Nc 899 mối liên quan giữa khẩu phần ăn với các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì

Tài liệu Nc 899 mối liên quan giữa khẩu phần ăn với các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 102 11 Nc 899 MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHẨU PHẦN ĂN VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CÓ THỪA CÂN BÉO PHÌ Hồ Minh Nguyệt*, Lâm Vĩnh Niên**, Nguyễn Viết Quỳnh Thư*** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa khẩu phần ăn với các đặc điểm của bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 126 bệnh nhân đái tháo đường type 2 đến khám ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương được xác định thừa cân béo phì ( BMI ≥ 25kg/m2) trong năm 2015. Đối tượng được đo các chỉ số nhân trắc, hỏi ghi 24h và phỏng vấn tiêu thụ thực phẩm bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng lượng và lượng protein giữa 2 nhóm mức kiểm soát đường huyết HbA1c <7% và ≥7 %. Nhóm đối tượng có mức kiểm soát đường huyết HbA1c ≥7% có khuynh hướng ăn cao hơn về năng lượng, carbohydrate, protein, lipid, c...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nc 899 mối liên quan giữa khẩu phần ăn với các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 102 11 Nc 899 MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHẨU PHẦN ĂN VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CÓ THỪA CÂN BÉO PHÌ Hồ Minh Nguyệt*, Lâm Vĩnh Niên**, Nguyễn Viết Quỳnh Thư*** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa khẩu phần ăn với các đặc điểm của bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 126 bệnh nhân đái tháo đường type 2 đến khám ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương được xác định thừa cân béo phì ( BMI ≥ 25kg/m2) trong năm 2015. Đối tượng được đo các chỉ số nhân trắc, hỏi ghi 24h và phỏng vấn tiêu thụ thực phẩm bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng lượng và lượng protein giữa 2 nhóm mức kiểm soát đường huyết HbA1c <7% và ≥7 %. Nhóm đối tượng có mức kiểm soát đường huyết HbA1c ≥7% có khuynh hướng ăn cao hơn về năng lượng, carbohydrate, protein, lipid, chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa và thấp hơn về lượng chất xơ so với nhóm còn lại. Kết quả không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thành phần dinh dưỡng với tuổi và thời gian phát hiện bệnh. Kết luận: Sự gia tăng năng lượng trong khẩu phần ăn có liên quan đến khả năng kiểm soát đường huyết. Nghiên cứu này là tiền đề tư vấn, can thiệp về chế độ ăn giúp kiểm soát đường huyết ở các đối tượng đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì. Từ khóa: đái tháo đường típ 2, thừa cân, béo phì ABSTRACT THE RELATIONSHIP BETWEEN DIETARY INTAKE WITH CLINICAL CHARACTERISTICS OF OVERWEIGHT OR OBESE TYPE 2 DIABETIC OUTPATIENTS Ho Minh Nguyet, Lam Vinh Nien, Nguyen Viet Quynh Thu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 4 - 2017: Background/Objectives: Recently, Vietnamese eating habits change has led to risks for development of chronic non-communicable diseases. The aim of this study was to assess the relationship between dietary intake and some characteristics of type 2 diabetic subjects who are overweight or obese. Methods: 126 diabetic outpatients with overweight or obesity (BMI ≥ 25 kg/m2) were recruited from Nguyen Tri Phuong Hospital, Ho Chi Minh City, Vietnam. Dietary intake and food consumption were collected by questionnaires and interviews. Results: There was significant difference found between two groups of glycemic control, HbA1c <7% and ≥ 7% on energy and protein consumption. The group with HbA1c ≥7% tended to intake more energy carbohydrates, lipids, proteins, and fewer fibers than the other. There was no significant difference between nutritional contents and age or length of the disease. Conclusions: Energy intake increase is related to the glycemic control ability. This study supports dietary *Khoa Kiểm soát bệnh không lây nhiễm và Dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng TPHCM **Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM ***Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Bệnh viện FV. Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Viết Quỳnh Thư ĐT: 0988802216. Email: bsquynhthu@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 103 consultations and interventions to help control blood sugar in these patients. Keywords:diabetes, overweight, obesity ĐẶT VẤN ĐỀ Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường type 2 là béo phì, đồng thời tình hình dịch tễ toàn cầu của béo phì được xem là lý do giải thích sự tăng mạnh mẽ về tỉ lệ mới mắc và tỉ lệ lưu hành của đái tháo đường type 2 trong 20 năm qua. Hiện nay, tại Hoa Kỳ hơn một phần ba (34%) người trưởng thành có béo phì (được định nghĩa BMI >30 kg/m2), và trên 11% người ≥20 tuổi có đái tháo đường(17), dự báo tỉ lệ lưu hành vào năm 2050 lên đến 21%(5). Năm 2014, tại Việt Nam có 62593 người trưởng thành trong độ tuổi từ 20 đến 79 tuổi mắc bệnh đái tháo đường, trong đó có 54106 tử vong vì các biến chứng của bệnh đái tháo đường, tiêu tốn khoảng 149,9 đô la/người(18). Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ đái tháo đường và thừa cân béo phì đã gia tăng nhanh chóng trong những năm qua. Trong vòng 7 năm (từ 2001 đến 2008), tỉ lệ đái tháo đường đã gia tăng gần gấp đôi (từ 3,7% lên 7%), tỉ lệ thừa cân béo phì cũng ở ngưỡng cao (47,2%), trong đó có 24,5% là béo phì (BMI ≥25 kg/m2)(7). Tại Châu Á, sự chuyển đổi về dinh dưỡng cùng với sự phát triển về kinh tế với lối sống ngày càng ít vận động dẫn đến sự gia tăng tỉ lệ thừa cần béo phì và đái tháo đường type 2(6). Cùng xu hướng đó, Việt Nam với quá trình đô thị hóa làm cho bữa ăn người dân phong phú và đa dạng hơn, chứa nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, tăng tiêu thụ các nguồn tinh bột tinh chế, giảm tiêu thụ chất xơ, đồng thời giảm các hoạt động thể lực, tăng thời gian hoạt động tĩnh tại làm tăng nguy cơ về thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây khác(14). Do đó, việc kiểm soát cân nặng ở người đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì với chế độ dinh dưỡng hợp lý là vấn đề quan trọng và cần thiết. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa khẩu phần ăn và các đặc điểm của người bệnh đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì để từ đó có những biện pháp tư vấn, can thiệp dinh dưỡng nhằm dự phòng và cải thiện chất lượng điều trị bệnh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả Đối tượng và thời gian nghiên cứu Toàn bộ bệnh nhân đái tháo đường type 2 đến khám ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương được xác định thừa cân béo phì từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2015. Cỡ mẫu Nghiên cứu áp dụng công thức chọn mẫu ước tính trung bình: n = Trong đó: n: cỡ mẫu Z2(1- ): trị số từ phân phối chuẩn ở độ tin cậy 1-∝ ∝: sai lầm loại 1 = 5% σ: độ lệch chuẩn ước lượng trong dân số d: sai số của ước lượng Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hằng thực hiện khảo sát khẩu phần ăn của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2014 cho kết quả lượng carbohydrate trung bình trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 là 275 ± 86 g(13). Đây là nghiên cứu được thực hiện gần đây và tương quan với đề tài nhiều nhất. Vì vậy nghiên cứu lựa chọn = 86, d = 15 dựa trên kết quả năng lượng tiêu thụ trung bình. n =1.962 x = 126.27 n = 126 đối tượng Phương pháp chọn mẫu Phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Tiêu chí chọn mẫu Tiêu chí đưa vào Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 104 - Đồng ý tham gia nghiên cứu - Bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường type 2 và có BMI ≥ 25 kg/m2 Tiêu chí loại ra - Người mất trí nhớ, không hợp tác, hay có hạn chế về mặt tâm thần (tâm thần, Alzheimer), khiếm khuyết về mặt ngôn ngữ (câm, điếc..) - Phụ nữ có thai - Bệnh nhân có biến chứng phải nhập viện điều trị nội trú Thu thập số liệu Bộ câu hỏi điều tra khẩu phần dinh dưỡng soạn sẵn. Phương pháp phân tích số liệu Dùng phần mềm Epidata 3.1 để nhập liệu, phần mềm Microsoft Excel, Stata 12, phần mềm phân tích thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm Việt Nam Eiyokun(21) và bảng thành phần dinh dưỡng các loại thực phẩm Việt Nam năm 2007 để phân tích kết quả. Về thống kê mô tả, đối với biến định tính: sử dụng tần số và tỉ lệ phần trăm; đối với biến định lượng: mô tả giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn nếu phân phối bình thường, hoặc trung vị (khoảng tứ phân vị) nếu phân phối không bình thường. KẾT QUẢ Chúng tôi thu thập được 126 mẫu nghiên cứu, trong đó nam chiếm 39,7% (50 người), nữ chiếm 60,3% (chiếm 60,3%). Về độ tuổi, ≥ 60 tuổi và 50-59 và chiếm tỉ lệ cao xấp xỉ lần lượt là 46,8% và 38,9%. Các dặc điểm của người bệnh đái tháo đường có thừa cân béo phì Chiều cao, cân nặng trung vị của nam là 166,5cm (với khoảng tứ phân vị trên và dưới là 162 và 168) , 75,3 ± 8,5 kg là cao hơn so với trung bình chiều cao và cân nặng của nữ với 155 (150 - 158), 66,80 ± 7,0 kg. Tuy nhiên mức BMI của nữ lại cao hơn nam lần lượt là 27,3 (26 - 28,9) kg/m2, 26,7 (25,6 - 28,2) kg/m2. Chỉ số WHR của nam và nữ cao lần lượt là 1± 0,06 và 0,9 ± 0,05. Bảng 1. Chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu (n=126) Đặc tính Nam Nữ TB ± ĐLC TB ± ĐLC Chiều cao (cm) 166,5 (162 – 168)* 155 (150 – 158)* Cân nặng (kg) 75,3 ± 8,5 66,8 ± 7,0 BMI (kg/m 2 ) 26,7 (25,6 - 28,2)* 27,3 (26 - 28,9)* Vòng eo (cm) 99,4 ± 9,2 94,53 ± 7,60 Vòng mông (cm) 103,1 ± 9,4 101,5 ± 8,35 Tỉ lệ eo/mông (WHR) 1 ± 0,06 0,9 ± 0,05 (*) trung vị (khoảng tứ vị)Bảng 2. BMI và béo bụng của đối tượng nghiên cứu (n=126) Đặc tính Nam Nữ Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) BMI (kg/m 2 ) Tiền béo phì (25-29,9) 44 88 63 82,9 Béo phì I (30-34,9) 5 10 11 14,5 Béo phì II (35-39,9) 1 2 1 1,3 Béo phì III (≥ 40) 0 0 1 1,3 Béo bụng (WHR) Có 33 66 76 100 Không 17 34 0 0 Tỉ lệ tiền béo phì ở nam và nữ cao tương đương nhau, lần lượt là 88% và 82,9%. Tuy nhiên nữ có tỉ lệ béo phì cao hơn nam, trong đó có 14,5% béo phì độ 1 và 1,3% béo phì độ III. Tất cả các đối tượng nữ giới được khảo sát đều có béo bụng (100%), trong khi đó nam giới thấp hơn với 66% có béo bụng. Bảng 3. Thời gian phát hiện bệnh và chỉ số HbA1c của đối tượng (n=126) Đặc tính Tần số Tỉ lệ (%) Thời gian phát hiện bệnh 8,3 ± 7,9* < 1 năm 9 7,1 1-5 năm 50 39,7 6-10 năm 22 17,5 > 10 năm 45 35,7 Chỉ số HbA1c 7,4(7-8,4)** Có <7 % 19 15,1 ≥ 7% 64 50,8 Không 43 34,1 (*)trung bình ± độ lệch chuẩn (**) trung vị (khoảng tứ vị) Đa số đối tượng khảo sát có thời gian mắc bệnh từ 1-5 năm và >10 năm với tỉ lệ lần lượt là Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 105 39,7% và 35,7%. Thời gian mắc bệnh trung bình của các đối tượng là 8 năm. Trong 126 đối tượng khảo sát có 83 đối tượng có chỉ số HbA1c, trong đó chiếm ưu thế với 50,8% có chỉ số ≥7. Chỉ số HbA1c trung vị là 7,4%. Mối liên quan giữa khẩu phần ăn và các đặc điểm ở người bệnh đái tháo đường có thừa cân béo phì Bảng 4. Mối liên quan giữa khẩu phần ăn và nhóm tuổi (n=126) Giá trị dinh dưỡng Nhóm tuổi (TB ±ĐLC) p 30-39 40-49 50-59 ≥ 60 Năng lượng (kcal) 1716 (1414 – 2237)* 1679 (1602 – 1875)* 1706 (1618-1849)* 1677 (1598-1821)* 0,92 Carbohydrate (g) 240,3 ± 51,5 255,1 ±36,8 257,8 ±58,2 248,2± 49,9 0,77 Protein (g) 98,7 ±52,5 84,8 ±31,9 77,8 ±20,4 77,2± 22,1 0,92 Lipid (g) 48,9± 3,2 41,8 ±18,4 50,3 ±22,2 47,9 ±21,7 0,60 Chất béo bão hòa (g) 26,6± 8,1 24,6 ±23,1 34,3 ±30,1 27,3 ±18,2 0,49 Chất béo không bão hòa (g) 22,4 ±10,2 17,3± 8,8 20,9± 18,4 19,8±± 10,0 0,72 Chất xơ (g) 7,1 (4,3-9,5)* 6,8 (5,5- 10,9)* 7,4 (5-9,7)* 7,1 (5-10,3)* 0,99 *KĐ Kruskal Wallis Bảng 5. Đặc tính khẩu phần ăn của đối tượng béo phì và không béo phì theo giới Giá trị dinh dưỡng Nam (n=50) p Nữ (n=76) p Béo phì (BMI ≥30 kg/m 2 ) (n=6) Không béo phì (BMI <30kg/m 2 ) (n=44) Béo phì (BMI ≥ 30 kg/m 2 ) (n=13) Không béo phì (BMI <30kg/m 2 ) (n=63) Năng lượng (kcal/ngày) 1600 (1558-1654)* 1724,5 (1626- 1965,5)* 0,18 1634 (1614-1753)* 1703 (1598-1842)* 0,53 Carbohydrate(g) 229,0 ±44,7 261,6± 51,0 0,14 242,8 ±65,9 250,4 ±49,4 0,63 Protein (g) 74,5 ±17,3 81,9 ±24,4 0,47 76,06 ±24,43 77,68 ±23,74 0,82 Lipid (g) 52,8 ±32,4 48,3± 22,2 0,66 50,8 ±23,4 47,1± 19,3 0,55 Chất béo bão hòa (g) 29,37 ±19,97 26,2± 20,1 0,72 31,6 ±20,86 31,68 ±27,43 0,99 Chất béo không bão hòa (g) 18,9±9,1 21,5± 13,51 0,64 19,2±7,8 19,2±15,2 0,99 Chất xơ (g) 4,5 (3,3-7)* 6,3 (4,45-8,6)* 0,11 8,7 (5,3-12,1)* 7,6 (5,6-10,9)* 0,96 (*) KĐ Mann –Whitney Nghiên cứu chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa năng lượng và các thành phần dinh dưỡnng carbohydrate, protein, lipid, chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa và chất xơ so với nhóm tuổi. Nhóm đối tượng ≥ 60 tuổi có xu hướng tiêu thụ thấp hơn về năng lượng, carbohydrate, protein và tương đương về lượng chất béo, chất béo bão hòa và không bão hòa, chất xơ so với các nhóm còn lại. Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các giá trị dinh dưỡng giữa béo phì và không béo phì ở cả hai giới. Nam giới không béo phì cao hơn về năng lượng (1724,5 so với 1600kcal), carbohydrate (261,6 với 229g), protein (81,9±24,4 với 74,5±17,3g), chất béo không bão hòa (21,5 với 18,9g), chất xơ (6,3 với 4,5g) và thấp hơn về lipid (48,3 với 52,8g ), chất béo bão hòa (26,2 với 18,9g). Tương tự ở nhóm nữ không béo phì, tuy nhiên lượng chất béo bão hòa và không bão hòa tương đương nhau ở 2 nhóm. Bảng 6. Mối liên quan giữa khẩu phần ăn và chỉ số HbA1c (n=83) Giá trị dinh dưỡng Chỉ số HbA1c (TB ±ĐLC) p < 7 % (n=19) ≥ 7 % (n=64) Năng lượng (kcal) 1545 (1483-1703)* 1729,5 (1652,5- 1887,5)* <0,001 Carbohydrate (g) 238,9 ±54,1 257,5± 53,4 0,38 Protein (g) 72,2 ± 18,1 83,8 ± 25,9 0,05 Lipid (g) 40,7 ± 18,5 50,9± 21,3 0,16 Chất béo bão hòa (g) 24,3 ±15,4 29,1 ±19,1 0,71 Chất béo không 16,4 ±10,5 21,3 ± 11,9 0,07 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 106 Giá trị dinh dưỡng Chỉ số HbA1c (TB ±ĐLC) p < 7 % (n=19) ≥ 7 % (n=64) bão hòa (g) Chất xơ (g) 7,2(5-9,6)* 6,4(5,6-9,6)* 0,98 * KĐ Kruskal Wallis Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng lượng và lượng protein giữa 2 nhóm mức kiểm soát đường huyết HbA1c <7% và ≥7 % với p lần lượt là <0,001 và 0,05. Nhóm đối tượng có mức kiểm soát đường huyết HbA1c ≥7% có khuynh hướng ăn cao hơn về năng lượng, carbohydrate, protein, lipid, chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa và thấp hơn về lượng chất xơ so với nhóm có chỉ số HbA1c <7 %. Bảng 7. Mối liên quan giữa khẩu phần ăn và thời gian mắc bệnh (n=126) Giá trị dinh dưỡng Thời gian phát hiện bệnh P 10 năm Năng lượng (Kcal)* 1614(1514-2048)* 1706 (1618-1849)* 1743 (1661-1863)* 1657 (1600-1805)* 0,47 Carbohydrate 265,2 ±62,6 258,1 ±55,4 249,6 ±42,3 245,3 ±49,7 0,56 Protein 77,9 ±42,5 79,6±22,2 77,7 ±17,8 78,7 ±23,6 0,73 Lipid 40,7 ±22,7 48,5 ±20,2 51,1 ±20,7 47,8 ±22,8 0,67 Chất béo bão hòa 25,4 ±24,9 29,8 ±18,6 29,8 ±17,4 30,3 ±31,5 0,55 Chất béo không bão hòa (g) 15,3 ±9,2 18,8 ±11,4 20,8 ±10,9 21,9 ±17,5 0,54 Chất xơ 9,7 (5,4-12,1)* 6,25 (4,2-9,6)* 6,6 (5,6-8,6)* 7,6 (5,7-7,6)* 0,21 * KĐ Mann –Whitney Nghiên cứu chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa năng lượng và các thành phần dinh dưỡnng so với thời gian phát hiện bệnh. Thời gian phát hiện bệnh <1 năm đa số cao hơn về carbohydrate (265,2 với 245,3g), chất xơ (9,7 so với 7,6g) và thấp hơn về năng lượng (1614 với 1657g), lipid (40,7 với 47,8g), chất béo bão hòa (25,4 với 30,3g) , chất béo không bão hòa (15,3 với 21,9g) so với các đối tượng >10 năm. Trong đó protein là tương đương nhau giữa các khoảng thời gian phát hiện. Thời gian từ 1-5 năm và 6-10 năm là tương đương nhau giữa năng lượng, thành phần các chất dinh dưỡng và chất xơ. BÀN LUẬN Tuổi Phân tích kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thành phần các chất dinh dưỡng và các nhóm tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu chúng tôi cho thấy nhóm đối tượng ≥60 tuổi có xu hướng tiêu thụ thấp hơn về năng lượng, carbohydrate, protein và tương đương về lượng chất béo, chất béo bão hòa và không bão hòa, chất xơ so với các nhóm còn lại. Kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả của tác giả Horikawa Chika và cộng sự tại Nhật Bản với mức tiêu thụ năng lương thấp hơn ở nhóm ≥60 tuổi so với nhóm <60 tuổi, tuy nhiên lượng carbohydrate, protein, chất béo, chất béo bão hòa và không bão hòa, chất xơ là tương đương nhau ở cả 2 nhóm(8). Nguyên nhân có sự khác nhau này có thể do cách chọn đối tượng trong nghiên cứu chúng tôi là đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì, do đó có sự chênh lệch nhau giữa các thành phần dinh dưỡng trong các nhóm. Chỉ số nhân trắc Chỉ số BMI được tính dựa vào cân nặng và chiều cao của đối tượng và đánh giá theo tiêu chí của WHO(19). Trong mẫu nghiên cứu, chỉ số BMI trung vị ở nam và nữ lần lượt là 26,7 và 27,3 kg/m2 , trong đó tỉ lệ số đối tượng có BMI ≥30 kg/m2 với 12% ở nam giới và 17,1% ở nữ giới. Tỉ lệ này là thấp hơn so với các nghiên cứu của tác giả Soghra Jarvandi và cộng sự với BMI ở nam dao động từ 21,5-48,2 kg/m2 và nữ 19,2-41,4 kg/m2, trong đó có 53% nữ giới và 43% nam giới béo phì (BMI ≥30 kg/m2)(9) và cao hơn nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Lan Anh (BMI trung bình là 23,2 kg/m2)(16), Lê Thị Hằng (23,6 kg/m2)(13), Lê Nguyễn Trung Đức Sơn (22,5 kg/m2)(12). Sự khác nhau giữa tỉ lệ BMI giữa các nghiên cứu không liên quan đến phương pháp thu thập số liệu vì Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 107 cùng sử dụng tiêu chuẩn của WHO trong phân loại BMI. Vì vậy, sự khác biệt này có thể do đối tượng chọn vào nghiên cứu và thời gian, địa bàn nghiên cứu không giống nhau. Chỉ số WHR là tỷ số giữa vòng eo và vòng mông, dùng để đánh giá tình trạng béo vùng bụng, được đánh giá theo tiêu chí béo bụng cuả WHO(20). Nghiên cứu cho thấy, chỉ số WHR trung bình ở nam là 1 (với 66% nam giới có béo bụng) và nữ là 0,9 (với 100% nữ giới đều có béo bụng). Kết quả này cao hơn so với tác giả Lê Nguyễn Trung Đức Sơn và cộng sự về chỉ số béo bụng ở nam (0,93) và nữ (0,85)(13). Những sự khác biệt này theo chúng tôi là phù hợp với đối tượng chọn mẫu của từng nghiên cứu. Ngoài ra, đa số các đối tượng có mức lao động nhẹ với mức năng lượng và thành phần các giá trị dinh dưỡng khẩu phần cao, đặc biệt là 62,3% carbohydrate trên mức RDA làm gia tăng tỉ lệ thừa cân béo phì và béo bụng trong dân số. Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thành phần các giá trị dinh dưỡng giữa 2 nhóm béo phì và không béo phì ở nam và nữ (p>0,05)(Bảng 5). Trong nghiên cứu chúng tôi đưa ra khẩu phần ăn của những đối tượng béo phì ở nhóm nam thấp hơn nhóm không béo phì về mức năng lượng, lượng carbohydrate, protein, chất béo không bão hòa, chất xơ và cao hơn về lượng lipid, chất béo bão hòa. Tương tự nhóm nữ, tuy nhiên lượng lipid, chất xơ ở nhóm béo phì lại cao hơn so vơi nhóm không béo phì, lượng chất béo bão hòa và không bão hòa là tương đương nhau. Kết quả này khác với kết quả của tác giả Soghra Jarvandi khi thành phần các chất dinh dưỡng của nhóm béo phì đều cao hơn so với nhóm không béo phì, ngoại trừ chất xơ ở nhóm nam không béo phì cao hơn nhóm nam béo phì(9). Kết quả của tác giả So Hun Kim cho thấy có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa lượng chất xơ ở 2 nhóm béo phì và không béo phì ở nam giới(11). Sự không tương đồng trong các nhóm nghiên cứu có thể do tỉ lệ béo phì trong nghiên cứu chúng tôi chiếm tỉ lệ nhỏ (12-17,11%) nên có thể chưa phản ánh được sự khác nhau này. Chỉ số HbA1c Chỉ số HbA1c cho biết tình trạng kiểm soát đường máu trong vòng 12 tuần gần nhất. Trước đây, HbA1c là 1 thông số tốt để kiểm soát đường máu mà không được dùng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường(1,4). Hiện nay, chỉ số HbA1c được đưa vào tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường với điểm ngưỡng là ≥ 6,5%(3). Nghiên cứu của chúng tôi phân chia HbA1c thành 2 mức ≥ 7% và < 7% dựa theo khuyến cáo của hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA 2012), đối với người đái tháo đường nên đưa về mức < 7% sẽ giảm được biến chứng mạch máu nhỏ và nếu được cải thiện HbA1c ngay sau chấn đoán sẽ giảm được biến chứng tim mạch(2). Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số HbA1c trung vị là 7,4%. Kết quả này tương đương với tác giả So Hun Kim (nhóm đối tượng béo phì trung bình HbA1c là 7,4%, nhóm đối tượng không béo phì là (7,5-7,6%)(11), cao hơn nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Lan Anh (6,8%)(16). Nguyên nhân của sự khác nhau này là do nghiên cứu chúng tôi thực hiện trên đối tượng đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì, nên phần lớn có nhu cầu năng lượng và thành phần các giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là lượng carbohydrate cao hơn. Phân tích kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa năng lượng (p<0,001) và protein (p=0,05) với 2 mức chỉ số HbA1c (Bảng 6). Tuy nhiên không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa lượng carbohydrate, lipid, chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa và chất xơ với 2 mức chỉ số HbA1c. Kết quả này khác với nghiên cứu của tác giả Junyi Jiang và cộng sự, nghiên cứu cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa lượng chất xơ ăn vào với 2 mức HbA1c (p<0,001)(10). Tuy không có sự khác biệt nhưng nghiên cứu của chúng tôi vẫn cho thấy ở nhóm đối tượng có mức HbA1c ≥7% có thành Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 108 phần các giá trị dinh dưỡng cao hơn so với nhóm có mức HbA1c <7%. Thời gian phát hiện bệnh Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian mắc bệnh trung bình là 8,3 năm, với tỉ lệ chiếm ưu thế ở nhóm 1-5 năm là (39,68%) (Bảng 3). Kết quả này tương đương với kết quả của tác giả Oladapo A.A với 40% số đối tượng có thời gian phát hiện bệnh từ 1-5 năm(15), tác giả Phạm Thị Lan Anh (8,3 năm)(16), và thấp hơn nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hằng (9 năm)(13). Phân tích kết quả nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa năng lượng và thành phần các chất dinh dưỡng với thời gian phát hiện bệnh. Tuy nhiên thời gian phát hiện bệnh <1 năm đa số cao hơn về carbohydrate, chất xơ và thấp hơn về năng lượng, lipid, chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa so với các đối tượng >10 năm. Trong đó protein là tương đương nhau giữa các khoảng thời gian phát hiện. Thời gian từ 1-5 năm và 6-10 năm là tương đương nhau giữa năng lượng, thành phần các chất dinh dưỡng và chất xơ. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Lê Thị Hằng(13). Theo chúng tôi, điều này có thể do thời gian mắc bệnh càng dài thì đối tượng biết cách điều chỉnh và kiểm soát chế độ ăn của bản thân, tuy nhiên cần chú ý đến việc kiểm soát cân nặng nhằm phòng ngừa các biến chứng cấp và mạn tính nguy hiểm. KẾT LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa năng lượng, protein với chỉ số HbA1c (p<0,05) và không tìm thấy sự khác biệt với các thành phần dinh dưỡng còn lại như carbohydrate, lipid, chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa và chất xơ (p>0,05). Kết quả không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thành phần dinh dưỡng với tuổi và thời gian phát hiện bệnh (p>0,05). Nghiên cứu này là tiền đề tư vấn, can thiệp về chế độ ăn giúp kiểm soát đường huyết ở các đối tượng đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Diabetes Association (ADA) (1999) "Implications of the United Kingdom Prospective Diabetes Study". Diabetes Care, 26 (1.1):s5-s13. 2. American Diabetes Asociation (ADA) (2012) "Executive summary: Standards of medical care in diabetes-2012". Diabetes Care, 35 Suppl 1:S4-S10. 3. American Diabetes Association (ADA) (2013) "Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus". Diabetes Care, 36 (1):567. 4. Anderson JW, Kendall CW, Jenkins DJ (2003) "Importance of weight management in type 2 diabetes: review with meta- analysis of clinical studies". J Am Coll Nutr, 22 (5)331-339. 5. Boyle JP, Thompson TJ, Gregg EW, Barker LE, Williamson DF. (2010) Projection of the year 2050 burden of diabetes in the US adult population: dynamic modeling of incidence, mortality, and prediabetes prevalence. Popul Health Metr, 8:29. 6. JC Chan, V. Malik, W. Jia, T. Kadowaki, C. S. Yajnik, K. H. Yoon, and F. B. Hu, (2009) Diabetes in Asia: Epidemiology, Risk Factors, and Pathophysiology, JAMA, 301:2129-40. 7. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phan Nguyễn Thanh Bình, Trần Quốc Cường, Lê Thị Kim Quí, Lê Nguyễn Trung Đức Sơn (2012) Dịch Tễ Học Bệnh Đái Tháo Đường Tại Tp.Hcm Và Một Số Yếu Tố Liên Quan, Tạp Chí Dinh Dưỡng & Thực Phẩm, 8:51-59. 8. Horikawa C, Yoshimura Y, Kamada C, et al (2014) Dietary intake in Japanese patients with type 2 diabetes: Analysis from Japan Diabetes Complications Study". Journal of Diabetes Investigation, 5 (2):176-187. 9. Jarvandi S, Gougeon R, Bader A, Dasgupta K (2011) "Differences in food intake among obese and nonobese women and men with type 2 diabetes". J Am Coll Nutr, 30 (4):225-32. 10. Jiang J, Qiu H, Zhao G, Zhou Y et al.(2012) "Dietary fiber intake is associated with HbA1c level among prevalent patients with type 2 diabetes in Pudong New Area of Shanghai, China". PLoS One, 7 (10):e46552. 11. Kim SH, Hong SB, Suh YJ et al. (2012) "Association between nutrient intake and obesity in type 2 diabetic patients from the Korean National Diabetes Program: a cross-sectional study". J Korean Med Sci, 27 (10):1188-1895. 12. Duc Son Le NT, Hanh TT, Kusama K et al. (2005) "Anthropometric characteristics, dietary patterns and risk of type 2 diabetes mellitus in Vietnam". J Am Coll Nutr, 24 (4):229-234. 13. Lê Thị Hằng (2014) Khẩu Phần Ăn Của Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Tại Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y học dự phòng, Đại học Y dược TP.HCM, tr. 28-29 14. Nguyễn Công Khẩn (2008) Dinh Dưỡng Cộng Đồng Và An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm. NXB Giáo dục. 15. Oladapo AA, Jude-Ojei BS, Koleosho AT, MA Roland- Ayodele (2013) Nutritional status and food consumption patern of diabetics in Owo, Nigeria. IJRRAS 17(2):207-211. 16. Phạm Thị Lan Anh (2014) Hiệu quả kiểm soát glucose máu, cải thiện một số chỉ tiêu hóa sinh của thực phẩm chức năng chiết xuất từ lá vối - ổi - sen (VOSCAP) trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Hà Nội, Luận văn tiến sỹ, tr. 71-83. 17. U.S. Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention (2011) Centers for Disease Control and Prevention National diabetes fact sheet: national Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 109 estimates and general information on diabetes and prediabetes in the United States, 2011, Atlanta, GA . 18. Western Pacific International Diabetes Federation, 'Diabetes in Viet Nam – 2014’. accessed on 3 Feb 2015. 19. WHO (2006) BMI Classification, accessed on 12 Mar 2015. 20. WHO (2008) Waist Circumference and Waist-Hip Ratio, Report of a Who Expert Consultation, Geneva, pp. 14-28. 21. Yoshimura Y, Trần Thị Minh Hạnh (2004) Vietnamese Eiyokun Software. NXB Y Hoc, TP. Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài báo: Ngày phản biện nhận xét bài báo: Ngày bài báo được đăng: 05/09/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnc_899_moi_lien_quan_giua_khau_phan_an_voi_cac_dac_diem_lam.pdf
Tài liệu liên quan