Nc 907 đánh giá hiệu quả của thể châm cải tiến các cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring, cơ chày trước kết hợp tái học hỏi vận động trên bệnh nhân chưa đi lại được sau đột quỵ

Tài liệu Nc 907 đánh giá hiệu quả của thể châm cải tiến các cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring, cơ chày trước kết hợp tái học hỏi vận động trên bệnh nhân chưa đi lại được sau đột quỵ: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 150 17 Nc 907 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THỂ CHÂM CẢI TIẾN CÁC CƠ TỨ ĐẦU ĐÙI, CƠ HAMSTRING, CƠ CHÀY TRƯỚC KẾT HỢP TÁI HỌC HỎI VẬN ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN CHƯA ĐI LẠI ĐƯỢC SAU ĐỘT QUỴ Bùi Phạm Minh Mẫn*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Tình hình và mục đích nghiên cứu: Đột quỵ là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm và phổ biến hiện nay, bệnh có tỉ lệ tử vong cao, là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu, để lại nhiều gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Trong phục hồi chức năng vận động sau đột quỵ, khả năng đi bộ độc lập là điều kiện quyết định cho mọi hoạt động hằng ngày của bệnh nhân. Năm 2014, Tiebin Yan và cộng sự cũng chứng minh được việc kích thích điện chức năng lên nhóm cơ tứ đầu đùi, cơ hamstrings, cơ chày trước có hiệu quả trong việc cải thiện khả năng di chuyển của chi dưới và động tác đi bộ ở những bệnh nhân tai biến cấp tính lần đầu. Năm 2015, nghiên cứu của Trịnh Thị Diệu Thường và Bùi Phạm Minh Mẫn ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nc 907 đánh giá hiệu quả của thể châm cải tiến các cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring, cơ chày trước kết hợp tái học hỏi vận động trên bệnh nhân chưa đi lại được sau đột quỵ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 150 17 Nc 907 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THỂ CHÂM CẢI TIẾN CÁC CƠ TỨ ĐẦU ĐÙI, CƠ HAMSTRING, CƠ CHÀY TRƯỚC KẾT HỢP TÁI HỌC HỎI VẬN ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN CHƯA ĐI LẠI ĐƯỢC SAU ĐỘT QUỴ Bùi Phạm Minh Mẫn*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Tình hình và mục đích nghiên cứu: Đột quỵ là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm và phổ biến hiện nay, bệnh có tỉ lệ tử vong cao, là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu, để lại nhiều gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Trong phục hồi chức năng vận động sau đột quỵ, khả năng đi bộ độc lập là điều kiện quyết định cho mọi hoạt động hằng ngày của bệnh nhân. Năm 2014, Tiebin Yan và cộng sự cũng chứng minh được việc kích thích điện chức năng lên nhóm cơ tứ đầu đùi, cơ hamstrings, cơ chày trước có hiệu quả trong việc cải thiện khả năng di chuyển của chi dưới và động tác đi bộ ở những bệnh nhân tai biến cấp tính lần đầu. Năm 2015, nghiên cứu của Trịnh Thị Diệu Thường và Bùi Phạm Minh Mẫn tại tỉnh Sóc Trăng đã đem lại một phác đồ kết hợp thể châm cải tiến và tái học hỏi vận động có hiệu quả trong phục hồi vận động sau đột quỵ, trong đó phương pháp thể châm cải tiến có cơ chế khá tương đồng với phương pháp kích thích điện chức năng. Vậy câu hỏi nghiên cứu đặt ra là việc thể châm cải tiến 3 nhóm cơ chi dưới: cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring và cơ chày trước kết hợp với tái học hỏi vận động có cải thiện khả năng đi lại trên những bệnh nhân chưa tự đi lại được sau đột quỵ hay không? Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, phân bố ngẫu nhiên, có nhóm chứng tại Khoa Nội thần kinh – Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM và Bệnh viện Đại học Y Dược – Cơ sở 3 từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017. Đối tượng nghiên cứu: 70 bệnh nhân chưa tự đi lại được sau đột quỵ. Nhóm chứng được điều trị bằng thể châm cải tiến kết hợp tái học hỏi vận động. Nhóm can thiệp được điều trị bằng thể châm cải tiến 3 cơ chày trước, cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring và tập tái học hỏi vận động. Sau 3 liệu trình (10 ngày/ 1 liệu trình), bệnh nhân được đánh giá sự phục hồi vận động chung: theo điểm và xếp loại Barthel, sự phục hồi sức cơ: theo thang điểm MRC, sự phục hồi khả năng đi lại theo thời gian đi 10 mét với dụng cụ hỗ trợ. Kết quả: Sau nghiên cứu, sức cơ gốc chi và ngọn chi theo thang điểm MRC phục hồi tốt; khả năng đi lại ở nhóm can thiệp tăng và thời gian đi 10 mét với dụng cụ hỗ trợ giảm có ý nghĩa thống kê. Hiệu quả phục hồi vận động chung theo thang Barthel: điểm Barthel và tỉ lệ bệnh nhân ở nhóm khá – tốt tăng có ý nghĩa thống kê. Sau 3 liệu trình điều trị tỉ lệ bệnh nhân nhóm can thiệp ở nhóm khá – tốt là 77,14%. Kết luận: Thể châm cải tiến vào 3 cơ chày trước, cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring kết hợp với tái học hỏi vận động cho kết quả cải thiện khả năng đứng lên của bệnh nhân chưa tự đi lại được sau đột quỵ Từ khóa: thể châm cải tiến, tái học hỏi vậ n động, cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring, cơ chày trước ABSTRACT EVALUATE THE EFFECTIVENESS OF MODIFIED ACUPUNCTURE ON THE QUADRICEPS FEMORIS, HAMSTRING, AND TIBIALIS ANTERIOR MUSCLES IN COMBINATION WITH MOTOR RELEARNING PROGRAM FOR POST STROKE PATIENTS WHO ARE UNABLE TO WALK INDEPENDENTLY Bui Pham Minh Man, Trinh Thi Dieu Thuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: Background and Research purposes: Stroke is not only the cerebrovascular disease with the high rate of * Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. BS. Bùi Phạm Minh Mẫn ĐT: 0916080803 Email: bsminhman@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 151 death but also the top reason of disabilities. Therefore, it becomes a burden for patients' family and society. In motor rehabilitation, walking is a foundation movement in daily activities. In 2014, Tiebin Yan demonstrated the impact of neuromuscular stimulation quadriceps femoris, hamstring, and tibialis anterior muscles in improving walking lower limbs movements for the post first acute stroke patients. In 2015, the study of Trinh Thi Dieu Thuong and Bui Pham Minh Man in Soc Trang province revealed the effectiveness of the combination of modified acupuncture and motor relearning program in rehabilitation after stroke. Therefore, the research question is that whether or not the modified acupuncture on the three above-mentioned muscles in combination with the motor learning program is effective in helping post-stroke patients to walk by themselves. Method: Randomized controlled trial study, conducted at The Department of Department of Internal neurology, Traditional Medicine Hospital HCMC and University Medical Center HCMC – Branch 3, from June 2016 to June 2017. Subjects: 70 patients who could not walk after a stroke. The control group was treated by modified acupuncture combined with motor relearning program. The trial group was treated by modified acupuncture on the three muscles including the tibialis anterior, quadriceps femoris, and hamstring muscle, in combination with motor relearning program. After 3 courses (10 days / 1 course), the patients were evaluated for general rehabilitation (via Barthel scores and ratings), recovery of muscle strength (via MRC scale), and the ability to walk independently (via 10-metres walk test) Results: After the study, muscle strength evaluated by MRC scale is recovered well. In the trial group, efficacy of rehabilitation of walking independently evaluated by the 10-metres walk test increased; and time to walk 10 meters decreased statistically. Efficacy of general rehabilitation evaluated by the Barthel scale: Barthel's score and the prevalence of patients in the Good-Fair group increase statistically. After 3 courses of treatment, the proportion of patients in the trial group ranks Good-Fair was 77.14%. Conclusion: The modified acupuncture on the three muscle groups including the tibialis anterior, quadriceps femoris, and hamstring muscle, in combination with motor relearning program help improving the abilities to stand up for post stroke patients who cannot stand. Keywords: modified acupuncture, motor relearning program, tibialis anterior muscle, quadriceps femoris muscle, hamstring muscle. ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm và phổ biến hiện nay, bệnh có tỉ lệ tử vong cao, là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu, để lại nhiều gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội(2,7). Trong PHCN vận động sau đột quỵ, khả năng đi bộ độc lập là điều kiện quyết định cho mọi hoạt động hằng ngày của bệnh nhân(3,8). Năm 2014, Tiebin Yan và cộng sự cũng chứng minh được việc kích thích điện chức năng lên nhóm cơ tứ đầu đùi, cơ hamstrings, cơ chày trước có hiệu quả trong việc cải thiện khả năng di chuyển của chi dưới và động tác đi bộ ở những bệnh nhân tai biến cấp tính lần đầu(4). Năm 2015, nghiên cứu của Trịnh Thị Diệu Thường và Bùi Phạm Minh Mẫn tại tỉnh Sóc Trăng đã đem lại một phác đồ kết hợp thể châm cải tiến và tái học hỏi vận động có hiệu quả trong phục hồi vận động sau đột quỵ, trong đó phương pháp thể châm cải tiến có cơ chế khá tương đồng với phương pháp kích thích điện chức năng(9). Vậy câu hỏi nghiên cứu đặt ra là việc thể châm cải tiến 3 nhóm cơ chi dưới: cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring và cơ chày trước kết hợp với tái học hỏi vận động có cải thiện khả năng đi lại trên những bệnh nhân chưa tự đi lại được sau đột quỵ hay không? Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định hiệu quả phục hồi vận động sau đột quỵ bằng thể châm cải tiến cơ tứ đầu đùi, cơ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 152 hamstring và cơ chày trước kết hợp với tái học hỏi vận động. Mục tiêu cụ thể So sánh hiệu quả phục hồi vận động chung theo thang Barthel giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. So sánh hiệu quả phục hồi vận động đi lại theo thời gian đi 10 mét có dụng cụ hỗ trợ giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. So sánh hiệu quả phục hồi sức cơ chi dưới theo thang điểm MRC giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng, phân bố ngẫu nhiên, có nhóm chứng. Mẫu nghiên cứu P1 = Tỉ lệ phục hồi mong muốn ở nhóm can thiệp 73% P2 = Tỉ lệ phục hồi ở nhóm chứng 50%(5). P*= (P1 + P2) / 2 Z(1 - /2) = 1,96 ( = 0,05) Z(1-) = 0,84 (1- = 0,8) N = 35 bệnh nhân cho mỗi nhóm. Tiêu chuẩn chọn bệnh Chọn tất cả bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ điều trị nội trú tại khoa Nội thần kinh – Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM và Bệnh viện Đại học Y Dược – Cơ sở 3, từ tháng 06/2016 đến tháng 06/2017 có các đặc điểm sau: - Bệnh nhân tỉnh táo, hợp tác với thầy thuốc điều trị. - Chỉ số Barthel < 60. - Bệnh nhân chưa tự đi lại được. - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân liệt nửa người nhưng quá suy kiệt hoặc bị lở loét, viêm nhiễm nhiều. - Bệnh trong quá trình nghiên cứu có diễn biến phức tạp được chuyển sang phương pháp điều trị khác. Liệt kê và định nghĩa biến số Biến số kết cuộc - Phục hồi vận động chung (Điểm - Xếp loại phục hồi vận động theo Barthel). - Phục hồi sức cơ chi dưới (sức cơ gốc chi và sức cơ ngọn chi bên liệt theo MRC). - Phục hồi vận động đi lại (Khả năng đi lại, thời gian đi 10 mét với dụng cụ hỗ trợ). Biến số nền (các yếu tố nguy cơ của đột quỵ) Tuổi, giới tinh, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì, thời gian từ khi đột quỵ đến lúc điều trị, số lần bị đột quỵ, hôn mê lúc bị đột quỵ. Phương pháp can thiệp Bệnh nhân được phục hồi vận động bằng thể châm cải tiến kết hợp tái học hỏi vận động 30 lần (6 tuần). Thể châm cải tiến(6) - Thông số điện châm: tần số 20 Hz, cường độ 2 – 10 mA, thời gian 20 phút. - Công thức huyệt Nhóm chứng: Khám sức cơ cơ yếu chọn huyệt ở 2 đầu cơ (nguyên ủy – bám tận) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 153 Số lượng 3 cặp huyệt ở chi trên và 3 cặp huyệt ở chi dưới.  Nhóm can thiệp: Chi trên: Khám sức cơ 3 cơ yếu chọn huyệt ở 2 đầu cơ (nguyên ủy – bám tận). Số lượng: 3 cặp huyệt. Chi dưới: Thể châm cải tiến 3 cặp huyệt ở nguyên ủy và bám tận của 3 cơ: cơ tứ đầu đùi (Phục thố - Độc tỵ), cơ hamstring (Yên môn - Ủy trung), cơ chày trước (Túc tam lý – Giải khê). Tái học hỏi vận động(1) - Tác vụ 1: thăng bằng: thăng bằng ngồi và đứng - Tác vụ 2: đứng lên - ngồi xuống. - Tác vụ 3: đi bộ. - Tác vụ 4: vươn tay và thao tác bằng tay. Tiêu chuẩn theo dõi và đánh giá Theo dõi và đánh giá được ghi nhận sau 1 liệu trình, 2 liệu trình, 3 liệu trình. - Sinh hiệu: mạch, nhiệt độ, huyết áp. - Sự phục hồi vận động chung: theo điểm và xếp loại Barthel. - Sự phục hồi sức cơ: theo thang điểm MRC. - Sự phục hồi vận động đi lại: Khả năng đi lại, thời gian đi 10 mét với dụng cụ hỗ trợ. KẾT QUẢ Số liệu thống kê Tổng số 70 bệnh nhân (35 bệnh nhân mỗi nhóm). Đặc điểm chung của đối tượng tại thời điểm trước nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên cứu Nhóm chứng (n= 35) Nhóm nghiên cứu (n= 35) P Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tuổi < 50 tuổi 19 54,29 20 57,14 > 0,05 ≥ 50 tuổi 16 45,71 15 42,86 Giới Nữ 14 40 17 48,57 >0,05 Nam 21 60 18 51,43 Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi và giới tính giữa 2 nhóm (P>0,05). Bảng 2: Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên cứu (tiếp theo) Thông tin về tiền sử bệnh Đột quỵ Nhóm chứng (n= 35) Nhóm nghiên cứu (n= 35) P Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Thời gian đột quỵ đến điều trị ≤ 1 tháng 6 17,14 6 17,14 > 0,05 > 1 tháng 29 74,29 29 74,29 Hôn mê lúc khởi bệnh Không 29 74,29 30 85,71 >0,05 Có 6 17,14 5 14,19 Số lần bị đột quỵ 1 lần 31 88,57 29 74,29 >0,05 ≥ 2 lần 4 11,43 6 17,14 Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian từ lúc đột quỵ đến điều trị, hôn mê lúc khởi bệnh hay số lần bị đột quỵ giữa 2 nhóm (P>0,05). Bảng 3: Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên cứu (tiếp theo) Các bệnh lý kèm theo Nhóm chứng (n= 35) Nhóm nghiên cứu (n= 24) Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tăng huyết áp Không 20 57,14 21 60 > 0,05 Có 15 42,86 14 40 Bệnh lý tại tim Không 8 22,85 6 17,14 > 0,05 Có 27 77,15 29 82,86 Đái tháo đường Không 27 77,15 27 77,15 > 0,05 Có 8 22,85 8 22,85 Béo phì Không 26 74,28 27 77,15 > 0,05 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 154 Các bệnh lý kèm theo Nhóm chứng (n= 35) Nhóm nghiên cứu (n= 24) Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Có 9 25,71 8 22,85 Rối loạn lipid máu Không 16 45,71 21 60 > 0,05 Có 19 54,29 14 40 Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý tại tim, đái tháo đường, béo phì và rối loạn lipid máu giữa 2 nhóm (P>0,05). Kết quả điều trị Hiệu quả phục hồi khả năng đi lại Bảng 4: Khả năng đi lại Nhóm chứng (n = 35) Nhóm can thiệp (n = 35) P value Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Trước điều trị - Đi được 6 17,14 7 20 0,759 - Không đi được 29 82,85 28 80 Sau điều trị - Đi được 19 54,29 29 82,86 0,010 - Không đi được 16 45,71 6 17,14 Nhận xét: Tỉ lệ giữa số người đi được và không đi được với dụng cụ hỗ trợ trước điều trị giữa 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tỉ lệ giữa số người đi được và không đi được với dụng cụ hỗ trợ sau điều trị giữa 2 nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), nhóm can thiệp có tỉ lệ người đi được với dụng cụ hỗ trợ nhiều hơn nhóm chứng. Bảng 5: Thời gian đi 10m với dụng cụ hỗ trợ Thời gian Nhóm chứng (n= 35) Nhóm nghiên cứu (n= 35) P value Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn T0 102,5 14,74 102 11,51 0,875 T1 86,67 15,70 79,29 13,36 0,698 T0-T1 P = 0,0003 P = 0,0006 T2 73,33 15,05 61,42 14,35 0,279 T1-T2 P = 0,0004 P = 0,0001 T3 62,50 16,95 45 8,66 0,001 T2-T3 P = 0,0001 P = 0,0007 Nhận xét: Thời gian đi bộ 10 m với dụng cụ hỗ trợ của cả 2 nhóm thay đổi (giảm đi) có ý nghĩa thống kê sau mỗi liệu trình điều trị với P < 0,05 (kiểm định t bắt cặp). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian đi 10 m ở hai nhóm ở từng thời điểm T0, T1, T2 với P>0,05. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian đi bộ 10 m ở hai nhóm ở thời điểm T3 với P < 0,05 (kiểm định t). Hiệu quả phục hồi sức cơ chi dưới Bảng 6: Sức cơ gốc chi Sức cơ gốc chi Nhóm chứng (n= 35) Nhóm nghiên cứu (n= 35) P value Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn T0 1.49 0.92 1,60 1,06 0,664 T1 2,29 1,02 2,49 1,15 0,444 T0-T1 P = 0,0001 P < 0,0001 T2 2,97 1,20 3,09 1,25 0,683 T1-T2 P < 0,0001 P < 0,0001 T3 3,42 1,12 3,63 1,10 0,432 T2-T3 P <0,0001 P < 0,0001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 155 Nhận xét: Sức cơ gốc chi theo MRC ở mỗi nhóm tăng lên sau mỗi liệu trình điều trị với P < 0,05 (phép kiểm t bắt cặp). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sức cơ gốc chi theo MRC giữa 2 nhóm ở các thời điểm nghiên cứu với P >0,05 (phép kiểm t). Bảng 7: Sức cơ ngọn chi Sức cơ ngọn chi Nhóm chứng (n= 35) Nhóm nghiên cứu (n= 35) P value Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn T0 1,31 0,83 1,49 1,01 0,525 T1 1,91 0,88 2,14 1,12 0,223 T0-T1 P < 0,0001 P < 0,0001 T2 2,57 1,06 2,77 1,19 0,193 T1-T2 P < 0,0001 P < 0,0001 T3 3,14 1,21 3,41 1,10 0,332 T2-T3 P < 0,0001 P < 0,0001 Nhận xét: Sức cơ ngọn chi theo MRC ở mỗi nhóm tăng lên sau mỗi liệu trình điều trị với p < 0,05 (phép kiểm t bắt cặp). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sức cơ ngọn chi theo MRC giữa 2 nhóm ở các thời điểm nghiên cứu với P >0,05 (phép kiểm t). Hiệu quả phục hồi chức năng vận động chung Bảng 8: Điểm Barthel Điểm Barthel Nhóm chứng Nhóm can thiệp P value Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn T0 40,29 10,91 41,14 11,45 0,740 Điểm Barthel Nhóm chứng Nhóm can thiệp P value Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn T1 50 13,34 54,14 14,52 0,168 T0-T1 P < 0,0001 P < 0,0001 T2 59,86 15,83 66,86 17,32 0,080 T1-T2 P < 0,0001 P < 0,0001 T3 69,43 15,57 79,29 18,44 0,018 T2-T3 P < 0,0001 P < 0,0001 Nhận xét: Điểm Barthel ở mỗi nhóm tăng lên sau mỗi liệu trình điều trị với P < 0,05 (phép kiểm t bắt cặp). Có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm Barthel giữa 2 nhóm ở thời điểm T3 với P <0,05 (phép kiểm t). Bảng 9: Xếp loại Barthel Xếp loại Barthel Nhóm chứng (n =35) Nhóm nghiên cứu (n = 35) P value Kém – Yếu – Trung bình Khá – Tốt Kém – Yếu – Trung bình Khá – Tốt T0 35 0 35 0 T1 29 6 22 13 0,060 T0 – T1 P = 0,345 P = 0,223 T2 17 18 13 22 0,334 T0 – T2 P = 0,002 P <0,0001 T3 16 19 8 27 0,044 T2 – T3 P = 0,005 P = 0,003 Nhận xét: Xếp loại Barthel trong từng nhóm nghiên cứu thay đổi có ý nghĩa thống kê tại thời điểm T2 với P <0,05 (phép kiểm fisher’s, phép kiểm chi bình phương). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về xếp loại Barthel giữa 2 nhóm nghiên cứu ở thời điểm T3 với P <0,05 (phép kiểm chi bình phương). BÀN LUẬN Nhận xét về sự đồng nhất của 2 nhóm tại thời điểm trước nghiên cứu 2 nhóm đồng nhất về thông tin nền (tuổi, giới) trước nghiên cứu (P>0,05). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 156 2 nhóm đồng nhất về tiền sử bệnh (thời gian đột quỵ, hôn mê, số lần tai biến) trước nghiên cứu (P > 0,05). 2 nhóm đồng nhất về các bệnh lý kèm theo (Tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh lý tại tim) (P > 0,05). Hiệu quả phục hồi vận động Hiệu quả phục hồi vận động chung (dựa theo thang Barthel) Nhóm can thiệp và nhóm chứng đều giúp phục hồi vận động theo thang đo Barthel theo thời gian (P < 0,05). So sánh hiệu quả phục hồi vận động theo thang đo Barthel ở hai nhóm theo thời gian, khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm chứng và nhóm can thiệp từ liệu trình 3 của quá trình điều trị (P< 0,05). Sau 3 liệu trình điều trị tỉ lệ bệnh nhân nhóm can thiệp ở nhóm khá – tốt là 77,14% Hiệu quả phục hồi vận động sức cơ chi dưới (theo MRC) Nhóm can thiệp và nhóm chứng đều giúp phục hồi sức cơ gốc chi và ngọn chi theo thời gian (P < 0,05). So sánh hiệu quả phục hồi sức cơ chi dưới theo MRC ở hai nhóm theo thời gian, không có sự khác biệt có nghĩa thống kê sau 3 liệu trình điều trị (P< 0,05). Hiệu quả phục hồi vận động chi dưới (dựa theo thời gian đi được 10m) Nhóm can thiệp và nhóm chứng giúp phục hồi vận động đi lại theo thời gian (P < 0,05). Khi so sánh hiệu quả phục hồi vận theo thời gian đi bộ 10m với dụng cụ hỗ trợ giữa hai nhóm theo từng cặp thời gian, không ghi nhận được sự khác biệt giữa 2 nhóm sau 1 liệu trình và 2 liệu trình với P > 0,05. Tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm xuất hiện từ sau liệu trình thứ 3 với P < 0,05. Số bệnh nhân đi lại được sau điều trị ở nhóm can thiệp cũng cao hơn nhóm chứng có nghĩa thống kê. Bàn luận về sự khác biệt của 2 phác đồ điều trị Cả 2 phương pháp đều được điện châm như nhau trên cơ sở vận dụng được các yếu tố sau trong cách chọn huyệt(6): - Tuân thủ lý luận của YHCT: chọn huyệt trên đường kinh đi qua vùng bị bệnh. - Vận dụng tính chất trở da và trở kháng thấp tại các huyệt: như vậy chỉ cần đưa 1 lượng kích thích nhỏ vẫn có thể gây ra một tác dụng kích thích mạnh. - Vận dụng tính chất điện trị liệu: kích thích cơ bằng các thiết bị tần số thấp có khả năng phục hồi tốt cơ yếu liệt. - Lý luận về thần kinh sinh học: các cảm giác truyền từ cơ, gân cơ, khớp đến vỏ não cảm giác góp phần kích hoạt vỏ não vận động và tiền vận động. - Lý luận về sinh lý co cơ: để có được công thức huyệt, phải xác định chính xác nhóm cơ nào đang yếu liệt nhiều nhất và tác động trên cơ yếu liệt đó thông qua kích thích ở hai đầu cơ, và công thức huyệt được điều chỉnh, dựa vào sự đánh giá qua mỗi liệu trình điều trị. Riêng phương pháp can thiệp, 3 cặp huyệt Phục thố - Độc tỵ, Yên môn - Ủy trung, Túc tam lý – Giải khê được chọn dựa trên bảng chọn huyệt của thể châm cải tiến nhầm phục hồi sức cơ tốt nhất cho 3 cơ chày trước, cơ tứ đầu đùi và cơ hamstring, là 3 cơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình đi lại. KẾT LUẬN Thể châm cải tiến vào 3 nhóm cơ chi dưới là cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring và cơ chày trước kết hợp với tái học hỏi vận động cho kết quả cải thiện khả năng đi lại trên bệnh nhân chưa tự đứng lên được sau đột quỵ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Janet HC, Roberta BS. (1987), A motor relearning programme for stroke, 2nd ed ed, Heinemann Physiotherapy, London, pp. 188. 2. Feigin VL, et al. (2014), "Global and regional burden of stroke during 1990-2010: findings from the Global Burden of Disease Study 2010", Lancet. 383(9913), pp. 245-54. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 157 3. Globas C, Macko RF, Luft AR (2009) “Role of walking-exercise therapy after stroke”. 4. Youa G, Liang H, Yana T (2014), “Functional electrical stimulation early after stroke improves lower limb motor function and ability in activities of daily living”, NeuroRehabilitation 35, pp. 381–389 5. Hà Thị Hồng Linh, Phan Quan Chí Hiếu (2005), “Hiệu quả phục hồi vận động của phương pháp thể châm cải tiến trên bệnh nhân tai biến mạch máu não”, Luận văn tốt nghiệp cao học Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP. HCM. 6. Phan Quan Chí Hiếu (2013), Phục hồi vận động sau đột quỵ - Phương pháp châm cứu cải tiến, Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM. 7. The Stroke Association (2012), Accommodation after stroke: Stroke Association Factsheet 20, www.stroke.org.uk. 8. Trần Văn Chương, (2010), Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, NXB Y học, tr. 15-40 9. Trịnh Thị Diệu Thường, Bùi Phạm Minh Mẫn (2015), “Hiệu quả thể châm cải tiến kết hợp tái học hỏi vận động trong phục hồi vận động trên bệnh nhân sau đột quỵ tại tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí Y học TP.HCM tập 19, số 5, Chuyên đề: Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015, tr. 129. Ngày nhận bài báo: 13/07/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/07/2017 Ngày bài báo được đăng: 05/09/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnc_907_danh_gia_hieu_qua_cua_the_cham_cai_tien_cac_co_tu_dau.pdf
Tài liệu liên quan