Tài liệu Nc 900 nghiên cứu tương quan giữa tuổi động mạch theo thang điểm nguy cơ framingham và tổn thương động mạch vành: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
110
12 Nc 900 NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN GIỮA TUỔI ĐỘNG MẠCH
THEO THANG ĐIỂM NGUY CƠ FRAMINGHAM
VÀ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH
Đặng Trần Hùng*; Đỗ Quang Huân*
TÓM TẮT
Mở đầu: Quá trình “lão hóa” mạch máu diễn tiến tự nhiên theo tuổi làm tăng độ cứng các mạch máu; quá
trình này là quá trình “ lão hóa” mạch máu bình thường. Các yếu tố nguy cơ tim mạch gây xơ vữa động mạch;
quá trình này gọi là “lão hóa” bệnh lý. Lão hoá mạch máu sớm (Early Vascular Aging - EVA) khi lão hoá mạch
máu bệnh lý xảy ra trên nền lão hoá mạch máu bình thường. Tuổi động mạch là khái niệm mới đánh giá mức độ
lão hoá mạch máu sớm. Tuổi động mạch của một người sẽ bằng với tuổi niên đại của người có cùng nguy cơ tim
mạch 10 năm và không có các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Mục tiêu: Đánh giá mối tương quan giữa tuổi động mạch theo thang điểm nguy cơ Framingham với tổn
thương động mạch vành ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định theo ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nc 900 nghiên cứu tương quan giữa tuổi động mạch theo thang điểm nguy cơ framingham và tổn thương động mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
110
12 Nc 900 NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN GIỮA TUỔI ĐỘNG MẠCH
THEO THANG ĐIỂM NGUY CƠ FRAMINGHAM
VÀ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH
Đặng Trần Hùng*; Đỗ Quang Huân*
TÓM TẮT
Mở đầu: Quá trình “lão hóa” mạch máu diễn tiến tự nhiên theo tuổi làm tăng độ cứng các mạch máu; quá
trình này là quá trình “ lão hóa” mạch máu bình thường. Các yếu tố nguy cơ tim mạch gây xơ vữa động mạch;
quá trình này gọi là “lão hóa” bệnh lý. Lão hoá mạch máu sớm (Early Vascular Aging - EVA) khi lão hoá mạch
máu bệnh lý xảy ra trên nền lão hoá mạch máu bình thường. Tuổi động mạch là khái niệm mới đánh giá mức độ
lão hoá mạch máu sớm. Tuổi động mạch của một người sẽ bằng với tuổi niên đại của người có cùng nguy cơ tim
mạch 10 năm và không có các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Mục tiêu: Đánh giá mối tương quan giữa tuổi động mạch theo thang điểm nguy cơ Framingham với tổn
thương động mạch vành ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định theo thang điểm Gensini.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định và
được chụp mạch vành tại Viện Tim TP.HCM thời gian tháng 11/2014 - 4/2015. Phương pháp nghiên cứu: tiến
cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 160 bệnh nhân.
Kết quả: 160 bệnh nhân có tuổi trung bình là 60,41 ± 10,05 tuổi; trong đó có 87 nam (54,4%) và 73
nữ(45,6%). Tuổi động mạch trung vị là 70 (60 - 86) và điểm Gensini trung vị là 27 (5 – 54,5). Tuổi động mạch
và điểm Gensini có mối tương quan thuận với với r = 0,504 và p < 0,0001. Ngưỡng dự đoán hẹp có ý nghĩa của
tuổi động mạch là 68,5 (độ nhạy 76%; độ chuyên 76%; AUC : 0,811; p = 0,000).
Kết luận: Có mối tương quan thuận mức trung bình giữa tuổi động mạch với tổn thương động mạch vành
và khả năng dự đoán hẹp động mạch vành có ý nghĩa của tuổi động mạch là khá tốt.
Từ khóa: Tuổi động mạch, tổn thương động mạch vành, thang điểm Framingham, điểm Gensini.
SUMMARY
CORRELATION STUDY BETWEEN VASCULAR AGE BASED ON THE FRAMINGHAM RISK SCORE
AND SEVERITY OF CORONARY ARTERY LESIONS.
Dang Tran Hung, Do Quang Huan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017:
Background: The process of "aging" vascular which happens naturally with aging increases vascular
stiffness; this process is the normal process of "aging" vascular. Cardiovascular risk factors causes atherosclerosis;
this process is called "aging" pathology. Early Vascular Aging (EVA) happens when vascular aging pathology
occurs on top of the normal vascular aging. Vascular age is a new concept, evaluating the degree of early vascular
aging. The vascular age of a person equals to the age of a person with the same 10-year cardiovascular risk factors
and no cardiovascular risk factors.
Objectives: Evaluate the correlation between vascular age according to the Framingham risk score and
severity of coronary artery lesions based on the Gensini score in patients with stable ischemic heart disease.
Study populatons and Method: Patients with stable ischemic heart disease who were undergone coronary
angiography at the Heart Institute of Ho Chi Minh city from November 2014 to April 2015.
Study method: Prospective, descriptive, cross-sectional study on 160 patients.
* Viện Tim TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS BS Đặng Trần Hùng . ĐT: 0909821880 Email: dthung@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
111
Results: 160 patients had the average age of 60.41 ± 10.05 years old, there were 87 males (54.4%) and 73
females (45.6%). The median vascular age was 70 (60 - 86) and the median Gensini score was 27 (5 – 54.5). There
is a positive correlation between vascular age and Gensini score with r =0.504 and p < 0.0001. Vascular age of
68.5 has a predictive value for significant coronary artery stenosis (sensitivity 76%, specificity 76%; AUC: 0.811;
p = 0.000).
Conclusions: There is a significant positive correlation between vascular age and coronary artery disease
severity. Vascular age can be used for prediction of significant coronary artery stenosis.
Keywords: Vascular age, coronary artery lesions, Framingham risk score, Gensini score.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh mạch vành (BMV) là nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu thế giới. Theo thống kê tại
Hoa Kỳ năm 2010 BMV là nguyên nhân gây tử
vong 380.000 người mỗi năm, chiếm tỷ lệ 1/6 tử
vong do mọi nguyên nhân. Tại châu Âu tỷ lệ tử
vong do BMV chiếm 1/5 tử vong do mọi nguyên
nhân. Tại Việt Nam tỷ lệ BMV cũng đang gia
tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế
xã hội. Quá trình “lão hóa” mạch máu diễn tiến
tự nhiên theo tuổi, sự thay đổi cấu trúc và chức
năng mạch máu theo thời gian sẽ dẫn đến giảm
độ đàn hồi và tăng độ cứng các mạch máu lớn
làm mạch máu trở nên xơ cứng; quá trình này là
quá trình “ lão hóa” mạch máu bình thường.
Trong khi đó các yếu tố nguy cơ tim mạch như
đái tháo đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá, béo
phì, ít vận động, làm tổn thương lớp nội mạc
mạch máu, làm tăng phản ứng viêm, và làm
LDL-Cholesterol dễ đi vào lớp dưới nội mạc gây
xơ vữa động mạch; quá trình này diễn tiến theo
thời gian, xẩy ra nhanh hay chậm tùy vào BN có
nhiều hay ít yếu tố nguy cơ; gọi là “lão hóa”
bệnh lý. Lão hoá mạch máu sớm (Early Vascular
Aging - EVA) khi lão hoá mạch máu bệnh lý xảy
ra trên nền lão hoá mạch máu bình thường.
Năm 2008, tác giả D’Agostino và cộng sự đã
cập nhật thang điểm nguy cơ Framingham với
khái niệm tuổi động mạch (Heart Age / Vascular
Age). Tuổi động mạch của một người sẽ bằng
với tuổi niên đại của người có cùng nguy cơ tim
mạch 10 năm và không có các yếu tố nguy cơ tim
mạch. Tuổi động mạch dùng để đánh giá nguy
cơ tim mạch một cách đơn giản, dễ hiểu hơn so
với nguy cơ tim mạch 10 năm. Chúng tôi tiến
hành đánh giá mối tương quan giữa tuổi động
mạch theo thang điểm nguy cơ Framingham với
mức độ tổn thương động mạch vành trên bệnh
nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định tại Viện
Tim TPHCM.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn
định và có chỉ định chụp mạch vành tại Viện
Tim TP.HCM từ tháng 11/2014 - 4/2015.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn
định và được chụp mạch vành tại Viện Tim
TP.HCM.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đã có tiền sử can thiệp hoặc phẫu
thuật bắc cầu ĐMV, bệnh nhân hội chứng mạch
vành cấp, bệnh nhân không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu cắt ngang mô tả
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn
định có chỉ định chụp mạch vành xâm lấn sẽ
được hỏi tiền sử, bệnh sử, các yếu tố nguy cơ tim
mạch, xét nghiệm sinh hóa trước chụp mạch
vành xâm lấn (Cholesterol máu, đường huyết,
creatinine,...). Bệnh nhân được đánh giá tuổi
động mạch theo thang điểm nguy cơ
Framingham. Sau đó bệnh nhân sẽ được chụp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
112
ĐMV và đánh giá mức độ tổn thương ĐMV theo
thang điểm Gensini.
Định nghĩa các biến số
Tuổi động mạch tính theo thang điểm nguy
cơ Framingham. Độ nặng tổn thương ĐMV
được tính bằng thang điểm Gensini. Điểm
Gensini là tổng điểm mức độ hẹp đã nhân với hệ
số các vị trí hẹp mạch vành khác nhau. Các mức
độ hẹp ĐMV:1-25%, 26-50%, 51-75%, 76-90%, 91-
99%, 100% tương ứng điểm số 1,2,4,8,16,32. Hệ
số các vị trí hẹp ĐMV: thân chung x 5; động
mạch liên thất trước đoạn gần (LAD1) x 2,5;
đoạn giữa (LAD2) x 1,5; đoạn xa (LAD3) x 1;
nhánh chéo 1 (Diagonal 1) x 1; nhánh chéo 2
(Diagonal 2) x 0,5; ĐMV mũ đoạn gần (LCx1) x
2,5 (ĐMV trái ưu thế: 3,5); đoạn xa (LCx2) x 1 (ưu
thế: 2); nhánh bờ tù (OM) x 1; nhánh sau bên
(PL) x 0,5; ĐMV phải đoạn gần (RCA1) x 1; đoạn
giữa (RCA2) x 1; đoạn xa (RCA3) x 1; nhánh liên
thất sau (PD)x1.
Hẹp ĐMV có ý nghĩa khi hẹp ≥ 70% các
nhánh lớn hoặc các phân nhánh có đường kính ≥
2,5 mm; riêng đối với thân chung hẹp ≥ 50%
được xem có ý nghĩa.
Bệnh nhân được xem là đang hút thuốc lá
nếu hút ít nhất 1 điếu / ngày trong 1 năm nay.
Chẩn đoán thừa cân khi BMI ≥ 23 theo WHO
2000 .
Tiền sử gia đình bị BMV sớm nếu cha, mẹ
hoặc anh, chị, em có BMV hoặc đột tử do tim
mạch trước tuổi 55 đối với nam hoặc 65 đối
với nữ.
Tăng huyết áp được chẩn đoán dựa trên JNC
VII ( Nếu HA tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc HA
tâm trương ≥ 90 mm ).
Đái tháo đường được chẩn đoán theo ADA
2013: Đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dl; hoặc
đường huyết đói ≥ 126 mg/dl; hoặc đường huyết
2h sau uống 75g glucose ≥ 200 mg/dl; hoặc
HbA1c ≥ 6,5.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu dựa theo ATP
III hoặc bệnh nhân đã được chẩn đoán trước đó.
Bệnh thận mạn nếu độ lọc cầu thận < 60
ml/p/1,73 m2 da theo công thức MDRD .
Tuổi động mạch: được tính bằng năm bằng
phần mềm trên trang web của nghiên cứu
Framingham
Mức độ lão hóa động mạch được tính bằng
hiệu số tuổi động mạch và tuổi niên đại.
Xử lý và phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 22.
KẾT QUẢ
Đặc điểm các yếu tố nguy cơ tim mạch:
- Đặc điểm tuổi và giới: 160 bệnh nhân có
tuổi trung bình là 60,41 ± 10,05 tuổi; trong đó có
87 nam (54,4%) và 73 nữ(45,6%).
- Các yếu tố nguy cơ tim mạch:
Biểu đồ 1: Tần suất các yếu tố nguy cơ tim mạch
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
113
Đặc điểm tổn thương ĐMV và tuổi động mạch
Đặc điểm tổn thương ĐMV
Biểu đồ 2: Phân bố số nhánh ĐMV hẹp có ý nghĩa
Điểm Gensini
Bảng 1: Điểm Gensini
Chung Nam Nữ p
Điểm Gensini Trung vị (tứ phân vị) 27 (5 – 54,3) 31 (10 – 64) 24 (3,5– 46,5) 0,074 (Mann-Whitney U Test)
Đặc điểm tuổi động mạch
Bảng 2: Tuổi động mạch, tuổi niên đại và mức độ lão hóa động mạch
Nam Nữ Chung p
Tuổi động mạch 75 (63 – 86) 71 (56,5 – 84,5) 74 (60 – 86) 0,105 (Mann-Whitney U Test)
Tuổi niên đại 59,0 ± 11,2 62,0 ± 8,3 60,4 ± 10,1 0,059
Lão hoá động mạch 13,4 ± 10,6 7 ± 12,6 12 (2 – 19,8) 0,001
Tương quan giữa tuổi động mạch với tổn thương ĐMV
Bảng 3: Hệ số tương quan tuổi động mạch với tổn thương ĐMV theo giới
Tương quan tuổi động mạch với điểm Gensini Hệ số tương quan r (Spearman) p
Nam 0,424 0,000
Nữ 0,605 0,000
Chung 0,504 0,000
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
114
Biểu đồ 3: Tương quan tuổi động mạch với tổn thương ĐMV ở dân số chung
Khả năng dự đoán tổn thương ĐMV bằng tuổi động mạch
Biểu đồ 4: Đường cong ROC dự đoán hẹp ĐMV có ý nghĩa bằng tuổi động mạch
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
115
Diện tích dưới đường cong ROC (AUC)
trong dự đoán hẹp ĐMV có ý nghĩa bằng tuổi
động mạch AUC = 0,811 (> 0,8); KTC 95%: 0,740 –
0,883; p = 0,000. Ngưỡng dự đoán của tuổi động
mạch là 68,5 tuổi với độ nhạy là 76% và độ
chuyên là 76%, giá trị tiên đoán dương là 86%,
giá trị tiên đoán âm 61,2%.
BÀN LUẬN
Đặc điểm các yếu tố nguy cơ tim mạch
Tuổi niên đại trung bình dân số nghiên cứu
chúng tôi là 60,4; nam giới là 59 thấp hơn so với
nữ giới là 62. Bệnh nhân ≥ 60 tuổi chiếm tỷ lệ
57,5%. Điều này phù hợp với y văn và nhiều
nghiên cứu trên thế giới. Các yếu tố nguy cơ tim
mạch thường gặp nhất là tăng huyết áp (75,6%),
rối loạn mỡ máu (68,1%), thừa cân (62,5%) và hút
thuốc lá (30%).
Đặc điểm tổn thương ĐMV và tuổi động
mạch
Đặc điểm tổn thương ĐMV
Số bệnh nhân có hẹp thân chung hoặc nhánh
ĐMV là 106, trong đó tỷ lệ hẹp thân chung thấp
nhất là 14,2%; số bệnh nhân còn lại tỷ lệ phân bố
tương đối đồng đều với hẹp 1 nhánh, hẹp 2
nhánh và hẹp 3 nhánh tương ứng 25,5%; 31,1%;
29,2%. Hẹp ở vị trí đoạn giữa động mạch liên
thất trước chiếm tỷ lệ cao nhất 62,3%; đứng thứ
hai là vị trí đoạn gần động mạch liên thất trước
với 51,9%.
Điểm Gensini của dân số chung với trung vị
là 27 (5 – 54,3), không có sự khác biệt về điểm
Gensini giữa nam và nữ (p = 0,074) tương tự kết
quả nghiên cứu của tác giả Toru Inami năm 2012
thực hiện trên 83 bệnh nhân bệnh tim thiếu máu
cục bộ ổn định tại Nhật Bản (điểm Gensini : 27,3
± 30,4).
Đặc điểm tuổi động mạch
Tuổi động mạch của dân số chung khá cao
với trung vị là 74 (60 - 86), nam giới 75 (63 – 86)
cao hơn nữ giới 71 (56,5 – 84,5), tuy nhiên sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,105).
Lão hóa động mạch ở nam giới cao hơn nữ giới
(13,4 năm và 7 năm) và sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p = 0,001. Có thể giải thích điều này
là do nam giới nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch
hơn nữ giới, đặc biệt là tỷ lệ hút thuốc lá của
nam giới rất cao (55,2%). Nghiên cứu của Hồ
Văn Phước và Phạm Văn Hùng trên 95 bệnh
nhân hội chứng vành cấp cũng cho kết quả
tương tự với tuổi niên đại trung bình 61,89 ±
10,28 và tuổi động mạch trung bình là 74,6 ± 8,42;
sự khác biệt của tuổi niên đại và tuổi động mạch
có ý nghĩa thống kê (p = 0,008).
Tương quan giữa tuổi động mạch với tổn
thương ĐMV
Chúng tôi thấy có sự tương quan thuận mức
độ trung bình có ý nghĩa thống kê giữa tuổi
động mạch theo thang điểm nguy cơ
Framingham với điểm Gensini đánh giá tổn
thương ĐMV. Hệ số tương quan Spearman trên
dân số chung là 0,504; p < 0,0001; hệ số tương
quan ở nữ giới cao hơn so với nam giới (r = 0,605;
p < 0,0001 và r = 0,424; p < 0,0001). Một trong
những lý do hệ số tương quan ở nữ giới cao hơn
nam giới đó là có một số bệnh nhân nam đã từng
hút thuốc lá nhiều trong quá khứ nhưng hiện tại
đã ngưng, những bệnh nhân này có thể đã có tổn
thương ĐMV tương đối nặng nhưng tuổi động
mạch không cao tương xứng do hiện tại bệnh
nhân không hút thuốc lá.
Nghiên cứu của Hồ Văn Phước và Phạm
Văn Hùng trên 95 bệnh nhân hội chứng vành
cấp cho thấy tương quan thuận giữa tuổi động
mạch và tổn thương ĐMV thấp hơn chúng tôi
với r = 0,3; p = 0,01. Điều này có thể do huyết
khối làm tắc nghẽn lòng mạch và làm tăng điểm
Gensini trong khi tổn thương nền ban đầu của
ĐMV do mảng xơ vữa không được ghi nhận.
Nghiên cứu của Ram S Kaulgud năm 2013 trên
47 bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định
tại Ấn Độ cho thấy tương quan giữa tuổi động
mạch và tổn thương ĐMV theo thang điểm
Jenkins thấp hơn chúng tôi với r = 0,381; p =
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
116
0,0082. Điều này có thể do thang điểm Jenkins
chỉ đánh giá tổn thương ở đoạn gần ĐMV và cỡ
mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ.
Khả năng dự đoán tổn thương ĐMV bằng
tuổi động mạch
Điểm cắt tuổi động mạch dự đoán hẹp ĐMV
có ý nghĩa là 68,5 với độ nhạy là 76%, độ chuyên
là 76%, giá trị tiên đoán dương là 86%, giá trị tiên
đoán âm 61,2%. Diện tích dưới đường cong ROC
tương đối cao với AUC = 0,811 (> 0,8) cho thấy
khả năng dự đoán hẹp ĐMV có ý nghĩa bằng
tuổi động mạch khá tốt.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ
lão hóa động mạch ở bệnh nhân bệnh tim
thiếu máu cục bộ ổn định khá cao với trung vị
12 (2 – 19,8) năm; lão hóa động mạch trên
bệnh nhân nam cao hơn nữ (13,4 so với 7 năm,
p = 0,001). Tuổi động mạch theo thang điểm
nguy cơ Framingham có mối tương quan
trung bình (ở cả hai giới) với tổn thương ĐMV
theo thang điểm Gensini (r = 0,504; p <0,0001).
Tuổi động mạch cho thấy khả năng dự đoán
tổn thương ĐMV có ý nghĩa khá tốt, ngưỡng
dự đoán là 68,5 tuổi (độ nhạy 76%; độ chuyên
76%; AUC: 0,811; p = 0,000).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. D'Agostino R. B., Sr., Vasan R. S., Pencina
M. J., Wolf P. A., Cobain M., et al. (2008). General
cardiovascular risk profile for use in primary
care: the Framingham Heart Study. Circulation,
117 (6), pp. 743-53.
2. Gensini G. G (1983). A more meaningful
scoring system for determining the severity of
coronary heart disease. Am J Cardiol. 1983
Feb;51(3):606.
3. Go A. S., Mozaffarian D., Roger V. L.,
Benjamin E. J., Berry J. D., et al. (2014). Heart
disease and stroke statistics--2014 update: a
report from the American Heart Association.
Circulation, 129 (3), pp. e28-e292.
4. Hồ Văn Phước, Phạm Văn Hùng (2014).
Khảo sát tuổi động mạch ở bệnh nhân bị hội
chứng vành cấp tại bệnh viện Đà Nẵng. Tạp Chí
Tim Mạch Học Việt Nam, 68, tr. 234-240.
5. Inami T., Seino Y., Otsuka T., Yamamoto
M., Kimata N., et al. (2012). Links between sleep
disordered breathing, coronary atherosclerotic
burden, and cardiac biomarkers in patients with
stable coronary artery disease. Journal of
cardiology, 60 (3), pp. 180-6.
6. Kaulgud Ram S, N Pradeep, Kumbhar
Dinesh P, B Vijayalakshmi P, Kamath Vasantha,
et al. (2013). Coronary heart disease Risk Scores
and their correlation with Angiographic Severity
Scores. International Journal of Biomedical
Research, pp. 258-63.
7. Levey A. S., Bosch J. P., Lewis J. B., Greene
T., Rogers N., et al. (1999). A more accurate
method to estimate glomerular filtration rate
from serum creatinine: a new prediction
equation. Modification of Diet in Renal Disease
Study Group. Annals of internal medicine, 130
(6), pp. 461-70.
8. Nguyễn Thị Hồng Huệ (2010). Nghiên
cứu giá trị NT-PRO-BNP trong nhồi máu cơ tim
cấp không ST chênh lên. Tạp Chí Y Dược Lâm
Sàng, 108, tr. 21.
9. WHO (2000). The Asia Pacific perspective:
Redefining obesity and its treatment. Health
Communications Australia, pp. 17-18.
10. Wilson P. W., D'Agostino R. B., Levy D.,
Belanger A. M., Silbershatz H., et al. (1998).
Prediction of coronary heart disease using risk
factor categories. Circulation, 97 (18), pp. 1837-
47.
Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nc_900_nghien_cuu_tuong_quan_giua_tuoi_dong_mach_theo_thang.pdf