian nằm viện
kéo dài cũng có liên quan đến tình trạng suy
dinh dưỡng. Như vậy, việc cải thiện dinh dưỡng
ở nhóm đối tượng này có thể hỗ trợ cải thiện dự
hậu lâm sàng cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Banh L (2006) 'Serum Proteins as Markers of Nutrition: What
Are We Treating?', Practical Gastroenterology, 43:46-64.
2. Bhaskaram, P. Micronutrient malnutrition, infection, and
immunity: An overview. Nutr. Rev. 2002, 60, 40–45.
3. Buzby GP, Williford WO, Peterson OL, Crosby LO, Page CP,
Reinhardt GF, and Mullen JL (1988) 'A Randomized Clinical
Trial of Total Parenteral Nutrition in Malnourished Surgical
Patients: The Rationale and Impact of Previous Clinical Trials
and Pilot Study on Protocol Design', The American Journal of
Clinical Nutrition, 47:357-65.
4. Chandra RK Nutrition and the immune system: An
introduction. Am. J. Clin. Nutr. 1997, 66, 460–463.
5. Chung SES, Koh SJ, Shin CW (2012) 'Malnutrition in Patients
with Chronic Kidney Disease '. Open Journal of Internal
Medicine, 2:89-99.
6. Corrigan MLA, Escuro AJ, Celestin F, Kirby D (2011)
'Nutrition in the Stroke Patient', Nutrition in Clinical Practice,
26:242-52.
7. Cunningham-Rundles S; Ahrn S; Abuav-Nussbaum R;
Dnistrian A Development of immunocompetence: Role of
micronutrients and microorganisms. Nutr. Rev. 2002, 60, 68–
72
8. De Legge MH (2008) 'Nutrition Assessement. In Nutrition and
Gastrointestinal Diseases'. Publisher: Humana Press.
9. Dennis M (2000) 'Nutrition after Stroke', British Medical
Bulletin, 56:466-475.
10. Detsky AS, Baker JP, O'Rourke K, Johnston N, Whitwell
J, Mendelson RA, Jeejeebhoy KN. (1987) 'Predicting Nutrition
– Associated Complications for Patients Undergoing
Gastrointestinal Surgery ', Journal of Parenteral Enteral Nutrition,
11:440-446.
11. Elmore MF, Wagner DR, Knoll DM, Eizember L, Oswalt
MA, Glowinski EA, Rapp PA. (1994) 'Developing an Effective
Adult Nutrition Screening Tool for a Community Hospital’
Journal of the American Dietetic Association, 94:1113-1121.
12. Esmayel EM, Eldarawy MM, Hassan MM, Hassanin
HM, Reda Ashour WM, Mahmoud W.. (2013) 'Nutrional
Assessment of Hospitalizes Elderly: Impact of
Sociodemographic Variables', Journal of Aging Research, Article
ID 101725.
13. Fleck A, Raines G, Hawker F, Trotter J, Wallace
PI, Ledingham IM, Calman KC. (1985) 'Increase Vascular
Permeability: A Major Cause of Hypoalbuminaemia in
Disease and Injury', The Lancet, 325:781-784.
14. Gibbs J, Cull W., Henderson W, Hur K, Khuri S (1999)
'Preoperative Serum Albumin Level as a Predictor of
Operative Mortality and Morbidity: Results from the National
Va Surgical Risk Study', Archives of Surgery, 134:36-42.
15. Hà Thị Ninh (2011). 'Tình Trạng Dinh Dưỡng Người Cao
Tuổi Huyện Mỏ Cày Bắc Tỉnh Bến Tre (Đại Học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh).
16. Kenneth EC (2002) 'Malnutriton and Bad Outcome', Journal of
General Internal Medicine, 17:956-57.
17. Keusch GT (2003). The history of nutrition: Malnutrition,
infection and immunity. J. Nutr., 133, 336–340.
18. Maggini S; Wintergerst ES; Beveridge S; Hornig DH (2007).
Selected vitamins and trace elements support immune
function by strengthening epithelial barriers and cellular and
humoral immune responses. Br. J. Nutr, 98, 29–35
19. Marshall S, Bauer J, Isenring E. (2014) 'The Consequences of
Malnutrition Following Discharge from Rehabilitation to the
Community: A Systematic Review of Current Evidence in
Older Adults', Journal of Human Nutrition and Dietetics, 27:133-
141.
20. Morgan DB, Hill GL, Burkinshaw L. (1980) 'The Assessment of
Weight Loss from a Single Measurement of Body Weight: The
Problems and Limitations', American Journal of Clinical
Nutrition, 33:2010-5.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
241
21. Mozaffarian D, Benjamin EJ, Go AS et al (2015) 'Heart
disease and stroke statistics--2015 update: a report from
the American Heart Association.' Circulation, 131:4e29-
e322
22. Nguyễn, Văn Trí, (2013) 'Bệnh Học Người Cao Tuổi Tập 2',
Nhà xuất bản Y học.
23. Norman K; Pichard C; Lochs H; Pirlich M (2008). Prognostic
impact of disease-related malnutrition. Clin. Nutr, 27, 5–15.
24. Parikh S, and Munshi MN (2007). 'Diagnosis and Screening of
Diabetes Mellitus in the Elderly', In Geriatric Diabetes, Edited
by Munshi MN. and Lipsitz LA., CRC Press, pp 37–49
25. Phạm Thị Tâm, Nguyễn Phước Hải, and Lê Văn Khoa (2011).
'Đánh Giá Tình Trạng Dinh Dưỡng Nguời Cao Tuổi Tại
Huyện Tân Châu Tỉnh An Giang năm 2009'. Tạp chí Dinh
dưỡng và Thực phẩm, 7(1):31-35
26. Pirlich MT, Schutz K, Norman S, Gastell, and HJ, Lubke.
(2006). 'The German Hospital Malnutrition Study', Clinical
Nutrition, 25:563-72.
27. Saka B, Kaya O, Ozturk GB, Erten N, and Karan MA (2010)
'Malnutrition in the Elderly and Its Relationship with Other
Geriatric Syndromes', Clinical Nutrition, 29(6):745-748.
28. Sobotka L, Những Vấn Đề Cơ Bản Trong Dinh Dưỡng Lâm Sàng
(Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014).
29. Sorensen J; Kondrup J; Prokopowicz J; Schiesser M;
Krähenbühl L; Meier R; Liberda M EuroOOPS: An
international, multicentre study to implement nutritional risk
screening and evaluate clinical outcome. Clin. Nutr. 2008, 27,
340–349.
30. Stratton RJ, Hackston A, Longmore D, Dixon R, Price S,
Stroud M; King C, Elia M (2004) Malnutrition in hospital
outpatients and inpatients: Prevalence, concurrent validity
and ease of use of the “malnutrition universal screening tool”
(“MUST”) for adults. Br. J. Nutr, 92, 799–808.
31. Trần Hồng Ngân (2014). 'Tình Trạng Dinh Dưỡng Ở Bệnh
Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 Cao Tuổi Tại Khoa Nội Tiết
Bệnh Viện Nhân Dân 115 Và Phòng Khám Nội Tiết Trung
Tâm Trung Tâm Medic' (Đại học Y Dược TP.HCM).
Ngày nhận bài báo: 20/07/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/07/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nc_921_moi_lien_quan_cua_tinh_trang_dinh_duong_voi_dac_diem.pdf