Tài liệu Nc 918 xây dựng và thẩm định qui trình định lượng viên clarithromycin 500 mg nổi trong dạ dày: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
227
27 Nc 918 XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH QUI TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG VIÊN
CLARITHROMYCIN 500 MG NỔI TRONG DẠ DÀY
Cao Thị Thanh Thảo*, Hồ Hồng Ngọc*, Nguyễn Ngọc Khôi*, Lê Thị Thu Cúc**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng clarithromycin (CL) trong viên thành phẩm và
trong dịch thử độ hòa tan bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và phương pháp UV-Vis với
thuốc thử Folin ciocalteau.
Phương pháp nghiên cứu: Quy trình định lượng CL trong chế phẩm nghiên cứu được tiến hành bằng 2
phương pháp, quy trình HPLC theo mô tả trong chuyên luận của USP 38 và phương pháp quang phổ UV- Vis
được khảo sát. Xây dựng quy trình định lượng viên CL trong dịch thử độ hòa tan được thực hiện bằng phương
pháp HPLC, điều kiện thử độ hòa tan được xây dựng trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trên thế giới và thăm
dò của tác giả. Phương pháp được thẩm định các chỉ tiêu về độ đúng, độ chính xác, tính lập lạ...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nc 918 xây dựng và thẩm định qui trình định lượng viên clarithromycin 500 mg nổi trong dạ dày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
227
27 Nc 918 XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH QUI TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG VIÊN
CLARITHROMYCIN 500 MG NỔI TRONG DẠ DÀY
Cao Thị Thanh Thảo*, Hồ Hồng Ngọc*, Nguyễn Ngọc Khôi*, Lê Thị Thu Cúc**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng clarithromycin (CL) trong viên thành phẩm và
trong dịch thử độ hòa tan bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và phương pháp UV-Vis với
thuốc thử Folin ciocalteau.
Phương pháp nghiên cứu: Quy trình định lượng CL trong chế phẩm nghiên cứu được tiến hành bằng 2
phương pháp, quy trình HPLC theo mô tả trong chuyên luận của USP 38 và phương pháp quang phổ UV- Vis
được khảo sát. Xây dựng quy trình định lượng viên CL trong dịch thử độ hòa tan được thực hiện bằng phương
pháp HPLC, điều kiện thử độ hòa tan được xây dựng trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trên thế giới và thăm
dò của tác giả. Phương pháp được thẩm định các chỉ tiêu về độ đúng, độ chính xác, tính lập lại trong khoảng
tuyến tính được xác định.
Kết quả: Đã xây dựng được quy trình định lượng CL trong chế phẩm với các điều kiện theo chuyên luận là
phù hợp với viên nghiên cứu bằng phương pháp HPLC. Định lượng CL trong viên cũng được áp dụng phương
pháp UV –Vis với thuốc thử Folin ciocalteau, cả 2 phương pháp đạt độ đúng, tính đặc hiệu, độ lập lại và độ chính
xác trong khoảng tuyến tính. Trong thử nghiệm độ hòa tan, đã xây dựng phương pháp thử và thẩm định phương
pháp định lượng đạt yêu cầu theo quy định hiện hành.
Bàn luận: Chế phẩm clarithromycin 500 mg nổi trong dạ dày được kiểm soát về hàm lượng CL bằng 2
phương pháp và tùy vào điều kiện cũng như giai đoạn nghiên cứu có thể áp dụng phương pháp phù hợp. Cả 2
phương pháp đều có tính chính xác và tính đặc hiệu, độ đúng, tính lập lại trong khoảng tuyến tính.
Từ khóa: Clarithromycin, viên nổi trong dạ dày, HPLC, UV-Vis, phóng thích.
ABSTRACT
METHOD DEVELOPMENT AND VALIDATION OF CLARITHROMYCIN 500 MG IN
GASTRORETENTIVE FLOATING TABLET
Cao Thi Thanh Thao, Ho Hong Ngoc, Ngoc Nguyen Khoi, Le Thi Thu Cuc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: 100 - 105
Objective: Method development and validation the assay process of clarithromycin (CL) in floating tablet
and in solution of dissolution by HPLC and UV-Vis with Folin ciocaltaeu methods.
Method: The CL assay process in the floating tablet is carried out by two methods follow USP 38 by HPLC
and UV-Vis spectrophotometry methods, which is evaluated according to current regulations. Clarithromycin in
the tested solution was quantified by HPLC and was validated for criteria such as system suitability, linearity,
specificity, accuracy and precision (repeatability and intermediate precision). From the result, the tablets were
built to standardize the basis for the product, with the content: 90,0% – 110,0% in comparision with one that is
written on the label.
* Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
** Trường Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS Cao Thị Thanh Thảo ĐT: 0903889133 Email: thao.caothithanh80@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
228
Result: The CL assay process in the product and in the dissolution test was formulated and validated applied
by the HPLC and UV-Vis with Folin ciocalteau reagent methods, both methods for accuracy, specificity,
repeatability and linearity. In the dissolution test, a methodology has been developed to test and validate the
required quantitative method in accordance with current regulations.
Conclusion: The product of clarithromycin 500 mg in the stomach has been formulated and evaluated to
conform to its specifications, by both methods and depending on the conditions and the study period could be
applied accordingly. Both methods have the accuracy and specificity, achieving the correctness and repeatability in
the linear range.
Keywords: Clarithromycin, floating tablet, HPLC, UV – Vis, drug release.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Clarithromycin là kháng sinh nhóm macrolid
có tác dụng diệt khuẩn phổ rộng và hiệu quả
trong nghiên cứu nhiễm trùng đường hô hấp
trên, đường tiêu hóa được xem là kháng sinh
chủ lực trong phát đồ điều trị HP. Tuy nhiên,
kháng sinh ở dạng bào chế thông thường tỏ ra
không hiệu quả, bệnh nhân tái phát loét nhiều
lần, tăng sự đề kháng kháng sinh. Đó là do
kháng sinh lưu giữ tại dạ dày rất ngắn, nồng độ
trị liệu của thuốc không tới được lớp màng nhầy
để tiệt trừ vi khuẩn. Dạng thuốc nổi trong dạ dày
là dạng thuốc ưu việt giúp kháng sinh lưu giữ
trong dạ dày một thời gian dài, đạt nồng độ trị
liệu tại nơi vi khuẩn cư ngụ, tối thiểu sự dao
động nồng độ thuốc trong huyết tương và tăng
cường sinh khả dụng(2,3,4). Do đó, việc kiểm soát
chất lượng thuốc là quan trọng, các phương
pháp định lượng CL được mô tả theo chuyên
luận bằng phương pháp HPLC với đầu dò UV.
Ngoài ra, cũng có các nghiên cứu định lượng CL
bằng phương pháp quang phổ UV-Vis với thuốc
thử Folin ciocalteau. Mục tiêu của nghiên cứu là
xây dựng và thẩm định qui trình định lượng
viên CL trong viên thành phẩm và trong thử độ
hòa tan(1,3,5).
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Clarithromycin (Ấn Độ) làm dược chất,
hydroxypropyl methyl cellulose 15 cps (Mỹ),
HPMC K4M (Mỹ), NaHCO3 (Trung Quốc),
Avivel pH101, PVP K30, Talc và Magnesium
stearate (Ấn Độ), được sử dụng làm tá dược.
Chất chuẩn clarithromycin (Viện kiểm
nghiệm thuốc TP.HCM).
Hóa chất, dung môi: đạt tiêu chuẩn phân
tích.
Thành phần công thức viên clarithromycin
500 mg nổi trong dạ dày được lựa chọn và bào
chế bằng phương pháp xát hạt ướt và viên
placebo được sử dụng để phục vụ cho quy trình
xây dựng và thẩm định quy trình định lượng
dựa trên thành phần ở bảng 1.
Bảng 1: Thành phần công thức viên clarithromycin
500 mg nổi trong dạ dày
Thành phần Khối lượng cho 1 viên (mg)
Clarithromycin 500
HPMC 15 cps 68
HPMC K4M 85
NaHCO3
PVP K30
51
15
Talc 30
Magnesi stearat
Avicel pH 101 vđ
27
850
Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng
clarithromycin bằng phương pháp quang phổ
Dựa trên sự khử của tungstat/molybdat
trong thuốc thử Folin ciocalteu trong môi trường
kiềm bởi các hợp chất phenol hay hợp chất chứa
nitơ tạo sản phẩm có màu, đo độ hấp thu ở bước
sóng cực đại của sản phẩm thu được. Áp dụng
phương pháp Folin ciocalteu dựa vào tính chất
CL hấp thu rất yếu trong vùng UV và không hấp
thu trong vùng Vis. Tuy nhiên, cấu trúc phân tử
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
229
có chứa nitơ nên có khả năng phản ứng oxy hóa
khử với thuốc thử Folin ciocalteau tạo phức chất
màu xanh hấp thụ mạnh trong vùng Vis.
Dung dịch chứa CL trong môi trường HCl
0,1N tạo thành dung dịch màu xanh lam với 2 ml
thuốc thử Folin ciocalteau (đã pha loãng nước
cất theo tỉ lệ 1:2), 2 ml Na2CO3 20% và HCl 0,1N
vừa đủ 10 ml. Để yên ở nhiệt độ phòng, tránh
ánh sáng. Sau 90 phút đo độ hấp thu ở bước
sóng cực đại là 760 nm.
Thẩm định qui trình định lượng
Tính đặc hiệu: Chuẩn bị mẫu chuẩn, mẫu
trắng (thành phần giống mẫu thử nhưng không
chứa hoạt chất cần thử) và mẫu giả định (mẫu
trắng thêm chuẩn).
Tính tuyến tính: Pha các dung dịch mẫu
chuẩn trong khoảng nồng độ từ 5- 60 µg/ml.
Độ chính xác: Pha 6 dung dịch mẫu thử có
nồng độ 20 µg/ml.
Độ đúng: Thêm một lượng clarithromycin
chuẩn có khối lượng tương đương 80%, 100%,
120% lượng CL trung bình mẫu thử. Pha 3 mẫu
ở mỗi mức.
Các mẫu được xác định nồng độ bằng
phương pháp đo UV-Vis ở bước sóng 760 nm.
Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng
clarithromycin bằng phương pháp HPLC
Qui trình định lượng CL trong viên được
thực hiện theo chuyên luận của USP 38 với:
Điều kiện:
Cột: thép không gỉ Geminise C18 (15 cm x 4.6
mm), chứa pha tĩnh C (5 µm).
Pha động: hỗn hợp methanol và KH2PO4
0.067 M pH 4 (65:35). Lọc qua màng lọc 0.5 µm.
Nhiệt độ cột: 50 o C.
Tốc độ dòng: 1ml/ phút.
Detector: UV 210 nm.
Thể tích tiêm: 20 µl.
Dung dịch chuẩn (S): Cân chính xác khoảng
một lượng CL chuẩn pha trong methanol lắc,
siêu âm, nếu cần để dung dịch gốc có nồng độ
CL chuẩn chính xác khoảng 625 µg/ml. Pha
loãng 10 ml dung dịch này thành 50 ml bằng pha
động, lắc đều. Lọc qua màng lọc 0,5 µm.
Dung dịch thử: Cân 20 viên thuốc bất kỳ,
tính khối lượng trung bình, nghiền thành bột
mịn. Cân chính xác khoảng một lượng bột thuốc
tương ứng với 0,2 g CL cho vào bình định mức
50 ml, thêm khoảng 35 ml methanol, lắc trong 30
phút rồi thêm methanol vừa đủ, để lắng. Lấy 3
ml dịch ở trên thêm pha động vừa đủ trong bình
định mức 100 ml, lắc đều và lọc qua màng 0,5
µm.
Dung dịch phân giải: Pha hợp chất A chuẩn
(6,11-di-O-methyl erythromycin A, C39H71NO13)
của clarithromycin trong methanol để được
dung dịch có nồng độ khoảng 625 g/ml. Lấy
10,0 ml dung dịch này và 10,0 ml dung dịch
chuẩn vào bình định mức 50 ml, thêm pha động
đến vạch và trộn đều.
Kiểm tra khả năng thích hợp của hệ thống
sắc ký: Tiến hành sắc ký với dung dịch phân giải,
thời gian lưu tương đối của clarithromycin
khoảng 0,75 và của tạp chất A là 1,0. Độ phân
giải giữa pic của CLvà tạp chất A phải không
nhỏ hơn 2,0.
Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, xác
định trên pic clarithromycin, số đĩa lý thuyết của
cột không được nhỏ hơn 750, hệ số đối xứng
không nhỏ hơn 0,9 và không lớn hơn 2,0, độ lệch
chuẩn tương đối của diện tích pic CL từ 6 lần
tiêm lặp lại không lớn hơn 2,0 %.
Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch
chuẩn và dung dịch thử.
Tính hàm lượng CL trong một viên dựa vào
diện tích pic của sắc ký đồ dung dịch chuẩn,
dung dịch thử và hàm lượng trong CL chuẩn.
Qui định: hàm lượng CL phải nằm trong khoảng
90-110% hàm lượng trên nhãn.
Thẩm định phương pháp HPLC
Tính tương thích hệ thống
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
230
Xác định bằng cách tiêm lặp lại 6 lần dung
dịch chuẩn clarithromycin trong pha động có
nồng độ clarithromycin khoảng 125 µg/ml vào
hệ thống sắc ký Và tiêm lặp lại 6 lần dung dịch
hỗn hợp chuẩn clarithromycin 125 µg/ml và
clarithromycin tạp A 125 µg/ml. Tính RSD (%)
của thời gian lưu và diện tích pic.
Tính đặc hiệu
Chuẩn bị mẫu chuẩn, mẫu thử (chứa dược
chất cần phân tích) và mẫu placebo (bao gồm
thành phần tương tự như chế phẩm thuốc
nhưng không chứa dược chất). Ghi lại sắc ký đồ.
Xác định thời gian lưu của hoạt chất cần phân
tích. Sắc ký đồ mẫu placebo không xuất hiện pic
trong khoảng thời gian lưu tương ứng với thời
gian lưu của chất chuẩn. Sắc ký đồ của mẫu thử
cho pic có thời gian lưu tương tự với pic của chất
chuẩn trong sắc ký đồ mẫu chuẩn. Trên sắc ký
đồ mẫu thử nếu xuất hiện các pic tạp thì pic của
hoạt chất phải tách hoàn toàn khỏi các pic tạp và
đáp ứng các yêu cầu chung của phương pháp
sắc ký lỏng được quy định trong dược điển.
Tính tuyến tính
Xác định sự tương quan giữa nồng độ và
diện tích đỉnh của các dung dịch. Từ dung dịch
gốc pha một dãy dung dịch có nồng độ khoảng
từ 2 µg/ml - 200 µg/ml clarithromycin. Tiến hành
hệ thống sắc ký và ghi nhận kết quảVẽ đường
biểu diễn tương quan giữa nồng độ và diện tích
pic. Mối tương quan tuyến tình được thiết lập
bằng cách xác định phương trình y = ax + b, xác
định R2, đánh giá tính tương thích của phương
trình và ý nghĩa của hệ số hồi quy (R2 ≥ 0,995).
Độ chính xác
Độ lặp lại: 6 mẫu thử ở nồng độ 100%. Xác
định hàm lượng hoạt chất có trong các mẫu.
Độ chính xác trung gian: 6 mẫu thử ở nồng
độ 100% tương tự như độ lặp lại nhưng tiến
hành ở thời điểm khác. Xác định hàm lượng hoạt
chất có trong mẫu.
Phương pháp đạt độ chính xác khi RSD
2%.
Độ đúng
Bằng cách thêm chuẩn vào mẫu placebo.
Chuẩn bị 3 mẫu thêm chuẩn bằng cách thêm
chính xác một lượng chất chuẩn chất cần phân
tích vào mẫu thử đã được xác định trước hàm
lượng. Lượng chất chuẩn thêm vào tương ứng
với 3 mức nồng độ khoảng 80%, 100%, 120% so
với nồng độ định lượng và hòa tan trong vừa đủ
thể tích bằng methanol. Mỗi nồng độ thực hiện 6
lần. Phân tích mẫu theo quy trình phân tích.
Phương pháp đạt độ đúng khi tỷ lệ phục hồi có
giá trị trong khoảng 100 ± 2%.
Xây dựng và thẩm định quy trình định
lượng clarithromycin trong dịch thử độ hòa
tan
Viên clarithromycin nổi trong dạ dày chưa
có bất cứ chuyên luận nào được đề cập, từ các
khảo sát công trình nghiên cứu trên thế giới và
thăm dò của chính tác giả, đề tài rút ra được quy
trình thử như sau:
Điều kiện thử
Môi trường hòa tan: 900 ml HCl 0,1 N
Thiết bị kiểu cánh khuấy
Nhiệt độ môi trường: 37 ± 0,5 oC
Tốc độ cánh khuấy: 50 vòng/phút
Thời gian: 2 giờ, 4 giờ và 12 giờ
Tiến hành định lượng bằng phương pháp
HPLC.
Thẩm định phương pháp định lượng CL trong
dịch hòa tan bằng HPLC: điều kiện và yêu cầu
tương tự trong định lượng viên bằng phương
pháp HPLC trên.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Thẩm định quy trình định lượng
clarithromycin bằng phương pháp quang
phổ
Tính đặc hiệu
Hàm lượng trong mẫu chuẩn chuẩn = 500,08
và mẫu giả định giả định = 499,8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
231
Trắc nghiệm F-test (F = 0,04 < F0,05 = 0,16) và
T-test (t = 0,42 < t0,05 = 2,78)
2 dãy số có phương sai khác nhau không có ý
nghĩa.Vậy tá dược không ảnh hưởng đến kết
quả định lượng trong môi trường HCl 0,1N.Như
vậy phương pháp đạt tính đặc hiệu.
Tính tuyến tính
Có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ
và độ hấp thu của clarithromycin chuẩn ở
khoảng nồng độ 5 – 60 µg/ml.
Dùng thống kê xử lý cho kết quả: F =
25429,81 > F0,05 = 6,61; |t0| = 4,2 > t0,05 = 2,57 ( hệ số
bo có ý nghĩa )và |t| = 159,47 > t0,05 = 2,57 (hệ số b
có ý nghĩa).
Phương trình hồi quy tuyến tính giữa độ hấp
thu và nồng độ clarithromycin chuẩn có phương
trình y = 0,0092x + 0,009 và hệ số tương quan R2 =
0,9998. Do đó, có sự tương quan tuyến tính giữa
nồng độ và độ hấp thu của clarithromycin chuẩn
ở khoảng nồng độ 5 – 60 µg/ml trong môi trường
HCl 0,1N.
Độ chính xác
Độ lệch chuẩn tương đối RSD = 1,63% < 2%.
Vậy phương pháp đề xuất đạt yêu cầu về độ
chính xác.
Độ đúng
Hàm lượng mẫu thử là 20 µg. Kết quả định
lượng 9 mẫu thử thêm chuẩn ở 3 mức hàm
lượng (80%, 100%, 120%) có độ hồi phục của các
mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép (90-
107%).
Vậy phương pháp đề xuất đạt yêu cầu về độ
đúng trong điều kiện thử nghiệm.
Từ kết quả khảo sát, việc xác định hàm lượng CL
trong chế phẩm có thể được áp dụng bằng phương
pháp quang phổ với thuốc thử là Folin ciocalteau có
tính chính xác, tuy nhiên, khi định lượng CL trong
môi trường dịch vị, sẽ có nhiều tạp phân hủy mà
phương pháp này không thể phát hiện được.
Thẩm định quy trình định lượng
clarithromycin bằng phương pháp HPLC
Tính tương thích hệ thống
Bảng 2. Kết quả phù hợp hệ thống (Dung dịch chuẩn
clarithromycin).
Số lần
tiêm
Thời gian
lưu (phút)
Diện tích pic
Hệ số đối
xứng
Số đĩa lý
thuyết
1 4,730 313136 1,318 3615
2 4,729 311842 1,319 3605
3 4,722 309417 1,315 3585
4 4,728 310858 1,322 3624
5 4,726 307245 1,345 3582
6 4,717 313950 1,316 3590
TB 4,725 311075 1,323 3600
RSD (%) 0,11 0,80
Bảng 3. Kết quả phù hợp hệ thống (Dung dịch chuẩn hỗn hợp CL và CL tạp A )
Số lần tiêm
Thời gian lưu (phút) Diện tích pic Hệ số đối
xứng
Số đĩa lý
thuyết
Độ phân
giải Clarithromycin Tạp A Clarithromycin Tạp A
1 4,745 6,666 308632 523309 1,285 2637 1,582
2 4,722 6,637 311181 521286 1.273 2583 4,551
3 4,725 6,638 313396 522860 1,280 2570 4,541
4 4,714 6,626 315205 525079 1,258 2551 4,530
5 4,718 6,629 316453 521137 1,216 2565 4,533
6 4,708 6,616 316594 521074 1,256 2501 4,503
TB 4,722 6,635 313577 522458 1,262 2568 4,540
RSD (%) 0,27 0,26 1,01 0,31
Tính tương thích hệ thống của dung dịch
chuẩn CL trong pha động có nồng độ CL khoảng
125 µg/ml với RSD (%) của thời gian lưu = 0,11,
RSD (%) của diện tích pic = 0,8.
Tính tương thích hệ thống của dung dịch
hỗn hợp chuẩn CL 125 µg/ml và CL tạp A 125
µg/ml với RSD (%) thời gian lưu của CL= 0,27,
của tạp A = 0,26; RSD (%) diện tích pic của CL =
1,01, của tạp A = 0,31.
Kết quả thu được cho thấy hệ thống phù hợp
cho việc phân tích CL trong chế phẩm (RSD ≤
2%). hệ số kéo đuôi 0,9 – 1,5; Số đĩa lý thuyết N ≥
2000. Do đó, quy trình định lượng CL trong chế
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
232
phẩn bằng phương pháp HPLC đạt tính hệ thống.
Tính đặc hiệu
Hình 2: Sắc ký đồ của mẫu trắng, mẫu placebo, mẫu CL thử, và mẫu CL chuẩn
Thời gian lưu của pic CL trong dung dịch
chuẩn: 4,725 phút.
Thời gian lưu của pic CL trong dung dịch
thử: 4,681phút.
- Mẫu placebo không có pic có thời gian lưu
trùng với thời gian lưu của pic CL trong dung
dịch chuẩn và thử.
Độ lệch thời gian lưu trung bình giữa chuẩn
và thử: 0,65%.
Như vậy phương pháp đạt tính đặc hiệu
Tính tuyến tính
Hình 3: Đồ thị biểu diễn tương quan giữa nồng độ clarithromycin và diện tích pic
Phương trình tương thích với độ tin cậy 95%
(< α = 0,05); pa= 3,22 x 10-10 < α = 0,05 (Hệ số a có ý
nghĩa); pb = 0,33 > α = 0,05 (Hệ số b không có ý
nghĩa).
Do đó: phương pháp đạt tính tuyến tính
trong khoảng 2 – 200 µg/ml. Phương trình hồi
quy tuyến tính giữa nồng độ dung dịch CL và
diện tích đỉnh có dạng ŷ = 24541x.
Độ chính xác
- Độ lặp lại: Phương pháp đạt độ lặp lại RSD
= 0,98% (n = 6).
Độ chính xác trung gian: Phương pháp đạt
độ chính xác RSD = 0,71% (n = 12).
Độ đúng
Độ đúng được thực hiện bằng cách thêm
chuẩn vào mẫu placebo. Tỷ lệ hồi phục của các
mẫu thực nghiệm đều nằm trong giới hạn cho
phép (98 – 102%). Vậy phương pháp đề xuất đạt
yêu cầu về độ đúng.
Mẫu chuẩn Mẫu trắng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
233
Từ kết quả CL có thể định lượng bằng
phương pháp HPLC, phương pháp có tính chính
xác cao, xác định chính xác lượng tạp nếu có.
Phương pháp áp dụng chính xác ở qui mô
phòng thí nghiệm và qui mô sản xuất.
Thẩm định quy trình định lượng
Clarithromycin trong dịch thử hòa tan bằng
phương pháp HPLC
Tính tương thích hệ thống
Bảng 4. Tính tương thích hệ thống
STT
Lượng chuẩn
cân
(mg)
Độ pha loãng
chuẩn
Diện tích
1
2
3
4
5
6
29,04 50
220662
221101
221611
223654
223543
226548
Trung bình 222853
RSD (%) 0,99
Tính tương thích hệ thống của dung dịch
chuẩn CL trong pha động có nồng độ CL khoảng
0,56 mg/ml với RSD (%) của diện tích pic = 0,99
(RSD < 2%).
Tính đặc hiệu
Hình 4: Sắc ký đồ mẫu placebo, mẫu CL thử, và mẫu CL chuẩn trong dịch thử độ hòa tan
Dung dịch placebo không có pic trùng với
thời gian lưu pic CL.
Thời gian lưu pic CL trong dung dịch chuẩn:
10,098 phút.
Thời gian lưu pic CL trong dung dịch thử:
10,050 phút.
Kết luận: Phương pháp có tính đặc hiệu.
Tính tuyến tính
Hình 5: Đường biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ CL và diện tích pic trong dịch thử hoà tan
Mẫu trắng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
234
Phương trình tương thích với độ tin cậy 95%
(< α = 0,05) với pa= 3,88 x 10-12 < α = 0,05 (Hệ số a
có ý nghĩa); pb = 0,07 > α = 0,05 (Hệ số b không có
ý nghĩa)
Phương pháp đạt tính tuyến tính trong
khoảng 0,056 – 0,784 mg/ml. Phương trình hồi
quy tuyến tính giữa nồng độ dung dịch
clarithromycin và diện tích đỉnh có dạng ŷ=
414805x và hệ số tương quan R2 = 0,9998.
Độ chính xác
- Độ lặp lại: Phương pháp đạt độ lặp lại RSD
= 0,42% (n=6).
- Độ chính xác trung gian: Độ lệch chuẩn
tương đối RSD = 0,49
Vậy phương pháp đề xuất đạt yêu cầu về độ
chính xác với RSD = 0,46% (n = 12).
Độ đúng
Phương pháp đề xuất đạt yêu cầu về độ
đúng = 100,58%, RSD = 0,72% trong điều kiện thí
nghiệm. Đạt yêu cầu quy định 98% - 102%, RSD
≤ 2%.
Kết quả xây dựng và thẩm định phương
pháp cho chúng ta thấy, CL trong môi trường
dịch thử hòa tan có thể được định lượng bằng
phương pháp HPLC, phương pháp đạt độ chính
xác và có tính đặc hiệu cho viên nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Đã xây dựng và thẩm định phương pháp
định lượng clarithromycin 500 mg nổi trong dạ
dày bằng phương pháp UV-Vis với thuốc thử
Folin ciocalteau phù hợp và thuận lợi trong định
lượng hàm lượng viên trong qui mô phòng thí
nghiệm và phương pháp HPLC được xây dựng
và thẩm định đều đạt yêu cầu quy trình phân
tích về tính đặc hiệu, tính lập lại, độ chính xác
và độ đúng trong khoảng tuyến tính, đây là
phương pháp có tính chính xác cao, hiện đại và
được áp dụng rộng rãi.
Đã xây dựng và thẩm định qui trình định
lượng clarithromycin trong dịch thử hòa tan
bằng phương pháp HPLC đạt yêu cầu quy trình
phân tích về tính tương thích hệ thống, tính đặc
hiệu, độ chính xác và độ đúng trong khoảng
tuyến tính.
Từ kết quả đạt được, cho chúng ta thấy việc
định lượng hàm lượng clarithromycin và trong
viên thành phẩm có thể áp dụng cả 2 phương
pháp, và tùy điều kiện và giai đoạn nghiênc cứu
để áp dụng phương pháp phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nandi G, Ghosh LK, Gupta BK (2011). Development and
Formulation Optimization of a low Density Floating Extended
Release Tablet of Clarithromycin. International Journal of
Drug Formulation And Research, 2(3)pp: 262-279.
2. Pawar VK, Kansal S, Garg G, Awasthi R, Singodia D, and
Kulkarni GT (2011). Gastroretentive dosage forms: A review
with special emphasis on floating drug delivery systems.
Drug Delivery, 8(2)pp: 97–110.
3. Sheela NBS, Damodharan N, Shridhar MB, Surekha I, Rao TS
(2010). Formulation and evaluation of Clarithromycin
Gastroretentive Dosage Form. International Journal of
Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 2(3)pp: 48-54.
4. Sanjay SP, Ray S, Thakur RS (2006). Formulation and
evaluation of floating drug delivery system containing
clarithromycin for Helicopacter pylori. Acta Poloniae
Pharmaceutica- Drug Research, 63(1)pp: 53-61.
5. United State Pharmacopoeia Convention Inc (2017), USP 38
Ngày nhận bài báo: 20/07/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/07/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2017
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
235
28 Nc 921 MỐI LIÊN QUAN CỦA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VỚI ĐẶC
ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN DI CHỨNG
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ĐƯỢC NUÔI ĂN QUA SONDE MŨI DẠ
DÀY
Nguyễn Thị Thanh Vân*, Lâm Vĩnh Niên**, Tạ Thị Tuyết Mai***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng có liên quan với tăng tỉ lệ biến chứng, tăng thời gian nằm viện và tăng tỉ lệ
bệnh tật, tử vong. Bệnh nhân tai biến mạch máu não nuôi ăn qua ống thông mũi dạ dày là đối tượng có nguy cơ
về dinh dưỡng cao.
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở
bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não được nuôi ăn qua sonde mũi dạ dày.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 91 bệnh nhân bị tai
biến mạch máu não được đặt ống thông mũi dạ dày nuôi ăn. Phân loại dinh dưỡng dựa trên SGA, BMI và
albumin máu. Đặc điểm lâm sàng khảo sát gồm giới tính, tuổi, bệnh nền. Kết quả điều trị gồm tình trạng viêm
phổi, nhập ICU, thời gian nằm viện.
Kết quả: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa phân loại dinh dưỡng theo SGA và BMI với tuổi cao (≥
70 tuổi), bệnh thận mạn. Có mối liên quan giữa phân loại dinh dưỡng theo albumin máu với tình trạng viêm
phổi; giữa phân loại dinh dưỡng theo cả 3 phương pháp SGA, BMI và albumin máu với thời gian nằm viện kéo
dài (≥ 24 ngày).
Kết luận: Có mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị với tình trạng dinh dưỡng ở
bệnh nhân tai biến mạch máu não nuôi ăn qua sonde. Việc cải thiện dinh dưỡng ở nhóm đối tượng này có thể hỗ
trợ cải thiện dự hậu lâm sàng cho bệnh nhân.
Từ khóa: tình trạng dinh dưỡng, di chứng tai biến mạch máu não, nuôi ăn qua ống
ABSTRACT
RELATIONSHIP BETWEEN NUTRITION STATUS AND CLINICAL FEATURES OR THERAPY
RESULTS ON NASOGASTRIC TUBE FEEDING PATIENTS WITH SEQUELAE OF
CEREBROVASCULAR DISEASES
Nguyen Thi Thanh Van, Lam Vinh Nien, Ta Thi Tuyet Mai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: 100 - 105
Background: Malnutrition has been associated with higher rates of complications, increased length of
hospital stay and increased morbidity and mortality. Cerebrovascular patients with tube feeding are at high risk of
malanutrition.
Objective: To investigate relationship between nutrition status and clinical features or therapy results on
nasogastric tube feeding patients with sequelae of cerebrovascular diseases.
Method: Prospective, cross-sectional study was performed on 91 tube feeding patients with sequelae of
cerebrovascular diseases. Nutrition screening methods used were SGA, BMI and serum albumin. Clinical features
were gender, age and background diseases. Treatment results included pneumonia, ICU stay, and length of
* Bệnh viện Nguyễn Trãi, ** Đại học Y Dược TPHCM, ***Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Tác giả liên lạc: PGS. Tạ Thị Tuyết Mai, ĐT: 0909726721; Email: tuyetmai_171@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nc_918_xay_dung_va_tham_dinh_qui_trinh_dinh_luong_vien_clari.pdf