Nc 914 khảo sát việc sử dụng các thuốc ức chế DPP-4 trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

Tài liệu Nc 914 khảo sát việc sử dụng các thuốc ức chế DPP-4 trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 201 23 Nc 914 KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC THUỐC ỨC CHẾ DPP-4 TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM Đặng Nguyễn Đoan Trang*, Trần Thị Anh Thư* TÓM TẮT Mở đầu: Thuốc ức chế dipeptidyl peptidase 4 (DPP-4) là 1 nhóm thuốc mới trong điều trị đái tháo đường với chỉ định đơn trị hoặc phối hợp. Một số hoạt chất đã được sử dụng tại Việt Nam (sitagliptin, vildagliptin, saxagliptin, linagliptin) và mở ra triển vọng mới trong điều trị đái tháo đường typ 2. Mục tiêu: Khảo sát việc sử dụng các thuốc ức chế DPP-4 trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 385 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chưa đạt mục tiêu HbA1c (HbA1c > 7%), được chỉ định thuốc ức chế DPP-4 lần đầu tiên và không thay đổi phác đồ đái tháo đường trong 3 tháng khảo sát. Thông ti...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nc 914 khảo sát việc sử dụng các thuốc ức chế DPP-4 trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 201 23 Nc 914 KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC THUỐC ỨC CHẾ DPP-4 TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM Đặng Nguyễn Đoan Trang*, Trần Thị Anh Thư* TÓM TẮT Mở đầu: Thuốc ức chế dipeptidyl peptidase 4 (DPP-4) là 1 nhóm thuốc mới trong điều trị đái tháo đường với chỉ định đơn trị hoặc phối hợp. Một số hoạt chất đã được sử dụng tại Việt Nam (sitagliptin, vildagliptin, saxagliptin, linagliptin) và mở ra triển vọng mới trong điều trị đái tháo đường typ 2. Mục tiêu: Khảo sát việc sử dụng các thuốc ức chế DPP-4 trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 385 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chưa đạt mục tiêu HbA1c (HbA1c > 7%), được chỉ định thuốc ức chế DPP-4 lần đầu tiên và không thay đổi phác đồ đái tháo đường trong 3 tháng khảo sát. Thông tin được ghi nhận bằng cách phỏng vấn và thu thập từ hồ sơ điều trị ngoại trú. Cân nặng và chiều cao của bệnh nhân được đo vào thời điểm ban đầu và 3 tháng sau đó. Kết quả: Thuốc ức chế DPP-4 được chỉ định phổ biến nhất là vildagliptin. Metformin là thuốc được chỉ định phối hợp nhiều nhất với thuốc ức chế DPP-4. Sau 3 tháng khảo sát, glucose huyết giảm trung bình 1,72 ± 2,01 (mmol/L) và HbA1c giảm trung bình 1,08 ± 0,82%; 37,9% bệnh nhân đạt mục tiêu glucose huyết và 35,8% bệnh nhân đạt mục tiêu HbA1c. Các yếu tố liên quan đến khả năng đạt mục tiêu HbA1c bao gồm mức glucose huyết, mức HbA1c, mức triglycerid và BMI ban đầu. Thời gian mắc bệnh, mức HbA1c, mức triglycerid và mức BMI ban đầu có liên quan đến mức giảm HbA1c. Phần lớn bệnh nhân không thay đổi cân nặng sau 3 tháng khảo sát (54,8%). Không có biến cố bất lợi nghiêm trọng được ghi nhận trong quá trình nghiên cứu. Kết luận: Hiệu quả của việc sử dụng thuốc ức chế DPP-4 trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chưa kiểm soát tốt HbA1c đã được ghi nhận trong nghiên cứu. Mặc dù glucose huyết và HbA1c giảm sau 3 tháng điều trị với thuốc ức chế DPP4 nhưng tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị vẫn chưa cao. Ngoài việc kiểm soát đường huyết, cần kiểm soát tốt triglycerid và cân nặng để tăng hiệu quả điều trị. Từ khóa: Ức chế DPP4, đái tháo đường, đường huyết, HbA1c, cân nặng ABSTRACT INVESTIGATION ON DPP-4 INHIBITORS USE AMONG TYPE 2 DIABETIC OUTPATIENTS AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER HOCHIMINH CITY Dang Nguyen Doan Trang, Tran Thi Anh Thu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: Introduction: Dipeptidyl peptidase-4 inhibitor is a new class of anti-diabetic drugs that was indicated as monotherapy and add-on therapy. Some drugs in this class have been used in Vietnam (sitagliptin, vildagliptin, saxagliptin, linagliptin), opening up new perspectives for the management of type 2 diabetes. Objectives: To investigate the use of DPP-4 inhibitors among type 2 diabetic outpatients at University Medical Center. * Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS Đặng Nguyễn Đoan Trang ĐT: 0909907976 Email: dtrangpharm@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 202 Materials and methods: A descriptive cross-sectional study was conducted in 385 patients with type 2 diabetes mellitus who had not reached the HbA1c target (HbA1c > 7%) and indicated DPP-4 inhibitors for the first time without changing the regimen for 3 months. Data were collected by personal interview and from medical records. Height and weight were measured at baseline and 3 months later Results: The most popular DPP-4 inhibitor prescribed was vildagliptin. Metformin was the most common oral hypoglycemic agents to be combined with DPP-4 inhibitors. After 3 months under treatment with DPP-4 inhibitors, blood glucose level reduced by 1.72 ± 2.01 mmol/L, HbA1c reduced by 1.08 ± 0.82% on average; 37.9% and 35.8% of the study population achieved blood glucose goal and HbA1c goal, respectively. Factors significantly associated with the ability to achieve HbA1c goal included blood glucose levels, HbA1c levels, triglyceride levels at baseline and BMI. Duration of diabetes, HbA1c levels, triglyceride levels at baseline and BMI were found to be significantly associated with the reduction in HbA1c. Weight change wasn’t observed in the majority of patients (54.8%). No serious adverse event was found during the study period. Conclusion: The use of DPP-4 inhibitors in patients with type 2 diabetes mellitus who had not reached the HbA1c goal was found to be effective. Although the change in blood glucose and HbA1c was significant, the proportion of patients reaching treatment goal were still below expectation. Triglycerides and weight should be more tightly controlled to increase the efficacy of treatment. Keywords: DPP4 inhibitors, diabetes mellitus, blood glucose, HbA1c, weight. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là một trong những bệnh lý mạn tính chiếm tỷ lệ cao và có tốc độ phát triển nhanh. Việc nghiên cứu phát triển các thuốc tác động lên các cơ chế bệnh sinh khác nhau của đái tháo đường týp 2 ngày càng được quan tâm và phát triển trên thế giới. GLP-1 (glucagon-like peptid 1) là một hormon incretin có tác dụng làm giảm glucose huyết thông qua nhiều cơ chế như tăng tiết insulin, giảm tiết glucagon ở tụy, kích thích tế bào β tăng sản, ức chế tế bào β chết theo chương trình, làm tăng cảm giác no và làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Trên cơ sở đó, một số thuốc mới có liên quan đến GLP-1 đã được chấp thuận và đưa vào sử dụng, như thuốc ức chế dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4) (enzym ức chế GLP-1). Đây là những lựa chọn điều trị rất hứa hẹn để khắc phục những hạn chế của các thuốc điều trị cổ điển. Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn của các thuốc ức chế DPP-4 trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Tuy nhiên vẫn còn đòi hỏi nhiều hơn nữa các nghiên cứu hậu lâm sàng sau khi thuốc được lưu hành trên thị trường để đánh giá hiệu quả cũng như tính an toàn của thuốc khi sử dụng trên dân số rộng, trên những đối tượng khác nhau. Tại Việt Nam, các thuốc ức chế DPP-4 đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, số lượng báo cáo và nghiên cứu về việc sử dụng các thuốc ức chế DPP-4 còn khá khiêm tốn. Đề tài được tiến hành nhằm cung cấp thêm thông tin cho các nhà điều trị và trên cơ sở đó, giúp xây dựng các phác đồ điều trị tại cơ sở. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các hồ sơ điều trị ngoại trú của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội Tiết, bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 01/2015 đến 07/2016. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (chẩn đoán theo hướng dẫn của ADA 2015) ≥18 tuổi mới chẩn đoán hoặc chưa kiểm soát tốt với phác đồ điều trị trước đó (HbA1c > 7%), lần đầu sử dụng thuốc ức chế DPP-4 và không thay đổi phác đồ điều trị đái tháo đường trong ít nhất 3 tháng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 203 Tiêu chuẩn loại trừ Đái tháo đường týp 1 hoặc do các nguyên nhân khác, có các bệnh lý của hệ tạo máu làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HbA1c như bệnh lý hemoglobin (HbS, HbC), thiếu máu tán huyết, đang sử dụng glucocorticoid, phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Công thức ước lượng cỡ mẫu Z : hệ số tin cậy; Z = 1,96 với độ tin cậy là 95% p: tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định thuốc ức chế DPP-4 chưa đạt mục tiêu HbA1c. Để cỡ mẫu thu được tối đa, chọn p = 0,5. d:sai số chuẩn, chọn d = 5%. Cỡ mẫu tối thiểu tính được là N=385. Số hồ sơ điều trị ngoại trú thu thập thực tế là 385. - Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu ngẫu nhiên Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Xử lý thống kê Việc đánh giá các yếu tố liên quan đến khả năng đạt mục tiêu điều trị HbA1c và mức giảm HbA1c được phân tích bằng phương trình hồi quy logistic và phương trình hồi quy đa biến. Tất cả các phép kiểm thống kê được thực hiện với phần mềm SPSS16, các giá trị được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (N = 385) Số lượng Tỷ lệ (%) Giới Nam 143 37,1 Nữ 242 62,9 Tuổi (năm) Trung bình: 56,6 ± 11,7 (26 – 84) < 40 36 9,4 40 - 49 63 16,4 50 - 59 130 33,7 60 - 69 105 27,3 70 – 79 46 11,9 > 79 5 1,3 BMI* (kg/m 2 ) Trung bình: 24,09 ± 2,49 (17,5 – 39,1) Thời gian mắc bệnh (năm) Trung bình: 5,26 ± 1,60 (1 – 10) 1 – 3 48 12,5 4 – 5 166 43,1 6 – 7 136 35,3 8 – 10 35 9,1 Số lượng và loại bệnh lý mắc kèm 0 – 1 131 34,0 2 – 3 204 53,1 ≥ 4 50 12,9 Rối loạn lipid huyết 266 69,1 Tăng huyết áp 229 59,5 * Chỉ số khối cơ thể (Body mass index) Huyết áp và các giá trị xét nghiệm cận lâm sàng Bảng 2. Huyết áp và các giá trị xét nghiệm cận lâm sàng của mẫu nghiên cứu ban đầu và sau 3 tháng điều trị Trước Sau P Huyết áp tâm thu trung bình (mmHg) 134,6 ± 14,6 132,0 ± 13,7 > 0,05 Huyết áp tâm trương trung bình (mmHg) 82,1 ± 11,3 79,5 ± 9,7 > 0,05 Đường huyết trung bình (mmmol/L) 9,7 ± 2,2 8,0 ± 2,0 < 0,05 HbA1c trung bình (%) 8,5 ± 1,1 7,5 ± 1,0 < 0,05 Cholesterol toàn phần trung bình (mmol/L) 5,63 ± 1,29 4,98 ± 1,03 > 0,05 HDL cholesterol trung bình (mmol/L) 1,16 ± 0,24 1,18 ± 0,23 > 0,05 LDL cholesterol trung bình (mmol/L) 3,72 ± 1,00 3,05 ± 0,81 < 0,001 Triglycerid trung bình (mmol/L) 2,92 ± 2,38 2,40 ± 1,60 < 0,001 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 204 Sự thay đổi cân nặng của bệnh nhân trước và sau 3 tháng khảo sát Trong thời gian nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chỉ thu thập được cân nặng của 352 bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân không thay đổi cân nặng (54,8%). Cân nặng trung bình khi bắt đầu khảo sát là 59,72 ± 8,21 (kg). Sau khảo sát, cân nặng trung bình giảm 0,03 ± 0,83 (kg), không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tỷ lệ thay đổi cân nặng theo số lượng thuốc phối hợp cũng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Việc sử dụng các thuốc ức chế DPP4 Trong số các thuốc ức chế DPP-4 được chỉ định, vildagliptin chiếm tỷ lệ nhiều nhất (n = 145; 38%), sau đó là sitagliptin (n = 107; 27%), saxagliptin (n = 95; 25%) và linagliptin (n = 38; 11%). Trong mẫu nghiên cứu, số lượng thuốc điều trị đái tháo đường của mỗi bệnh nhân dao động từ 1 đến 4 thuốc. Trong đó, nhóm phối hợp 3 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (54,0%), kế đến là phối hợp 2 thuốc (chiếm 31,2%). Nhóm phối hợp 4 thuốc và nhóm đơn trị với thuốc ức chế DPP-4 chiếm tỷ lệ thấp (7,5% và 7,3%). Bảng 3. Tỷ lệ các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường được phối hợp với các thuốc ức chế DPP4 trong mẫu nghiên cứu STT Thuốc sử dụng kèm theo DPP4i Tần số Tỷ lệ (%) 1 Nhóm biguanide (metformin) 299 77,7% 2 Nhóm sulfonylurea 223 57,9% 3 Insulin 80 20,8% 4 Nhóm ức chế α-glucosidase (acarbose) 10 2,6% 5 Nhóm thiazolidin (pioglitazone) 7 1,8% 6 Nhóm glinid (repaglinid) 3 0,8% 7 Nhóm ức chế SGLT-2 (dapaglifozin) 1 0,3% DPP4i: thuốc ức chế DPP4 Có 19 dạng phối hợp thuốc trong mẫu nghiên cứu. Dạng phối hợp chiếm nhiều nhất là phối hợp ức chế DPP-4 I + metformin + sulfonylurea (41,3%); kế đến là phối hợp ức chế DPP-4 + metformin (17,1%) và ức chế DPP-4 + metformin + insulin (10,9%). Bảng 4. Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị của mẫu nghiên cứu Xét nghiệm Mục tiêu Trước khảo sát Sau khảo sát P Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Glucose huyết (đói) 4,4 – 7,2 mmol/L 10/385 2,6% 146/385 37,9% <0,001 HbA1c < 7% 0/385 0% 138/385 35,8% - Hiệu quả kiểm soát glucose huyết và HbA1c Sau 3 tháng điều trị, glucose huyết giảm trung bình 1,72 ± 2,01 (mmol/L) và HbA1c giảm trung bình 1,08 ± 0,82 (%). Mức giảm glucose huyết và HbA1c trung bình khi xét theo phối hợp thuốc đái tháo đường được chỉ định được trình bày trong bảng 5. Bảng 5. Mức giảm trung bình glucose huyết và HbA1c theo phối hợp thuốc Giá trị Số thuốc phối hợp Tần số Trước khảo sát Sau khảo sát Mức giảm trung bình P Glucose huyết (mmol/L) Đơn trị 28 8,28 ± 0,53 7,06 ± 0,80 1,21 ± 0,87 0,220 2 thuốc 120 9,27 ± 1,85 7,69 ± 1,61 1,58 ± 1,68 3 thuốc 208 9,99 ± 2,38 8,22 ± 2,21 1,77 ± 2,13 4 thuốc 29 10,79 ± 2,67 8,37 ± 2,08 2,42 ± 2,85 HbA1c (%) Đơn trị 28 7,87 ± 0,37 6,96 ± 0,43 0,91 ± 0,49 0,728 2 thuốc 120 8,33 ± 1,10 7,32 ± 0,96 1,01 ± 0,87 3 thuốc 208 8,59 ± 1,04 7,47 ± 1,01 1,12 ± 0,78 4 thuốc 29 9,25 ± 1,27 8,11 ± 1,07 1,14 ± 1,07 Khi so sánh mức glucose huyết và HbA1c trước và sau khi phối hợp thuốc ức chế DPP-4 trên 9 phối hợp thuốc cụ thể, kết quả cho thấy glucose huyết và HbA1c đều giảm có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tuy nhiên, khi so sánh mức giảm glucose huyết và HbA1c giữa các phối hợp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 205 thuốc có ức chế DPP - 4, sự khác biệt chưa được ghi nhận (p > 0,05). Các yếu tố liên quan đến mức độ kiểm soát HbA1c Kết quả phân tích bằng phương trình hồi quy logistic cho thấy mức glucose huyết ban đầu, mức HbA1c ban đầu, mức triglycerid ban đầu và mức BMI ban đầu có liên quan có ý nghĩa thống kê với khả năng đạt mục tiêu HbA1c. Kết quả phân tích bằng phương trình hồi quy đa biến cho thấy thời gian mắc bệnh, mức HbA1c ban đầu, mức triglycerid ban đầu và mức BMI ban đầu có liên quan có ý nghĩa thống kê mức giảm HbA1c sau 3 tháng. Các biến cố bất lợi của thuốc Bảng 6. Các biến cố bất lợi ghi nhận trong thời gian khảo sát (N = 352) STT Biến cố bất lợi Tần số Tỷ lệ % 1 Nhiễm trùng đường hô hấp 22 6,3% 2 Đầy bụng/khó tiêu 13 3,7% 3 Đau họng 10 2,8% 4 Buồn nôn 9 2,6% 5 Đau bụng 7 2,0% 6 Đau đầu 6 1,7% 7 Tiêu chảy 4 1,1% 8 Hạ glucose huyết 3 0,9% 9 Ăn mất ngon 3 0,9% 10 Ngứa da 2 0,6% Trong thời gian khảo sát, đa số các biến cố bất lợi ghi nhận được là nhiễm trùng đường hô hấp (viêm mũi, viêm xoang, triệu chứng cúm), kế đến là ở đường tiêu hóa (đầy bụng, khó tiêu). Các biến cố này phù hợp với các biến cố bất lợi đã được báo cáo của các nhóm thuốc trị đái tháo đường đường uống bao gồm ức chế DPP-4. Các biến cố khác xuất hiện với tần suất thấp, thường nhẹ và nhanh chóng hồi phục mà không cần phải ngưng thuốc. BÀN LUẬN Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở mẫu nghiên cứu là 71%, gần với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Kim Thư cũng trên dân số bệnh nhân đái tháo đường ngoại trú (74%)(1). Các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được chỉ định thuốc ức chế DPP4 sau trung bình 5,26 ± 1,60 năm được chẩn đoán đái tháo đường, trên 90% bệnh nhân được chỉ định thuốc ức chế DPP4 sau khi đã sử dụng các nhóm thuốc khác (metformin, sulfonylureas). Việc lựa chọn thuốc ức chế DPP- 4 sau khi đã sử dụng các nhóm thuốc khác phụ thuốc vào nhiều yếu tố bao gồm các hướng dẫn điều trị, kinh nghiệm của bác sĩ điều trị và chi phí của các thuốc ức chế DPP-4. Kết quả khảo sát trên cân nặng cho thấy cân nặng trung bình của 352 bệnh nhân khảo sát gần như không thay đổi. Các nghiên cứu về ảnh hưởng lên cân nặng của các thuốc ức chế DPP-4 đã cho các kết quả khác nhau nhưng đa số cho kết quả trung lập, không ảnh hưởng đến cân nặng. Các nghiên cứu trên sitagliptin cho thấy cân nặng dao động từ giảm 1,5 kg sau 52 tuần điều trị đến tăng 1,8 kg sau 24 tuần điều trị(2). Các nghiên cứu trên vildagliptin cho thấy cân nặng dao động từ giảm 1,8 kg đến tăng 1,3 kg sau 24 tuần điều trị và các nghiên cứu tương tự đối với saxagliptin cho thấy cân nặng dao động từ giảm 1,8 kg đến tăng 0,7 kg sau 24 tuần điều trị (2). Trong một phân tích tổng hợp trên 13 nghiên cứu liên quan đến việc điều trị của cả ba thuốc ức chế DPP-4, tác dụng của nhóm thuốc này trên cân nặng là trung tính(2,3). Kết quả phân tích cho thấy thời gian mắc bệnh đái tháo đường càng dài thì mức giảm HbA1c và hiệu quả kiểm soát HbA1c càng thấp. Điều này có thể được giải thích bởi sự suy giảm chức năng tế bào beta tuyến tụy và tăng khối lượng chất béo, đặc biệt là béo phì nội tạng, dẫn đến đề kháng insulin cao hơn kết hợp với quá trình lão hóa. Việc đạt được và duy trì HbA1c < 7% khó khăn hơn ở những bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dài, ngay cả dùng phối hợp 3 thuốc, 4 thuốc. Nghiên cứu của Tong P.C. và cộng sự tại Hongkong cũng đã chỉ ra rằng những bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dài và dùng nhiều thuốc điều trị có liên quan với việc kiểm soát đường huyết kém(4). Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự, thời gian mắc bệnh dài có ảnh hưởng tiêu cực đến việc Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 206 kiểm soát đường huyết(5, 6, 7). Như vậy, có thể cân nhắc việc phối hợp thuốc ức chế DPP-4 sớm trên những bệnh nhân chưa kiểm soát được đường huyết (có thời gian mắc bệnh ngắn) để mang lại hiệu quả tốt hơn. Kết quả phân tích hồi quy đa biến của một nghiên cứu tại Nhật cho thấy các yếu tố liên quan đến hiệu quả giảm HbA1c sau 12 tháng là mức HbA1c ban đầu cao, mức giảm HbA1c sau 3 tháng điều trị, chỉ số khối cơ thể thấp, chưa có bệnh mạch vành (8). Kết quả phân tích trên mẫu nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có mức glucose huyết, HbA1c và triglyceride ban đầu cao thì khả năng đạt mục tiêu điều trị HbA1c sẽ thấp hơn và mức giảm HbA1c cũng thấp hơn. Kết quả này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Mullugeta và cộng sự đánh giá mối liên quan giữa hiệu quả kiểm soát đường huyết với giá trị lipid huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2(9). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi góp phần khẳng định tầm quan trọng của việc kiểm soát lipid huyết đi kèm với kiểm soát đường huyết nhằm tối ưu hoá hiệu quả điều trị và ngăn ngừa các biến chứng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thể trạng thừa cân/béo phì có liên quan nghịch đến khả năng đạt mục tiêu cũng như mức giảm HbA1c. Kết quả này tương tự kết quả của nhiều nghiên cứu trước đây(6, 8, 10). Mặc dù các cơ chế chính xác về mối liên hệ giữa béo phì và đái tháo đường vẫn chưa được xác định rõ ràng, các nghiên cứu gần đây đã xác định được sự liên kết giữa béo phì và bệnh đái tháo đường týp 2 thông qua các cytokine tiền viêm (yếu tố hoại tử khối u và interleukin-6), sự đề kháng insulin, rối loạn chuyển hóa acid béo và rối loạn các quá trình trong tế bào như rối loạn chức năng của ty lạp thể và lưới nội chất. Các nghiên cứu di truyền về sau có thể làm sáng tỏ thêm cơ chế sinh lý bệnh giữa béo phì và đái tháo đường và có thể sẽ xác định các mục tiêu điều trị mới đầy hứa hẹn (11). Ưu điểm của nghiên cứu là việc thu thập thông tin, dữ liệu của nghiên cứu một phần được thực hiện qua phỏng vấn bệnh nhân nên khai thác được các thông tin về thời gian mắc bệnh đái tháo đường, những biến cố bất lợi gặp phải trong qua trình điều trị cũng như đo được chỉ số cân nặng, chiều cao của bệnh nhân để từ đó khảo sát đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu và đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố khảo sát với hiệu quả kiểm soát glucose huyết, HbA1c. Tuy nhiên, thông tin thu thập chỉ dựa trên đơn thuốc và kết quả xét nghiệm của bệnh nhân đến khám tại phòng khám Nội tiết, chưa ghi nhận được đơn thuốc từ các phòng khám khác như tim mạch, tiêu hóa, xương khớp nên những số liệu về bệnh kèm theo, thuốc dùng kèm theo trong nghiên cứu có thể chưa đầy đủ. KẾT LUẬN Qua khảo sát 385 hồ sơ bệnh án, nghiên cứu đã góp phần xác định được một số đặc điểm dịch tễ, tình hình sử dụng thuốc ức chế PPP-4 trong điều trị đái tháo đường trên bệnh nhân ngoại trú. Đặc biệt, nghiên cứu đã ghi nhận được hiệu quả kiểm soát đường huyết và HbA1c trên thực tế, so sánh hiệu quả trước và sau khi điều trị với các thuốc ức chế DPP4 của từng phối hợp thuốc cụ thể và xác định được các yếu tố liên quan đến khả năng đạt mục tiêu HbA1c cũng như mức giảm HbA1c sau 3 tháng điều trị. Các kết quả thu được gợi ý các chiến lược điều trị phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả điều trị đái tháo đường trên lâm sàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Kim Thư, Đặng Nguyễn Đoan Trang (2016). Đánh giá nguy cơ biến cố tim mạch do xơ vữa trong 10 năm và việc sử dụng statin theo hướng dẫn của ACC/AHA 2013 trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 20, số 2. 2. Amori RE., Lau J, Pittas AG. (2007). Efficacy and safety of incretin therapy in type 2 diabetes: systematic review and meta-analysis. JAMA, 298, pp. 194–206. 3. Goldstein BJ, Feinglos MN, Lunceford JK, Johnson J, Williams- Herman DE (2007). Effect of initial combination therapy with sitagliptin, a dipeptidyl peptidase-4 inhibitor, and metformin on glycemic control in patients with type 2 diabetes. Diabetes Care, 30, pp. 1979-1987. 4. Tong PC, Ko GT, So WY et al. (2008). Use of anti-diabetic drugs and glycemic control in type 2 diabetes. The Hong Kong Diabetes Registry. Diabetes Res Clin Pract, 82, pp. 346– 352. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 207 5. Sufiza AN et al. (2014). Factors associated with good glycemic control among patients with type 2 diabetes mellitus. Journal Diabetes Invest, 5, pp. 563–569. 6. Oladele VA, Parimalaranie Y et al. (2016). Cross-sectional study of patients with type 2 diabetes in OR Tambo district, South Africa. BMJ Open, 6, e010875. 7. De Pablos-Velasco P et al. (2014). Current Level of Glycaemic Control and Its Associated Factors in Patients With Type 2 Diabetes Across Europe. Clin Endocrinol. 80(1), pp. 47-56. 8. Yagi S, Aihara K, Akaike M et al. (2015). Predictive Factors for Efficacy of Dipeptidyl Peptidase-4 Inhibitors in Patients with Type 2 Diabetes Mellitus. Diabetes & Metabolism Journal, 39(4), 342–347. 9. Mullugeta Y et al. (2012). Dyslipidemia Associated with Poor Glycemic Control in Type 2 Diabetes Mellitus and the Protective Effect of Metformin Supplementation. Indian Journal of Clinical Biochemistry, 27(4), pp. 363-369. 10. Mannucci E, Monami M, Dicembrini I. et al. (2014). Achieving HbA1c targets in clinical trials and in the real world: a systematic review and meta-analysis. J Endocrinol Invest, 37, pp. 477-495. 11. Eckel RH., Kahn SE. et al. (2011). Obesity and Type 2 Diabetes: What Can Be Unified and What Needs to Be Individualized? J Clin Endocrinol Metab, 96(6), pp. 1654–1663 Ngày nhận bài báo: 20/07/2017 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/07/2017 Ngày bài báo được đăng: 05/09/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnc_914_khao_sat_viec_su_dung_cac_thuoc_uc_che_dpp_4_tren_ben.pdf
Tài liệu liên quan